II4. Truyện Kiều - Nguyễn Du

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
I. NHỚ

1. Tác giả

2. Tác phẩm

Bài làm:

"Truyện Kiều" là một trong những kiệt tác hàng đầu của dòng văn học thơ Nôm được sáng tác vào thời kì đầy biến động của lịch sử nước nhà, bởi đại thi hào dân tộc - Nguyễn Du. "Truyện Kiều" lấy cốt truyện của "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du đã làm nên thành công của tác phẩm. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát. Với bố cục gồm ba phần: phần đầu "Gặp gỡ và đính ước", phần hai "Gia biến và lưu lạc", phần ba "Đoàn tụ". Truyện kể về Thúy Kiều, cô gái nhan sắc vẹn toàn có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng - một thư sinh đào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng thề nguyện chung thủy. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với gia đình Kiều, Kiều phải bán mình chuộc cha. Lọt tay Mã Giám Sinh và Tú Bà, bị lừa bán vào thanh lâu, nàng định tự tử để thoát cảnh ô nhục nhưng không thành. Sau lần mắc mưu Sở Khanh, nàng bị bắt lại, bị đánh đập và đành tiếp khách. Ít lâu sau nàng được Thúc Sinh - một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm lẽ. Chưa đầy một năm, nàng bị Hoạn Thư - vợ của Thúc Sinh - bắt về bày mưu làm con ở hầu hạ, gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại bị Bạc Bà, Bạc Hạnh lừa vào một thanh lâu khác. Ở đây nàng gặp Từ Hải - một người anh hùng của tầng lớp nhân dân phất cờ khởi nghĩa - và trở thành vợ người anh hùng này. Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Không lâu sau, nàng Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến, khuyên Từ Hải hàng triều đình. Từ Hải chết, Kiều bị làm nhục và ép gả cho một viên thổ quan. Đau khổ nàng nhảy sông tự vẫn và được sư Giác Duyên cứu. Kim Trong tìm được Kiều sau mười lăm năm lưu lạc và đoàn tụ với gia đình. Nàng từ chối nối lại duyên xưa với Kim Trọng, họ trở thành bạn và giữ tình cảm trong sáng. Bằng nhiều nghệ thuật như tả cảnh ngụ tình, miêu tả đôi lúc tự sự, biện pháp ước lệ tượng trưng, tả thực điêu luyện, lý tưởng hóa nhân vật kết hợp với ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ dân gian, tất cả đã làm nên một ngôn ngữ văn chương chau mượt mà chuẩn mực. Từ nghệ thuật góp vào thành công lớn trong giá trị nội dung tác phẩm: Tố cáo hiện thực, lên án sâu sắc chế độ phong kiến thối nát, lên án thế lực hắc ám, bạo tàn dã man đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, lên án mặt trái của đồng tiền, cùng với thái độ căm ghét tột cùng của tác gỏa đối với bọn quan lại tham ô, bọn buôn thịt bán người. Bên cạnh đó, ông bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc cho nỗi khổ của con người tài hoa bị vùi dập, đề cao quyền sống của con người cũng như nói lên ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, tự do, công bằng của tác giả, cũng như của chúng ta, của con người.

2. Bút pháp đặc sắc trong "Truyện Kiều":

a, "Ước lê tượng trưng": mượn vẻ đẹp hoàn mĩ của thiên nhiên để tả vẻ đẹp hoàn mĩ của con người.
VD: "Nét buồn như cúc điệu gầy như mai".

b, "Tả cảnh ngụ tình": mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng, miêu tả tâm trạng con người.
VD: "Buồn trông nội cỏ rầu rầu / Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".

c, "Lý tưởng hóa nhân vật": Làm nhân vật đẹp lên bội phần.
VD: "Râu hùm hàm én mày ngài / Vai năm tấc rộng thân mười thước cao".

d, "Hiện thực hóa nhân vật": Làm nhân vật hiện lên sống động trần trụi đúng với bản chất.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip