Chương 42: sự cứu rỗi bẩn thỉu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Thời gian dường như trôi nhanh, trên mỗi mảnh đồng hoang dại, trên những chiếc lá kim óng ánh trước nắng mai, trên từng mặt hồ phẳng lặng và những nhành kim tước vàng óng ả. Những thảm cỏ xanh rờn, sau những đêm đông lấy làm lặng thinh và cái giá buốt cũng không thể ngăn chúng nó lớn nhanh như thổi.

Đông qua đi rồi, đến mùa xuân của rực rỡ và niềm vui dường như đang tỏa đi mọi ngõ ngách. Dù là bất cứ một ai, trên bất cứ mảnh đất, quốc gia nào cũng đều thấy cái mùa xuân đang tràn về mọi ngả đường. Hậu quả vẫn còn, vẫn nằm lại trên đất, những cành cây vẫn oằn mình, những cái chết vẫn còn ám ảnh. Chế độ cũ vẫn còn, nhưng thay cho nó chính là một nền kinh tế đang được kích cầu, những thửa ruộng đang phục hồi, những nhà máy dần trở lại guồng quay, những chiến sĩ đang hỗ trợ từng người một, những chú chim vẫn nhảy nhót trên cành.

Không thứ gì đẹp đẽ hơn lúc này, không thứ gì đẹp đẽ bằng một thứ lòng tốt đang được mọi người cùng nhau xây dựng. Những hậu quả chiến tranh sẽ khiến người muôn đời nhớ tới, nhưng, lòng tốt và sự hi sinh thì sẽ tồn tại trong từng thế hệ.

Những bông hoa dại bên cánh đồng đang nở rộ đương kì xuân xanh. Còn những quốc gia trong tòa nhà đồ sộ và buồn bã kia thì sao? Dĩ nhiên là đang đánh nhau vì bất đồng ý kiến.

- Tôi không đồng ý việc này! – England đứng lên với một sự cứng rắn hiếm thấy.

- Tại sao? Quan điểm của anh là không đồng ý, nhưng chúng tôi yêu cầu một lí do chính đáng. – Allen ngồi hẳn lên bàn làm việc của anh ta.

- Lí do là việc này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế đang được phục hồi, không thể gây rối nội bộ chính trị của các nước khác, nếu cậu không muốn bị đánh đồng với quan điểm và bị tước mất nguồn lợi kinh tế. – Oliver cãi lại.

- Thì có đã làm sao? Liên đã đồng ý cho chúng ta nguồn lợi kinh tế, chúng ta cần phải nhanh chóng đưa vào nền công nghiệp, tạm thời chưa có dịch vụ thì chuyển sang bên nông nghiệp. người dân cũng cần phải ăn! – Allen tuyên bố một cách trịnh trọng, không cần biết anh ta giết người thế nào hay là một thằng khốn, anh ta yêu người dân của mình và chắc chắn sẽ dành cho họ mọi thứ mình có.

- Anh hồi sinh nền công nghiệp nhưng cuối cùng lại bỏ qua vấn đề y tế. Tôi là tôi không đồng ý, vấn đề y tế công cộng cần được cải thiện. Chúng ta có thể nâng thuế để đảm bảo ngân sách nhà nước cho vấn đề chữa trị miễn phí và chắc chắn chuẩn bị đầy đủ để có thể đáp ứng nếu chẳng may sảy ra cái vụ đại dịch giống cái vụ cúm Tây Ban Nha năm 1918 đấy! Cậu phải biết, còn người là còn của, không người thì lấy cái gì mà làm mà ăn. Thôi ngay cái ý tưởng ấy đi, thương binh thì còn đầy ra mà cứ thích kiểu bùng nổ dân số. – England đánh thẳng vào tâm trí America với nụ cười ngọt ngào phát rợn.

- Phải thực hiện giáo dục trước đã. Nếu không có giáo dục thì còn lâu mới đủ trình độ và kiểm soát lạm phát. Theo tôi, chúng ta cần chú trọng đến giáo dục. – Mathieu lên tiếng.

- Các ngành dịch vụ thường đóng chủ yếu, tôi đề nghị các ngành dịch vụ được tổ chức rót nguồn vốn đầu tư. – François lầm lì bật được ra đúng một câu rồi lại càu nhàu bằng tiếng Pháp một cách khó chịu.

- Ồ, tất nhiên là không được. Mấy cái đó không bù nổi cho ngành nông nghiệp. Tôi đã nói rồi, người dân các nước vẫn còn đang thậm hụt và chịu nhiều tổn thương do chiến tranh cộng với lạm phát tăng cao. Thứ hai, hồi thời chiến chúng ta đã phát hành trái phiếu chính phủ quá nhiều và giờ khi nhà nước thua thì ngay lập tức các nền kinh tế cũng xảy ra các cuộc đại suy thoái. Nhiều thương binh cần được hưởng chính sách và đặc biệt là nhiều người đi lính trở về khiến bùng nổ dân số. Chúng ta phải nghĩ ra nhiều biện pháp nhằm thắt chặt tỉ lệ sinh đang khiến cho tệ nạn xã hội gia tăng. Thứ hai, ngoài tỉ lệ sinh, chúng ta phải đề cập đến vấn đề quốc khố đang cạn kiệt và phải tập chung vào nổng nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt là nạn đói đang hoành hành. Hàng triệu người đã chết nhưng dân số vẫn tiếp tục bùng nổ và hệ thống bệnh viện đang quá tải, bệnh lây nhiễm đang gia tăng với cấp số mũ! – Allen gần như nổi điên cãi lại ba người còn lại. Vẻ mặt nghiêm túc hiếm thấy của anh ta thực sự là một trong những điều trực tiếp nói lên tình trạng kinh tế lúc này.

- Hiện tại, chúng ta đang nằm trong khối các quốc gia công nhận quyền cai trị của Vietnam và có sự kiểm soát chính quyền một mặt của cô ấy ở mỗi quốc gia. Mặc dù nó là phần lớn nhưng cô ấy đã để chúng ta trực tiếp cai quản đất nước và được tự do với văn hóa cùng hỗ trợ kinh tế vô điều kiện. Tận dụng điều đó, chúng ta sẽ bớt một khoản chi tiêu vào quốc phòng vì không có chạy đua vũ trang với các quốc gia khác. Thứ hai, chúng ta có thể xin gói ngân sách để bù lấp lỗ hổng trong ngân sách nhà nước nhằm cải tổ bộ máy chính quyền, qua đó có thể huy động thêm nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân để vực lại nền kinh tế. Tạm thời, chúng ta sẽ không cho xuất khẩu các loại nông sản mà tập trung cho nhu cầu trong nước sau đó là nhanh chóng khôi phục các dây chuyền sản xuất đáp ứng nhu cầu việc làm cũng như mặt hàng thiết yếu cho đời sống. – England cuối cùng cũng lên tiếng, chịu thua với độ cãi của ba người kia.

- Trong đó, các ngành dịch vụ quan trọng như giao thông, y tế, cần đẩy mạnh nguy cơ dịch bệnh xảy ra, cho sửa chữa lại các tuyến đường giao thông trọng yếu trước để tránh tắc nghẽn và sự lưu chuyển hàng hóa khó khăn. Những vùng công nghiệp cần phải đẩy nhanh tiến độ, cũng như việc nguồn tài nguyên đang cạn kiệt dần. Tôi đề nghị chúng ta chuyển sang sử dụng hình thức nhiên liệu gió và năng lượng mặt trời nhiều hơn, giảm thiểu nguồn tài nguyên bị lãng phí nếu không muốn ảnh hưởng đến những ngành khác. Ngành công nghiệp sản xuất giấy sẽ được huy động để sử dụng lại giấy và buộc phải sử dụng các loại giấy cũ để tạo mới. Chúng ta không thể tiếp tục chặt cây, sau chiến tranh thì quả thực cây rừng đã được đốn hạ gần hết để xây các loại chiến hào. – François nối lời Oliver, vạch ra đường lối chính sách.

- Tốt nhất là thế, nhưng một phần ngân sách nên được để ra để tránh tình trạng thất học. Khi mọi người có trí thức, lực lượng lao động dồi dào sẽ mang lại cho chúng ta lợi nhuận lớn hơn. Cũng như việc, trước khi có được y tế, người dân phải có học thức. – Mathieu tập trung.

- Thống nhất thế! – Allen vẻ mặt có chút phấn khởi, chốt câu cuối cùng. Nhưng, sau đó mới là một sự việc hết sức không tưởng tượng nổi. – Nhưng giờ thì quay trở lại việc chính nào, ai chia giấy vệ sinh đây?

Nghe câu đấy, cả bốn người lại cãi nhau ỏm tỏi, trong nhà vệ sinh. Ừ, hiển nhiên rồi. Nhưng chỉ có England, America và Canada cãi cọ thôi. Còn France vẫn rất chi là ung dung khi sử dụng vòi Lavabo. Mát vãi cả ra ấy chứ lị, làm sao mà thấy chúng nó khốn khổ thế không biết.

- Sao mấy người không sài Lavabo đi cho tiện, vừa mát vừa sạch. Không thì sài Bidet cũng đỡ cho cả môi trường nữa. – François lên tiếng một cách nhàm chán, nhìn mấy người hãy còn tranh nhau mấy cuộn giấy vệ sinh còn đúng ba miếng giấy bé tẹo mà buồn cười lắm. Nhưng phải nhịn để gìn giữ hình tượng lạnh lùng chảnh chó của mình.

- Tại chúng tao có thù với mày nên mới * beep * dùng. Nhìn chung là cái loại Pháp nhợn như chúng mày toàn xài mấy cái đấy nên luôn luôn dùng hoa hồng che * beep *. Cái thể loại gì đâu mà mất vệ sinh. – Allen lên tiếng đầu tiên. Tiếc là England quên không mang bình chửi thề của mình.

- Không dùng thì thôi, khỏi phải chia giấy vệ sinh cho chúng mày. – thế là France tưng tửng bước ra với bốn cuộn giấy vệ sinh, trong khi ba con người khốn khổ cứ nhìn nhau rồi lại nhìn ra cửa gào thét, mong có ai đó cứu rỗi linh hồn.

- Thôi chúng mày ạ, đây hết cách rồi. Dùng tạm giấy nhám đi. – Lần đầu tiên, một con người lịch sự như England buông lời khá là tục tữu.

- Thế thì xác định rồi. – Và lần đầu tiên, America, một con người văng tục như văng nước lã lại chấp nhận nói một câu hết sức bình thường nhưng mang sức sát thương cao.

- Đúng là, thế có ai có cao kiến gì không? – Mathieu hết chịu nổi, gằn giọng của mình.

- Gọi Liên sao? – England đáp lại, hết sức ngây thơ.

- Điên! Thế là đâm đầu vào chỗ chết đấy, chết hết luôn. Thử nghĩ khuôn mặt ngại ngùng và cái chèo huyền thoại giáng vào mặt mỗi đứa khoảng chục chưởng thôi là xác định thăng thiên ngay không cần đi cấp cứu luôn ấy. – Canada gắt lên. Bác bỏ mọi loại ý định kinh tởm ấy ra khỏi lỗ tai của mình.

- Chứ còn làm sao nữa bây giờ, không gọi thì đợi từ giờ cho đến khi cứt khô rồi dùng tay bóc ra à. Mất vệ sinh! – Allen nói, không tí ngượng ngùng.

- Nhanh ra quyết định đi, sắp tới giờ cơm rồi đấy. – Oliver lên tiếng, quyết tâm dẹp loạn. Nhưng xem chừng hai ông tướng kia thì có mà còn lâu.

Trong khi những con người khốn khổ đó đang lầm lì trong nhà vệ sinh, Liên đang tất bật trong bếp. Hôm nay đến lượt cô nấu cơm, chính vì thế phải cẩn thận để mang lại cho mọi người đầy đủ chất. Nhưng, chợt, cái tiếng kêu cứu từ nhà vệ sinh cách cửa phòng ăn khoảng 5 mét đột nhiên vang lên một cách thống thiết làm Liên rợn người.

- Này, đừng nói là ma đấy nhé? – Liên cố khều khều Thư đang đứng cắt rau bên cạnh.

- ầy, không có đâu, đừng có mà lo. Nếu mà gặp ma thì tôi sẽ thông... nó luôn. – Thư cười đểu, nhưng tâm cũng run rẩy không kém.

- Oui oui Liên. Bọn Allen lôi được cả Oliver vào nhà vệ sinh để trêu cô đấy, nghe bọn nó rên rỉ thì cũng đừng có vào, kẻo chúng nó dội hết mất thứ dung dịch trong bồn cầu vào đầu. Chúng nó chỉ đang cố tình trêu cô thôi. – FranÇois vỗ vai Liên, cố tình đổ thêm dầu vào lửa.

- Có thật không đấy? – Liên hỏi anh ta, vẻ mặt nghi ngờ thật sự.

- Tôi nói thật, thề là tôi không nói dối. – Anh ta giơ tay lên, đôi mắt mở to nhưng không chút hốt hoảng.

- Vậy chăng? Như thế thì tôi phải cẩn thận với bọn họ thật rồi. – Liên lắc đầu nguầy nguậy, chìa hai lòng bàn tay như thể đã phát ngán với cái trò nghịch ngợm ấy từ lâu, không sao có thể đối phó lại được nữa.

Hai người bỏ qua cuộc trò chuyện khi François trở về phòng còn Liên thì tiếp tục tất bật và suy nghĩ xem buổi chiều nên dành chút thời gian cho vườn cải đang kì đơm hoa vàng mượt. Những rẻo đường lát đá đỏ ấm đi ra tận vườn và từng thớ đất đen xốp như lớp bánh socola.

Và ngay cả trong căn bếp rộng lớn ấy nữa, với những nồi đang sôi, hình ảnh người con gái làm việc hăng say ấy thì có ai mà không yêu cho nổi. Những chảo đang sôi dầu, những nồi bốc khói hơi trắng xóa và những đĩa sứ trắng tinh như cánh thiên nga đang lấp đầy bởi thức ăn nóng hổi. Thử nghĩ xem, cái mùi thức ăn ngầy ngậy và ấm áp đó đang bao phủ lấy khoang mũi của mình, nào rau thịt cá, rồi bơ sữa và đường.

Những món ăn như xoa dịu hẳn cái giá lạnh và những chiếc bánh ngọt trên đĩa trắng khiến các quốc gia khác thèm thuồng như một đứa trẻ đang ăn vụng. Mứt đường ngọt ngào, những chiếc bánh bơ và mùi bia lúa mạch thơm lừng trong không khí. Mùi rượu vodka đang chảy thẳng vào những cốc lớn và những bát súp nóng hổi còn phà cả khói vào không khí. Liên đang treo chiếc chuông lớn lên chiếc xà lớn trước cửa, và kéo nó thật lực giống những người khác.

Tiếng chuông vang thật lớn đi từng phòng, đánh tiếng những con người đang chìm trong công việc. Ngay lập tức buông giấy bút, từ khắp các cánh cửa bật mở, vội đến phòng ăn rộng lớn đang bày biện những món ăn ngọt ngào và lấp đầy một dạ dày rỗng, ngấu nghiến, reo hò, nâng cốc và cạn chén.

Cuộc sống diễn ra vào những ngày chủ nhật dường như luôn sôi động như thế đấy, và nó sẽ thắp sáng như thể mọi thứ đang hòa vào làm một. Những đèn, ghế và gió sẽ ca vang lanh lảnh ngoài cửa sổ. Sau bữa trưa, mọi người sẽ tập trung lại ở ngoài sảnh chính để tổng kết lại nội dung công việc và mục tiêu của tuần tới.

Sau đó, đến chiều, có một buổi ra ngoài trông rau củ quả và sẽ thu hoạch rau ngoài vườn lớn sau dinh thự. Liên và các cô gái sẽ nấu mứt trong khi những người khác lang thang tìm nấm, hoặc đi đến miền đông qua những cánh đồng lúa mạch để săn con dẻ trên những cây bạch dương, cũng có thể những đứa trẻ sẽ ngồi câu cá sau mấy khóm, bụi dưới những dòng sông đã đóng băng. Gần như khi nào cũng thế, họ sẽ bỏ ngày chủ nhật ra chỉ để nghe tiếng sáo, violin và accordion vang lên ngoài vườn, tiếng giày gõ lên những phiến đá lớn và nhấn chìm bởi tiếng đàn Piano ngân cao những bản nhạc hoài cổ. Chỉ có điều, mọi thứ sẽ bị đánh gãy khi Roland lôi cây Guitar điện và đánh một nốt vang tận lên mấy tầng mây xám xịt, và bằng giọng ca thánh thót đủ để giết chết lỗ tai của bất kì quốc gia nào.

- Thôi! Im luôn đi! – Viktor hết chịu nổi và hét lên bằng cái giọng trời đánh.

- Roland! Vặn nhỏ âm lượng đi! – thêm một người nữa, Belgium hét lên và bịt chặt lỗ tai của mình.

- Ah, Austria! Cậu đây rồi! Lại đây ăn bánh ngọt nào! – Liên bước ra từ trong nhà qua cửa sau đang gọi cậu ta lại bằng mẻ bánh mứt cam ngọt ngào và thơm nức mũi. Dường như, chỉ sau câu thứ ba thì cậu ta mới dừng lại và vội vàng tìm đến Liên để lấy những chiếc bánh cam thơm ngọt.

- Ái chà, vẫn ngon như mọi khi. Tôi hơi bị nghi ngờ rằng tên Vasile khốn kiếp đó đã để lại những chiếc bánh cam ngọt ngào này cho tôi đấy. – Roland mỉm cười tà ác và kì quái trước khi cho chiếc bánh khác vào mồm rồi mỉm cười thỏa mãn trước cái vị ngọt thanh của nó.

- Không, nhưng tôi đã làm thêm một chút cho anh và cất chúng đi trước khi Vasile đến để cuỗm chúng từ nhà bếp. – Liên nhón chân, lau bớt những mẩu vụn trên má anh ta. – Tốt hơn rồi đấy, mà này, anh có thể vào phòng riêng được chứ? Tôi nghĩ rằng anh sẽ không phiền khi thực hiện một yêu cầu nhỏ nhoi từ tôi đâu?

- Vâng vâng, darling~ - Thế là anh ta nháy mắt và ôm theo những nhạc cụ của mình chạy biến.

Điều đó có nghĩa, cô cũng không việc gì phải đối mặt với gã chồng - trên danh nghĩa – một cách bẩn thỉu và khó chịu nữa. Liên xoay gót và rời đi, nhưng chỉ một chốc lát, một bàn tay to lớn xiết chặt cô. Khiến Liên gần như ngay lập tức bật lùi ra sau và đâm thẳng vào người đối phương bằng cách trượt con dao giấu trong dải băng ở bắp tay.

Vạt áo khoác ngay lập tức được kích hoạt một loạt kim tiêm và sự nhe răng đến mức rợn người ấy không khiến cô bớt cảnh giác. Trong gang tấc, cô lao lên, một khẩu súng ngắn khác được lên nòng cùng lúc công với việc cô khóa tay gã tấn công mình. Còng ngược đôi tay ra sau lưng và tì hắn xuống nền gạch, Liên không do dự cầm khẩu súng ngắn đã nên nòng ghì vào đầu đối thủ.

- Tránh xa tao ra thằng khốn! – Cô rít lên, xiết chặt cánh tay đến mức suýt chút nữa bóp nát nó dưới áp lực của mình. Chỉ cho đến khi cô nhìn rõ người mình đang tì lên là ai. – Viktor?

Nhảy khỏi người anh ta nhanh như cắt, Liên vuốt thẳng vạt áo và quay trở lại một con người bình ổn và lạnh lùng. Đôi mắt trống rỗng nhìn Viktor đang vặn cổ tay và chật vật đứng dậy sau đòn ghim chặt vừa nãy. Sự rỗng tuếch và buồn bã ánh lên trong đôi mắt màu nghệ đang mở to thật tuyệt vọng làm sao, một đôi mắt không còn cười và cũng chẳng mấy gì là có thể sống nữa.

- Cô đáng lẽ không nên đánh đập chồng mình như thế. – Cái giọng trầm thấp và cố gắng kiểm soát mọi thứ của anh ta khiến Liên phải cảm thấy mỉa mai thay.

- Cút về với karenina của anh đi. Cút về với mụ đàn bà đó và trông chờ cho một mụ vợ dịu dàng thay cho một mụ vợ chuyên quyền như tôi đi! – Cô gằn từng tiếng mỉa mai. Đôi mắt mở to như cái sự chế giễu, một bí mật đen tối mà không có bất cứ ai dám nói ra chứ đừng nói gì là thừa nhận, mặc dù ai cũng biết và ngấm ngầm cho đó là một sự bất hạnh. – Cái cô Karenina xinh đẹp và sắc sảo đó sẽ thay thế cho một mụ vợ xấu xí và xồ xề thôi!

Liên thậm chí còn chẳng thèm nhìn vào đôi mắt của gã chồng, bởi cô biết đó chỉ đơn giản là cái sự dằn vặt giả tạo của gã. Mọi thứ gã biểu hiện chỉ là một sự ân hận trong thâm tâm được tạo nên bởi cái thói giả dối và hống hách. Thế nên, dù gã có thêm chút ân cần hay hối lỗi, thì đều được tạo nên từ cái thói vô tâm và lạnh lùng mà vốn trước đây gã đã và đang làm. Chỉ là cảm thấy đó là sự thương hại thay cho một người con gái đã chấp nhận làm vợ hắn vì thứ hợp đồng chết tiệt.

- Mà này, nếu không chịu được nữa. Thì đến lúc ly hôn rồi đấy. – Liên cười gằn, bỏ đi khuất sau bức tường phủ ánh ráng chiều muộn màng. Nắng cam ánh một màu sáng rỡ, xen giữa những giải mây đã phủ hồng và mặt trời đang lặn chiếu lên cái bóng của người con gái. Nghiệt ngã và cay độc, đáng lẽ từ đầu nên là thế.

Bởi bí mật của gã đã bị phát hiện, cốt chỉ để phá hủy thứ hạnh phúc vốn đã gần ngay tầm tay của gã, và phá tan mất cái toan tính tưởng chừng đã an bài – thứ mà hắn cho rằng vốn dĩ đã rất hoàn hảo và chẳng cần phải thay thế gì. Rốt cục, mọi thứ gây ra cho hắn, chỉ là một chỗ nấp cho màn kịch chuẩn bị hạ màn. Thứ mà chẳng ai biết được, ngoài kẻ điều khiển rối đang từ từ, cắt từng sợi dây kết nối bọn rối xuẩn ngốc kia.

Ánh chiều hôm ấy, cũng chính là cây kéo đang lựa những sợi lụa mỏng manh điều khiển sinh mạng bọn rối ấy. Mà chỉ cần khi đến sợi dây mỏng nhất – cái kéo ấy sẽ lôi tất cả xuống mồ!

--------

lại một thời gian chơi bời, nợ chap điên đảo. tui đã trở lại và lợi hại hơn xưa, cũng như mở ra một thảm kịch kinh hoàng!!!! MUAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHA!!!!!!!!!!

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip