c, Kiều ở lầu Ngưng Bích

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
I. NHỚ

1. Chép thơ

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dăm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trôg mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

2. Vị trí đoạn trích, bố cục
a, Vị trí
b, Bố cục
3. Giải nghĩa từ
a, "Khóa xuân":
b, Cụm từ "nguyệt chén đồng":
c, "Tấm son":
d, "Quạt nồng ấp lạnh":
e, "Nội cỏ rầu rầu":
f, "Duềnh":

II. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1. Phân tích sáu câu đầu

a, Phân tích đề
ND:
HT:

Bài làm

Hoàn cảnh đáng thương và tâm trạng chua xót của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích đã được Nguyễn Du khác họa thật rõ nét qua sáu câu thơ đầu của đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trước hết, ông tả khung cảnh gian cầm Kiều: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân / Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung". Từ "khóa xuân" khiến ta hình dung ra Kiều ở lầu Ngưng Bích mà như bị cầm tù, giam lỏng, nàng bơ vơ trơ trọi giữa không gian quạnh vắng "non xa", "trăng gần". Hình ảnh "non xa", "trăng gần" gợi lên khung cảnh lầu Ngưng Bích bơ vơ, trơ trọi, rợn ngợp giữa những dãy núi mờ xa. Không chỉ có thế, xung quanh là: "Bốn bề bát ngát xa trông / Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia". Hình ảnh ước lệ "cát vàng", "bụi hồng" đã gợi tả không gian mênh mông mờ mịt mà đối lập với đó là nàng Kiều nhỏ bé với nỗi cô đơn không người bầu bạn. Bạn với nàng chỉ có núi có trăng, có "cát vàng", "bụi hồng", nàng buồn tủi biết bao! Đau xót, buồn chán và cô đơn, cụm từ "mây sớm đèn khuya" trong "Bẽ bàng mây sớm đèn khuya" gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín, không gian tù túng chật hẹp giam hãm nàng Kiều. Bên cạnh đó kết hợp với tính từ "bẽ bàng", câu thơ đã cực tả nỗi tủi thân, hổ thẹn, chua xót của người con gái tha hương mệnh bạc, bèo dạt mây trôi. Tuổi xuân phơi phới đang bị giam hãm, người con gái nhỏ bé phải gánh đả kích quá lớn, trong tâm trí Kiều lại đang tự giày vò vì nỗi nhục "bẽ bàng", lòng Kiều trước không gian rộng lớn như càng tan nát đau thương: "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng". Những câu thơ tả cảnh ngụ tình quả là đặc sắc và có sức rung cảm niềm thương lớn! Nó không chỉ tái hiện hoàn cảnh thê lương buồn thảm của Kiều mà còn gợi nỗi cô đơn, buồn tủi của người con gái tài hoa bạc mệnh ấy. Đằng âu những câu thơ ta cản nhận được tấm lòng nhân ái, tình thương, niềm cảm thông của đại thi hào Nguyễn Du dành cho nàng Kiều.

2. Phân tích tám câu giữa.

a, Phân tích đề
ND:
HT:

Bài làm

Trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích" - một trích đoạn của "Truyện Kiều" - Nguyễn Du đã khắc họa một nàng Kiều giàu lòng vị tha, thủy chung hiếu thảo. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm làm chủ đạo, những câu thơ trong đoạn trích đã tái hiện cảm động tâm trạng nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều. Người nàng nhớ đến đầu tiên là người nàng thiết tha yêu mà nay chia lìa - Kim Trọng: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng". Nguyễn Du đã rất nhạy bén tinh tế trong miêu tả nội tâm Kiều: Nàng nhớ chàng Kim vì phần nào yên tâm đã đưa cha ra khỏi chốn tù lao, nhưng lại phụ lời thề với Kim Trọng. Đã chọn chữ hiếu nhưng bên tình chưa nguôi, cụm từ "dưới nguyệt chén đồng" và từ "tưởng" khiến ta hình dung ra nỗi nhớ day dứt và dằn vặt của Kiều, nàng nhớ những kỉ niệm, về đêm trăng thề nguyện đính ước mà nay mỗi người một phương. Thành ngữ "rày trông mai chờ" trong "Tin sương luống những rày trông mai chờ" khiến ta cảm nhận được nỗi lo lắng, xót xa của Kiều khi nghĩ Kim đang ngóng trông mình mỏi mòn chờ mong uổng công, vô vọng. Câu hỏi tu từ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?" đã nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Kiều vì thấy mình đã hoen ố, nàng dằn vặt mình rằng đã phụ người tình nàng yêu tha thiết, tự vấn trong day dứt "bao giờ cho phai". Nàng quả là người tình thủy chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi. Nàng nhớ Kim Trọng rồi lại nhớ cha mẹ, nàng đã bán mình chuộc cha nhưng nàng vẫn khắc khoải lo lắng, thương nhớ cha mẹ: "Xót người tựa cửa hôm mai / Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? / Sân lai cách mấy nắng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm". Từ "xót", thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", điển cố "sân lai", "gốc tử" đã nói lên nỗi niềm xót thương của nàng Kiều, xót thương cha mẹ già yếu lại khổ tâm ngóng tin nàng, nàng băn khoăn day dứt lo lắng cha mẹ giờ đây có được chăm sóc chu đáo hay không, day dứt vì chưa tròn chữ hiếu. Điều đó cũng vừa bộc lộ rõ tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của Kiều trong hoàn cảnh ly biệt. Dù lâm vào cảnh ngộ bi đát, Kiều quên đi nỗi đau bản thân, nàng một lòng suy nghĩ lo lắng cho những người thân yêu nhất. Dưới ngòi bút đầy trắc ẩn của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Kiều đã mang trong mình đầy đủ tài, đức, hạnh khiến thế hệ sau chỉ qua trang sách thôi cũng rung động cả tấm lòng.

3. Phân tích tám câu cuối.

a, Phân tích đề:
ND:
HT:

Bài làm:

Hoàn cảnh đáng thương và tâm trạng chua xót của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích đã được khắc họa rõ nét qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

(đang cập nhật)

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip