Khôi Tẫn - Phần II

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
[Vỡ] 破

Phần II

"Em ngẩn người cái gì đấy, Tiểu Ngọc?"

Giọng nói ngọt ngào của bạn trai thoang thoảng bên tai khiến tôi suýt chút nữa thì giật bắn người, đánh rơi cả li trà đang cầm trong tay, nước trà cứ thế mà đổ tràn lên chiếc váy trắng của tôi, còn văng một chút lên chiếc áo sơ mi trắng mà bạn trai tôi đang mặc.

"Em... Em xin lỗi..."

Bạn trai tôi vừa ân cần dùng khăn giấy thấm nhẹ nước trên người tôi, vừa nhẹ giọng quở trách.

"Chuyện gì vậy Tiểu Ngọc, anh phát hiện gần đây em có sở thích ngồi thừ người đấy. Đi chơi với anh rất chán sao?"

"Ấy làm gì có! Anh nói bậy bạ gì vậy?" Tôi vội xua tay chối bỏ, tôi nào có chán anh chứ.

"Không phải... Chỉ là gần đây trong nhà có nhiều chuyện xảy ra quá, hình như em không phản ứng kịp rồi."

Bạn trai tôi cười hiền hoà nhìn tôi, còn vỗ nhẹ nhẹ vào lưng tôi yêu chiều. Kì thực, điều thu hút tôi nhất ở anh chính là tính cách dịu dàng đầy cảm thông của anh.

"Tiểu Ngọc có muốn tâm sự cùng anh không?"

"Em... em..." Lắp bắp một lúc lâu sau tôi lại phát hiện ra bản thân cơ bản là chẳng biết nói gì cho phải, dù gì đây cũng chỉ là chuyện nhà, còn tương đối kì quặc, không phải nói ra bạn trai tôi sẽ sợ hãi chạy bốn phương tám hướng sao?

"Không sao. Khi nào muốn thì hãy nói, được không? Nào, dẫn em đi mua cái váy khác, váy bị ướt rồi, em sẽ bị lạnh đấy, áo của anh cũng ướt, em có mặc cũng vô dụng."

Oa bạn trai tôi chính là mẫu bạn trai trong truyền thuyết đó.

"Ngồi một chút là khô rồi. Em không sao đâu, anh phí tiền vào quần áo của em nhiều lắm rồi."

Nói đến dịu dàng mới nhớ, chú Bác cũng là một người dịu dàng không kém anh bạn trai của tôi.

Cách đây ba ngày bố tôi bị một trận cảm mạo hành hạ sốt miên man đến hai đêm liền, mẹ tôi đang đi công tác ngoài thành phố, chú Bác cũng bận rộn ở bệnh viện, công việc của cô y tá cũng chỉ là thuần tuý chăm sóc bà nội, thành thử ra tôi nghiễm nhiên trở thành người lo lắng mỗi đêm cho bố.

Đêm bố phát bệnh đầu tiên là kinh khủng nhất. Nhiệt độ cơ thể của bố lên cao đến hơn 39 độ, cả người đỏ như con tôm luộc, nóng đến môi cũng nứt nẻ lên hết cả.

Nhưng người phát hiện ra bố bị ốm cũng không phải tôi, mà là chú Bác. Người chăm sóc cho bố đêm ấy cũng là chú. Lúc tôi đem quần áo mới giặt vào phòng cho bố mới phát hiện chú Bác hình như đã ở trong phòng bố lâu lắm rồi. Chú không nhìn tôi, chỉ đều đều lên tiếng.

"Bố con bị ốm rồi. Tiểu Ngọc đến đây ngồi với bố con một chút. Con nhớ mười lăm phút đổi khăn lạnh một lần, chừng ba mươi phút dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ nữa. Nếu còn lên cao hơn mức 39.2 thì xuống bếp gọi chú. Chú đi nấu cháo và tìm thuốc cho bố con."

Chú cầm chiếc khăn đã nóng rẫy của bố, vào nhà vệ sinh xối nước lạnh lại một lần, rồi mới một lần nữa đắp lên trán bố.

Đợi chú Bác đi xuống nhà rồi tôi mới ngồi vào chỗ ban nãy của chú, ở góc độ này tôi có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ gương mặt của bố. Mắt bố nhắm nghiền, mối mím lại, giữa ấn đường còn hằn lên một đường rất sâu.

Có lẽ bố đang khó chịu lắm, thỉnh thoảng còn oằn mình ho khan, trông đau lòng đến không dám nhìn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bố chật vật như thế, ngày trước mỗi khi trở bệnh, bố đều chịu một mình, ngay cả mẹ cũng không cho vào phòng, còn nói sợ sẽ lây bệnh cho mẹ và tôi, những đêm ấy mẹ đều là ngủ ở trong phòng tôi.

Đó cũng là phần nào lí do tôi cảm thấy giữa bố và mẹ có điều gì đó nhạt nhoà không thể nói thành lời. Mẹ vẫn quan tâm đặt đồ ăn cùng thuốc men ở trước cửa phòng, nhưng bố không muốn nửa bước mẹ cũng sẽ không vào.

Bọn họ dường như yêu nhau một cách quá lí trí rồi, không phải tình yêu nên có một chút bất chấp sao? Hay là người lớn, bọn họ yêu đương không giống lớp trẻ chúng tôi? Một chút ngông cuồng, một chút mãnh liệt, thực sự rất khó sao?

Chú Bác ở bên dưới lầu khoảng nửa tiếng sau cũng trở lại lên phòng, trên tay còn cầm theo hai cái tách nhỏ, đứng ở trước giường của bố dịu dàng xoa đầu tôi.

"Tiểu Ngọc đi ngủ đi. Chú ở đây với bố con là được."

Tôi liền bất ngờ "Không phải chút nữa chú còn đi trực ở bệnh viện sao?"

"Chú xin nghỉ rồi. Tiểu Ngọc đừng lo lắng. Con ngủ nhiều một chút đi, tối mai chú không thể xin nghỉ, nên con phải lo cho bố suốt đêm mai đấy... Phải rồi, mẹ con khi nào thì trở về?"

"Ít nhất cũng phải ba ngày nữa... nhưng mà mẹ có về, bố cũng sẽ không để mẹ chăm sóc đâu, bố hay nói sợ mẹ bị lây bệnh."

Chú Bác có phần hơi sững lại, động tác trên tay cũng ngừng vài giây, rồi lại trở về trạng thái trầm ổn.

"Ừ. Chú biết rồi. Tiểu Ngọc về phòng đi."

"Vâng ạ."

Tôi cũng thuận theo phân phó của chú, sờ vào trán bố một lần cuối kiểm tra nhiệt độ rồi mới đứng dậy. Trước khi rời đi, đập vào trong mắt tôi là hai cái tách ban nãy chú đem lên. Một tách đựng một chút sữa ấm, một tách chỉ có một chút dung dịch trắng đục ở bên trong cùng một chút hạt nhỏ li ti.

Đây là thuốc viên được tán ra sao?

Tôi cẩn thận ngẫm lại, đúng là bố tôi thực sự rất ghét uống thuốc viên, bị cảm mạo thông thường đều chỉ uống thuốc dạng nước, nhưng những loại này công hiệu không nhanh được như thuốc viên, nên bố tôi mỗi khi bệnh đều bệnh rất lâu mới khỏi.

Trong lòng tôi vốn đã có chút cảm giác kì lạ, vậy nên đóng lại cánh cửa phòng, tôi vẫn không đi mà vẫn đứng nguyên ở trước cửa.

Tôi biết tò mò là một tính xấu, nghe trộm còn xấu hơn, nhưng ở đâu đó sâu thẳm trong lòng tôi có một điều gì đó níu giữ tôi lại, khiến tôi không có cách nào rời đi được.

Cách một lớp cửa gỗ mỏng, tôi nghe thấy thanh âm dịu dàng của chú Bác.

"Tiểu Chiến, uống một chút thuốc đi. Không uống sẽ không hạ sốt được đâu."

Ở trong phòng không có một chút động tĩnh nào, tôi ở bên ngoài lòng chộn rộn không yên, không phải bố tôi sốt đến hôn mê chứ?

Ngay trước khi tôi chuẩn bị đẩy cửa phòng vào thì nghe được thanh âm trầm khàn của bố cất tiếng gọi.

"Anh Bác... em không muốn uống thuốc..." Giọng bố trầm nhưng nhẹ lắm, có lẽ là cổ họng sưng rồi.

"Tiểu Chiến của anh, ngoan, anh giúp em, như thế này sẽ không đắng nữa."

Tôi thực sự không thể tin vào tai mình nữa!

"Tiểu Chiến của anh"???

Cái gì mà "ngoan"?

Cái gì mà "anh giúp em"?

Tôi thực sự không hiểu, quan hệ của bọn họ không phải tệ lắm sao? Mặc dù tôi có chút không muốn thừa nhận, nhưng trong âm điệu của bố, có chút gì đó giống như... giống như... đang làm nũng vậy...

Bọn họ hoà từ khi nào, tôi vì sao lại không biết? Cách đó vài ngày bọn họ còn tránh mặt nhau kia mà...

Có một động lực gì đó thúc đẩy tôi trở về phòng ngủ. Đôi lúc tôi lại cảm thấy, nghe lén đúng là không phải chuyện gì tốt đẹp. Rất có thể sẽ nghe được lời không muốn nghe.

Lòng tôi kể từ giây phút ấy trở nên rất loạn, tôi dường như cảm thấy trước mắt tôi đang có một bức mành mỏng đang che mờ hai mắt tôi, mở to mắt một chút là có thể nhìn thấy được, nhưng tôi thật sự không muốn, tôi tình nguyện không biết gì cả.

Những ngày sau đó, chú Bác vẫn luôn bận rộn ở bệnh viện, chỉ có thi thoảng ghé về nhà đưa chút thuốc men cùng thức ăn, rồi cũng rời đi.

Tôi vừa lo vừa mừng. Trước là lo cho chú không có đủ thời gian nghỉ ngơi, sau là mừng vì không cần phải chạm mặt chú Bác nhiều, vì tôi có cảm giác, chỉ cần ở gần chú quá năm phút chắc chắn tôi sẽ đem chuyện của bố và chú ra hỏi. Đến lúc đó chú lại biết tôi đứng ở cửa phòng nghe lén, không phải Tiểu Ngọc tôi trong mắt chú sẽ thành không ra gì sao?

Nhưng hình ảnh của thuốc viên được tán nhỏ trộn với nước ấm, tôi có muốn quên cũng không quên được. Chú... thực sự là hiểu bố còn nhiều hơn mẹ... hơn cả bà nội... hơn cả tôi...

Còn có những câu nói ái muội, còn có chút âm thanh ướt át... tôi cũng có bạn trai rồi, có một vài thứ vốn không cần dùng đến mắt để kiểm chứng.

Là vì câu nói "anh giúp em" của chú khiến tôi suy nghĩ.

Có lẽ là Tiểu Ngọc tôi nghĩ nhiều. Một cái chép miệng, một cái nuốt nước bọt cũng đem lại hiệu ứng âm thanh như vậy mà?

Nhưng không rõ vì sao tôi càng nghĩ lại càng rối loạn...

Có muốn tôi cũng chẳng thể tâm sự những chuyện này với ai, bạn trai lại càng không thể, tất cả đều chỉ là suy nghĩ của một mình Tiểu Ngọc tôi, giống như cánh cửa gỗ đêm ấy, trước mặt tôi là một màu đen, che đi hết thảy những bí mật chôn giấu.

Sau đó một tuần thì tôi cũng bỏ chuyện này ra sau đầu, có lẽ đúng là bản thân tôi đã nghĩ quá xa xôi rồi.

Thái độ của chú và bố vẫn xa cách tựa người lạ, đi ngang qua nhau cũng không nhìn nhau đến một cái, đụng đến chuyện của bà nội lại càng cãi vã to hơn.

Số là chú Bác muốn đưa bà nội đến bệnh viện để tiện bề quan sát, chú cũng sẽ dọn đến ký túc xá bệnh viện ở, vì gần đây bà nội tôi còn yếu hơn ngày trước, ngay cả khả năng đi vệ sinh cũng dần không thể kiểm soát được nữa.

Bố thì không đồng ý. Bố tôi bảo công việc chú bận rộn, có người nhà chăm sóc bà vẫn tốt hơn, bố sẽ tìm thêm y tá và bác sĩ, nếu cần bố có thể xin nghỉ làm.

Bọn họ cãi nhau rất lớn, mẹ bảo tôi đừng xen vào, cũng đừng để ý. Tôi nép mình vào cửa phòng bếp, xuyên qua cánh cửa lùa bằng kiếng thông ra sân sau, tôi nhìn thấy bố và chú, vẫn đang tranh luận gay gắt không ngừng.

Trong ấn tượng của tôi, bố khá lạnh lùng nhưng tuyệt đối không phải người dễ dàng nổi cáu, chú Bác lại là kiểu người vốn dĩ vô cùng dịu dàng, để bọn họ cãi nhau đến bố giận đỏ bừng mặt, bỏ vào nhà giữa cuộc cãi vã, trước khi đi còn kéo sập cửa một cái mạnh, làm tim tôi suýt chút nữa thì rớt ra ngoài.

Tôi cũng muốn an ủi bố một chút, an ủi chú Bác một chút, nhưng ngẫm lại, tôi cũng chỉ là một con nhóc ranh, lại nói đến ý kiến của bố và chú cái nào cũng có lí.

Mang bà nội vào bệnh viện cũng tốt, dù gì đi nữa quy trình chăm sóc bệnh nhân bọn họ cũng chuyên nghiệp hơn. Mặc dù y tá được bố tôi mời về cũng làm rất tốt công chuyện của bản thân cô ấy, nhưng gần đây cô ấy đúng là kham không xuể rồi. Bà tôi hiện tại cũng không thể nói một câu đầy đủ, cô y tá cũng là người, cũng có lúc mệt, cũng sẽ có lúc không đoán được ý của bà. Người mang căn bệnh này rất dễ xúc động, tâm trạng cũng không làm chủ được, vô cùng dễ tức giận. Bà giận lên có thể đánh đổ đồ dùng trong phòng, vô cùng nguy hiểm, vậy nên kiến nghị của chú Bác không có gì là không tốt.

Nhưng tôi lại cảm thấy bố nói cũng chẳng có gì sai. Người mang căn bệnh này mỗi ngày trí nhớ cũng suy giảm rất nhiều, mỗi ngày đều nói ít đi một câu, quên mất một vài động tác, nếu ở trong không gian quen thuộc, nói chuyện cùng những người thân, theo lời bác sĩ thì điều này cũng giúp ích rất nhiều trong việc làm chậm quá trình phát bệnh.

Đành rằng phương pháp nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có thể khắc phục lẫn nhau. Kì thực tôi cảm thấy đem bà vào bệnh viện cũng tốt, mỗi người trong nhà luân phiên ở lại với bà là được, mấy chuyện này cũng đâu có gì không thể giải quyết, đâu cần hai người phải cãi nhau to đến thế.

Người ta nói thương nhau thương cả đường đi lối về, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng, trong mối quan hệ của bố và chú không biết câu này có dùng được không? Bọn họ vốn dĩ đã có mâu thuẫn, nên mặc cho đối phương có nói gì đi chăng nữa cũng cảm thấy chướng tai?

Đêm ấy nhất định là Tiểu Ngọc tôi nghe lầm, nhất định là nghe lầm rồi nên mới nghe được bố và chú hoà bình như thế.

Cuối cùng bà nội tôi vẫn không nhập viện, xem ra là bố tôi cãi thắng rồi.

Vài ngày sau không khí trong nhà tôi cũng không tốt lắm. Bà nội vẫn theo lịch trình sinh hoạt cô y tá đã đề ra, thỉnh thoảng vẫn rất kích động, liên tục gọi "Tiểu Bác" rồi lại gọi "Tiểu Chiến", rồi lại dịu dàng gọi "anh ơi."

Dĩ nhiên là bà nội cũng không nhớ mẹ và tôi lắm. Bác sĩ có dặn, mỗi khi nói chuyện với bà đều phải nói thật chậm, rõ ràng, từ tốn cùng nhã nhặn giới thiệu bản thân trước, cũng không được bắt lỗi hay buồn khi bà nhớ sai hay nói sai, tất cả đều phải tránh cho bà khỏi kích động.

Giống như lúc này đây, tôi đang ở cùng bà nội, kiên trì giới thiệu bản thân cả nửa ngày, bà nội mới có chút khái niệm Tiêu Ngọc là ai.

"Tiểu Ngọc... gọi Tiểu Bác... dì... Tiểu Bác đừng đi học xa nhà... Tiểu Chiến không thích về nhà..."

Giờ đây mỗi câu bà tôi nói đều thực sự rất khó hiểu, dường như có lúc không tìm ra chữ, có lúc đầu câu là ý này, cuối câu lại là ý khác, thực sự rất khó để hiểu hết ý.

Mỗi lần như thế, tôi chỉ biết "dạ phải ạ" hoặc nương theo vài ý bà nói mà đồng tình.

"Tiểu Ngọc... gọi cho Tiểu Chiến..." Bà nội ngồi ở trên giường có chút thẫn thờ, mờ mịt nói với tôi như vậy.

Tôi cũng giống như thường ngày, bèn đáp "Vâng, để con gọi bố Chiến."

Nhưng hôm nay bà lại gay gắt bất thường, bà dùng cả người hất tôi xuống giường, lớn giọng quát.

"Gọi cho Tiểu Chiến! Gọi ngay cho Tiểu Chiến!"

Tôi ngã ngồi ở trên sàn, bỗng nhiên cảm thấy vô cùng sợ hãi. Có lẽ đây là loại kích động mà bác sĩ nói hôm trước, cô y tá đang ôm khay thuốc bèn chạy đến, vội vàng đỡ tôi dậy rồi nói nhỏ.

"Cô gọi cho anh Tiêu đi. Không thể để bà kích động, huyết áp tăng lại không tốt."

Tôi vẫn còn đang chìm trong bối rối, vội vã móc ra được chiếc điện thoại trong túi áo, run rẩy tìm số liên lạc của bố.

Tôi gọi đến lần thứ hai bố mới bắt máy.

"Bà có chuyện gì sao Tiểu Ngọc?" Tiếng bố chuyền đến qua điện thoại có chút hối hả, hình như bên kia đang có trận đấu, tiếng hò reo vô cùng ồn ã truyền đến bên tai khiến tôi lại càng trở nên lắp bắp.

"Bố... bà có hơi... bà muốn nói chuyện với bố..."

Tôi dứt lời liền mở lên loa ngoài, đưa điện thoại đến gần bà.

"Bà nội, là bố Chiến muốn gặp bà."

Bà kích động chộp lấy chiếc điện thoại của tôi, liên tục gọi.

"Tiểu Chiến... Tiểu Chiến... mẹ... mẹ nhớ Tiểu Chiến..."

Bố ở đầy dây bên kia có chút im lặng, một lúc lâu sau mới nghẹn ngào đáp. "Tiểu Chiến cũng nhớ mẹ."

Nước mắt trong suốt lấp lánh tựa pha lê của bà trào ra nơi khoé mắt đã hằn sâu vết chân chim. Bà cười, dịu dàng lên tiếng.

"Tiểu Chiến về nhà... Ba con... hỏi suốt... ở Bắc Kinh... có tốt không?

"Mẹ, tốt lắm. Con sắp về rồi. Khoảng chừng một tiếng nữa là về đến nhà rồi."

Ở đầu dây bên kia tiếng hò reo dần trở nên xa xăm, tôi nghe thấy âm thanh của chùm chìa khoá của bố khẽ vang, tiếp theo sau đó lại có tiếng động cơ xe nổ.

"Tiểu Chiến... ngồi xe? Ai... ai... chở con về?" Bà hơi cao giọng, biểu thị lo lắng không nói thành lời. Bố ở bên kia hình như lại vô cùng hiểu ý, thấp giọng giải thích.

"Là một người bạn lớn tuổi. Tiểu Chiến của mẹ rất ngoan, chưa đủ tuổi sẽ không tuỳ tiện lái xe."

Nét mặt bà bỗng giãn ra "Mẹ tin con." Bà im lặng một chút rồi lại nói. "Tiểu Bác nó... ở Mỹ... một mình... tội nghiệp..."

Bố lại lâm vào trầm tư im lặng, cuối cùng cũng dùng chất giọng đều đều đáp.

"Anh Bác rất tốt mà, mẹ đừng lo nghĩ nhiều."

"Tiểu Bác nó... nó... nó không chịu... xài tiền... mẹ đưa... ăn cái gì..." Bà lại khóc, khóc rất lớn.

"Mẹ, anh Bác có học bổng mà. Anh ấy đang sống rất tốt..." Bố nghe thấy tiếng khóc của bà hình như có chút không yên, nhưng cũng vô cùng nhẹ nhàng trấn an bà.

"Tiểu Đình... tốt lắm... hợp... Tiểu Bác... mẹ.... mẹ thích con bé ấy..."

Tôi rõ ràng nghe thấy bên kia có một tiếng phanh xe rất gấp, kéo theo đó là một tiếng va chạm lớn.

Chết rồi! Bố xảy ra chuyện trên đường sao?

"Bố, bố có sao không? Bố..." Tôi vô cùng mất bình tĩnh mà hét thất thanh, bà nội ở bên cạnh cũng giật mình, cũng hét lớn theo.

"Tiểu Chiến! Tiểu Chiến!"

"Mẹ, con không sao. Không phải là xe chở con có vấn đề đâu. Mẹ yên tâm."

Bà thở hắt ra một cái, rồi lại quay trở về trạng thái thẫn thờ ban nãy.

Rồi giọng bố lại vang lên nhẹ bẫng "Tiểu Ngọc, tắt loa đi, bố nói chuyện với con."

Tôi vội tắt loa, áp điện thoại lên tai rồi ra khỏi phòng, gật đầu một cái với cô y tá ra hiệu.

Đóng lại cửa phòng, tôi nhịn không được mà khẩn trương. "Bố, có chuyện gì sao bố?"

"Tiểu Ngọc bình tĩnh. Bố không cẩn thận đụng vào xe người ta. Không sao, có lẽ là trầy xe nhẹ thôi, bố chạy cũng không nhanh. Bây giờ bố phải đi nói chuyện với chủ xe bên kia. Chút nữa sẽ gọi lại cho con."

Nói xong bố liền cúp máy, để lại cho tôi một hàng tiếng tút thật dài vô vọng.

Trong lòng tôi bỗng rối bời, dù cho bố có trấn an thế nào đi chăng nữa tôi cũng cảm thấy vô cùng không yên tâm.

Tôi gọi cho mẹ hai cuộc, mẹ không bắt máy, thế là cảm giác bất an trong tôi lại mách bảo tôi gọi cho chú Bác.

Chất giọng ấm áp của chú Bác vang lên khiến tôi bỗng chốc cảm thấy dễ chịu hẳn đi "Tiểu Ngọc, bà có chuyện gì sao con?"

Tôi tự nhiên lại thút thít. "Chú, bố gặp tai nạn xe..."

Chú Bác bỗng nhiên kích động, hoảng hốt hét lớn, gần như là quát vào mặt tôi vậy.

"Tai nạn xe ở đâu?"

"Con... con chưa kịp hỏi... bố không sao, chỉ là đụng nhẹ thôi..."

"Nói chuyện với con sau." Chú chỉ để lại cho tôi một câu như vậy xong cũng liền cúp máy.

Tôi một mình ngồi bó gối ở trên nền đất, bỗng nhiên cảm thấy bất lực.

Vì sao lòng tôi không nhẹ đi được chút nào? Vì sao trong lòng tôi vẫn luôn lấn cấn một điều gì đó?

Thực sự có cảm giác tôi mỗi ngày lại một thở dài nhiều hơn rồi, cũng không biết là vì bà, vì bố, vì mẹ, hay vì chú nữa.


Khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì cửa nhà vang lên một tiếng "tách". Tôi vẫn đang ngồi ở sofa trong phòng khách, quay đầu lại liền bắt gặp thân ảnh cao lớn của chú Bác và bố đang đứng ngược nắng ở trước ngưỡng cửa nhà.

Sắc mặt của chú Bác không tốt lắm, mà sắc mặt của bố chỉ sợ còn tệ hơn. Trên trán bố có quấn một lớp băng gạc trắng khiến tim tôi suýt chút nữa thì nhảy ra bên ngoài. Tôi bổ nhào đến trước mặt bố, bỗng nhiên cảm thấy vô cùng muốn khóc.

"Bố... bố làm sao thế này?"

Bố chỉ khẽ xoa lưng tôi, liên tục lắc đầu. "Bố không sao. Ban nãy giật mình, đập đầu vào phía trước nên có trầy trật sơ qua. Đã xử lí xong rồi, Tiểu Ngọc đừng lo lắng nữa."

"Quấn băng như thế này mà bố còn bảo không sao. Bố định lừa con chắc?" Tôi không nhịn nổi mà khóc lớn, nãy giờ hai tiếng đồng hồ trôi qua tôi đợi mãi mà không đợi được một cuộc gọi từ bố, trong lòng khó chịu dày vò đến phát điên bố có biết không?

"Tiểu Ngọc nói nhỏ thôi." Bố che miệng tôi lại. "Kẻo bà nội con nghe thấy lại lo lắng không cần thiết. Vết thương rất nhỏ, là chú con kiên trì băng lớn như vậy..."

Chú Bác cũng không hề phản ứng lại trước câu nói của bố, chỉ gật đầu với tôi một cái rồi men theo hành lang bên trái mà bỏ vào phòng của bà nội.

Tôi nhìn bóng lưng rộng thẳng tắp của chú, những câu nói rời rạc của bà nội ban nãy bỗng nhiên quay trở về trong tâm trí tôi. Bà nói, chú Bác thật sự rất tội nghiệp.

Mà hình như, bà nội đã từng rất thương chú ấy. Chú ấy đi học xa cũng lo lắng không yên, nhắc đến chú còn khóc, vậy nên những suy đoán ngày trước của tôi có lẽ đã sai rồi. Không phải bà không thích chú, mà có lẽ là đã có một chuyện gì đó xảy ra, gây nên cớ sự ngày hôm nay. Đây là lần đầu tiên tôi nghe bà nhắc nhiều về chú Bác như thế, trước khi đổ bệnh, bà nội chưa bao giờ nói đến chú dù chỉ là một cái tên. Ngay cả khi chú từ Mỹ trở về, bà cũng lạnh nhạt, không nói chuyện cũng không hỏi han.

Tôi thương chú Bác rất nhiều, dường như là thương cả phần của tất cả mọi người trong nhà vậy. Tôi cũng không rõ lý do vì sao, là vì bóng lưng rộng ấy quá cô đơn, là vì nụ cười dịu dàng ấy chỉ có một mình tôi đón nhận, là vì hàng mi rũ buồn phiền luôn chất chứa nhiều tâm sự, hay là vì thân ảnh cao lớn lại lủi thủi trong căn phòng nhỏ xíu, không nói chuyện với ai, chỉ có thể bầu bạn cùng một chiếc tai nghe hoặc một cô nhóc có tên Tiêu Ngọc?

Tôi nhìn bố, mà bố cũng chỉ chăm chú dõi theo bóng lưng của chú Bác để lại, đáy mắt lưu giữ một tia cảm xúc vô cùng khó đọc. Tôi thực sự rất muốn dõng dạc hỏi bố, rốt cuộc là chuyện gì đã xảy ra?

Mọi người thực sự vẫn xem Tiểu Ngọc là một con nhóc sao? Cái gì cũng không biết, lạc lõng tựa một chiếc bè trôi xuôi theo con nước không tuân theo quy luật của dòng chảy nào cả, cái gì cũng mờ mịt không rõ.

Tôi nằm ở trên chiếc giường êm ái, để không khí rét mướt trong lành của mùa xuân tràn vào hai bên cánh mũi, đột nhiên cảm thấy đôi khi vô tư lự quá cũng không phải cái gì tốt...

———————————————————

Xin chào xin chào mọi người a ♥️ buổi sáng hảo hảo a

Đã lâu không gặp, nhớ quá nhớ quá hà~

Thứ lỗi cho Thảo chương hơi ngắn nhé. Mấy bữa nay Thảo vẫn bị dính SD3, sau đó anh Chiến quay lại làm con tim hủ nữ gào thét, ngọt quá lập tức viết ngược ko nổi 😂😂

Qua trước khi ngủ t đọc cái gì khiến tam quan đảo lộn, t thề chưa bao giờ t sa cái hố đam mỹ nào mà nó bựa được như này

Tôi thấy các cô cũng phải thấy nha :))))
Còn có vài bộ gì mà, kê kê ( cái ấy) của công dài 22m, có thể đưa bạn thụ từ tần trệt lên tầng 22 bằng cửa sổ, sau đó thụ nặng quá, công bị gãy... nên chết, hết truyện 😂

Hic

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip