Intro

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Vào thế kỷ thứ 16, một triều đại mới ra đời, trải qua hơn trăm năm xây dựng và phát triển đã đạt tới trình độ hưng thịnh nhất.

Vị vua đầu tiên là Minh Trị Vương Phạm Thiên, ngài đóng đô tại vùng đồng bằng phía Đông Bắc của lãnh thổ, đặt tên nước là Quang Minh quốc. Với hy vọng, dưới triều đại của mình, đất nước sẽ tươi sáng, dân chúng no đủ hạnh phúc, an ổn hưởng thái bình. Tiếp nối tổ nghiệp, lần lượt các Đế vương lên nắm quyền, anh minh sáng lạng, bá tánh yên bình, ấm no. Đến đời vua thứ 13, trước khi băng hà Hoàng đế ban Thánh chỉ, phong Tam công chúa điện hạ Phạm Thị Hương làm người kế vị. Điều đó, đã làm dấy lên ngọn lửa bất bình trong lòng các vương tử, cũng như quần thần, bá tánh.

Tam công chúa tính tình thâm trầm, ít nói, nhưng ôn hòa, biết đối nhân xử thế. Sử sách, văn võ đều tinh thông. Khí thế hơn nữ nhi tầm thường khác. Tương truyền khi Trịnh quý phi mang thai công chúa, có nằm mơ thấy rồng vàng cuốn quanh người đứa trẻ, rồi cùng bay lên trời, phát ra thứ ánh sáng rực rỡ, kỳ ảo. Năm đó, triều thần ai cũng dự đoán là quý phi mang thai thái tử. Nhưng cuối cùng, bà lại hạ sinh một tiểu công chúa. Tuy nhiên từ nhỏ, Tam công chúa đã thông minh hơn người. Càng lớn, trí thức càng uyên bác, thông tuệ văn hóa, khoa học. Không chỉ vậy mà còn đặc biệt xinh đẹp. Nam nhân nào có dịp chiêm ngưỡng nhan sắc của nàng, thì không khỏi ngâm khúc tương tư. Một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, nhưng cũng vô cùng sắc sảo và bí ẩn. Tóc mây mềm mại. Đôi mắt sâu thẳm, với hàng mi dài cong vút, mang một vẻ đượm buồn, cuốn hút.

Ở thời kỳ này, việc nữ nhi học võ đã là chuyện hiếm thấy. Vậy mà nàng lại một mực muốn theo Trình tướng quân, rày công, say mê luyện tập võ nghệ. Với vẻ ngoài mảnh khảnh, đài các của một khuê nữ, khó ai biết được Tam công chúa điện hạ lại sở hữu một thân thủ phi thường. Lâm trận cùng nam nhân cũng vẫn có thể nhanh nhẹn dành phần thắng. Cũng chính vì những điểm này mà nàng rất được phụ thân chú ý. Ông ấy tin rằng chỉ có nàng mới là người đủ điều kiện lên nối vị.

Trong hoàng thất còn có Bát tử Vương Phạm Thụy là con thứ của vua, đồng thời cũng là bát đệ cùng cha khác mẹ của Tam công chúa. Hắn là người giỏi văn võ, dung mạo tuấn tú. Là đối tượng mà các cô nương đều muốn được kết duyên. Nhưng tâm tính lại quá nham hiểm, mưu mô. Có lẽ vì vậy mà hắn không được phụ hoàng chọn làm Thái tử.

Hoàng đế có tất cả 16 người con, tuy nhiên xuất sắc nhất cũng vẫn chỉ có thể nói đến Tam công chúa Phạm Hương và Bát hoàng tử Phạm Thụy mà thôi.

---

Hoàng đế băng hà, Tam công chúa theo thánh chỉ lên nối ngôi. Xưng là Thiên Hương vương. Vẫn giữ quốc hiệu là Quang Minh quốc.

Tại vị chưa được bao lâu, các quan lại đại thần trong triều thúc giục nàng thành thân. Đối tượng là Tứ hoàng tử Hàn Vũ Phong, của An Hảo đế quốc. Mục đính là để cầu hòa. Nhưng người nàng chọn, lại là nữ tử họ Trần. Nàng ấy là con thứ của Trần quốc công- Nhị tiểu thư Trần Ngọc Lan Khuê. Chữ "Ngọc" trong "viên ngọc"- là một thứ đá quý trong nhân gian. Chữ "Lan" trong "hoa lan"- một loài hoa mang hương thơm ngào ngạt; ngoài ra thì còn được dùng để chỉ sự cao khiết "Nhân thu lan dĩ vi bội". Còn "Khuê" trong chữ "ngọc khuê"- một loại ngọc trên nhọn dưới vuông, thiên tử phong vua chư hầu thì ban cho ngọc đó; hay còn có thể hiểu là "sao Khuê" - một ngôi sao tên Khuê. Và đúng như cái tên ấy, nàng mang một vẻ ngoài thanh tú, kiều diễm, lại nhẹ nhàng, khuê các. Không chỉ có nhan sắc xuất chúng, mà còn là người có học thức sâu rộng. Nàng yêu thơ văn, đàn ca nhạc họa. Những bài thơ của nàng được bá tánh yêu thích, truyền khẩu cho nhau, lưu truyền khắp chốn kinh thành.

"Mĩ lệ giang sơn tựa như họa
Hữu mĩ nhất nhân nhượng khuynh thành."
...

Hai mỹ nữ đệ nhất thiên hạ, bỗng chốc trở thành phu thê với nhau, thật khiến cho các hảo hán muốn rút kiếm mà tự vẫn. Nhưng ý vua như ý trời, ai dám cãi. Chiếu chỉ được ban xuống nhà họ Trần, khiến trên dưới hoang mang, hoảng loạn. Bản thân nàng không phục, muốn kháng chỉ nhưng sợ gia thất lâm cảnh tội đồ. Phụ thân sẽ không những bị mất chức, mà cả dòng họ nàng sẽ lãnh án tử ba đời. Nàng hận con người đó. Hận người ỷ quyền, ỷ thế ép nàng thành nương tử của ả. Chia cắt nàng khỏi Bát hoàng tử. Còn mối hận nào lớn hơn thế?

Nhưng đâu mới thực sự là chân tình? Ai mới là tri kỷ trọn kiếp?

Muốn hiểu được lòng dạ một con người, phải chăng là quá khó rồi không?

"Họa hổ họa bì nan họa cốt
Tri nhân tri diện bất chi tâm."
_Trích: Họa bì_

---

"Ta gần nàng, nàng đuổi ta. Ta yêu nàng, nàng hận ta. Nhưng cả đời này, nàng có dám chắc là sẽ không bao giờ yêu ta không?"

---

"Thân là Hoàng hậu, mà lại đi cấu kết với phản tặc, năm lần bảy lượt hãm hại trẫm. Tội của nàng đáng phải chu di cửu tộc. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì thật vẫn còn quá nhẹ cho nàng rồi. Vậy từ bây giờ, nơi này sẽ chính thức là địa ngục của nàng. Ta sẽ cho nàng biết thế nào là sống không bằng chết."

---

"Thiên Hương Vương, dù ta có phải xuống hoàng tuyền, thì ngươi cũng không thể nào ép được ta yêu ngươi."

---

"Tại sao lại là ta? Tại sao nhất định phải là ta? Ngươi dày vò ta như vậy, vui lắm sao?"

"Là nàng ép ta..."

---

Ncl, fic này là fic cổ trang nhé. Có đắng có ngọt đủ vị cả.

Thế thôi, ko biết nói gì nữa. Mong là được các bạn ủng hộ. Cảm ơn!😽

À tự nhiên giờ lại có hứng làm thơ😁. Ko hay thôi đọc giải trí chứ đừng tặng Cáo gạch nhé.😊

Ái - Hận

Tình đẹp chỉ khi tình dang dở.
Hồng nhan bạc cánh đời trắc trở.
Phận khuê các trơ mình trong sương gió,
Vắt ngang đời một dải tương tư sầu.

Tình đẹp khi tình ôm mối hận,
Hận người bẽ bàng cách hoa rơi,
Hận người, yêu người, người đâu biết.
Oán mệnh hát tửu di vong sầu.

Tình đẹp khi tình còn trong mộng
Thức giấc rồi, chỉ như gió thoảng qua
Mơ thấy mình được như Lương-Chúc ấy,
Nắm tay nhau trốn khỏi nơi bụi trần.

Hoàng hôn buông, bóng đổ chiều tà
Ngồi ngâm câu gợi nhớ mối duyên xưa:
"Một tối nổ tung ngôi mộ đá,
Hóa thành đôi bướm vượt trời xanh."

-"Ngã tri trảo ái tình tại nãi nhi"-

_Cáo C-lô_

---

Vì có sử dụng khá nhiều từ Hán-Việt. Nên bn nào đọc mà thấy khó hiểu quá, thì nói vs Cáo nhé.😊
Thân!

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip