Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Giới thiệu:

Qua nhiều năm, những bằng chứng kinh hoàng, những quan niệm tồn tại từ lâu

đời đầy thách thức về nguồn gốc sự sống trên Trái đất của chúng ta dần dần dược hé mở. Những bằng chứng này đồng hành cùng người đọc trên hành trình khám phá sự tồn tại của một nhóm người ngoài hành tinh đã từng sinh sống trên thế giới.

Cuốn sách đầu tiên trong tuyển tập Earth Chronicles (Biên niên sử Trái đất) đã đưa ra những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của một hành tinh huyền bí, Nibiru và giải thích lý do tại sao những "du hành đoàn" của hành tinh này lại đến trái đất hàng tỷ năm trước đây để định hình nên cuộc sống của loài người đương đại.

Cuốn sách dựa trên hàng loạt những nghiên cứu tỉ mỉ. "Hành tinh thứ 12"

giúp cho người đọc có cơ hội biết đến hàng loạt những "sự thật" chứ không chỉ là sự hư cấu, một câu chuyện về Tạo hóa, trận Đại Hồng thủy, Tháp Babel, và những người Nefilim kết hôn với các con gái của loài người sinh ra các vị á thần vĩ đại. Bằng cách thêu dệt nên những câu chuyện dựa trên ngôn ngữ Kinh thánh, cuốn sách thực sự là "thách thức" đối với những quan điểm trước đây về nguồn gốc và đưa ra những những thông tin đáng giá về các giai đoạn lịch sử và tiền lịch sử của Trái đất và loài người.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả một cuốn sách ấn tượng về khởi nguyên Loài người, con đường hình thành phát triển và lý giải những thắc mắc của

chúng ta về nguồn gốc của mình với hàng loạt các câu hỏi như:

    Làm thế nào mà người Nefilim, những kẻ tìm vàng đến từ một hành tinh xa xôi, sử dụng phương pháp sinh sản vô tính để tạo ra những sinh vật theo đúng hình dạng của mình trên Trái đất?

    Tại sao những vị "Chúa trời" này tìm cách hủy diệt nhân loại bằng trận Đại Hồng thủy 13.000 năm trước?

    Điều gì sẽ xảy ra khi hành tinh của họ trở lại vùng phụ cận của Trái đất sau mỗi 36 thế kỷ?

    Kinh thánh và Khoa học có mâu

thuẫn không?

    Chúng ta có đơn độc không?

Tác giả:

Zecharia Sitchin (11/07/1920 – 09/10/2010) là một người Mỹ gốc Azerbaijani, ông là tác giả của nhiều cuốn sách lý giải về nguồn gốc của loài người liên quan đến những nhà du hành vũ trụ cổ đại. Ông đã từng tốt nghiệp Đại học London, đã từng nhà báo và biên tập viên ở Israel trong nhiều năm.

"Hành tinh thứ 12" được dịch ra hơn 20 thứ tiếng; nó cũng là cuốn sách đầu tiên của ông ra đời nhân kỷ niệm một bước ngoặt kép. Đầu tiên, nó trùng với dịp xuất bản cuốn thứ bảy và là cuốn cuối cùng trong loạt sách Biên niên sử Trái đất; và thứ hai, nó đánh dấu mốc 30 năm kể từ lần đầu tiên xuất bản cuốn

Hành tinh thứ mười hai, cuốn sách đầu

tiên trong loạt sách đó.

Mời các bạn đón đọc Hành tinh thứ 12 của tác giả Zecharia Sitchin.

Lời cảm ơn

Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những chuyên gia trong hơn một thế kỷ đã khám phá, giải mã, dịch và giải thích di vật chữ viết, nghệ thuật và văn hóa của vùng Cận Đông Cổ đại, cùng nhiều tổ chức và nhân viên với sự hào phóng và xuất chúng của mình đã cung cấp cho tác giả những cứ liệu hình ảnh và tư liệu làm căn cứ viết nên cuốn sách này.

,và văn hóa Tác giả đặc biệt biết ơn Thư viện Công cộng New York nói chung và Phòng Phương Đông nói riêng; Thư viện Nghiên cứu (Phòng Đọc và Phòng Sinh

viên Phương Đông) của Bảo tàng Anh, London; Thư viện Nghiên cứu của Trường Thần học Do Thái, New York; và sự hỗ trợ bằng hình ảnh của Ban Quản trị Bảo tàng Anh, Quản lý cổ vật Assyria và Ai Cập; Giám đốc Bảo tàng Vorderasiatisches, Staatliche Museen, Đông Berlin; Bảo tàng University, Philadelphia; Bảo tàng quốc gia Pháp (Bảo tàng Louvre); Giám đốc Bảo tàng Cổ vật, Aleppo; Cơ quan Quản lý Vũ trụ và Hàng không Mỹ.

CHÚ THÍCH

CỦA TÁC GIẢ

Cuốn Hành tinh thứ Mười hai được xuất bản và đến tay độc giả lần này nhân dịp kỷ niệm một bước ngoặt kép. Đầu tiên, nó trùng với dịp xuất bản cuốn thứ 7 và là cuốn cuối cùng trong loạt sách Biên niên sử Trái đất; và thứ hai, nó đánh dấu mốc 30 năm kể từ lần đầu tiên xuất bản cuốn Hành tinh thứ Mười hai, cuốn đầu tiên trong loạt sách đó.

Mvà đếnlần này nhân dịp 7MTrong lịch sử ngành xuất bản, đặc biệt là thể loại phi hư cấu (non-fiction), hiếm có cuốn

sách nào được xuất bản lâu như vậy. Cuốn Hành tinh thứ Mười hai không những đạt được mức kỷ lục về thời gian mà đạt một kỷ lục khác: cuốn sách này là ấn phẩm thứ 45 của phiên bản sách bìa mềm Avon Books đầu tiên; ngoài ra nó còn trùng với sự kiện cuốn sách được dịch ra ngôn ngữ thứ 22 (tiếng Việt). Được xuất bản và tái bản bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác dưới các hình thức khác nhau: bìa cứng, bìa mềm, sách bỏ túi, sách đại chúng và các hình thức khác (bao gồm bản chữ Braille cho người mù và sách đọc qua băng), cuốn sách này đã đến tay hàng triệu độc giả, được trích dẫn (hoặc trích dẫn sai...) trong nhiều cuốn sách khác, được bình luận và tranh cãi trên vô số bài báo, các

chương trình phát thanh, truyền hình và hơn nửa triệu website. Xét theo mọi tiêu chí, đây là một cuốn sách "kinh điển".

Khi bắt tay vào viết cuốn sách này, tôi không hề nghĩ rằng nó sẽ là cuốn sách được mọi người chú ý nhiều nhất, hay sẽ là phát súng mở đầu cho một loạt sách 7 cuốn (cộng thêm 4 cuốn "đi kèm"). Thực tế, tôi không hề nghĩ rằng tựa đề của cuốn sách này lại có từ "hành tinh". Tất cả những gì tôi muốn lúc đó là tìm ra ai là người Nefilim được đề cập trong Kinh thánh. Việc khám phá ra rằng họ chính là người Anunnaki ("Người đến Mặt Đất từ Thiên Đường") theo quan niệm của người Sumer đã mở ra trước mắt tôi những hướng nghiên cứu và nhận thức

mới. Bước đột phá lớn nhất chính là nhận thức rằng thiên sử thi về Đấng Sáng tạo của người Sumer/Babylon chính là một tài liệu khoa học phức tạp. Từ đây những kết luận liên quan đến sự tồn tại của một hành tinh nữa trong Hệ Mặt trời của chúng ta, đến nguồn gốc sự sống trên Trái Đất và cuộc du hành vũ trụ trong quá khứ đã cho thấy trước một loạt những khám phá tiếp theo về thiên văn học, di truyền học và các lĩnh vực khoa học khác mà 30 năm trước chúng ta không thể nghĩ tới.

Cuốn sách này chỉ ra rằng không có mâu thuẫn giữa Kinh thánh và Thuyết Tiến hóa. Kinh thánh tồn tại bởi tôi tin rằng nó tiết lộ cho chúng ta sự thật về nguồn gốc

của mình – và rằng CHÚNG TA

KHÔNG ĐƠN ĐỘC.

ZECHARIA SITCHIN

New York, tháng 10 năm 2006

PHẦN MỞ ĐẦU:

SÁNG THẾ KÝ

SÁNG THẾ KÝ

Kinh Cựu ước đã ngấm vào cuộc đời tôi từ thời thơ ấu. Khi ấp ủ ý tưởng về cuốn sách này gần 50 năm trước, tôi không hề ý thức được về những cuộc tranh luận dữ dội giữa Thuyết Tiến hóa và Kinh thánh sau này. Nhưng khi còn là một cậu học trò học tập Sáng Thế Ký bằng tiếng Hebrew gốc, tôi đã hình thành nên mâu thuẫn của riêng mình. Một ngày nọ, khi chúng tôi đọc trong chương VI của cuốn

Sáng Thế Ký rằng khi Chúa quyết định hủy diệt Nhân loại bằng một trận Đại Hồng thủy, "những đứa con của chúa", những người kết hôn với con gái của Loài người, đã xuống Trái Đất. Trong tiếng Hebrew họ được gọi là Nefilim; thầy giáo tôi lúc đó đã giải thích rằng thuật ngữ này có nghĩa là "người khổng lồ"; nhưng tôi không nhất trí với cách lý giải đó: Chẳng phải nó có nghĩa bóng là "Người được cử xuống" Trái đất đó sao? Tôi bị thầy khiển trách và buộc phải chấp nhận cách giải thích truyền thống.

Trong những năm tiếp theo, khi tôi được học các môn học về ngôn ngữ, lịch sử và khảo cổ học của vùng Cận Đông cổ đại,

người Nefilim trở thành một nỗi ám ảnh. Các phát hiện khảo cổ và việc giải mã các tư liệu cổ cùng các sử thi của người Sumer, Babylon, Assyria, Hittite, Canaanite và các dân tộc khác đã ngày càng khẳng định tính chính xác của các cứ liệu trong Kinh thánh liên quan tới các vương quốc, thành phố, các vị vua, địa danh, đền thờ, các tuyến đường giao thương, đồ tạo tác, công cụ và các phong tục của người xưa. Thế nên chẳng phải đã đến lúc chúng ta nên chấp nhận lời lẽ của các tư liệu cổ đại đề cập đến người Nefilim như những vị khách đến với Trái đất từ Thiên đường rồi sao?

Kinh Cựu ước liên tục khẳng định: "Ngai vàng của Đức Giê-hô-va ở trên Thiên

đường" – "từ trên Thiên đường Chúa quan sát Trái đất". Kinh Tân ước nói về "Cha của Chúng ta, người ở trên Thiên đường". Nhưng độ tin cậy của Kinh thánh đã bị lung lay bởi sự ra đời và được chấp nhận rộng rãi Thuyết Tiến hóa. Nếu Nhân loại là kết quả của quá trình tiến hóa thì hiển nhiên họ không phải được tạo ra cùng một lúc bởi Đức Chúa trời, người mà trong khi suy nghĩ đã phán rằng: "Hãy tạo ra Adam như hình ta và theo tượng ta". Người cổ đại đều tin rằng các vị thần đến với Trái đất từ Thiên đường và có thể tùy thích bay lên Thiên đường. Nhưng những câu chuyện đó chưa bao giờ được coi là đáng tin cậy khi ngay từ đầu các chuyên gia đã xếp chúng vào dạng thần thoại.

Các tài liệu về vùng Cận Đông cổ đại bao gồm vô số những tư liệu về thiên văn đã đề cập rõ ràng về một hành tinh mà từ đó các phi hành gia hay "vị thần" này đến Trái đất. Tuy nhiên, 150 năm trước, khi các chuyên gia giải mã và dịch một danh sách cổ về các hành tinh, các nhà thiên văn học lúc đó vẫn chưa biết về sao Diêm vương (hành tinh này chỉ được xác định vào năm 1930). Vậy làm sao họ có thể chấp nhận bằng chứng chứng tỏ sự tồn tại của một thành viên nữa trong Hệ Mặt trời? Giống như người cổ đại, hiện giờ chúng ta cũng đã biết thêm về các hành tinh bên ngoài sao Thổ, tại sao lại không chấp nhận bằng chứng cổ đại về sự tồn tại của Hành tinh thứ Mười hai?

Khi tự mình bước ra khám phá vũ trụ, chúng ta hơn bao giờ hết cần có một cái nhìn mới mẻ và chấp nhận những tư liệu cổ xưa đó. Giờ đây các phi hành gia đã đặt chân lên Mặt trăng và những con tàu không người lái khám phá các hành tinh khác, thì chẳng có cớ nào lại không tin rằng một nền văn minh trên một hành tinh khác tiến bộ hơn chúng ta đã từng có khả năng đưa các phi hành gia của mình đổ bộ xuống Trái đất vào thời điểm nào đó trong quá khứ.

Thực tế, nhiều tác giả nổi tiếng cho rằng những kỳ quan cổ đại như kim tự tháp hay các bức tượng đá khổng lồ chắc chắn đã được tạo ra bởi những vị khách đến từ hành tinh khác có nền văn minh tiến bộ

- bởi hiển nhiên loài người nguyên thủy không thể tự mình đạt đến công nghệ cần thiết. Thêm một ví dụ nữa, gần 6.000 năm trước, làm thế nào nền văn minh Sumer nở rộ một cách đột ngột đến vậy mà không có dấu hiệu báo trước? Nhưng vì các tác giả đó thường không thể chỉ ra khi nào, cách nào và hơn hết thảy là từ đâu mà những vị khách từ vũ trụ đó đến Trái đất nên những câu hỏi gợi trí tò mò của họ vẫn không có lời giải.

Phải mất 30 năm nghiên cứu, lần tìm những nguồn tư liệu cổ xưa và nhìn nhận chúng theo nghĩa đen, tôi mới tái tạo được trong đầu mình bối cảnh liên tục và hợp lý của các sự kiện thời tiền sử. Bởi vậy, cuốn Hành tinh thứ Mười hai này ra

đời với mục đích tìm cách cung cấp cho độc giả câu trả lời thuyết minh cho những câu hỏi cụ thể về Khi nào, Thế nào, Tại sao và Từ đâu. Bằng chứng mà tôi viện dẫn chủ yếu nằm trong chính các tư liệu và hình ảnh cổ.

Trong cuốn sách các bạn đang cầm trên tay này, tôi tìm cách giải mã một thuyết nguồn gốc vũ trụ phức tạp tương tự như các thuyết khoa học hiện đại trong việc giải thích cách thức hình thành Hệ Mặt trời, một hành tinh lạ xâm nhập vào quỹ đạo Mặt trời và Trái đất cùng các phần khác của Hệ Mặt trời hình thành.

Bằng chứng mà tôi đưa ra bao gồm những bản đồ thiên văn đề cập đến

đường bay từ Trái đất tới Hành tinh đó, Hành tinh thứ Mười hai. Vậy nên theo trình tự, tiếp sau là sự hình thành đầy ấn tượng của những cộng đồng người Nefilim đầu tiên trên Trái đất: những người lãnh đạo của họ được đặt tên; các mối quan hệ, tình yêu, lòng ghen tuông, thành tựu và những cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực được miêu tả; thực chất về "sự bất tử" của các vị thần được lý giải.

Trên hết, cuốn Hành tinh thứ Mười hai hướng tới mục đích lần theo những sự kiện đáng nhớ dẫn tới việc hình thành Con người và những phương pháp tiến bộ hoàn chỉnh công việc đó.

Cuốn sách còn đề cập đến mối quan hệ phức tạp giữa Con người và các chúa tể nhằm đem lại cái nhìn mới mẻ về ý nghĩa của các sự kiện trong Vườn Địa Đàng, về Tháp Babel, về trận Đại Hồng thủy. Cuối cùng, Con người vốn được Đấng Sáng tạo nhào nặn về mặt sinh học và vật chất lại ép những vị thần của mình rời bỏ Trái đất.

Cuốn sách này cho rằng chúng ta không đơn độc trong hệ Mặt trời. Điều này có thể củng cố thêm chứ không loại trừ tín điều về một Đấng Tối cao của vạn vật.

Vì nếu như người Nefilim đã tạo ra Con người trên Trái đất, có thể lúc đó họ chỉ đang thực hiện một Tổng Kế hoạch lớn lao hơn mà thôi.

Z. SITCHIN

New York, tháng 2năm 1977

NGUỒN TƯ

LIỆU

Nguồn tư liệu chính cho các đoạn trích dẫn Kinh thánh trong cuốn Hành tinh thứ Mười hai là cuốn Kinh Cựu ước bản tiếng Hebrew gốc. Cần phải nhớ rằng tất cả những bản dịch được tham khảo – những bản dịch chủ yếu được liệt kê ở cuối sách – đều chỉ là những bản dịch hay diễn giải. Trong phân tích cuối cùng, tư liệu có giá trị chính là những gì được viết trong cuốn kinh gốc tiếng Hebrew.

Trong phiên bản cuối cùng được trích dẫn trong cuốn Hành tinh thứ Mười hai,

tôi đã so sánh các bản dịch hiện có với nhau và với bản gốc tiếng Hebrew cùng các tư liệu/chuyện kể tương đương của người Sumer và Akkad để rút ra những gì mà tôi tin là chính xác nhất.

Nhiều chuyên gia đã tham gia diễn giải các tư liệu của người Sumer, Assyria, Babylon và Hittite trong hơn một thế kỷ. Sau quá trình giải mã chữ viết và ngôn ngữ là quá trình chuyển thể, chuyển chữ và cuối cùng là dịch. Trong một số trường hợp, ta có thể lựa chọn giữa các bản dịch hay diễn giải khác nhau chỉ bằng cách thẩm tra bản chuyển thể và chuyển chữ trước là được. Trong các trường hợp khác, cách hiểu của một chuyên gia đương thời có thể mang lại

cái nhìn mới mẻ cho một bản dịch trước đó.

Danh sách các nguồn tư liệu vùng Cận Đông trình bày ở cuối cuốn sách này được thể hiện từ những tư liệu cổ nhất đến mới nhất và được nối tiếp bằng các ấn phẩm của các chuyên gia mà trong đó ta có thể tìm thấy những đóng góp quý giá vào quá trình tìm hiểu những tư liệu này.

1. SỰ KHỞI ĐẦU

BẤT TẬN

Trong số những bằng chứng chúng tôi tích lũy để làm cơ sở cho kết luận của mình, bằng chứng số một chính là Con người. Nói theo nhiều cách khác nhau, Người Hiện đại - Homo sapiens – là một kẻ xa lạ trên Trái đất.

Ngay từ khi Charles Darwin khiến các chuyên gia và các nhà thần học đương thời choáng váng về bằng chứng của sự tiến hóa, sự sống trên Trái đất được lần theo Loài người và các loài linh trưởng,

động vật có vú, động vật có xương sống và tiếp sau là đến các dạng sống thấp hơn cho đến thời điểm hàng tỉ năm về trước, khi sự sống được cho là đã khởi đầu.

Nhưng khi đạt được kết luận về sự khởi đầu này và bắt đầu dự tính những khả năng tồn tại sự sống ở nơi nào khác trong hệ Mặt trời và xa hơn nữa, các chuyên gia lại trăn trở về sự sống trên Trái đất: Vì một lý do nào đó, sự sống không thuộc về nơi đây. Nếu sự sống bắt đầu bằng một chuỗi các phản ứng hóa học tự phát, tại sao sự sống trên Trái đất chỉ có một khởi nguồn duy nhất mà không có vô số những khởi nguồn tình cờ khác? Và tại sao tất cả dạng sống trên Trái đất chứa

quá ít những nguyên tố hóa học đầy rẫy trên Trái đất và quá nhiều những nguyên tố dạng hiếm trên hành tinh của chúng ta?

Vậy có phải sự sống đến với Trái đất từ một nơi nào khác?

Vị trí của Con người trong chuỗi tiến hóa này đã tạo nên câu hỏi đó. Với một mảnh sọ tìm thấy ở đây, một chiếc xương hàm ở kia, ban đầu các chuyên gia tin rằng Con người có nguồn gốc từ châu Á khoảng 500.000 năm trước. Nhưng khi các hóa thạch cổ xưa hơn được phát hiện, người ta thấy rõ là cỗ máy tiến hóa quay chậm hơn rất nhiều. Giờ đây thời điểm khởi đầu của loài khỉ không đuôi tổ tiên của Con người được đưa về

25.000.000 năm trước, một con số gây sửng sốt. Những phát hiện ở khu vực Đông Phi đã cho thấy có sự chuyển tiếp sang khỉ giống người (Hominids) khoảng 14.000.000 năm trước. Khoảng 11.000.000 năm sau, loài khỉ hình người đầu tiên xứng đáng được xếp vào chủng Homo xuất hiện tại khu vực này.

Loài đầu tiên được coi là thực sự giống con người - "Loài Advanced Australopithecus" (Vượn người Phương nam Tiến bộ) – tồn tại ở một số khu vực tại châu Phi khoảng 2.000.000 năm về trước. Mất thêm 1.000.000 năm nữa loài Homo erectus (Người vượn Đứng thẳng) mới xuất hiện. Cuối cùng, sau 900.000 năm nữa, Người Nguyên thủy đầu tiên

xuất hiện và được gọi là Neanderthal theo tên địa danh nơi hài cốt của họ lần đầu tiên được phát hiện.

Hình 1

Tuy trải qua thời gian hơn 2.000.000 năm từ Người Vượn Phương nam Tiến bộ đến người Neanderthal nhưng công cụ của hai nhóm người này – những hòn đá

có cạnh sắc – lại gần như giống nhau; và hình dáng bề ngoài của chính hai nhóm người này (như chúng ta hình dung) cũng khó có thể phân biệt được.

Rồi sau đó, khoảng 35.000 năm trước, một chủng Người mới - Homo sapiens (Người Tinh khôn) – xuất hiện một cách đột ngột, không thể lý giải nổi cứ như từ trên trời rơi xuống và quét sạch người Neanderthal khỏi bề mặt Trái đất. Chủng Người mới có tên là Cro-Magnon này có hình dáng giống với chúng ta đến mức nếu họ cũng mặc những bộ quần áo như chúng ta, thì họ có thể mất hút trong các đám đông ở bất kỳ thành phố châu Âu hay châu Mỹ nào. Vì những bức tranh hang động kỳ vĩ mà họ tạo ra, nên ban

đầu họ được gọi là "Người Hang động". Trong thực tế, họ tự do lang thang khắp địa cầu nhờ biết cách xây dựng chỗ trú ẩn và nhà cửa bằng đá và da thú ở bất kỳ nơi nào họ đặt chân đến.

Trong hàng triệu năm, công cụ của Loài người chỉ đơn giản là những hòn đá với những hình dáng hữu dụng. Còn người Cro-Magnon lại biết làm ra những công cụ đặc biệt là các vũ khí bằng gỗ và xương thú. Người Cro-Magnon cũng không còn là "loài khỉ trần truồng" nữa, vì họ đã biết dùng da thú làm quần áo. Xã hội của họ là xã hội có tổ chức; họ sống trong các thị tộc theo chế độ phụ hệ. Những bức họa hang động của họ thể hiện tính nghệ thuật và chiều sâu cảm

xúc, những bức họa và điêu khắc của họ minh chứng cho một số dạng "tôn giáo", thể hiện qua việc thờ cúng Nữ thần Mẹ, vị thần có những lúc được mô tả qua hình lưỡi liềm của Mặt trăng. Họ chôn cất người chết, vì thế chắc rằng họ có một số triết lý về sự sống, cái chết và thậm chí là sự luân hồi nữa.

Với sự xuất hiện bí ẩn và không lý giải nổi của người Cro-Magnon, câu hỏi trên càng trở nên phức tạp hơn. Vì qua những bộ hài cốt khác của Người Hiện đại được phát hiện (tại các địa điểm như Swanscombe, Steinheim và Montmaria), người ta thấy rõ là Người Cro-Magnon có nguồn gốc thậm chí còn sớm hơn cả Người Homo sapiens sinh sống ở Tây Á

và Bắc Phi khoảng 250.000 năm trước thời của Người Cro-Magnon.

Sự xuất hiện của Người Hiện đại chỉ 700.000 năm sau người Homo erectus và khoảng 200.000 năm trước Người Neanderthal là hoàn toàn bất hợp lý. Người ta cũng thấy rõ rằng Người Homo sapiens đã có sự ly khai cực lớn khỏi quá trình tiến hóa chậm chạp đến mức nhiều đặc trưng của chúng ta, chẳng hạn như khả năng nói, hoàn toàn không liên quan gì đến các loài linh trưởng trước đó.

Giáo sư Theodosius Dobzhansky (tác phẩm Mandkind evolving – tạm dịch: Quá trình Tiến hóa của Nhân loại), một

chuyên gia nổi tiếng về đề tài này cũng đặc biệt lúng túng với thực tế là sự phát triển này diễn ra trong thời kỳ Trái đất đang trong Kỷ Băng hà, thời kỳ không thuận lợi nhất cho quá trình tiến hóa. Với việc chỉ ra rằng ở Người Homo sapiens hoàn toàn thiếu vắng những nét riêng biệt của các chủng người trước mà chúng ta đã biết và có một số đặc điểm chưa từng xuất hiện trước đây, ông rút ra kết luận rằng: "Người Hiện đại có nhiều họ hàng thân cận hóa thạch nhưng không có tổ tiên; thế nên nguồn gốc của Người Homo sapiens trở thành một câu hỏi lớn."

Vậy làm thế nào mà tổ tiên của Người Hiện đại xuất hiện vào khoảng 300.000 năm trước, thay vì 2.000.000 hay

3.000.000 năm trong tương lai theo đúng quy trình phát triển tiến hóa tiếp theo? Có phải chúng ta đến với Trái đất từ một nơi nào khác, hay theo như Kinh Cựu ước và các nguồn thông tin cổ đại khác, chúng ta được tạo ra bởi các vị thần?

Chúng ta không biết nơi khởi đầu của nền văn minh và cách thức phát triển của nó trong trường hợp nó có sự khởi đầu. Câu hỏi "Tại sao nền văn minh lại diễn ra?" vẫn chưa có lời đáp bởi vì như đa số các chuyên gia thừa nhận trong thất vọng rằng với tất cả dữ liệu đã chỉ cho thấy cho thấy Loài người đáng lẽ vẫn chưa có nền văn minh. Không có lý do rõ ràng nào cho thấy chúng ta phải văn minh hơn những bộ lạc nguyên thủy trong các khu

rừng rậm Amazon hay những khu vực hẻo lánh của New Guinea.

Như chúng ta thường được nghe, những bộ lạc này vẫn sinh sống như thời kỳ Đồ đá bởi vì họ bị cô lập. Nhưng cô lập khỏi cái gì? Nếu như họ cũng sinh sống trên Trái đất như chúng ta, tại sao họ không tự mình đạt đến những tri thức về khoa học và công nghệ mà chúng ta vẫn coi là mình đạt được.

Tuy nhiên vấn đề rắc rối thực sự ở đây không phải là sự lạc hậu của bộ lạc Bushman mà là sự tiến bộ của chúng ta, bởi hiện nay người ta thừa nhận rằng điển hình cho quá trình tiến hóa bình thường của Con người vẫn phải là bộ lạc

Bushman chứ không phải là chúng ta ngày nay. Con người mất khoảng 2.000.000 năm để đạt đến "nền công nghiệp công cụ" từ việc sử dụng những hòn đá nhặt được cho đến việc nhận ra rằng họ có thể đẽo gọt và tạo hình những hòn đá đó cho phù hợp hơn với mục đích sử dụng của mình. Vậy tại sao không phải là 2.000.000 năm nữa để biết cách sử dụng các vật liệu khác và thêm 10.000.000 năm nữa để tinh thông toán học, cơ khí và thiên văn học? Vậy mà chúng ta chỉ mất chưa đầy 50.000 năm tính từ thời Người Neanderthal để đưa người lên Mặt Trăng.

Vậy, có phải chúng ta và những tổ tiên Địa Trung Hải của mình thực sự tự đạt

được nền văn minh tiến bộ này?

Tuy Người Cro-Magnon không xây dựng những tòa nhà chọc trời, cũng không sử dụng kim loại, nhưng hiển nhiên sự xuất hiện của họ là một sự tiến hóa đột ngột và mang tính cách mạng. Khả năng cơ động, khả năng xây dựng nhà cửa, mong muốn mặc quần áo, những công cụ tự sản xuất, nền nghệ thuật của họ – tất cả tạo nên một nền văn minh phát triển cao bất ngờ phá vỡ sự khởi đầu bất tận của nền văn hóa Nhân loại đã trải qua hàng triệu năm và đi lên với một tốc độ chậm chạp đầy khó khăn.

Tuy các chuyên gia không thể lý giải được sự xuất hiện của Người Homo

sapiens và nền văn minh của Người Cro-Magnon, nhưng đến nay không ai hoài nghi về nơi khởi nguồn của nền văn minh này: vùng Cận Đông. Những khu vực cao nguyên và đồi núi trải dài theo hình bán nguyệt từ Dãy Zagros ở phía Đông (khu vực biên giới giữa Iran và Iraq ngày nay) tới các dãy Ararat và Taurus ở phía Bắc, rồi đi xuống, hướng về phía Tây và phía Nam, tới vùng đồi thuộc Syria, Lebanon và Israel đầy rẫy những hang động nơi lưu giữ những bằng chứng về Người Hiện đại thời tiền sử.

HShanidar, một trong những hang động như vậy, nằm ở phía đông bắc hình bán nguyệt của nền văn minh. Ngày nay, những thổ dân người Cuốc (Kurd) hoang

dã vẫn lấy các hang động ở khu vực này làm nơi trú ẩn trong cho mình và gia súc trong mùa đông lạnh giá. Vậy là vào một đêm đông lạnh giá 44.000 năm trước, một gia đình 7 thành viên (trong số đó có 1 em bé) đã trú ẩn trong hang Shanidar.

Hình 2

Năm 1957, hài cốt của họ − có bằng chứng cho thấy họ bị đè chết bởi một trận lở đá − được Ralph Solecki bất ngờ phát hiện ra trong khi tới khu vực này để tìm kiếm bằng chứng về Người tiền

sử. Khám phá này còn hơn cả những gì ông mong đợi, khi các lớp trầm tích được gạt đi cho thấy chiếc hang này đã lưu giữ một hồ sơ rõ ràng về nơi ở của Con người ở khu vực này trong khoảng 100.000 tới 13.000 năm trước.

Những bằng chứng thể hiện trong bộ hồ sơ này cũng gây ngạc nhiên như chính nó vậy. Nó cho thấy rằng nền văn hóa của Nhân loại không hề đi lên mà còn đi

xuống. Bắt đầu từ một tiêu chuẩn nhất định, những thế hệ tiếp theo không cho thấy sự tiến bộ thêm nào thay vì những tiêu chuẩn ít tiến bộ hơn về đời sống văn minh. Và khoảng từ năm 27000 TCN tới năm 11000 TCN, sự suy thoái này xuống đến mức Con người gần như hoàn toàn không còn thói quen định cư. Người ta cho rằng do nguyên nhân khí hậu nên Con người gần như biến mất khỏi toàn bộ khu vực trên trong khoảng 16.000 năm.

Và rồi, khoảng vào năm 11000 TCN, Người Tinh khôn xuất hiện trở lại với khả năng sinh tồn mới và một nền văn hóa cao hơn đến mức không lý giải nổi.

Dường như có một vị huấn luyện viên vô

hình trong khi quan sát màn trình diễn chệch choạc của con người đã tung vào sân một đội hình qua huấn luyện tràn đầy sức mạnh và tinh nhuệ hơn để thay thế cho những cầu thủ đã kiệt sức.

***

Trải qua hàng triệu năm khởi đầu bất tận của mình, Con người là đứa con của Mẹ Tự nhiên; họ tồn tại bằng cách hái lượm thực phẩm hoang dại, săn động vật hoang dã và bắt chim trời cá nước. Nhưng ngay khi thói quen định cư của Con người phai nhạt, ngay khi họ rời bỏ nơi ở của mình, khi các thành tựu tư liệu và nghệ thuật của họ dần biến mất – đột nhiên Con người trở thành nông dân mà không

hề có lý do rõ ràng và không có bất cứ thời kỳ chuẩn bị nào được biết đến trước đó.

Tổng kết công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia nổi tiếng về đề tài này, R. J. Braidwood và B. Howe (hai tác giả của cuốn Prehistoric Investigations in Iraqui Kurdistan – tạm dịch: Nghiên cứu tiền sử về người Kurd ở Iraq) kết luận rằng các nghiên cứu di truyền học đã xác nhận những phát hiện khảo cổ và khẳng định nền nông nghiệp bắt nguồn từ chính nơi Người Tinh khôn xuất hiện trước đó cùng với nền văn minh nguyên sơ đầu tiên của mình: vùng Cận Đông. Đến nay chúng ta có thể khẳng định rằng hình thức canh tác nông nghiệp đã được phổ biến khắp thế

giới từ khu vực đồi núi và cao nguyên hình bán nguyệt này.

Sử dụng các phương pháp giám định niên đại bằng phóng xạ cacbon và di truyền học thực vật phức tạp, nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau đã nhất trí với kết luận rằng kinh nghiệm canh tác đầu tiên của Con người chính là việc trồng lúa mỳ và lúa mạch, hẳn là kết quả của quá trình thuần dưỡng các loại lúa mì emmer hoang dại. Cứ cho là bằng cách nào đó Con người đã trải qua một quá trình tự học hỏi cách thức thuần dưỡng, gieo trồng và canh tác một loài cây hoang dại thì các chuyên gia vẫn tỏ ra bối rối trước vô số những loại cây trồng và ngũ cốc khác thiết yếu cho sự

tồn tại và tiến bộ không ngừng của con người ở vùng Cận Đông. Các loại cây trồng được luân canh kế vụ nhau một cách nhanh chóng này bao gồm kê, lúa mạch đen, lúa mì spelt trong số các loại ngũ cốc ăn được; cây lanh cho sợi và dầu ăn; và rất nhiều cây bụi kết trái và cây ăn quả.

Trong các trường hợp này, loại cây trồng đó hiển nhiên đã được thuần dưỡng ở vùng Cận Đông cả thiên niên kỷ trước khi đến châu Âu. Có vẻ như vùng Cận Đông là một kiểu phòng thí nghiệm sinh học di truyền được điều hành bởi một bàn tay vô hình nhằm thường xuyên tạo ra từng loại cây trồng mới được thuần dưỡng.

Các chuyên gia nghiên cứu về nguồn gốc của cây nho đã đưa ra kết luận rằng việc canh tác loài cây này được khởi đầu ở những ngọn núi quanh vùng bắc Mesopotamia, Syria và Palestine. Không có gì ngạc nhiên cả. Kinh Cựu ước cũng cho rằng Noah đã "trồng một vườn nho" (và thậm chí đã bị say rượu nho) sau khi con thuyền của ông đáp xuống ngọn núi Ararat khi nước lụt của trận Đại Hồng thủy rút đi. Cũng giống như kết luận của các chuyên gia, Kinh thánh cũng đề cập đến nơi khởi đầu canh tác cây nho ở những ngọn núi phía bắc vùng Mesopotamia.

Táo, lê, ô-liu, sung, hạnh nhân, hồ trăn, cây óc chó – tất cả đều có nguồn gốc từ

vùng Cận Đông và từ đây chúng được phổ biến tới châu Âu và các miền đất khác trên thế giới. Thực tế, chúng ta không thể không xác nhận rằng Kinh Cựu ước đã đi trước các chuyên gia vài thiên niên kỷ trong việc xác định khu vực xuất hiện cây ăn quả đầu tiên trên thế giới: "Và Đức Chúa trời trồng một cây ăn quả trong Vườn Địa Đàng, về phía đông... Và Đức Chúa trời cho mọc lên từ Mặt đất từng loại cây đẹp mắt và cho trái ngọt."

Địa điểm chung của "Vườn Địa Đàng" được đề cập đến trong nhiều phiên bản Kinh thánh. Đó là khu vực "về phía đông" – phía đông của Israel. Đó là vùng đất được bồi đắp bởi 4 dòng sông lớn,

hai dòng sông trong số đó là Tigris và Euphrates.

Chúng ta không thể nghi ngờ gì việc cuốn Sáng Thế Ký đề cập đến nơi xuất hiện cây ăn trái đầu tiên trên vùng cao nguyên phía bắc Mesopotamia, nơi khởi nguồn của những dòng sông này. Kinh thánh và khoa học hoàn toàn khớp với nhau.

Thực tế là nếu chúng ta đọc cuốn Sáng Thế Ký bằng tiếng Hebrew gốc không phải như một cuốn sách về thần học mà là một tài liệu khoa học, chúng ta sẽ thấy rằng cuốn sách này cũng mô tả chính xác quá trình thuần dưỡng cây trồng. Khoa học đã chứng minh rằng quá trình thuần dưỡng đi từ các loài cỏ dại tới ngũ cốc

hoang dại tới ngũ cốc canh tác, tiếp theo là các loại cây bụi kết trái và cây ăn quả. Đây chính xác là quá trình được mô tả chi tiết trong chương đầu tiên của cuốn Sáng Thế Ký.

Và Đức Chúa trời phán rằng:

"Đất phải sinh cây cỏ;

ngũ cốc kết hạt giống;

cây trái kết quả, tùy theo hạt mầm trong đất."

Như vậy:

Đất sinh cây cỏ;

ngũ cốc kết hạt tùy theo loại,

cây kết quả có hạt trong mình, tùy theo loại.

Cuốn Sáng Thế Ký tiếp tục cho ta biết rằng Con người sau khi bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng đã phải lao động khổ cực để trồng cây lương thực. Đức Chúa trời nói với Adam: "Ngươi sẽ phải làm đổ mồ hôi trán mới có ăn". Và sau đó, "Abel chăn chiên, còn Cain thì làm ruộng." Kinh thánh cho ta thấy Con người đã trở thành người chăn nuôi ngay sau khi là người trồng trọt.

Các chuyên gia nhất trí cao với chuỗi sự kiện được đề cập trong cuốn Kinh thánh này. Khi phân tích nhiều học thuyết về

quá trình thuần hóa động vật, F. E. Zeuner (Domestication of Animals − tạm dịch: Thuần hóa động vật) nhấn mạnh rằng Con người không thể "có thói quen nuôi nhốt hay thuần hóa động vật trước khi đạt tới giai đoạn sinh sống thành từng đơn vị xã hội với quy mô nhất định." Những cộng đồng dân cư – tiền đề cho việc thuần hóa động vật này – được hình thành sau quá trình thay đổi của nền nông nghiệp.

Loài vật đầu tiên được thuần hóa là chó, tuy không nhất thiết để làm người bạn tốt nhất của Con người nhưng chắc chắn là để làm thức ăn. Việc thuần hóa này được cho là đã diễn ra vào khoảng năm 9500 TCN. Những bộ xương chó đầu tiên

được tìm thấy ở Iran, Iraq và Israel.

Cừu là loại được thuần hóa cùng thời gian với loài chó; trong hang Shanidar có những bộ xương cừu từ khoảng năm 9000 TCN, cho thấy rất nhiều cừu non bị giết để lấy thịt và da hàng năm. Ngay sau đó là dê, loài vừa làm thức ăn vừa cung cấp thêm sữa; lợn; gia súc có sừng; rồi gia súc không sừng là những loài tiếp theo được thuần hóa.

Trong tất cả các trường hợp trên, quá trình thuần hóa đều khởi nguồn ở vùng Cận Đông.

Sự thay đổi đột ngột trong chuỗi các sự kiện của Con người xảy ra vào khoảng năm 11000 TCN ở vùng Cận Đông (và

khoảng 2.000 năm sau ở châu Âu) đã khiến các chuyên gia mô tả thời kì này là sự kết thúc rõ ràng của Thời kỳ Đồ Đá Cũ (Paleolithic) và bắt đầu một thời kỳ văn hóa mới, Thời kỳ Đồ đá giữa (Mesolithic).

Cái tên, Thời kỳ Đồ đá, chỉ phù hợp khi xét đến vật liệu thô sơ chủ yếu của Con người – đá. Nhà của con người ở vùng núi vẫn được xây bằng đá; nơi ở được bảo vệ bằng những bức tường đá; dụng cụ canh tác đầu tiên của con người – cái liềm – được làm bằng đá. Con người tỏ lòng tôn kính hay bảo vệ người chết bằng cách dùng đá che phủ và trang trí cho các ngôi mộ; và họ dùng đá để tạo ra những bức tượng về các nhân vật tối cao,

hay còn gọi là "các vị thần", người ban cho họ lòng nhân từ. Một bức tượng như vậy được tìm thấy ở miền bắc Israel và có niên đại vào thiên niên kỷ 9 TCN biểu trưng đầu của một "vị thần" được bảo vệ bằng một chiếc mũ giáp có sọc và đeo một loại "kính bảo hộ" nào đó. (Hình 3)

Tuy nhiên, xét theo góc nhìn tổng thể, việc gọi thời kỳ bắt đầu khoảng từ năm 11000 TCN là Thời kỳ Đồ đá giữa là không phù hợp mà phải gọi là Thời kỳ Thuần hóa. Trong thời gian chỉ 3.600 năm – chỉ như một đêm nếu xét theo sự khởi đầu bất tận – Con người đã trở thành nông dân còn các loài cỏ cây cùng động vật thì được thuần hóa. Rồi sau đó là một thời kỳ mới diễn ra một cách rõ

ràng. Các chuyên gia gọi thời kỳ này là Thời kỳ Đồ đá mới (Neolithic); nhưng thuật ngữ này lại một lần nữa hoàn toàn không phù hợp, bởi sự thay đổi chính diễn ra vào khoảng năm 7500 TCN cùng với sự xuất hiện của đồ gốm.

Hình 3

Vì những lý do vẫn còn làm đau đầu các chuyên gia − nhưng sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta lật giở câu chuyện về những sự kiện thời tiền sử − quá trình phát triển hướng tới nền văn minh của Con người bị giới hạn trên các cao nguyên thuộc vùng Cận Đông trong vài thiên niên kỷ đầu tiên sau năm 11000 TCN. Việc phát hiện ra nhiều công dụng của đất sét diễn ra cùng thời kỳ Con người từ nơi trú ẩn trên núi của mình bước xuống những thung lũng màu mỡ phía dưới.

Đến thiên niên kỷ 7 TCN, vùng văn minh bán nguyệt Cận Đông đầy rẫy những nền văn hóa gốm sứ, nơi tạo ra rất nhiều

những dụng cụ, đồ trang sức và các bức tượng nhỏ. Đến khoảng năm 5000 TCN, vùng Cận Đông đã tạo ra được những sản phẩm gốm sứ có chất lượng tuyệt vời và kiểu dáng tinh xảo.

Nhưng một lần nữa quá trình này diễn ra chậm lại và đến năm 4500 TCN, các bằng chứng khảo cổ cho thấy quá trình suy thoái xảy ra khắp nơi. Đồ gốm trở nên đơn giản hơn. Các công cụ bằng đá – di sản của thời kỳ Đồ đá – lại trở nên thông dụng. Những khu vực cư trú còn ít hài cốt hơn. Một số nơi vốn là trung tâm của ngành chế tạo gốm sứ bắt đầu bị bỏ hoang và kỹ thuật tạo ra các đồ vật từ loại đất sét đặc biệt biến mất. James Melaart trong cuốn Earliest Civilizations

of the Near East (tạm dịch: Những nền văn minh đầu tiên của vùng Cận Đông) cho rằng: "Có một sự suy thoái chung của nền văn hóa"; một số khu vực rõ ràng là đã trải qua những dấu hiệu của "giai đoạn nghèo khó mới".

Rõ ràng lúc đó Con người và nền văn hóa của mình đang xuống dốc.

Thế rồi, một cách đột ngột, bất ngờ và không thể lý giải, vùng Cận Đông chứng kiến sự bùng nổ của nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử, nền văn minh đã tạo cội rễ vững chắc cho chính chúng ta.

Bàn tay vô hình lại một lần nữa đưa Con người thoát khỏi cuộc thoái trào và thậm chí còn nâng họ lên một tầm cao hơn về

văn hóa, tri thức và trình độ văn minh.

2. NỀN VĂN MINH

BẤT NGỜ

Trong một thời gian dài, người phương Tây tin rằng nền văn minh của họ là món quà đến từ La Mã và Hy Lạp. Nhưng các triết gia Hy Lạp nhiều lần viết rằng nền văn minh của mình phát triển từ các nguồn gốc còn sớm hơn. Sau đó, những người lữ hành trở về châu Âu đã báo cáo về sự tồn tại của một Ai Cập với những kim tự tháp hùng vĩ và các thành phố của những ngôi đền nửa chìm nửa nổi trên cát, được bảo vệ bởi những tượng thú bằng đá kỳ lạ có tên là nhân sư.

Khi Napoleon đặt chân đến Ai Cập vào năm 1799, ông đã mang theo các chuyên gia để nghiên cứu và lý giải những lăng mộ cổ đại này. Một sĩ quan của ông tìm thấy ở gần Rosetta một phiến đá trên đó có khắc một bản văn từ năm 196 TCN được viết bằng ngôn ngữ tượng hình Ai Cập cổ đại (hieroglyphic) cùng với hai loại chữ viết khác.

Sau khi giải mã chữ viết và ngôn ngữ Ai Cập cổ đại, rồi sau đó là các nỗ lực khảo cổ, đã cho người phương Tây thấy được một nền văn minh phát triển cao từng tồn tại ở Ai Cập trước khi nền văn minh Hy Lạp ra đời. Các hồ sơ của người Ai Cập đề cập đến các triều đại hoàng gia bắt đầu từ khoảng năm 3100

TCN – tròn hai thiên niên kỷ trước khi nền văn minh Hy Lạp ra đời. Đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ V và thứ IV TCN, Hy Lạp chỉ là kẻ đến sau chứ không phải là nơi khởi đầu nền văn minh.

Vậy có phải nền văn minh của chúng ta bắt nguồn từ Ai Cập?

Tuy điều này nghe có vẻ hợp logic, nhưng thực tế lại bác bỏ nó. Các học giả Hy Lạp đã từng kể về các chuyến đi tới Ai Cập, nhưng những cội nguồn của tri thức của họ lại được phát hiện ở nơi khác. Các nền văn hóa tiền Hy Lạp ở Biển Aegean – người Minoan trên đảo Crete và người Mycenae trên đất liền Hy Lạp – đã cho thấy nguồn gốc của nó xuất

phát từ văn hóa vùng Cận Đông chứ không phải Ai Cập. Không phải Ai Cập mà Syria và Anatolia mới là những con đường chính để nền văn minh phát triển sớm đó đến với Hy Lạp.

Với nhận thức rằng cuộc xâm lược Hy Lạp của người Doris và cuộc xâm lược Canaan của người Do thái sau Cuộc di cư của người Do thái rời bỏ Ai Cập diễn ra gần như vào cùng thời điểm (khoảng thế kỷ thứ XIII TCN), các chuyên gia đã say mê với khám phá về những nét tương đồng ngày càng nhiều giữa nền văn minh Semite và Hy Lạp. Giáo sư Cyrus H. Gordon (Forgotten Scripts; Evidence for the Minoan Language – tạm dịch: Những chữ viết bị lãng quên; Bằng chứng về

ngôn ngữ Minoa) đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới khi chỉ ra rằng một loại chữ viết cổ của người Minoan được gọi là Linear A rất giống với ngôn ngữ của người Semite. Ông đưa ra kết luận rằng "ở một mức độ đáng kể, chữ viết (tách biệt với nội dung) của nền văn minh Hebrew và Minoan là một". Và ông cũng chỉ ra rằng tên gọi của hòn đảo, Crete, phát âm theo tiếng Minoan là Ke-re-ta, giống với từ Ke-re-et (thành phố có tường thành) trong tiếng Hebrew và có một phiên bản tương ứng trong câu chuyện của người Semite về vua xứ Keret.

Ngay cả bảng chữ cái Hy Lạp, nguồn gốc của bảng chữ cái La-tinh và của chúng

ta, cũng đến từ vùng Cận Đông. Chính các sử gia Hy Lạp cổ đại đã viết rằng một người Phoenicia có tên là Kadmus ("cổ đại") đã mang bảng chữ cái tới cho họ, gồm cùng số lượng chữ cái, theo cùng một trật tự như trong tiếng Hebrew; và nó chỉ trở thành bảng chữ cái Hy Lạp khi cuộc chiến Thành Troy nổ ra. Số lượng chữ cái đã được nhà thơ Simonides của Ceos tăng lên thành 26 chữ cái vào thế kỷ thứ V TCN.

Ta có thể dễ dàng minh họa cho khởi nguồn Cận Đông của chữ viết Hy Lạp và La-tinh, rồi sau đó là toàn bộ nền tảng văn hóa phương Tây bằng cách so sánh trật tự, tên gọi, ký hiệu và thậm chí là các giá trị số học của bảng chữ cái Cận

Đông gốc với chữ cái Hy Lạp cổ xưa và chữ cái La-tinh gần đây. (Hình 4)

Dĩ nhiên các chuyên gia đều biết về những lần tiếp xúc giữa văn hóa Hy Lạp và Cận Đông trong thiên niên kỷ đầu tiên TCN và đạt đến đỉnh cao với chiến thắng của Alexander người Macedonia trước người Ba Tư vào năm 331 TCN. Các hồ sơ của Hy Lạp chứa đựng nhiều thông tin về người Ba Tư và vùng đất của họ (gần song song với Iran ngày nay). Khi xem xét tên các vị vua Ba Tư – Cyrus, Darius, Xerxes – và tên các vị thần của họ vốn có vẻ như thuộc về ngôn ngữ hệ Ấn – Âu, các chuyên gia rút ra kết luận rằng họ là một bộ phận của dân tộc Aryan ("cao quý") xuất hiện ở đâu đó

gần Biển Caspian tới cuối thiên niên kỷ 2 TCN và trải rộng về phía tây tới vùng Tiểu Á, phía đông tới Ấn Độ và phía nam tới nơi mà Kinh Cựu ước gọi là "vùng đất của người Mede và Parsee."

Nhưng mọi thứ không chỉ đơn giản như vậy. Bất chấp nguồn gốc được cho là ngoại lai của những kẻ xâm lược đó, Kinh Cựu ước vẫn coi họ là một bộ phận, một phần của của các sự kiện kinh thánh. Ví dụ như Cyrus được coi là một "Đấng cứu thế của Đức Giê-hô-va" – quả là một quan hệ lạ lùng giữa Đức Chúa của người Hebrew và không phải của người Hebrew. Theo cuốn Kinh của Ezra, Cyrus lãnh lấy nhiệm vụ xây dựng lại Đền thờ Jerusalem và khẳng định

rằng ông ta hành động theo mệnh lệnh được ban ra bởi Đức Giê-hô-va, người mà ông ta gọi là "Chúa trên Thiên đường".



Hình 4

    "H", thường được chuyển chữ thành "H" cho đơn giản, trong ngôn ngữ của người Sumer và Semite được phát âm là "CH" như trong từ "loch" của tiếng Scotland hay Đức.

    "S", thường được chuyển chữ thành "H" cho đơn giản, trong ngôn ngữ của người Sumer và Semite được phát âm là "TS".

Cyrus và các vị vua khác trong triều đại đặt tên cho đế chế của mình là Achaemenid – theo vương hiệu mà người lập nên vương triều này đặt ra là Hacham-Anish. Vương hiệu này là một vương hiệu thuần Semite có nghĩa là

"người thông thái" chứ không phải là một từ trong ngôn ngữ Aryan. Thông thường các chuyên gia thường không chú ý xem xét những định hướng tới những nét tương đồng giữa Đức Giê-hô-va của người Hebrew và vị thần mà người Achaemenid gọi là "Đức Chúa Thông thái", vị thần được họ mô tả là bay lượn trên bầu trời trong một Quả cầu Có Cánh như hình ảnh trên ấn tín hoàng gia của Darius. (Hình 5)

Hiện nay chúng ta đã khẳng định rằng cội nguồn văn hóa, tôn giáo và lịch sử của người Ba Tư cổ xuất phát từ các đế chế Babylon và Assyria thời trước và Kinh Cựu ước có nhắc đến quy mô và sự sụp đổ của những đế chế đó. Ban đầu các ký

hiệu tạo nên chữ viết xuất hiện trên các lăng mộ và ấn tín của người Achaemenid được coi là để trang trí. Engelbert Kampfer, người đã đặt chân tới thủ đô Persepolis của Ba Tư cổ vào năm 1686 đã miêu tả các ký hiệu đó là "các hình nêm". Từ đó loại chữ viết này được biết đến với tên gọi chữ hình nêm.

Khi bắt đầu các nỗ lực giải mã câu chữ của người Achaemenid, người ta thấy rõ rằng chúng được viết bởi cùng một dạng chữ trên các đoạn văn tìm thấy trên đồ tạo tác và phiến đá cổ ở Mesopotamia, vùng đồng bằng và cao nguyên nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates. Bị kích thích bởi các phát hiện phân tán này, vào năm 1843, Paul Emile Botta đã quyết

định tiến hành nỗ lực khai quật có chủ đích lớn đầu tiên. Ông chọn địa điểm khai quật ở bắc Mesopotamia, nay được gọi là Khorsabad, gần Mosul ngày nay. Botta đã sớm có thể khẳng định rằng những đoạn chữ hình nêm đó chỉ địa danh Dur Sharru Kin. Đó là những đoạn chữ bằng tiếng Semite, loại ngôn ngữ họ hàng với tiếng Hebrew và cái địa danh đó có nghĩa là "thành phố có tường thành của vị vua chính nghĩa". Các sách vở của chúng ta ngày nay gọi vị vua này là Sargon II.

Hình 5

Kinh thành của vị vua Assyria này có trung tâm là một cung điện tráng lệ với những tường thành và các hình điêu khắc chạm nổi mà nếu đặt sát cạnh nhau các phù điêu này sẽ trải dài trên một dặm. Ngự trị giữa thành phố và tổ hợp cung điện này là một kim tự tháp có bậc có tên

là ziggurat (đền thờ kim tự tháp cổ) với vai trò là "đường lên Thiên đàng" cho các vị thần. (xem Hình 6)

Kiến trúc của thành phố và những hình điêu khắc thể hiện một phong cách đời sống trên quy mô lớn. Các cung điện, đền đài, nhà cửa, chuồng ngựa, nhà kho, tường thành, cổng thành, cột đá, các đồ trang trí, tượng, tác phẩm nghệ thuật, tháp, thành lũy, sân thượng, khu vườn – tất cả được hoàn thành chỉ trong 5 năm. Theo Georges Contenau trong cuốn La Vie Quotidienne à Babylone et en Assyrie (tạm dịch: Cuộc sống thường nhật ở Babylon và Assyria), đã cho rằng: "trí tưởng tượng vận động đến chóng mặt trước khi sức mạnh tiềm tàng của một đế

chế có thể phát triển trọn vẹn nhiều đến vậy chỉ trong một quãng thời gian ngắn" vào khoảng 3.000 năm trước.

Hình 6

Không để người Pháp lấn lướt, đại diện của nước Anh xuất hiện tại khu vực này là Ngài Austen Henry Layard đã lựa chọn khu vực khai quật ở một nơi cách Khorsabad khoảng 15 km về phía sông

Tigris. Người bản địa gọi nó là Kuyunjik; hóa ra đó là kinh đô Nineveh của người Assyria.

Các địa danh và sự kiện trong kinh thánh đã bắt đầu gần hơn với thực tế. Nineveh là kinh thành của Assyria dưới sự trị vì của 3 vị vua vĩ đại cuối cùng: Sennacherib, Esarhaddon và Ashurbanipal. Kinh Cựu ước (Sách các Vua II 18:13) viết rằng: "Nay vào năm thứ 14 vua Hezekiah, vua Sennacherib của Assyria trị vì tất cả các thành của Judah" và khi Thiên sứ của Chúa đánh bại quân đội của ông, "Sennacherib rời đi và quay trở lại, rồi ngụ ở Nineveh."

Trên các ngọn đồi nơi Sennacherib và

Ashurbanipal xây dựng Nineveh có các lâu đài, đền thờ và các công trình nghệ thuật vượt trội hơn hẳn thời Sargon. Khu vực nơi người ta tin rằng có di tích cung điện của Esarhaddon không thể tiến hành khai quật được, bởi hiện nay nơi đó có một nhà thờ Hồi giáo được dựng lên trên vị trí được cho là mộ của nhà tiên tri Jonah, người đã bị cá voi nuốt vì từ chối mang thông điệp của Đức Giê-hô-va tới Nineveh.

Layard đã đọc được trong các tư liệu cổ của Hy Lạp rằng một sĩ quan trong quân đội của Alexander đã nhìn thấy "vị trí của các kim tự tháp và dấu vết của một thành phố cổ" – một thành phố đã bị chôn vùi vào thời của Alexander Đại đế!

Layard cũng đã tiến hành khai quật thành phố đó và tìm ra đó là Nimrud, trung tâm quân sự của Assyria. Nó được hình thành khi vua Shalmaneser II xây dựng một đài kỷ niệm để ghi dấu những cuộc viễn chinh quân sự và chinh phạt của mình. Hiện nay, tại khu trưng bày ở Bảo tàng Anh, trong danh sách các vị vua buộc phải cống nạp, được ghi danh trên đài tưởng niệm có "Jehu, con của Omri, vua của Israel."

Các tư liệu của Mesopotamia và Kinh thánh lại một lần nữa hỗ trợ lẫn nhau!

Kinh ngạc trước sự chứng thực ngày càng nhiều của các phát hiện khảo cổ cho các câu chuyện trong Kinh thánh, các nhà

Assyria học (cách gọi các chuyên gia đó) tìm đến chương 10 của cuốn Sáng Thế Ký. Trong đó Nimrod – "người thợ săn can đảm trước mặt Đức Giê-hô-va"

– được mô tả là người sáng lập nên tất cả các vương quốc của Mesopotamia.

Và Người bắt đầu lập ra vương quốc của mình:

Babel, Erech, Akkad, tất cả đều ở tại xứ Si-nê-a (Shin'ar).

Từ xứ đó, Người đến xứ Ashur, nơi lập thành vùng đất Nineveh với những đường phố lớn;

và Khalah, thành Ressen, là thành rất lớn

ở giữa khoảng thành Nineveh và Khalah.

Trong thực tế có những ngọn đồi mà người bản địa gọi là Calah, nằm giữa Nineveh và Nimrud. Khi các nhóm khai quật dưới sự chỉ đạo của W. Andrae tiến hành khai quật khu vực này từ năm 1903 đến 1914, họ đã khám phá ra những phế tích của Ashur, trung tâm tôn giáo của người Assyria và kinh thành cổ xưa nhất của nó. Trong tất cả các thành của người Assyria được đề cập trong Kinh thánh thì chỉ còn thành Ressen là vẫn chưa phát lộ. Tên của thành này có nghĩa là "cương ngựa"; có lẽ đó là nơi xây dựng các chuồng ngựa hoàng gia của người Assyria.

Gần như cùng thời điểm Ashur được khai quật, các nhóm khai quật do R. Koldewey chỉ đạo cũng đang hoàn thành việc khai quật Babylon, trong Kinh thánh gọi là Babel – một khu vực rộng lớn gồm những cung điện, đền đài, vườn treo và kim tự tháp cổ thường thấy. Trong một thời gian ngắn, các đồ tạo tác và tư liệu đã vén lên bức màn lịch sử của 2 đế chế đối địch nhau ở Mesopotamia: Babylon và Assyria, một đế chế đóng đô ở phía nam, đế chế kia ở phía bắc.

Thịnh và suy, đấu tranh và chung sống, 2 đế chế này đã tạo nên một nền văn minh phát triển rực rỡ trong khoảng 1.500 năm, cả 2 đều nổi lên từ khoảng năm 1900 TCN. Cuối cùng Ashur và Nineveh

cũng bị người Babylon chiếm và phá hủy lần lượt vào năm 614 và 612 TCN. Như tiên đoán của các nhà tiên tri trong Kinh thánh, đến lượt đế chế Babylon rơi vào một kết cục nhục nhã khi bị Cyrus, vua của Achaemenid chinh phạt vào năm 539 TCN.

Tuy 2 đế chế là kẻ thù của nhau trong suốt chiều dài lịch sử, nhưng khó có thể tìm thấy điểm khác biệt đáng kể nào giữa Assyria và Babylon xét về mặt văn hóa hay tư liệu. Tuy người Assyria gọi vị Chủ thần của mình là Ashur ("thấu hiểu tất cả") còn người Babylon khẩn nguyện Marduk ("con trai của ngọn đồi thanh khiết") nhưng những đền thờ của họ lại gần như giống nhau.

Trong số các tác phẩm trưng bày quý giá của nhiều bảo tàng trên thế giới, có những chiếc cổng tưởng niệm, những con bò có cánh, những tác phẩm điêu khắc chạm nổi, những chiến mã xa, những công cụ, đồ dùng, đồ trang sức, tượng và các vật thể khác được làm bằng tất cả các vật liệu sẵn có khai quật từ những ngọn đồi của Assyria và Babylon. Nhưng kho báu thực sự của các vương quốc này lại nằm trong những bản ghi chép của họ: hàng ngàn hàng vạn những tài liệu viết bằng chữ hình nêm bao gồm những câu chuyện về vũ trụ, những bản sử thi, lịch sử về các vị vua, hồ sơ đền thờ, các hợp đồng thương mại, hồ sơ kết hôn và ly dị, lịch thiên văn, những lời chiêm tinh, các công thức toán học, danh sách địa lý,

sách giáo khoa ngữ pháp và từ vựng, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là những bản ghi chép về tên, phả hệ, biệt danh, chiến công, quyền lực và nhiệm vụ của các vị thần.

Ngôn ngữ chung tạo nên sợi dây liên kết về văn hóa, lịch sử và tôn giáo giữa Assyria và Babylon chính là tiếng Akkad. Ban đầu nó được coi là ngôn ngữ Semite, xuất hiện trước và có liên quan tới ngôn ngữ Hebrew, Aramaic, Phonecia và Canaanite. Nhưng cả người Assyria lẫn người Babylon đều không hề tuyên bố phát minh ra loại ngôn ngữ này cùng chữ viết của nó; trong thực tế có nhiều cuốn lịch thiên văn của họ còn được tái bút rằng chúng được sao chép

từ những nguồn có từ trước.

Vậy ai là người đã phát minh ra chữ hình nêm và phát triển loại ngôn ngữ với ngữ pháp chính xác và vốn từ vựng phong phú đó? Ai đã viết ra những "nguồn có từ trước" này? Và tại sao người Assyria và Babylon lại gọi ngôn ngữ đó là tiếng Akkad?

Lại một lần nữa chúng ta tập trung sự chú ý vào cuốn Sáng Thế Ký. "Và người bắt đầu lập ra vương quốc của mình: Babel, Erech, Akkad." Akkad – liệu ở đây thực sự đã tồn tại một kinh thành trước cả Babylon và Nineveh?

Các phế tích ở Mesopotamia đã cung cấp bằng chứng quyết định rằng thời xa

xưa ở đây đã thực sự tồn tại một vương quốc có tên là Akkad, được lập nên bởi một vị vua từ rất xưa có tên gọi là sharrukin ("đấng trị vì chính nghĩa"). Trong các văn tự của mình ông tuyên bố rằng nhờ ơn phước của thần Enlil, đế chế của ông trải dài từ vùng Biển Thấp (vịnh Ba Tư) tới vùng Biển Cao (được cho là Địa Trung Hải). Ông tự hào rằng "ở cảng Akkad, ngài bỏ neo những con tàu" từ nhiều vùng đất xa xôi.

Các chuyên gia cảm thấy kính sợ: Họ đã phát hiện ra một đế chế Mesopotamia tồn tại ở thiên niên kỷ 3 TCN! Từ thời Sargon người Assyria xứ Dur Sharrukin tới thời Sargon xứ Akkad là một bước nhảy lùi khoảng 2.000 năm. Thế nên

những ngọn đồi được đào xới hé lộ một nền văn học và nghệ thuật, khoa học và chính trị, thương mại và giao lưu – một nền văn minh hoàn chỉnh – có từ lâu đời trước khi Babylon và Assyria xuất hiện. Hơn nữa, đây rõ ràng là tiền thân và là nguồn gốc của các nền văn minh Mesopotamia sau này; Assyria và Babylon chỉ là những nhánh của cây nguồn Akkad.

Thế nhưng bức màn bí ẩn về một nền văn minh Mesopotamia xuất hiện sớm đến vậy càng trở nên huyền bí hơn khi các văn tự ghi chép thành tựu và phả hệ của vua Sargon xứ Akkad được tìm thấy. Những văn tự này cho thấy tên hiệu đầy đủ của vị vua này là "Vua xứ Akkad, Vua

của Kish"; chúng giải thích rằng trước khi lên ngôi, ông ta đã từng là cố vấn của "các đấng trị vì xứ Kish." Các chuyên gia tự hỏi: Vậy có hay chăng một vương quốc còn lâu đời hơn của xứ Kish tồn tại trước cả Akkad?

Một lần nữa, những đoạn văn trong kinh thánh lại cho thấy tầm quan trọng của mình:

Kush sinh ra Nimrod;

Người là người đầu tiên trở thành Anh hùng trên Mặt đất...

Và Người bắt đầu lập ra vương quốc của mình:

Babel, Erech và Akkad.

Nhiều chuyên gia cho rằng vua Sargon xứ Akkad chính là Nimrod trong Kinh thánh. Nếu đọc "Kish" là "Kush" trong đoạn Kinh thánh trên thì có vẻ như Kish chính là tiền thân của Nimrod như tuyên bố của Sargon. Thế rồi các chuyên gia bắt đầu chấp nhận theo nghĩa đen những văn tự còn lại của ông: "Ngài đánh bại Uruk và phá hủy bức tường thành... Ngài giành chiến thắng trong trận chiến với dân Ur... Ngài chinh phục toàn bộ lãnh thổ từ Lagash đến tận bờ biển."

Phải chăng địa danh Erech trong Kinh thánh chính là Uruk được nhắc tới trong các văn tự của Sargon? Khi khu vực mà

nay có tên gọi là Warka được khai quật, người ta thấy rằng thực tế quả đúng như vậy. Và cái tên Ur mà Sargon nhắc đến không gì khác chính là Ur, quê hương của Abraham ở Mesopotamia trong Kinh thánh.

Các phát hiện khảo cổ không chỉ xác thực những điều được ghi trong Kinh thánh mà chúng còn có thể khẳng định rằng đã từng có những vương quốc, thành phố và nền văn minh tồn tại ở Mesopotamia trước cả thiên niên kỷ 3 TCN. Câu hỏi duy nhất được đặt ra là: chúng ta phải đi ngược thời gian bao lâu để có thể tìm ra vương quốc văn minh đầu tiên?

***

Các chuyên gia nhanh chóng nhận ra rằng những tên gọi kia không chỉ có nghĩa trong tiếng Hebrew và trong Kinh Cựu ước mà còn có nghĩa ở khắp vùng Cận Đông cổ đại. Tất cả tên người và địa danh ở Akkad, Babylon và Assyria đều có nghĩa. Nhưng tên của các vị vua trước thời Sargon xứ Akkad thì hoàn toàn vô nghĩa: Vị vua mà Sargon làm cố vấn có tên là Urzababa; vị vua trị vì xứ Erech có tên là Lugalzagesi; và tương tự như thế.

Khi thuyết trình trước Hội châu Á học Hoàng gia (Royal Asiatic Society) vào năm 1853, ngài Henry Rawlinson đã chỉ

ra rằng những cái tên đó không thuộc ngôn ngữ Semite cũng không phải ngôn ngữ Ấn – Âu; trong thực tế "có vẻ như chúng thuộc về một nhóm ngôn ngữ hoặc dân tộc chưa được biết tới." Nhưng nếu như những cái tên đó có nghĩa thì chúng có nghĩa trong loại ngôn ngữ bí ẩn nào?

Các chuyên gia lại có một cái nhìn khác về các văn tự của Akkad. Về cơ bản, loại chữ hình nêm của Akkad thuộc dạng chữ âm tiết: Mỗi ký hiệu tượng trưng cho một âm tiết hoàn chỉnh (ab, ba, bat,...). Thế nên chữ viết sử dụng rộng rãi các ký hiệu không phải là âm tiết ngữ âm mà chứa đựng nghĩa như "thần", "thành phố", "đất nước", hay "sự sống", "cao quý" và những thứ tương tự. Cách giải

thích khả dĩ duy nhất cho hiện tượng này là các ký hiệu đó mang dấu tích của một cách viết sử dụng chữ tượng hình có từ trước. Bởi vậy trước tiếng Akkad chắc chắn phải tồn tại một loại ngôn ngữ khác sử dụng cách viết giống như chữ viết tượng hình của người Ai Cập.

Người ta nhanh chóng nhận ra rằng ở đây có sự liên quan của một loại ngôn ngữ có từ trước, không hẳn chỉ là một cách viết. Các chuyên gia phát hiện ra rằng các văn tự Akkad có sử dụng rộng rãi từ vay mượn – những từ được vay mượn nguyên xi từ ngôn ngữ khác (giống như cách mà người Pháp ngày nay vay mượn từ weekend của người Anh). Điều này đặc biệt đúng trong các trường hợp liên quan

đến khoa học hay thuật ngữ kỹ thuật, cũng như trong các vấn đề liên quan đến thần thánh và thiên đường.

Một trong những khám phá lớn nhất về văn tự của người Akkad là di tích một thư viện được xây dựng ở Nineveh cạnh Ashurbanipal; Layard và các đồng sự đã thu được ở khu vực này 25.000 phiến đá, nhiều bản được người ghi chép mô tả là bản sao của "văn tự cổ". Có một nhóm 23 phiến được kết thúc bằng câu sau: "bản thứ 23: ngôn ngữ của Shumer không thay đổi." Một văn tự khác có ghi chép tuyên bố đầy bí ẩn của Ashurbanipal:

Thần của những người ghi chép đã ban cho ta món quà là tri thức về nghệ

thuật ghi chép.

Ta đã bắt đầu tiếp nhận những bí mật của nghệ thuật ghi chép.

Ta thậm chí có thể đọc được những bản khắc phức tạp bằng tiếng Shumer;

Ta có thể hiểu được những từ ngữ bí ẩn khắc trên đá từ thời trước khi diễn ra trận Đại Hồng thủy.

Tuyên bố của Ashurbanipal rằng ông có thể đọc được những bản khắc phức tạp bằng tiếng "Shumer" và hiểu được những từ ngữ viết trên những phiến đá "từ thời trước khi diễn ra trận Hồng thủy" chỉ càng làm tăng thêm sự huyền bí. Nhưng đến tháng Một năm 1869, Jules Oppert

đã đề nghị Hội Nghiên cứu Tiền đúc và Khảo cổ Pháp công nhận sự tồn tại của ngôn ngữ và dân tộc tiền Akkad. Ông chỉ ra rằng những vị vua đầu tiên của Mesopotamia đã khẳng định tính pháp lý của mình khi lấy tên hiệu là "Vua của Sumer và Akkad" và đề xuất gọi dân tộc này là "người Sumer" và vùng đất của họ là "Sumer".

Ngoại trừ việc phát âm sai địa danh – phải là Shumer chứ không phải là Sumer

– thì đề xuất của Oppert hoàn toàn đúng đắn. Sumer không phải là một miền đất xa xôi huyền bí, nó chính là địa danh trước đây của miền nam Mesopotamia, như trong cuốn Sáng Thế Ký đã nêu rõ: Các kinh thành Babylon, Akkad và Erech

đều ở "tại xứ Shin'ar". (Shinar là tên trong Kinh thánh của Sumer.)

Một khi các chuyên gia đã chấp nhận các kết luận này, thì cánh cửa đập tràn như được mở ra. Nguồn tham khảo "các tư liệu cổ" của người Akkad trở nên có ý nghĩa và các chuyên gia sớm nhận ra rằng những bản khắc với những cột chữ dài đó trong thực tế là các từ điển tiếng Akkad – Sumer được người Assyria và Babylon soạn nên để tự học thứ ngôn ngữ viết đầu tiên, tiếng Sumer.

Nếu không có những cuốn từ điển này từ trước, chúng ta còn lâu mới có thể đọc được chữ Sumer. Với sự trợ giúp của chúng, một kho tàng văn hóa và văn học

dường như được mở ra trước mắt chúng ta. Chúng ta cũng biết rõ rằng chữ viết của người Sumer vốn là chữ tượng hình và được khắc trên các phiến đá theo dạng cột thẳng, rồi được đổi thành dạng nằm ngang và sau đó được biến thể thành chữ viết hình nêm trên các tấm đất sét mềm để trở thành chữ viết hình nêm được người Akkad, Babylon, Assyria và nhiều quốc gia khác ở vùng Cận Đông cổ đại sử dụng. (Hình 7)

Việc giải mã ngôn ngữ và chữ viết của người Sumer, cùng với nhận thức rằng người Sumer và văn hóa của họ là nền tảng cho các thành tựu của người Akkad

– Babylon – Assyria đã khích lệ các nhà khảo cổ tìm kiếm các dấu tích ở miền

nam Mesopotamia. Tất cả các bằng chứng hiện nay cho thấy sự khởi đầu chính là ở đó.

Cuộc khai quật lớn đầu tiên khu vực sinh sống của người Sumer được các nhà khảo cổ Pháp bắt đầu tiến hành năm 1877; và những phát hiện chỉ riêng ở khu vực này phong phú đến mức các nhà khảo cổ khác vẫn tiếp tục đào bới cho mãi tới năm 1933 mà vẫn chưa kết thúc.

Được người bản địa gọi là Telloh ("đồi"), khu vực này hóa ra là một thành phố cổ của người Sumer, vùng Lagash rộng lớn mà vua Sargon xứ Akkad tự hào là đã chinh phục được. Trong thực tế, đó là một kinh thành với những người trị vì

có danh hiệu giống như của Sargon nhưng là theo tiếng Sumer: EN.SI ("Đấng Chính nghĩa"). Triều đại của họ bắt đầu khoảng từ năm 2900 TCN và kéo dài gần 650 năm. Trong thời gian này đã có 43 ensi trị vì liên tục ở Lagash: Tên, phả hệ và thời gian trị vì của họ đều được ghi chép lại một cách rõ ràng.

Những tư liệu này cho ta biết rất nhiều thông tin. Những lời khẩn cầu thần linh "làm cho hạt giống nảy mầm tươi tốt để gặt hái... ban cho nước tưới để cây trồng trổ bông" minh chứng cho sự tồn tại của nền nông nghiệp và thủy lợi. Trên một chiếc cốc có ghi dòng chữ vinh danh một vị nữ thần là "người cai quản kho thóc" cho thẩy rằng ngũ cốc đã được cất trữ,

cân đo và trao đổi. (Hình 8)



Hình 7



Hình 8

Một ensi có tên là Eannatum đã để lại dòng chữ trên một miếng đất sét với nội dung rằng các vị vua Sumer chỉ có thể giành được ngôi báu khi nhận được sự ủng hộ của các vị thần. Ông cũng ghi lại cuộc chinh phạt một thành trì khác, chứng tỏ rằng vào đầu thiên niên kỷ 3 TCN, ở Sumer đã có sự tồn tại của các bang thành khác.

Người kế vị Eannatum là Entemena đã viết về quá trình xây dựng một ngôi đền và trang trí ngôi đền đó bằng vàng và bạc, xây các khu vườn, mở rộng những chiếc giếng ốp gạch. Ông tự hào khoe

việc xây dựng một pháo đài với các tháp canh và các cơ sở đóng tàu.

Một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Lagash là Gudea. Ông có rất nhiều tượng chân dung, tất cả đều thể hiện vị vua này ở tư thế lạy tạ các vị thần. Tư thế này không có vẻ gì là giả tạo cả: thực tế Gudea đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc thờ phụng thần Ningirsu, vị thần tối cao của ông và việc xây dựng cũng như tái thiết các ngôi đền.

Nhiều văn tự của ông cho thấy rằng, trong quá trình tìm kiếm những vật liệu xây dựng đặc sắc nhất, ông đã lấy vàng từ châu Phi và Anatolia, bạc từ núi Taurus, cây tuyết tùng từ Lebanon, các

loại gỗ quý khác từ Ararat, đồng từ dãy Zagros, điorit (một loại đá nham thạch màu đen) từ Ai Cập, đá đỏ từ Ethiopia và các vật liệu khác từ nhiều vùng đất mà các chuyên gia chưa xác định được.

Khi Moses xây dựng "Đền thánh" cho Đức Chúa trời trên sa mạc, ông đã tiến hành theo những chỉ dẫn rất chi tiết của Ngài. Vua Solomon đã tiến hành xây dựng Đền thờ đầu tiên ở Jerusalem sau khi Đức Chúa trời "ban cho ông sự thông thái". Nhà tiên tri Ezekiel đã được một "nhân vật có ngoại hình bằng đồng và nắm trong tay một sợi dây lanh và thước đo" chỉ cho những kế hoạch chi tiết để xây dựng Đền thờ Thứ hai "trong một giấc mơ về Chúa". Một thiên niên kỷ

trước đó, Ur-Nammu, vua trị vì xứ Ur, đã mô tả cách thức thần linh ra lệnh cho ông xây cho thần một ngôi đền và trao cho ông những chỉ dẫn thích hợp, một cái thước đo và một cuộn dây để thực hiện công việc đó. (Hình 9)

1.200 năm trước thời của Moses, Gudea cũng đã có ghi chép tương tự. Trong một bản ghi chép rất dài của mình, ông viết rằng những hướng dẫn đó đã được trao cho mình trong một giấc mơ. "Một người đàn ông tỏa ra ánh sáng như trên thiên đường", đứng bên cạnh là "một con chim thần", "ra lệnh cho ta xây ngôi đền cho ngài". "Người đàn ông" với "chiếc vương miện trên đầu chứng tỏ ngài là một vị thần" này sau đó được xác định là

thần Ningirsu. Đi cùng với ông là một nữ thần "cầm một tấm bảng bằng ngôi sao của thiên đường", tay kia "cầm một chiếc bút thiêng" để chỉ cho Gudea "hành tinh thuận lợi". Người thứ ba cũng là một vị thần giữ một tấm bảng bằng đá quý "chứa đựng kế hoạch xây dựng ngôi đền." Một trong những bức tượng của Gudea thể hiện ông ở tư thế ngồi với tấm bảng này trên đầu gối; trên tấm bảng đó. chúng ta có thể thấy rõ hình vẽ của thần. (Hình 10)

Là một người thông minh nhưng Gudea vẫn cảm thấy bối rối không thể hiểu được những chỉ dẫn kiến trúc này và ông phải nhờ đến một vị nữ thần khác giải thích những thông điệp thiêng liêng đó.

Vị nữ thần đó đã giải thích ý nghĩa những lời chỉ dẫn cho nhà vua, về quy mô ngôi đền, kích thước và hình dạng của những viên gạch dùng để xây đền. Sau đó Gudea đã sai một người đàn ông "nhà tiên tri, người đưa ra các quyết định" và một phụ nữ "người tìm kiếm những bí mật" để xác định địa điểm xây dựng ở vùng ngoại vi thành, nơi vị thần mong muốn ông xây dựng ngôi đền. Sau đó ông đã sử dụng 216.000 người để tiến hành việc xây dựng.

Ta có thể hiểu được sự bối rối của Gudea vì tấm "sơ đồ xây dựng" trông có vẻ đơn giản này có thể cung cấp cho ông đủ thông tin để xây nên một ngôi đền thờ kim tự tháp cổ phức tạp cao 7 tầng.

Trong tác phẩm Der Alte Orient viết năm 1900, A. Billerbeck đã có thể giải mã ít nhất một phần của những hướng dẫn kiến trúc thần thánh đó. Trên đỉnh bức tượng đã bị thời gian bào mòn một phần cùng với hình vẽ cổ xưa đó là những nhóm đường kẻ thẳng đứng có số lượng giảm dần khi khoảng cách giữa chúng tăng lên. Có vẻ như những kiến trúc sư thần thánh này có khả năng đưa ra những chỉ dẫn hoàn chỉnh cho việc xây dựng một ngôi đền cao 7 tầng chỉ với một bản thiết kế đơn giản đi kèm với 7 bảng tỉ lệ khác nhau. (Hình 11)

Người ta nói rằng chiến tranh thôi thúc Con người đến với khoa học và những đột phá về vật liệu. Còn ở đất nước

Sumer cổ đại, có vẻ như việc xây dựng đền đài đã kích thích người dân và các đấng trị vì đạt được những thành tựu công nghệ lớn lao hơn. Khả năng tiến hành công trình xây dựng đồ sộ theo những bản thiết kế kiến trúc có sẵn, khả năng tổ chức và nuôi sống một lực lượng lao động khổng lồ, khả năng bạt đất đắp đồi, đóng gạch và vận chuyển đá, chuyên chở những vật liệu quý và các vật liệu khác từ những nơi rất xa, khả năng đúc kim loại và tạo hình các công cụ cùng đồ trang sức – tất cả đều thể hiện một nền văn minh phát triển đạt đến đỉnh cao huy hoàng nhất vào thiên niên kỷ 3 TCN.

***

Tuy việc xây dựng những ngôi đền Sumer từ cổ xưa nhất đã tỏ ra siêu việt như vậy nhưng xét về quy mô và mức độ phong phú thì chúng mới chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm của những thành tựu vật chất của nền văn minh vĩ đại đầu tiên mà Con người biết tới.

Hình 9

Hình 10

Hình 11

Bên cạnh việc phát minh và phát triển chữ viết đóng vai trò là cơ sở sống còn cho một nền văn minh phát triển cao, người Sumer cũng đáng được coi là ông tổ của kỹ thuật in ấn. Nhiều thiên niên kỷ trước khi Johann Gutenberg "phát minh"

ra kỹ thuật in ấn bằng đầu mô (loại chữ in di động), những văn tự của người Sumer đã sử dụng loại "chữ in" chế sẵn cho nhiều ký hiệu tượng hình khác nhau và họ dùng chúng như cách chúng ta dùng con dấu cao su ngày nay để in những chuỗi ký hiệu mong muốn lên tảng đất sét ướt.

Họ cũng đã phát minh ra sản phẩm tiền thân của máy in trục ngày nay – đó là dấu trục lăn. Được làm bằng loại đá cực kỳ cứng, nó là một trục lăn nhỏ được khắc ngược thông điệp hay hình mẫu; khi con dấu này được lăn trên đất sét ướt, nó sẽ tạo ra hình ảnh ngược lại trên tấm đất sét. Con dấu này cũng cho phép người ta đảm bảo tính xác thực của tài liệu; một

dấu in mới có thể được tạo ra ngay lập tức để so sánh với dấu in cũ trên tài liệu. (Hình 12)

Nhiều tư liệu chữ viết của người Sumer và Mesopotania không chỉ đề cập đến các vấn đề về tôn giáo hay thần thánh mà còn đến các công việc hàng ngày như ghi chép mùa vụ, đo đạc đồng ruộng và tính toán giá cả. Thực tế, không có nền văn minh phát triển cao nào có thể tồn tại mà không có một hệ thống toán học tiến bộ song song.

Hệ thống toán học của người Sumer có tên gọi là hệ lục thập phân là sự kết hợp của số 10 "trần tục" với số 6 "thần thánh" để tạo ra con số cơ bản 60. Xét

theo một số khía cạnh, thì hệ thống tính toán này ưu việt hơn hệ thống hiện tại của chúng ta; và theo mọi phương diện thì nó hiển nhiên là ưu việt hơn các hệ thống tính toán của người Hy Lạp và La Mã sau này. Nó cho phép người Sumer thực hiện phép chia đến mức phân số và phép nhân đến hàng triệu, tính toán căn hoặc lũy thừa các bậc cho các con số. Đây không chỉ là hệ thống toán học đầu tiên được biết đến mà còn đem lại cho ta một khái niệm về "dấu chữ số": Tương tự như trong hệ thập phân, 2 có thể là 2 hay 20 hay 200, tùy thuộc vào vị trí dấu thập phân của con số, thế nên số 2 của người Sumer có thể là 2 hay 120 (2 x 60) và cứ thế, tùy thuộc vào "dấu chữ số". (Hình 13)

Hình tròn 360 độ, đơn vị tính như foot, inch, tá là một vài ví dụ về dấu tích của các hệ thống tính toán của người Sumer vẫn còn tồn tại trong cuộc sống thường nhật của chúng ta ngày nay. Các thành tựu khác của họ trong lĩnh vực thiên văn, việc lập lịch và những thành tựu toán học thần kỳ của họ sẽ được nghiên cứu sâu hơn ở các chương sau.

Hình 12

Hình 13

Cũng giống như trong hệ thống kinh tế xã hội của chúng ta, sách vở, hồ sơ tòa án, thuế má, hợp đồng thương mại, giấy đăng ký kết hôn... phụ thuộc vào giấy thì

người Sumer và người Mesopotamia phụ thuộc vào đất sét. Đền đài, tòa án và các nhà buôn đều có các văn tự ghi sẵn trên các tấm đất sét ướt để thể hiện các quyết định, thỏa thuận, thư từ, hay tính toán giá cả, lương bổng, diện tích đồng ruộng, hay lượng gạch cần thiết cho một công trình xây dựng.

Đất sét cũng là một vật liệu thô thiết yếu cho sản xuất công cụ sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như làm dụng cụ chứa đựng và vận chuyển hàng hóa. Nó cũng được dùng để đóng gạch, một phát minh "đầu tiên" nữa của người Sumer để xây dựng nhà ở cho người dân, cung điện cho các vị vua và đền đài cho các vị thần.

Người Sumer được cho là tác giả của 2 đột phá công nghệ để kết hợp được ưu điểm về trọng lượng nhẹ với khả năng co dãn cho tất cả các sản phẩm làm từ đất sét: đó là công nghệ làm cốt và nung. Các kiến trúc sư thời nay đã tạo ra bê tông cốt thép, loại vật liệu xây dựng cực kỳ bền chắc, bằng cách đổ xi măng vào khuôn có các sợi thép; còn người Sumer từ rất lâu đã biết tăng sức bền cho gạch bằng cách trộn đất sét ướt với thân cây sậy hoặc rơm. Họ cũng biết rằng có thể gia tăng độ co dãn và độ bền các sản phẩm làm từ đất sét bằng cách nung chúng trong lò. Những tòa nhà và mái vòm cao đầu tiên trên thế giới cũng như những đồ gốm bền chắc đều là kết quả của các đột phá công nghệ đó.

***

Việc phát minh ra lò nung – một loại lò có thể tạo được nhiệt độ cực cao và có thể kiểm soát được mà không làm sản phẩm bị nhiễm tạp tro bụi – đã mở đường cho một tiến bộ công nghệ còn lớn hơn: Thời đại Kim khí.

Người ta cho rằng vào khoảng năm 6000 TCN con người đã nhận thấy mình có thể đập mỏng những "hòn đá mềm" – những cục quặng vàng hay hợp chất đồng và bạc tự nhiên – thành những hình dạng hữu ích hoặc theo ý muốn. Công cụ rèn bằng kim loại được tìm thấy đầu tiên trên các cao nguyên vùng Zagros và dãy núi Taurus. Tuy nhiên, R. J. Forbes, tác giả

của cuốn The Birthplace of Old World Metallurgy (tạm dịch: Nơi sản sinh kỹ thuật luyện kim của thế giới cổ đại) đã chỉ ra rằng: "ở vùng Cận Đông cổ đại, nguồn cung cấp đồng nguyên sinh nhanh chóng cạn kiệt và những người khai thác phải quay sang quặng đồng". Thực tế này đòi hỏi tri thức, khả năng tìm kiếm và chiết xuất quặng, nghiền, sau đó nấu chảy và lọc quặng – những quy trình không thể tiến hành được nếu không có lò nung và một công nghệ tiến bộ về tổng thể.

Kỹ thuật luyện kim đã nhanh chóng hoàn thiện khả năng tạo hợp kim đồng với các kim loại khác, tạo ra một loại vật liệu đúc được, cứng nhưng dễ uốn mà chúng ta gọi là đồng thau. Thời kỳ Đồ đồng, kỷ

nguyên luyện kim đầu tiên của chúng ta, cũng chính là một đóng góp của người Mesopotamia cho nền văn minh hiện đại. Phần lớn các hoạt động thương mại cổ đại gắn với việc buôn bán kim loại; nó cũng tạo nên nền tảng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và đồng tiền đầu tiên ở Mesopotamia – đồng bạc shekel ("thỏi cân").

Các loại kim loại và hợp kim với những cái tên Sumer và Akkad khác nhau được tìm thấy cùng với các thuật ngữ kỹ thuật chuyên sâu đã cho thấy trình độ luyện kim phát triển cao ở Mesopotamia cổ đại. Đã có lúc điều này làm đau đầu các chuyên gia bởi ở Sumer không hề có quặng kim loại, vậy mà gần như chắc

chắn là kỹ thuật luyện kim lại khởi phát từ nơi này.

Câu trả lời chính là năng lượng. Việc nấu chảy, tinh luyện và tạo hợp kim cũng như việc đúc kim loại không thể tiến hành được nếu không có nguồn cung cấp nhiên liệu dồi dào để đốt các lò sấy, chảo nấu kim loại và lò nung. Mesopotamia có thể thiếu quặng, nhưng ở đây lại dồi dào nhiên liệu. Thế nên quặng đã được mang tới nơi có nhiên liệu, điều này được thể hiện trong các ghi chép cổ mô tả quá trình mang quặng kim loại từ nơi xa tới.

Loại nhiên liệu khiến cho Sumer vượt trội về công nghệ là nhựa bitum và nhựa đường cùng các sản phẩm dầu mỏ phun

lên trên mặt đất ở nhiều nơi tại Mesopotamia. R. J. Forbes (Bitumen and Petroleum in Antiquity (tạm dịch: Nhựa Bitum và dầu mỏ thời cổ đại)) chỉ ra rằng các mỏ lộ thiên của Mesopotamia chính là nguồn nhiên liệu chủ yếu của thế giới cổ đại từ thời sơ khai đến thời đại La Mã. Ông kết luận rằng người Sumer bắt đầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ vào mục đích công nghệ vào khoảng năm 3500 TCN; và ông cho rằng trong thực tế kiến thức về dầu mỏ và trữ lượng dầu ở thời kỳ Sumer còn cao hơn các nền văn minh sau này.

Người Sumer sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ không chỉ để làm nhiên liệu mà còn là vật liệu làm đường, chống thấm,

trát tường, vẽ tranh, làm chất kết dính và đổ khuôn phổ biến đến mức khi các nhà khảo cổ tìm kiếm thành Ur cổ đại, họ đã phát hiện ra rằng nó bị chôn vùi dưới một ngọn đồi mà người A-rập bản địa gọi là "Đồi nhựa Bitum". Forbes chỉ ra rằng trong ngôn ngữ Sumer có các thuật ngữ dành cho tất cả các loại sản phẩm bitum và các biến thể của nó tìm thấy ở Mesopotamia. Trong thực tế, các danh từ chỉ các vật liệu bitum và dầu mỏ trong nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Akkad, Hebrew, Ai Cập, Coptic, Hy Lạp, La-tinh và Saskrit đều có nguồn gốc rõ ràng từ tiếng Sumer; ví dụ như từ phổ biến nhất dùng cho dầu mỏ là naphta có nguồn gốc từ napatu ("đá cháy").

Việc sử dụng các sản phẩm dầu mỏ của người Sumer cũng là cơ sở nền tảng của ngành hóa học tiên tiến. Chúng ta có thể đánh giá trình độ hiểu biết cao của người Sumer không chỉ qua việc sử dụng nhiều loại thuốc màu và thuốc nhuộm cùng các quá trình tráng men mà còn bởi khả năng chế tạo xuất sắc các loại đá bán quý nhân tạo, trong đó có sản phẩm thay thế đá xanh.

***

Bitum cũng được người Sumer sử dụng trong lĩnh vực y khoa, một lĩnh vực cũng đạt được những tiêu chuẩn cao ấn tượng. Người ta tìm thấy hàng trăm văn tự Akkad sử dụng rộng rãi các thuật ngữ và

cụm từ y học của người Sumer, chứng tỏ Sumer là nơi khởi nguồn của toàn bộ nền y học Mesopotamia.

Trong thư viện của Ashurbanipal ở Nineveh có hẳn một gian về y học. Các văn tự ở gian này được chia thành 3 nhóm – bultitu ("phép chữa bệnh"), shipir bel imti ("phẫu thuật") và urti mashmashshe ("câu lệnh và bùa chú"). Các bộ luật cổ có những phần đề cập đến chi phí trả cho các bác sỹ tiến hành phẫu thuật thành công, cũng như hình phạt áp dụng đối với họ nếu thất bại: Bác sỹ phẫu thuật mở thái dương người bệnh bằng dao sẽ bị chặt tay nếu vô tình làm hỏng mắt bệnh nhân.

Một số bộ xương được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Mesopotamia có những dấu hiệu không thể nhầm lẫn được của các cuộc phẫu thuật não. Một văn tự không còn nguyên vẹn kể về cuộc phẫu thuật loại bỏ "bóng tối che phủ mắt một người đàn ông", có lẽ đó là bệnh đục thủy tinh thể; một văn tự khác đề cập đến việc sử dụng một dụng cụ cắt rạch viết rằng "nếu căn bệnh đã chạy vào xương, bạn nên nạo và cắt bỏ."

Người ốm ở Sumer có thể lựa chọn giữa một A.ZU ("thầy thuốc nước") và một IA.ZU ("thầy thuốc dầu"). Một tấm đất sét có niên đại gần 5.000 năm được khai quật ở Ur có đề tên một thầy thuốc y khoa là "bác sỹ Lulu". Họ cũng có những

bác sỹ thú ý – hay còn được gọi là "thầy thuốc của những con bò" hoặc "thầy thuốc của những con lừa".

Người ta tìm thấy một con dấu lăn cổ xưa ở Lagash có khắc hình một chiếc kìm phẫu thuật thuộc về "bác sỹ Urlugaledina". Trên con dấu đó khắc hình một con rắn vắt mình trên một cái cây – biểu tượng của ngành y cho đến tận ngày nay. (Hình 14) Một dụng cụ được các bà mụ sử dụng để cắt dây rốn cũng thường được khắc họa.

Hình 14

Văn tự y học của người Sumer đề cập đến việc chẩn đoán và kê đơn. Điều này chứng tỏ rằng vị thầy thuốc Sumer này không cầu đến pháp thuật hay yêu thuật. Ông ta khuyến nghị việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ; ngâm mình trong nước nóng và chất khoáng hòa tan; sử dụng các dẫn

xuất thực vật; kỳ cọ bằng các hợp chất dầu mỏ.

Thuốc được làm từ thảo dược và các khoáng chất trộn với chất lỏng hoặc dung môi phù hợp với phương pháp sử dụng. Nếu được dùng để uống, những loại bột trên sẽ được hòa với rượu, bia, hay mật ong; nếu "đổ qua trực tràng" – được tiến hành khi thụt rửa – thì chúng sẽ được trộn với dầu thực vật. Cồn, loại dược chất giữ vai trò rất quan trọng trong khử trùng phẫu thuật và là cơ sở chế tạo nhiều loại thuốc, được bắt nguồn từ chữ kohl trong tiếng A-rập và kuhlu trong tiếng Akkad.

Các mô hình về gan cho thấy rằng y học

được dạy ở các trường y với sự trợ giúp của mô hình các bộ phận cơ thể người bằng đất sét. Ngành giải phẫu của họ hẳn phải đạt đến một trình độ khoa học tiên tiến vì các nghi lễ ở đền thờ đòi hỏi kỹ năng mổ xẻ chi tiết các con vật hiến sinh

– một bước xuất phát từ nhận thức tương đương với giải phẫu người.

Một số bức họa trên các con dấu lăn hay tấm đất sét thể hiện hình người nằm trên một loại bàn phẫu thuật nào đó, vây quanh là các vị thần hay con người. Từ sử thi và các câu chuyện anh hùng chúng ta biết rằng người Sumer và hậu duệ của họ ở Mesopotamia rất quan tâm đến các vấn đề về sự sống, bệnh tật và cái chết. Nhiều người như Gilgamesh, vua xứ

Erech, cất công tìm kiếm "Cây Sự sống" hay một số khoáng chất (một "hòn đá") có thể giúp trường sinh bất tử. Điều này cũng thể hiện nỗ lực cải tử hoàn sinh, đặc biệt là khi điều đó xảy ra với các vị thần:

Được treo trên chiếc cột phía trên thi hài,

họ chiếu công cụ đo nhịp và công cụ phát xạ;

họ rải lên đó

60 Giọt Sự sống,

60 Thức ăn Sự sống;

Và Inanna hồi sinh.

Phải chăng trong những nỗ lực cải tử hoàn sinh này họ đã biết đến và sử dụng một số phương pháp vô cùng hiện đại mà chúng ta chỉ có thể suy đoán? Những vật liệu phóng xạ mà chúng ta biết và sử dụng để chữa trị một số bệnh nhất định đã được thể hiện trong một trường hợp chữa bệnh được khắc trên một con dấu lăn có từ thời kỳ đầu của nền văn minh Sumer. Trên con dấu đó rõ ràng có một người đàn ông nằm trên một chiếc giường đặc biệt; mặt ông ta được bảo vệ bằng một chiếc mặt nạ và đang được chiếu bằng một loại tia phóng xạ nào đó. (Hình 15)

Một trong những thành tựu vật chất lâu đời nhất của người Sumer là sự phát triển ngành dệt may.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp với sự xuất hiện của máy xe sợi và máy dệt ở Anh vào thập niên 1760 được coi là phát súng mở đầu cho thời đại công nghiệp ngày nay. Từ đó đa phần các quốc gia đang phát triển đều mong muốn phát triển ngành công nghiệp dệt làm bước đà tiến tới công nghiệp hóa. Các bằng chứng cho thấy quá trình này không phải chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVIII mà nó đã xuất hiện ngay từ nền văn minh lớn đầu tiên của Loài người. Con người chỉ có thể làm ra sợi dệt sau sự ra đời của nông nghiệp, ngành cung cấp sợi lanh và việc thuần hóa động

vật để tạo ra nguồn cung về len. Grace M. Crowfoot (Textiles, Basketry and Mats in Antiquity – tạm dịch: Dệt, đan và bện thời cổ đại) bày tỏ sự đồng thuận trong giới học giả bằng cách khẳng định rằng sản phẩm dệt may đầu tiên xuất hiện ở Mesopotamia vào khoảng năm 3800 TCN.

Hình 15

Hơn thế nữa, người Sumer nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại không chỉ với sợi dệt mà còn vì y phục của họ. Cuốn Book of Joshua – Sách của Joshua (ND) (7:21) viết rằng trong thời kỳ loạn lạc ở thành Jericho có một người không thể cưỡng lại được sức quyến rũ của việc sở hữu "một chiếc áo khoác tốt của Shin'ar", rồi anh ta có được nó ở trong thành dù phải trả giá bằng cái chết. Sản phẩm may mặc của Shinar (Sumer) đắt giá đến nỗi con người sẵn sàng liều cả mạng sống của mình để sở hữu chúng.

Người Sumer có vốn ngôn ngữ phong phú để miêu tả cả về các sản phẩm may

mặc lẫn người làm ra chúng. Loại y phục cơ bản được gọi là TUG – ắt hẳn đó là tiền thân của phong cách cũng như tên của loại áo choàng (toga) La Mã. Những loại y phục đó có tên là TUG.TU.SHE, theo tiếng Sumer có nghĩa là "y phục choàng quanh người". (Hình 16)

Các bức họa cổ không chỉ thể hiện sự đa dạng và phong phú của các loại y phục mà còn thể hiện tính trang nhã, khiếu thẩm mỹ tốt với sự phối hợp giữa quần áo, kiểu tóc, mũ mão và trang sức được đề cao. (Hình 17, 18)

***

Thành tựu lớn khác nữa của người Sumer là nền nông nghiệp của họ. Ở vùng đất

chỉ có mưa theo mùa, các dòng sông được huy động để cung cấp nước tưới quanh năm cho các vụ mùa thông qua một hệ thống kênh thủy lợi rộng lớn. Mesopotamia – Lưỡng Hà, Vùng Đất giữa hai Dòng sông – là một vựa lúa lớn của thời cổ đại. Cây mơ trong tiếng Tây Ban Nha là damasco ("cây Damascus") có tên La-tinh là armeniaca, vay mượn từ từ armanu trong tiếng Akkad. Cây anh đào – kerasos trong tiếng Hy Lạp, Kirsche trong tiếng Đức – có nguồn gốc trong tiếng Akkad là karshu. Tất cả các bằng chứng trên cho thấy những loài cây này và nhiều loại rau quả khác đã du nhập vào châu Âu từ Mesopotamia. Tương tự với nhiều loại hạt giống và chủng loài đặc biệt khác: cây nghệ tây

(saffron) có nguồn gốc trong tiếng Akkad là azupiranu, từ crocus (nghệ tây) có nguồn gốc từ kurkanu (qua từ krokos trong tiếng Hy Lạp), cây thì là (cumin) từ kamanu, cây hương bài (hyssop) từ zupu, nhựa thơm (myrrh) từ murru. Danh sách này rất dài; trong nhiều trường hợp, Hy Lạp trở thành chiếc cầu nối cả về địa lý lẫn từ vựng để những loài cây đó đến được với châu Âu. Hành, đậu lăng, đậu xanh, dưa chuột, cải bắp và rau diếp là những món phổ biến trong thực đơn hàng ngày của người Sumer.

Điều ấn tượng không kém chính là các phương pháp chế biến thực phẩm đa dạng và phong phú của người Mesopotamia cổ đại. Các văn tự và hình

ảnh đã xác nhận hiểu biết của người Sumer về cách biến các loại ngũ cốc họ trồng được thành bột, từ đó làm ra rất nhiều loại bánh mỳ lên men và không lên men, cháo, bánh ngọt, bánh nướng và bánh bích quy. Lúa mạch cũng được lên men để làm bia; người ta tìm thấy "hướng dẫn kỹ thuật" làm bia trong các văn tự cổ đó. Rượu vang được làm từ nho và quả chà là. Sữa được lấy từ cừu, dê, bò và được sử dụng như một loại đồ uống, trong chế biến món ăn, sữa chua, bơ, kem và pho mát. Cá là một thực phẩm thông dụng trong bữa ăn. Thịt cừu rất sẵn có và những đàn lợn lớn mà người Sumer chăn nuôi được coi là một loại cao lương mỹ vị thực thụ. Ngỗng và vịt được chế biến để cúng các vị thần.







Các văn tự cổ cho thấy rõ rằng nghệ thuật chế biến món ăn đỉnh cao được người Mesopotamia phát triển trong các đền thờ và trong quá trình thờ cúng thần linh. Một văn tự cổ mô tả đồ cúng lễ dâng lên các vị thần gồm: "vài ổ bánh mỳ bột lúa mạch... vài ổ bánh mỳ bột emmer; một hũ mật ong và kem; quả chà là, bánh ngọt... bia, rượu vang, sữa... nhựa cây tuyết tùng, kem." Thịt nướng được dâng lên cùng với nghi lễ vẩy "bia hảo hạng, rượu và sữa". Một miếng thịt bò đực được chuẩn bị theo một công thức nghiêm ngặt, "bột mỳ mịn... được nhào với nước, bia hảo hạng và rượu" được trộn với mỡ động vật và "chất thơm lấy từ lõi cây", quả hạch, mạch nha và gia

vị. Các hướng dẫn cho "việc cúng tế các vị thần của thành Uruk hàng ngày" đòi hỏi phải có năm loại đồ uống khác nhau cùng với thực phẩm và chỉ rõ những gì mà "thợ xay bột trong bếp" và "bếp trưởng phụ trách việc nhào bột" nên làm.

Sự ngưỡng mộ của chúng ta dành cho nghệ thuật nấu nướng của người Sumer càng tăng lên khi đọc bài thơ ca ngợi những loại thực phẩm tuyệt hảo. Thật vậy, ta có thể nói gì hơn khi đọc công thức hàng ngàn năm tuổi cho món "gà nấu rượu vang" này:

Trong màu rượu sóng sánh

Trong nước dùng thơm lừng

Trong hương tinh dầu dịu ngọt

Là con gà mà tôi nấu,

và thưởng thức.

Một nền kinh tế thịnh vượng, một xã hội với những ngành sản xuất vật liệu phổ biến như vậy không thể phát triển được nếu thiếu một hệ thống vận tải hiệu quả. Người Sumer sử dụng 2 con sông lớn và hệ thống kênh đào để chuyên chở con người, hàng hóa và gia súc bằng đường thủy. Trong một số bức họa cổ xưa nhất mô tả những chiếc thuyền đầu tiên của thế giới.

Từ một số văn tự cổ chúng ta biết rằng người Sumer cũng đã tiến hành những

chuyến đi biển bằng nhiều loại thuyền tới nhiều vùng đất xa xôi để tìm kiếm kim loại, các loại gỗ và đá quý, cùng các vật liệu khác không sẵn có ở Sumer. Trong một cuốn từ điển tiếng Sumer của người Akkad có một phần về tàu thuyền, liệt kê 105 thuật ngữ Sumer về nhiều loại thuyền theo kích thước, điểm đến hoặc mục đích (để chở hàng, chở người, hoặc dành riêng cho các vị thần nhất định). 69 thuật ngữ Sumer khác liên quan đến việc điều khiển và đóng thuyền đã được dịch sang tiếng Akkad. Chỉ có ngành đi biển có truyền thống lâu đời mới có thể sản sinh ra những loại thuyền chuyên dụng cùng các thuật ngữ kỹ thuật như vậy.

Đối với vận tải trên bộ, bánh xe được sử

dụng đầu tiên ở Sumer. Việc phát minh ra bánh xe và ứng dụng vào đời sống hàng ngày cho phép tạo ra nhiều loại phương tiện, từ xe ngựa cho tới chiến mã xa và ta có thể chắc chắn rằng người Sumer là những người đầu tiên sử dụng "sức bò kéo" cũng như "sức ngựa" để di chuyển. (Hình 19)

***

Năm 1956, Giáo sư Samuel N. Kramer, một trong những nhà Sumer học lớn hiện nay, đã xem xét di sản văn học tìm thấy dưới những ngọn đồi ở Sumer. Chính bảng mục lục của cuốn From the Tablets of Sumer (tạm dịch : Từ những tấm đất sét của Sumer) – đã là một viên ngọc

quý, bởi từng chương trong cuốn sách 25 chương này đều mô tả về những cái "đầu tiên" của người Sumer, bao gồm trường học đầu tiên, quốc hội lưỡng viện đầu tiên, sử gia đầu tiên, dược điển đầu tiên, "lịch nông vụ" đầu tiên, thuyết nguồn gốc vũ trụ và ngành vũ trụ học đầu tiên, "Job" (Người chịu nhiều đau khổ - ND) đầu tiên, tục ngữ và châm ngôn đầu tiên, những cuộc tranh luận văn chương đầu tiên, "chiếc thuyền Noah" đầu tiên, cuốn danh mục thư viện đầu tiên; và Thời đại Anh hùng đầu tiên của Nhân loại, các bộ luật và các cuộc cải cách xã hội đầu tiên, nền y học, nền nông nghiệp đầu tiên và nỗ lực tìm kiếm hòa bình và hòa hợp thế giới đầu tiên.

Hình 19

Điều này không có gì là khoa trương cả.

Những ngôi trường đầu tiên được thành lập ở Sumer là kết quả trực tiếp của việc phát minh và sử dụng chữ viết. Các bằng chứng (cả về khảo cổ, như dấu tích các

trường học, lẫn tư liệu, như các tấm đất sét bài tập) cho thấy sự tồn tại của một hệ thống giáo dục chính thức vào đầu thiên niên kỷ 3 TCN. Có hàng ngàn người ghi chép ở Sumer, từ những người ghi chép cấp thấp đến cấp cao, người ghi chép của hoàng gia, của đền thờ và những người ghi chép nắm giữ cương vị cao. Một số người là giáo viên và chúng ta vẫn có thể đọc được các bài luận của họ về trường học, về mục tiêu và mục đích, về tiểu sử và các phương pháp dạy học của họ.

Những ngôi trường này không chỉ dạy ngôn ngữ và viết chữ mà còn có các môn khoa học thời đó – thực vật học, động vật học, địa lý, toán học và thần học.

Các tác phẩm văn học của người xưa được học và chép lại và những tác phẩm mới liên tục được ra đời.

Những ngôi trường này được điều hành bởi ummia ("giáo sư chuyên môn") và đội ngũ giáo viên luôn bao gồm một "thầy giáo phụ trách môn vẽ", một "thầy giáo phụ trách tiếng Sumer" cùng với một "thầy giáo phụ trách kỹ thuật đánh xe". Kỷ luật ở trường học rất nghiêm khắc; một học sinh đã mô tả trên một tấm đất sét về việc mình đã bị đánh như thế nào vì tội bỏ học, vì ăn mặc không gọn gàng, vì mải chơi, vì không giữ trật tự, vì cư xử không đúng và thậm chí là vì viết chữ không rõ ràng.

Một bản sử thi về lịch sử xứ Erech đã đề cập đến sự thù địch giữa Erech và thành bang Kish. Bản sử thi này thuật lại chuyện các phái viên của Kish đã tới Erech như thế nào, đề nghị giải quyết tranh chấp trong hòa bình ra sao. Nhưng Đấng Trị vì của Erech thời đó là Gilgamesh lại thích chiến tranh hơn đàm phán. Điều thú vị là ông phải đưa vấn đề này ra biểu quyết trước Hội đồng Bô lão, tương đương với "Thượng viện" ngày nay:

Chúa tể Gilgamesh,

Đưa vấn đề ra trước các vị bô lão của thành,

Để tìm kiếm quyết định:

"Hãy để chúng tôi không quy phục trước bọn Kish,

hãy để chúng tôi trừng phạt chúng bằng vũ khí."

Tuy nhiên, Hội đồng Bô lão lại ủng hộ phương án đàm phán. Không cam chịu thất bại, Gilgamesh đã đưa vấn đề ra trước những người trẻ tuổi hơn, đó là Hội đồng Chiến binh, những người ủng hộ chiến tranh. Câu chuyện này đã cho chúng ta thấy rằng khoảng 5.000 năm trước, vua Sumer đã phải đệ trình vấn đề chiến tranh hay hòa bình lên Quốc hội Lưỡng viện Đầu tiên.

Danh hiệu Sử gia Đầu tiên được Kramer trao cho Entemena, vua xứ Lagash,

người đã ghi chép lại cuộc chiến của mình với quốc gia láng giềng Umma trên các con lăn đất sét. Trong khi những văn tự khác là các tác phẩm văn chương hay các bản sử thi với chủ đề chính là các sự kiện lịch sử thì những bản khắc của Entemena lại là dạng văn xuôi được viết ra như một tư liệu lịch sử xác thực.

Vì các bản khắc của Assyria và Babylon đã được giải mã trước các tư liệu của người Sumer nên đã có thời gian dài trước đây người ta tin rằng bộ luật đầu tiên được vua Babylon, Hammurabi soạn thảo và ban hành khoảng vào năm 1900 TCN. Nhưng sau khi khám phá ra nền văn minh Sumer, người ta mới vỡ lẽ là những hệ thống luật pháp, những khái

niệm về trật tự xã hội và việc thi hành công lý công bằng "đầu tiên" lại thuộc về người Sumer.

Ngay trước thời Hammurabi, một vị vua Sumer của bang thành Eshnunna (phía đông bắc Babylon) đã ghi lại những điều luật quy định mức tối đa đối với giá thực phẩm và giá thuê xe ngựa và thuyền để người nghèo không bị chèn ép. Vị vua này cũng ban hành những điều luật về các tội xâm phạm nhân thân và tài sản cũng như các quy định liên quan đến vấn đề gia đình và quan hệ chủ-tớ.

Thậm chí từ trước đó, một bộ luật đã được Lipit-Ishtar, vua xứ Isin ban hành. 38 điều luật này vẫn còn rất dễ đọc trên

những tấm đất sét được bảo quản từng phần (một bản sao được khắc trên một cột đá) liên quan đến các vấn đề về bất động sản, nô lệ và người hầu, hôn nhân và thừa kế, việc thuê thuyền, việc cho thuê bò và các hành vi trốn thuế. Cũng như Hammurabi sau này, Lipit-Ishtar giải thích trong đoạn mở đầu của bộ luật rằng ông hành động theo những chỉ dẫn của "các vị thần vĩ đại", những người đã ra lệnh cho ông "đem lại ấm no cho người Sumer và Akkad".

Thế nhưng ngay cả Lipit-Ishtar cũng không phải là người viết ra bộ luật đầu tiên của người Sumer. Người ta đã tìm thấy những mảnh đất sét, bản sao của những điều luật được ghi chép bởi

Urnammu, vua xứ Ur vào khoảng năm 2350 TCN – tức là hơn nửa thiên niên kỷ trước thời Hammurabi. Các điều luật được ban hành dưới sự ủy quyền của thần Nannar này nhắm tới việc đình chỉ và trừng phạt "những kẻ tước đoạt bò, cừu và khỉ của công dân" để "trẻ mồ côi không trở thành nạn nhân của sự giàu có, quả phụ không trở thành nạn nhân của quyền lực, người chỉ có 1 shekel1 không trở thành nạn nhân của kẻ có 60 shekel". Urnammu cũng ban bố "các đơn vị đo lường trung thực và không thay đổi".

Nhưng hệ thống pháp luật của người Sumer cũng như việc thực thi công lý có nguồn gốc còn xa xưa hơn thế.

Đến năm 2600 TCN, đã có quá nhiều biến động xảy ra với Sumer nên ensi Urukagina cảm thấy cần phải tiến hành cải cách. Một bản khắc dài của ông được các chuyên gia coi là hồ sơ quý báu về cuộc cải cách xã hội đầu tiên của loài người dựa trên nhận thức về tự do, bình đẳng và công bằng – một "Cuộc Cách mạng Pháp" được thực hiện bởi một vị vua diễn ra 4.400 năm trước sự kiện ngày 14 tháng Bảy năm 1789.

Sắc lệnh cải cách của Urukagina liệt kê những điều xấu xa thời đó trước tiên, sau đó mới đến các biện pháp cải cách. Những điều xấu xa này chủ yếu là việc các quan lại lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân; lạm dụng vị trí quan chức;

việc các nhóm độc quyền bóp nặn tiền thông qua hình thức áp đặt mức giá cao.

Tất cả các hành vi bất bình đẳng đó và nhiều hành vi khác nữa đều bị cấm trong sắc lệnh cải cách này. Một viên quan không còn được tự định giá "cho một con khỉ tốt hay một ngôi nhà" nữa. Các nhân vật "tai to mặt lớn" không còn có thể ức hiếp dân thường được nữa. Quyền lợi của người mù, người nghèo, quả phụ, trẻ mồ côi được tái khẳng định. Gần 5.000 năm trước, phụ nữ ly hôn đã nhận được sự bảo hộ của pháp luật.

Xã hội văn minh Sumer đã tồn tại được bao lâu đến mức nó cần phải có một cuộc cải cách lớn? Rõ ràng là từ rất lâu,

bởi Urukagina tuyên bố rằng chính thần Ningirsu đã yêu cầu ông: "khôi phục lại các sắc lệnh của thời trước". Điều này chứng tỏ rằng ông đã được yêu cầu quay lại với các hệ thống xã hội và luật lệ còn cổ xưa hơn nữa.

Các điều luật của người Sumer được duy trì bởi một hệ thống tòa án trong đó các vụ kiện và các phán quyết cũng như các hợp đồng đều được ghi chép tỉ mỉ và lưu trữ cẩn thận. Các quan tòa đóng vai trò là bồi thẩm đoàn nhiều hơn là thẩm phán; một phiên tòa thường có 3 đến 4 thẩm phán, một người là "thẩm phán hoàng gia" chuyên nghiệp, còn những người khác được chọn từ một ban hội thẩm gồm 36 người.

Trong khi người Babylon đưa ra các quy tắc và quy định thì người Sumer lại quan tâm đến công bằng, vì họ tin rằng các vị thần đã chỉ định các vị vua đến để đảm bảo công bằng trên thế gian.

Ở đây ta có thể tìm thấy những khái niệm tương tự về công bằng và đạo đức trong Kinh Cựu ước. Ngay cả khi người Hebrew chưa có các vị vua, họ đã được trị vì bởi các quan tòa; các vị vua được phán xét không chỉ bởi các cuộc chinh phục hay sự giàu có mà còn bởi mức độ họ thể hiện tinh thần "trượng nghĩa" đến đâu. Trong tôn giáo của người Do Thái, Năm Mới được đánh dấu bằng quãng thời gian 10 ngày và người ta cho rằng những hành động của con người trong

khoảng thời gian này sẽ quyết định vận mệnh của họ trong năm tới. Đây hẳn không phải là sự trùng hợp khi người Sumer tin rằng hàng năm có một vị thần tên là Nanshe tiếp đến là vị tộc trưởng đầu tiên của người Hebrew – Abraham – đến từ thành Ur của Sumer, thành phố nơi Ur-Nammu ban hành đạo luật của mình, cũng phán xét Nhân loại theo cách tương tự.

Sự quan tâm đến công bằng và bất công của người Sumer còn được thể hiện trong cái mà Kramer gọi là "'Job' đầu tiên". Sau khi chắp ghép những mảnh đất sét tại Bảo tàng Cổ đại Istanbul, Kramer có thể đọc được một phần bài thơ của người Sumer, giống như phần Sách Job trong

Kinh thánh, thuật lại những lời kêu than của một người đàn ông ngay thẳng đã phải chịu đựng tất cả những mất mát và khinh bạc thay vì ơn phước của các vị thần. Ông đã kêu lên trong nỗi thống khổ: "Những lời ngay thẳng của tôi đã bị biến thành lời dối trá".

Trong phần thứ hai của bài thơ, người đàn ông đau khổ vô danh này khẩn cầu thần linh theo cách giống như trong một số đoạn của Thánh Vịnh Hebrew:

Hỡi thần linh, ngài là cha của con,

ngài sinh con ra – cho con ngẩng mặt với đời...

Ngài sẽ bỏ rơi con bao lâu nữa,

để con không người chở che...

để con không ai dìu dắt?

Sau đó là một cái kết có hậu. "Những lời ngay thẳng, những lời thánh khiết mà ông khẩn cầu đã được thần linh chấp nhận; thần linh đã rút tay khỏi tuyên bố quỷ dữ."

Khoảng hai thiên niên kỷ trước Sách Giảng viên trong Kinh thánh, người Sumer đã có những cách ngôn truyền đạt những khái niệm và lời nhận xét tương tự:

Nếu chúng tôi bị tội phải chết – hãy để chúng tôi đền tội; Nếu chúng tôi được sống lâu – hãy để chúng tôi trường

sinh.

Khi một kẻ tội nghiệp chết đi, đừng tìm cách hồi sinh kẻ đó.

Người có nhiều bạc, có thể được hạnh phúc; Người sở hữu nhiều lúa mạch, có thể được hạnh phúc; Nhưng người trắng tay thì có thể được yên nghỉ!

Con người: Vì dục vọng của mình: Kết hôn; Khi nghĩ rằng mọi thứ đã hết: Ly dị.

Không phải trái tim đem lại thù hận ; không phải miệng lưỡi đem lại thù hận.

Trong thành không có chó canh, con cáo làm kẻ giữ cửa.

Những thành tựu vật chất và tinh thần của nền văn minh Sumer còn gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật trình diễn. Tháng Ba năm 1974, một nhóm các chuyên gia đến từ Đại học California tuyên bố họ đã giải mã được bài hát cổ xưa nhất thế giới. Thành tích mà các giáo sư Richard L. Crocker, Anne D. Kilmer và Robert R. Brown đạt được chính là họ đã đọc và biết cách chơi những nốt nhạc viết trên một tấm đất sét có niên đại vào khoảng năm 1800 TCN được tìm thấy ở Ugarit trên bờ biển Địa Trung Hải (hiện nằm ở Syria).

Nhóm các nhà nghiên cứu này giải thích rằng: "Chúng tôi biết rằng nền văn minh Assyria - Babylon đã xuất hiện âm nhạc,

nhưng chỉ sau lần giải mã này chúng tôi mới thấy rằng âm nhạc của họ có âm giai 7 âm tương tự như âm nhạc phương Tây hiện nay và âm nhạc của Hy Lạp ở thiên niên kỷ thứ nhất TCN." Trước đây người ta vẫn nghĩ rằng âm nhạc phương Tây có nguồn gốc từ Hy Lạp; nhưng đến giờ ta có thể khẳng định là âm nhạc của chúng ta – cũng như phần lớn nền văn minh phương Tây – bắt nguồn từ Mesopotamia. Đây là điều không có gì ngạc nhiên, bởi triết gia Hy Lạp, Philo đã từng khẳng định rằng người Mesopotamia được coi là "đã tìm kiếm sự hòa hợp và hài hòa trên khắp thế giới thông qua các nốt nhạc".

Như vậy ta có thể khẳng định rằng âm

nhạc và ca hát cũng chính là những kỹ nghệ "đầu tiên" của người Sumer. Quả thật, giáo sư Croker có thể chơi được âm điệu cổ chỉ bằng một chiếc đàn lia mà ông phục dựng giống như chiếc đàn được tìm thấy ở khu di tích thành Ur. Các văn tự có từ thiên niên kỷ 2 TCN đã cho thấy sự tồn tại của những "số hiệu phím" âm nhạc và một nguyên lý chặt chẽ về thanh âm; và trước đó giáo sư Kilmer tác giả cuốn The Strings of Musical Instruments: Their Names, Numbers and Significance (tạm dịch: Các loại dây nhạc cụ: Tên, số lượng và chức năng) đã viết rằng nhiều bản thánh ca của người Sumer thể hiện "các ký hiệu âm nhạc ở cạnh lề". Bà kết luận rằng "người Sumer và hậu duệ của họ đã có một đời sống âm nhạc khá

phong phú và đầy đủ". Đó là lý do tại sao sau này chúng ta thấy nhiều loại nhạc cụ cùng các ca sỹ và vũ công biểu diễn được khắc họa trên các con dấu lăn và tấm đất sét. (Hình 20)

Hình 20

Cũng giống như nhiều thành tựu của người Sumer khác, âm nhạc và ca hát cũng bắt nguồn từ các đền thờ. Khởi đầu với mục đích thờ phụng các vị thần, sau đó các loại hình biểu diễn nghệ thuật này sớm được lưu hành bên ngoài đền thờ. Một câu nói phổ biến áp dụng cách chơi chữ của người Sumer về tiền vé trả cho ca sỹ là: "Một ca sỹ có giọng hát không ngọt ngào thực sự là một ca sỹ 'nghèo'". (trong tiếng Anh, 'poor' vừa có nghĩa là 'tồi', vừa có nghĩa là 'nghèo').

Người ta đã tìm thấy nhiều bài hát trữ tình của người Sumer; rõ ràng là chúng được hát cùng với nhạc đệm. Nhưng cảm động nhất là một bài hát ru mà một người mẹ đã viết và hát cho đứa con bị ốm

nghe:

Ngủ ngoan, ngủ ngoan, ngủ đi con trai của mẹ.

Giấc ngủ hãy đến nhanh với con trai của mẹ;

Giấc ngủ đậu trên đôi mắt mỏi mệt của con...

Con đang đau đớn, con trai của mẹ;

Mẹ lo lắng không yên, mẹ không biết nói gì đây,

Mẹ đăm đăm ngước nhìn các vì sao.

Ánh trăng non chiếu trên khuôn mặt

con;

Bóng trăng sẽ nhỏ lệ vì con.

Nằm xuống trong giấc ngủ của con...

Rồi đây nữ thần mùa màng sẽ bên cạnh con;

Rồi đây con sẽ có một người vệ sỹ hùng mạnh trên thiên đường;

Rồi đây con sẽ hưởng những ngày hạnh phúc...

Rồi đây vợ con sẽ là chỗ dựa của con;

Rồi đây con trai con sẽ là số mệnh tương lai của con.

Điều gây ấn tượng về âm nhạc và những bài hát như vậy không chỉ nằm ở kết luận rằng Sumer chính là cội nguồn về cấu trúc và cách hòa âm phối khí của âm nhạc phương Tây mà hơn thế nữa, khi chúng ta nghe bản nhạc và đọc những bài thơ đó, chúng ta không hề cảm nhận được sự lạ lẫm hay khác thường nào ngay cả trong chiều sâu cảm xúc và tình cảm. Quả thật, khi quan sát nền văn minh vĩ đại của người Sumer, chúng ta nhận thấy rằng không chỉ quan niệm về đạo đức và lẽ công bằng, luật pháp, kiến trúc, nghệ thuật và công nghệ của chúng ta có nguồn gốc từ Sumer mà các thể chế của họ cũng rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Xét cho cùng, dường như tất cả chúng ta đều có nguồn gốc Sumer.

***

Sau khi tiến hành khai quật Lagash (nằm ở phía nam Mesopotamia), các nhà khảo cổ tiếp tục khám phá Nippur, trung tâm tôn giáo một thời của người Sumer và Akkad. Ở đây họ đã tìm thấy 30.000 văn tự, trong đó nhiều văn tự đến ngày nay vẫn còn là một ẩn số. Ở Shuruppak, những lớp học có niên đại từ thiên niên kỷ 3 TCN đã được tìm thấy. Ở Ur, các chuyên gia đã tìm thấy những chiếc bình, đồ trang sức, vũ khí, chiến mã xa, mũ giáp tuyệt đẹp làm bằng vàng, bạc, đồng và đồng thau, di tích của một nhà máy dệt, các hồ sơ tòa án – và dấu tích của một ngọn tháp ziggurat vẫn còn nổi bật giữa khung cảnh nơi đây. Ở Eshnunna và

Adab, các nhà khảo cổ đã phát hiện các ngôi đền và những bức tượng tinh xảo có từ thời tiền Sargon. Ở Umma có những văn tự mô tả về các đế chế cổ đại. Ở Kish còn có những công trình tưởng niệm và tháp ziggurat có niên đại ít nhất từ năm 3000 TCN vẫn chưa được khai quật.

Uruk (Erech) đã đưa các nhà khảo cổ về với thiên niên kỷ 4 TCN. Ở đây họ đã tìm thấy những đồ gốm màu đầu tiên được nung trong lò và bằng chứng về việc sử dụng mâm quay làm gốm đầu tiên. Một vỉa hè bằng các khối đá vôi là công trình bằng đá cổ nhất được phát hiện cho đến ngày nay. Ở Uruk, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy chiếc đền thời kim

tự tháp cổ ziggurat đầu tiên – một quả đồi nhân tạo lớn, trên đỉnh có một ngôi đền màu trắng và một ngôi đền màu đỏ. Những văn tự khắc chữ cũng như những con dấu trục quay đầu tiên của thế giới cũng được tìm thấy ở đây. Sau này Jack Finegan (Light from the Ancient Past – tạm dịch : Ánh sáng từ quá khứ cổ đại) đã khẳng đinh, "sự tinh xảo của những con dấu đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Uruk quả đáng ngạc nhiên". Các khu vực khai quật khác của thời Uruk cũng chứa đựng các bằng chứng về sự khởi đầu của Thời kỳ Kim khí.

Năm 1919, nhà khảo cổ H. R. Hall đã khám phá những phế tích cổ đại tại một ngôi làng hiện nay có tên là El-Ubaid.

Khu vực này được đặt tên theo thời kỳ mà các chuyên gia cho là giai đoạn đầu tiên của nền văn minh Sumer vĩ đại. Các thành trì của người Sumer thời kỳ này trải dài từ phía bắc Mesopotamia tới những chân đồi phía nam Zagros chính là nơi đầu tiên cho ra đời loại gạch đất sét, các bức tường trát vữa, hình thức trang trí chạm khảm, các nghĩa trang với những ngôi mộ ốp gạch, đồ gốm có họa tiết trang trí với kiểu dáng hình học, gương đồng, những chuỗi hạt ngọc lam nhập khẩu, kỹ thuật kẻ mi mắt, những chiếc rìu bọc đồng, quần áo, nhà cửa và trên hết thảy là những công trình đền đài tưởng niệm.

Xa hơn về phía nam, các nhà khảo cổ tìm

ra vùng đất Eridu – thành phố đầu tiên của người Sumer theo các văn tự cổ. Khi các nhà khảo cổ đào bới xuống sâu hơn, họ phát hiện một ngôi đền thờ thần Enki, Vị thần Tri thức của người Sumer và ngôi đền này dường như đã được xây đi xây lại nhiều lần. Lớp địa tầng đó rõ ràng đã đưa các chuyên gia trở về với những giai đoạn khởi đầu của nền văn minh Sumer: năm 2500 TCN, năm 2800 TCN, năm 3000 TCN, năm 3500 TCN.

Rồi những lưỡi xẻng tiếp tục đào sâu xuống nền móng của ngôi đền đầu tiên thờ thần Enki. Đó là tầng đất nguyên sinh, không có dấu hiệu tồn tại dấu vết sự tác động của bàn tay con người. Thời gian đó là vào khoảng năm 3800 TCN −

thời điểm bắt đầu nền văn minh cổ đại.

Đây không chỉ là nền văn minh đầu tiên theo đúng nghĩa. Nó còn là nền văn minh bao trùm một khu vực rộng lớn nhất và xét trên nhiều phương diện, nó tiến bộ hơn nhiều so với các nền văn hóa khác tiếp sau. Rõ ràng đây chính là nền văn minh đóng vai trò nền tảng cho chính nền văn minh của chúng ta.

Bắt đầu sử dụng đồ đá làm công cụ vào khoảng 2.000.000 năm trước, Con người đã đạt tới nền văn minh chưa từng có này vào khoảng năm 3800 TCN ở Sumer. Và thực tế khiến các chuyên gia bối rối về nền văn minh này đó là cho tới ngày nay chính các chuyên gia vẫn không hề có

chút nhận thức nào về người Sumer, họ là ai, họ từ đâu đến, tại sao và bằng cách nào nền văn minh của họ lại xuất hiện.

Bởi nền văn minh đó xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ như từ trên trời rơi xuống.

H. Frankfort, tác giả của Tell Uqair (tạm dịch: Kể chuyện Uqair) gọi đây là điều "lạ lùng". Pierre Amiet (Elam) coi hiện tượng này là "khác thường". A. Parrot (Sumer) mô tả nó là "một ngọn lửa bùng lên đột ngột". Leo Oppenheim trong Ancient Mesopotamia (tạm dịch: Mesopotamia cổ đại) nhấn mạnh về "thời kỳ ngắn ngủi khác thường" mà nền văn minh này trỗi dậy. Joseph Campbell

trong cuốn The Masks of God (tạm dịch: Những chiếc mặt nạ của thần linh) đã tổng kết như sau: "Trong khu vườn lầy lội nhỏ bé này của người Sumer.... đột ngột xuất hiện... cả một hiên tượng văn hóa, là nơi khởi nguồn cho tất cả các nền văn minh khác trên thế giới."

3. CÁC VỊ THẦN

TRÊN THIÊN

ĐƯỜNG VÀ MẶT

ĐẤT

Điều gì đã xảy ra khi quá trình phát triển chậm chạp đến đau đớn của loài người trải qua hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu năm lại đột ngột thay đổi một cách toàn diện đến vậy và qua 3 bước chạy đà diễn ra vào khoảng các năm 11000, năm 7400 và năm 3800 TCN đã biến những người nguyên thủy săn bắt hái lượm nay đây mai đó thành những người nông dân

và thợ làm gốm, rồi sau đó trở thành thợ xây, kiến trúc sư, nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà luyện kim, thương gia, nhạc sỹ, quan tòa, bác sỹ, nhà văn, thủ thư, giáo sỹ? Ta có thể tiếp tục đi xa hơn và đặt ra một câu hỏi còn cơ bản hơn như Giáo sư Robert J. Braidwood, Prehistoric Men (tạm dịch: Người tiền sử) đã từng phát biểu: "Tại sao điều này lại xảy ra? Tại sao tất cả nhân loại không tiếp tục cách sống như người Maglemosia đã từng sống?"

Còn người Sumer, những người đã trải qua nền văn minh phát triển cao bất ngờ này đã có câu trả lời của mình. Một trong hàng chục ngàn bản khắc cổ của người Mesopotamia vừa được tìm thấy đã nói

rằng: "Bất cứ điều tốt đẹp nào chúng ta tạo ra đều do các vị thần ban phước."

Các vị thần của Sumer. Họ là ai?

Các vị thần của người Sumer có giống như các vị thần Hy Lạp, những người được cho là sống trên một cung điện lớn, tổ chức tiệc tùng trong Đại điện của thần Zeus trên Thiên đường Olympus, một thiên đường có bản sao trên Mặt đất là ngọn núi Olympus cao nhất của Hy Lạp?

Người Hy Lạp mô tả các vị thần của mình giống như những con người trần tục cả về hình dáng lẫn tính cách: Họ cũng có những cảm xúc như hạnh phúc, giận dữ và thậm chí cả ghen tuông; họ cũng yêu đương, tranh cãi, đấu đá; và họ cũng

sinh con đẻ cái như người trần, duy trì nòi giống qua quan hệ tình dục với nhau hay với người trần.

Họ là các đấng tối cao không thể với tới, nhưng cũng không ngừng tham gia vào thế sự. Họ có thể du hành với tốc độ chóng mặt, xuất quỷ nhập thần; và cũng có những loại vũ khí tối thượng và quyền năng khác thường. Mỗi vị thần có những nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, trừng phạt hay ban thưởng cho con người tùy thuộc vào từng hành động cụ thể của họ; thế nên các nghi lễ thờ cúng và cúng tế các vị thần của con người được cho là một hành động cầu an và xin ban phước.

Vị thần tối cao của nền văn minh Hy Lạp cổ đại là thần Zeus, "Cha của các Vị thần và Con người", "Người nắm giữ Ngọn lửa trên Thiên đàng". Vũ khí chính và cũng là biểu tượng của Ngài là tia sét. Ngài là một "vị vua" từ Thiên đường xuống hạ giới; là người quyết định và phân phát cái tốt cái xấu cho người trần, tuy nhiên lãnh địa của Ngài lại ở trên bầu trời.

Thần Zeus không phải là vị thần đầu tiên trên Mặt đất, cũng không phải là vị thần đầu tiên trên Thiên đường. Khi kết hợp giữa thần học với vũ trụ học để tạo ra cái mà các chuyên gia gọi là thần thoại học, người Hy Lạp tin rằng vị thần đầu tiên là thần Hỗn mang (Chaos); rồi sau đó là nữ

thần Gaea (Thần Đất) và chồng của bà là Uranus (Thiên đường) mới xuất hiện. Gaea và Uranus sinh ra 12 vị thần khổng lồ (Titan), 6 trai và 6 gái. Tuy các chiến công thần thoại của họ đều diễn ra trên Mặt đất nhưng người ta cho rằng bản thể của họ là các vì sao trên trời.

Nam thần Titan trẻ tuổi nhất là Cronus nổi lên như một nhân vật chính của thần thoại Hy Lạp. Vị thần này vươn lên vị trí tối cao trong các vị Titan bằng thủ đoạn sát hại cha mình là Uranus và cướp đoạt ngôi. Lo sợ các Titan khác chống lại, Cronus đã giam cầm và trục xuất họ. Vì lẽ đó, ông đã bị mẹ mình nguyền rủa: Nó sẽ phải nếm trải nỗi đau của cha mình và sẽ bị lật đổ bởi một trong những con trai

của chính nó.

Cronus kết hôn với Rhea, em gái ruột của mình và sinh hạ 3 người con trai và 3 người con gái: Hades, Poseidon và Zeus; Hestia, Demeter và Hera. Một lần nữa định mệnh người con trai út sẽ là người hạ bệ cha mình và lời nguyền của Gaea trở thành sự thật khi Zeus lật đổ Cronus.

Có vẻ như cuộc soán ngôi này diễn ra không suôn sẻ. Trong nhiều năm, cuộc chiến giữa các vị thần và nhiều quái vật nổ ra. Trận chiến quyết định chính là cuộc đụng độ giữa thần Zeus và Typhon, vị thần mình rắn. Cuộc chiến diễn ra trên những khu vực rộng lớn, cả trên Mặt đất

lẫn bầu trời. Trận đối đầu cuối cùng diễn ra trên Đỉnh Casius, gần biên giới Ai Cập và Ả Rập, đâu đó trên Bán đảo Sinai. (Hình 21)

Hình 21

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc

chiến này, Zeus được công nhận là vị thần tối cao. Tuy nhiên, ông phải chia sẻ quyền lực với những người anh em của mình. Bằng phương thức lựa chọn (hoặc theo một dị bản khác là rút thăm), Zeus được trao quyền kiểm soát Thiên đường, người anh lớn Hades cai quản Mặt đất và người anh thứ hai Poseidon là Chúa tể Biển cả.

Tuy rằng sau này Hades và lãnh địa của mình trở thành từ đồng nghĩa với Địa ngục, nhưng khu vực cai quản nguyên bản của vị thần này là lãnh thổ ở một nơi nào đó "dưới sâu", bao quanh những vùng đầm lầy, những khu vực hoang tàn và những vùng đất ngập nước của các con sông lớn. Hades được khắc họa là một vị

thần "vô hình" – thù địch, gớm guốc, dữ dằn; không bị lay chuyển bởi việc cầu nguyện hay hiến tế. Còn Poseidon thì ngược lại, thường hiện thân với biểu tượng chiếc đinh ba trong tay. Tuy là chúa tể của biển cả, nhưng ngài đồng thời cũng là vị thần của thuật luyện kim và điêu khắc và là nhà ảo thuật hay pháp sư nhiều mánh khóe. Trong truyền thuyết và các câu chuyện truyền khẩu của người Hy Lạp thì thần Zeus được cho là rất nghiêm khắc với Con người – thậm chí vị thần này được cho là đã có lúc định hủy diệt Loài người; trong khi đó Poseidon lại được xem là bạn của Con người và là vị thần đã làm những điều vĩ đại và giành được sự ca ngợi của người trần.

3 anh em trai và 3 chị em gái, những đứa con của Cronus với người em Rhea của mình, đã làm nên thế hệ thứ nhất của Nhóm 12 vị thần vĩ đại Olympia. 6 vị thần còn lại đều mang dòng máu của thần Zeus và các câu chuyện thần thoại Hy Lạp chủ yếu kể về phả hệ và các mối quan hệ của họ.

Các vị nữ thần và nam thần này là con của Zeus với các nữ thần khác. Đầu tiên, thần Zeus kết hợp với nữ thần Metis sinh ra một người con gái, đó chính là nữ thần Athena vĩ đại. Athena chịu trách nhiệm về tri thức, nghề thủ công mỹ nghệ và được gọi là Nữ thần Trí tuệ. Vì là vị thần duy nhất sát cánh cùng thần Zeus trong cuộc chiến chống lại thần Typhon (tất cả

các vị thần khác đều chạy trốn) nên Athena có được các kỹ năng chiến đấu và cũng là Nữ thần Chiến tranh. Nàng là "thiếu nữ hoàn hảo" và không phải làm vợ của bất kỳ ai; nhưng một số câu chuyện thường gán nàng với người bác Poseidon và mặc dù vị thần này có người vợ chính thức là Nữ hoàng xứ Labyrinth trên đảo Crete nhưng người cháu Athena vẫn được coi là tình nhân của ngài.

Sau đó thần Zeus kết hợp với nhiều nữ thần khác, nhưng con của họ không đủ tiêu chuẩn gia nhập Nhóm 12 vị thần Olympia. Khi thần Zeus trở nên nghiêm túc với vấn đề con trai nối dõi, ngài chuyển mối quan hệ sang một trong

những chị gái của mình. Người lớn tuổi nhất chính là Hestia. Nhưng rõ ràng nàng là người sống ẩn dật – có lẽ là quá già hoặc quá ốm yếu để trở thành đối tượng kết hôn – và thế là thần Zeus cần một cái cớ nhỏ để chú ý đến người chị gái thứ hai là Demeter, Nữ thần Mùa màng. Nhưng thay vì một đứa con trai, nàng lại sinh cho thần Zeus một người con gái tên là Persephone, người sau này trở thành vợ của người chú Hades và cùng nhau cai quản Thế giới Dưới Lòng đất.

Thất vọng vì không có con trai, thần Zeus quay sang các nữ thần khác để giải khuây. Với Harmonia, ngài có 9 con gái chung. Sau đó Leto sinh hạ cho ngài một con gái và một con trai, Artemis và

Apollo, những người ngay lập tức được gia nhập vào Nhóm các Chủ thần.

Apollo, người con trai đầu tiên của thần Zeus, là một trong những vị thần vĩ đại nhất trong số các vị thần của người Hy Lạp, được loài người kính sợ và các vị thần yêu mến. Ngài là người truyền đạt ý chí của thần Zeus, cha mình tới người trần, bởi vậy ngài là vị thần phụ trách các vấn đề về luật lệ tôn giáo và thờ cúng trong đền thờ. Là đại diện cho luật pháp trần tục và thần giới, ngài là biểu tượng của sự trong sạch và hoàn hảo cả về thể chất lẫn tinh thần.

Người con trai thứ hai của thần Zeus do nữ thần Maia sinh ra là Hermes, vị thần

bảo trợ của những người chăn chiên và bảo vệ các đàn gia súc. Tuy kém quan trọng và ít quyền lực hơn người anh trai Apollo, vị thần này lại gần gũi hơn với thế sự; bất kỳ vận may nào cũng được cho là do ngài đem đến. Là vị thần ban phát Những Điều Tốt lành, ngài phụ trách thương mại, người bảo trợ của các thương gia và lữ khách. Nhưng trong thần thoại và sử thi thì vai trò chính của ngài là người truyền tin của thần Zeus, là Sứ giả của Các vị thần.

Bị thôi thúc bởi truyền thống nối dõi cùng huyết thống, thần Zeus vẫn muốn có một con trai với một trong những chị gái của mình – và thần quay sang người chị trẻ nhất, Hera. Sau khi kết hôn với Hera

bằng những nghi lễ của một Lễ cưới thiêng, thần Zeus tuyên bố nàng là Nữ hoàng của các vị Thần, Nữ thần Mẹ. Cuộc hôn nhân của họ được ban phước bằng một đứa con trai, Ares và 2 con gái, nhưng cũng bị lung lay bởi thói trăng hoa không ngừng của thần Zeus cũng như những lời đồn đại về sự không chung thủy của Hera, tạo nên nghi vấn về nguồn gốc thật sự của Hephaestus, một người con trai khác của họ.

Ares ngay lập tức được kết nạp vào Nhóm 12 vị Chủ thần Olympia và được phong là Thần Chiến tranh, người kế vị chính của thần Zeus. Ares được khắc họa là Linh hồn Chém giết; tuy nhiên vị thần này vẫn chưa đạt đến sự bất tử - khi

chiến đấu đứng về phía người dân thành Troy trong trận chiến thành Troy, Ares đã bị một vết thương mà chỉ có thần Zeus mới có thể chữa lành.

Trái lại, Hephaestus phải đấu tranh cho con đường đến với thế giới đỉnh cao Olympia. Chàng là Thần Sáng tạo, là người giữ ngọn lửa lò rèn và nghệ thuật luyện kim. Hephaestus là vị thần thợ rèn chế tạo những vật dụng bình thường và pháp thuật cho cả con người và các vị thần. Truyền thuyết kể rằng lúc sinh ra chàng đã bị thọt chân, bởi thế người mẹ Hera đã giận dữ quẳng chàng xuống hạ giới. Một dị bản khác đáng tin cậy hơn cho rằng chính thần Zeus đã trục xuất Hephaestus bởi vì ngài nghi ngờ nguồn

gốc của chàng, nhưng Hephaestus đã sử dụng quyền năng sáng tạo kỳ diệu của mình để buộc thần Zeus phải thừa nhận chàng là một trong số những vị Thần Vĩ đại.

Truyền thuyết cũng kể rằng Hephaestus đã từng chế ra một chiếc lưới vô hình sẽ trùm trên giường vợ mình nếu có hơi của kẻ trộm tình. Chàng phải có biện pháp phòng vệ như vậy bởi vợ chàng chính là Aphrodite, Nữ thần của Tình yêu và Sắc đẹp. Lẽ tất yếu khi có nhiều lời đồn thổi về những bê bối tình ái liên quan đến nàng; trong số những kẻ quyến rũ đó có Ares, anh trai của Hephaestus. (Kết quả của mối tình vụng trộm đó chính là Eros, vị Thần Tình yêu.)

Aphrodite cũng nằm trong số 12 vị thần Olympia và hoàn cảnh nàng được kết nạp vào số 12 vị thần sẽ soi sáng cho chủ đề của chúng ta. Nàng không phải là chị em, cũng không phải là con gái của thần Zeus, tuy nhiên không ai có thể phớt lờ vị trí của nàng. Nàng đến từ biển Địa Trung Hải, bờ châu Á đối diện với Hy Lạp (theo nhà thơ Hy Lạp Hesiod, nàng đến qua ngả Cyprus); và nàng cho rằng mình được sinh ra từ bộ phận bị cắt rời của thần Uranus từ xa xưa. Bởi vậy theo phả hệ thì nàng trên thần Zeus một đời, là chị gái của cha thần Zeus và là hiện thân của Ông tổ các vị Thần. (Hình 22)

Do vậy Aphrodite phải được là một trong số các vị thần Olympia. Nhưng con

số 12 vị thần rõ ràng không thể thay đổi. Giải pháp đưa ra thật khéo léo: Thêm một bớt một. Vì thần Hades được giao cai quản Thế giới Dưới mặt đất và không thường xuyên tham gia vào Nhóm các vị Chủ thần trên đỉnh Olympus nên vị trí của ngài thường xuyên bị bỏ trống và chiếc ghế đó được trao cho Aphrodite tham gia vào Nhóm 12 vị Chủ thần.

Có vẻ như con số 12 vị thần cũng là một yêu cầu bắt buộc, chuẩn xác, không hơn, không kém. Điều này trở nên rõ ràng trong tình huống dẫn tới việc kết nạp Dionysus vào nhóm các vị thần Olympia. Dionysus là con trai của thần Zeus và nàng Semele. Để tránh khỏi cơn thịnh nộ của Hera, Dionysus được đưa tới những

vùng đất xa xôi (ận Ấn Độ) và dạy cách trồng nho, làm rượu ở bất cứ nơi nào chàng đặt chân tới. Trong lúc đó, trên đỉnh Olympus đang có một vị trí trống. Nữ thần Hestia, người chị cả của thần Zeus, ngày càng già yếu và bị loại khỏi Nhóm 12 vị Chủ thần. Sau đó Dionysus đã trở về Hy Lạp và được phép tiếp nhận chiếc ghế trống đó. Đỉnh Olympus lại một lần nữa có 12 vị thần.

Tuy thần thoại Hy Lạp không nói rõ về nguồn gốc của loài người, nhưng các câu chuyện truyền thuyết và truyền miệng có đề cập đến các vị thần giáng trần trở thành các vị anh hùng và các vị vua. Các á thần này tạo nên mối liên kết giữa định mệnh con người – những mưu sinh đời

thường, sự phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, đau ốm, chết chóc – với quá khứ thần thánh, khi chỉ có các vị thần rong ruổi trên Mặt đất. Tuy có nhiều vị thần được sinh ra trên Mặt đất nhưng 12 vị thần Olympia được lựa chọn chỉ thể hiện phương diện thần thánh của mình. Odyssey từng mô tả đỉnh Olympus nằm trên "tầng không tinh khiết". 12 vị Chủ thần là những Vị thần đến từ Thiên đường giáng xuống Mặt đất; và họ đại diện cho 12 thiên thể trong "điện Thiên đường".

Khi người La Mã tiếp cận với thần thoại Hy Lạp, họ đã đặt tên La tinh cho các vị Chủ thần theo mối liên hệ với các vì sao: Gaea là Earth (Mặt đất); Hermes là

Mercury (sao Thủy); Aphrodite là Venus (sao Kim); Ares là Mars (sao Hỏa); Cronus là Saturn (sao Thổ); và Zeus là Jupiter (sao Mộc). Nối tiếp truyền thống của người Hy Lạp, người La Mã coi Jupiter là một vị thần sấm sét với vũ khí là quả cầu sét; và cũng giống như người Hy Lạp, người La Mã quan niệm rằng sự xuất hiện của ngài gắn liền với một con bò. (Hình 23)

Hiện nay nhiều người nhất trí rằng nền văn minh Hy Lạp bắt nguồn từ hòn đảo Crete, nơi văn hóa Minoa phát triển hưng thịnh vào khoảng năm 2700 TCN tới năm 1400 TCN. Theo truyền thuyết và thần thoại của người Minoa, câu chuyện về quỷ mình người đầu bò là nổi bật nhất.

Nhân vật nửa người nửa bò này là con của Pasiphaё, vợ Vua Minos và một con bò. Các phát hiện khảo cổ đã xác nhận rằng người Minoa thờ phụng thần bò rộng rãi và trên một số con dấu trục lăn có khắc họa hình ảnh con bò như một vị thần bên cạnh biểu tượng chữ thập đại diện cho ngôi sao hoặc hành tinh nào đó chưa xác định được. Bởi vậy người ta phỏng đoán rằng con bò mà người Minoa thờ phụng không phải là loài vật bình thường trên trái đất mà là Thiên Ngưu – chòm sao Kim Ngưu – nhằm đánh dấu một số sự kiện đã diễn ra vào thời điểm xuân phân của Mặt trời xuất hiện trên chòm sao đó, khoảng 4.000 năm TCN. (Hình 24)

Theo truyền thuyết Hy Lạp, thần Zeus đã đến Hy Lạp qua ngả đảo Crete, nơi người rời đi (bằng cách bơi qua Địa Trung Hải) sau khi bắt cóc Europa, người con gái xinh đẹp của vua thành Tyre, người Phoenicia. Thực tế, những văn tự cổ xưa nhất của người Minoa được Cyrus H. Gordon giải mã cho thấy đã từng tồn tại "phương ngữ Semite trên các bờ biển phía Đông Địa Trung Hải."

Hình 22

Hình 23

Hình 24

Trong thực tế người Hy Lạp chưa bao giờ cho rằng những vị thần Olympia của họ đến thẳng Hy Lạp từ Thiên đường. Thần Zeus vượt Địa Trung Hải qua đảo Crete để đến vùng đất này. Aphrodite được cho là đến từ bờ biển vùng Cận Đông, qua ngả Cyprus. Poseidon (thần Neptune của người La Mã) mang theo mình con ngựa từ vùng Tiểu Á. Athena

mang theo "cây ô-liu tươi tốt và tự gieo hạt" đến cho Hy Lạp từ vùng đất của Kinh thánh.

Các phong tục và tôn giáo của người Hy Lạp đến với đất nước này từ vùng Cận Đông qua khu vực Tiểu Á và các hòn đảo trên Địa Trung Hải là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Đó là những nơi khởi nguồn cho thần thoại của họ; là nơi mà chúng ta nên xem xét để tìm ra nguồn gốc của các vị thần Hy Lạp và mối quan hệ giữa họ cùng các vì sao với con số 12.

***

Đạo Hindu, tôn giáo cổ xưa của người Ấn Độ, coi bộ kinh Veda – sự kết hợp

của các bài thánh ca, cách thức hiến tế và những phán truyền khác của các vị thần – là thánh kinh thiêng liêng "không phải do con người làm ra". Truyền thuyết của người Hindu cho rằng chính các vị thánh đã tạo ra chúng vào thời kỳ trước thời đại hiện nay. Nhưng khi thời gian qua đi, bộ kinh 100.000 câu thơ ban đầu được truyền miệng từ đời này sang đời khác ngày càng rơi rụng và bị nhẫm lẫn nhiều hơn. Cuối cùng, một nhà hiền triết đã ghi chép những câu thơ còn lại, chia chúng thành 4 cuốn sách và giao phó cho 4 đại môn đồ mỗi người gìn giữ một bộ Veda.

Vào thế kỷ XIX, khi các chuyên gia bắt tay vào giải mã và hiểu được những ngôn

ngữ đã bị lãng quên và lần theo các mối liên hệ giữa chúng, họ nhận ra rằng bộ kinh Veda được viết bằng ngôn ngữ Ấn – Âu rất cổ xưa, loại ngôn ngữ tiền thân của tiếng Phạn có nguồn gốc Ấn Độ, tiếng Hy Lạp, Latinh và các ngôn ngữ châu Âu khác. Cuối cùng khi các chuyên gia có thể phân tích và đọc được bộ kinh Veda, họ đã sửng sốt khi nhận ra sự giống nhau khác thường giữa các câu chuyện thần thánh trong kinh Veda với thần thoại Hy Lạp.

Trong kinh Veda, các vị thần đều là thành viên của một gia đình lớn nhưng không phải khi nào cũng thuận hòa êm ấm. Giữa những câu chuyện về thăng thiên, giáng trần, những trận chiến trên trời, những vũ

khí kỳ diệu, tình bạn và hận thù, hôn nhân và phản bội dường như có tồn tại một mối quan tâm cơ bản về việc gìn giữ gia phả - ai sinh ra ai và ai là con đầu lòng của ai. Các vị thần trên mặt đất có nguồn gốc từ Thiên đường; và các vị Chủ thần dù là ở trên Mặt đất cũng vẫn tiếp tục đại diện cho các hành tinh.

Thuở sơ khai, các Rishi ("suối nguồn nguyên thủy") "chảy" trên trời với sức mạnh vô song. Trong số đó, có 7 rishi là các bậc Tổ tông. Các thần Rahu ("quái vật") và Ketu ("chia cách") từng là một thiên thể đơn nhất tìm cách gia nhập đội ngũ các vị thần mà không xin phép; nhưng Thần Bão tố đã phóng ngọn lao lửa của mình vào thần xẻ thành 2 phần –

Rahu "Đầu Rồng" không ngừng sục sạo mọi ngóc ngách trên Thiên đường để trả thù và Ketu "Đuôi Rồng" Mar-Ishi, vị tổ tông của Vương triều Mặt trời, sinh ra Kash-Yapa ("người kế vị ngai vàng"). Kinh Veda mô tả vị thần này có rất nhiều con, nhưng việc xem xét kế thừa vương vị chỉ được tiến hành với 10 người con mà thần có với Prit-Hivi ("Mẹ Thiên đường").

Là người đứng đầu vương triều, Kash-Yapa cũng là thủ lĩnh của các deva ("người hào quang") và mang danh hiệu Dyaus-Pitar ("người cha hào quang"). Kash-Yapa cùng với người vợ và 10 đứa con của mình tạo nên một gia đình thần thánh gồm 12 Aditya, những vị thần mà

mỗi người được gán với một cung hoàng đạo và một thiên thể. Thiên thể của Kash-Yapa là "ngôi sao tỏa sáng"; còn Prit-Hivi tượng trưng cho Trái đất. Bên cạnh đó là các vị thần khác có các thiên thể gồm Mặt trời, Mặt trăng, Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc, sao Kim và sao Thổ.

Sau này vị trí lãnh đạo Nhóm 12 vị Thần được trao lại cho Varuna, Thần Mở mang Thiên đường. Thần có mặt ở khắp mọi nơi và nhìn thấy mọi thứ; một trong những bài thánh ca về người nghe giống như bài thánh ca trong Kinh thánh:

Ngài là người tạo nên mặt trời chiếu sáng Thiên đường,

Những cơn gió thổi chính là hơi thở của ngài.

Ngài đào nên những lòng sông;

Chúng chảy theo mệnh lệnh của ngài.

Ngài đã tạo nên những đáy biển sâu.

Thời kỳ trị vì của vị thần này không sớm thì muộn cũng đến hồi kết thúc. Indra, vị thần giết "Rồng" đã soán ngôi bằng cách giết chết cha mình. Chàng là vị tân Chúa tể Bầu trời và Thần Bão tố. Sấm sét là vũ khí của vị thần này và vương hiệu của chàng là Chúa tể của Các vị thần. Tuy nhiên, chàng phải chia sẻ quyền lực với 2 người anh của mình. Một người là Vivashvat, tổ tiên của Manu, Con người

đầu tiên. Người kia là Agni ("người nhóm lửa"), người đã mang lửa từ Thiên đường xuống Mặt đất để Nhân loại có thể sử dụng rộng rãi.

***

Sự tương đồng giữa kinh Veda và thần thoại Hy Lạp được thể hiện rõ ràng. Những câu chuyện về các vị Chủ thần cũng như những câu thơ về vô số các vị thần nhỏ hơn – con trai, vợ, con gái, tình nhân – rõ ràng là trùng hợp (hay bắt nguồn từ?) với các câu chuyện của người Hy Lạp. Hiển nhiên ở đây Dyaus có thể hiểu là Zeus; Dyaus-Pitar, Jupiter; Varuna, Uranus; v.v... Và trong cả 2 trường hợp, nhóm các vị Thần Vĩ đại

luôn là con số 12, bất kể thế hệ kế tiếp có thay đổi gì đi chăng nữa.

Làm thế nào mà 2 khu vực cách xa nhau cả về địa lý lẫn thời đại lại có sự tương đồng đến thế?

Các chuyên gia tin rằng vào thời kỳ nào đó khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, có một tộc người sử dụng ngôn ngữ Ấn-Âu và sinh sống tập trung ở miền bắc Iran hoặc khu vực Caucasia đã tiến hành những cuộc di dân lớn. Một nhóm đi xuống miền nam tới Ấn Độ. Người Hindu gọi họ là người Arya ("người cao quý"). Họ mang theo những câu chuyện truyền khẩu của kinh Veda vào khoảng năm 1500 TCN. Làn sóng di cư khác của tộc người

Ấn-Âu này hướng về phía tây tới châu Âu. Một số người đi vòng quanh biển Đen và tới châu Âu qua các thảo nguyên của Nga. Nhưng thực tế tuyến đường chính để những con người này cùng với các truyền thống và tôn giáo của họ đến với các thành phố Hy Lạp cổ đại là Tiểu Á: con đường ngắn nhất. Một số thành phố cổ xưa nhất của Hy Lạp không nằm trên đất liền của Hy Lạp mà tại mũi phía tây vùng Tiểu Á.

Nhưng những người Ấn-Âu đã chọn Anatolia làm nơi dừng chân này là ai? Những điều mà người phương Tây biết được không giúp gì nhiều trong việc lý giải vấn đề này.

Một lần nữa, nguồn tư liệu sẵn có và tin cậy duy nhất tồn tại lại là Kinh Cựu ước. Trong Kinh Cựu ước, các chuyên gia thấy có một số điểm đề cập đến người "Hittite" − những người sinh sống trên các ngọn núi Anatolia. Không giống như thái độ thù địch được phản ánh trong Kinh Cựu ước đối với người Canaanite và các dân tộc láng giềng mà tục lệ của họ bị coi là "ghê tởm", người Hittite lại được xem là bạn và là đồng minh của người Israel. Bathsheba, người mà Vua David thèm muốn, là vợ của Uriah, một sỹ quan người Hittite trong quân đội của Vua David. Vua Solomon, người đã củng cố liên minh bằng cách kết hôn với con gái của các vị vua ngoại tộc, đã lấy con gái của cả Pharaoh Ai Cập lẫn Vua

Hittite. Lần khác, đạo quân xâm lược Syria đã bỏ chạy khi nghe tin rằng "Vua Israel đã nhờ vua Hittite và vua Ai Cập liên minh chống lại chúng ta". Những dẫn chứng này về người Hittite cho thấy sự ngưỡng mộ mà các dân tộc khác ở vùng Cận Đông cổ đại dành cho khả năng quân sự của họ.

Sau khi giải mã được chữ tượng hình của người Ai Cập và tiếp đến là chữ khắc của người Mesopotamia, các chuyên gia đã tìm ra nhiều dẫn chứng cho thấy "Xứ Hatti" là một vương quốc rộng lớn và hùng mạnh ở Anatolia. Liệu một thế lực quan trọng như vậy có thể biến mất mà không để lại dấu vết nào?

Với hành trang là những dẫn chứng từ các văn tự của người Ai Cập và Mesopotamia, các học giả tiến hành khai quật các khu vực khảo cổ trên các vùng đồi núi thuộc Anatolia. Những nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng: Họ đã tìm thấy các thành phố, cung điện, kho báu hoàng gia, lăng mộ hoàng gia, đền đài, công trình tôn giáo, công cụ, vũ khí, tác phẩm nghệ thuật của người Hittite. Trên hết thảy, họ đã tìm thấy nhiều văn tự được viết bằng cả chữ tượng hình lẫn chữ hình nêm. Những câu chuyện về người Hittite trong Kinh thánh đã lần lượt được hồi sinh.

Một đài tưởng niệm độc đáo mà vùng Cận Đông cổ đại để lại cho chúng ta là

công trình chạm khắc đá bên ngoài kinh đô Hittite cổ xưa (khu vực ngày nay được gọi là Yazilikaya, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "đá chạm khắc"). Sau khi xuyên qua các cổng chào và đền đài, những tín đồ cổ đại bước vào một phòng trưng bày ngoài trời, một không gian mở giữa những tảng đá tạo thành hình bán nguyệt, trên đó khắc họa tất cả các vị thần của người Hittite thành một đoàn diễu hành.

Phía trái, từ ngoài vào trong là một hàng dài các vị thần chủ yếu là nam thần, được sắp xếp thành các "đoàn" 12 người rõ ràng. Ngoài cùng bên trái, phía cuối đoàn diễu hành kỳ thú này là 12 vị thần giống nhau, tất cả đều cùng mang một

loại vũ khí. (Hình 25)

Nhóm diễu hành 12 người đi giữa là những vị thần trông có vẻ lớn tuổi hơn, một số vị mang vũ khí khác biệt và 2 vị thần nổi bật lên với một ký hiệu thần thánh. (Hình 26)

Nhóm diễu hành 12 người thứ ba (phía trước) rõ ràng là những vị nam thần và nữ thần quan trọng hơn. Vũ khí và biểu trưng của họ phong phú hơn; có 4 người có thiên ký phía trên; có 2 người có cánh. Trong nhóm này cũng có những thành viên trần tục: 2 con bò nâng giữ một quả cầu và vị Vua của người Hittite với chiếc mũ chỏm trên đầu đứng dưới biểu trưng của chiếc Đĩa Bay. (Hình 27)

Ở phía bên phải là 2 nhóm nữ thần; tuy nhiên các hình vẽ trên đá đã bị hủy hoại nhiều nên không thể xác định được số lượng ban đầu của các nữ thần này. Có lẽ chúng ta cũng không sai khi cho rằng họ cũng bao gồm 2 "đoàn", mỗi đoàn 12 người.

Hai đoàn diễu hành từ bên phải và bên trái gặp nhau ở giữa nơi khắc họa rõ ràng hình ảnh của các vị Chủ thần, các vị thần này đều được thể hiện ở vị trí trên cao, trên các ngọn núi, các con vật, chim chóc, hay thậm chí là trên vai những người hầu. (Hình 28)

Các học giả (chẳng hạn như E. Laroche, Le Panthéon de Yazilikaya – tạm dịch:

Các vị thần của Yazilikaya) đã bỏ ra nhiều công sức để xác định tên, danh hiệu và vai trò của các vị thần trong đoàn diễu hành này từ các bức họa, các ký hiệu tượng hình, cũng như một phần văn tự còn đọc được và tên các vị thần được khắc trên đá. Nhưng rõ ràng là các vị thần của người Hittite cũng có 12 vị thần "Olympia" đứng đầu. Những vị thần có địa vị thấp hơn được tổ chức thành từng nhóm 12 người và các vị Chủ thần trên Trái đất được gắn với 12 thiên thể.

Thực tế, các vị thần được thống trị bởi con số "12" càng được khẳng định bởi một tượng đài khác của người Hittite, một lăng mộ xây bằng gạch được phát hiện gần Beit-Zehir ngày nay. Ở đó khắc

họa rõ ràng hình ảnh 2 vị thần được bao quanh bởi 10 vị thần khác – làm nên con số 12. (Hình 29)

Các phát hiện khảo cổ đã chỉ ra một cách chắc chắn rằng người Hittite thờ cúng các vị thần "trên Thiên đường và Mặt đất", tất cả họ đều có quan hệ với nhau và được sắp xếp theo thứ tự phả hệ. Có một số vị thần "già cả" vĩ đại có nguồn gốc từ Thiên đường. Biểu tượng của họ - trong chữ viết tượng hình của người Hittite có nghĩa là "thần thánh" hay "chúa trời" – trông giống như một cặp kính bảo hộ. (Hình 30) Biểu tượng này thường xuất hiện trên các dấu tròn giống một phần của vật thể hình tên lửa. (Hình 31)

Còn các vị thần khác thì xuất hiện không chỉ ở trên Mặt đất mà còn ở giữa người Hittite với vai trò là các đấng trị vì tối cao của xứ sở, bổ nhiệm các vị vua của con người và hướng dẫn người kế vị các vấn đề về chiến tranh, hiệp ước và các vấn đề quốc tế khác.

Hình 25

Hình 26

Hình 27

Hình 28

Hình 29

Hình 30

Hình 31

Đứng đầu các vị thần thế tục của người Hittite là một vị thần tên Teshub, có nghĩa là "người gọi gió." Bởi vậy vị thần này được các chuyên gia gọi là Thần Bão tố, gắn liền với giông bão và sấm chớp. Vị thần này còn có một tên gọi nữa

là Taru ("bò"). Giống như người Hy Lạp, người Hittite cũng miêu tả về việc thờ cúng bò; và cũng giống như Jupiter sau này, Teshub được khắc họa là vị Thần Sấm chớp đứng trên lưng một con bò. (Hình 32)



Hình 32

Giống như các truyền thuyết Hy Lạp sau này, văn tự của người Hittite cũng mô tả cách vị Chủ thần của họ chiến đấu với một con quái vật để củng cố địa vị tối cao của mình. Một văn tự được các học giả gọi là "Huyền thoại Giết Rồng" đã xác định đối thủ của Teshub chính là thần Yanka. Không đánh bại được vị thần này trong chiến đấu, Teshub đã kêu gọi sự giúp đỡ của các vị thần khác, nhưng chỉ có một vị nữ thần đến giúp ngài và đã loại bỏ được Yanka bằng cách chuốc say vị thần này trong một bữa tiệc.

Với nhận thức rằng những câu chuyện này là nguồn gốc của truyền thuyết về

Thánh George và con Rồng, các chuyên gia coi đối thủ bị vị thần "tốt" này đánh bại là "con rồng". Nhưng thực tế Yanka có nghĩa là "con rắn" hình ảnh được người cổ đại gán cho vị thần "xấu" như trên hình chạm khắc tìm thấy ở khu vực khảo cổ người Hittite. (Hình 33). Như chúng tôi đã chỉ ra, thần Zeus cũng chiến đấu với một vị thần rắn chứ không phải rồng. Và những truyền thuyết cổ xưa về trận chiến giữa thần gió và thần rắn này có ý nghĩa rất sâu xa. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ có thể khẳng định rằng những trận chiến tranh giành vương quyền giữa các vị thần được trình bày trong các văn tự cổ cũng như những sự kiện chắc chắn đã diễn ra.

Người Hittite có một thiên sử thi dài được giữ gìn cẩn thận tên là "Kingship in Heaven" (Vương quyền trên Thiên đường) trình bày về chủ đề này – nguồn gốc trên Thiên đường của các vị thần. Đầu tiên, người thuật lại những sự kiện diễn ra trước khi con người xuất hiện này mời 12 "vị lão thần vĩ đại" lắng nghe câu chuyện của mình và chứng giám cho tính xác thực của nó:

Xin hãy lắng nghe hỡi các vị thần trên Thiên đường,

Và cả những vị đang ở trên Mặt đất tăm tối!

Xin hãy lắng nghe, hỡi các lão thần vĩ đại.

Hình 33

Sau khi khẳng định rằng các vị lão thần ngự trị trên cả Thiên đường và Mặt đất, thiên sử thi liệt kê tên 12 "vị lão thần vĩ đại", tổ tiên của các vị thần; và để tiếp tục thu hút sự chú ý của các vị thần, người kể chuyện tiếp tục kể về việc vị thần "vua trên Thiên đường" giáng xuống "Mặt đất tăm tối":

Thuở xưa, trong những ngày xa lắm, Alalu là vua trên Thiên đường;

Ngài, Alalu, được ngồi trên ngai vàng.

Anu vĩ đại, vị thần đầu tiên trong các vị thần, đứng trước ngài,

Cúi đầu trước chân ngài, dâng cốc rượu lên tay ngài.

Alalu là vua trên Thiên đường trong 9 thời kỳ.

Đến thời kỳ thứ chín, Anu đánh nhau với Alalu.

Alalu bị đánh bại, ngài phải bỏ chạy trước Anu

Ngài giáng xuống Mặt đất tối tăm,

Mặt đất tối tăm là nơi ngài tới;

Còn trên ngai vàng là Anu.

Như vậy là thiên sử thi này cho rằng việc "vua của Thiên đường" giáng xuống Mặt đất là kết quả của một cuộc soán đoạt ngai vàng: Một vị thần tên là Alalu đã bị buộc phải từ bỏ ngai vàng (ở nơi nào đó trên Thiên đường) và chạy trốn xuống "Mặt đất tối tăm" để bảo toàn mạng sống. Nhưng đó không phải là phần kết. Sử thi này tiếp tục kể về việc Anu đến lượt mình cũng bị một vị thần khác có tên là Kumarbi soán ngôi (theo một số cách diễn giải thì đây chính là anh em của thần Anu).

Rõ ràng, thiên sử thi đã ra đời hàng ngàn năm trước các truyền thuyết Hy Lạp này chính là tiền thân của câu chuyện Cronus lật đổ Uranus và Cronus bị Zeus soán ngôi. Ngay cả chi tiết liên quan đến việc Zeus thiến Cronus cũng xuất hiện trong văn tự của người Hittite, bởi đó chính là những gì mà Kumarbi đã làm đối với Anu:

Suốt 9 thời kỳ Anu là vua trên Thiên đường;

Đến thời kỳ thứ chín, Anu phải chiến đấu với Kumarbi.

Anu thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Kumarbi và bỏ chạy

Anu vút chạy lên trời cao.

Kumarbi đuổi sát theo chàng, tóm được đôi chân của chàng;

Và kéo chàng từ trên trời xuống.

Thần cắn vào lưng của chàng; và "Bộ phận Đàn ông" của Anu

trộn lẫn với nội tạng của Kumarbi, tan chảy như đồng thau.

Theo câu chuyện cổ này thì trận chiến kết thúc mà không bên nào giành được thắng lợi hoàn toàn. Tuy bị thiến nhưng Anu vẫn tìm cách bay về Thiên cung của mình, để Kumarbi kiểm soát Mặt đất. Đồng thời "Bộ phận đàn ông" của Anu

đã sinh ra vài vị thần trong nội tạng của Kumarbi, buộc Kumarbi phải đẩy ra ngoài (giống như Cronus trong thần thoại Hy Lạp). Một trong những vị thần đó là Teshub, vị Chủ thần của người Hittite.

Tuy nhiên, theo sử thi này thì còn có thêm một trận chiến nữa trước khi Teshub có thể cai trị trong hòa bình.

Biết hậu duệ Anu xuất hiện ở Kummiya ("Thiên cung"), Kumarbi bày ra một kế hoạch nhằm "nuôi dưỡng một đối thủ của Thần Bão tố." "Thần trao vào tay hắn đội quân của mình; đeo vào chân hắn đôi giày có thể chạy nhanh như gió"; và từ thành Ur-Kish của mình thần tới cung điện của Nữ Sơn thần Vĩ đại. Tới gặp nữ

thần này,

Cảm hứng của ngài dâng trào;

Ngài ngủ với Nữ Sơn thần;

Dương khí của ngài chảy vào người nàng.

Ngài cùng nàng năm lần...

Ngài cùng nàng mười lần.

Phải chăng Kumarbi chỉ là một kẻ hiếu sắc đơn thuần? Chúng tôi có lý do để tin rằng sự việc không đơn giản như thế. Chúng tôi cho rằng những đấng trị vì các vị thần tiếp theo chính là con trai của Kumarbi với Nữ Sơn thần Vĩ đại được

tuyên bố là người kế vị chính thống Ngai vàng Thiên đình; và việc Kumarbi "cùng" với nữ thần kia năm lần, mười lần là nhằm đảm bảo nàng sẽ mang thai và thực sự nàng đã làm được điều đó: Nàng hạ sinh một cậu con trai được Kumarbi đặt cho cái tên tượng trưng là Ulli-Kummi ("kẻ tiêu diệt của Kummiya" – cung điện của Teshub).

Kumarbi đã đoán trước rằng cuộc chiến giành vương vị sẽ là cuộc đọ sức trên Thiên đường. Với dự định để cho con trai mình tiêu diệt những kẻ nắm quyền ở Kummiya, Kumarbi sau đó đã đưa ra tuyên bố dành cho con trai mình:

Hãy để nó bay lên Thiên đường để

giành lấy vương vị!

Hãy để nó đánh chiếm Kymmiya, thành phố xinh đẹp!

Hãy để nó tấn công Thần Bão tố

Và xé hắn ra thành từng mảnh, như một kẻ đã chết!

Hãy để nó bắn hạ tất cả các vị thần trên bầu trời.

Có phải những trận chiến đó của Teshub trên Mặt đất và bầu trời diễn ra khi Thời kỳ Kim ngưu bắt đầu vào khoảng năm 4000 TCN? Có phải vì lý do này mà hình ảnh người chiến thắng được gắn liền với hình ảnh con bò? Và những sự kiện

đó có bất cứ sự liên hệ nào với sự khởi đầu đột ngột của nền văn minh Sumer diễn ra vào cùng thời kỳ không?

***

Chúng ta không thể chối cãi được rằng những truyền thuyết và niềm tin vào các vị thần của người Hittite thực sự có nguồn gốc từ Sumer, từ nền văn minh và từ các vị thần của đế chế này.

Câu chuyện về cuộc tranh đoạt Ngai vàng của Ulli-Kummi tiếp tục kể về những trận chiến hào hùng nhưng không mang tính quyết định. Xét về một phương diện nào đó, việc Teshub không đánh bại được đối thủ của mình thậm chí đã khiến cho vợ ngài là Hebat phải tự vẫn. Cuối

cùng, các vị thần được kêu gọi dàn xếp cuộc đấu đá này và một Hội đồng các vị Thần được thành lập. Hội đồng này đặt dưới sự lãnh đạo của một "lão thần" tên là Enlil và một "lão thần" khác tên là Ea, người được triệu tập để đưa ra "các bản khắc cổ với những lời của số mệnh" – những văn tự cổ có khả năng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc kế vị vương quyền.

Khi những văn tự đó không thể giải quyết được tranh chấp, Enlil đề nghị tổ chức một trận đấu khác cho kẻ thách thức, nhưng với sự trợ giúp của một số loại binh khí cổ. "Hãy nghe đây, hỡi các lão thần, các vị đã biết những lời của cổ nhân," Enlil nói với những người theo

phe mình:

Hãy mở những kho vũ khí cổ xưa

Của cha ông ta!

Hãy mang ra chiếc thương đồng cổ

Đã từng chia cắt Đất Trời;

Và hãy để chúng cắt rời chân của Ulli-Kummi.

Ai là những vị "lão thần" này? Câu trả lời rất rõ ràng, bởi tất cả họ – Anu, Antu, Enlil, Ninlil, Ea, Ishkur – đều là những cái tên Sumer. Ngay cả tên của Teshub, cũng như tên của các vị thần "Hittite" khác cũng thường được viết bằng chữ

Sumer để thể hiện danh phận của họ. Ngoài ra, một số địa danh trong câu chuyện này cũng là những địa danh Sumer cổ đại.

Các chuyên gia nhận ra rằng trong thực tế người Hittite thờ phụng các vị thần có nguồn gốc từ Sumer và bối cảnh của câu chuyện về các vị "lão thần" đó cũng diễn ra ở Sumer. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của một phát hiện to lớn hơn. Người ta nhận thấy rằng ngôn ngữ Hittite không chỉ dựa trên một số phương ngữ Ấn-Âu mà còn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngôn ngữ Akkad cả về lời nói và chữ viết. Bởi tiếng Akkad là ngôn ngữ quốc tế của thế giới cổ đại vào thiên niên kỷ 2 TCN nên việc nó ảnh hưởng lên tiếng

Hittite cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng các chuyên gia có lý do để ngạc nhiên bởi trong quá trình giải mã chữ Hittite họ khám phá ra rằng ngôn ngữ Hittite sử dụng một cách rộng rãi các ký hiệu tượng hình, âm tiết và thậm chí là nguyên từ trong tiếng Sumer! Hơn thế nữa, họ thấy rõ rằng tiếng Sumer là loại ngôn ngữ được nhiều người Hittite theo học. Theo lời O. R. Gurney (The Hittites (Người Hittite)), thì ngôn ngữ Sumer "được học rộng rãi ở Hattu-Shash [Kinh thành] và những từ vựng Sumer-Hittite được tìm thấy ở đây... Nhiều âm tiết gắn liền với các ký hiệu hình nêm trong thời kỳ Hittite chính là các từ trong tiếng Sumer mà nghĩa của chúng đã bị người

Hittite lãng quên... Trong văn tự của người Hittite, các từ Hittite phổ thông thường được thay thế bằng từ Sumer hay Babylon tương ứng."

Đến khi người Hittite đến Babylon vào khoảng sau năm 1600 TCN thì người Sumer đã biến mất khỏi vùng Cận Đông từ lâu. Vậy làm thế nào mà ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của họ có thể thống trị một vương quốc lớn khác ở một thiên niên kỷ khác và thuộc phần khác của châu Á?

Gần đây các chuyên gia đã phát hiện ra rằng chiếc cầu nối giữa 2 nền văn minh này chính là một chủng người có tên là người Hurrian.

Gợi nhớ đến người Horites ("người tự do") trong Kinh Cựu ước, người Hurrian chiếm cứ một vùng rộng lớn giữa khu vực Sumer và Akkad ở Mesopotamia và vương quốc Hittite ở Anatolia. Phía bắc lãnh thổ của họ là "xứ tuyết tùng" nơi các quốc gia xa gần thu được những cây gỗ tốt nhất. Ở phía đông, họ cư trú quanh những giếng dầu ngày nay thuộc Iraq; chỉ riêng ở thành Nuzi, các nhà khảo đã phát hiện không chỉ các công trình và công cụ bình thường mà còn có hàng ngàn tài liệu pháp luật và xã hội có giá trị rất lớn. Ở phía tây, phạm vi cai trị và ảnh hưởng của người Hurrian mở rộng tới tận bờ biển Địa Trung Hải và bao quanh những trung tâm buôn bán, công nghiệp và giáo dục lớn thời cổ đại như Carchemish và

Alalakh.

Nhưng trung tâm quyền lực của họ, những trung tâm chính của các tuyến đường giao thương thời cổ đại và là nơi có những lăng mộ cao quý nhất lại nằm ở vùng trung tâm "giữa 2 dòng sông," vùng đất Naharayim trong Kinh thánh. Kinh đô cổ xưa nhất của họ (vẫn chưa được tìm thấy) nằm ở đâu đó cạnh sông Khabur. Trung tâm buôn bán lớn nhất của họ nằm trên sông Balikh chính là thành Haran trong Kinh thánh – ngôi thành nơi gia đình giáo trưởng Abraham trú tạm trên đường từ thành Ur, miền nam Mesopotamia tới Xứ Canaan.

Các tài liệu của hoàng gia Ai Cập và

Mesopotamia gọi vương quốc Hurrian là Mitanni và xếp quốc gia này vào địa vị ngang hàng – một thế lực lớn có tầm ảnh hưởng vượt qua cả biên giới của nó. Người Hittite gọi những người láng giềng Hurrian là "Hurri." Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng, từ đó cũng có thể đọc là "Har" và như G. Contenau trong cuốn La Civilisation des Hittites et des Hurrites du Mitanni (Nền văn minh của Hittite và Hurrite của vương quốc Mitanni) đã đưa ra phán đoán rằng trong cái tên "Harri," "ta thấy được tên 'Ary' hay Aryan dành cho chủng người này."

Ta có thể chắc chắn rằng người Hurrian chính là người Aryan hoặc có nguồn gốc Ấn-Âu. Trong các bản khắc của họ có lời

khẩn cầu các vị thần với những cái tên "Aryan" trong Kinh Veda, các vị vua của họ có những cái tên Ấn-Âu và các thuật ngữ quân sự và kỵ binh của họ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn-Âu. Thậm chí B. Hrozny, người từng chỉ đạo tiến hành việc giải mã các văn tự của người Hittite và Hurrian vào thập niên 1920, đã đi xa tới mức gọi người Hurrian là "người Hindu cổ xưa nhất."

Người Hurrian đã thống trị người Hittite về văn hóa và tôn giáo. Người ta thấy rằng các câu chuyện thần thoại của người Hittite được ghi chép lại có nguồn gốc từ Hurrian và thậm chí các thiên sử thi về thời tiền sử, về những vị anh hùng á thần cũng bắt nguồn từ Hurrian. Không còn ai

nghi ngờ gì về việc người Hittite đã du nhập kiến thức vũ trụ học, những câu chuyện "thần thoại", những vị thần và niềm tin vào 12 vị thần từ người Hurrian.

Mối liên kết 3 chiều giữa nguồn gốc Aryan, quá trình thờ cúng của người Hittite và nguồn gốc Hurrian của các tín điều này được khẳng định vững chắc trong bài cầu nguyện của một người vợ cho người chồng bị ốm. Hướng lời cầu nguyện của mình đến nữ thần Hebat, vợ của Teshub, người phụ nữ đó chậm rãi ngâm:

Hỡi nữ thần Đĩa Bay của xứ Arynna,

Bà chủ của tôi, Nữ chúa của xứ Hatti,

Nữ hoàng của Thiên đường và Mặt đất...

Ở xứ Hatti, tên của người là

"Nữ thần Đĩa Bay của xứ Arynna";

Nhưng ở xứ mà người nổi giận,

Ở Xứ Tuyết tùng,

Người có tên là "Hebat."

Tất cả những điều đó cho thấy nền văn hóa và tôn giáo mà người Hurrian du nhập và truyền lại không phải là văn hóa Ấn-Âu. Ngay cả ngôn ngữ của họ cũng không thực sự là ngôn ngữ Ấn-Âu. Trong ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống của người Hurrian có tồn tại những yếu tố

Akkad một cách rõ rệt. Tên kinh đô của họ, Washugeni, là một biến thể của từ resh-eni ("nơi những dòng sông bắt đầu") trong tiếng Semite. Dòng sông Tigris được gọi là Aranzakh mà chúng tôi tin bắt nguồn từ cụm từ có nghĩa là "dòng sông của những cây tuyết tùng thuần khiết" trong tiếng Akkad. Các thần Shamash và Tashmetum trở thành Shimiki và Tashimmetish trong tiếng Hurrian v.v...

Nhưng vì văn hóa và tôn giáo của Akkad chỉ là sự phát triển của những truyền thống và tín điều nguyên bản của người Sumer nên thực tế người Hurrian đã tiếp thu và chuyển hóa tôn giáo của người Sumer. Đây cũng là bằng chứng cho việc

sử dụng phổ biến tên các vị thần, danh hiệu và các ký tự chữ viết từ tiếng gốc Sumer.

Chúng ta thấy rõ rằng những thiên sử thi kia chính là những câu chuyện của người Sumer; "chốn trú ngụ" của các vị lão thần chính là các thành trì của Sumer; "ngôn ngữ cổ" đó chính là ngôn ngữ của người Sumer. Ngay cả nghệ thuật của người Hurrian cũng giống hệt nghệ thuật Sumer, từ hình thức, đề tài cho đến biểu tượng.

Vậy khi nào và bằng cách nào mà người Hurrian đã bị "gen" của người Sumer "biến đổi"?

Các bằng chứng cho thấy người Hurrian,

vốn là láng giềng phía bắc của Sumer và Akkad trong thiên niên kỷ 2 TCN đã thực sự hòa trộn với người Sumer ở thiên niên kỷ trước đó. Người Hurrian đã hiện diện và hoạt động ở Sumer vào thiên niên kỷ 3 TCN và họ nắm giữ những vị trí quan trọng ở Sumer trong suốt thời kỳ vinh quang cuối cùng của đế chế này, đó là triều đại Ur đời thứ ba. Có bằng chứng cho thấy người Hurrian đã quản lý và vận hành nền công nghiệp may mặc tạo nên danh tiếng cho Sumer (đặc biệt là Ur) trong lĩnh vực này ở thời cổ đại. Đa phần những thương gia danh tiếng của Ur đều là người Hurrian.

Đến thế kỷ XIII TCN, dưới áp lực của làn sóng di cư và xâm lược quy mô lớn

(trong đó có cuộc di dân của người Israel từ Ai Cập tới Canaan), người Hurrian lui về phần lãnh thổ phía đông bắc của vương quốc mình. Họ lập kinh đô mới gần Hồ Van và đặt tên cho vương quốc của mình là Urartu ("Ararat"). Ở đây họ thờ phụng các vị thần do thần Tesheba (Teshub) đứng đầu, được khắc họa như một vị thần hùng mạnh đội một chiếc mũ có sừng và đứng trên biểu tượng tôn kính của mình, đó là con bò. (Hình 34) Họ gọi công trình lăng mộ chính của mình là Bitanu ("ngôi nhà của Anu") và dâng hiến bản thân để biến vương quốc của mình thành "pháo đài trên thung lũng của Anu."

Còn Anu, như chúng ta sẽ thấy, lại là Cha

của các vị thần của người Sumer.

***

Còn về con đường mà những câu chuyện và tín ngưỡng thờ cúng các vị thần đến với Hy Lạp từ bờ biển phía đông Địa Trung Hải qua đảo Crete và Cyprus thì sao?

Những vùng đất ngày nay là Israel, Lebanon và miền nam Syria – vốn là dải phía tây nam của Vùng đất Lưỡi liềm Phì nhiêu (Fertile Crescent) – sau đó đã trở thành nơi cư trú của các tộc người mà ta có thể nhóm lại thành người Canaanite. Một lần nữa, tất cả những gì chúng ta biết về họ chỉ là những cứ liệu (mà phần lớn là thù địch) trong Kinh Cựu ước và

các bản khắc rải rác đây đó của người Phoenicia. Các nhà khảo cổ chỉ mới bắt đầu hiểu biết về người Canaanite khi khám phá ra 2 điều: những văn tự của người Ai Cập ở Luxor và Saqqara và quan trọng hơn là những văn tự về lịch sử, văn học, tôn giáo được khai quật ở một trung tâm lớn của người Canaanite. Địa điểm đó hiện nay có tên là Ras Shamra nằm trên bờ biển Syria trước đây chính là thành cổ Ugarit.

Ngôn ngữ được sử dụng trong các bản khắc ở Ugarit, tiếng của người Canaanite, được các chuyên gia gọi là tiếng Tây Semite, một nhánh của nhóm ngôn ngữ trong đó có cả tiếng Akkad cổ và tiếng Hebrew ngày nay. Thực tế,

những ai biết tiếng Hebrew có thể theo dõi những bản khắc của người Canaanite tương đối dễ dàng. Ngôn ngữ, phong cách văn học và các thuật ngữ của họ gợi cho ta nhớ đến Kinh Cựu ước.

Các vị thần trong các văn tự của người Canaanite có nhiều điểm chung với các vị thần Hy Lạp sau này. Đứng đầu các vị thần Canaanite cũng là một vị thần tối cao có tên là El, từ này vừa là tên riêng của thần vừa thuật ngữ chung có nghĩa là "vị thần tối cao." Ngài là người ra quyết định cuối cùng cho tất cả các công việc của con người lẫn thần linh. Ab Adam ("cha của con người") là vương hiệu của ngài; Đấng Nhân từ, Đức Độ lượng là danh hiệu của ngài. Ngài là "người sáng

tạo ra mọi thứ và là người duy nhất có thể trao vương vị."



Hình 34

Các văn tự của người Canaanite (đối với đa phần các chuyên gia vẫn là "thần thoại") mô tả El như một vị thần già cả, thông thái lánh xa thế sự. Cung điện của ngài ở nơi rất xa, tại "thượng nguồn của 2 dòng sông" – sông Tigris và Euphrates. Ở đó ngài ngự trên ngai vàng, tiếp đón các sứ giả, xem xét những vấn đề và tranh chấp của các vị thần khác được đưa ra để ngài phân xử.

Trên một tấm bia được tìm thấy ở Palestine có khắc họa hình ảnh một vị thần già ngự trên ngai vàng và được một vị thần trẻ dâng thức uống. Vị thần ngồi trên ngai vàng đội một chiếc mũ hình

chóp được trang trí bằng những chiếc sừng – một dấu hiệu của thần linh như ta từng thấy ở thời tiền sử – và nổi bật trên khung cảnh đó là biểu tượng của một ngôi sao có cánh – loại biểu trưng xuất hiện ở khắp nơi mà chúng ta sẽ gặp nhiều hơn. Nhìn chung các chuyên gia đều nhất trí rằng tác phẩm chạm khắc này miêu tả về El, vị thần đứng đầu của người Canaanite. (Hình 35)

Hình 35

Tuy nhiên, không phải lúc nào El cũng được mô tả là một vị thần già. Một trong những danh hiệu của ngài là Tor (có nghĩa là "bò") và các chuyên gia tin rằng

danh hiệu này thể hiện sức mạnh tình dục và vai trò là Cha các vị thần của ngài. Trong bài thơ "Birth of the Gracious Gods" (tạm dịch: Sự ra đời của các Vị thần Độ lượng) của người Canaanite, El được mô tả xuất hiện trên bãi biển (chắc là ở trần), nơi có 2 người đàn bà hoàn toàn bị kích thước bộ phận sinh dục của thần mê hoặc. Trong khi quay một con chim trên bãi biển, El quan hệ với cả 2 người đàn bà. Sau đó 2 vị thần Shahar ("Bình minh") và Shalem ("Hoàn tất" hay "Hoàng hôn") ra đời.

Họ không phải là những đứa con duy nhất của thần El, cũng không phải là con trai cả (trong số những người con trai mà thần có). Con cả của thần là Baal – tên vị

thần này có nghĩa là "Chúa tể". Giống như trong câu chuyện của người Hy Lạp, người Canaanite cũng kể về việc con trai thách thức quyền lực và vị trí của cha mình. Giống như người cha El của mình, Baal cũng được các chuyên gia gọi là Thần Bão tố, vị thần của Sấm Chớp. Baal có một biệt hiệu là Hadad ("người thông minh"). Vũ khí của chàng là chiếc rìu chiến và ngọn giáo tia chớp; thần thú của chàng là con bò giống như của El và cũng như El, hình ảnh chàng được khắc họa đội chiếc mũ hình chóp với những chiếc sừng trang trí.

Baal cũng được gọi là Elyon ("tối thượng"); có nghĩa chàng là thái tử được thừa nhận, là người kế vị hiển nhiên.

Nhưng chàng chỉ đạt được danh hiệu này sau một cuộc tranh chấp, ban đầu là với người anh Yam ("Hoàng tử Biển cả") của mình và sau đó là với người anh Mot. Một bài thơ dài và cảm động được ghép lại từ những mảnh bản khắc bắt đầu với việc triệu tập "sư tổ nghề thủ công" tới cung điện của El "tại thượng nguồn của sông suối, nằm giữa thượng lưu của 2 con sông":

Đi qua những cánh đồng của El

Ông bước vào dinh thự của Người cha Năm tháng.

Ông quỳ rạp trước chân El,

Ông phủ phục thể hiện lòng kính trọng.

Vị sư tổ nghề thủ công được lệnh dựng một cung điện cho Yam để đánh dấu cho sự trỗi dậy về quyền lực của chàng. Được hành động này của cha khích lệ, Yam cử sứ giả tới Hội đồng các vị Thần yêu cầu Baal thần phục chàng. Yam bày cho các sứ giả tỏ vẻ thách thức và Hội đồng Thần linh phải chịu nhún nhường. Ngay cả El cũng chấp nhận trật tự mới giữa các con trai. Thần tuyên bố "Ba'al là nô lệ của con, O Yam."

Tuy nhiên, vị trí tối thượng của Yam không tồn tại được lâu. Sử dụng 2 "thần khí," Baal đã chiến đấu với Yam và đánh bại chàng – và chỉ còn bị Mot thách thức (Mot có nghĩa là "kẻ công kích"). Trong trận chiến này, Baal đã nhanh chóng bị

đánh bại; nhưng chị của thần, Anat không chấp nhận kết cục là cái chết của Baal. "Nàng bắt được Mot, con trai của El và dùng một đao bổ đôi người chàng."

Theo câu chuyện của người Canaanite thì cái chết của Mot đã mang lại sự hồi sinh kỳ diệu cho Baal. Các chuyên gia đã cố gắng lý giải chuyện này bằng cách cho rằng toàn bộ câu chuyện chỉ mang tính ẩn dụ, chỉ là câu chuyện về đấu tranh thường niên giữa mùa hè nóng bỏng, không mưa làm cây cối khô hạn và mùa thu mưa nhiều làm tươi tốt hay "hồi sinh" cây trồng ở vùng Cận Đông. Nhưng điều chắc chắn là câu chuyện này của người Canaanite không hề có chủ định ẩn dụ, mà nó liên quan đến những điều mà sau

này được cho là các sự kiện có thật: quá trình đấu đá của các con trai vị Chủ thần và cách một người trong số họ đã vượt qua thất bại để tái xuất và trở thành người kế vị được thừa nhận, làm cho El vui mừng:

El, đấng nhân từ, đức độ lượng, rất vui mừng.

Ngài để chân lên chiếc ghế.

Ngài mở miệng và cười to;

Ngài cất giọng và phán rằng:

"Ta có thể ngồi yên và hưởng thanh bình,

Linh hồn sẽ nghỉ ngơi trong ngực ta;

Bởi Ba'al kẻ hùng mạnh còn sống,

Bởi Hoàng tử của Mặt đất vẫn tồn tại!"

Theo truyền thuyết của người Canaanite, Anat là người sát cánh cùng em trai Chúa tể (Baal) trong cuộc đấu tranh sinh tử với quỷ dữ Mot; và sự tương đồng giữa chuyện này với câu chuyện của người Hy Lạp về việc nữ thần Athena sát cánh cùng với thần Tối cao Zeus trong cuộc chiến sinh tử với Typhon là quá rõ ràng. Như chúng ta đã biết, Athena được gọi là "thiếu nữ hoàn hảo", tuy vậy nàng lại có nhiều bê bối tình ái vụng trộm. Tương tự, các câu chuyện của người Canaanite (có trước thần thoại Hy Lạp) cũng đề cập đến danh hiệu "Thiếu nữ

Anat", tuy vậy vẫn tiếp tục kể về những bê bối tình ái của nàng, đặc biệt là với người em ruột Baal. Một văn tự kể về chuyến viếng thăm của Anat tới dinh thự của Baal trên núi Zaphon và Baal vội vã cho những người vợ của mình lui ra. Sau đó thần cúi xuống dưới chân chị mình; họ nhìn vào mắt nhau; họ xức dầu cho "những chiếc sừng" của nhau –

Chàng giữ và nắm lấy bụng nàng...

Nàng giữ và nắm lấy "hòn bi" của chàng...

Thiếu nữ Anat... thụ thai và sinh con.

Vì thế mà các bức họa về Anat thường thể hiện nàng khỏa thân hoàn toàn để

nhấn mạnh những đặc tính gợi dục của nàng – như trong con dấu này, trong đó có cảnh Baal đội mũ giáp chiến đấu với một vị thần khác. (Hình 36)

Giống như tôn giáo Hy Lạp và các tôn giáo tiền thân trực tiếp, trong các vị thần của người Canaanite cũng có một Nữ thần Mẹ, là vị hôn thê chính thức của vị Chủ thần. Họ gọi nữ thần này là Ashera, tương đương với Hera trong thần thoại Hy Lạp. Astarte (Ashtoreth trong Kinh thánh) tương đương với Aphrodite; vị hôn phu của nàng là Athtar, người được gán với một hành tinh sáng và tương đương với Ares, anh trai của Aphrodite. Bên cạnh đó là những nam thần và nữ thần khác mà ta có thể dễ dàng đoán

được sự tương đồng với các thiên thể hoặc các vị thần Hy Lạp khác.

Bên cạnh các vị thần trẻ này còn có những "lão thần" lánh xa thế tục nhưng luôn có mặt khi các vị thần rơi vào rắc rối nghiêm trọng. Một số hình điêu khắc của họ, ngay cả trên một bức tượng đã bị hủy hoại một phần cũng cho thấy những nét oai vệ của những vị thần này với đặc điểm dễ nhận ra là chiếc mũ có sừng. (Hình 37)

Về phần người Canaanite, họ đã bắt đầu nền văn hóa và tôn giáo của mình vào thời điểm nào?

Kinh Cựu ước coi họ là một bộ phận của nhóm quốc gia Hamite, có nguồn gốc từ

những vùng đất nóng bỏng (đây chính là nghĩa của từ ham) ở châu Phi và là những người anh em của người Ai Cập. Những công cụ và văn tự mà các nhà khảo cổ tìm thấy đã minh chứng cho mối quan hệ gần gũi giữa 2 tộc người này, cũng như nhiều nét tương đồng giữa các vị thần Canaanite và Ai Cập.

Với nhiều vị thần cấp quốc gia và cấp vùng, sự đa dạng trong tên gọi và danh hiệu của họ, sự phong phú về vai trò, biểu trưng và thần thú của họ khiến ta ban đầu ngỡ rằng các vị thần Ai Cập là một nhóm diễn viên thâm sâu khó dò trên một sân khấu kỳ lạ. Nhưng khi xem xét kỹ hơn ta mới thấy rằng về cơ bản những vị thần này không khác biệt gì so với những

vị thần khác ở những miền đất khác của thế giới cổ đại.

Người Ai Cập tin vào những vị Thần của Thiên đường và Mặt đất, những Vị thần Vĩ đại khác biệt rõ ràng so với đám đông các vị thần có địa vị thấp hơn. G. A. Wainwright trong cuốn The Sky-Religion in Egypt (tạm dịch: Tôn giáo bầu trời ở Ai Cập), qua tổng kết những bằng chứng đã chỉ ra rằng niềm tin của người Ai Cập về việc các vị Thần của Thiên đường giáng xuống Mặt đất từ bầu trời có nguồn gốc "từ rất xa xưa". Một số tên hiệu của các vị Thần Vĩ đại này như Thần Vĩ đại nhất, Con bò từ Thiên đường, Chúa tể/Nữ chúa của những Ngọn núi nghe rất quen thuộc.

Hình 36

Hình 37

Tuy người Ai Cập tính toán dựa trên hệ thập phân nhưng các vấn đề về tôn giáo của họ lại phụ thuộc vào hệ lục thập phân

và các vấn đề về thần linh đều liên quan đến con số 12 thần thánh. Thiên đường được chia làm 3 phần, mỗi phần gồm 12 thiên thể. Thế giới bên kia được chia làm 12 phần. Mỗi quãng thời gian ngày và đêm được chia làm 12 giờ. Và tất cả những sự phân chia đó đều tương ứng với các "nhóm" thần, mỗi nhóm cũng gồm có 12 vị thần.

Đứng đầu các vị thần Ai Cập là thần Ra ("Đấng Sáng tạo"), người chủ trì Hội đồng Thần linh gồm 12 vị thần. Ngài thực hiện những công việc sáng tạo phi thường trong thời nguyên thủy, tạo ra Geb ("Đất") và Nut ("trời"). Sau đó ngài khiến cho cây cỏ mọc trên đất, các loài bò sát và cuối cùng là Con người. Ra là

một vị thần vô hình và chỉ hiện thân theo định kỳ. Hiện thân của ngài là Aten – chiếc Đĩa Trời, được khắc họa như một Quả cầu có cánh. (Hình 38)

Theo truyền thuyết Ai Cập, sự xuất hiện và các hoạt động của thần Ra trên Mặt đất có quan hệ trực tiếp với vương vị ở Ai Cập. Theo truyền thuyết này, những vị vua đầu tiên của Ai Cập không phải là con người mà là các thần và vị thần đầu tiên trị vì Ai Cập chính là Ra. Sau đó ngài phân chia vương quốc, trao Hạ Ai Cập cho con trai Osiris và Thượng Ai Cập cho con trai Seth của mình. Nhưng Seth đã âm mưu lật đổ Osiris và cuối cùng đã nhấn chìm được Osiris. Isis, người chị đồng thời là vợ của Osiris thu

nhặt thi thể bị cắt rời của Osiris và làm chàng hồi sinh. Sau đó, chàng đi qua "cánh cửa bí mật" và gặp Ra trên Thiên đạo của người; ngai vàng Ai Cập của chàng được trao lại cho con trai Horus, người được khắc họa là một vị thần có sừng và có cánh. (Hình 39)

Trên Thiên đường, Ra là vị Thần Tối cao, nhưng dưới Mặt đất ngài là con trai của thần Ptah ("Đấng Phát triển," "người kiến thiết mọi vật"). Người Ai Cập tin rằng chính Ptah đã nâng vùng đất Ai Cập lên khỏi nước lụt bằng cách xây dựng những con đê tại nơi nước sông Nile dâng cao. Họ kể rằng vị Thần Vĩ đại này từ nơi khác đến Ai Cập; ngài không chỉ lập nên Ai Cập mà còn sở hữu những

"vùng đồi núi và vùng đất xa xôi bên ngoài." Quả thực người Ai Cập thừa nhận rằng tất cả các vị "lão thần" của họ đều đến bằng thuyền từ phía nam; và người ta đã tìm thấy nhiều bức tranh vẽ trên đá từ thời tiền sử mô tả các vị lão thần này – với đặc trưng là chiếc mũ có sừng – đến Ai Cập bằng thuyền. (Hình 40)

Hình 38

Tuyến đường biển duy nhất tới Ai Cập từ phía nam chính là biển Đỏ và điều quan trọng là trong tiếng Ai Cập cái tên biển

Đỏ này có nghĩa là biển của Ur. Ký hiệu tượng hình của Ur có nghĩa là "[vùng đất] xa xôi ở phía đông"; cũng không thể loại trừ giả thiết rằng nó có thể đề cập đến thành Ur của người Sumer vốn nằm trên cùng hướng đó.

Hình 39

Hình 40

Trong tiếng Ai Cập từ để chỉ "thần linh" hay "thần" là NTR, có nghĩa là "người dõi theo". Thật bất ngờ khi đây cũng chính là ý nghĩa của cái tên Shumer: vùng đất của "những người dõi theo."

Đến lúc này thì quan niệm trước đây rằng nền văn minh được bắt nguồn Ai

Cập đã bị bác bỏ. Hiện nay có nhiều bằng chứng cho thấy nền văn minh và xã hội có tổ chức của người Ai Cập vốn khởi đầu muộn hơn người Sumer hơn nửa thiên niên kỷ đã hấp thu văn hóa, kiến trúc, công nghệ, thuật ghi chép và nhiều phương diện khác của một nền văn minh phát triển từ Sumer. Các bằng chứng cũng chỉ ra rằng các vị thần của Ai Cập có nguồn gốc từ Sumer.

Là người họ hàng cả về văn hóa và huyết thống với người Ai Cập, người Canaanite cũng có chung những vị thần như họ. Nhưng với vị trí nằm trên dải đất làm cầu nối giữa châu Á và châu Phi từ thời thượng cổ, người Canaanite cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của người

Semite hoặc Mesopotamia. Giống như người Hittite ở phía bắc, người Hurrian ở phía đông bắc, người Ai Cập ở phía nam, người Canaanite không thể tự hào khoe khoang rằng mình là nơi khởi nguồn của các vị thần. Họ cũng du nhập quan điểm về nguồn gốc vũ trụ, các vị thần và các câu chuyện thần thoại từ nơi khác. Mối dây liên hệ trực tiếp giữa họ và người Sumer chính là người Amorite.

***

Vùng đất của người Amorite nằm giữa Mesopotamia và các khu vực Tây Á giáp Địa Trung Hải. Tên của dân tộc này bắt nguồn từ từ amurru trong tiếng Akkad và martu ("người phương Tây") trong tiếng

Sumer. Họ không bị coi là những kẻ xa lạ mà ngược lại còn là những người họ hàng sinh sống ở các tỉnh phía tây của Sumer và Akkad.

Có những người mang tên Amorite nằm trong danh sách các quan tư tế đền đài ở Sumer. Khi thành Ur thất thủ trước những kẻ xâm lược Elamite vào khoảng năm 2000 TCN, một martu có tên là Ishbi-Irra đã lập lại vương vị Sumer ở Larsa và nhiệm vụ đầu tiên của ông là chiếm lại thành Ur và phục hồi ngôi đền to lớn thờ thần Sin ở đó. Các "tù trưởng" người Amorite lập nên vương triều độc lập đầu tiên ở Assyria vào khoảng năm 1900 TCN. Và Hammurabi, người mang sự thịnh vượng đến với vương triều

Babylon vào khoảng năm 1800 TCN là hậu duệ đời thứ sáu của vương triều Babylon đầu tiên, chính là Amorite.

Vào thập niên 1930, các nhà khảo cổ đã tìm đến vùng trung tâm và kinh thành của người Amorite có tên là Mari. Tại một khúc uốn cong của sông Euphrates, nơi giao cắt với biên giới Syria hiện nay, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một thành phố lớn với những tòa nhà được xây đi dựng lại liên tục trên những nền móng có niên đại từ trước đó nhiều thế kỷ trong quãng thời gian từ năm 3000 đến 2000 TCN. Những di tích cổ xưa nhất này bao gồm một kim tự tháp bậc thang và những ngôi đền thờ các thần Inanna, Ninhursag và Enlil của người Sumer.

Chỉ riêng cung điện ở Mari đã chiếm diện tích khoảng 5 mẫu Anh (2 hecta) gồm một chính điện được trang trí bằng những bức tranh tường ấn tượng nhất, 300 phòng khác nhau, các phòng ghi chép, và thứ quan trọng nhất đối với các nhà sử học là hơn 20.000 bản khắc chữ hình nêm đề cập đến các vấn đề về kinh tế, thương mại, chính trị và đời sống xã hội thời kỳ đó, cùng các vấn đề về quân sự, nhà nước và tất nhiên là về tôn giáo của đất nước và người dân. Trên một trong những bức tranh tường trong đại điện ở Mari có miêu tả buổi lễ nữ thần Inanna (vị thần mà người Amorite gọi là Ishtar) phong vương cho vua Zimri-Lim. (Hình 41)

Hình 41

Giống như các tín ngưỡng thần linh khác, vị Chủ thần hiện diện hữu hình giữa những Amurru là một vị thần Thời tiết hoặc Bão tố. Họ gọi ngài là Adad – tương đương với thần Baal ("Chúa tể") của người Canaanite – và biệt hiệu của thần là Hadad. Biểu tượng của vị thần

này như thường lệ chính là tia sét.

Trong các văn tự của người Canaanite, Baal thường được gọi là "Con trai của Dagon." Trong các văn tự ở Mari cũng nói về một vị lão thần có tên là Dagan, "Chúa tể của sự giàu có", người được khắc họa là một vị thần già cả giống như thần El và vị thần này đã từng phàn nàn rằng ngài đã không còn khả năng đưa ra lời khuyên về việc tiến hành một cuộc chiến tranh nào đó.

Trong số các vị thần này có Thần Mặt trăng, vị thần mà người Canaanite gọi là Yerah, người Akkad gọi là Sin và người Sumer gọi là Nannar; Thần Mặt trời, vị thần thường được gọi là Shamash; và các

vị thần khác mà các đặc điểm của họ khiến ta chắc chắn rằng Mari là chiếc cầu nối (cả về địa lý và niên đại) giữa các miền đất và con người phía đông Địa Trung Hải với ngọn nguồn Mesopotamia.

Trong số các phát hiện ở Mari, cũng như nơi nào đó ở các vùng đất của người Sumer có hàng tá những bức tượng về chính Con người: các vị vua, các nhà quý tộc, các giáo sỹ, ca sỹ. Những bức tượng người này luôn được khắc họa với tư thế chắp tay cầu nguyện, mãi mãi câm lặng dõi theo những vị thần của mình. (Hình 42)

Hình 42

Vậy những vị Thần của Thiên đường và Mặt đất luôn được lãnh đạo bởi thần giới hoặc nhóm 12 vị thần này là ai, Thần linh hay Con người?

Chúng ta đã bước vào những ngôi đền của người Hy Lạp và người Aryan,

người Hittite và người Hurrian, người Canaanite, người Ai Cập và người Amorite. Chúng ta đã lần theo những con đường đưa chúng ta vượt qua những lục địa và biển cả và những manh mối dẫn ta về với quá khứ hàng thiên niên kỷ.

Và tất cả hành lang của những ngôi đền đó đều dẫn ta đến với một ngọn nguồn: Sumer.

4. SUMER:

VÙNG ĐẤT CỦA

CÁC VỊ THẦN

Chúng ta có thể chắc chắn rằng "những lời xa xưa" kia, vốn đã tạo thành ngôn ngữ của những thánh kinh tôn giáo và giáo dục trong hàng ngàn năm, chính là ngôn ngữ của người Sumer. Chúng ta cũng có thể tin chắc rằng những vị "lão thần" đó chính là các vị thần của người Sumer, bởi chưa ai tìm thấy ở bất kỳ đâu những ghi chép, chuyện kể, bảng phả hệ hay lịch sử của những vị thần xa xưa hơn các vị thần của người Sumer.

Khi những vị thần này (nguyên thủy của người Sumer hay người Akkad, Babylon, Assyria sau này) được đặt tên và tính đếm thì số lượng phải lên đến hàng trăm. Nhưng nếu phân loại ra thì ta thấy rõ rằng họ không phải là một đám thần linh ô hợp. Họ được đặt dưới sự lãnh đạo của nhóm các vị Thần Vĩ đại, được điều hành bởi Hội đồng Thần linh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi loại trừ những vị thần con cháu và tương đương có địa vị thấp hơn, ta sẽ được một nhóm các vị thần cố kết chặt chẽ có số lượng ít hơn – mỗi vị thần có một vai trò, quyền năng hay trách nhiệm nhất định.

Người Sumer tin rằng có những vị thần "thuộc về Thiên đường". Các văn tự đề

cập đến thời kỳ "trước khi vạn vật được tạo ra" có kể về những vị thần trên Thiên đường như Apsu, Tiamat, Anshar, Kishar. Không ai nói rằng những vị thần này từng xuất hiện trên Mặt đất. Khi nhìn nhận các vị thần này dưới lăng kính chi tiết hơn, ta có thể nhận ra rằng họ là những thiên thể tạo nên hệ Mặt trời của chúng ta; và như chúng tôi sẽ chỉ ra, cái gọi là huyền thoại của người Sumer về những vị thần trên trời này trong thực tế là những khái niệm vũ trụ đầy tính khoa học liên quan đến quá trình hình thành hệ Mặt trời.

Bên cạnh đó là những vị thần có địa vị thấp hơn "trên Mặt đất." Trung tâm thờ cúng các vị thần này đa phần là các thị

tứ; họ chẳng qua chỉ là các vị thần địa phương. Cao nhất họ cũng chỉ được giao phụ trách một số nhiệm vụ hạn chế, chẳng hạn như nữ thần NIN.KASHI ("nữ thần Bia") là người giám sát việc sản xuất các loại đồ uống. Không có câu chuyện anh hùng nào về họ được truyền tụng. Họ không có thần khí và các vị thần khác cũng không run rẩy trước mệnh lệnh của họ. Họ gợi cho ta nhớ về nhóm những vị thần trẻ cuối đoàn diễu hành được khắc họa trên những tảng đá ở Yazilikaya của người Hittite.

Giữa 2 nhóm thần này là những vị Thần của Thiên đường và Mặt đất, được gọi là "những vị thần cổ đại." Họ là những vị "lão thần" trong các thiên sử thi và trong

tín ngưỡng của người Sumer, họ là những vị thần từ Thiên đường giáng xuống Mặt đất.

Họ không phải là những vị thần địa phương. Trong thực tế họ là những vị thần quốc gia hoặc quốc tế. Một số vị thần trong số họ đã từng hiện diện và hoạt động trên Mặt đất trước cả khi Con người xuất hiện. Thực tế, sự tồn tại của Con người được xem là kết quả của quá trình sáng tạo thận trọng của các vị thần này. Họ là những vị thần đầy quyền lực, có thể lập những chiến công ngoài khả năng và nhận thức của con người. Tuy vậy, các vị thần này lại không chỉ có hình dáng bề ngoài giống con người mà còn ăn uống như con người và có gần như tất

cả những cảm xúc yêu và ghét, trung thành và phản bội như con người.

Tuy vai trò và thứ bậc của một số vị Chủ thần có thay đổi qua nhiều thiên niên kỷ nhưng vẫn có vài vị không bao giờ mất đi vị trí tối cao cũng như lòng tôn kính của con người ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Khi xem xét Nhóm Chủ thần này kỹ càng hơn, ta sẽ nhìn ra bức tranh về một triều đại các vị thần, một gia đình thần thánh có quan hệ gắn bó gần gũi nhưng lại bị chia rẽ một cách đớn đau.

***

Người đứng đầu gia đình các vị Thần của Thiên đường và Mặt đất là AN (hay Anu trong các văn tự Babylon/Assyria).

Ngài là người Cha vĩ đại của các vị thần, là Vua của các vị thần. Vương quốc của ngài là một dải Thiên đường và biểu tượng của ngài là một ngôi sao. Trong chữ viết tượng hình của người Sumer, ký hiệu ngôi sao cũng là biểu tượng cho An, cho "Thiên đường" và cho "Thần linh" hay "Thần" (cách nói giảm về thần An). Bốn ý nghĩa của biểu tượng này được duy trì qua nhiều thế hệ khi chữ viết được chuyển từ dạng tượng hình của người Sumer sang chữ hình nêm của người Akkad, rồi tới loại chữ kiểu cách hóa của người Babylon và Assyria. (Hình 43)

AN = HEAVENS = "GOD"

Hình 43

Từ những thời kỳ xa xưa nhất cho đến khi chữ viết hình nêm biến mất – khoảng từ thiên niên kỷ 4 TCN cho tới thời kỳ Chúa Jesus – biểu tượng này đã được đặt trước tên của các vị thần, thể hiện rằng cái tên được viết trong văn tự đó không phải là tên của con người mà là của một vị thần có nguồn gốc từ trên Thiên đường.

Cung điện và ngai vàng của Anu nằm

trên Thiên đường. Đó là nơi mà các vị Thần của Thiên đường và Mặt đất khác lui tới khi họ cần lời khuyên hay sự ủng hộ cá nhân, hoặc khi họ họp Hội đồng Thần linh để giải quyết các bất đồng giữa các vị thần hay để đưa ra những quyết định lớn. Có rất nhiều ghi chép mô tả về Cung điện (nơi có những chiếc cổng được một vị thần của Cây Chân lý và một vị thần của Cây Sự sống canh gác), ngai vàng của Anu, cách các vị thần khác tới gặp ngài và họ ngồi trước mặt ngài như thế nào.

Các ghi chép của người Sumer kể về những trường hợp không chỉ các vị thần mà ngay cả một số người trần được lựa chọn cũng được phép tới cung điện của

Anu, đa phần với mục đích được thoát tục. Một câu chuyện như vậy kể về Adapa ("hình mẫu của Con người"). Chàng là con người hoàn hảo và rất trung thành với thần Ea, vị thần đã tạo ra chàng, đến mức Ea thu xếp cho chàng đến gặp Anu. Sau đó Ea miêu tả cho Adapa những thứ chàng sẽ thấy.

Adapa,

ngươi đang tới trước Anu, Vua của các vị thần;

Ngươi sẽ đi trên con đường dẫn tới Thiên đàng.

Khi ngươi đặt chân lên tới Thiên đàng,

và hướng tới cánh cổng của Anu,

sừng sững trước cổng của Anu

là "Cây Sự sống" và "Cây Chân lý".

Được Đấng Sáng tạo hướng dẫn, Adapa "đi lên Thiên đường... bước lên Thiên đường và hướng tới chiếc cổng của Anu." Nhưng khi được trao cơ hội trở nên bất tử, Adapa đã từ chối ăn chiếc Bánh Sự sống với suy nghĩ rằng thần Anu trong lúc giận dữ đã trao cho chàng chiếc bánh tẩm độc. Bởi vậy khi trở lại Mặt đất, chàng tuy trở thành một giáo sỹ được xức dầu, nhưng vẫn là người trần.

Câu chuyện của người Sumer về việc bên cạnh các vị thần, những người trần

được lựa chọn cũng có thể đến được Thần điện trên Thiên đường được lặp lại trong Kinh Cựu ước qua câu chuyện Enoch và nhà tiên tri Elijah lên Thiên đường.

Tuy Anu ngự trị trên Thần điện nhưng các ghi chép của người Sumer cũng kể về những lần ngài xuống Mặt đất vào những thời kỳ khủng hoảng lớn, hoặc trong những chuyến viếng thăm nghi thức (cùng với người vợ ANTU của thần), hoặc (ít nhất một lần) để lấy người chắt gái IN.ANNA làm vợ trên Mặt đất.

Bởi vì ngài không thường xuyên cư ngụ trên Mặt đất nên rõ ràng không cần thiết phải có một thành phố hay trung tâm thờ

phụng dành riêng cho ngài; và Cung điện của ngài, hay còn gọi là "Ngôi nhà cao" được dựng lên ở thành Uruk (Erech trong Kinh thánh), lãnh địa của nữ thần Inanna. Trong các phế tích ở Uruk còn lại đến ngày nay có một quả đồi nhân tạo lớn, nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về việc xây dựng và tái tạo một đền thờ cao – đền thờ thần Anu; ở đó người ta phát hiện ra ít nhất 18 tầng địa chất hay các thời kỳ khác nhau, chứng tỏ người xưa đã có những lý do thuyết phục để gìn giữ ngôi đền tại vùng đất thiêng đó.

Ngôi đền của thần Anu được gọi là E.ANNA ("ngôi nhà của An"). Cái tên đơn giản này lại được dùng cho một

công trình mà ít nhất vào một số thời kỳ từng là một kỳ quan đáng chiêm ngưỡng. Theo các ghi chép của người Sumer, ngôi đền này là "E-Anna thần thánh, đền thiêng thánh khiết." Truyền thuyết kể rằng các vị Thần Vĩ đại đã tự mình "thiết kế các phần của ngôi đền." "Mái đua của ngôi đền trông như bằng đồng," "bức tường to lớn của nó chạm đến tầng mây – một ngôi nhà cao ngất"; "đó là Ngôi nhà có sức hấp dẫn không cưỡng nổi, sức quyến rũ bất tận." Và các ghi chép đó cũng nói rõ về mục đích xây dựng ngôi đền, bởi nó được gọi là "Ngôi nhà cho thần linh giáng trần từ Thiên đường."

Một bản khắc trong kho lưu trữ ở Uruk miêu tả cho ta thấy cảnh xa hoa tráng lệ

trong chuyến "viếng thăm chính thức" của Anu và vợ. Vì bản khắc này đã bị hủy hoại một phần nên chúng tôi chỉ có thể đọc được những nghi thức này từ đoạn giữa, khi Anu và Antu đã yên vị tại sân trong của ngôi đền. Các vị thần đứng thành một hàng phía trước và sau đấng nắm giữ quyền trượng này "theo đúng thứ tự như trước đây". Sau đó nghi thức được tiến hành như sau:

Rồi họ bước xuống Sân chầu,

và hướng về phía thần Anu.

Giáo sỹ Tẩy trần sẽ dâng Quyền trượng,

và người nắm giữ Quyền trượng bước vào và an tọa.

Rồi đến lượt các thần Papsukal, Nusku và Shala

an tọa ở sân của thần Anu.

Trong khi đó, các nữ thần, "những đứa con thần thánh của Anu, những người con gái thần thánh của Uruk", mang một vật nữa không rõ tên gọi và mục đích tới cho E.NIR, "ngôi nhà có chiếc Giường vàng của Nữ thần Antu." Sau đó họ quay lại Sân trong theo một hàng dọc tới nơi Antu đang ngồi. Khi bữa tối được chuẩn bị theo một nghi thức nghiêm ngặt, một giáo sỹ đặc biệt bôi một hỗn hợp "dầu tốt" và rượu lên các bản lề cánh cửa của tẩm cung nơi Anu và Antu nghỉ ngơi qua đêm

– có vẻ như đây là một cử chỉ đầy quan

tâm để những cánh cửa không phát ra tiếng kẽo kẹt trong khi 2 vị thần say giấc.

Khi bữa tối với nhiều đồ uống và món ăn khác nhau được dọn ra, một giáo sỹ chiêm tinh bước lên "tầng cao nhất của ngọn tháp vị trí của đền chính" để quan sát bầu trời. Ông ta sẽ quan sát một góc trời nhất định để xem ngôi sao có tên là Anu Vĩ đại của Thiên đường mọc lên. Ngay sau đó, ông ta sẽ xướng lên các đoạn thơ có tên là "gửi Đấng Tỏa sáng, ngôi sao trên trời của Chúa tể Anu," và "hình ảnh Đấng Sáng tạo đã hiện lên."

Khi ngôi sao đó mọc và những bài thơ kia được xướng lên, Anu và Antu rửa tay bằng nước trong một chiếc chậu vàng và

phần đầu tiên của bữa tiệc bắt đầu. Sau đó, 7 vị Thần Vĩ đại cũng rửa tay trong 7 chiếc khay vàng lớn và phần thứ hai của bữa tiệc bắt đầu. Sau đó "Lễ súc miệng" được tiến hành; các giáo sỹ xướng lên bài thánh ca "Ngôi sao Anu là anh hùng trên Thiên đường." Những ngọn đuốc được đốt lên và các vị thần, giáo sỹ, ca sỹ tự xếp thành một hàng tiễn chân 2 vị khách về tẩm cung để nghỉ ngơi.

Bốn vị thần lớn được giao nhiệm vụ ở lại canh gác Sân trong cho đến khi trời sáng. Các vị thần khác trấn ở các cửa được phân công. Trong khi đó, cả đất nước nổi lửa và ăn mừng sự hiện diện của hai vị thần. Khi có tín hiệu từ ngôi đền chính, giáo sỹ của tất cả các ngôi

đền khác ở Uruk sẽ "dùng những ngọn đuốc để đốt lửa hiệu"; và các giáo sỹ ở thành khác khi nhìn thấy lửa hiệu ở Uruk cũng sẽ làm tương tự. Rồi sau đó:

Người dân của Xứ sẽ đốt lửa trong nhà mình,

và dâng tiệc mừng tất cả các vị thần...

Lính canh của các thành sẽ đốt lửa

trên đường phố và các quảng trường.

Chuyến trở về của 2 vị Thần Vĩ đại cũng được lên kế hoạch, không phải theo ngày mà là theo từng phút.

Đến ngày thứ 17,

40 phút sau khi mặt trời mọc,

cánh cổng sẽ được mở trước khi thần Anu và Antu,

kết thúc buổi nghỉ đêm của mình.

Tuy phần cuối của bản khắc này đã bị hư hại nhưng có một ghi chép khác gần như chắc chắn cũng mô tả về buổi tiễn chân: bữa ăn sáng, những câu thần chú, những cái bắt tay ("nắm lấy bàn tay") với các vị thần khác. Sau đó các vị Thần Vĩ đại được đưa tới điểm khởi hành trên những chiếc kiệu hình ngai vàng do những chức sắc trong đền thờ khiêng trên vai. Một bản khắc của người Assyria (thời kỳ sau đó khá lâu) thể hiện một hàng dài các vị thần có thể cho ta biết về cách thức Anu

và Antu được kiệu đi trong chuyến nghênh rước họ ở Uruk. (Hình 44)

Những câu thần chú đặc biệt được xướng lên khi đoàn rước đi qua "đường phố của các vị thần"; những bài thánh ca khác được cất lên khi đoàn rước đến gần "bến tàu thiêng" và khi họ tới "con đê nơi thuyền của Anu neo đậu." Những lời tạm biệt được cất lên và thêm những câu thần chú được xướng lên và hát vang "cùng những cử chỉ giơ tay lên trời."

Hình 44

Sau đó, tất cả các giáo sỹ và chức sắc đền thờ khiêng kiệu các vị thần do một đại giáo sỹ dẫn đầu sẽ đọc một "bài nguyện khởi hành" đặc biệt. Họ ngâm nga 7 lần câu "Đấng Anu vĩ đại, Thiên đường và Mặt đất phù hộ cho Người!". Họ cầu nguyện để 7 vị thần trên trời phù hộ và khẩn cầu các vị thần trên Thiên đường cùng các vị thần trên Mặt đất.

Cuối cùng, họ xướng lên bài hát tiễn biệt Anu và Antu như sau:

Các vị thần của Lòng đất,

Và các vị thần của Thiên cung,

Sẽ phù hộ cho người!

Họ sẽ phù hộ cho người mỗi ngày –

Mỗi ngày trong mỗi tháng của mỗi năm!

Trong số hàng ngàn hàng vạn bức họa về các vị thần cổ đại từng được phát hiện, không có bức nào có vẻ mô tả về Anu cả. Nhưng ngài vẫn quan sát chúng ta từ mỗi bức tượng, từ mỗi bức họa của các vị vua từ thời cổ đại cho đến nay. Bởi vì

Anu không chỉ là vị Thần Vĩ đại, Vua của các vị Thần, mà những người được ngài ban phước đều có thể trở thành vua. Theo truyền thuyết của người Sumer, vương vị được truyền từ Anu; và thuật ngữ chỉ "vương vị" là Anutu ("vị trí của Anu"). Biểu trưng của Anu là chiếc mũ tiara (mũ miện thần linh), cây quyền trượng (thể hiện cho quyền lực) và chiếc gậy (biểu tượng cho sự dìu dắt của người chăn chiên). Hiện nay hình ảnh chiếc gậy chăn chiên xuất hiện trên tay các linh mục nhiều hơn các nhà vua. Nhưng chiếc mũ miện và quyền trượng vẫn được những vị vua của loài người nắm giữ khi bước lên ngai vàng.

***

Vị thần quyền lực thứ hai trong các vị thần của người Sumer chính là EN.LIL. Tên của vị thần này có nghĩa là "Chúa tể của Không trung" – là nguyên mẫu và là Cha của các vị Thần Bão tố đứng đầu các vị thần của thế giới cổ đại sau này.

Ngài là con cả của Anu, được sinh ra tại Thần điện của cha mình. Nhưng thuở xa xưa, thần giáng xuống Mặt đất và sau đó trở thành vị Chủ thần của Thiên đường và Mặt đất. Khi Hội đồng các vị Thần tụ họp tại Thần điện, Enlil chủ trì các cuộc họp bên cạnh cha mình. Khi Hội đồng các vị Thần tụ họp trên Mặt đất, họ gặp nhau tại điện của Enlil trong cấm thành Nippur, tòa thành dành riêng cho Enlil và khuôn viên ngôi đền chính E.KUR ("ngôi

nhà tựa ngọn núi") của thần.

Không chỉ có người Sumer mà chính các vị thần của Sumer cũng coi Enlil là Đấng Tối cao. Họ gọi thần là Đấng Trị vì mọi xứ và nói rõ rằng "trên Thiên đường – Ngài là Hoàng tử; trên Mặt đất – Ngài là Chúa tể." "Lời nói (mệnh lệnh) của ngài hướng lên trời cao khiến cho Thiên đường chao đảo, hướng xuống đất khiến cho Mặt đất rung chuyển":

Enlil,

Quyền năng của ngài lan tỏa thật xa;

Với những "lời" cao quý và thiêng liêng;

Với tuyên bố không thể nào thay đổi;

Ngài phán quyết số mệnh trong tương lai xa xôi...

Các vị thần trên Mặt đất nguyện ý cúi mình trước ngài;

Các vị thần trên Thiên đường hiện diện trên Mặt đất

Khúm núm trước mặt ngài;

Họ chung thủy đứng cạnh ngài theo hướng dẫn.

Trong tín ngưỡng của người Sumer, Enlil xuống Mặt đất trước khi có cư dân và nền văn minh trên mặt đất. Một "bản thánh ca cho Enlil, Đấng Từ tâm" kể về những phương diện xã hội và văn minh

sẽ không tồn tại nếu không được Enlil hướng dẫn để "thực hiện những mệnh lệnh của ngài ở khắp mọi nơi."

Không có thành nào được xây dựng, khu dân cư nào được thành lập;

Không chuồng ngựa nào được xây, không chuồng cừu nào được dựng;

Không có vị vua nào lên nắm quyền, không có thầy cả nào được sinh ra.

Các ghi chép của người Sumer cũng khẳng định rằng Enlil đã xuống Mặt đất trước khi "người Đầu đen" – cách gọi Loài người của người Sumer – được tạo ra. Trong thời kỳ trước khi Con người xuất hiện đó, Enlil dựng lên Cung điện

Nippur làm "điểm chỉ huy", nơi kết nối Thiên đường và Mặt đất bằng một loại "liên kết". Các ghi chép của người Sumer gọi liên kết này là DUR.AN.KI ("liên kết trời-đất") và dùng từ ngữ bay bổng để mô tả những hành động đầu tiên của Enlil trên Mặt đất:

Enlil,

Khi ngài phân chia những khu đất thiêng trên Mặt đất,

Ngài đã dựng nên Nippur làm thành của riêng mình.

Tòa thành của Mặt đất, tòa thành cao quý,

Tòa thành thánh khiết của ngài nơi nước cũng ngọt ngào.

Ngài lập nên Dur-An-Ki

Tại trung tâm bốn góc của thế giới.

Trong những ngày xa xưa đó, khi chỉ có các vị thần ngự trị ở Nippur và Con người chưa được tạo ra, Enlil đã gặp một vị nữ thần và cưới nàng làm vợ. Theo một truyền thuyết, Enlil nhìn thấy người vợ tương lai của mình trong khi nàng đang khỏa thân tắm ở một dòng suối của Nippur. Đó là tình yêu sét đánh, tuy nhiên lúc đó thần chưa có ý nghĩ lấy nàng làm vợ:

Người chăn chiên Enlil, người định ra số

mệnh,

Đấng Tỏ tường, nhìn thấy nàng.

Vị Chúa tể bày tỏ ý muốn quan hệ với nàng;

nàng không nguyện ý.

Enlil thể hiện ý muốn quan hệ với nàng; Nàng không đồng ý:

"Tôi còn quá bé [nàng nói],

Tôi chưa trải qua lần quan hệ nào; Đôi môi tôi quá nhỏ nhắn,

Chưa nếm qua nụ hôn nào."

Nhưng Enlil không chấp nhận sự khước từ. Ngài thổ lộ với viên quan thị thần Nushku nỗi khát khao cháy bỏng có được "người thiếu nữ trẻ đẹp đó," người được gọi là SUD ("bảo mẫu") đang cùng sống với mẹ mình ở E.RESH ("ngôi nhà ngát hương"). Nushku đề nghị tổ chức một cuộc đi chơi bằng thuyền. Enlil thuyết phục Sud đi chơi thuyền cùng với mình. Khi họ cùng ở trên thuyền, Enlil đã cưỡng bức nàng.

Sau đó câu chuyện kể rằng mặc dù Enlil là thủ lĩnh nhưng các vị thần cảm thấy tức giận đến mức họ bắt giữ chàng và tống chàng xuống thế giới dưới Lòng đất.

Họ mắng chàng: "Enlil, kẻ vô đạo đức! Hãy cút ra khỏi thành!" Câu chuyện này cũng kể rằng sau khi có mang đứa con của Enlil, Sud đã đi theo chàng và chàng cưới nàng làm vợ. Một dị bản khác kể rằng Enlil đã đi tìm kiếm cô gái trong hối hận và cử vị thị thần của mình tới gặp mẹ cô để hỏi cưới cô. Dù gì đi nữa, Sud cũng trở thành vợ của Enlil và thần trao cho nàng danh hiệu NIN.LIL ("Bà chủ Không trung").

Nhưng chàng và các vị thần đã xua đuổi chàng đâu ngờ rằng không phải Enlil dụ dỗ Ninlil mà mọi việc đã diễn ra ngược lại. Sự thật là Ninlil khỏa thân tắm ở con suối theo sự chỉ dẫn của mẹ mình, với hy vọng rằng Enlil – người thường đi dạo

trên bờ suối – sẽ nhìn thấy Ninlil và muốn "ngay lập tức ôm nàng, hôn nàng."

Bất chấp hoàn cảnh 2 người đến với nhau như vậy, Ninlil vẫn đạt được danh vọng tột đỉnh khi được Enlil trao cho "bộ xiêm y lệnh bà." Ngoại trừ trường hợp mà chúng tôi tin là Enlil phải làm cho sự kế vị vương triều này, người ta không bao giờ thấy chàng có bất kỳ hành động bất cẩn nào khác. Một bản khắc lễ tạ được phát hiện ở Nippur mô tả Enlil và Ninlil đang được phục vụ thức ăn và đồ uống tại ngôi đền của mình. Bản khắc này do Ur-Enlil, "quản gia của Enlil" ủy thác thực hiện. (Hình 45)

Bên cạnh vị trí là người đứng đầu các vị

thần, Enlil cũng được cho là Chúa tể Tối cao của Sumer (đôi khi được gọi một cách đơn giản là "Xứ sở") và "người Đầu đen" của xứ này. Một bản thánh ca của người Sumer thể hiện lòng tôn kính đối với vị thần này như sau:

Chúa tể biết được số phận của Xứ sở,

tin cẩn lời kêu gọi của ngài;

Enlil người biết được số phận của Sumer,

tin cẩn lời kêu gọi của ngài;

Cha Enlil,

Chúa tể của mọi miền;

Cha Enlil,

Chúa tể của Mệnh lệnh Chính nghĩa; Cha Enlil,

Đấng Chăn chiên của người Đầu đen... Từ những ngọn núi nơi Mặt trời mọc tới những ngọn núi nơi Mặt trời lặn,

Không có vị Chúa tể nào khác trên Mặt đất;

ngài là vị Vua duy nhất.

Hình 45

Người Sumer tôn sùng Enlil với cả lòng sợ hãi và biết ơn. Ngài chính là người đảm bảo những sắc lệnh của Hội đồng Thần linh được thực hiện với Con người; "cơn gió" của ngài tạo thành những cơn bão tàn phá các thành phố gây nhiều tội lỗi. Ngài chính là người tìm cách hủy

diệt Nhân loại trong trận Đại Hồng thủy. Nhưng khi hòa thuận với con người, ngài lại là vị thần thân thiện ban ơn phước; theo ghi chép của người Sumer thì kiến thức về kỹ năng trồng trọt cùng với các công cụ cày và cuốc là do chính Enlil trao cho Con người.

Enlil cũng lựa chọn những vị vua cai quản Nhân loại, không phải để làm kẻ cai trị mà là những đầy tớ được thần tin tưởng giao phó thi hành những điều luật công lý thần thánh. Theo đó, các vị vua của Sumer, Akkad, Babylon đều có những ghi chép tôn sùng bản thân bằng cách mô tả cách thức họ được Enlil triệu gọi nắm vương vị. Những lời "triệu gọi" được Enlil thay mặt bản thân và người

cha Anu của mình ban ra đó thừa nhận vị trí chính thống của nhà vua và vạch ra các quyền hạn của vị vua đó. Ngay cả Hammurabi, người coi vị thần có tên Marduk là vị quốc thần của Babylon cũng mở đầu cho các điều luật của mình bằng khẳng định rằng: "Anu và Enlil gọi tên ta để mang lại thịnh vượng cho người dân... để cho công lý được phổ biến khắp Xứ sở."

Vị Thần của Thiên đường và Mặt đất, Con cả của Anu, Đấng Truyền thụ Vương vị, Người đứng đầu Hội đồng Thần linh, Cha của các vị Thần và Con người, Ông tổ nghề nông, Chúa tể Không trung – đó là một số danh hiệu nói lên sự vĩ đại và quyền năng của Enlil. "Quyền năng của

ngài trải rộng khắp nơi," "những tuyên bố của ngài không thể nào thay đổi"; ngài "phán quyết số mệnh." Ngài nắm giữ "liên kết trời - đất," và từ "tòa thành Nippur vĩ đại" của mình ngài có thể "phát ra những chùm sáng tìm kiếm trái tim của mọi miền đất" – "những con mắt có thể quét tới mọi miền."

Tuy vậy ngài vẫn là một con người như bất kỳ chàng thanh niên bị quyến rũ bởi một mỹ nhân khỏa thân nào khác; phải tuân theo những luật định đạo đức của cộng đồng các vị thần, những hành vi phạm luật đều bị trừng phạt bằng hình thức trục xuất; và thậm chí không được miễn tội với những cáo buộc về đạo đức. Ít nhất trong một trường hợp mà chúng ta

được biết, có vị vua người Sumer của thành Ur đã khiếu nại thẳng lên Hội đồng Thần linh rằng một loạt những rắc rối đã trút lên thành Ur và người dân của thành này đã hé lộ ra một sự thật bất hạnh: "Enlil đã trao vương vị cho một kẻ vô dụng... kẻ không phải dòng dõi người Sumer."

Khi tiếp tục nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được vai trò trung tâm của Enlil trong các vấn đề thần thánh và trần tục diễn ra trên Mặt đất và cuộc tranh chấp diễn ra giữa chính các con trai của vị thần này với nhau và với những kẻ khác để giành quyền kế vị, khơi nguồn cảm hứng cho những câu chuyện sau này về những trận chiến của các vị thần.

***

Vị Thần Vĩ đại thứ 3 của Sumer là một người con trai khác của Anu; vị thần này có 2 tên: E.A và EN.KI. Giống như người anh Enlil của mình, chàng cũng là một vị Thần của Thiên đường và Mặt đất, một vị thần có nguồn gốc từ Thiên đường và sau đó giáng trần.

Trong các ghi chép của người Sumer, việc giáng trần của vị thần này gắn liền với thời kỳ những dòng sông từ vịnh Ba Tư vào nội địa ngày nay, biến vùng đất phía nam của đất nước này thành những đầm lầy. Ea (cái tên này có nghĩa đen là "ngôi nhà trong nước") là một kỹ sư bậc thầy, người hoạch định và giám sát việc

xây dựng các kênh đào, đắp đê cho các con sông và việc tháo nước cho các đầm lầy. Ngài thích đi lại bằng thuyền trên những tuyến đường thủy đó, đặc biệt là trên đầm lầy. Những vùng nước này, như trong cái tên của ngài, chính là nhà của ngài. Ngài xây dựng "ngôi nhà lớn" của mình trong tòa thành dựng lên bên bờ của đầm lầy, tòa thành có tên là HA.A.KI ("nơi cư ngụ của cá"); nó còn được gọi là E.RI.DU ("ngôi nhà khi đi xa").

Ea là "Chúa tể của những vùng Nước mặn," đó là các biển cả và đại dương. Các ghi chép của người Sumer kể nhiều về thời rất xa xưa khi 3 vị Thần Vĩ đại phân chia vương quốc. "Biển cả được họ trao cho Enki, Hoàng tử của Mặt đất," do

đó Enki được trao "quyền cai quản Apsu" ("Đáy sâu"). Là Chúa tể Biển cả, Ea đã đóng những con thuyền đi tới những vùng đất xa xôi, đặc biệt là nơi có các kim loại quý và đá bán quý để mang về Sumer.

Những con dấu lăn cổ xưa nhất của người Sumer khắc họa Ea như là một vị thần được bao quanh bởi những dòng suối đang chảy, thậm chí có lúc có cả những con cá bơi lội. Những con dấu như được thể hiện trong hình dưới đây liên tưởng Ea với Mặt trăng (được thể hiện bằng hình lưỡi liềm), sự liên tưởng này có lẽ xuất phát từ thực tế Mặt trăng tạo nên thủy triều của biển cả. Chắc chắn từ sự liên quan đến hình ảnh mặt trăng

này mà Ea được gọi bằng danh hiệu NIN.IGI.KU ("Chúa tể Mắt sáng"). (Hình 46)

Hình 46

Theo các ghi chép của người Sumer, trong đó có cả một tự truyện thực đáng kinh ngạc do chính Ea viết ra thì vị thần này được sinh ra ở Thiên đường và xuống Mặt đất trước khi xuất hiện cư dân

hay nền văn minh ở đó. Ngài khẳng định: "khi ta xuống đến Mặt đất, ở đó đang chìm trong nước lụt." Sau đó, ngài tiếp tục mô tả chuỗi hành động biến Mặt đất thành nơi có thể cư ngụ được: Ngài đổ những "dòng nước ngọt mang lại sự sống" vào sông Tigris; ngài bổ nhiệm một vị thần trông coi việc xây dựng các kênh đào để định hướng dòng chảy cho sông Tigris và Eupharates; và ngài khơi thông các vùng đầm lầy, đổ vào đó các loài cá, biến chúng thành nơi trú ngụ của tất cả các loài chim và khiến cho những cây sậy mọc lên để dùng làm vật liệu xây dựng.

Sau khi biến biển cả và sông ngòi thành vùng đất khô ráo, Ea tuyên bố rằng ngài

chính là người "bày cách làm ra cày và ách... khai mở những đường cày thần thánh... xây dựng những chuồng ngựa... dựng nên những chuồng cừu." Tiếp đó, bản ghi chép tự tâng bốc được các chuyên gia đặt cho cái tên "Enki và Trật tự Thế giới" ghi nhận công lao vị thần này là người đã mang xuống Mặt đất thuật làm gạch, cách xây dựng nhà cửa và các thành phố, thuật luyện kim, v.v...

Ngoài việc coi vị thần này là đấng ban ơn vĩ đại nhất cho Nhân loại, là vị thần khai sinh ra nền văn minh, nhiều ghi chép cũng khắc họa ngài là nhân vật bênh vực Nhân loại chính trong Hội đồng các vị Thần. Các ghi chép về trận Đại Hồng thủy của người Sumer và Akkad (có thể

là cơ sở khởi nguồn cho câu chuyện trong Kinh thánh) mô tả Ea là vị thần đã cho phép một môn đồ tin cẩn ("Noah" trong tiếng Mesopotamia) thoát khỏi thảm họa nhằm thể hiện sự coi thường đối với quyết định của Hội đồng các vị Thần.

Thực tế, các ghi chép của người Sumer và Akkad (giống như Kinh Cựu ước) vốn gắn liền với tín điều rằng một vài vị thần đã tạo ra Con người bằng một hành động có chủ ý, đều nhắc tới Ea với vai trò chính yếu: Là khoa học gia đứng đầu các vị thần, ngài vạch ra phương pháp và quy trình tạo ra Con người. Với sự gắn bó như vậy cùng việc "tạo ra" hay sự xuất hiện của Con người, bảo sao Ea đã

hướng dẫn Adapa – "hình mẫu Con người" được Ea tạo ra bằng "trí tuệ" của mình – tới được Cung điện của Anu trên Thiên đường, chống lại quyết định của các vị thần nhằm thu lại "cuộc sống bất tử" của Nhân loại.

Có phải Ea đứng về phía Con người đơn giản là bởi ngài tham gia vào quá trình tạo ra họ, hay ngài có những động cơ khác mang tính cá nhân hơn? Khi lục tìm trong các ghi chép, chúng tôi phát hiện ra rằng việc Ea kiên định bất tuân các vấn đề cả về con người trần tục lẫn thế giới thần linh đều chủ yếu nhằm mục đích phá hoại các quyết định hay kế hoạch do Enlil ban hành.

Các ghi chép này chứa đầy những dẫn chứng cho thấy nỗi ghen tị ghê gớm của Ea dành cho người anh Enlil của mình. Thực tế, cái tên khác (và có lẽ là cái tên đầu tiên) của Ea là EN.KI ("Chúa tể Mặt đất") và các ghi chép đề cập đến việc phân chia thế giới giữa ba vị thần ám chỉ rằng đó có thể đơn giản là một cuộc rút thăm khiến Ea mất quyền kiểm soát Mặt đất vào tay người anh Enlil.

Các vị thần siết chặt tay nhau,

Cùng rút thăm và phân chia thế giới.

Rồi Anu bay lên Thiên đường;

Mặt đất được trao cho Enlil.

Biển cả, bao quanh như một chiếc vòng,

Được họ trao cho Enki, Hoàng tử của Mặt đất.

Ngoài nỗi đắng cay với kết quả của cuộc rút thăm này, dường như trong lòng Ea/Enki còn ấp ủ một nỗi oán giận sâu đậm hơn. Cơn cớ này được Enki giải thích trong tự truyện của mình: Enki tuyên bố chính ngài, chứ không phải Enlil, mới là con cả; bởi vậy chính là ngài chứ không phải Enlil là người đáng được trao danh hiệu người kế vị hiển nhiên của Anu:

"Cha ta, Vua của vũ trụ,

Sinh ra ta trong vũ trụ...

Ta là hạt giống tốt,

Do Bò hoang Vĩ đại sinh ra;

Ta là con trai cả của Anu.

Ta là Anh cả của các vị thần...

Ta là người được sinh ra

Là con cả của Anu thần thánh."

Vì các bộ luật của con người sinh sống ở vùng Cận Đông cổ đại là do các vị thần trao cho nên chúng ta có thể suy ra rằng những điều luật về xã hội và gia đình áp dụng với con người được sao chép từ các quy định áp dụng với các vị thần. Các hồ sơ tòa án và gia đình được tìm

thấy ở các địa điểm như Mari và Nuzi đã chứng tỏ rằng những phong tục và luật lệ mà các tộc trưởng Hebrew áp dụng được đề cập trong Kinh thánh cũng là những luật lệ mà các vị vua và quý tộc vùng Cận Đông cổ đại phải tuân theo. Bởi vậy các vấn đề liên quan đến việc kế vị cũng được các tộc trưởng này học hỏi.

Abraham vì không thể có con với người vợ Sarah "cằn cỗi" đã dan díu với người hầu gái của bà và sinh ra người con trai cả. Tuy nhiên người con trai này (Ishmael) đã bị mất quyền kế vị tộc trưởng ngay khi Sarah sinh cho Abraham người con trai Isaac.

Rebecca vợ Isaac sinh ra một cặp song

sinh. Đứa con được sinh ra trước là Esau – một đứa "lông lá hung hung" xù xì. Nối gót Esau là Jacob, đứa trẻ kháu khỉnh hơn mà Rebecca yêu mến. Khi Isaac già cả, mù lòa chuẩn bị công bố di chúc của mình, Rebecca đã dùng mẹo để ơn phước kế vị được ban cho Jacob thay vì Esau.

Cuối cùng, hậu quả gian dối trong việc kế vị của Jacob đó là ông phải cúi đầu dưới trướng của Laban trong suốt 20 năm để được kết hôn cùng Rachel nhưng rồi Laban buộc ông phải cưới chị gái của Rachel tên Leah làm vợ cả. Leah chính là người sinh cho Jacob người con trai đầu lòng Reuben và ông có thêm nhiều con trai và một con gái với bà và 2

người vợ lẽ. Tuy nhiên khi Rachel sinh cho ông đứa con trai đầu lòng của bà, Joseph, Jacob lại yêu thương đứa con này hơn các anh em khác của nó.

Trong bối cảnh của những phong tục và luật lệ kế vị đó, chúng ta có thể hiểu được những xung đột tất yếu giữa Enlil và Ea/Enki. Enlil, được tất cả các ghi chép cho là con trai của Anu và người vợ chính thức, là người con cả hợp pháp. Nhưng lời kêu than đau khổ của Enki rằng: "Ta là hạt giống tốt... Ta là con cả của Anu" chắc hẳn phải là một tuyên bố có thật. Phải chăng ngài vẫn là con của Anu, nhưng là với một vị nữ thần khác có địa vị chỉ là thiếp? Có thể trên Thiên cung đã xảy ra trường hợp giống như

trong câu chuyện về Isaac và Ishmael, hay câu chuyện về cặp song sinh Esau và Jacob.

Mặc dù Enki chịu thừa nhận quyền kế vị của Enlil song một số chuyên gia tìm ra đủ bằng chứng cho thấy có một cuộc chiến tranh giành quyền lực diễn ra giữa 2 vị thần. Samuel N. Kramer đã đặt tên cho một trong những ghi chép cổ xưa là "Enki và nỗi ám ảnh về sự yếu thế." Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau, một số câu chuyện trong Kinh thánh – câu chuyện về Eve và người chăn chiên trong Vườn Địa Đàng, hay câu chuyện về trận Đại Hồng thủy – đều có liên quan đến những câu chuyện của người Sumer về việc Enki chống đối lại mệnh lệnh của anh trai

mình.

Dường như đến một thời điểm nào đó, Enki nhận ra rằng cuộc đấu tranh giành ngôi báu không mang lại kết quả gì; và ngài hướng những nỗ lực đó vào việc biến đứa con trai của mình chứ không phải của Enlil thành người kế vị đời thứ ba. Thoạt đầu, ít nhất ngài đã tìm cách đạt được điều đó với sự trợ giúp của chị mình là NIN.HUR.SAG ("Nữ thần các Đỉnh núi").

Vị nữ thần này cũng là con của Anu, nhưng rõ ràng là không phải con của Anu với Antu và trường hợp này lại nảy sinh một quy định kế vị mới. Trong nhiều năm qua các chuyên gia đã từng băn khoăn tại

sao cả Abraham và Isaac đều công khai rằng những người vợ của mình đều là chị em của họ – một câu hỏi đau đầu xét theo quan điểm cấm đoán trong Kinh thánh đối với việc quan hệ thể xác giữa chị em ruột. Nhưng khi các ghi chép về luật lệ được khai quật ở Mari và Nuzi, người ta mới thấy rằng một người đàn ông có thể kết hôn với người chị chung nửa dòng máu. Hơn nữa, khi xem xét việc kế vị giữa các đứa con của tất cả các bà vợ, con trai của người vừa là vợ vừa là chị đó với tỉ lệ "dòng giống thuần chủng" nhiều hơn 50% so với con trai của các bà vợ không cùng huyết thống khác sẽ được coi là người kế vị hợp pháp dù anh ta có là con trai cả hay không. Quy định này tình cờ đã tạo ra (ở Mari và Nuzi)

thủ đoạn nhận người vợ sủng ái làm "chị" để biến con trai của cô ta thành người kế vị hợp pháp không thể thay đổi.

Ninhursag chính là người chị chung nửa dòng máu như thế để Enki tìm cách có một đứa con trai. Vị nữ thần này cũng có nguồn gốc "từ Thiên đường" giáng xuống Mặt đất thời xa xưa. Một số ghi chép kể rằng khi các vị thần phân chia lãnh địa trên Mặt đất, nữ thần này được giao cai quản Xứ Dilmun – "một nơi thuần khiết... một vùng đất thuần khiết... nơi sáng láng nhất." Một ghi chép được các chuyên gia đặt tên là "Enki và Ninhursag

– một huyền thoại Thiên đường" kể về chuyến đi của Enki tới Dilmun với mục đích cầu hôn. Bản ghi chép đó kể tiếp

rằng Ninhursag "đang cô đơn", một cô gái chưa chồng không ràng buộc. Tuy sau này vị nữ thần đó được khắc họa là một người đàn bà già nua nhưng chắc chắn thời trẻ nàng phải rất quyến rũ, bởi ghi chép đó khẳng định chắc chắn rằng khi Enki đến gần nàng, ánh mắt của nàng "khiến chàng không thể kiềm chế nổi."

Với gợi ý rằng họ đang được riêng tư, Enki "trút tinh dịch vào tử cung của Ninhursag, nàng nhận lấy"; và "sau 9 tháng hoài thai... nàng sinh con bên bờ suối." Nhưng đó lại là một đứa con gái.

Thất bại trong việc có được đứa con trai kế vị, Enki sau đó tiếp tục quan hệ với chính con gái của mình. "Thần ghì chặt

nàng, thần hôn nàng; Enki hòa vào nàng." Nhưng nàng cũng sinh cho thần một đứa con gái. Sau đó Enki nhắm tới chính đứa cháu gái đó của mình và cũng khiến nàng mang thai; nhưng một lần nữa kết quả lại là con gái. Với quyết tâm chấm dứt chuyện này, Ninhursag đã lập một lời nguyền khiến cho Enki khi ăn phải loại cây nào đó, thể lực sẽ yếu dần. Tuy nhiên các vị thần khác đã buộc Ninhursag rút lại lời nguyền.

Trong khi những sự kiện trên chủ yếu liên quan đến nội vụ thần giới thì những câu chuyện khác cũng kể về Enki và Ninhursag lại có liên quan nhiều đến thế sự của con người; bởi theo ghi chép của người Sumer thì Con người được

Ninhursag tạo ra theo quy trình và công thức do Enki nghĩ ra. Nàng là người bảo mẫu chính, vị thần phụ trách các cơ sở y tế; với vai trò này mà nữ thần được gọi là NIN.TI ("Nữ thần Sự sống"). (Hình 47)

Một số chuyên gia cho rằng từ Adapa ("hình mẫu Con người" của Enki) chính là Adama, hay Adam trong Kinh thánh. Hai nghĩa của từ TI trong tiếng Sumer cũng có sự tương đương trong Kinh thánh. Bởi từ ti vừa có nghĩa là "sự sống" vừa có nghĩa là "xương sườn", nên cái tên của Ninti vừa có nghĩa là "Nữ thần Sự sống" vừa có nghĩa là "Nữ thần Xương sườn." Eve (có nghĩa là "sự sống") trong Kinh thánh được tạo ra từ

một dẻ sườn của Adam, thế nên theo cách nào đó thì Eve cũng là "nữ thần Sự sống" hay "nữ thần Xương sườn."

Là người đem lại sự sống cho cả các vị thần lẫn Con người, Ninhursag được gọi là Nữ thần Mẹ. Nàng có biệt hiệu là "Mammu" – tiền thân của từ "mom" hay "mamma" (mẹ) của chúng ta – và biểu tượng của nàng là con "dao cắt" – dụng cụ được các bà đỡ thời cổ dùng để cắt dây rốn sau khi sinh. (Hình 48)

***

Còn Enlil, người anh trai và là đối thủ của Enki, đã rất may mắn khi có được "người nối dõi hợp pháp" với người chị Ninhursag của mình. Đó là vị thần trẻ

nhất trên Mặt đất được sinh ra trên Thiên đường, tên của chàng là NIN.UR.TA ("Chúa tể hoàn thành việc kiến tạo"). Chàng là "con trai anh hùng của Enlil lên đường với tấm lưới và những tia sét" để chiến đấu cho cha mình; "đứa con trai báo thù... người phóng ra những quả cầu sét." (Hình 49) BA.U, vợ của chàng, cũng là một thần y; biệt hiệu của nàng là "Nữ thần Cải tử Hoàn sinh."

Hình 47

Hình 49

Các bức họa cổ đại về thần Ninurta thể hiện thần mang một loại vũ khí độc đáo – hiển nhiên đó chính là loại vũ khí có thể bắn ra "những quả cầu sét". Các ghi chép của người cổ đại tán dương chàng là một thợ săn hùng mạnh, một vị chiến thần nổi tiếng với những kỹ năng võ thuật điêu luyện. Nhưng trận chiến hào hùng vĩ đại

nhất của chàng không phải là thay mặt cha mình mà là vì lợi ích của chính chàng. Đó là trận chiến quy mô lớn với một vị ác thần tên là ZU ("thông thái") và phần thưởng cho trận chiến đó chính là quyền lãnh đạo các vị thần trên Mặt đất, bởi Zu đã chiếm đoạt trái phép huy hiệu và các đồ vật tượng trưng cho vị trí Thủ lĩnh các vị Thần mà Enlil đang nắm giữ.

Phần mở đầu của các bản ghi chép mô tả các sự kiện này đã bị hủy hoại và câu chuyện chỉ trở nên rõ ràng từ đoạn Zu tới E-Kur, ngôi đền của Enlil. Hắn ta rõ ràng có danh tiếng và có địa vị nhất định, bởi Enlil chào đón hắn, "tin tưởng giao cho hắn canh gác lối vào đền của mình".

Nhưng vị "ác thần Zu" sắp phản bội lại lòng tin đó bằng cách "tước bỏ địa vị lãnh đạo của Enlil" được thể hiện qua việc nắm giữ những quyền lực thần thánh mà "hắn ấp ủ trong tim mình."

Để làm được điều đó, Zu phải chiếm được một số đồ vật nhất định, trong đó có tấm Bảng Số mệnh Ma thuật. Vị thần Zu xảo quyệt đã chớp lấy cơ hội khi Enlil trút bỏ quần áo và xuống bể bơi như thường lệ, để những đồ vật của mình lại không ai trông coi.

Tại lối vào của ngôi đền,

nơi hắn đang quan sát,

Zu đợi đến lúc bình minh.

Khi Enlil đang tắm gội trong dòng nước trong lành

mũ miện được ngài tháo ra

và đặt trên ngai vàng

Zu giữ chặt tấm Bảng Số mệnh trong tay mình,

Đoạt lấy địa vị lãnh đạo của Enlil.

Khi Zu bỏ chạy trong chiếc MU (có nghĩa là "tên", nhưng lại chỉ một loại máy bay) của mình tới nơi trú ẩn hẻo lánh, những hậu quả mà hành động trơ tráo của hắn mới bắt đầu phát tác.

Các Công thức Thần thánh bị đình chỉ;

Sự tê liệt lan rộng khắp nơi; sự im lặng bao trùm...

Ánh hào quang của Ngôi đền dần lịm tắt.

"Cha Enlil lặng đi." "Các vị thần của xứ sở lần lượt họp nhau lại trước tin đó." Vấn đề nghiêm trọng đến mức ngay cả Anu cũng được thông báo tin tức này trên Thần điện của mình.

Ngài xem xét hoàn cảnh và kết luận rằng phải bắt giữ Zu để phục hồi lại các "công thức." Hướng ánh mắt về "các vị thần, những người con của mình," Anu hỏi: "trong các thần ai sẽ đánh bại Zu? Người đó sẽ là người vĩ đại nhất!"

Một vài vị thần nổi tiếng với lòng can

đảm được triệu tập. Nhưng tất cả họ đều chỉ ra rằng khi đã có trong tay tấm Bảng Số mệnh, Zu hiện đang nắm giữ những quyền năng giống như Enlil, thế nên "ai đối đầu với hắn đều nhũn như chi chi." Lúc này, Ea nảy ra một ý tưởng hay: Tại sao không triệu tập Ninurta đánh trận chiến vô vọng này?

Các vị thần không thể nào bỏ lỡ "trò khỉ" thiên tài này của Ea. Rõ ràng, cơ hội kế vị rơi vào tay chính đứa con của Ea sẽ tăng lên nếu Zu bị đánh bại; tương tự, vị thần này cũng được hưởng lợi nếu Ninurta bị giết trong trận chiến. Trước sự ngạc nhiên của chúng thần, Ninhursag (trong bản ghi chép này là NIN.MAH – "Nữ thần Vĩ đại") đồng ý. Hướng về

phía con trai Ninurta, nữ thần giải thích cho chàng hiểu là Zu đã tước đoạt địa vị lãnh đạo không những khỏi tay Enlil mà còn cả chính Ninurta. "Với những tiếng thét đau đớn khi ta sinh ra con," bà kêu lên và chính bà là người "đảm bảo cho em trai và cho Anu" kế tục "Vương vị của Thiên đường." Để những nỗi đau đó không vô ích, bà đã hướng dẫn Ninurta lên đường và chiến đấu để giành chiến thắng:

Hãy tung đòn tấn công... hãy tóm lấy tên Zu chui lủi...

Hãy để đòn tấn công khủng khiếp của con đánh tới tấp lên hắn...

Cắt cổ hắn! Đánh bại Zu!...

Hãy tung 7 Ngọn gió độc của con về phía hắn...

Để toàn bộ cơn Cuồng phong tấn công hắn...

Hãy hướng Tia xạ của con về phía hắn...

Hãy để những Ngọn gió đưa Cánh của hắn tới nơi bí mật...

Hãy mang quyền tối cao về cho Ekur;

Hãy lấy lại Công thức Thần thánh

cho người cha đã sinh ra con.

Nhiều dị bản khác nhau của sử thi này đưa ra những miêu tả ly kỳ về trận chiến

diễn ra sau đó. Ninurta bắn "mũi tên" vào Zu, nhưng "mũi tên không thể chạm được vào người Zu... khi hắn ta còn giữ tấm Bảng Số mệnh của các vị thần trong tay." "Những vũ khí được phóng ra dừng lại nửa chừng" trên đường bay. Khi trận chiến diễn ra bất phân thắng bại, Ea khuyên Ninurta nên thêm một til-lum vào vũ khí của mình và bắn nó vào "đầu cánh," hay những chiếc bánh răng nhỏ trên "cánh" của Zu. Nghe theo lời khuyên đó và bắn theo kiểu "cánh tiếp cánh," Ninurta đã bắn til-lum vào các đầu cánh của Zu. Bị bắn trúng, các đầu cánh bắt đầu bung ra và "cánh" của Zu rơi lộn nhào. Zu bị đánh bại và tấm Bảng Số mệnh lại quay trở về với Enlil.

***

Zu là ai? Có phải vị thần này là một "con chim thần thoại" như ý kiến của các chuyên gia?

Hiển nhiên là vị thần này có thể bay. Nhưng ngày nay bất cứ người bình thường nào lái một chiếc máy bay, hay bất cứ phi hành gia nào bay vào vũ trụ đều có thể làm được điều đó. Ninurta cũng có thể bay lượn thuần thục như Zu (và có lẽ là còn thuần thục hơn). Nhưng bản thân vị thần này không phải là chim, bởi các bức họa về chàng, chính bản thân chàng hay với người vợ BA.U (còn được gọi là GU.LA) cho thấy điều đó rất rõ ràng. Thay vào đó, chàng bay lượn được

là nhờ sự trợ giúp của một "con chim" đặc biệt được trông giữ tại khu đền thiêng của thần (GIR.SU) trong thành Lagash.

Zu cũng không phải là một "con chim"; hiển nhiên là vị thần này đã bố trí một "con chim" để có thể bay đi trốn. Chính từ những "con chim" như vậy mà trận không chiến giữa hai vị thần đã diễn ra. Và không còn gì bàn cãi khi xét đến bản chất của loại vũ khí cuối cùng đã bắn hạ "con chim" của Zu. Được gọi là TIL trong tiếng Sumer và til-lum trong tiếng Assyria, ký hiệu tượng hình của nó là: > (thêm tượng hình trang 109) và chắc là nó cũng có nghĩa như từ til ngày nay trong tiếng Hebrew: "tên lửa."

Như vậy Zu là một vị thần – một trong những vị thần tìm cách chiếm đoạt ngôi vị của Enlil; một vị thần mà Ninurta, với tư cách là người kế vị hợp pháp, có mọi lý do để chiến đấu.

Liệu vị thần này có phải là MAR.DUK ("con trai của Ngọn đồi thuần khiết"), đứa con đầu lòng của Enki với người vợ DAM.KI.NA, người đã nóng lòng dùng mưu chiếm đoạt những gì theo lý không thuộc về mình?

Chúng ta có lý do để tin vào điều này, bởi sau khi không đạt được mục đích có đứa con trai với chị gái mình để trở thành đối thủ về mặt pháp lý tranh giành ngôi vị của Enlil, Enki đã trông cậy vào

đứa con trai Marduk của mình. Thực tế, vào thời kỳ khởi đầu thiên niên kỷ 2 TCN, khi vùng Cận Đông cổ đại tràn ngập những biến động xã hội và quân sự to lớn, ở Babylon, Marduk đã đạt đến vị thế là vị thần quốc gia của Sumer và Akkad. Marduk được cho là Vua của các vị Thần, người thay thế Enlil và các vị thần khác được yêu cầu trung thành với ngài và đến cư ngụ ở Babylon, nơi mọi hoạt động của họ có thể bị giám sát dễ dàng. (Hình 50)

Hình 50

Sự tranh đoạt ngôi vị của Enlil này (diễn ra rất lâu sau sự việc xảy ra với Zu) đi kèm với nỗ lực toàn diện của người Babylon nhằm thay đổi các ghi chép cổ. Những ghi chép quan trọng nhất được

viết lại và sửa đổi để làm cho Marduk trở thành Chúa tể của Thiên đường, Đấng Sáng tạo, Đấng Ban ơn, Vị Anh hùng thay cho Anu, Enlil hay thậm chí là Ninurta. Trong số những ghi chép bị sửa đổi có bản "Chuyện kể về Zu"; và theo dị bản của người Babylon thì chính Marduk chứ không phải Ninurta mới là người chiến đấu với Zu. Trong dị bản này, Marduk khoe khoang: "Mahasti moh il Zu" ("ta đã nghiền nát sọ thần Zu"). Như vậy rõ ràng rằng Zu không thể nào là Marduk.

Cũng không hợp lý khi Enki, "Thần Khoa học", lại đi hướng dẫn Ninurta về việc lựa chọn và sử dụng những vũ khí hiệu quả để chống lại đứa con trai Marduk

của mình. Qua cách xử sự cũng như việc hối thúc Ninurta "cắt cổ Zu" cho thấy Enki muốn trục lợi từ cuộc chiến này, bất kể kết quả thắng thua thế nào đi chăng nữa. Ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra kết luận hợp lý rằng xét trên phương diện nào đó Zu cũng là một đối thủ kế thừa vương vị hợp pháp của Enlil.

Điều đó sẽ dẫn tới việc còn lại duy nhất một vị thần: Nanna, con cả của Enlil với người vợ chính thức Ninlil. Vì nếu như Ninurta bị loại bỏ, Nanna sẽ đàng hoàng đứng vào hàng ngũ kế vị.

Nanna (tên gọi tắt của NAN.NAR – "người phát sáng") đã được chúng ta biết đến qua nhiều thời kỳ với cái tên

Akkad (hay "Semite") là Sin.

Là con cả của Enlil, vị thần này được giao cai quản bang thành nổi tiếng nhất của Sumer là UR ("Thành phố"). Đền thờ vị thần này ở đó có tên là E.GISH.NU.GAL ("nhà của người kế vị ngai vàng"). Từ cung điện này, Nanna và người vợ NIN.GAL ("Nữ thần Vĩ đại") của mình trông coi công việc của thành và dân chúng với lòng nhân đức lớn lao. Người dân thành Ur dành nhiều tình yêu thương cho những đấng trị vì thần thánh của mình, trìu mến gọi vị thần của mình là "Cha Nanna" và nhiều biệt danh thương mến khác.

Người dân thành Ur coi sự thịnh vượng

của mình là nhờ Nanna trực tiếp ban cho. Shulgi, một vị vua của thành Ur (được đức thần ban phước) ở cuối thiên niên kỷ 3 TCN đã miêu tả "ngôi nhà" của Nanna là "một chuồng lớn đầy những ngựa", một "nơi tràn ngập bánh mỳ dâng cúng," nơi đàn cừu sinh sôi và những con bò được mổ thịt, chốn tràn đầy âm điệu ngọt ngào của tiếng trống và timbrel1.

Dưới sự cai quản của vị thần bảo hộ Nanna, Ur trở thành vựa lúa lớn của Sumer, là nơi cung cấp lúa mì cũng như cừu và gia súc cho các ngôi đền khác. Một "lời than khóc trên đống đổ nát của thành Ur" vẽ nên bức tranh tương phản về thành Ur trước khi nó sụp đổ:

Những vựa lúa của Nanna không có hạt

Những bữa tối của các vị thần bị cắt giảm

Trong phòng khách của họ, không còn rượu, mật ong

Trong căn bếp cao ngất của các đền thờ, không còn những con cừu hay bò quay

Tiếng kêu than vang lên ở Ngôi nhà lớn:

Ngôi nhà nơi tiếng thét dành cho những con bò vang lên −

Sự im lặng của chúng bao trùm...

Sự bi thương lan tỏa và chiếc chày nằm

lăn lóc...

Những chiếc thuyền nằm chờ trên bến đìu hiu...

Không chở lúa mì đến cho Enlil ở Nippur

Dòng sông Ur vắng ngắt, không có chiếc thuyền lớn nào

trên dòng...

Không có bàn chân nào trên bờ sông, chỉ có cỏ mọc.

Điều khác thường nhất nằm ở một bài văn tế khác khóc than "những chuồng cừu tan thành mây khói," những chuồng ngựa bị bỏ hoang, những người chăn gia súc

bỏ đi: bài văn tế này không phải do người dân thành Ur viết ra, mà là tác phẩm của chính thần Nanna và người vợ Ningal. Những bài văn tế này và nhiều bài khác về sự sụp đổ của thành Ur cho thấy đây là hậu quả đau đớn của một sự kiện bất thường nào đó. Các ghi chép của người Sumer viết rằng Nanna và Ningal đã rời thành trước khi nó sụp đổ hoàn toàn. Đó là một cuộc chia ly vội vã, được mô tả đầy xúc động:

Nanna, dù yêu quý tòa thành của mình,

đã phải rời đi.

Sin, người yêu quý thành Ur,

đã không còn ở lại Ngôi nhà của mình.

Ningal...

vội vã khoác một bộ y phục lên người,

băng qua lãnh thổ của kẻ thù,

rời khỏi Ngôi nhà của mình.

Sự sụp đổ của thành Ur và cuộc di tản của các vị thần được khắc họa trong các bài văn tế đó là kết cục của một quyết định do Anu và Enlil chủ tâm đưa ra. Nanna đã cầu xin chính hai vị thần này chấm dứt biện pháp trừng phạt đó.

Xin Anu, Vua của các vị thần

nói rằng: "Thế là đủ rồi";

Xin Enlil, Vua của Mặt đất,

ban cho một con đường sống!

Hướng lời khẩn cầu về phía Enlil, "Sin mang trái tim đau đớn tới cha mình; nhún gối trước Enlil, người cha đã sinh ra chàng," và cầu xin:

Hỡi người cha đã sinh ra con,

Đến lúc nào người còn hậm hực

nhìn vào sự đền tội của con?

Đến lúc nào?...

Trên trái tim ngột ngạt mà người đã tạo ra

lập lòe như ngọn lửa –

xin hãy ban cho ánh mắt hiền hòa.

Bài văn tế không tiết lộ căn nguyên cơn phẫn nộ của Anu và Enlil. Nhưng nếu như Nanna là Zu thì sự trừng phạt đó dành cho tội âm mưu lật đổ của vị thần này. Vị thần này có phải là Zu không?

Có thể khẳng định vị thần này chính là Zu bởi vì Zu sở hữu một loại máy bay nào đó – "con chim" mà thần dùng để trốn chạy và để chiến đấu chống lại Ninurta. Các bài thánh ca của người Sumer ngợi ca "Con tàu Thiên đường" của vị thần này như sau:

Cha Nannar, Chúa tể của thành Ur...

Với ánh hào quang trong chiếc Tàu Thiên đường thiêng liêng...

Chúa tể là con trai cả của Enlil.

Khi chiếc Tàu Thiên đường của ngài hạ xuống,

tỏa ánh hào quang.

Enlil đã tô điểm cho bàn tay của ngài

Bằng cây quyền trượng vĩnh cửu

Ngài ngự trên Con tàu Thiêng phía trên thành Ur.

Trước khi phát hiện ra các mảnh của bản ghi chép Chuyện kể về thần Zu, người ta

cho rằng vì biệt danh khác của Nanna là Sin bắt nguồn từ SU.EN tương tự như ZU.EN nên hai vị thần này là một. Nhưng hiện nay chúng ta biết rằng tên đầy đủ của Zu là AN.ZU – một đối thủ khác tranh giành quyền kế thừa vương vị của Enlil.

Dù Nanna/Sin đóng vai trò như thế nào trong các sự kiện đó đi chăng nữa thì chàng cũng đã bị loại khỏi hàng kế thừa trực tiếp vương vị của Enlil. Cả các ghi chép của người Sumer lẫn các bằng chứng khảo cổ đều cho thấy rằng Sin và vợ mình đã chạy tới Haran, tòa thành của người Hurrian được bảo vệ bởi những con sông và địa hình đồi núi. Đáng chú ý là khi gia tộc Abraham do người cha

Terah dẫn đầu rời khỏi thành Ur, họ cũng hướng tới Haran, nơi họ dừng chân trong nhiều năm trên đường tới Miền đất Hứa.

Tuy Ur luôn được coi là tòa thành dành riêng cho Nanna/Sin nhưng chắc hẳn Haran mới là nơi định cư lâu dài của vị thần này, bởi nơi đây được xây dựng gần như giống hệt Ur, từ đền đài, công trình cho tới các đường phố. André Parrot (Abraham et son temps – tạm dịch: Cuộc đời Abraham) đã tổng kết những điểm giống nhau này bằng câu nói: "Mọi bằng chứng đều cho thấy rằng tín ngưỡng thờ cúng của Harran không gì hơn là bản sao chính xác của thành Ur."

Khi đền thờ Sin ở Harran – được xây đi

xây lại qua nhiều thiên niên kỷ – được phát hiện trong quá trình khai quật kéo dài hơn 50 năm, người ta phát hiện 2 tấm bia (cột đá tưởng niệm) có khắc một bản ghi chép độc đáo. Đó là bản ghi chép những lời của Adadguppi, một nữ tư tế cấp cao của Sin, về cách bà cầu nguyện và sắp xếp cho sự trở về của Sin, bởi trước đó vào thời điểm không rõ:

Sin, vua của các vị thần,

trở nên giận dữ với tòa thành và ngôi đền của ngài,

và bay lên Thiên đường.

Việc Sin do phẫn nộ hay thất vọng đã "khăn gói" và "bay lên Thiên đường"

cũng được đề cập trong các ghi chép khác. Những ghi chép này kể rằng vua Assyria, Ashurbanipal đã thu được của kẻ thù một "con dấu lăn thiêng liêng bằng ngọc thạch anh quý giá nhất" và "cải tiến bằng cách khắc lên đó hình ảnh của Sin." Sau đó, vị vua này còn cho khắc lên viên đá thiêng đó "lời ca ngợi Sin và treo nó quanh cổ bức tượng Sin." Con dấu bằng đá quý có hình ảnh của Sin đó chắc hẳn phải là một thánh tích của thời cổ đại, bởi ghi chép đó còn khẳng định thêm rằng: "bề mặt của nó đã bị phá hủy trong thời gian đó, trong cuộc hủy diệt do kẻ thù gây ra."

Nữ tư tế cao cấp được sinh ra trong thời kỳ trị vì của Ashurbanipal này được cho

là người có dòng máu hoàng tộc. Trong lời kêu gọi hướng tới Sin, bà đưa ra một "thỏa thuận" thực tế: khôi phục lại quyền năng của thần Sin trước các đối thủ đổi lại việc giúp con trai bà là Nabunaid trở thành Đấng Trị vì của Sumer và Akkad. Các hồ sơ lịch sử xác nhận rằng vào năm 555 TCN, Nabunaid, người sau này trở thành Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Babylon, đã được các sỹ quan đồng ngũ đưa lên ngai vàng. Ông khẳng định là đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp từ Sin trong sự việc này. Các ghi chép của Nabunaid cũng cho thấy rằng "trong ngày đầu tiên xuất hiện", Sin với "vũ khí của Anu" có thể "phóng một chùm sáng vươn tới" bầu trời và đánh hạ quân địch rơi xuống Mặt đất.

Nabunaid đã giữ lời hứa của mẹ mình đối với vị thần này. Ông cho xây dựng lại ngôi đền E.HUL.HUL ("ngôi nhà của niềm vui lớn") cho Sin và tuyên bố rằng Sin là vị Thần Tối cao. Nhờ đó mà Sin có thể nắm trong tay "quyền năng của Anu, sử dụng tất cả các quyền năng của Enlil, kiểm soát quyền năng của Ea – từ đó nắm giữ trong tay mình tất cả Quyền năng Thiên đường." Sau khi đánh bại kẻ soán ngôi Marduk, thậm chí chiếm giữ các quyền năng của cha Marduk là Ea, Sin xưng hiệu là "Trăng Lưỡi liềm Thần thánh" hay thường gọi là Thần Mặt trăng.

Làm thế nào mà Sin, vị thần được cho là đã trở về Thiên đường trong giận dữ, lại có khả năng tạo được những chiến tích to

lớn như vậy khi trở lại Mặt đất?

Nabunaid, người xác nhận rằng Sin thực sự "quên đi những lời giận dữ... và quyết định trở lại ngôi đền Ehulhul", đã tuyên bố một kỳ tích. Một kỳ tích "chưa từng có trên Xứ sở từ xưa đến nay" đã xảy ra: Một vị thần "giáng xuống Mặt đất từ Thiên đường."

Đây là kỳ tích vĩ đại của Sin,

Điều chưa từng có trên Xứ sở

Kể từ những ngày xa xưa;

Điều mà người dân Xứ sở

Chưa từng thấy, chưa từng viết ra

Trên các tấm đất sét để bảo tồn mãi mãi:

Rằng Sin,

Chúa tể của tất cả các vị nam thần và nữ thần

Ngự trị trên Thiên đường,

Đã giáng trần.

Đáng tiếc là bản ghi chép này không đề cập chi tiết vị trí và phương thức Sin đáp xuống Mặt đất. Nhưng chúng tôi biết rõ rằng nó nằm ở đâu đó trên những cánh đồng bên ngoài Haran nơi Jacob trên đường từ Canaan tới để tìm cho mình một cô dâu ở "đất nước cổ xưa" đã nhìn thấy "một chiếc thang dựng trên Mặt đất

vươn tới trời cao, nơi các thiên sứ của Đức Chúa lên xuống."

Đồng thời với việc khôi phục lại quyền năng và xây dựng lại các đền thờ cho Nanna/Sin, Nabunaid cũng khôi phục lại các đền thờ và việc thờ cúng 2 người con sinh đôi của Sin là IN.ANNA ("nữ thần của Anu") và UTU ("Người Phát sáng").

Hai người con này do người vợ chính thức của Sin là Ningal sinh ra và trở thành thành viên huyết thống của Triều đại Thần thánh. Inanna là con cả, nhưng người anh em song sinh của nàng là Utu lại là con trai đầu lòng nên nghiễm nhiên trở thành người kế thừa vương vị hợp

pháp. Không giống như mối thù địch trong trường hợp song sinh tương tự giữa 2 anh em Esau và Jacob, 2 đứa trẻ này lớn lên bên nhau rất gần gũi. Chúng cùng chia sẻ kinh nghiệm và những chuyến phiêu lưu với nhau, luôn trợ giúp nhau và khi Inanna phải chọn giữa 2 vị thần một người làm chồng, nàng đã hỏi ý kiến em trai mình.

Inanna và Utu được sinh ra từ thời thượng cổ, khi chỉ có các vị thần ngự trị trên Mặt đất. Tòa thành Sippar của Utu được coi là một trong những tòa thành đầu tiên được các vị thần ở Sumer tạo lập. Nabunaid khẳng định trong một ghi chép rằng khi ông tiến hành xây dựng lại ngôi đền E.BABBARA ("Ngôi nhà Hào

quang") của Utu ở Sippar:

Ta tìm kiếm nền móng cổ xưa của nó,

và ta đào xuống đất 18 cubit.

Utu, Chúa tể Vĩ đại của Ebabbara...

Chỉ cho mình ta phần nền móng

của Naram-Sin, con trai của Sargon, đã tồn tại 3.200 năm

trước ta, chưa từng có vị vua nào xuất hiện.

Khi nền văn minh nở rộ ở Sumer và Con người hòa nhập với các vị thần ở Vùng đất giữa những Con sông, hình tượng của

Utu ngày càng gắn liền với luật pháp và công bằng. Một số bộ luật cổ xưa bên cạnh việc khẩn cầu Anu và Enlil đều được thể hiện dưới hình thức đòi hỏi sự thừa nhận và tôn trọng triệt để bởi chúng được ban hành "theo những lời nói thật sự của Utu." Vua Babylon, Hammurabi đã cho khắc bộ luật của mình lên một tấm bia, trên đỉnh tấm bia đó có hình Đức Vua đang nhận bộ luật từ tay vị thần đó. (Hình 51)

Những tấm đất sét được tìm thấy ở Sippar minh chứng cho danh tiếng của một xứ sở có luật pháp công bằng và bình đẳng trong thời cổ đại. Một số ghi chép khắc họa hình tượng Utu ngồi phán xử các vị thần và Con người; trong thực

tế, Sippar là nơi đặt "Tòa án Tối cao" của Sumer.

Hình 51

Công lý do Utu đề ra làm ta nhớ đến Bài giảng đạo trên Núi được ghi lại trong Kinh Tân ước. Một "tấm bảng thông

thái" đưa ra cách hành xử làm hài lòng Utu:

Với đối phương đừng làm điều ác; Hãy dùng điều thiện đáp lại kẻ ác.

Với kẻ thù, hãy để công lý được thực thi...

Đừng để trái tim xui nên tội lỗi... Với kẻ cầu xin bố thí

hãy cho họ đồ ăn, rượu uống... Hãy ra tay giúp đỡ; làm điều thiện.

Là người đảm bảo công lý được thực thi

và ngăn ngừa áp bức cũng như do nhiều nguyên nhân khác nữa nên Utu được xem là Thần Bảo hộ cho những người lữ hành. Tuy nhiên tên gọi phổ biến nhất và tồn tại lâu nhất của Utu lại gắn với sự thông thái của ngài. Từ thời cổ đại, vị thần này được gọi là Babbar ("Người Tỏa sáng"). Ngài là "Utu, người phát ra ánh hào quang sáng chói," là người "chiếu rọi Thiên đường và Mặt đất."

Trong bản ghi chép của mình, Hammurabi gọi vị thần này bằng cái tên Akkad là Shamash, trong tiếng Semite có nghĩa là "Mặt trời." Bởi thế, các chuyên gia cho rằng Utu/Shamash chính là Thần Mặt trời của người Mesopotamia. Sau này chúng tôi sẽ chỉ ra rằng tuy vị thần

này được gán với thiên thể tương ứng là Mặt trời, thì vẫn còn cách nhìn khác về những tuyên bố này rằng thần "phát ra luồng sáng rực rỡ" khi thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt mà người ông Enlil giao phó.

***

Bên cạnh các bộ luật và hồ sơ tòa án là những bằng chứng chứng thực của con người về sự hiện diện thực sự của vị thần có tên Utu/Shamash giữa những người dân Mesopotamia cổ đại, thì còn có vô số những bản khắc, ghi chép, thần chú, lời sấm truyền, lời cầu nguyện và hình ảnh minh chứng cho sự tồn tại của vị nữ thần Inanna, hay còn gọi là Ishtar

trong tiếng Akkad. Một vị vua Mesopotamia vào thế kỉ XIII TCN khẳng định rằng ông đã cho xây dựng lại đền thờ vị nữ thần này tại thành Sippar của em trai nàng, trên nền móng có tuổi thọ 800 năm tính đến thời điểm đó. Nhưng thực tế, tại Uruk, tòa thành chính của nàng, những câu chuyện về nữ thần này còn lâu đời hơn thế.

Được biết đến với cái tên Venus đối với người La Mã, Aphrodite đối với người Hy Lạp, Astarte đối với người Canaan và Hebrew, Ishtar hay Eshdar đối với người Assyria, Babylon, Hittite và nhiều dân tộc cổ đại khác, Inanna, Innin hay Ninni đối với người Akkad và Sumer, hay nhiều biệt danh hoặc tên hiệu khác,

vị nữ thần này luôn là Nữ thần Chiến tranh và Nữ thần Tình yêu, một phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo và tuy chỉ là một người chắt gái của Anu, nàng đã tự tạo dựng cho mình một vị trí vững chắc trong số các Vị thần Vĩ đại của Thiên đường và Mặt đất.

Có lẽ vì là vị nữ thần trẻ tuổi nên nàng được giao lãnh địa ở vùng cực đông của Sumer, Xứ Aratta. Đó là nơi mà "vị Thần Cao quý, Inanna, Nữ hoàng của Xứ sở" xây dựng "ngôi nhà" của mình. Nhưng Inanna có tham vọng lớn lao hơn. Trong thành Uruk sừng sững một ngôi đền lớn của Anu, nó chỉ thỉnh thoảng được sử dụng trong các chuyến viếng thăm Mặt đất của thần; và Inanna đã để

mắt tới chiếc ghế quyền lực đó.

Trong danh sách các vị vua Sumer thì vị vua đầu tiên không phải thần thánh của Uruk là Meshkiaggasher, con trai của thần Utu với một phụ nữ trần tục. Người kế vị ông là con trai Enmerkar, một vị vua vĩ đại người Sumer. Như vậy Inanna chính là bà cô của Enmerkar; và nàng không mấy khó khăn thuyết phục được vị vua này rằng nàng thực sự xứng đáng là nữ thần của Uruk thay vì xứ Aratta xa xôi.

Một ghi chép dài đầy cuốn hút có tên "Enmerkar và Chúa tể xứ Aratta" mô tả cách Enmerkar gửi các sứ giả tới Aratta, sử dụng mọi lý lẽ có thể trong một "cuộc

đấu trí" để buộc Aratta phải quy phục bởi vì "Chúa tể Enmerka, tôi tớ của Inanna đã phong nàng là Nữ hoàng Ngôi nhà của Anu." Kết thúc không rõ ràng của bản sử thi này ám chỉ một kết cục tốt đẹp: Tuy Inanna chuyển tới Uruk nhưng nàng không "bỏ rơi Ngôi nhà ở Aratta." Việc nàng có thể là một "nữ thần đi mây về gió" không phải là không có khả năng, bởi trong nhiều ghi chép, Inanna/Ishtar được mô tả là một lữ khách thích phiêu lưu.

Việc nàng chiếm giữ ngôi đền của Anu ở Uruk không thể thực hiện được nếu không có sự chấp thuận của Anu; và ghi chép đó cũng cho ta thấy nhiều chi tiết rõ ràng về quá trình đạt được sự chấp thuận đó

như thế nào. Inanna vốn được biết đến với cái tên "Anunitum", có nghĩa là "người yêu dấu của Anu." Trong các ghi chép nàng được coi là "tình nhân thần thánh của Anu"; và câu chuyện kể tiếp rằng Inanna không chỉ ở chung ngôi đền cùng Anu mà còn chung giường mỗi khi vị thần này tới Uruk, hay trong các lần nàng lên Thiên Cung của thần.

Sau khi dùng thủ đoạn đạt được vị trí Nữ thần của Uruk và tình nhân trong ngôi đền của Anu, Ishtar tiếp tục dùng mưu mẹo để củng cố và tăng cường vị thế của Uruk cũng như quyền năng của chính nàng. Phía hạ lưu dòng sông Euphrates là tòa thành cổ Eridu, trung tâm của Enki. Biết rằng vị thần này có kiến thức uyên thâm

về tất cả các lĩnh vực nghệ thuật và khoa học của nền văn minh, Inanna quyết tâm cầu xin, mượn, hoặc ăn cắp những bí mật đó. Với ý định rõ ràng là dùng "sức hấp dẫn" của mình mê hoặc Enki (ông bác nàng), Inanna sắp xếp đến thăm vị thần này một mình. Enki không phải là không biết điều đó và thần đã chỉ đạo cho gia nhân chuẩn bị bữa tối cho 2 người.

Hãy đến đây gia nhân Isimud của ta, hãy nghe ta hướng dẫn;

lời ta nói với ngươi, hãy lắng nghe lời ta nói:

Nàng thiếu nữ đang một mình bước tới Abzu...

Hãy để nàng ta bước vào Abzu của Eridu,

Cho nàng ăn bánh mỳ lúa mạch với bơ,

Rót cho nàng nước mát tận tâm can,

Hãy để nàng uống bia...

Trong lúc vui vẻ và ngà ngà say, Enki sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho Inanna. Nàng táo bạo đòi xin các công thức thần thánh vốn là cơ sở nền tảng của nền văn minh phát triển cao. Enki đã trao cho nàng khoảng 100 công thức, trong đó có các công thức gắn liền với địa vị chúa tể tối cao, vương vị, các chức năng tư tế, vũ khí, các quy trình pháp lý, cách ghi chép, nghề mộc, thậm chí cả tri thức về

các nhạc cụ và nghi lễ phồn thực tại đền thờ. Khi Enki tỉnh rượu và nhận thức được hành động xuẩn ngốc của mình thì Inanna đã trên đường trở về Uruk. Enki ra lệnh cho "những vũ khí khủng khiếp" đuổi theo nàng, nhưng không cái nào phát huy tác dụng, bởi Inanna đã lao nhanh về Uruk bằng chiếc "Tàu Thiên đường" của mình.

Hình ảnh Ishtar thường được khắc họa là một nữ thần khỏa thân; thậm chí để phô trương vẻ đẹp, có lúc nàng còn được khắc họa đang vén chiếc váy làm lộ ra phần dưới cơ thể. (Hình 52)

Gilgamesh, vua của Uruk vào khoảng năm 2900 TCN, cũng là một vị á thần (là

con của người cha trần tục với một vị nữ thần) đã kể lại việc Inanna dụ dỗ mình, ngay cả lúc nàng đã có một người chồng chính thức. Sau một trận chiến, chàng tắm và khoác lên mình "một chiếc áo choàng có tua, thắt bằng dây lưng,"

Nữ thần Ishtar rực rỡ để mắt tới vẻ đẹp của chàng.

"Hãy đến đây, Gilgamesh, hãy làm tình nhân của ta!

Đến đây, cho ta trái ngọt của chàng.

Chàng làm tình nhân của ta, ta sẽ là nữ nhân của chàng."

Nhưng Gilgamesh ý thức rõ điều gì đang

xảy ra. Nhà Vua hỏi "Trong số các tình nhân của nàng, ai là người nàng yêu thương mãi mãi?" "Trong số những kẻ chăn chiên của nàng, ai luôn làm nàng thỏa mãn?" Sau khi kể ra một danh sách dài những mối quan hệ tình ái của nàng, Nhà Vua đã từ chối.

Thời gian trôi đi, khi nữ thần này đạt được những vị trí cao hơn trong các vị thần, cùng với đó là trách nhiệm đối với quốc sự, Inanna/Ishtar bắt đầu thể hiện các phẩm chất điều binh khiển tướng của mình và thường được khắc họa là Nữ thần Chiến tranh và trang bị rất nhiều vũ khí. (Hình 53)

Ghi chép của các vị vua Assyria mô tả

việc họ tham gia chiến tranh vì nàng và theo lệnh nàng, việc nàng trực tiếp đưa ra lời khuyên về thời cơ tấn công, việc nàng có lúc dẫn đầu các đoàn quân và việc nàng hiện thân xuất hiện trước toàn thể binh sĩ. Để đáp lại lòng trung thành của họ, nàng hứa sẽ cho các vị vua Assyria trường thọ và thành công. Nàng cam đoan với họ rằng: "Từ Khoang Vàng trên trời cao ta sẽ dõi theo các ngươi."

Liệu nàng có trở thành một chiến binh khốn khổ bởi nàng xuất hiện vào thời kỳ khó khăn với sự nổi lên của Marduk hướng tới địa vị tối cao hay không? Trong một ghi chép của mình, Nabunaid viết: "Inanna xứ Uruk, nữ hoàng cao quý ngự trong nội điện bằng vàng, cưỡi trên

một chiến xa thắng 7 con sư tử – người dân thành Uruk đã thay đổi việc thờ cúng nữ thần trong thời gian trị vì của vua Erba-Marduk, dỡ bỏ nội điện và tháo cương cỗ xe của nàng." Theo lời Nabunaid, Inanna "sau đó đã rời E-Anna trong giận dữ và từ đó trú ngụ tại một nơi xoàng xĩnh" (mà nhà vua không nêu tên). (Hình 54)

Có lẽ để tìm cách kết hợp giữa tình yêu với quyền lực, nữ thần Inanna đầy toan tính đã lựa chọn DU.MU.ZI, con trai thứ của Enki làm chồng. Nhiều ghi chép từ thời cổ đại đề cập đến những yêu thương và tranh cãi của cặp đôi này. Có một số là những bài hát trữ tình về vẻ đẹp lớn lao và sức hấp dẫn giới tính mạnh mẽ.

Những ghi chép khác kể về việc Ishtar sau một chuyến du ngoạn trở về nhìn thấy Dumuzi đang ăn mừng sự vắng mặt của mình. Nàng đã sắp đặt để bắt giữ và tống khứ chàng xuống Âm Phủ – lãnh địa do chị nàng là E.RESH.KI.GAL và người chồng NER.GAL cai quản. Một số ghi chép nổi tiếng nhất của người Sumer và Akkad kể về chuyến đi của Ishtar xuống Âm Phủ để tìm kiếm người chồng yêu dấu bị trục xuất.

Hình 53

Hình 54

Trong số 6 người con trai được biết đến của Enki, có 3 người được miêu tả trong các câu chuyện của người Sumer: người con cả Marduk, người cuối cùng đã soán đoạt Ngôi vị Tối cao; Nergal, người trở thành Đấng Trị vì Âm Phủ; và Dumuzi, người kết hôn với Inanna/Ishtar.

Enlil cũng có 3 người con trai giữ những vị trí quan trọng cả trên Thiên đường lẫn ở dưới Hạ giới: Ninurta, con trai của Enlil với người chị Ninhursag, là người kế vị hợp pháp; Nanna/Sin, con đầu của Enlil với người vợ chính thức Ninlil; và người con thứ với Ninlil tên là ISH.KUR ("đồi núi," "vùng núi non xa xôi") thường được gọi là Adad ("yêu dấu").

Là em trai của Sin và chú của Utu và Unanna, có vẻ như Adad ở nhà họ nhiều hơn là ở nhà mình. Trong các ghi chép của người Sumer, nhóm 4 nhân vật này thường xuất hiện cùng nhau. Các nghi lễ liên quan đến chuyến viếng thăm của Anu tới Uruk cũng kể về nhóm 4 vị thần này. Một ghi chép mô tả lối vào điện thờ Anu kể rằng muốn vào cung điện nơi đặt ngai vàng phải đi qua "cánh cửa của Sin, Shamash, Adad và Ishtar." Một ghi chép khác được V. K. Shileiko (Học viện Lịch sử Văn hóa Vật chất Nga) xuất bản lần đầu đã mô tả một cách thi vị nhóm 4 vị thần này nghỉ đêm cùng nhau.

Mối quan hệ gắn bó nhất có vẻ thuộc về Adad và Ishtar và thậm chí cặp đôi này

còn được khắc họa đứng cạnh nhau, như trên bức hình dưới đây mô tả hình ảnh một vị vua Assyria đang được Adad (người cầm vòng và tia chớp) và Ishtar (người cầm cung) ban phước. (Hình ảnh vị thần thứ ba quá mờ nên không xác định được.) (Hình 55)

Phải chăng "sự gắn bó" này chỉ là một mối quan hệ thuần khiết, nhất là khi xét đến "bảng thành tích" của Ishtar? Đáng chú ý là trong Sách Diễm ca của Kinh thánh, cô nàng tinh nghịch gọi người tình của mình là dod – từ vừa có nghĩa là "tình nhân" vừa có nghĩa là "chú." Vậy có phải Ishkur được gọi Adad – từ phái sinh của từ DA.DA trong tiếng Sumer – bởi vì vị thần này vừa là người chú vừa

là tình nhân?

Nhưng Ishkur không phải là một kẻ trác táng; chàng là một vị thần hùng mạnh, được người cha Enlil trao cho những quyền năng và đặc quyền của một vị Thần Bão tố. Với vị thế đó, chàng được người Hurian/Hittite tôn sùng là Teshub và người Urartian gọi là Teshubu ("người gọi gió"), người Amorite gọi là Ramanu ("người giáng sét"), người Canaanite gọi là Ragimu ("người gieo mưa đá"), người Semite gọi là Meir ("người làm chói sáng" bầu trời). (Hình 56)

Trong danh sách các vị thần (Der Akkadische Wettergott in Mesopotamen

– tạm dịch: Các vị thần thời tiết ở Mesopotamia), cổ vật tại Bảo tàng Anh được Hans Schlobies trình bày cho thấy thực tế Ishkur là Chúa tể của những vùng đất cách xa Sumer và Akkad. Qua các ghi chép của người Sumer ta thấy đây không phải là điều ngẫu nhiên. Có vẻ như Enlil mau chóng đẩy đứa con trai thứ của mình thành "Thần Thổ địa" ở những vùng đồi núi phía bắc và phía tây Mesopotamia.

Tại sao Enlil lại đẩy đứa con trai út được cưng chiều của mình rời xa khỏi Nippur?

Người ta đã tìm thấy một số thiên sử thi của người Sumer kể về các cuộc tranh

cãi và thậm chí là cả những trận chiến đổ máu giữa các vị thần trẻ. Nhiều con dấu lăn khắc họa cảnh các vị thần chiến đấu với nhau (Hình 57); có vẻ như mối thâm thù giữa Enki và Enlil được tiếp nối và khoét sâu thêm giữa những người con – giống như trường hợp của Cain và Abel trong Kinh thánh. Một số trận chiến như vậy được mô tả là chống lại một vị thần được xác định là Kur – có nhiều khả năng đây chính là Ishkur/Adad. Điều này có thể giải thích tại sao Enlil cho rằng việc trao cho đứa con trai út của mình một lãnh địa xa xôi để giữ nó khỏi những trận chiến giành quyền kế vị đầy nguy hiểm là một hành động khôn ngoan.

Vị trí các con trai của Anu, Enlil và Enki

cũng như con cháu của họ trong dòng dõi vương triều được thể hiện rõ ràng qua một công cụ độc đáo của người Sumer: bảng phân bổ thứ bậc theo con số cho mỗi vị thần. Việc khám phá ra hệ thống này cũng làm rõ vị trí các thành viên trong Nhóm các vị Thần Vĩ đại của Thiên đường và Mặt đất khi nền văn minh Sumer nở rộ. Chúng ta sẽ thấy rằng Hội đồng Tối cao các vị thần này được tạo nên từ 12 vị thần.

Hình 55

Hình 56

Hình 57

Căn cứ đầu tiên để khẳng định hệ thống số học mật mã được áp dụng cho các vị Thần Vĩ đại nảy ra khi người ta phát hiện ra rằng tên của các vị thần Sin, Shamash và Ishtar đôi khi được thay bằng các con

số tương ứng là 30, 20 và 15 trong các ghi chép. Đơn vị lớn nhất của hệ lục thập phân của người Sumer là 60 được gán cho Anu; Enlil "là" 50; Enki, 40; và Adad là 10. Con số 10 và 6 bội số của nó trong phạm vi con số 60 được gán cho các vị nam thần và từ đó ta có thể thấy rằng những con số kết thúc bằng số 5 được gán cho các vị nữ thần. Từ đây, ta có thể vẽ ra bảng mật mã của các vị thần như sau:

Nam Thần    Nữ thần

60 – Anu    55 – Antu

50    – Enlil    45    – Ninlil

40    – Ea/Enki    35    – Ninki

30    – Nanna/Sin    25    – Ningal

20    – Utu/Shamash 15    – Inanna/Ishtar

10    – Ishkur/Adad    5 – Ninhursag

6 vị nam thần    6 vị nữ thần

Chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy Ninurta được gán cho con số 50 giống cha mình. Nói cách khác, thứ bậc trong triều đại của chàng được thể hiện theo thông điệp dạng mật mã: Nếu Enlil qua đời, ngươi, Ninurta, sẽ ngồi vào chiếc ghế của cha; nhưng trước lúc đó, ngươi không được nằm trong số 12 vị Thần, bởi thứ bậc "50" đã có người sở hữu.

Cũng không có gì lạ khi biết rằng thời điểm Marduk soán ngôi Enlil, vị thần này cầu khẩn các vị thần trao cho mình "danh hiệu 50" để biểu thị rằng thứ bậc "50" đã thuộc về mình.

Ở Sumer còn có rất nhiều vị thần – con, cháu, cháu trai, cháu gái của các vị Thần

Vĩ đại; bên cạnh đó còn có vài trăm vị thần bình thường được gọi là Anunnaki và được giao (có thể nói) "những nhiệm vụ phổ thông." Nhưng chỉ có 12 vị tạo nên Nhóm các vị Thần Vĩ đại. Ta có thể hiểu rõ hơn về họ, các mối quan hệ gia đình của họ và trên hết là thứ tự kế vị vương triều khi nhìn vào biểu đồ sau:

Chú thích biểu đồ:

Nhóm 12 vị thần

Người kế vị hợp pháp của Enlil

Con trai của Enki, kẻ soán ngôi

Số thứ bậc của quyền kế vị

5. NGƯỜI

NEFILIM: DÂN

TỘC VỚI

NHỮNG QUẢ

TÊN LỬA

Qua các ghi chép của người Sumer và Akkad, ta có thể khẳng định những dân tộc sinh sống ở vùng Cận Đông cổ đại đều chắc chắn rằng các vị thần của Thiên đường và Mặt đất có thể bay từ Mặt đất lên Thiên đường cũng như tùy ý dạo chơi trên Mặt đất.

Trong bản ghi chép mô tả việc Inanna/Ishtar bị một nhân vật không xác định cưỡng hiếp, hắn ta phân trần cho việc làm của mình như sau:

Một ngày nọ Nữ hoàng của ta,

Sau khi băng qua Thiên đường, băng qua Mặt đất

Inanna,

Sau khi băng qua Thiên đường, băng qua Mặt đất

Sau khi băng qua Elam và Shubur,

Sau khi băng qua...

Tên tá dịch mệt lử và thiếp đi.

Ta nhìn thấy nàng từ bờ vườn nhà ta;

Hôn nàng, hòa vào nàng.

Ở đây Inanna được mô tả đang lang thang trên bầu trời trên khắp các vùng đất xa xôi - việc chỉ có thể thực hiện được bằng hành động bay - và chính nàng cũng kể về một dịp "cưỡi mây về gió" khác. Trong một ghi chép mà S. Langdon (trong Revue d'Assyriologie et d'Archéologie Orientale – tạm dịch: Tạp chí Atxiri và Khảo cổ học phương Đông) đặt tựa đề là "Nghi thức tế lễ Innini cổ điển," nữ thần này kêu than về việc bị trục xuất khỏi thành phố của mình. Theo chỉ đạo của Enlil, một thiên sứ "mang

đến cho ta ý chỉ của Thiên đường" bước vào Cung điện của nàng, "bàn tay chưa tẩy rửa của người đó đặt lên người ta," và sau nhiều hành vi sỉ nhục khác,

Từ đền thờ của ta,

Họ đưa ta bay lên;

Từ thành trì của mình, một Nữ hoàng như ta,

được họ đưa bay lên như một con chim.

Năng lực này của Inanna cũng như nhiều vị thần lớn khác thường được các họa sỹ thời cổ đại thể hiện bằng cách khắc họa hình ảnh các vị thần giống như con người theo mọi góc độ như ta đã thấy ngoại trừ

việc họ có cánh. Những chiếc cánh xuất hiện trong nhiều bức họa này không phải là một bộ phận của cơ thể – chúng không phải là những chiếc cánh tự nhiên – mà là một vật trang trí gắn vào trang phục của vị thần. (Hình 58)

Inanna/Ishtar, nữ thần với những chuyến du ngoạn xa xôi được nhắc đến trong nhiều ghi chép cổ đại, thường xuyên ngược xuôi giữa lãnh địa xa xôi đầu tiên

    Aratta và cung điện mơ ước của mình

    Uruk. Nàng tới gặp Enki ở Eridu và Enlil ở Nippur và ghé thăm người anh trai Utu tại tổng hành dinh ở Sippar.

Nhưng chuyến đi nổi tiếng nhất của nàng là xuống Âm Phủ, lãnh địa của người chị Ereshkigal. Chuyến đi này là chủ đề của

những câu chuyện sử thi cùng các bức họa đầy nghệ thuật trên những con dấu lăn − hình con dấu sau thể hiện nữ thần này với những chiếc cánh nhằm nhấn mạnh thực tế rằng nàng đã bay từ Sumer tới Âm Phủ. (Hình 58)

Hình 58

Những ghi chép về chuyến hành trình đầy hiểm nguy này mô tả việc Inanna tự

chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình 7 đồ vật trước khi bắt đầu chuyến đi và việc nàng phải bỏ chúng lại khi qua 7 cánh cổng dẫn tới cung điện của chị mình. 7 đồ vật đó cũng được đề cập đến trong những ghi chép khác kể về các chuyến không trình của Inanna:

    SHU.GAR.RA mà nàng đội lên đầu.

    "Hoa tai đo đạc" gắn vào tai.

    Những chuỗi đá xanh nhỏ đeo quanh cổ.

    Cặp "đá" trên 2 vai.

    Một ống hình trụ bằng vàng nắm trong tay.

    Những dải đai gài trên ngực.

    Bộ trang phục PALA nàng mặc trên người.

Tuy đến nay vẫn chưa ai có thể lý giải được bản chất và tầm quan trọng của 7 đồ vật đó nhưng chúng tôi cảm thấy câu trả lời đã có từ lâu. Từ năm 1903 đến 1914, khi tiến hành khai quật kinh đô Assur của Assyria, Walter Andrae và các cộng sự của mình đã tìm thấy trong Đền thờ Ishtar một bức tượng không còn nguyên vẹn thể hiện một vị nữ thần với nhiều "thiết bị kỳ lạ" gắn trên ngực và sau lưng. Năm 1934, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật ở Mari cũng bắt gặp một bức tượng tương tự nhưng còn nguyên vẹn bị chôn vùi dưới mặt đất. Đó là một bức tượng nguyên mẫu một người phụ nữ đẹp có kích thước như người thật. Chiếc mũ kỳ lạ của nàng có gắn một cặp sừng, chứng tỏ nàng là một nữ thần.

Đứng quanh bức tượng 4.000 năm tuổi này, các nhà khảo cổ rùng mình trước vẻ sống động như thật của nàng (nếu nhìn thoáng qua, ít ai có thể phân biệt được đâu là bức tượng đâu là người thật). Họ đặt tên cho nàng là Nữ thần trong chiếc bình, bởi nàng được đặt trong một vật hình trụ. (Hình 60)

Không giống như các bức họa chạm khắc hay hình đắp nổi, bức tượng 3 chiều theo kích thước thật này của vị nữ thần tiết lộ nhiều đặc điểm thú vị về trang phục của nàng. Thứ nàng đội trên đầu không phải là một chiếc mũ của phụ nữ mà là một chiếc mũ bảo hộ đặc biệt; thò ra từ 2 bên của chiếc mũ đó và trùm khít lên tai là 2 đồ vật trông giống như tai nghe của phi

công. Quanh cổ và trên ngực nàng là một chiếc vòng cổ gồm nhiều viên đá nhỏ (chắc hẳn là đá quý); nàng nắm trong tay một vật hình trụ có vẻ quá dày và nặng để làm một chiếc bình đựng nước.

Trên chiếc áo choàng làm bằng chất liệu trong suốt, 2 đai dây song song bắt chéo qua ngực nàng, hướng về phía sau và cố định một chiếc hộp kỳ lạ có hình chữ nhật. Chiếc hộp này được cố định vào phía sau cổ của nữ thần và nó được gắn chặt với chiếc mũ bảo hộ bằng một đai ngang. Dù chiếc hộp đó có chứa gì bên trong thì chắc hẳn nó phải rất nặng, bởi nó được gia cố thêm bằng 2 miếng đệm vai lớn. Trọng lượng của chiếc hộp này được tăng thêm bởi một chiếc ống được

gắn với đế bằng một cái móc hình tròn. Toàn bộ gói thiết bị hoàn chỉnh này − bởi chắc chắn chúng là như vậy − được cố định bằng 2 dải dây đai bắt chéo sau lưng và trước ngực của nữ thần.

Sự tương đương giữa 7 đồ vật mà Inanna chuẩn bị cho những chuyến không trình của mình với trang phục và đồ vật trên người bức tượng ở Mari (và cũng có thể giống với bức tượng không còn nguyên vẹn được tìm thấy trong đền thờ Ishtar ở Ashur) là điều rõ ràng. Chúng ta thấy "hoa tai đo đạc" − tai nghe − trên tai nàng; những hàng hay "chuỗi" hạt đá nhỏ quanh cổ; "cặp đá" − 2 miếng đệm vai − trên vai nàng; "ống hình trụ bằng vàng" trên tay nàng và những sợi đai móc bắt

chéo trước ngực. Thực tế nàng đang mặc "trang phục PALA" ("trang phục của Đấng Trị vì") và nàng đội trên đầu chiếc mũ bảo hộ SHU.GAR.RA - một thuật ngữ có nghĩa đen là "thứ giúp đi xa vào vũ trụ."

Tất cả những điều đó gợi ý cho ta rằng thứ trang phục mà Inanna mặc chính là trang phục của một phi hành gia hoặc nhà du hành vũ trụ.

Kinh Cựu ước gọi những "thiên thần" của Đức Chúa là malachim - theo nghĩa đen là "thiên sứ," người truyền những thông điệp và thực hiện mệnh lệnh của các vị thần. Qua nhiều ví dụ, ta thấy rằng họ chính là những thiên binh: Jacob nhìn

thấy họ đi lên một chiếc thang trời, Hagar (nữ tỳ của Abraham) được họ gọi từ trên trời cao và họ chính là những người gây ra sự hủy diệt từ trên không đối với Sodom và Gomorrah.

Những sự kiện trong Kinh thánh diễn ra trước khi 2 thành phố đầy tội lỗi đó bị phá hủy minh chứng cho thực tế rằng những thiên sứ này một mặt nhìn hoàn toàn giống như con người và mặt khác, họ có thể được xác định là "thiên thần" ngay khi người ta nhìn thấy. Chúng ta biết rằng họ xuất hiện rất đột ngột. Abraham "ngước mắt lên thì thấy 3 người đang đứng gần ông." Sau khi cúi chào và gọi họ là "Ngài", ông khẩn khoản "Xin đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ của

Ngài" và mời họ rửa chân, nghỉ ngơi và ăn uống.

Làm theo những gì Abraham cầu xin, 2 vị thiên sứ ("người" thứ 3 hóa ra chính là Đức Chúa) hướng tới thành Sodom. Lot, cháu của Abraham "đang ngồi ở cửa thành Sodom; và khi thấy họ ông đứng lên và cúi sấp mặt xuống đất nói: Thưa các ngài, kính xin các ngài ghé lại nhà tôi tớ các ngài đây để rửa chân và nghỉ đêm." Sau đó "ông làm tiệc thết đãi và mời họ thưởng thức." Khi tin tức về 2 người khách này loan truyền trong thành, "tất cả người dân trong thành, từ trẻ đến già, bao vây ngôi nhà và gọi Lot ra rồi hỏi: Những người vào nhà ông đêm nay đâu rồi?".

Làm sao mà những người này − những người cũng ăn uống, ngủ nghỉ và rửa ráy đôi chân rã rời − lại có thể bị nhận ra ngay lập tức là thiên sứ của Đức Chúa như vậy? Lời giải thích hợp lý duy nhất chính là do những thứ họ đang mặc − mũ bảo hộ hay trang phục − hay thứ họ đang mang − vũ khí − khiến cho người khác nhận ra họ ngay lập tức. Việc họ mang những vũ khí đặc biệt chắc chắn là một khả năng: 2 "người" ở Sodom, sắp bị đám đông "hành hình" đã "khiến cho những người ngoài cửa ngôi nhà bị mù... khiến chúng không sao tìm thấy cửa ra vào." Và một vị thiên sứ khác, lần này là xuất hiện trước mặt Gideon khi ông được chọn làm Quan tòa của Israel, trao cho ông một dấu hiệu thần linh bằng cách

chạm chiếc gậy vào một hòn đá và từ hòn đá đó bùng lên một ngọn lửa.

Nhóm khai quật do Andrae dẫn đầu lại phát hiện ra một bức họa kỳ lại khác của Ishtar tại đền thờ nữ thần này ở Ashur. Bức họa này giống tượng điêu khắc trên tường hơn là hình đắp nổi, nó thể hiện vị nữ thần với một chiếc mũ bảo hộ trang trí hoa văn ôm sát đầu với những chiếc "tai nghe" thò ra như thể chúng có những chiếc ăng-ten phẳng riêng, cùng với một cặp kính đặc biệt cũng là một phần của chiếc mũ bảo hộ đó. (Hình 61)

Khỏi phải nói, bất cứ ai trông thấy một người dù là đàn ông hay đàn bà mặc loại trang phục đó sẽ nhận ra ngay lập tức

rằng mình đang gặp một phi hành gia thần linh.

Những bức tượng đất sét được phát hiện trong các địa điểm khai quật ở Sumer với niên đại được cho vào khoảng 5.500 năm có thể là biểu tượng thô sơ của những malachim đó với vũ khí hình gậy trong tay. Ở một bức tượng, khuôn mặt lộ ra qua tấm che mặt của mũ giáp. Ở bức tượng khác, vị "thiên sứ" đội một chiếc mũ thần linh hình nón độc đáo và mặc một bộ trang phục đính những vật hình tròn không rõ chức năng. (Hình 62, 63)

Những đường viền xung quanh mắt hay những "mắt kính" của các bức tượng trên là đặc điểm thú vị nhất bởi vùng Cận

Đông vào thiên niên kỷ 4 TCN tràn ngập những bức tượng hình đĩa khắc họa phần thân trên của các vị thần theo phương thức cách điệu hóa, nhấn mạnh đặc trưng nổi bật nhất của họ: một chiếc mũ hình chóp với tấm che mặt hay cặp mắt kính hình elip. (Hình 64) Một kho những bức tượng như vậy được tìm thấy ở Tell Brak, địa điểm thời tiền sử trên dòng sông Khabur, dòng sông mà nhiều thiên niên kỷ sau, Ezekiel đã trông thấy cỗ chiến xa thần thánh.

Chắc chắn không chỉ đơn thuần là sự trùng hợp khi người Hittite vốn giao lưu với người Sumer và Akkad qua ngả Khabur đã sử dụng ký hiệu làm biểu tượng chữ viết cho "các vị thần", rõ ràng

từ này đã được mượn từ "mắt" của các bức tượng đất sét đó. Cũng không có gì nghi ngờ khi biểu tượng hay ký hiệu tượng hình cho "thần linh" dưới dạng nghệ thuật hóa này đã thống trị nền nghệ thuật không chỉ ở vùng Tiểu Á mà còn của cả Hy Lạp sơ kỳ trong thời kỳ Minoa và Mycenaea. (Hình 65)

Hình 61

Hình 62

Hình 63

Hình 64

Hình 65

Các ghi chép cổ đại chỉ ra rằng các vị thần mang loại trang phục đặc biệt đó không chỉ trong các chuyến bay trên bầu trời Mặt đất mà còn cho các chuyến đi tới Thiên đường xa xôi. Khi kể về chuyến thăm thường lệ tới Thiên cung của Anu, chính Inanna giải thích rằng nàng có thể thực hiện được những chuyến hành trình như vậy bởi vì "chính Enlil đã tự tay khoác bộ trang phục ME thần thánh lên người ta." Ghi chép đó trích dẫn lời Enlil nói với nàng:

Ngươi phải nhấc bộ ME lên,

Ngươi phải buộc chặt ME vào tay mình,

Ngươi phải thu nhặt ME,

Ngươi phải gắn ME lên ngực mình...

Hỡi Nữ hoàng của tất cả ME, hỡi tia sáng

Cùng với bàn tay của nàng nắm chặt 7 ME.

Một vị vua Sumer cổ đại được các vị thần mời lên Thiên đường tên là EN.ME.DUR.AN.KI, có nghĩa đen là "nhà vua có me kết nối Trời và Đất." Một bản khắc của Nebuchadnezzar II mô tả quá trình xây dựng lại gian nhà đặc biệt để chứa "cỗ xe trời" của Marduk khẳng định rằng đây là một phần của "ngôi nhà được gia cố chứa 7 me của

Thiên đường và Mặt đất."

Các chuyên gia cho rằng me ở đây chính là "đồ vật chứa đựng năng lượng thần linh." Theo nghĩa đen, thuật ngữ này bắt nguồn từ khái niệm "bơi trong dòng nước trên trời." Inanna đã mô tả chúng là các phần của "bộ trang phục thần linh" mà nàng mặc mỗi khi du hành trong chiếc Tàu Thiên đường. Như vậy me chính là các bộ phận của thiết bị đặc biệt được mang trên người để bay lượn trên bầu trời Mặt đất cũng như vào vũ trụ.

Câu chuyện thần thoại Hy Lạp về Icarus kể rằng chàng đã tìm cách bay lên bằng cách dùng sáp gắn đôi cánh lông vũ lên người. Những bằng chứng từ vùng Cận

Đông cổ đại chỉ ra rằng tuy các vị thần được khắc họa cùng với những đôi cánh để thể hiện khả năng bay lượn của họ − hay đôi khi mang trên mình bộ trang phục có cánh như một dấu hiệu chứng tỏ khả năng biết bay − nhưng họ không bao giờ cố gắng sử dụng những đôi cánh để bay. Thay vào đó, họ sử dụng phương tiện để thực hiện các chuyến không trình của mình.

Trong Kinh Cựu ước, ta biết rằng Jacob khi nghỉ đêm trên cánh đồng bên ngoài Haran đã nhìn thấy "một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời" trên đó "các sứ thần của Thiên Chúa" bận rộn lên xuống. Còn Thiên Chúa đứng trên đầu chiếc thang. Và Jacob vừa ngạc

nhiên, vừa "sợ hãi nói":

Quả thật, có Ðức Chúa ở nơi này

mà tôi không biết...

Nơi này đáng sợ thay!

Ðây là nhà của Thiên Chúa

và là Cửa Trời, chứ không phải là gì khác.

Câu chuyện này có 2 điểm thú vị. Điểm thứ nhất là những sứ thần lên xuống chiếc "Cổng Trời" này bằng cách sử dụng một công cụ cơ khí - một "chiếc thang." Điểm thứ hai là cảnh tượng đó khiến cho Jacob hoàn toàn ngạc nhiên. "Ngôi nhà

của Thiên Chúa," "chiếc thang" và "các sứ thần của Thiên Chúa" không ở đó khi Jacob ngả lưng xuống để ngủ trên cánh đồng. "Bỗng nhiên cảnh tượng kỳ diệu đó xuất hiện. Và đến sáng thì 'nhà của Thiên Chúa', 'chiếc thang' và các sứ thần trên đó biến mất."

Chúng ta có thể kết luận rằng thiết bị mà các sứ thần sử dụng là một loại tàu bay nào đó treo lơ lửng ở một vị trí nhất định và rồi lại biến mất khỏi tầm mắt sau đó một lúc.

Kinh Cựu ước cũng kể rằng nhà tiên tri Elijah không chết trên Mặt đất mà "bay lên Trời bằng một cơn Lốc Xoáy." Đây không phải là sự kiện đột ngột ngoài dự

kiến: việc Elijah thăng thiên đã được sắp đặt từ sẵn. Ông được yêu cầu tới Beth-El (Ngôi nhà của Thiên Chúa) vào một ngày nhất định. Các môn đệ của ông loan truyền tin đồn rằng ông chuẩn bị được đưa lên Trời. Khi họ chất vấn người phụ tá rằng tin đồn đó có phải là sự thực hay không, người phụ tá xác nhận rằng, quả thật "ngày hôm nay Thiên Chúa sẽ đưa Sư phụ đi xa." Và sau đó:

Bỗng xuất hiện một cỗ xe lửa,

và những con ngựa lửa...

Rồi Elijah bay lên Trời

bằng một cơn Lốc Xoáy.

Nổi tiếng hơn và được mô tả kỹ càng hơn chính là cỗ xe trời xuất hiện trước mặt nhà tiên tri Ezekiel, người sống cùng những người bị lưu đày xứ Judaea bên bờ sông Khabur phía bắc Mesopotamia.

Thiên đường mở ra,

và ta nhìn thấy hình bóng của Thiên Chúa.

Những gì Ezekiel nhìn thấy là một sinh vật giống người tỏa ánh hào quang chói lọi đang ngồi trên một chiếc ngai ngự trên một "vòm trời" bằng kim loại bên trong cỗ xe. Cỗ xe có thể di chuyển theo mọi hướng trên những chiếc bánh lồng bánh và cất lên khỏi mặt đất theo phương thẳng đứng này được nhà tiên tri mô tả

như một cơn lốc rực sáng.

Và ta thấy

một cơn Lốc Xoáy đến từ phía bắc,

như một đám mây lớn chớp lòe ánh lửa

và ánh sáng tỏa rạng xung quanh.

Và trong nó, bên trong ánh lửa,

ánh sáng rực rỡ như vầng hào quang.

Một số chuyên gia nghiên cứu về mô tả trong Kinh thánh hiện nay (như Josef F. Blumrich thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ) đã đưa ra kết luận rằng "cỗ xe" mà Ezekiel nhìn thấy

chính là một chiếc trực thăng có khoang lái nằm trên 4 cột, mỗi cột có một cánh quạt – quả là một "cơn lốc xoáy" thực.

Khoảng hai thiên niên kỷ trước, khi vị vua người Sumer tên là Gudea cho xây ngôi đền thờ phụng thần Ninurta, ông viết rằng trước mặt ông xuất hiện "một người tỏa sáng như Người Trời... với chiếc mũ bảo hộ trên đầu, ngài là một vị thần." Khi Ninurta và 2 vị thần đồng hành xuất hiện trước Gudea, họ đứng bên cạnh "con chim gió thần màu đen" của Ninurta. Hóa ra mục đích chính của việc xây dựng ngôi đền là để tạo ra một khu an toàn, một căn phòng kín đặc biệt bên trong khuôn viên đền thờ cho "con chim thần" này.

Gudea kể rằng việc xây dựng căn phòng này đòi hỏi phải có những chiếc rầm lớn và rất nhiều đá được đưa đến từ những nơi xa xôi. Chỉ khi "con chim thần" được đặt vào trong căn phòng đó thì việc xây dựng ngôi đền mới được coi là hoàn thành. Và khi được đặt vào vị trí thì "con chim thần" này "có thể tác động tới Trời" và có khả năng "đưa Trời và Đất sát lại gần nhau." Vật thể đó quan trọng – "thiêng liêng" tới mức nó thường xuyên được canh giữ bởi 2 "thần khí" là "thợ săn siêu hạng" và "sát thủ siêu hạng", những vũ khí phóng ra các chùm sáng và tia sáng chết người.

Chúng ta có thể thấy sự giống nhau rõ ràng trong Kinh thánh và các ghi chép

của người Sumer về các phương tiện và những sinh vật trong đó. Qua việc họ mô tả rằng những phương tiện này là "chim", "chim gió" hay "lốc xoáy" có thể vừa bay lên trời vừa tỏa sáng khiến chúng ta tin chắc rằng chúng là loại cỗ máy có khả năng bay nào đó.

Những bức tranh tường bí ẩn được tìm thấy ở Tell Ghassul, một khu vực nằm ở phía đông Biển Chết mà ta chưa rõ thời cổ đại có tên là gì, có thể soi sáng cho vấn đề này. Có niên đại vào khoảng năm 3500 TCN, những bức tranh tường này khắc họa một chiếc "la bàn" 8 cạnh, đầu của một người đội mũ bảo hộ trong một gian hình chuông và 2 bản vẽ tàu bay cơ khí rất có thể là những "cơn lốc xoáy"

của thời cổ đại. (Hình 66)

Hình 66

Các ghi chép thời cổ đại cũng miêu tả loại phương tiện nào đó đưa các phi hành gia bay lên trời. Gudea kể rằng khi "con chim thần" bay vòng quanh vùng, nó "chớp chớp trên những tòa nhà cao." Căn phòng được bảo vệ cẩn mật kia được gọi là MU.NA.DA.TUR.TUR

("nơi nghỉ ngơi bằng đá cứng của MU"). Urukagina, vua xứ Lagash đã nói về "con chim gió thần màu đen" như sau: "Chiếc MU sáng bừng lên như ngọn lửa ta đốt bay cao và mạnh hơn." Tương tự, Lu-Utu, vua xứ Umma vào thiên niên kỷ 3 TCN đã cho xây dựng một nơi dành cho mu "xuất hiện từ ngọn lửa" của thần Utu "tại một địa điểm được định sẵn trong ngôi đền của thần."

Vua Nebuchadnezzar II của Babylon trong bản ghi chép về việc xây dựng lại ngôi đền thiêng thờ thần Marduk đã nói rằng phía trong những bức tường được gia cố bằng gạch nung và đá cẩm thạch mã não:

Ta dựng lên phần đầu của con tàu ID.GE.UL

Cỗ xe của hoàng tử Marduk;

Con tàu ZAG.MU.KU mà ta nhìn thấy lối vào của nó,

Phương tiện tối ưu nối liền Trời và Đất,

nằm chính giữa căn phòng ta cho xây kín,

hai bên thân được che chắn.

ID.GE.UL, tên gọi đầu tiên được sử dụng để chỉ loại "phương tiện tối ưu" hay "Cỗ xe của Marduk" này có nghĩa đen là "vươn cao lên trời, tỏa sáng trong đêm." ZAG.MU.KU, tên gọi thứ 2 chỉ phương

tiện – rõ ràng là một "con tàu" được giấu trong một căn phòng đặc biệt – có nghĩa là "MU sáng rực để đi xa."

Thật may mắn, chúng ta có thể chứng minh được sự tồn tại thực sự của chiếc mu – vật thể hình nón có đầu hình bầu dục được cất giấu trong căn phòng thiêng bên trong những ngôi đền của các vị Thần Vĩ đại trên Thiên đường và Mặt đất. Tại vùng Byblos (trong Kinh thánh là Gebal) bên bờ biển Địa Trung Hải thuộc Lebanon ngày nay người ta đã tìm thấy một đồng tiền cổ có hình Ngôi đền Vĩ đại của Ishtar. Tuy người ta cho rằng ngôi đền này được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ nhất TCN nhưng thực tế các ngôi đền được xây đi xây lại trên cùng

một địa điểm và tương ứng với thiết kế ban đầu chắc chắn đồng nghĩa với việc chúng ta đang được chứng kiến những thành tố cơ bản của ngôi đền Byblos nguyên thủy có niên đại nhiều thiên niên kỷ trước.

Đồng tiền này thể hiện hình ảnh một ngôi đền có 2 phần. Phần phía trước là cấu trúc đền chính đầy ấn tượng với cổng vào dạng cột. Phía sau nó là một khu đất kín, hay "khu vực thiêng" được che chắn và bảo vệ bởi những bức tường cao và dày. Rõ ràng đây là một khu đất cao, bởi người ta chỉ có thể lên đó bằng cách bước trên nhiều bậc thang. (Hình 67)

Chễm chệ chính giữa khu đất thiêng này

là một chiếc bệ đặc biệt, cấu trúc dầm ngang của nó giống như của tháp Eiffel, như thể nó được dựng lên để chịu một trọng lượng lớn. Và trên bệ đó chính là vật thể được che chắn và bảo vệ: vật thể này chỉ có thể là một chiếc mu.

Hình 67

Giống như đa số các từ âm tiết của tiếng Sumer khác, mu có một nghĩa chính, đó là "thứ vươn lên thẳng đứng." Trong số hơn 30 nghĩa khác nhau của nó có những nghĩa như "độ cao", "lửa", "mệnh lệnh", "một thời kỳ được tính" cũng như sau này là "thứ mà một người được nhớ đến." Nếu lần theo ký hiệu chữ viết của mu từ chữ cách điệu hóa hình nêm trong tiếng Assyria và Babylon tới chữ tượng hình Sumer nguyên thủy thì chúng ta sẽ có được những bằng chứng hình tượng sau:

Từ những hình ảnh này chúng ta thấy rõ một khoang hình nón hoặc có gắn thêm hình mũi tên. "Từ Khoang Vàng trên trời cao ta sẽ dõi theo các ngươi" là lời hứa

của Inanna với vị vua người Assyria. Có phải chiếc mu này chính là "Khoang Vàng" đó?

Một bài hát ngợi ca Inanna/Ishtar và những chuyến hành trình của nàng trên chiếc Tàu Thiên đường chỉ rõ rằng mu là phương tiện mà các vị thần dùng để du hành trên bầu trời cao:

Nữ thần của Thiên đường:

Nàng khoác lên mình trang phục của Thiên đường.

Nàng can đảm hướng tới Thiên đường.

Trên mọi xứ sở của con người

nàng bay qua trong chiếc MU của mình.

Nữ thần trong chiếc MU

tới những tầng cao Thiên đường bằng những đôi cánh hạnh phúc

Qua những chốn nghỉ ngơi

nàng bay trong chiếc MU của mình.

Đây là bằng chứng chỉ ra rằng người dân phía đông Địa Trung Hải đã từng nhìn thấy một vật thể có hình dạng tên lửa như vậy không phải trong một gian phòng kín phía trong đền thờ mà đang thực sự bay trên bầu trời. Chẳng hạn như những hình chạm khắc của người Hittite thể hiện những tên lửa hành trình, tên lửa gắn trên

bệ phóng và một vị thần phía trong một chiếc khoang rực sáng trên nền trời đầy sao. (Hình 68)

Hình 68

Giáo sư H. Frankfort với cuốn Cylinder Seals (tạm dịch: Những con dấu lăn) nghiên cứu nghệ thuật chế tạo những con dấu lăn của người Mesopotamia cùng các đối tượng được khắc họa trên những con dấu đó ở thế giới cổ đại đã tiến hành

tái tạo hình ảnh trên một con dấu được tìm thấy ở đảo Crete có niên đại vào thế kỷ XIII TCN. Hình ảnh trên con dấu đó khắc họa rõ ràng một tàu tên lửa đang di chuyển trên bầu trời và được đẩy lên bằng những ngọn lửa phụt ra từ sau đuôi. (Hình 69)

Những con ngựa có cánh, những con vật quyện lấy nhau, những quả cầu có cánh và vị thần với những chiếc sừng nhô ra từ trên mũ là tất cả những chủ đề của người Mesopotamia mà ta biết. Ta có thể khẳng định chắc chắn rằng quả tên lửa trên con dấu tìm thấy tại đảo Crete cũng là một vật thể quen thuộc khắp vùng Cận Đông cổ đại.

Quả thật, ta có thể thấy hình quả tên lửa có "cánh" hay vây và có "thang" leo trên một tấm đất sét được tìm thấy tại Gezer, một thị trấn thuộc Canaan cổ đại nằm ở phía tây Jerusalem. Hình khắc kép trên một con dấu tương tự cũng thể hiện một quả tên lửa trên mặt đất cạnh một cây cọ. Thuộc tính bay hoặc đích đến của các vật thể đó được thể hiện bằng các biểu tượng Mặt trời, Mặt trăng và các chòm sao hoàng đạo trang trí cho con dấu. (Hình 70)

***

Các ghi chép của người Mesopotamia đề cập đến các gian phòng kín trong đền thờ, hay những chuyến hành trình lên

Thiên đường của các vị thần, hay thậm chí những trường hợp người phàm lên Thiên đường đều sử dụng thuật ngữ mu của người Sumer hoặc từ phái sinh của nó trong tiếng Semite là shu-mu ("thứ là một mu"), sham, hay shem. Bởi thuật ngữ này cũng có nghĩa là "thứ mà nhờ nó một người được nhớ đến" nên nó cũng mang nghĩa là "tên gọi". Nhưng khi áp dụng rộng rãi từ "tên gọi" này cho các ghi chép cổ đề cập đến vật thể dùng để bay thì nó lại khiến cho ý nghĩa thực sự của các ghi chép này trở nên khó hiểu.

Bởi vậy mà G. A. Barton (The Royal Inscriptions of Sumer and Akkad – tạm dịch: Những ghi chép của Hoàng gia Sumer và Akkad) đã đề ra cách diễn

dịch được chấp nhận rộng rãi cho bản ghi chép về đền thờ của Gudea – rằng "MU của nó sẽ ôm trọn các xứ từ chân trời tới chân trời" được dịch thành "Tên của nó sẽ tràn ngập các xứ." Một bài hát ca ngợi Ishkur tán dương chiếc "MU phát ra tia sáng" của chàng có thể vươn lên các tầng cao của Thiên đường có thể được diễn tả như sau: "Tên của ngươi tỏa sáng, nó vươn tới thiên đỉnh." Tuy nhiên, với cảm nhận rằng từ mu hay shem này có thể là chỉ một vật thể chứ không phải là "tên gọi" nên một số chuyên gia đã coi thuật ngữ này như một hậu tố hay một hiện tượng ngữ pháp không cần phải dịch nghĩa và nhờ đó hoàn toàn tránh được tranh cãi.

Việc lần theo từ nguyên của thuật ngữ này và nguồn gốc để cụm từ "khoang trên trời" mang nghĩa "tên gọi" không phải là quá khó. Người ta đã tìm thấy nhiều bức tượng điêu khắc thể hiện một vị thần bên trong một khoang hình tên lửa như trong vật thể có niên đại cực kỳ cổ xưa này (hiện nay đang thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Đại học Philadelphia), trong đó tính chất bay được của khoang được thể hiện bằng hình 12 quả cầu trang trí xung quanh. (Hình 71)

Hình 69

Hình 70

Tương tự nhiều con dấu cũng khắc họa một (có khi là hai) vị thần bên trong "khoang thần" hình bầu dục như vậy; đa phần các vị thần bên trong những hình bầu dục thiêng liêng được khắc họa này là các đối tượng được tôn thờ.

Với nguyện ước thờ phụng các vị thần trên khắp xứ sở chứ không chỉ trong "ngôi nhà" chính thức của từng vị thần, con người cổ đại đã hình thành phong tục mô phỏng vị thần đó trong chiếc "khoang trên trời" thần thánh. Những cột đá mô phỏng phương tiện hình bầu dục được dựng lên ở các địa điểm được chọn và hình ảnh của vị thần được khắc vào cột đá đó để thể hiện rằng ngài đang ở trong vật thể này.

Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các vị vua và Đấng Cai trị – những người coi những cột đá đó (được gọi là bia đá) gắn liền với khả năng bay tới Thiên cung – bắt đầu khắc họa hình ảnh của chính mình lên tấm bia này như một cách tự kết nối

với Cung Vĩnh hằng. Nếu thân xác họ không thể thoát khỏi quy luật của sự quên lãng thì điều quan trọng là ít nhất "tên tuổi" của họ cũng được nhớ đến muôn đời. (Hình 72)

Hình 71

Hình 72

Hình 73

Ta có thể biết thêm về mục đích mô phỏng một chiếc phi cơ phản lực của những cột đá tưởng niệm này qua thuật ngữ mà người cổ đại sử dụng để chỉ những tấm bia đá đó. Người Sumer gọi

chúng là NA.RU ("cột đá bay lên"). Người Akkad, Babylon và Assyria gọi chúng là naru ("vật thể phát ra ánh sáng"). Người Amurru gọi chúng là nuras ("vật thể phụt lửa" – trong tiếng Hebrew, ner vẫn còn có nghĩa là một chiếc cột phát ra ánh sáng, nên hiện nay có nghĩa là "nến"). Trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu của người Hurrian và Hittite, bia đá này được gọi là hu-u-ashi ("con chim lửa bằng đá").

Các cứ liệu trong Kinh thánh cũng đề cập đến hai loại bia tưởng niệm tương tự là yad và shem. Nhà tiên tri Isaiah đưa những người dân đau khổ xứ Judaea tới tương lai an toàn và tươi sáng hơn mà Thiên Chúa hứa hẹn:

Và ta sẽ cho họ,

Trong Ngôi nhà và bên trong những bức tường của ta,

Một yad và một shem.

Dịch theo nghĩa đen thì đây là những thứ làm nên lời hứa đưa đến cho dân chúng "bàn tay" và "tên gọi" của Thiên Chúa.

May mắn thay, từ những bia tưởng niệm được gọi là yad vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Vùng đất Thánh, chúng ta biết rằng chúng được nhận biết bằng phần đầu có hình chóp tháp. Trong khi đó, shem lại là bia tưởng niệm có chóp hình bầu dục. Có vẻ như cả 2 loại bia này là sự mô phỏng của "Khoang Trời", loại phương tiện mà các vị thần sử dụng để bay tới Cung Vĩnh

hằng. Thực tế, ở Ai Cập cổ đại, những tín đồ sùng đạo thực hiện các chuyến hành hương tới một ngôi đền đặc biệt ở Heliopolis để chiêm ngưỡng và cúng bái ben-ben – một vật thể hình chóp tháp mà các vị thần sử dụng để xuống Mặt đất từ thời thượng cổ. Các vị pharaoh Ai Cập khi băng hà đều được tổ chức lễ "mở miệng", qua đó người ta cho rằng họ sẽ được đưa lên Cung điện của Sự sống Vĩnh hằng bằng một chiếc yad hay shem tương tự. (Hình 73)

Những người giải thích Kinh thánh khăng khăng diễn giải tất cả những từ shem mà họ gặp bằng ý nghĩa "tên gọi" đã phớt lờ nghiên cứu nhìn xa trông rộng của G. M. Redslob (trong cuốn Zeitschrift der

Deutschen Morgenlandischen Gesellschaft – tạm dịch: Tạp chí xã hội phương Đông Đức) được xuất bản hơn một thế kỷ trước, trong đó ông chỉ ra rằng thuật ngữ shem và shamaim ("thiên đường") bắt nguồn từ từ gốc shamah, có nghĩa là "thứ ở trên cao". Redslob cho rằng khi Kinh Cựu ước kể về việc Vua David "chế tạo một shem" để đánh dấu chiến thắng trước người Aramaic thì chắc chắn không phải vị vua này "tạo một tên gọi" mà là dựng một bia tưởng niệm hướng lên trời.

Việc nhận thức rằng từ mu hay shem trong các ghi chép của người Mesopotamia không phải có nghĩa là "tên gọi" mà phải đọc là "phương tiện

bay" đã mở ra một hướng tiếp cận cho việc hiểu thấu ý nghĩa thực sự của nhiều câu chuyện cổ, trong đó có cả câu chuyện về Tháp Babel trong Kinh thánh.

Chương 11 trong cuốn Sáng Thế Ký kể về nỗ lực của con người nhằm dựng lên một shem. Sự kiện trong Kinh thánh này được kể bằng ngôn ngữ súc tích (và chính xác) đề cập đến thực tế lịch sử. Thế nhưng nhiều thế hệ các chuyên gia và các dịch giả đã tìm cách diễn giải câu chuyện này chỉ theo nghĩa bóng bởi theo những gì họ biết thì đó là một câu chuyện đề cập đến khát khao tự mình "tạo dựng một tên gọi" của Nhân loại. Hướng tiếp cận đó đã bỏ khuyết ý nghĩa thực tế của câu chuyện; trong khi kết luận của chúng

ta về ý nghĩa thực sự của từ shem khiến cho câu chuyện lấy lại được ý nghĩa như nó phải có đối với chính những con người cổ đại.

Câu chuyện về Tháp Babel trong Kinh thánh kể về những sự kiện diễn ra sau quá trình phục hồi dân số Mặt đất sau trận Đại Hồng thủy, khi một số người "đến từ phía đông và tìm thấy một đồng bằng trên vùng đất Shin'ar thì đã định cư ở đó."

Vùng đất Shin'ar tất nhiên là Xứ Sumer, thuộc vùng đồng bằng nằm giữa 2 con sông phía nam Mesopotamia. Và những con người đó, với kiến thức đã biết về cách làm gạch và xây dựng công trình

cao tầng của nền văn minh đô thị, đã nói: Ta hãy xây cho mình một thành phố,

và một tháp có đỉnh cao chọc trời; và ta hãy làm cho mình một shem,

để khỏi bị phân tán trên khắp Mặt đất.

Nhưng Đức Chúa không tán thành kế hoạch này của con người.

Ðức Chúa xuống trần,

xem thành và tháp con cái loài người đang xây.

Ðức Chúa phán: "Ðây,

tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng,

chúng mới khởi công mà đã như thế;

Thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm

mà không làm được.

Và Đức Chúa nói với một số người đồng hành mà Kinh Cựu ước không nêu tên:

Nào, ta cùng xuống,

và làm xáo trộn tiếng nói của chúng,

Khiến chúng không thể hiểu nhau được nữa."

Thế là Ðức Chúa phân tán họ từ chỗ đó

ra khắp nơi trên Mặt đất,

và họ phải ngừng xây thành phố.

Bởi vậy, người ta đặt tên cho thành ấy là Babel,

vì ở đó, Ðức Chúa đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên Mặt đất,

Cách giải thích nghĩa truyền thống của từ shem là "tên gọi" đã khiến cho câu chuyện trở nên tối nghĩa với nhiều thế hệ. Tại sao những cư dân cổ đại của thành Babel – người Babylon – phải tự "tạo một tên gọi", tại sao "tên gọi" này lại được đặt trên ngọn "tháp có đỉnh cao

chọc trời" và tại sao việc "tạo một tên gọi" có thể chống lại việc Con người bị phân tán khắp Mặt đất?

Nếu tất cả những gì mà những người này muốn làm nên (theo cách giải thích của các chuyên gia) là "danh tiếng" cho chính mình thì tại sao nỗ lực này lại làm phiền lòng Đức Chúa? Tại sao việc tạo dựng một "tên gọi" lại được Đức Chúa coi là kỳ công sau khi "chẳng có gì chúng định làm mà không làm được"? Cách giải thích truyền thống chắc chắn là không phù hợp trong việc giải thích tại sao Đức Chúa thấy cần thiết phải triệu tập những vị thần không được nêu tên khác xuống trần và chấm dứt nỗ lực này của Con người.

Chúng tôi tin rằng câu trả lời cho những vấn đề trên trở nên hợp lý, hay thậm chí là rõ ràng hơn, khi chúng ta hiểu nó với nghĩa "phương tiện bay" thay vì "tên gọi" cho từ shem, thuật ngữ được dùng trong bản gốc tiếng Hebrew của Kinh thánh. Như vậy câu chuyện này đề cập đến nỗi lo ngại của Nhân loại rằng khi họ bị phân tán trên Mặt đất, họ sẽ mất liên lạc với nhau. Thế nên họ quyết định chế tạo một "phương tiện bay" và xây một tháp phóng cho phương tiện đó để họ cũng có thể bay trong một chiếc mu "trên khắp xứ sở của Con người" như nữ thần Ishtar chẳng hạn.

Một phần bản ghi chép của người Babylon có tên là "Sử thi Sáng tạo thế

giới" kể rằng "Cánh cổng của các Vị thần" đầu tiên được chính các vị thần xây dựng ở Babylon. Những vị thần bình thường, Anunnaki được lệnh:

Xây dựng Cánh cổng của Các Vị thần...

Hãy đúc gạch cho công trình đó.

Shem của nó phải được đặt vào nơi đã định.

Trong 2 năm, các Anunnaki làm việc cật lực – "áp dụng cách xây... bằng gạch đúc" – cho đến khi "chúng vươn tới đỉnh Eshagila" ("Ngôi nhà của các vị Thần Vĩ đại") và "xây tháp bậc thang vươn đến tận Trời cao."

Như vậy Nhân loại quả là táo tợn khi tự xây tháp phóng cho mình trên địa điểm vốn từng phục vụ cho mục đích của các vị thần, bởi địa danh Babili của nó có nghĩa đen là "Cánh cổng của các Vị thần".

Còn dẫn chứng nào khác khớp nối câu chuyện trong Kinh thánh với cách diễn giải của chúng ta về nó nữa không?

Nhà thơ, nhà sử học người Babylon, Berossus, người biên soạn lịch sử Nhân loại vào thế kỷ thứ III TCN, đã kể rằng: "những cư dân đầu tiên của xứ sở nổi tiếng vì sức mạnh của mình... đã tiến hành dựng một tòa tháp có 'đỉnh' vươn tới tận trời." Nhưng ngọn tháp đó đã bị

các vị thần và những cơn gió mạnh làm đổ, "và các vị thần làm xáo trộn ngôn ngữ của họ, những người trước đó vẫn cùng nói chung một thứ tiếng".

George Smith (The Chaldean Account of Genesis – tạm dịch: Sáng Thế Ký dưới cái nhìn của người Chaldea) phát hiện trong các ghi chép của nhà sử học Hy Lạp Hestaeus có một báo cáo rằng những người sống sót sau trận Đại Hồng thủy đã tới vùng Senaar ở Babylon theo đúng "các truyền thống xưa" nhưng ở đó họ bị phân rẽ khắp nơi vì sự xáo trộn của ngôn ngữ. Nhà sử học Alexander Polyhistor (thế kỷ thứ I TCN) viết rằng tất cả những người đó vốn cùng nói một loại ngôn ngữ. Sau đó họ tiến hành xây dựng một

tòa tháp cao lớn để "trèo lên trời". Nhưng các vị Chủ thần đã làm tiêu tan công trình của họ bằng cách tạo ra một cơn lốc xoáy; mỗi bộ tộc được trao một loại ngôn ngữ khác nhau. "Thành trì diễn ra sự kiện này là Babylon."

Đến nay ít ai có thể nghi ngờ rằng những câu chuyện trong Kinh thánh cũng như những báo cáo của các sử gia Hy Lạp 2.000 năm trước và bậc tiền bối Berossus của họ đều có nguồn gốc ở Sumer. A. H. Sayce (The Religion of the Babylonians – Tôn giáo của người Babylon) kể về việc đọc được trên một tấm đất sét bị vỡ trong Bảo tàng Anh "dị bản câu chuyện xây Tháp Babel của người Babylon". Trong tất cả các trường

hợp, nỗ lực vươn tới trời xanh dẫn đến hậu quả sự bất đồng ngôn ngữ là những yếu tố cơ bản của dị bản này. Người Sumer cũng có những ghi chép khác về việc một vị thần nổi giận đã cố ý tạo ra hiện tượng bất đồng ngôn ngữ của Con người.

Có vẻ như Con người thời đó không sở hữu công nghệ cần thiết cho một dự án hàng không như vậy; vì thế họ cần sự hướng dẫn và hợp tác của một vị thần hiểu biết. Liệu có vị thần nào đã bất chấp các vị thần khác để giúp đỡ Con người không? Một con dấu của người Sumer khắc họa cuộc đối đầu giữa những vị thần có vũ khí dường như là vì tranh cãi xoay quanh việc xây dựng một tòa tháp

bậc thang của Con người. (Hình 74)

Một chiếc cột đá của người Sumer hiện được trưng bày ở bảo tàng Louvre, Paris có thể là minh chứng cho sự việc xảy ra trong cuốn Sáng Thế Ký. Chiếc cột này được Naram-Sin, vua xứ Akkad làm ra vào khoảng năm 2300 TCN và các chuyên gia cho rằng nó thể hiện những chiến thắng của nhà vua trước kẻ thù. Nhưng nhân vật trung tâm trên con dấu này là một vị thần chứ không phải là một vị vua của người trần, bởi nhân vật này đội một chiếc mũ có sừng – dấu hiệu độc quyền của các vị thần. Hơn nữa, nhân vật trung tâm này dường như không phải đang lãnh đạo nhóm người nhỏ hơn mà là đang chà đạp họ. Còn nhóm người này

dường như không phải đang tham gia vào cuộc chiến tranh mà đang tiến lên phía trước và thể hiện lòng ngưỡng mộ vật thể hình nón có kích thước tương đương vốn cũng đang thu hút sự chú ý của vị thần. Với vũ khí là một cây cung và một cây thương trong tay, có vẻ như vị thần này nhìn vật thể đó với ánh mắt đe dọa hơn là ngưỡng mộ. (Hình 75)

Vật thể hình nón này được thể hiện vươn tới 3 thiên thể. Nếu như kích thước, hình dạng và mục đích thể hiện rằng nó là một chiếc shem, thì con dấu này khắc họa hình ảnh một vị thần giận dữ được trang bị vũ khí đầy đủ đang giày xéo lên những con người ca ngợi việc dựng lên một shem.

Các ghi chép của người Mesopotamia lẫn các câu chuyện trong Kinh thánh đều truyền đạt một bài học như nhau: Những cỗ máy bay được là dành riêng cho các vị thần, không phải cho Con người.

Cả các ghi chép của người Mesopotamia và Kinh thánh đều khẳng định rằng con người chỉ có thể lên tới được Thiên Cung theo ý muốn của các vị thần. Và trong trường hợp đó, chúng ta lại có thêm nhiều những câu chuyện về các chuyến đi tới Thiên đường và thậm chí là những chuyến bay vào vũ trụ.

***

Hình 74

Hình 75

Kinh Cựu ước ghi nhận một vài trường

hợp người trần lên tới Thiên đường.

Người đầu tiên là Enoch, vị tổ phụ trước thời kỳ Đại Hồng thủy, là bạn và là người "sánh bước cùng Thiên Chúa". Ông là vị tổ phụ thứ 7 trong dòng dõi của Adam và là cụ của Noah, người anh hùng trong trận Đại Hồng thủy. Chương thứ 5 của cuốn Sáng Thế Ký liệt kê phả hệ của tất cả các vị tổ phụ và tuổi thọ của họ - ngoại trừ Enoch, "người đã được Đức Chúa đưa đi xa". Theo truyền thuyết và ám chỉ thì Đức Chúa đã đưa Enoch lên trời để thoát khỏi trần tục trên mặt đất. Người trần thứ hai là nhà tiên tri Elijah, người đã được nhấc lên khỏi mặt đất và bay về trời trong một "cơn lốc xoáy".

Trường hợp thứ ba ít người biết đến là câu chuyện trong Kinh Cựu ước về một người trần đã đến Thiên Cung và được trao cho trí tuệ lớn, đó là câu chuyện về Đấng Trị vì xứ Tyre (kinh đô của người Phoenicia ở bờ biển phía đông Địa Trung Hải). Trong Chương 28 của Sách Tiên tri Ezekiel có viết rằng Đức Chúa lệnh cho nhà tiên tri nhắc nhở nhà vua hoàn hảo và thông thái về việc Đức Chúa cho phép ông ta tới gặp các vị thần:

Ngươi là mẫu người tuyệt hảo

đầy khôn ngoan và đẹp tuyệt vời.

Ngươi cư ngụ tại Eden, thửa vườn của Thiên Chúa;

áo của ngươi đính toàn đá quý...

Ta đặt ngươi làm Cherub chở che;

ngươi ở trên núi thánh của Thiên Chúa,

ngươi như một vị thần,

di chuyển bên trong Đá hồng Phụt lửa.

Đoán trước rằng vua Tyre sẽ chết trong tay của những kẻ ngoại bang ngay cả khi Vua xưng với chúng rằng: "Ta là một vị thần", sau đó Đức Chúa bảo với Ezekiel nguyên do: Sau khi nhà vua được đưa tới Thiên Cung và được tiếp cận với sự khôn ngoan và giàu có, trái tim ông ta "trở nên ngạo mạn", ông ta sử dụng trí khôn ngoan của mình một cách lầm lạc

và làm ô uế các đền thờ.

Vì ngươi đem lòng tự cao tự đại nên ngươi đã nói:

"Ta là thần;

ta ngự trên ngai các thần, giữa trùng dương."

Ngươi chỉ là người, chứ không phải là thần

mà lại dám cho mình ngang hàng với thần thánh.

Các ghi chép của người Sumer cũng kể về một số người có đặc ân được lên Thiên đường. Một trong số đó là Adapa,

"hình mẫu Con người" do Ea tạo ra. Ea đã "trao cho chàng sự thông thái nhưng không trao cho sự bất tử." Sau nhiều năm trôi qua, Ea quyết định cứu vớt Adapa khỏi quy luật sinh lão bệnh tử của trần thế bằng cách trao cho ông một chiếc shem giúp ông có thể lên tới Thiên Cung của Anu để được hưởng chút Bánh Trường sinh và Nước Trường sinh. Khi Adapa đến Thiên Cung của Anu, Anu muốn biết ai đã cho Adapa chiếc shem đưa ông tới Thiên đường.

Có nhiều dẫn chứng quan trọng được tìm thấy trong cả Kinh thánh và các câu chuyện của người Mesopotami về những chuyến đi hiếm hoi lên Thiên Cung của Con người. Giống như vua xứ Tyre,

Adapa cũng là "mẫu người" tuyệt hảo. Tất cả họ đều phải sử dụng shem – "đá phụt lửa" – để lên tới "Vườn Eden" trên trời. Một số người bay lên rồi sau đó trở về Mặt đất; những người khác, giống như người anh hùng của Mesopotamia trong trận Đại Hồng thủy, đã ở lại bầu bạn cùng các vị thần. Vị Vua Sumer, Gilgamesh đã theo đuổi hành trình tìm kiếm vị "Noah" của Mesopotamia này và biết được từ ông bí mật của Cây Trường sinh.

Cuộc tìm kiếm Cây Trường sinh trong vô vọng của Con người là chủ đề của một trong những bản sử thi dài nhất, hào hùng nhất mà nền văn minh Sumer để lại cho kho tàng văn hóa của nhân loại. Được

các chuyên gia đương đại đặt tên là "Sử thi Gilgamesh", câu chuyện cảm động kể về vị vua xứ Uruk vốn là con của người cha trần tục và người mẹ thần thánh. Kết quả Gilgamesh được coi là "2/3 là thần, 1/3 là người", trạng thái thúc giục ông tìm cách thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử của người trần.

Qua truyền thuyết ông biết được rằng một trong những ông tổ của mình, Utnapishtim – người anh hùng trong trận Đại Hồng thủy – đã được bất tử và được đưa lên Thiên Cung cùng với vợ mình. Vì vậy Gilgamesh quyết định tới đó và xin ông tổ của mình ban cho bí quyết để có cuộc sống bất tử.

Vị vua này cho rằng động lực thúc đẩy ông theo đuổi mục đích của bản thân là lời mời của Anu. Đoạn sử thi nghe giống như đoạn mô tả về cảnh tượng một quả tên lửa hết nhiên liệu rơi xuống Mặt đất. Sau đó Gilgamesh thuật lại với mẹ mình là nữ thần NIN.SUN như sau:

Mẹ của con,

Suốt đêm qua con cảm thấy rất hân hoan

và con bước đi giữa những nhà quý tộc.

Những ngôi sao tụ tập trên bầu trời.

Đồ vật của Anu rơi về phía con.

Con tìm cách nhấc nó lên; nó quá nặng.

Con tìm cách di chuyển nó nhưng bất lực!

Người dân thành Uruk tụ tập xung quanh nó,

Trong khi các quý tộc hôn chân nó.

Khi con quyết tâm, họ cùng trợ giúp con.

Con nhấc nó lên. Con mang nó tới đây cho mẹ.

Phần giải thích của mẹ Gilgamesh cho sự việc đó trong bản ghi chép đã bị mất nên chúng ta không biết rõ. Nhưng rõ ràng, Gilgamesh đã được tiếp thêm động lực bởi cảnh tượng vật thể rơi đó – "đồ vật của Anu" – để khởi hành chuyến phiêu

lưu của mình. Trong phần mở đầu của thiên sử thi, người kể chuyện gọi Gilgamesh là "Đấng Thông thái, người có khả năng chiêm nghiệm được mọi thứ":

Ngài nhìn thấy những điều bí mật

Ngài biết những gì mà con người còn chưa tỏ tường;

Ngài còn mang đến những cơn thủy triều

vào thời kỳ trước trận Đại Hồng thủy.

Ngài cũng thực hiện chuyến hành trình xa xôi,

đầy nhọc nhằn và nhiều hiểm nguy;

Ngài trở về và cho khắc những việc làm của mình

lên một cột đá.

"Cuộc hành trình xa xôi" mà Gilgamesh thực hiện tất nhiên là chuyến đi tới Cung điện của các vị Thần cùng với người đồng hành Enkidu. Đích đến của họ là Xứ Tilmun, nơi Gilgamesh có thể phóng chiếc shem của mình. Các bản dịch ngày nay dịch nghĩa từ mu tiếng Sumer hay shumu tiếng Akkad trong các ghi chép cổ là "tên gọi"; tuy nhiên, chúng tôi sử dụng từ shem thay thế trong các bản dịch nghĩa để làm nổi nghĩa thực của thuật ngữ này là "phương tiện bay":

Vua Gilgamesh

quyết định hướng về Xứ Tilmun.

Ngài nói với người đồng hành Enkidu:

"Hỡi Enkidu...

Ta sẽ vào xứ đó, dựng lên shem của ta.

Ở nơi những chiếc shem được phóng lên

Ta sẽ phóng lên chiếc shem của mình."

Không thể làm lung lay ý chí của vị vua này, cả các vị bô lão thành Uruk lẫn các vị thần được Gilgamesh hỏi ý kiến đều khuyên ông xin sự chấp thuận và hỗ trợ của Utu/Shamash trước. "Nếu ngài vào xứ đó, hãy báo cho thần Utu," họ cảnh báo nhà vua. Họ nhắc đi nhắc lại rằng

"Xứ đó là địa hạt của thần Utu." Được báo trước và khuyên răn như vậy, Gilgamesh đã cầu xin sự cho phép của thần Utu:

Xin hãy cho ta vào xứ này,

Xin hãy cho ta dựng lên chiếc shem của mình.

Ở nơi những chiếc shem được phóng lên,

Xin hãy để ta phóng lên chiếc shem của mình...

Xin hãy đưa ta tới bãi đáp...

Xin ngài hãy che chở cho ta!

Thật không may đến đoạn này thì tấm đất sét bị vỡ nên chúng ta không biết được địa điểm "bãi đáp". Nhưng dù nó có nằm ở đâu chăng nữa thì rốt cuộc Gilgamesh và người bạn đồng hành cũng đã tới được vùng ngoại vi của nó. Đó là một "khu vực cấm" được những người lính canh dữ dằn bảo vệ. Mệt mỏi và buồn ngủ, cả hai quyết định nghỉ ngơi qua đêm trước khi tiếp tục.

Ngay khi họ rơi vào giấc ngủ thì có thứ gì đó đã đánh thức họ. Gilgamesh hỏi người bạn đường: "Ngươi đánh thức ta phải không?" "Ta đang thức sao?", ông tự hỏi, vì ông đang nhìn thấy những cảnh tượng lạ đầy ấn tượng đến mức ông phải tự hỏi mình đang tỉnh hay mơ. Ông nói

với Enkidu:

Bạn của ta, trong giấc mơ, ta thấy núi cao sụt xuống.

Nó kéo ta xuống, giữ chặt chân ta... Ánh sáng chói lòa!

Một người xuất hiện;

con người đẹp đẽ nhất trên xứ sở. Vẻ đẹp của người đó...

Người ấy kéo ta lên từ dưới đống đất sụt.

Đưa nước cho ta uống; trái tim ta mới yên bình.

Người đó là ai, "người đẹp đẽ nhất xứ sở", người đã kéo Gilgamesh ra khỏi trận lở đất, đưa nước cho ông uống, "làm yên bình trái tim ông"? Và "ánh sáng chói lòa" đi kèm với trận lở đất bí ẩn đó là gì?

Gilgamesh lại thiếp đi trong băn khoăn, lo lắng – nhưng không được lâu:

Đến nửa đêm ngài thức giấc.

Ngài nhỏm dậy, nói với bạn mình:

"Bạn của ta, ngươi vừa gọi ta phải không?

Cớ sao ta lại thức giấc?

Ngươi có chạm vào ta không?

Cớ sao ta giật mình?

Có phải có vị thần nào đó đi qua không?

Cớ sao da thịt ta tê cóng?"

Lại bị đánh thức một cách bí ẩn, Gilgamesh tự hỏi không biết ai đã chạm vào người mình. Nếu đó không phải là người bạn đường thì liệu có phải là "vị thần nào đó" đi ngang qua hay không? Một lần nữa Gilgamesh lại thiếp đi, rồi lại tỉnh giấc lần thứ ba. Ông kể lại sự việc xảy ra với bạn mình.

Cảnh tượng ta thấy thật kinh khủng!

Bầu trời rung chuyển, mặt đất gầm lên;

Ánh mặt trời tắt lịm, bóng đêm kéo đến.

Ánh chớp sáng lòe, một ngọn lửa phụt ra.

Những đám mây tràn ra, rơi xuống sự chết chóc!

Rồi ánh sáng rực rỡ biến mất; ngọn lửa tắt theo.

Và những thứ rơi xuống biến thành tro bụi.

Không cần phải quá giàu trí tưởng tượng, chúng ta cũng có thể nhận ra những câu thơ này đang kể về việc chứng kiến một vụ phóng tàu tên lửa. Đầu tiên là âm

thanh trầm dữ dội khi động cơ tên lửa khởi động ("bầu trời rung chuyển"), kèm theo đó là chấn động của mặt đất ("mặt đất gầm lên"). Những đám mây khói và bụi bao trùm khu vực phóng ("ánh mặt trời tắt lịm, bóng đêm kéo đến"). Sau đó là ánh sáng phát ra của động cơ đã được khởi động ("ánh chớp sáng lòe"); khi tàu tên lửa bắt đầu phóng lên trời, "một ngọn lửa phụt ra". Đám mây bụi và mảnh vụn "tràn" ra tứ phía; sau đó nó bắt đầu rơi xuống, "rơi xuống sự chết chóc!" Rồi tàu tên lửa đã bay cao lên trên bầu trời ("ánh sáng rực rỡ biến mất; ngọn lửa tắt theo"). Chiếc tàu tên lửa đã bay khỏi tầm mắt; và những mảnh vụn "rơi xuống biến thành tro bụi".

Tuy cảm thấy sợ hãi trước những gì được chứng kiến nhưng nhà vua lại càng quyết tâm đạt được mục đích của mình hơn bao giờ hết. Một lần nữa Gilgamesh cầu xin thần Shamash che chở và ủng hộ mình. Vượt qua những "lính canh quái vật", ông đến được ngọn núi Mashu, nơi có thể nhìn thấy Shamash "bay lên vòm trời".

Giờ thì nhà vua đã đến gần với mục tiêu đầu tiên – "nơi những chiếc shem được phóng lên". Nhưng lối vào khu vực này ăn sâu vào núi và được những tên lính canh dữ dằn bảo vệ:

Vẽ dữ dằn của họ thật ghê gớm, cây thương của họ quả là chết người.

Ánh đèn chiếu lung linh của họ quét qua những ngọn núi.

Họ canh gác cho Shamash,

Khi ngài thăng thiên và giáng trần.

Một con dấu (Hình 76) có hình Gilgamesh (thứ hai từ bên trái) và người đồng hành Enkidu (ngoài cùng bên phải) có thể đang mô tả cảnh tượng một vị thần đề đạt với một trong những người lính canh trông giống như robot, những người có thể quét sạch khu vực này bằng ánh đèn chiếu và những tia sáng chết người. Cảnh tượng này khiến ta nhớ đến một đoạn trong cuốn Sáng Thế Ký nói rằng Đức Chúa đặt "lưỡi gươm quay tròn" tại lối vào Vườn Địa Đàng để ngăn chặn

Con người đến đó.

Hình 76

Khi Gilgamesh giải thích thân thế thần thánh một phần và mục đích chuyến đi của mình ("ta muốn hỏi Utnapishtim về cái chết và sự sống") và thực tế, ông lên đường với sự chấp thuận của thần Utu/Shamash, lính gác cho phép ông đi qua.

Tiến bước "dọc theo con đường của

Shamash", Gilgamesh chỉ thấy quanh mình toàn là bóng tối; ông hét lên trong sợ hãi "không nhìn thấy gì trước mặt hay sau lưng". Qua nhiều beru (đơn vị thời gian, khoảng cách, hoặc hình cung của Thiên đường), bóng tối vẫn tràn ngập quanh ông. Cuối cùng, "mọi thứ trở nên sáng sủa khi ông qua được 12 beru".

Bản ghi chép bị hủy hoại và mòn mờ này tiếp tục kể rằng Gilgamesh tới được một khu vườn tráng lệ nơi cây quả được chạm khắc trên đá bán quý. Đó chính là nơi Utnapishtim cư ngụ. Khi đề đạt thắc mắc của mình với ông tổ, Gilgamesh nhận được câu trả lời đáng thất vọng: Utnapishtim nói rằng Con người không thể cưỡng lại số phận trần tục của mình.

Tuy nhiên, ông bày cho Gilgamesh cách trì hoãn cái chết và chỉ cho nhà vua nơi có Cây Tuổi trẻ − hay còn được gọi là "Cây Cải lão Hoàn đồng". Gilgamesh không giấu được vẻ hân hoan khi có được nó. Nhưng như số phận đã định, ông lại làm mất nó một cách ngớ ngẩn trên đường trở về và trở lại Uruk với 2 bàn tay trắng.

Gạt qua một bên những giá trị văn học và triết học của câu chuyện sử thi này, chúng ta chỉ quan tâm đến những khía cạnh "không gian" trong câu chuyện về Gilgamesh là chính. Chiếc shem mà Gilgamesh cần có để lên được Cung điện các vị Thần ắt hẳn là một chiếc tàu tên lửa mà ông đã chứng kiến một con tàu

cùng loại được phóng lên khi đến gần "bãi đáp". Có vẻ như những tàu tên lửa đó được bố trí bên trong một ngọn núi và khu vực này là khu vực cấm được canh gác nghiêm ngặt.

Cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được hình ảnh nào mô tả những gì mà Gilgamesh nhìn thấy. Nhưng một bức họa được tìm thấy trong ngôi mộ của một quan cai trị vùng đất xa xôi của Ai Cập mô tả một đầu tên lửa lộ trên mặt đất ở nơi có nhiều cây cọ mọc. Thân của quả tên lửa rõ ràng được đặt ngầm dưới đất, trong một hầm chứa do Con người xây với những ống đốt hình trụ và được trang trí bằng da báo. (Hình 77)

Hình 77

Các họa sỹ cổ đại cũng vẽ mặt cắt ngang của chiếc hầm chứa ngầm dưới mặt đất giống như cách thức của các nhà thiết kế đương đại. Ta có thể thấy rằng chiếc tên lửa này gồm nhiều ngăn. Ở ngăn dưới có 2 người được bao quanh bằng những chiếc ống cong. Phía trên họ là 3 tấm bảng hình tròn. So sánh kích thước của phần đầu chiếc tên lửa – chiếc ben-ben – với kích thước của 2 người bên trong tên lửa và với những người phía trên mặt đất thì phần đầu chiếc tên lửa này – tương đương với chiếc mu "Khoang Trời" của người Sumer – có thể dễ dàng chứa được một hoặc 2 người điều khiển hay hành khách.

TIL.MUN là tên của vùng đất mà

Gilgamesh tìm đến. Cái tên này có nghĩa đen là "vùng đất của tên lửa". Đó là vùng đất nơi những chiếc shem được phóng lên, vùng đất đặt dưới sự cai quản của thần Utu/Shamash, vùng đất nơi người ta có thể nhìn thấy vị thần này "bay lên vòm trời".

Tuy thiên thể đại diện cho thành viên trong Nhóm 12 vị Thần Vĩ đại này là Mặt trời nhưng chúng tôi cho rằng tên của ngài không có nghĩa là "Mặt trời" mà đó là một tên gọi thể hiện chức năng và trách nhiệm của thần. Cái tên Utu của thần trong tiếng Sumer có nghĩa là "Đấng đi vào rực sáng". Trong tiếng Akkad, ý nghĩa cái tên của vị thần này – Shem-Esh

– còn rõ ràng hơn: Esh có nghĩa là "lửa"

và giờ thì ta đã biết nghĩa gốc của từ shem là gì.

Utu/Shamash chính là "Đấng của những tàu tên lửa phụt cháy". Chúng tôi cho rằng vị thần này chính là chỉ huy trưởng sân bay vũ trụ của các vị thần.

***

Vai trò chỉ huy của Utu/Shamash đối với các chuyến hành trình tới Thiên Cung cùng với những chức năng của các thuộc cấp của ngài trong đường vận chuyển này còn được thể hiện chi tiết hơn trong một câu chuyện khác của người Sumer về chuyến lên trời của một người trần.

Danh sách các vị vua Sumer cho ta biết

rằng vị vua thứ 13 của Kish là Etana, "Đấng bay lên trời". Câu khẳng định ngắn gọn này không cần phải giải thích tỉ mỉ thêm, bởi câu chuyện về một vị vua trần thế bay lên Thiên đường cao nhất đã quá nổi tiếng khắp vùng Cận Đông cổ đại và trở thành chủ đề của rất nhiều bức họa khắc trên dấu.

Chúng ta biết rằng Etana được các vị thần giao phó mang lại cho Con người sự an toàn và thịnh vượng mà Vương vị – một nền văn minh có tổ chức – lấy đó làm tiêu chí. Nhưng dường như Etana không thể có con trai kế vị vương triều. Phương thuốc được biết đến duy nhất là loài cây Sinh sôi mà Etana chỉ có thể lấy được bằng cách mang nó về từ Thiên

đường.

Giống như Gilgamesh sau này, Etana cũng đã cầu xin sự chấp thuận và hậu thuẫn của thần Shamash. Đọc tiếp thiên sử thi này, ta mới thấy rõ Etana cầu xin thần Shamash một chiếc shem!

Hỡi Chúa tể, cầu xin người ban lệnh!

Trao cho ta Cây Sinh sôi!

Chỉ cho ta nơi có Cây Sinh sôi!

Loại trừ những bất trắc!

Cho ta một chiếc shem!

Hài lòng với những lời cầu khấn tâng

bốc và thỏa thuê với những con cừu hiến tế, Shamash đồng ý chấp nhận yêu cầu xin một chiếc shem của Etana. Nhưng thay vì đề cập tới một chiếc shem, Shamash lại nói với Etana rằng một con "đại bàng" sẽ đưa Người tới Thiên đường mong ước.

Đưa Etana tới chiếc hầm chứa con Đại bàng, Shamash thông báo cho con Đại bàng về thời gian của nhiệm vụ đã định. Trao đổi những thông điệp mã hóa với "Chúa tể Shamash", con Đại bàng nhận được lệnh: "Ta sẽ đưa một người tới chỗ ngươi; anh ta sẽ nắm lấy tay ngươi... đưa anh ta tới đây... làm bất cứ điều gì anh ta nói... làm như ta nói."

Đến ngọn núi mà Shamash chỉ cho mình, "Etana nhìn thấy chiếc hầm" và bên trong "có con Đại bàng". "Theo lệnh của Đấng Shamash can trường", con Đại bàng bắt đầu giao tiếp với Etana. Etana một lần nữa trình bày mục đích và đích đến của mình; ngay sau đó Đại bàng bắt đầu hướng dẫn Etana quy trình để "nâng Đại bàng lên khỏi hầm chứa". 2 lần thử đầu tiên thất bại, nhưng đến lần thứ ba Đại bàng được nâng lên hoàn toàn. Lúc rạng đông, Đại bàng thông báo với Etana: "Bạn của tôi... tôi sẽ đưa bạn tới Cung điện của Anu!" Sau khi hướng dẫn Etana cách ngồi vững, Đại bàng cất cánh – và họ bay lên cao với tốc độ nhanh.

Giống như các nhà du hành vũ trụ đương

đại quan sát Trái đất nhỏ dần khi con tàu vũ trụ bay lên, người kể chuyện của thời xưa cũng mô tả Mặt đất ngày càng nhỏ dần như thế nào trong mắt Etana:

Khi đã bay cao được một beru,

Đại bàng nói với Etana:

"Nhìn xem, bạn của tôi, xem cảnh tượng mặt đất ra sao!

Nhìn vào biển cả bên sườn ngọn Mã Sơn:

Mặt đất giờ đây nhìn chỉ như một ngọn đồi,

Biển cả trông chỉ như một cái bồn."

Đại bàng càng bay cao, Mặt đất bên dưới nhìn càng nhỏ bé. Khi đã bay tới beru thứ hai, Đại bàng nói:

"Bạn của tôi,

Hãy nhìn xem cảnh tượng mặt đất ra sao!

Mặt đất giờ như một luống cày...

Biển cả trông chỉ như một giỏ bánh."...

Khi nhà vua bay tới beru thứ ba,

Đại bàng nói với Etana rằng:

"Nhìn xem, bạn của tôi, xem cảnh tượng mặt đất ra sao!

Mặt đất giờ như cái rãnh của người làm vườn!"

Và rồi khi họ tiếp tục bay lên, Mặt đất đột nhiên biến mất khỏi tầm mắt.

Khi ta nhìn quanh, mặt đất đã biến mất,

và biển rộng trải dài ngút tầm mắt mà ta không thấy đâu bờ bến.

Theo một dị bản của câu chuyện này, Đại bàng và Etana đã tới được Cung điện của Anu. Nhưng một dị bản khác lại kể rằng Etana trở nên sợ hãi khi không còn nhìn thấy Mặt đất và ra lệnh cho Đại bàng đảo ngược hành trình và "lao xuống" Mặt đất.

Một lần nữa, ta lại tìm thấy câu chuyện tương tự kể lại cảnh tượng Mặt đất nhìn từ khoảng cách rất xa phía trên cao. Khi ca ngợi Đức Giê-hô-va, nhà tiên tri Isaiah nói về ngài rằng: "Ngài là Đấng ngự trên quỹ đạo của Mặt đất và những cư dân bên dưới trông như những con côn trùng."

Câu chuyện về Etana cho ta biết rằng trong quá trình tìm một chiếc shem, Etana phải giao tiếp với một con Đại bàng bên trong hầm chứa. Một hình khắc trên dấu mô tả một cấu trúc cao có cánh (một tháp phóng?) phía trên có một con đại bàng cất cánh. (Hình 78)

Vậy con Đại bàng đã đưa Etana tới

Thiên đường xa xôi là ai hay là cái gì?

Chúng ta không thể không liên tưởng câu chuyện cổ này với thông điệp được Neil Armstrong, chỉ huy tàu du hành Apollo 11 truyền về Trái đất vào tháng Bảy năm 1969: "Houston! Đây là Căn cứ Yên bình (Tranquility Base). Đại bàng đã hạ cánh!"

Anh đang báo cáo về chuyến đổ bộ đầu tiên của Con người lên Mặt trăng. "Căn cứ Yên bình" là địa điểm hạ cánh; Đại bàng là tên của mô-đun mặt trăng tách ra từ tàu mẹ và đưa hai nhà du hành bên trong xuống Mặt trăng (và sau đó quay trở về tàu mẹ). Khi mô-đun mặt trăng vừa tách ra để bắt đầu tự bay trong quỹ

đạo Mặt trăng, các nhà du hành báo cáo với Trung tâm Điều khiển ở Houston: "Đại bàng đã tung cánh."

Nhưng "Đại bàng" cũng là biểu tượng của các nhà du hành điều khiển con tàu vũ trụ. Trong sứ mệnh Apollo 11, "Đại bàng" cũng là biểu tượng của của chính các nhà du hành, được đeo như một huy hiệu trên quần áo của họ. Giống như trong câu chuyện về Etana, họ cũng là những chú "Đại bàng" có thể bay, nói chuyện và giao tiếp. (Hình 79)

Làm thế nào mà nhà thơ cổ đại mô tả được những phi công trên con tàu của các vị thần? Phải chăng với sự tình cờ nào đó họ được miêu tả như những chú

đại bàng?

Đây chính xác là điều mà chúng tôi đã phát hiện ra. Một con dấu của người Assyria có niên đại vào khoảng năm 1500 TCN thể hiện hai "mình người đầu đại bàng" đang đứng chào một chiếc shem! (Hình 80)

Rất nhiều những bức họa về "Đại bàng" mà các chuyên gia gọi là "điểu nhân" như vậy đã được tìm thấy. Phần lớn các bức họa thể hiện những điểu nhân này bên cạnh Cây Trường sinh, như thể để nhấn mạnh rằng họ, với những chiếc shem của mình, tạo ra mối liên kết giữa với Thiên Cung nơi có Bánh Trường sinh và Nước Trường sinh. Trong thực tế,

hình ảnh thường thấy của những chú Đại bàng này là một tay cầm Quả Trường sinh, tay kia cầm Nước Trường sinh, hoàn toàn phù hợp với những câu chuyện về Adapa, Etana và Gilgamesh. (Hình 81)

Những hình ảnh khắc họa Đại bàng này cho thấy rằng họ không phải là những quái vật mình người đầu chim mà là những sinh vật hình người mang trang phục hay đồng phục khiến cho họ có vẻ ngoài như chim đại bàng.

Câu chuyện của người Hittite về sự biến mất của thần Telepinu kể rằng "các vị thần vĩ đại và các vị thần cấp thấp hơn bắt đầu tìm kiếm thần Telepinu" và

"Shamash đã cử một Đại bàng nhanh nhẹn" đi tìm.

Việc cuốn Sách Xuất hành kể Đức Chúa đã nhắc nhở con dân của Israel rằng "ta đã mang các ngươi trên đôi cánh của Đại bàng và mang các người đến với ta" dường như đã chứng tỏ rằng con đường đến với Thiên Cung là trên những đôi cánh của Đại bàng – giống hệt như câu chuyện về Etana. Thực tế, có nhiều đoạn Kinh thánh mô tả Đức Chúa là một người có cánh. Boaz chào mừng Ruth gia nhập vào cộng đồng người Judea đồng nghĩa với việc "bước vào đôi cánh chở che" của Đức Giê-hô-va. Những người soạn thánh thi tìm kiếm sự an toàn "dưới bóng đôi cánh của ngài" và mô tả việc Đức

Chúa từ Thiên đường xuống Mặt đất. "Ngài cưỡi trên một Cherub và bay đi; ngài vút lên trên đôi cánh rộng." Khi phân tích những điểm tương đồng giữa El trong Kinh thánh (được sử dụng như danh hiệu hay thuật ngữ chung cho Đức Chúa) và El của người Canaanite, S. Langdon (Semitic Mythology – Thần thoại Semite) chỉ ra rằng trong các ghi chép và trên các đồng tiền, cả 2 vị đều được khắc họa là những vị thần có cánh.

Hình 78

Hình 79

Hình 80

Hình 81

Hình 82

Các ghi chép của người Mesopotamia luôn có sự hiện diện của thần Utu/Shamash như một vị thần phụ trách bãi đáp của các shem và Đại bàng. Và cũng giống như các thuộc cấp, có lúc vị thần này được thể hiện đang mặc trên mình đầy đủ các dấu hiệu của trang phục Đại bàng. (Hình 82)

Với quyền hạn này, ngài có thể trao cho các vị vua đặc quyền được "bay trên đôi cánh của những con chim" và "di chuyển từ thiên đường thấp tới thiên đường cao hơn". Và khi ngài được phóng lên trong một chiếc tên lửa đẩy, ngài chính là "người đi qua những quãng đường xa lạ

trong vô số giờ". Hay "lưới của ngài là Mặt đất, còn bẫy của ngài là bầu trời xa."

***

Thuật ngữ của người Sumer để chỉ những đồ vật liên quan đến việc lên trời không chỉ gói gọn trong bộ me, phục trang của các vị thần hay các mu là những "cỗ xe" hình nón của họ.

Những ghi chép của người Sumer mô tả về Sippar kể rằng xứ này có một khu trung tâm được che chắn và bảo vệ bằng những bức tường cao. Bên trong những bức tường này là đền thờ Thần Utu, "ngôi nhà trông giống như Thiên Cung". Ở sân bên trong ngôi đền này và cũng

được bảo vệ bằng những bức tường cao là "APIN hùng vĩ vươn cao" ("vật thể cày qua" – theo các dịch giả).

Bức họa được tìm thấy tại ngôi đền thờ thần Anu tại Uruk cũng thể hiện vật thể như vậy. Nhiều thập kỷ trước có lẽ chúng ta khó đoán được vật thể đó là gì; nhưng giờ chúng ta có thể khẳng định rằng đó là một tên lửa vũ trụ nhiều tầng, phía trên có một chiếc mu – hay khoang lái hình chóp. (Hình 83)

Ta có thể thấy bằng chứng về việc các vị thần Sumer không chỉ sở hữu những "khoang bay" chao lượn trên bầu trời Mặt đất mà còn có những tàu vũ trụ tên lửa đa tầng qua việc giải thích những ghi

chép mô tả các linh vật trong đền thờ Utu tại Sippar. Người ta kể rằng các nhân chứng ở tòa án tối cao Sumer được yêu cầu tuyên thệ tại sân trong của đền thờ, đứng cạnh cánh cổng vào, họ có thể nhìn thấy và đối diện với 3 "linh vật". Những linh vật này được gọi là "quả cầu vàng" (khoang lái của phi hành đoàn?), GIR và alikmahrati – thuật ngữ có nghĩa là "máy làm tàu chuyển động", hay theo cách gọi của chúng ta ngày nay là mô-tơ, động cơ.

Điều đáng chú ý ở đây là nó khiến ta liên tưởng đến một con tàu tên lửa có 3 phần, phần khoang lái hay mô-đun điều khiển ở phía trên cùng, động cơ ở phía dưới cùng và phần gir ở giữa. Từ gir này là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi

trong lĩnh vực liên quan đến các chuyến bay vũ trụ. Những người lính canh mà Gilgamesh gặp tại lối vào bãi đáp của Shamash được gọi là người gir. Trong ngôi đền thờ Ninurta, khu nội điện thiêng liêng được bảo vệ cẩn mật nhất được gọi là GIR.SU ("nơi gir bay lên").

Theo nhiều người biết thì gir là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một vật thể có cạnh sắc. Khi xem xét kỹ càng ký hiệu hình tượng của từ gir chúng ta sẽ hiểu hơn về bản chất "thuộc về thần linh" của nó, bởi thứ chúng ta nhìn thấy là một vật thể dài hình mũi tên được chia làm nhiều bộ phận hay tổ hợp khác nhau:

Việc chiếc mu có thể tự bay lượn trên

bầu trời Mặt đất, hay cất cánh khi được gắn cùng với một gir, hay nó là mô-đun điều khiển nằm phía trên một apin đa tầng là minh chứng cho kỹ năng cơ khí điêu luyện của các vị thần Thiên đường và Mặt đất của Sumer.

Qua xem xét chữ tượng hình và chữ viết ghi ý của người Sumer ta có thể khẳng định rằng người vẽ ra những ký hiệu này dù là ai đi chăng nữa thì hẳn người đó cũng rất quen thuộc với hình dáng và mục đích của những quả tên lửa phụt lửa ở đuôi, những phương tiện giống như tên lửa và những "khoang lái" bay được.

Cuối cùng, hãy nhìn vào ký hiệu tượng hình của chữ "các vị thần" trong tiếng

Sumer. Thuật ngữ này là một từ gồm hai âm tiết: DIN.GIR. Chúng ta đã biết từ GIR biểu tượng cho cái gì: một tên lửa hai tầng có cánh. Âm tiết đầu tiên DIN có nghĩa là "chính nghĩa", "thuần khiết", "sáng láng". Khi kết hợp chúng lại với nhau, từ DIN.GIR chỉ "các vị thần" hay "thần linh" mang nghĩa "Đấng Chính nghĩa của những vật thể phát sáng có mũi nhọn" hay rõ ràng hơn là "Đấng Thuần khiết của những tên lửa phụt sáng".

Ký hiệu tượng hình của từ din là:

khiến ta dễ dàng liên tưởng tới một động cơ phản lực mạnh mẽ đang phụt lửa ở đuôi và phần đầu để mở một cách khó hiểu. Nhưng sự khó hiểu này lại biến

thành thú vị khi ta "đánh vần" từ dingir bằng cách ghép 2 ký hiệu tượng hình lại với nhau. Phần đuôi của chiếc gir trông giống như cái vây này khớp khít với chỗ mở ra ở đầu chiếc din! (Hình 84, 85)

Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc: một tàu vũ trụ tên lửa đẩy gắn khớp cùng một tàu đổ bộ hệt như mô-đun mặt trăng gắn trên tàu mẹ Apollo 11! Thực tế nó là một phương tiện có 3 tầng, tầng này gắn chặt vào tầng kia: phần động cơ đẩy chứa động cơ, phần giữa chứa đồ dự trữ và thiết bị, phần "khoang lái" hình nón chứa những người được gọi là dingir – các vị thần thời cổ đại, các nhà du hành vũ trụ cách đây hàng thiên niên kỷ.

Vậy liệu ta có thể cho rằng người cổ đại khi gọi những vị thần của mình là "các vị thần của Thiên đường và Mặt đất", họ muốn biểu thị rằng các vị thần đó là những người ở nơi khác đến với Mặt đất từ Thiên đường?

Nhờ bằng chứng về các vị thần cổ đại và phương tiện của họ này ta có cớ để tin rằng những vị thần đó cũng từng là những sinh vật sống bằng da bằng thịt, những con người từ trên trời xuống đất theo đúng nghĩa đen.

Ngay cả những con người cổ đại đã soạn ra Kinh Cựu ước – những người dâng hiến Kinh thánh cho một vị Thần duy nhất – cũng thấy cần thiết phải thừa nhận

rằng những sinh vật đó đã từng hiện diện trên Mặt đất ở thời kỳ thượng cổ.

Phần đầu Chương 6 cuốn Sáng Thế Ký là một đoạn văn khó hiểu và là nỗi kinh hoàng của các dịch giả và các giáo sư thần học. Nó là sự đan xen giữa việc khái quát lại quá trình phát triển đông đúc của Con người qua các thế hệ sau Adam và câu chuyện về sự giải mê của các vị thần với Con người diễn ra trước trận Đại Hồng thủy. Nó khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng vào thời kỳ đó:

các con trai của Thiên Chúa

nhìn thấy con gái loài người xinh đẹp;

và họ lấy làm vợ

những cô họ ưng ý.

Những ám chỉ trong các câu thơ này, cùng sự tương đồng với các câu chuyện của người Sumer về các vị thần và con cháu của họ, cùng những đứa con á thần, kết quả của sự kết hợp giữa các vị thần và con người càng tăng lên khi ta đọc tiếp trong Kinh thánh:

Có người Nefilim ở trên Mặt đất,

thời bấy giờ và cả sau đó nữa,

khi con trai của Thiên Chúa

ăn ở với các con gái của Adam,

và các cô này sinh cho họ những người

con.

Họ là những Đấng Bất tử hùng mạnh

Những Con người của shem.

Đây không phải là bản dịch truyền thống. Trong một thời gian dài, câu "Có người Nefilim ở trên Mặt đất" đã được dịch thành "có những người khổng lồ trên mặt đất"; nhưng gần đây một số dịch giả đã nhận ra sai sót và "chữa cháy" bằng cách đơn giản là để nguyên thuật ngữ Nefilim trong tiếng Hebrew trong bản dịch. Câu "những con người của shem" đã được hiểu theo nghĩa "những con người có tên" nên được dịch là "những con người có tên tuổi". Nhưng như chúng tôi đã nói, thuật ngữ shem phải được hiểu theo

nghĩa gốc của nó, đó là tên lửa, tàu tên lửa.

Vậy thuật ngữ Nefilim có nghĩa là gì? Có nguồn gốc là từ NFL ("được đưa xuống") trong tiếng Semite, nghĩa của nó chính xác như những gì nó thể hiện: Những người được đưa xuống Mặt đất!

Các nhà thần học và học giả Kinh thánh đương đại đều có xu hướng né tránh đoạn Kinh thánh rắc rối này bằng cách giải thích theo kiểu ẩn dụ hoặc đơn giản là phớt lờ chúng luôn. Nhưng các ghi chép của người Do Thái vào thời kỳ Đền thờ Thứ hai đã ghi nhận âm hưởng của những truyền thuyết cổ về "những thiên thần giáng trần" trong các câu thơ trên.

Thậm chí một số công trình nghiên cứu trước đây còn đề cập đến tên của các thần linh "xuống từ Thiên đường và ở trên Mặt đất thời đó" là: Sham-Hazzai ("người canh giữ shem), Uzza ("hùng mạnh") và Uzi-El ("quyền năng của Thần").

Malbim, người thuyết giảng Kinh thánh Do Thái nổi tiếng vào thế kỷ XIX đã ghi nhận những nguồn gốc xa xưa này và giải thích rằng "thời cổ đại đấng trị vì của các nước là con trai của các vị thần đã xuống Mặt đất từ trên Thiên đường để cai trị Mặt đất, lấy những người con gái loài người làm vợ và con cái của họ là những đấng anh hùng vĩ đại, những hoàng tử và quốc vương". Malbim cho rằng

những câu chuyện này là về các vị thần tà đạo, "con trai của các vị thần bị rơi từ trên Thiên đường xuống Mặt đất từ thời thượng cổ... đó là lý do tại sao họ tự gọi mình là 'Nefilim' có nghĩa là Những Người Rơi Xuống".

Dù ý nghĩa thần học của những câu chuyện này có là gì đi chăng nữa thì nghĩa đen nguyên thủy của những câu thơ trên vẫn không thể nào thay đổi: Con trai của các vị thần xuống Mặt đất từ trên Thiên đường chính là người Nefilim.

Và người Nefilim chính là Người của Shem – Người của Tàu Tên lửa. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ gọi họ bằng tên trong Kinh thánh.

6. HÀNH TINH

THỨ MƯỜI HAI

Ý tưởng về việc những sinh vật thông minh đã đến thăm Trái đất từ một nơi nào đó khiến ta đặt câu hỏi về sự tồn tại của một thiên thể khác mà trên đó những sinh vật thông minh này đã tạo dựng nên một nền văn minh tiến bộ hơn nền văn minh của chúng ta.

Trong quá khứ, giả định về khả năng đã có cuộc viếng thăm của những sinh vật thông minh bên ngoài xuống Trái đất tập trung coi các hành tinh như sao Hỏa hay

sao Kim là nơi xuất phát của họ. Tuy nhiên, hiện nay khi chúng ta gần như có thể chắc chắn rằng 2 hành tinh gần Trái đất này không hề có sinh vật thông minh cũng không có nền văn minh tiến bộ nào, thì những người tin vào sự tồn tại những chuyến viếng thăm như vậy tới Trái đất lại cho rằng các thiên hà khác cùng các vì sao xa xôi là điểm xuất phát của những nhà du hành vũ trụ ngoài hành tinh đó.

Ưu điểm của những ý kiến này là tuy chúng không thể chứng minh nhưng cũng không ai có thể bác bỏ được chúng. Nhược điểm là những "điểm xuất phát" này lại cực kỳ cách xa Trái đất, phải mất nhiều năm du hành với tốc độ ánh sáng

mới tới được. Tác giả của những ý kiến này lại đưa ra giả thiết về những chuyến đi một chiều tới Trái đất: một nhóm các nhà du hành vũ trụ thực hiện nhiệm vụ một đi không trở lại, hoặc có lẽ là một con tàu vũ trụ bị lạc đường và mất kiểm soát rồi lao xuống Trái đất.

Đây rõ ràng không phải là quan điểm của người Sumer về Thiên Cung của các vị Thần.

Người Sumer thừa nhận sự tồn tại của một "Thiên Cung", một "chốn thuần khiết", một "cung điện nguyên sinh" như vậy. Trong khi Enlil, Enki và Ninhursag xuống Mặt đất và cư ngụ ở đó thì người cha Anu của họ vẫn ở lại cai trị Thiên

Cung. Không chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến trong nhiều ghi chép, 21 cặp thần linh của vương triều trước Anu trên ngai vàng của "chốn thuần khiết" còn thực sự được liệt kê trong những "danh sách thần linh" chi tiết.

Còn Anu ngự trên một cung điện huy hoàng và rộng lớn. Theo lời Gilgamesh (cũng như xác nhận trong Sách Tiên tri Ezekiel) thì đó là một cung điện với một khu vườn nhân tạo được chạm khắc toàn bộ bằng đá bán quý. Ở đó Anu ngự trị cùng với người vợ chính thức là Antu và 6 phi tần, 80 người con (trong đó có 14 người con với Antu), 1 Thừa Tướng, 3 Chỉ huy trưởng phụ trách các Mu (tàu tên lửa), 2 Chỉ huy trưởng về Vũ khí, 2 Tổ

Sư về Kiến thức, 1 Thượng thư Bộ hộ, 2 Chánh án, 2 "người có dấu ấn mạnh mẽ", 2 người phụ trách việc ghi chép cùng với 5 trợ lý ghi chép.

Các ghi chép của người Mesopotamia thường nhắc đến vẻ tráng lệ của Cung điện Anu cùng các vị thần và vũ khí canh gác lối vào. Câu chuyện về Adapa kể rằng thần Enki sau khi cấp cho Adapa một chiếc shem,

Chỉ đường cho ông tới Thiên đường,

và ông bay lên Thiên đường.

Khi ông tới được Thiên đường,

ông đến Cánh cổng của Anu.

Tammuz và Gizzida đang đứng gác

bên Cánh cổng của An.

Được bảo vệ bằng 2 loại vũ khí SHAR.UR ("thợ săn hoàng gia") và SHAR.GAZ ("sát thủ hoàng gia"), Cung điện của Anu là nơi Hội đồng các vị Thần tụ họp. Vào những dịp tụ họp như vậy, một đạo luật nghiêm ngặt quy định thứ tự đi vào và chỗ ngồi được đưa ra:

Enlil bước vào Cung điện của Anu,

ngồi xuống chỗ của chiếc mũ thiêng tiara,

phía bên phải của Anu.

Ea bước vào cung điện của Anu,

ngồi xuống chỗ của chiếc mũ thiêng tiara,

phía bên trái của Anu.

Các vị thần của Thiên đường và Mặt đất ở vùng Cận Đông cổ đại không những có nguồn gốc từ Thiên đường mà còn có thể trở về Thiên Cung. Anu thỉnh thoảng có những chuyến thăm chính thức xuống Mặt đất; Ishtar trở về với Anu ít nhất hai lần. Trung tâm thờ cúng của Enlil tại Nippur được xây dựng như một "sợi dây" "kết nối trời-đất". Shamash là vị thần phụ trách Đại bàng và bãi phóng tàu tên lửa. Gilgamesh bay lên tới Cung điện Bất tử và quay trở về Uruk; Adapa cũng thực hiện chuyến hành trình đó và trở về kể cho mọi người nghe; vua Tyre trong Kinh

thánh cũng vậy.

Rất nhiều ghi chép của người Mesopotamia nhắc tới từ Apkallu, thuật ngữ tiếng Akkad có nguồn gốc từ AB.GAL trong tiếng Sumer có nghĩa là "Đấng Vĩ đại dẫn đầu" hay "người thầy chỉ lối". Nghiên cứu do Gustav Guterbok (Die Historische Tradition und Ihre Literarische Gestaltung bei Babylonier und Hethiten - Truyền thống lịch sử văn học và thiết kế thời Babylon và Hittite) thực hiện đã xác định rằng họ là những "điểu nhân" được khắc họa như "Đại bàng" mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Những ghi chép nói về các chiến công của họ kể rằng một người trong số đó "đã đưa Inanna từ Thiên đường xuống

đền E-Anna". Điều này và nhiều chi tiết khác chứng tỏ rằng các Apkallu này chính là những phi công lái tàu vũ trụ của người Nefilim.

Hành trình hai chiều không chỉ tạo điều kiện mà trong thực tế như chúng tôi được biết, đã thúc đẩy việc xem xét đưa ra quyết định thiết lập Cánh cổng các vị Thần (Babili) ở Sumer, vị thần đứng đầu thần giới đã giải thích:

Khi đặt chân đến Cội nguồn Nguyên thủy

mà các ngươi bay lên để hội họp,

Sẽ có chỗ nghỉ ngơi qua đêm

đón tiếp tất cả các ngươi.

Khi từ Thiên đường

các ngươi xuống để hội họp,

Sẽ có chỗ nghỉ ngơi qua đêm

đón tiếp tất cả các ngươi.

Với ý niệm rằng hành trình hai chiều giữa Mặt đất và Thiên Cung vừa được dự tính vừa được thực hiện, người dân Sumer đã không đặt các vị thần của mình ở những thiên hà xa xôi. Di sản mà họ để lại cho ta biết rằng Cung điện của các vị thần nằm chính trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Chúng ta đã nhìn thấy Shamash trong bộ đồng phục Chỉ huy trưởng các "Đại

bàng". Trên mỗi cổ tay của vị thần này có đeo một đồ vật trông giống như chiếc đồng hồ được cố định bằng đai kim loại. Những hình vẽ khác về các Đại bàng cho thấy tất cả những nhân vật quan trọng đều đeo đồ vật đó. Chúng ta không biết có phải chúng chỉ là những vật trang trí đơn thuần hay có một mục đích hữu dụng nào đó. Nhưng tất cả các chuyên gia đều nhất trí rằng những đồ vật này đều có hình hoa hồng, đó là một cụm "cánh hoa" hình tròn hướng tâm. (Hình 86)

Hình hoa hồng là biểu tượng trang trí đền thờ phổ biến nhất ở các vùng đất cổ đại này và thịnh hành ở Mesopotamia, Tây Á, Anatolia, Cyprus, đảo Crete và Hy Lạp. Quan điểm rằng hình hoa hồng, biểu

tượng của đền thờ là sự phát triển hay biểu tượng hóa của một hiện tượng thiên văn – đó là mặt trời được bao quanh bởi các vệ tinh của nó – đã được chấp nhận rộng rãi. Việc các nhà du hành vũ trụ cổ đại đeo trên tay biểu tượng này càng củng cố vững chắc quan điểm này hơn.

Một bức họa của người Assyria về Cánh cổng của Anu trên Thiên Cung (Hình 87) cho thấy người cổ đại cũng biết đến hệ thiên thể như Mặt trời và các hành tinh của nó. Cánh cổng được hai Đại bàng canh gác – điều này thể hiện rằng để tới được Thiên Cung thì cần phải có sự phục vụ của họ. Quả cầu có cánh – biểu tượng thần linh tối cao – đánh dấu ở lối vào. Nó được bảo vệ bởi 7 biểu tượng thiên

văn và hình trăng lưỡi liềm, (mà chúng tôi tin là) biểu thị cho Anu được bảo vệ bởi Enlil và Enki.

Những thiên thể mà các biểu tượng này đại diện nằm ở đâu? Thiên Cung nằm ở đâu? Người họa sỹ cổ đại đưa ra câu trả lời bằng một hình vẽ khác thể hiện một vị thần lớn đang tỏa những tia sáng tới 11 thiên thể nhỏ hơn bao quanh. Đó là biểu tượng cho Mặt trời cùng với 11 hành tinh trên quỹ đạo.

Ta có thể chứng minh đây không phải là một biểu tượng cá biệt vì có nhiều hình vẽ khác trên các con dấu lăn, giống như con dấu này tại Bảo tàng Cận Đông cổ đại ở Berlin. (Hình 88)

Hình 87

Khi phóng đại hình vị thần hay thiên thể trung tâm trên con dấu ở bảo tàng Berlin này (Hình 89) ta có thể thấy rằng nó khắc họa một ngôi sao lớn tỏa sáng 11 thiên thể hay hành tinh bao quanh. Những thiên thể này lại dựa trên một chuỗi 24 quả cầu

nhỏ hơn. Liệu đây có đơn thuần là sự trùng hợp khi số lượng tất cả các "mặt trăng", hay còn gọi là vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta cũng chính xác là 24?

Dĩ nhiên đến đây sẽ có người cho rằng những bức họa vẽ Mặt trời và 11 hành tinh này là dạng thức mô phỏng chính Hệ Mặt trời của chúng ta, bởi các chuyên gia nói rằng Trái đất nằm trong hệ thiên văn bao gồm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Như vậy tổng cộng chỉ có Mặt trời và mười hành tinh (khi Mặt trăng được tính là một hành tinh).

Nhưng đó không phải là những gì mà người Sumer nói. Họ cho rằng Hệ Mặt trời của chúng ta bao gồm Mặt trời và 11 hành tinh (tính cả Mặt trăng) và trung thành với quan điểm rằng ngoài những hành tinh mà chúng ta biết hiện nay, còn có một thành viên thứ mười hai của Hệ Mặt trời – hành tinh nơi có những người Nefilim.

Chúng tôi sẽ gọi hành tinh đó là Hành tinh thứ Mười hai.

***

Trước khi kiểm tra tính chính xác của thông tin do người Sumer đưa ra, chúng ta hãy cùng xem lại lịch sử tri thức của con người về Trái đất và vũ trụ xung

quanh.

Ngày nay chúng ta biết rằng trong Hệ Mặt trời ngoài 2 hành tinh khổng lồ sao Mộc và sao Thổ có 2 hành tinh lớn nữa là sao Thiên Vương và sao Hải Vương cùng một hành tinh thứ ba nhỏ hơn là sao Diêm Vương. Nhưng gần đây chúng ta mới phát hiện ra chúng. Sao Thiên Vương được phát hiện vào năm 1781 nhờ việc ra đời và sử dụng kính thiên văn cải tiến. Sau khi tiến hành quan sát trong 50 năm, một số nhà thiên văn học đi đến kết luận rằng quỹ đạo của hành tinh này chịu ảnh hưởng của một hành tinh khác nữa. Bằng các phép tính toán học như vậy vào năm 1846 các nhà thiên văn học đã xác định chính xác hành tinh

còn thiếu đó – đó chính là sao Hải Vương. Rồi đến cuối thế kỷ XIX, có bằng chứng cho thấy chính sao Hải Vương cũng là đối tượng của lực hấp dẫn bí ẩn. Có phải đó là của một hành tinh khác trong Hệ Mặt trời của chúng ta? Câu hỏi này được giải đáp vào năm 1930 với việc quan sát và xác định được sao Diêm Vương.

Nhưng đến tận năm 1780 và nhiều thế kỷ trước đó người ta vẫn tin rằng Hệ Mặt trời của chúng ta có 7 hành tinh: Mặt trời, Mặt trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Trái đất không được coi là một hành tinh vì người ta tin rằng các thiên thể khác quay quanh Trái đất – thiên thể quan trọng nhất do Chúa

tạo ra, với sản phẩm sáng tạo quan trọng nhất của Chúa là Con người ở trên đó.

Các sách giáo khoa của chúng ta thường coi Nicolaus Copernicus là người phát hiện ra Trái đất chỉ là một trong 7 hành tinh trong hệ nhật tâm (lấy Mặt trời làm trung tâm). Lo sợ sự phẫn nộ của nhà thờ Công giáo vì đã bác bỏ thuyết Trái đất là trung tâm, Copernicus chỉ dám xuất bản nghiên cứu của mình (De revolutionibus orbium coelestium – Các cuộc cách mạng trong không gian) vào những giờ phút cuối cùng của cuộc đời năm 1543.

Với việc xem xét lại những khái niệm thiên văn học cũ kỹ từ nhiều thế kỷ trước được khích lệ bởi nhu cầu hàng hải trong

Kỷ nguyên Khám phá, bởi những phát hiện của Columbus (1942), Magellan (1520) và một số cá nhân khác rằng Trái đất không hề bằng phẳng mà có dạng hình tròn, Copernicus đã dựa vào các phép tính toán học và tìm kiếm câu trả lời trong các ghi chép cổ. Năm 1536, một trong những giáo sỹ ủng hộ Copernicus là Cardinal Schonberg đã viết cho ông như sau: "Tôi nhận ra rằng ngài không những nắm vững nền tảng của các học thuyết toán học cổ đại mà ngài còn tạo ra một học thuyết mới... theo đó Trái đất chuyển động còn Mặt trời chiếm vị trí cơ bản và là vị trí chính yếu."

Những khái niệm thiên văn trước đây dựa trên các truyền thuyết Hy Lạp và La

Mã rằng Trái đất phẳng và được bao phủ bằng một vòm trời phía trên, trong vòm trời đó vị trí các ngôi sao là cố định. Bên dưới vòm trời đầy sao đó các hành tinh (planet – có nguồn gốc là từ "kẻ lang thang – wanderer" trong tiếng Hy Lạp) chuyển động quanh Trái đất. Như vậy có tất thảy 7 thiên thể và chúng là nguồn gốc của 7 ngày trong tuần cũng như tên gọi của các ngày đó: Mặt trời (Sunday – Chủ nhật), Mặt trăng (Moon – Thứ hai), sao Hỏa (mardi), sao Thủy (mercredi), sao Mộc (jeudi), sao Kim (vendredi), sao Thổ (Saturday – thứ Bảy). (Hình 90)

Các khái niệm thiên văn này bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu và luật lệ của Ptolemy, một nhà thiên văn ở thành

Alexandria, Ai Cập vào thế kỷ thứ II SCN. Phát hiện của ông chính là Mặt trời, Mặt trăng và năm hành tinh khác quay quanh Trái đất. Thuyết thiên văn của Ptolemy đã thống trị hơn 1.300 năm cho đến khi Copernicus đặt Mặt trời vào vị trí trung tâm.

Hình 90

Trong khi một số người gọi Copernicus là "Cha đẻ của Thiên văn học hiện đại" thì những người khác lại coi ông như là người nghiên cứu và xây dựng lại những ý tưởng đã có từ trước. Thực tế là Copernicus đã nghiền ngẫm ghi chép của các nhà thiên văn Hy Lạp trước thời Ptolemy như Hipparchus và Aristarchus ở Samos. Vào thế kỷ thứ III TCN Aristarchus cho rằng có thể giải thích được chuyển động của các thiên thể hợp lý hơn với giả thiết Mặt trời nằm ở vị trí trung tâm chứ không phải Trái đất. Thực tế, 2.000 năm trước thời Copernicus, các nhà thiên văn Hy Lạp đã lên danh sách các hành tinh theo thứ tự chính xác tính từ Mặt trời, theo đó thừa nhận rằng Mặt trời mới là tâm điểm của Hệ Mặt trời

chứ không phải Trái đất.

Copernicus chỉ là người khai phá lại khái niệm nhật tâm; và một thực tế thú vị là các nhà thiên văn những năm 500 TCN lại hiểu biết nhiều hơn những người sống vào năm 500 và 1500 sau Công nguyên.

Quả thực hiện nay các chuyên gia khó có thể lý giải được tại sao đầu tiên là người Hy Lạp rồi đến người La Mã đều cho rằng Trái đất bằng phẳng nằm trên một lớp nước tối đen phía dưới là Âm phủ hay "Địa ngục", trong khi một số bằng chứng do các nhà thiên văn Hy Lạp đưa ra từ thời trước lại cho biết điều ngược lại.

Hipparchus, người sống ở vùng Tiểu Á

vào thế kỷ thứ II TCN đã bàn về "dấu hiệu điểm chí và điểm phân", hiện tượng mà ngày nay chúng ta gọi là tuế sai của các phân điểm. Nhưng hiện tượng này chỉ có thể giải thích được theo quan điểm của "thiên văn học hình cầu", theo đó Trái đất là một quả cầu được bao quanh bởi các thiên thể khác cùng nằm trong một vũ trụ hình cầu.

Như vậy có phải Hipparchus đã biết rằng Trái đất là một quả cầu và liệu ông có thực hiện các tính toán của mình theo quan điểm thiên văn học hình cầu? Một câu hỏi khác cũng quan trọng không kém. Hiện tượng tuế sai có thể quan sát được bằng cách liên hệ thời điểm sang xuân với vị trí của Mặt trời (được nhìn từ Trái

đất) trong một chòm sao hoàng đạo nhất định. Nhưng quá trình chuyển từ chòm sao hoàng đạo này sang chòm sao hoàng đạo khác mất đến 2.160 năm. Dĩ nhiên là Hipparchus không thể sống lâu đến vậy để thực hiện quan sát thiên văn đó. Vậy ông đã lấy những thông tin này từ đâu?

Eudoxus, xứ Cnidus, một nhà toán học và thiên văn học cũng sống ở vùng Tiểu Á trước Hipparchus 2 thế kỷ đã chế tác một thiên cầu, bản sao của nó được dựng ở La Mã chính là bức tượng Atlas chống đỡ thế giới. Các hình vẽ trên quả cầu thể hiện các chòm sao hoàng đạo. Nhưng nếu Eudoxus coi bầu trời là một quả cầu thì vị trí của Trái đất trong mối tương quan với bầu trời là ở đâu? Có phải ông cho

rằng thiên cầu nằm trên Trái đất bằng phẳng – cách bố trí kệch cỡm nhất – hay ông đã biết rằng Trái đất là một quả cầu được bao bọc bởi thiên cầu? (Hình 91)

Hình 91

Tuy bản gốc các công trình nghiên cứu của Eudoxus đã bị thất lạc nhưng chúng ta vẫn biết tới chúng nhờ vào những bài thơ của Aratus, một người sống ở thế kỷ thứ III TCN, người đã "diễn dịch" các phát hiện của nhà thiên văn này bằng ngôn ngữ thi ca. Trong bài thơ này (mà St. Paul rất quen thuộc vì đã trích dẫn nó), các chòm sao được mô tả rất chi tiết "như được vẽ ra một cách tài tình"; và việc quy nhóm, đặt tên cho các chòm sao đó đã có từ thời rất xa xưa. "Người xưa đã suy nghĩ và lên kế hoạch đặt tên và tìm ra những hình thức phù hợp."

Vậy những "người xưa" mà Audoxus cho là đã đặt tên cho các chòm sao này là ai? Dựa vào một số chi tiết trong bài thơ,

các nhà thiên văn đương đại tin rằng các câu thơ của người Hy Lạp này mô tả bầu trời theo vị trí quan sát ở Mesopotamia vào khoảng năm 2200 TCN.

Thực tế, việc cả Hipparchus và Eudoxus đều sống ở vùng Tiểu Á khiến ta càng có cơ sở tin rằng họ đã nắm được những tri thức này từ người Hittite. Thậm chí có lẽ họ đã tới thăm kinh đô của người Hittite và xem được hình vẽ đám rước thần linh được khắc trên đá ở đó, bởi trong đoàn diễu hành các vị thần có 2 vị mình người đầu bò đỡ một quả cầu – một cảnh tượng có thể đã gợi cảm hứng cho Eudoxus tạc nên bức tượng Atlas chống đỡ bầu trời. (Hình 92)

Hình 92

Liệu có phải các nhà thiên văn Hy Lạp sinh sống ở vùng Tiểu Á nắm bắt được nhiều thông tin hơn các bậc tiền bối vì họ tận dụng được nguồn tri thức của người Mesopotamia?

Trong thực tế, Hipparchus đã thừa nhận trong các ghi chép của mình rằng các nghiên cứu của ông đều dựa trên những kiến thức được tích lũy và chứng thực qua nhiều thiên niên kỷ. Ông đặt tên cho những người thầy của mình là "những nhà

thiên văn người Babylon xứ Erech, Borsippa và Babylon". Geminus ở đảo Rhodes coi "người Chaldea" (người Babylon cổ đại) là những người đã khám phá ra chuyển động chính xác của Mặt trăng. Sử gia Diodorus Siculus ở thế kỷ thứ I TCN đã xác nhận tính chính xác của thiên văn học Mesopotamia; ông khẳng định rằng "người Chaldea đã đặt tên cho các hành tinh ở trung tâm hệ thiên văn của họ là Mặt trời, ngôi sao sáng nhất, còn các hành tinh khác là "con cái" phản ánh vị trí và mức độ chiếu sáng của Mặt trời".

Như vậy, Chaldea được thừa nhận là nguồn gốc của tri thức thiên văn Hy Lạp; những người Chaldea cổ đại luôn có vốn

hiểu biết phong phú và chính xác hơn các dân tộc sau họ. Qua nhiều thế hệ, cái tên "người Chaldea" đã gắn liền với biểu tượng của nhà chiêm tinh, nhà thiên văn trên khắp thế giới cổ đại.

Abraham, người đến từ "thành Ur của người Chaldea" đã được Thiên Chúa yêu cầu quan sát các vì sao khi bàn về các thế hệ tương lai của người Hebrew. Thực tế, Kinh Cựu ước chứa đựng đầy rẫy những thông tin thiên văn. Joseph so sánh bản thân và anh trai mình với 12 thiên thể và tộc trưởng Jacob ban phước cho 12 đứa con của mình bằng cách gắn chúng với 12 chòm sao hoàng đạo. Phần Thánh ca trong cuốn Sách Job liên tục nhắc tới các hiện tượng thiên văn, các

chòm sao hoàng đạo và các chòm sao khác (chẳng hạn như chòm sao Thất tinh). Những tri thức về hoàng đạo, sự phân chia bầu trời một cách khoa học và những thông tin thiên văn khác đã được phổ biến ở vùng Cận Đông cổ đại trước cả thời Hy Lạp cổ đại.

Tri thức thiên văn của người Mesopotamia vốn là cội nguồn tri thức của các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại và có quy mô vô cùng đồ sộ, bởi chỉ riêng những gì mà các nhà khảo cổ tìm thấy cũng đã trở thành một kho tàng những ghi chép, bản khắc, con dấu, phù điêu đắp nổi, hình vẽ, danh sách các thiên thể, các điềm báo, lịch, bảng thống kê thời gian mọc và lặn của Mặt trời cùng các hành

tinh khác cũng như các dự báo thiên thực.

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng nhiều ghi chép trong số đó về bản chất mang tính chiêm tinh học nhiều hơn là thiên văn học. Bầu trời và chuyển động của các thiên thể dường như là mối bận tâm hàng đầu của các vị vua hùng mạnh, các giáo sỹ đền thờ và của người dân xứ sở này nói chung; dường như mục đích của việc chiêm tinh là tìm kiếm trên bầu trời câu trả lời cho nguyên nhân các sự việc diễn ra trên Trái đất như chiến tranh, hòa bình, sự sung túc hay nạn đói.

Sau khi biên soạn và phân tích hàng trăm ghi chép có từ thiên niên kỷ thứ nhất

TCN, R. C. Thompson (The Report of the Magicians and Astrologers of Nineveh and Babylon – tạm dịch: Báo cáo của các pháp sư và nhà chiêm tinh Nineveh và Babylon) đã có thể chỉ ra rằng các nhà chiêm tinh này rất quan tâm đến vận mệnh của xứ sở, của người dân và của nhà vua dưới góc độ quốc gia chứ không phải là vận mệnh của từng cá nhân (không giống như thuật chiêm tinh "đoán số tử vi" ngày nay):

Nếu Mặt trăng không mọc trong thời gian đã định,

sẽ có một cuộc xâm lăng do một thành lớn gây ra.

Nếu một sao chổi đi qua đường đi của

Mặt trời,

cái đuôi sẽ bị thu nhỏ lại, cuộc nổi loạn sẽ diễn ra 2 lần.

Nếu sao Mộc đi cùng với sao Kim,

các giáo sỹ của xứ sở sẽ thấu tận trái tim các vị thần.

Nếu Mặt trời đi vào vị trí của Mặt trăng, đức vua của xứ sở sẽ gìn giữ được ngai vàng.

Ngay cả thuật chiêm tinh này cũng đòi hỏi những kiến thức toàn diện và chính xác về thiên văn, bởi nếu không có chúng thì chẳng ai có cơ sở để đưa ra bất kỳ điềm báo nào. Người Mesopotamia với vốn kiến thức đó đã phân biệt được những vì sao "cố định" với những hành

tinh "lang thang" và biết rằng Mặt trời với Mặt trăng không phải là những ngôi sao cố định cũng không phải là những hành tinh bình thường. Họ cũng quen thuộc với sao chổi, sao băng và các hiện tượng thiên văn khác, họ cũng tính toán được các mối liên hệ giữa Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và dự đoán được thiên thực. Họ theo dõi chuyển động của các thiên thể và liên hệ chúng với quỹ đạo và sự quay của Trái đất trong Hệ Mặt trời – hệ thiên văn, đặc biệt họ còn tính được thời điểm mọc và lặn của các ngôi sao và hành tinh trên bầu trời trong mối tương quan với Mặt trời và cách tính này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Để theo dõi được chuyển động của các

thiên thể và vị trí của chúng trên bầu trời trong mối tương quan với Trái đất và với nhau, người Babylon và người Assyria có những loại lịch thiên văn chính xác. Chúng là những tấm đất sét liệt kê và dự đoán vị trí tương lai của các thiên thể. Giáo sư George Sarton (Chaldean Astronomy of the Last Three Centuries B.C – tạm dịch: Thiên văn học của người Chaldea trong 3 thế kỷ cuối TCN) phát hiện ra rằng những tấm lịch này được tính toán theo 2 phương pháp: phương pháp mới hơn được sử dụng ở Babylon và phương pháp cũ hơn được sử dụng ở Uruk. Điều khác thường trong khám phá của ông là phương pháp cũ hơn của người Uruk lại phức tạp và chính xác hơn phương pháp sau này. Ông giải thích

cho hiện tượng đáng ngạc nhiên này bằng cách kết luận rằng những khái niệm thiên văn sai lầm của người Hy Lạp và La Mã bắt nguồn từ việc chuyển sang một trường phái triết học giải thích thế giới bằng các thuật ngữ hình học, trong khi các giáo sỹ – nhà thiên văn người Chaldea lại tuân theo những công thức và truyền thống sẵn có của người Sumer.

Quá trình khai quật nền văn minh Mesopotamia trong vòng 100 năm qua đã khẳng định rằng những tri thức của chúng ta trong lĩnh vực thiên văn và nhiều lĩnh vực khác có cội rễ sâu xa từ Mesopotamia. Trong lĩnh vực thiên văn này chúng ta cũng kế thừa và tiếp nối di sản của người Sumer.

Các kết luận của Sarton càng được củng cố bằng những nghiên cứu toàn diện của Giáo sư O. Neugebauer (Astronomical Cuneiform Texts – Các ghi chép thiên văn bằng chữ hình nêm), người đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chính những tấm lịch thiên văn đó lại không dựa trên quan sát của các nhà thiên văn Babylon, những người đã soạn ra chúng. Thực tế, chúng được tính toán "từ một vài hệ thống số học cố định... được trao lại" và các nhà thiên văn sử dụng chúng mà "không chỉnh sửa".

Sự tôn trọng triệt để mang tính tự giác đối với "các hệ thống số học" được hình thành với sự trợ giúp của "các ghi chép số học" đi kèm với các lịch thiên văn,

"đưa ra các quy tắc tính toán lịch thiên văn theo từng bước", tuân thủ một số "lý thuyết toán học nghiêm ngặt" nào đó. Neugebauer kết luận rằng các nhà thiên văn Babylon không hề biết đến các lý thuyết làm cơ sở cho lịch thiên văn và các phép tính toán học của mình. Ông cũng thừa nhận rằng "cơ sở thực nghiệm và lý thuyết" ở tầm vĩ mô của các tấm lịch chính xác đó cũng nằm ngoài khả năng của các học giả đương đại. Tuy vậy ông vẫn tin chắc rằng các lý thuyết thiên văn học cổ xưa "chắc hẳn phải tồn tại, bởi người ta không thể nghĩ ra các hệ thống tính toán có độ phức tạp cao mà không có một kế hoạch công phu".

Giáo sư Alfred Jeremias (Handbuch der

Altorientalischen Geistkultur – tạm dịch: Hướng dẫn về các cổ vật phương Đông) kết luận rằng các nhà thiên văn Mesopotamia đã biết đến hiện tượng nghịch hành, đó là hiện tượng thất thường biểu thị hướng di chuyển không ổn định của các hành tinh khi được quan sát từ Trái đất và gây nên bởi thực tế Trái đất quay quanh Mặt trời hoặc nhanh hơn hoặc chậm hơn so với các hành tinh khác. Tầm quan trọng của những kiến thức này không chỉ nằm ở thực tế rằng nghịch hành là một hiện tượng liên quan đến các quỹ đạo của các hành tinh di chuyển quanh Mặt trời mà còn ở thực tế rằng để nắm bắt và lần theo hiện tượng này đòi hỏi những quá trình quan sát rất lâu dài.

Những lý thuyết phức tạp này đã được xây dựng từ đâu và ai là người tiến hành những quan sát không thể thiếu để xây dựng nên các lý thuyết đó? Neugebauer chỉ ra rằng "trong các ghi chép về thủ tục, chúng ta bắt gặp rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật không thể đọc được, nếu không muốn nói là không thể hiểu được". Có ai đó trước thời của người Babylon rất lâu đã nắm trong tay những tri thức thiên văn và toán học vượt trội hơn nhiều so với các nền văn hóa Babylon, Assyria, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã sau này.

Người Babylon và người Assyria đã đóng góp một phần quan trọng những nỗ lực thiên văn của mình trong việc gìn giữ một loại lịch chính xác. Giống như lịch

Do Thái vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, đó là loại lịch âm - dương có sự kết hợp ("xen lẫn") giữa năm dương lịch khoảng hơn 365 ngày với một tháng âm lịch dưới 30 ngày. Tuy lịch rất quan trọng đối với công việc kinh doanh và các nhu cầu trần tục khác nhưng người ta cần đến sự chính xác của nó chủ yếu là để quyết định ngày và khoảnh khắc chính xác của Năm Mới, cũng như các lễ hội và nghi lễ thờ cúng các vị thần khác.

Để tính toán và liên kết các chuyển động phức tạp của Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng và các hành tinh, các giáo sỹ − nhà thiên văn Mesopotamia dựa vào một lý thuyết thiên văn học hình cầu phức tạp. Trái đất được coi là một quả cầu với một

đường xích đạo và các cực; bầu trời cũng được chia phân chia bằng các đường xích đạo và đường nối cực tưởng tượng. Đường đi của các thiên thể có liên quan đến hiện tượng thiên thực là ảnh chiếu của Trái đất quay quanh Mặt trời lên thiên cầu; các điểm phân (các điểm và thời điểm mà Mặt trời trong hành trình di chuyển về phía bắc và phía nam thường niên giao cắt với đường xích đạo thiên cầu); và các điểm chí (thời điểm mà Mặt trời trong hành trình theo quỹ đạo thường niên của mình đạt đến độ lệch dương và độ lệch âm lớn nhất). Tất cả những khái niệm thiên văn đó vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày nay.

Nhưng người Babylon và người Assyria

không phải là người phát minh ra loại lịch này hay những phương pháp tài tình để tính toán ra loại lịch đó. Những cuốn lịch chính xác như lịch của chúng ta ngày nay có nguồn gốc từ Sumer. Các chuyên gia đã tìm thấy ở đó một cuốn lịch đã được sử dụng từ thời rất xa xưa đóng vai trò là cơ sở cho tất cả các loại lịch sau này. Loại lịch chủ yếu và chuẩn xác chính là lịch của Nippur, nơi ngự trị của Enlil. Lịch ngày nay của chúng ta cũng bắt chước theo loại lịch Nippur đó.

Người Sumer cho rằng Năm Mới bắt đầu vào thời điểm chính xác khi Mặt trời đi qua điểm xuân phân. Giáo sư Stephen Langdon (Tablets from the Archives of Drehem – Những tấm đất sét trong kho

lưu trữ của Drehem) phát hiện ra rằng những hồ sơ mà Dungi, một vị vua của Ur vào khoảng năm 2400 TCN để lại cho thấy lịch Nippur lựa chọn một thiên thể nhất định đối xứng với mặt trời lặn để quyết định thời điểm chính xác bước sang Năm Mới. Ông cho rằng việc này đã được thực hiện "có lẽ 2.000 năm trước thời của Dungi", nghĩa là vào khoảng năm 4400 TCN!

Có thật là người Sumer tuy không có những dụng cụ thực sự trong tay nhưng vẫn có được những tri thức toán học và thiên văn phức tạp cần thiết cho thiên văn học và hình học hình cầu? Trong thực tế điều đó là sự thật, như đã được chỉ ra trong ngôn ngữ của họ.

Họ có một thuật ngữ DUB có nghĩa là (trong lĩnh vực thiên văn học) "đường tròn thế giới" 360 độ được sử dụng để nói về độ cong hay hình cung của bầu trời. Với những tính toán thiên văn và toán học của mình, họ đã vẽ ra AN.UR – một "đường chân trời bầu trời" tưởng tượng để dựa vào đó tính toán thời gian mọc và lặn của các thiên thể. Từ đường chân trời này họ vẽ một đường thẳng vuông góc được gọi là NU.BU.SAR.DA; với đường này họ biết được thiên điểm và gọi nó là AN.PA. Họ vạch ra những đường mà chúng ta gọi là kinh tuyến và đặt tên cho chúng là "đường nối chia độ"; đường vĩ tuyến thì được gọi là "trung tuyến bầu trời". Chẳng hạn như đường vĩ tuyến đánh dấu điểm hạ chí

được gọi là AN.BIL ("điểm nóng của bầu trời").

Các kiệt tác văn học của người Akkad, Hurrian, Hittite và các dân tộc khác của vùng Cận Đông cổ đại dù là bản dịch hay bản gốc bằng tiếng Sumer đều chứa đựng rất nhiều những từ vay mượn tiếng Sumer chỉ các thiên thể và hiện tượng thiên văn. Các học giả Babylon và Assyria lập nên danh sách các vì sao và viết ra các công thức tính toán chuyển động của hành tinh thường ghi chú nguồn tư liệu Sumer trên những tấm đất sét mà họ đang sao chép hoặc dịch. 25.000 bản ghi chép về lĩnh vực thiên văn học và chiêm tinh học được cho là nằm trong thư viện Nineveh của Ashurbanipal

thường có những đoạn thừa nhận nguồn gốc tư liệu Sumer.

Một loạt tác phẩm thiên văn lớn mà người Babylon gọi là "Ngày của Chúa tể" đã được những người ghi chép công bố bằng cách chép lại từ một tấm đất sét bằng chữ Sumer có từ thời vua Sargon xứ Akkad vào thiên niên kỷ 3 TCN. Một tấm đất sét có từ triều đại thứ ba của Ur, cũng vào thiên niên kỷ 3 TCN, mô tả và liệt kê một loạt các thiên thể rành mạch đến mức các chuyên gia đương đại không mấy khó khăn trong việc nhận ra rằng ghi chép này là một bảng phân loại các chòm sao, trong đó có Ursa Major (Đại Hùng), Draco (Thiên Long), Lyra (Thiên Cầm), Cygnus (Thiên Nga) và Triangulum (Tam

Giác) ở bầu trời phía bắc; Orion (Lạp Hộ), Canis Major (Đại Khuyển), Hydra (Trường Xà), Corvus (Ô Nha) và Centaurus (Bán Nhân Mã) ở bầu trời phía nam; và các chòm sao hoàng đạo quen thuộc ở bầu trời trung tâm.

Ở Mesopotamia cổ đại, những bí mật về tri thức thiên văn được các giáo sỹ − nhà thiên văn bảo vệ, nghiên cứu và truyền thụ. Bởi vậy cũng là lẽ thường khi ba học giả có công lao mang lại cho chúng ta nền khoa học thất truyền "Chaldea" là những giáo sỹ dòng Tên: Joseph Epping, Johann Strasman và Franz X. Kugler. Trong kiệt tác Sternkunde und Sterndienst in Babel (tạm dịch: Thiên văn học và các chòm sao ở Babylon) của

mình, Kugler đã phân tích, giải mã, sắp xếp và giải thích rất nhiều bản ghi chép và danh sách. Trong một trường hợp, bằng cách "đảo ngược bầu trời" dưới phương diện toán học, ông đã có thể chỉ ra rằng một danh sách 33 thiên thể trên bầu trời của người Babylon được sắp xếp một cách chặt chẽ vào năm 1800 TCN như cách sắp xếp ngày nay của chúng ta!

Sau nhiều nỗ lực quyết định xem đâu là chòm sao thực sự và đâu chỉ là phân nhóm, thì vào năm 1925 cộng đồng thiên văn thế giới đã nhất trí phân chia bầu trời nhìn từ Trái đất thành 3 phần – phía bắc, trung tâm và phía nam – và từ đó nhóm các ngôi sao lại thành 88 chòm

sao. Hóa ra việc phân nhóm này chẳng có gì mới mẻ, vì người Sumer là những người đầu tiên phân chia bầu trời thành 3 dải hay "đạo" – "đạo" phía bắc được đặt theo tên của Enlil, đạo phía nam theo tên của Ea và đạo trung tâm là "Đạo Anu" – và mỗi đạo có các chòm sao khác nhau. Dải bầu trời trung tâm ngày nay có chứa 12 chòm sao hoàng đạo chính xác như Dải Anu, trong dải này người Sumer đã nhóm các ngôi sao thành 12 nhà.

Giống như ngày nay, người cổ đại cũng liên tưởng hiện tượng này với khái niệm về hoàng đạo. Vòng quay lớn của Trái đất xung quanh Mặt trời được chia thành 12 phần đều nhau, mỗi phần là 30 độ. Những ngôi sao xuất hiện trong mỗi phần

hay mỗi "nhà" này được nhóm lại với nhau thành một chòm sao, các chòm sao đó đều được đặt tên theo hình dạng tưởng tượng mà các ngôi sao trong nhóm tạo thành.

Vì tên gọi và mô tả của các chòm sao cùng các phân nhóm và thậm chí là từng ngôi sao trong các chòm sao đều xuất hiện trong nền văn minh phương Tây với việc bị ảnh hưởng sâu sắc từ thần thoại Hy Lạp nên trong gần hai thiên niên kỷ phương Tây có xu hướng coi Hy Lạp là cái nôi của thành tựu này. Nhưng giờ đây chúng ta đã biết rõ rằng các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại chỉ đơn thuần đưa nền thiên văn học sẵn có từ người Sumer vào ngôn ngữ và thần thoại của mình. Chúng

tôi cũng đã nói về cách Hipparchus, Eudoxus và những người khác đạt được tri thức của mình. Ngay cả Thale, nhà thiên văn nổi tiếng đầu tiên của Hy Lạp, người được cho là đã đoán trước được hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra vào ngày 28 tháng Năm năm 585 TCN, góp phần chấm dứt được cuộc chiến giữa người Lydia và Media, cũng thừa nhận rằng nguồn tri thức của mình có cội rễ từ Mesopotamia thời kỳ tiền Semite, hay còn gọi là Sumer.

Từ "zodiac" (hoàng đạo) của chúng ta có nguồn gốc từ từ zodiakos kyklos ("hình động vật") trong tiếng Hy Lạp bởi vì tạo hình của các nhóm sao này giống như hình dạng của sư tử, cá... Nhưng hình

dạng tưởng tượng và tên gọi đó thực sự là sản phẩm của người Sumer, những người đã gọi 12 chòm sao hoàng đạo là UL.HE ("đàn động vật sáng ngời"):

    GU.AN.NA ("bò trời"), Taurus (Kim Ngưu).

    MASH.TAB.BA ("song sinh"), Gemini (Song Tử).

    DUB ("càng cua", "cái kẹp"), Crab hay Cancer (Cự Giải).

    UR.GULA ("sư tử"), chúng ta gọi là Leo (Sư tử).

    AB.SIN ("cha nàng là Sin"), Maiden, Virgo (Xử Nữ).

    ZI.BA.AN.NA ("thiên mệnh"), Libra (Thiên Bình).

    GIR.TAB ("cái cắt và xé"),

Scorpio (Bọ Cạp).

    PA.BIL ("người bảo vệ"), Archer, Sagittarius (Nhân Mã).

    SUHUR.MASH ("dê-cá"), Capricorn (Ma Kết).

    GU ("chúa tể các vùng nước"), Water Bearer (Bảo Bình), Aquarius (Tức Đồng)

    SIM.MAH ("cá"), Pisces (Song Ngư).

    KU.MAL ("ở trên đồng ruộng"), Ram, Aries (Bạch Dương).

Giống như tên gọi, tượng hình hay ký hiệu của các cung hoàng đạo cũng gần như được giữ nguyên kể từ khi ra đời ở Sumer. (Hình 93)

Hình 93

Trước khi phát minh ra kính viễn vọng, các nhà thiên văn châu Âu chỉ chấp nhận 19 chòm sao hoàng đạo do triều đại Plolemy ghi nhận ở bầu trời phía bắc. Đến năm 1925, sau khi thống nhất được

cách sắp xếp, người ta ghi nhận 28 chòm sao trong phần mà người Sumer gọi là Đạo Enlil. Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi biết rằng trái với người Ptolemy, người Sumer cổ đại đã ghi nhận, xác định, phân nhóm, đặt tên và liệt kê tất cả các chòm sao ở bầu trời phía bắc!

Trong số các thiên thể thuộc Đạo Enlil, 12 thiên thể được cho là của Enlil – tương ứng với 12 thiên thể hoàng đạo trong Đạo Anu. Tương tự, trong Đạo Ea ở phía bắc của bầu trời có 12 chòm sao được liệt kê, không chỉ đơn thuần là hiện diện ở bầu trời phía bắc mà chúng là của thần Ea. Bên cạnh 12 chòm sao chính của Ea này, một số chòm sao khác cũng được

liệt kê thuộc bầu trời phía bắc, tuy nhiên ngày nay số chòm sao được công nhận không nhiều đến vậy.

Đạo Ea đã làm nảy sinh những vấn đề lớn đối với các nhà Assyria học, những người tiến hành nhiệm vụ làm sáng tỏ tri thức thiên văn cổ đại không chỉ dưới góc nhìn của tri thức đương đại mà còn dựa trên những gì người ta quan sát được trên bầu trời hàng thế kỷ và thiên niên kỷ trước. Khi quan sát bầu trời phía nam từ Ur hay Babylon, các nhà thiên văn Mesopotamia chỉ có thể nhìn thấy quá nửa bầu trời này một phần; phần còn lại nằm khuất dưới đường chân trời. Thế nhưng một số chòm sao trong Đạo Ea nếu được xác định chính xác thì lại nằm

ở phần khuất dưới đường chân trời này. Điều này làm nảy sinh một vấn đề lớn hơn: Nếu theo giả thiết của các chuyên gia rằng người Mesopotamia (như người Hy Lạp sau này) coi Trái đất là một vùng đất rộng lớn khô ráo nằm trên mặt nước tối tăm hỗn loạn (theo người Hy Lạp là Địa ngục) – một chiếc đĩa phẳng với bầu trời là một vòm bán nguyệt ở trên – thì sẽ không bao giờ tồn tại phần bầu trời phía nam!

Bị bó buộc trong quan niệm cho rằng người Mesopotamia tuân theo khái niệm Trái đất phẳng, các học giả đương đại không thể chấp nhận những kết luận đề cập quá nhiều đến phần phía dưới đường xích đạo phân biệt phía bắc và phía nam

của họ. Tuy nhiên các bằng chứng lại cho thấy rằng 3 "đạo" của người Sumer bao trùm toàn bộ bầu trời của một Trái đất hình cầu chứ không phải đĩa dẹt.

Năm 1900, T. G. Pinches báo cáo trước Hội châu Á học Hoàng gia rằng ông có thể sắp xếp và tái tạo một chiếc thước trắc tinh ("thước đo sao") hoàn chỉnh của người Mesopotamia. Ông chỉ ra rằng đó là một chiếc đĩa tròn, được chia thành 12 phần và 3 vòng đồng tâm như một chiếc bánh, tạo nên 36 cung tất cả. Toàn bộ cấu trúc này trông giống như một đóa hoa hồng có 12 "cánh", mỗi cánh là tên một tháng. Pinches đã đánh dấu chúng từ I đến XII bắt đầu bằng Nisannu, tháng đầu tiên trong lịch của người

Mesopotamia. (Hình 94)

Hình 94

Mỗi cung trong 36 cung này đều chứa một tên gọi với một hình tròn nhỏ ở phía dưới thể hiện tên của một thiên thể. Những cái tên này được tìm thấy trong rất nhiều ghi chép và "danh sách các sao trên bầu trời" và hiển nhiên chúng là tên của các chòm sao, ngôi sao hay hành tinh.

Tất cả 36 cung này cũng có một con số được viết phía dưới tên các thiên thể. Trong vòng tròn nhỏ nhất là dãy số từ 30 đến 60; vòng tròn chính giữa là các số từ 60 (được viết là "1") tới 120 ("2" ở đây có nghĩa là 2 x 60 = 120 trong hệ lục thập phân); và vòng tròn ngoài cùng là

các số từ 120 đến 240. Những con số này đại diện cho cái gì?

Trong tác phẩm A History of Ancient Astronomy: Problems and Methods (tạm dịch: Lịch sử thiên văn học cổ đại: Vấn đề và phương pháp) được xuất bản sau báo cáo của Piches 50 năm, nhà thiên văn học và Assyria học, O. Neugebauer chỉ có thể nói rằng "toàn bộ các ghi chép tạo nên một loại bản đồ thiên văn giản lược nào đó... Trong mỗi 36 cung chúng ta nhìn thấy tên của một chòm sao và những con số đơn giản mà hiện tại chưa ai lý giải được tầm quan trọng của chúng". Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này B. L. Van der Waerden (Babylon Astronomy: The Thirty-Six Stars – tạm

dịch: Nền thiên văn học Babylon: 36 ngôi sao) khi phản ánh sự lên xuống rõ ràng của các con số theo một nhịp điệu nhất định cũng chỉ có thể đưa ra ý kiến mơ hồ rằng "các con số này có mối liên quan nào đó với thời gian ban ngày".

Chúng tôi tin rằng vấn đề này chỉ có thể giải quyết được nếu loại trừ quan niệm cho rằng người Mesopotamia tin Trái đất phẳng và thừa nhận tri thức thiên văn của họ cũng phát triển như của chúng ta – không phải bởi vì họ có những dụng cụ tối tân hơn, mà là vì họ có được nguồn thông tin hỗ trợ từ người Nefilim.

Chúng tôi cho rằng những con số bí ẩn kia thể hiện độ cung bầu trời, với Cực

Bắc là điểm bắt đầu và chiếc thước trắc tinh này là một bản đồ sao quay mô phỏng một quả cầu trên một mặt phẳng.

Tuy các con số đều có tăng và giảm nhưng những con số ở phần đối diện của Đạo Enlil (chẳng hạn như Nisannu – 50, Tashritu – 40) chỉ lên đến 90; các con số

    Đạo Anu lên đến 180; và tất cả các số

    Đạo Ea lên đến 360 (chẳng hạn như Nisannu 200, Tashritu 160). Những con số này quá quen thuộc nên dễ gây hiểu lầm; chúng tượng trưng cho các cung của một đường tròn hình cầu hoàn chỉnh: 1/4 đường tròn (90 độ), 1/2 đường tròn (180 độ) và cả đường tròn (360 độ).

Các con số trên Đạo Enlil tạo thành từng

cặp như muốn thể hiện rằng cung bầu trời phía bắc của người Sumer trải rộng 60 độ tính từ Cực Bắc, tiếp giáp với Đạo Anu tại 30° phía trên đường xích đạo. Đạo Anu cách đều 2 phía của đường xích đạo, vươn xuống phía nam dưới đường xích đạo 30°. Từ đây kéo về phía nam cho đến tận Cực Nam là Đạo Ea – phần Trái đất và thiên cầu nằm giữa 30° nam và Cực Nam. (Hình 95)

Các con số trong cung của Đạo Ea tăng lên đến 180° tại Addaru (tháng Hai − tháng Ba) và Ululu (tháng Tám − tháng Chín). Điểm duy nhất nằm cách Cực Bắc 180° bất kể bạn đi về phía nam theo hướng đông hay tây chính là Cực Nam. Và điều này chỉ đúng khi được áp dụng

với một quả cầu.

Tuế sai là hiện tượng do sự nghiêng của trục bắc − nam Trái đất gây ra, khiến cho cực Bắc (điểm chỉ thẳng lên sao cực Bắc) và cực Nam vạch thành một vòng tròn lớn trên bầu trời. Chuyển động chậm dần rõ rệt của Trái đất so với các chòm sao lên tới khoảng 50 giây của một cung trong một năm, hay 1° trong 72 năm. Như vậy vòng tròn lớn – thời gian để cực Bắc chỉ thẳng trở lại cùng sao cực Nam – kéo dài khoảng 25.920 năm (72 x 360) và đó chính là hiện tượng mà các nhà thiên văn gọi là Great Year hay Platonian Year (có lẽ là vì Plato cũng đã biết đến hiện tượng này)

Hình 95

A. Đạo Anu, phần trời của Mặt trời, các hành tinh và các chòm sao hoàng đạo

    Đạo Enlil, phần trời phía bắc

    Đạo Ea, phần trời phía nam Thời cổ đại việc các ngôi sao khác nhau mọc - lặn rất được coi trọng và việc quyết định chính xác thời điểm xuân phân (mở đầu cho Năm Mới) phụ thuộc vào cung hoàng đạo nơi điểm xuân phân diễn ra. Do hiện tượng tuế sai, điểm xuân phân và các hiện tượng thiên văn khác thay đổi chậm chạp từ năm này qua năm khác và cuối cùng chuyển sang cung hoàng đạo khác sau 2.160 năm quay vòng một cung hoàng đạo hoàn chỉnh. Các nhà thiên văn của chúng ta vẫn đang sử dụng một "zero point" ("điểm đầu tiên của cung Aries – Bạch Dương) vốn đánh dấu điểm xuân phân vào khoảng năm 900 TCN, nhưng

hiện nay điểm này đã chuyển sang cung Pisces (Song Ngư). Vào khoảng năm 2100 SCN điểm xuân phân sẽ bắt đầu diễn ra trong cung Aquarius kế tiếp (hay cung Tức Đồng). Đây chính là điều lý giải tại sao người ta cho rằng chúng ta chuẩn bị bước sang thời đại Tức Đồng. (Hình 96)

Hình 96

Vì quá trình dịch chuyển từ cung hoàng đạo này sang cung hoàng đạo khác mất tới hơn hai thiên niên kỷ nên các chuyên gia tự hỏi làm thế nào và từ đâu mà

Hipparchus có thể biết được hiện tượng tuế sai vào thế kỷ thứ hai TCN. Nhưng giờ đây chúng ta đã biết được ngọn nguồn tri thức của Hipparchus chính là nền văn minh Sumer. Những phát hiện của giáo sư Langdon cho thấy lịch Nippur được tạo ra vào khoảng năm 4400 TCN ở Thời đại Kim Ngưu phản ánh tri thức về hiện tượng tuế sai và sự dịch chuyển giữa các cung hoàng đạo diễn ra 2160 năm trước. Giáo sư Jeremias, người đã tiến hành đối chiếu các ghi chép thiên văn của người Mesopotamia với các ghi chép thiên văn của người Hittite, cho rằng những tư liệu thiên văn cổ xưa hơn ghi chép lại quá trình dịch chuyển từ cung Kim Ngưu sang cung Bạch Dương cũng tồn tại; và các

nhà thiên văn Mesopotamia đã dự đoán và biết trước được sự dịch chuyển ngược lại từ cung Bạch Dương sang cung Song Ngư.

Dựa vào những kết luận này, Giáo sư Willy Hartner (The Earliest History of the Constellations in the Near East – tạm dịch: Lịch sử cổ xưa của các chòm sao vùng Cận Đông) cho rằng người Sumer đã để lại rất nhiều hình ảnh minh họa cho hiện tượng này. Khi điểm xuân phân nằm trong cung Kim Ngưu, điểm hạ chí sẽ diễn ra trong cung Sư Tử. Hartner đã hướng sự chú ý của mình vào chủ đề nhất quán về "trận chiến" giữa sư tử và bò lặp đi lặp lại trong các bức hình của người Sumer từ thời xa xưa nhất và cho

rằng hình ảnh này thể hiện vị trí chính của chòm sao Kim Ngưu (Bò) và Sư Tử so với người quan sát đứng ở 30° bắc (chẳng hạn như ở Ur) vào khoảng năm 4000 TCN. (Hình 97)

Hình 97

Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng việc

người Sumer coi Kim Ngưu là chòm sao đầu tiên của họ không chỉ chứng tỏ mức độ cổ xưa của cung hoàng đạo này – vào khoảng năm 4000 TCN – mà còn xác thực cho thời điểm khởi đầu một cách đột ngột của nền văn minh Sumer. Giáo sư Jeremias (The Old Testament in the Light of the Ancient East – tạm dịch: Kinh Cựu ước dưới ánh sáng của nền văn minh phương Đông cổ đại) đã tìm thấy bằng chứng chứng tỏ rằng điểm "point zero" theo thứ tự thời gian - cung hoàng đạo của người Sumer nằm ngay giữa cung Kim Ngưu và Song Tử; từ cơ sở này cùng nhiều dữ liệu khác ông đưa ra kết luận cung hoàng đạo này được đặt ra vào Thời đại Song Tử – có nghĩa là còn trước cả khi nền văn minh Sumer bắt

đầu. Một tấm đất sét của người Sumer tại Bảo tàng Berlin (mã hiệu VAT.7847) bắt đầu danh sách các chòm sao hoàng đạo bằng chòm sao Sư Tử - đưa ta trở về khoảng năm 11000 TCN, khi Con người mới chỉ bắt đầu thời kỳ khai hoang vỡ đất.

Giáo sư H. V. Hilprecht (The Babylonian Expedition of the University of Pennsylvania – tạm dịch: Cuộc thám hiểm Babylon của Đại học Pennsylvania) còn đi xa hơn thế. Sau khi nghiên cứu hàng ngàn tấm đất sét chứa các bảng toán học, ông kết luận rằng "tất cả các bảng nhân chia trong thư viện đền thờ ở Nippur và Sippar và trong thư viện Ashurbanipal [ở Nineveh] đều dựa trên

[con số] 12960000". Khi phân tích con số này và tầm quan trọng của nó, ông cho rằng nó chỉ có thể liên quan tới hiện tượng tuế sai và người Sumer đã biết về Great Year với chu kỳ 25.920 năm.

Đây quả là hiểu biết thiên văn đáng kinh ngạc diễn ra ở một thời kỳ mà chúng ta không hề ngờ tới.

Rõ ràng, đó là bằng chứng cho thấy các nhà thiên văn Sumer đã sở hữu những tri thức mà họ không thể nào tự mình có được, thậm chí không hề có giá trị thực tiễn đối với họ.

Điều này không chỉ liên quan đến những phương pháp thiên văn cực kỳ phức tạp được sử dụng – ví dụ, ai là người Sumer

cổ đại thực sự cần phải định ra đường xích đạo thiên cầu? – mà còn liên quan đến nhiều ghi chép công phu đề cập đến phương pháp đo đạc khoảng cách giữa các ngôi sao.

Một trong những ghi chép đó có mã hiệu AO.6478 liệt kê 26 ngôi sao lớn có thể nhìn thấy dọc theo đường Chí tuyến bắc và đưa ra khoảng cách giữa chúng được tính bằng ba phương pháp khác nhau. Đầu tiên, ghi chép này đưa ra khoảng cách giữa các ngôi sao được tính bằng một thiết bị gọi là mana shukultu ("đo và cân"). Người ta tin rằng đây là một thiết bị tinh xảo tính toán tương quan giữa trọng lượng khối nước chảy với thời gian. Nó giúp ta có thể đo được khoảng

cách giữa 2 ngôi sao theo thời gian.

Phương pháp đo thứ hai liên quan đến độ cung của bầu trời. Một ngày trọn vẹn (ban ngày và ban đêm) được chia thành 12 cặp giờ. Cung bầu trời là một đường tròn hoàn chỉnh 360°. Như vậy, mỗi beru hay "cặp giờ" tượng trưng cho 30° cung của bầu trời. Bằng phương pháp này, đại lượng thời gian trên Trái đất giúp ta đo được khoảng cách theo độ giữa các thiên thể được đặt tên.

Phương pháp đo thứ ba là beru ina shame ("độ dài trên bầu trời"). F. Thureau-Dangin (Distances entre Etoiles Fixes – tạm dịch: Khoảng cách giữa các ngôi sao cố định) chỉ ra rằng trong khi

hai phương pháp đầu tiên có liên quan tới các hiện tượng khác thì phương pháp thứ ba này hoàn toàn là phép đo đạc thuần túy. Ông và một số nhà nghiên cứu khác tin rằng một "beru trời" tương đương với 10.692 mét ngày nay (11.693 yard). "Khoảng cách trên bầu trời" giữa 26 ngôi sao được tính toán trong ghi chép này lên tới 655.200 "beru trên bầu trời".

Việc có đến 3 phương pháp đo khoảng cách giữa các vì sao khác nhau thể hiện tầm quan trọng của vấn đề này. Nhưng ai trong số những người dân Sumer cần đến những tri thức này – và ai trong số họ có thể nghĩ ra những phương pháp đó và sử dụng chúng một cách chính xác? Câu trả

lời khả dĩ duy nhất đó là người Nefilim có những tri thức và nhu cầu sử dụng các phương pháp đo đạc chính xác đó.

Với khả năng du hành trong vũ trụ, đến Trái đất từ hành tinh khác, bay lượn trên bầu trời Trái đất, họ là những người duy nhất vào buổi bình minh của văn minh Loài người có khả năng và đã thực sự nắm giữ những tri thức thiên văn phải mất hàng thiên niên kỷ mới xây dựng nên bao gồm những phương pháp, phép toán và khái niệm phức tạp của một nền thiên văn học tiên tiến và nhu cầu hướng dẫn những người ghi chép của Loài người sao chép và ghi lại một cách tỉ mỉ trên các tấm đất sét khoảng cách giữa các bầu trời, trật tự và phân nhóm của các ngôi

sao, thời gian mọc và lặn của mặt trời, lịch Mặt trời-Mặt trăng-Trái đất phức tạp và phần còn lại của lượng tri thức khổng lồ cả về Bầu trời và Mặt đất.

Trái với bối cảnh này, liệu chúng ta có còn cho rằng các nhà thiên văn Mesopotamia dưới sự hướng dẫn của người Nefilim vẫn không hề biết đến những hành tinh bên ngoài sao Thổ - rằng họ không hề biết tới sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương? Phải chăng tri thức của họ về Hệ Mặt trời, đại gia đình Trái đất lại kém phong phú hơn tri thức về những vì sao xa xôi, về trật tự và khoảng cách của chúng?

Những thông tin thiên văn của thời cổ đại

trong hàng trăm ghi chép chi tiết liệt kê các thiên thể, được sắp xếp chặt chẽ theo trật tự của chúng trên bầu trời, theo các vị thần, theo tháng, theo xứ sở hoặc theo chòm sao mà chúng thuộc về. Một ghi chép như vậy đã được Ernst F. Weidner (Hadnbuch der Babylonischen Astronomie – tạm dịch: Những hướng dẫn cụ thể về thiên văn học Babylon) phân tích và đặt tên là "Danh sách sao lớn". Danh sách này liệt kê năm cột với hàng chục thiên thể có liên quan đến nhau, đến các tháng, các lãnh địa và các vị thần. Một ghi chép khác liệt kê chính xác các ngôi sao chính trong các chòm sao hoàng đạo. Phần còn nguyên vẹn của một ghi chép có số hiệu B.M.86378 sắp xếp 71 thiên thể theo vị trí của chúng

trên bầu trời, v.v...

Với nỗ lực nhằm khai thác kho tàng ghi chép đồ sộ này và đặc biệt là xác định chính xác các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta, một nhóm các chuyên gia đi sâu vào nghiên cứu và thu được những kết quả gây tranh cãi. Họ đã thất bại bởi quan niệm sai lầm rằng người Sumer và hậu duệ của họ không nhận thức được Hệ Mặt trời là hệ nhật tâm, rằng Trái đất chỉ là một trong số các hành tinh trong đó và rằng ngoài sao Thổ vẫn còn nhiều hành tinh nữa.

Các chuyên gia đã có những kết luận trái ngược nhau sau khi bỏ qua khả năng một số tên gọi trong danh sách các ngôi sao

này là những cái tên khác của Trái đất và tiến hành tìm kiếm rất nhiều cái tên và biệt hiệu khác nhau chỉ để đặt cho vỏn vẹn năm ngôi sao mà họ tin người Sumer biết đến. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng sự rối rắm này không phải do mình gây ra mà là mớ lộn xộn của người Chaldea – vì họ nói rằng do một vài lý do bí ẩn nào đó, người Chaldea đã thay đổi tên gọi của năm hành tinh "đã biết".

Người Sumer gọi tất cả các thiên thể (hành tinh, ngôi sao hay chòm sao) là MUL ("người chiếu sáng trên cao"). Tương tự người Babylon và Assyria cũng sử dụng từ kakkab của người Akkad làm thuật ngữ chung để chỉ bất cứ thiên thể nào. Cách sử dụng từ này đã làm đau

đầu các chuyên gia tìm cách khám phá các ghi chép thiên văn cổ đại. Nhưng một số mul được gọi là LU.BAD, dùng để chỉ các hành tinh trong Hệ Mặt trời một cách rõ ràng.

Biết rằng người Hy Lạp gọi các hành tinh là "kẻ lang thang", các chuyên gia đã đọc từ LU.BAD thành "con cừu lang thang", bắt nguồn từ từ LU ("con cừu được chăn") và BAD ("cao và xa"). Nhưng như chúng tôi đã chỉ ra, vì người Sumer nhận thức đầy đủ về bản chất thực sự của Hệ Mặt trời nên nghĩa khác của từ bad ("người già", "người thành lập", "người ở gần cái chết") mang ý nghĩa trực tiếp hơn.

Đó là những tên gọi dành riêng cho Mặt trời, vì vậy từ lubad của người Sumer không chỉ có nghĩa đơn thuần là "những con cừu lang thang" mà phải được hiểu là "những con cừu – những hành tinh của Mặt trời – đang được Mặt trời chăn dắt."

Vị trí và mối quan hệ giữa các lubad với nhau và với Mặt trời được mô tả trong nhiều ghi chép thiên văn của người Mesopotamia. Những ghi chép này đề cập đến các hành tinh "phía trên" cũng như "phía dưới" và Kugler đã suy đoán một cách chính xác rằng hành tinh đang được đề cập đến ở đây chính là Trái đất.

Nhưng phần lớn các hành tinh được nhắc tới trong khuôn khổ những ghi chép thiên

văn cổ đều liên quan tới MUL.MUL – một thuật ngữ vẫn đang khiến các chuyên gia đau đầu suy đoán. Khi không có giải pháp nào khả dĩ hơn, đa số các chuyên gia nhất trí rằng thuật ngữ mulmul được dùng để chỉ Pleiades (Thất Tinh), một cụm sao trong chòm sao hoàng đạo Kim Ngưu và là cụm sao mà trục xuân phân đi qua (khi quan sát từ Babylon) vào khoảng năm 2200 TCN. Trong các ghi chép của người Mesopotamia thì mulmul bao gồm 7 LU.MASH (7 "kẻ lang thang thân thuộc") còn các chuyên gia cho rằng đó là những vì sao sáng nhất trong cụm Pleiades có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tùy vào thực tế cách phân loại mà cụm sao này có 6 hoặc 9 ngôi sao sáng như vậy chứ không phải 7 đã khiến

vấn đề nảy sinh; nhưng vấn đề này bị gạt qua một bên vì không còn có ý tưởng nào khả dĩ hơn cho nghĩa của từ mulmul.

Franz Kugler (Sternkunde und Sterndienst in Babel – tạm dịch: Thiên văn và các chòm sao ở Babylon) đã miễn cưỡng chấp nhận câu trả lời Pleiades như một giải pháp, nhưng ông đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi nhận thấy các ghi chép của người Mesopotamia khẳng định dứt khoát rằng mulmul không chỉ bao gồm "những kẻ lang thang" (các hành tinh) mà còn có cả Mặt trời và Mặt trăng – khiến cho giải pháp Pleiades không còn chắc chắn nữa. Ông còn đọc được những ghi chép ghi rõ rằng "mulmul ul-shu 12" ("mulmul là một

nhóm 12"), trong đó có 10 thành viên tạo thành một nhóm riêng biệt.

Chúng tôi cho rằng thuật ngữ mulmul là để chỉ Hệ Mặt trời với cách lặp từ (MUL.MUL) để thể hiện nhóm này là một thể nhất quán, như "một thiên thể bao gồm tất cả các thiên thể".

Charles Virolleaud (L'Astrologie Chaldéenne – tạm dịch: Tử vi của người Chaldea) đã tiến hành chuyển chữ một ghi chép của người Mesopotamia (K.3558) mô tả về các thành viên của nhóm mulmul hay kakkabu. Dòng cuối cùng của ghi chép này rất rõ ràng:

Kakkabu/kakkabu.

Số thiên thể của nó là 12.

Vị trí các thiên thể của nó là 12.

Toàn bộ số tháng của Mặt trăng là 12.

Những ghi chép này thể hiện quá rõ ràng: mulmul – Hệ Mặt trời của chúng ta – được tạo thành từ 12 thiên thể. Có lẽ đây không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì học giả Hy Lạp, Diodorus, khi giải thích về 3 "đạo" của người Chaldea và danh sách 36 thiên thể của chúng đã nêu rõ rằng "trong số các vị thần trên trời này, có 12 vị nắm giữ quyền hành chính; người Chaldea gán mỗi vị thần đó với một tháng và một ký hiệu hoàng đạo".

Ernst Weidner (Der Tierkreis und die

Wege am Himmed – tạm dịch: Cung hoàng đạo và khoảng cách bầu trời) viết rằng ngoài Đạo Anu và 12 chòm sao hoàng đạo của nó, một số ghi chép còn đề cập tới "đạo Mặt trời" cũng gồm 12 thiên thể: Mặt trời, Mặt trăng và 10 thiên thể khác. Dòng 20 trong tấm bảng TE ghi rằng: "naphar 12 sheremesh ha.la sha kakkab.lu sha Sin u Shamash ina libbi ittiquu" có nghĩa là "tóm lại, 12 thành viên trong nhóm có Mặt trời và Mặt trăng là nơi các hành tinh quay theo quỹ đạo".

Giờ đây chúng ta đã nắm bắt được tầm quan trọng của con số 12 trong thế giới cổ đại. Số lượng các vị Chủ thần vĩ đại của người Sumer và sau đó là các vị thần

Olympia đều gồm đúng 12 thành viên; các vị thần trẻ chỉ có thể tham gia vào nhóm này khi các vị thần già rút lui. Và đương nhiên, nếu thiếu một vị trí thì phải bổ sung để duy trì con số 12 vị thần. Vòng tròn bầu trời chính, đạo Mặt trời cùng với 12 thành viên tạo thành một hình mẫu mà theo đó mỗi phần bầu trời đều được chia thành 12 cung hoặc được phân bổ thành 12 thiên thể chính. Bởi vậy cho nên mới có 12 tháng một năm, 12 cặp giờ một ngày. Mỗi khu vực của đất nước Sumer đều được gán với 12 thiên thể như một hình thức cầu may mắn.

Có nhiều nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu của S. Langdon (Babylonian Menologies and the Semitic Calendar –

tạm dịch: Bảng ghi các tháng của người Babylon và lịch Semite) chỉ ra rằng ngay từ đầu việc chia một năm thành 12 tháng đã có liên quan tới 12 vị Thần Vĩ đại. Fritz Hommel (Die Astronomie der alten Chaldaer – tạm dịch: Thiên văn học của người Chaldea cổ đại) và những người ủng hộ ông cho rằng 12 tháng này có mối liên hệ mật thiết với 12 cung hoàng đạo và rằng cả hai đều bắt nguồn từ 12 thiên thể chính. Charles F. Jean (Lexicologie Sumerienne – tạm dịch: Từ vựng học của người Sumer) đã xây dựng lại một danh sách của người Sumer gồm 24 thiên thể là sự kết hợp giữa 12 chòm sao hoàng đạo với 12 thành viên trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Trong một bản ghi chép dài được F. Thureau-Dangin (Ritueles Accadiens – tạm dịch: Các nghi lễ Acadia) xác định là một chương trình Lễ hội mừng Năm Mới của đền thờ ở Babylon đã đưa ra những dẫn chứng rất thuyết phục về việc cúng tế con số 12 như hiện tượng trung tâm của bầu trời. Ngôi đền lớn Esagila có 12 cửa. Quyền năng của tất cả các vị thần trên trời được trao cho Marduk bằng cách xướng lên 12 lần câu: "Hỡi Chúa tể, Ngài không phải là Chúa tể của ta sao". Vị Chúa tể này và vợ của ngài đều ban ơn mỗi người 12 lần. Con số tổng 24 này khớp với 12 chòm sao hoàng đạo và 12 thành viên của Hệ Mặt trời.

Một cột mốc được vua xứ Susa cho khắc

các biểu tượng thiên thể có sự xuất hiện của 24 ký hiệu: 12 ký hiệu quen thuộc cho hoàng đạo, cùng các ký tự biểu tượng cho 12 thành viên của Hệ Mặt trời. Đó là 12 vị thần sao của Mesopotamia, cũng như của Hurrian, Hittite, Hy Lạp và tất cả các vị thần cổ đại khác. (Hình 98)

Hình 98

Tuy rằng cơ sở hệ đếm tự nhiên của chúng ta là con số 10 nhưng số 12 vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong tất cả những vấn đề về thiên văn và thần linh trong một thời gian dài sau thời của người Sumer. Câu chuyện về 12 vị Titan của Hy Lạp, 12 Bộ tộc của Israel, 12 phần trên miếng giáp che ngực phép thuật của Đại Giáo sỹ Israel vẫn còn tồn tại. Quyền năng của con số 12 này lan tỏa tới 12 tông đồ của chúa Jesus và ngay cả trong hệ thập phân chúng ta cũng đếm từ 1 (one) tới 12 (twelve) và chỉ sau con số 12 chúng ta mới trở lại với "10 và 3" (thirteen), "10 và 4" (fourteen) v.v... (trong tiếng Anh)

Con số 12 đầy quyền năng và mang tính

quyết định này có nguồn gốc từ đâu? Chúng ta chỉ có thể khẳng định chính là từ trên trời.

Trong Hệ Mặt trời – mulmul – ngoài tất cả những hành tinh mà chúng ta đã biết còn có thêm hành tinh Anu, hành tinh với biểu tượng là một thiên thể phát sáng vốn được dành để chỉ thần Anu và "thần linh" trong chữ viết của người Sumer. Một ghi chép thiên văn giải thích rằng "Kakkab của Quyền trượng Tối cao là một trong những con cừu trong mulmul." Và khi Marduk soán đoạt ngôi vị tối cao và thay thế Anu trở thành vị thần gắn liền với hành tinh này, người Babylon đã nói rằng: "Hành tinh Marduk trong mulmul đã xuất hiện."

Trong quá trình dạy cho Con người bản chất thực sự của Trái đất và bầu trời, người Nefilim đã cung cấp cho các giáo sỹ - nhà thiên văn cổ đại không chỉ những thông tin về các hành tinh bên ngoài sao Thổ mà còn về sự tồn tại của hành tinh quan trọng nhất, hành tinh mà từ đó họ đã đến với Trái đất: HÀNH TINH THỨ

MƯỜI HAI.

7. THIÊN SỬ THI

SÁNG TẠO

Trên phần lớn các con dấu lăn cổ đại từng được phát hiện, các ký hiệu tượng trưng cho các thiên thể nhất định, các thành viên trong Hệ Mặt trời đều xuất hiện phía trên hình ảnh của thần linh hay con người.

Một con dấu của người Akkad có niên đại từ thiên niên kỷ 3 TCN hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Vorderasiatische Abteilung, Đông Berlin (ký hiệu VA/243) lại có cách thức khắc

họa các thiên thể khác thường. Con dấu này không thể hiện các thiên thể riêng lẻ mà là nhóm 11 quả cầu bao quanh 1 ngôi sao lớn tỏa sáng. Rõ ràng đây là một bức họa về Hệ Mặt trời theo quan điểm của người Sumer: Hệ gồm 12 thiên thể. (Hình 99)

Hình 99

Chúng ta thường thể hiện Hệ Mặt trời

giản lược là một dãy các hành tinh trải rộng về phía 2 bên mặt trời theo khoảng cách ngày càng xa. Nhưng nếu chúng ta thể hiện các hành tinh này không phải theo đường thẳng mà lần lượt từng hành tinh được trình bày theo một đường tròn (đầu tiên là sao Thủy, hành tinh gần nhất, tiếp đến là sao Kim, rồi Trái đất...), ta sẽ được hình ảnh như ở hình 100. (Tất cả đều là hình vẽ giản lược không thể hiện tỉ lệ; quỹ đạo hành tinh trong các hình vẽ này là hình tròn chứ không phải là hình e-lip để tiện trình bày.)

Nếu nhìn vào hình ảnh phóng to của Hệ Mặt trời được khắc họa trên con dấu lăn VA/243, chúng ta sẽ thấy rằng các "chấm tròn" bao quanh ngôi sao lớn thực ra là

những quả cầu có kích thước và trật tự sắp xếp giống như Hệ Mặt trời được thể hiện trong Hình 100. Tiếp sau Sao Thủy nhỏ bé là sao Kim lớn hơn. Trái đất với kích thước tương đương sao Kim đi kèm với Mặt trăng có kích thước nhỏ hơn. Tiếp tục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, sao Hỏa được thể hiện chính xác nhỏ hơn Trái đất nhưng lớn hơn Mặt trăng và sao Thủy. (Hình 101)

Tiếp đó hình ảnh trên con dấu cổ đại này thể hiện một hành tinh mà chúng ta chưa biết – có kích thước lớn hơn đáng kể so với Trái đất nhưng nhỏ hơn sao Mộc và sao Thổ và những hành tinh tiếp sau nó. Xa hơn nữa là một cặp hành tinh trùng khớp với sao Thiên Vương và sao Hải

Vương của chúng ta. Cuối cùng, sao Diêm Vương có kích thước nhỏ nhất cũng hiện diện ở đây, nhưng không phải ở đúng vị trí sắp xếp hiện nay của chúng ta (sau sao Hải Vương) mà lại nằm giữa sao Thổ và sao Thiên Vương.

Với việc coi Mặt trăng là một thiên thể đích thực, bức tranh này của người Sumer đã liệt kê tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời mà chúng ta biết, sắp xếp chúng theo một trật tự chính xác (ngoại trừ sao Diêm Vương) và thể hiện cả kích thước của chúng.

Hình 100

Hình 101

Tuy nhiên bức họa 4.500 tuổi này lại cũng khẳng định rằng đã có – hay đang có – một hành tinh nữa nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Như chúng tôi sẽ chỉ ra, nó chính là Hành tinh thứ Mười hai, hành tinh của người Nefilim.

Nếu như tấm bản đồ bầu trời của người Sumer này được phát hiện và nghiên cứu 2 thế kỷ trước, thì nhất định các nhà thiên văn sẽ cho rằng người Sumer hoàn toàn thiếu hiểu biết khi có tưởng tượng ngớ ngẩn về sự tồn tại của nhiều hành tinh bên ngoài sao Thổ. Thế nhưng chúng ta đã phát hiện và phải công nhận sự tồn tại của sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương trong thời gian gần đây. Phải chăng người Sumer đã nhận biết được những điểm khác biệt, hay họ đã được người Nefilim truyền lại rằng Mặt trăng là một thành viên trong Hệ Mặt trời với đầy đủ quyền năng của nó, sao Diêm Vương nằm gần sao Thổ và có một Hành tinh thứ Mười hai nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc?

Giả thuyết rằng Mặt trăng chỉ là một "quả bóng golf lạnh giá" không hơn không kém đã tồn tại trong suốt một thời gian dài và chỉ bị bác bỏ sau khi một số tàu Apollo của Mỹ thực hiện các cuộc thám hiểm Mặt trăng và đưa ra những kết luận xác thực. Mặt trăng là một khối vật chất bị tách ra khỏi Trái đất từ khi Trái đất vẫn ở trạng thái nóng chảy và linh hoạt dường như là suy đoán hợp lý nhất. Nếu không có sự tác động của hàng triệu thiên thạch để lại những miệng hố trên bề mặt Mặt trăng thì Mặt trăng vẫn chỉ là một khối vật chất rắn, đặc, trơn láng, không có sự sống, không có lịch sử và vĩnh viễn theo sau Trái đất.

Tuy nhiên, các kết quả quan sát có được

nhờ vệ tinh không người lái đã khơi lại những quan điểm lâu đời đó. Người ta đã xác định được rằng thành phần hóa học và khoáng chất của Mặt trăng đủ khác biệt so với Trái đất để thử thách giả thuyết "ly khai" này. Những thí nghiệm được các nhà du hành vũ trụ người Mỹ tiến hành trên Mặt trăng cùng với kết quả nghiên cứu và phân tích mẫu đất đá mà họ mang về Trái đất đã làm nảy sinh nghi ngờ rằng Mặt trăng tuy là một nơi khô cằn nhưng đã từng là một "hành tinh có sự sống". Nó cũng có các địa tầng giống như Trái đất, hay nói cách khác, nó trở nên rắn đặc từ giai đoạn nóng chảy ban đầu của chính nó. Nó cũng tỏa nhiệt giống Trái đất, nhưng trong khi nhiệt lượng của Trái đất tỏa ra từ các vật chất

phóng xạ "đun nóng" phần bên trong Trái đất dưới áp suất khổng lồ thì nhiệt lượng của Mặt trăng lại phát ra rõ rệt từ các lớp vật chất phóng xạ nằm rất gần bề mặt. Tuy nhiên những vật chất này lại quá nặng để có thể nổi lên trên bề mặt. Vậy thì cái gì đã khiến chúng nằm gần bề mặt Mặt trăng?

Trường trọng lực của Mặt trăng có vẻ không ổn định, như thể những khối vật chất nặng khổng lồ (chẳng hạn như sắt) không chìm đều vào tâm mà phân bố rải rác khắp nơi. Ta có thể tự hỏi điều này là do quá trình tự vận động hay do sự tác động của thế lực nào đó? Có bằng chứng cho thấy những hòn đá cổ trên Mặt trăng đã được từ hóa và các từ trường này đã

bị thay đổi hoặc đảo ngược. Liệu hiện tượng này là do một vài quá trình nội tại bí ẩn nào đó của Mặt trăng, hay là do một tác động từ bên ngoài chưa được xác định?

Các nhà du hành của tàu Apollo 16 đã tìm thấy trên Mặt trăng những hòn đá (hay còn gọi là dăm kết) được hình thành từ những viên đá rắn bị vỡ nát và sau đó dính lại với nhau nhờ nguồn nhiệt đột ngột và cực kỳ cao. Khi nào và như thế nào mà những viên đá đó bị vỡ nát rồi sau đó kết dính lại? Các vật chất khác trên bề mặt Mặt trăng rất giàu kali và photpho phóng xạ hiếm, trong khi những vật chất loại này đã bị chìm sâu vào bên trong Trái đất.

Kết hợp các phát hiện đó lại với nhau, giờ đây các nhà khoa học có thể chắc chắn rằng Mặt trăng và Trái đất tuy gần như được hình thành từ cùng các yếu tố vào cùng khoảng thời gian nhưng lại tiến hóa thành các thiên thể riêng biệt. Theo ý kiến của các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) thì Mặt trăng tiến hóa "bình thường" trong 500.000.000 năm đầu tiên. Sau đó, họ cho rằng (theo tờ New York Times):

Giai đoạn biến động lớn nhất diễn ra 4 tỉ năm trước đây, khi các thiên thể có kích thước bằng những thành phố lớn và đất nước có diện tích nhỏ lao vào Mặt trăng và tạo nên những thung lũng khổng lồ và

những ngọn núi cao ngất.

Lượng vật chất phóng xạ khổng lồ còn sót lại sau các vụ va chạm bắt đầu làm nóng lớp đá phía dưới bề mặt, khiến một lượng lớn đá bị tan chảy và phun lên thành những biển nham thạch qua các kẽ nứt trên bề mặt.

Tàu Apollo 15 đã phát hiện một trận lở đá trong thung lũng Tsiolovsky có quy mô lớn gấp 6 lần bất cứ trận lở đá nào trên Trái đất. Tàu Apollo 16 phát hiện ra rằng trận lở đá tạo nên Biển Nectar đó đã rải đá dăm kết quanh phạm vi rộng đến 1.000 dặm (khoảng 1.609 km).

Tàu Apollo 17 đã đáp xuống gần một sườn dốc cao gấp 8 lần bất cứ sườn dốc

nào trên Trái đất, có nghĩa là nó đã được hình thành sau một trận động đất trên Mặt trăng dữ dội gấp 8 lần bất cứ trận động đất nào trong lịch sử Trái đất.

Những chấn động sau trận động đất kinh khủng này vẫn tiếp diễn trong khoảng 800.000.000 năm sau đó, để rồi cuối cùng cấu trúc và bề mặt Mặt trăng trở nên nguội đặc vào khoảng 3,2 tỉ năm trước.

Như vậy người Sumer đã đúng khi thể hiện Mặt trăng là một thiên thể như nó vốn thế. Ngoài ra, họ cũng để lại cho chúng ta một ghi chép giải thích và mô tả về biến cố dữ dội trên Mặt trăng mà các chuyên gia NASA đã đề cập.

Sao Diêm Vương được coi là một "ẩn số". Trong khi quỹ đạo quay quanh Mặt trời của các hành tinh khác chỉ hơi lệch so với đường tròn hoàn hảo thì độ lệch ("độ lệch tâm") của quỹ đạo sao Diêm Vương lớn đến mức ngôi sao này có quỹ đạo hình elip rộng nhất xung quanh Mặt trời. Trong khi các hành tinh khác quay quanh Mặt trời ít nhiều trong cùng một mặt phẳng thì quỹ đạo sao Diêm Vương lại lệch với mặt phẳng này đến tận 17 độ. Vì 2 đặc điểm khác thường này mà sao Diêm Vương là hành tinh duy nhất cắt ngang qua quỹ đạo của một hành tinh khác, sao Hải Vương.

Về kích thước, thực tế sao Diêm Vương nằm trong lớp "vệ tinh": đường kính

3.600 dặm của nó không lớn hơn nhiều so với Triton, một vệ tinh của sao Hải Vương, hay Titan, một trong 10 vệ tinh của sao Thổ. Vì những đặc điểm khác thường này nên có ý kiến cho rằng hành tinh "không tương hợp" này ban đầu là một vệ tinh mà bằng cách nào đó đã thoát khỏi hành tinh chủ của mình và tự đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt trời.

Đây quả thực là những gì đã diễn ra – theo như các ghi chép của người Sumer.

Và hiện tại là đỉnh điểm của quá trình tìm kiếm câu trả lời cho những sự kiện đã diễn ra trên bầu trời cổ đại: sự tồn tại của Hành tinh thứ Mười hai. Việc làm này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều

người nhưng các nhà thiên văn của chúng ta vẫn đang tìm kiếm bằng chứng về một hành tinh như vậy đã từng tồn tại giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Đến cuối thế kỷ XVIII, trước cả khi sao Hải Vương được phát hiện, một số nhà thiên văn đã cho rằng "các hành tinh nằm cách Mặt trời những khoảng nhất định theo một quy luật nào đó". Đề xuất được gọi là Quy luật Bode này đã thuyết phục các nhà thiên văn rằng phải có một hành tinh ở tại vị trí mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa phát hiện thấy hành tinh nào tồn tại – đó chính là vị trí giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc.

Được tiếp thêm sức mạnh bởi các tính

toán toán học này, các nhà thiên văn bắt đầu xem xét tỉ mỉ bầu trời tại khu vực đã được chỉ ra đó để tìm kiếm "hành tinh mất tích". Vào ngày đầu tiên của thế kỷ XIX, nhà thiên văn người Ý Giuseppe Piazzi đã phát hiện ở vị trí chính xác như đã chỉ ra có một hành tinh rất nhỏ (đường kính khoảng 485 dặm) mà ông đặt tên là Ceres. Đến năm 1804, các hành tinh nhỏ được phát hiện tăng lên đến con số 4; tính đến thời điểm hiện tại, người ta đã phát hiện gần 3000 hành tinh nhỏ quay quanh Mặt trời tạo nên một vành đai thiên thể. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là những dăm kết của một hành tinh bị vỡ tan thành từng mảnh. Các nhà thiên văn Nga đã đặt tên cho nó là Phayton ("Chiến mã xa").

Tuy các nhà thiên văn đều chắc chắn về sự tồn tại của một hành tinh như vậy, nhưng họ không thể lý giải được sự biến mất của nó. Phải chăng hành tinh này tự nổ tung? Nhưng nếu thế thì các mảnh vụn của nó phải văng khắp các hướng chứ không thể sắp xếp có trật tự trong một vành đai như vậy. Nếu có một vụ va chạm làm vỡ tan hành tinh này thì thiên thể thủ phạm của vụ va chạm đó đâu? Có phải nó cũng bị vỡ tan? Nhưng khi tính gộp các dăm kết xung quanh Mặt trời thì chúng không đủ tạo nên một hành tinh hoàn chỉnh chứ chưa nói gì đến hai. Còn nếu vành đai thiên thể này là dăm kết của 2 hành tinh thì chúng phải duy trì sự quay quanh trục hai hành tinh này. Trái lại, tất cả các hành tinh nhỏ này đều có một

chiều quay quanh trục duy nhất, chứng tỏ rằng chúng đều từ một thiên thể duy nhất mà ra. Vậy làm thế nào mà hành tinh mất tích này bị vỡ vụn và cái gì đã làm nó vỡ vụn?

Câu trả lời cho những câu hỏi này được truyền lại cho chúng ta từ thời cổ đại.

***

Khoảng một thế kỷ trước đây, quá trình giải mã các ghi chép được tìm thấy ở Mesopotamia đã bất ngờ khiến người ta nhận ra rằng ở đó – ở Mesopotamia – các ghi chép không chỉ tồn tại cùng thời mà còn có trước các phần của Kinh Cựu ước. Tác phẩm Die Kielschiriften und das alte Testament (tạm dịch: Chữ hình

nêm và Kinh Cựu ước) năm 1872 của Eberhard Schräder đã mở màn cho một trận mưa những cuốn sách, bài báo, bài giảng và những cuộc tranh luận kéo dài nửa thế kỷ. Liệu vào thời xa xưa nào đó có mối liên hệ nào giữa Babylon và Kinh thánh (Bible) hay không? Các quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối đầy kích động: BABEL UND BIBEL (Babylon và Bible).

Trong số các ghi chép được Henry Layard khám phá trong phế tích của thư viện Ashurbanipal ở Nineveh có một ghi chép kể về câu chuyện Sáng tạo Thế giới không khác nhiều so với câu chuyện trong Sáng Thế Ký. Những tấm đất sét bị gãy vỡ này được George Smith chắp

ghép lại và xuất bản lần đầu năm 1876 (The Chaldean Genesis – tạm dịch: Sáng Thế Ký của người Chaldea), trong đó khẳng định sự tồn tại về một ghi chép của người Akkad được viết bằng phương ngữ Babylon cổ kể về quá trình một vị thần tạo ra Thiên đường và Mặt đất cùng vạn vật trên Mặt đất, trong đó có Con người.

Hiện nay chúng ta có cả một nền văn học chuyên so sánh ghi chép của người Mesopotamia với câu chuyện trong Kinh thánh. Theo người Babylon, các vị thần đã hoàn thành tác phẩm trong 6 "ngày" hoặc trên 6 tấm đất sét. Tương tự trong Kinh thánh, Đức Chúa dành ngày thứ bảy để nghỉ ngơi và thưởng thức tác phẩm của mình, thiên sử thi này của người

Mesopotamia cũng dành tấm thứ bảy để tán dương vị thần Babylon này và thành tựu của ngài. Thật phù hợp khi L. W.

King đặt tên cho ghi chép đáng tin cậy của mình về chủ đề này là Bảy tấm đất sét về công cuộc Sáng tạo Thế giới.

Thời cổ đại, bản ghi chép được chúng ta gọi là "Thiên sử thi Sáng tạo" này được đặt tên theo những từ đầu tiên, Enuma Elish ("Thuở ở trên cao"). Câu chuyện Sáng tạo thế giới trong Kinh thánh bắt đầu bằng việc tạo ra Trời và Đất; còn câu chuyện của người Mesopotamia kể về nguồn gốc vũ trụ thực sự đi kèm với những sự kiện diễn ra trước đó và đưa chúng ta trở về thời điểm khi thời gian bắt đầu:

Enuma elish la nabu shamamu

Thuở ở trên cao Trời chưa có tên

Shaplitu ammatum shuma la zakrat

Và phía dưới, đất rắn [Đất] chưa có tên

Thiên sử thi này kể rằng sau đó, 2 thiên thể nguyên thủy đã sinh ra một loạt các "vị thần" trên trời. Khi số lượng các vị thần trên trời tăng lên, họ tạo ra tiếng ồn và chấn động lớn làm phiền Cha Nguyên thủy. Vị sứ giả trung thành của ngài hối thúc ngài áp dụng các biện pháp mạnh để lập lại kỷ cương cho các vị thần trẻ, nhưng họ đã kết bè kéo cánh chống lại và cướp mất quyền năng sáng tạo của ngài.

Mẹ Nguyên thủy tìm cách trả thù. Vị thần cầm đầu cuộc nổi loạn đưa ra đề xuất: Để đứa con trai trẻ tuổi của mình tham gia Hội đồng các vị Thần, được trao quyền năng tối cao và có khả năng đơn độc chống lại con "quái vật" do Mẹ Nguyên thủy biến thành.

Được trao quyền tối cao, vị thần trẻ này

– theo dị bản của người Babylon là Marduk – tiến đến đối mặt với con quái vật và sau một trận chiến dữ dội đã đánh bại và xả nó thành 2 phần. Một phần được ngài biến thành Trời, phần còn lại thành Đất.

Sau đó ngài phân chia trật tự cố định trên Thiên đường, giao cho mỗi vị thần một

vị trí vĩnh viễn. Trên mặt đất ngài tạo ra núi non, biển cả và sông ngòi, lập nên các mùa và cây cỏ, rồi làm ra Con người. Babylon và ngôi đền hình tháp được xây dựng trên mặt đất mô phỏng Thiên Cung. Các vị thần và con người phải tuân theo những nhiệm vụ, điều răn và nghi lễ đã được giao ước. Sau đó các vị thần tuyên bố Marduk là vị Thần Tối cao và trao cho ngài "50 cái tên" – những đặc quyền và vị trí theo số của vương vị Enlil.

Việc ngày càng có nhiều những tấm và mảnh đất sét được phát hiện và dịch ra, chúng ta càng có bằng chứng chứng tỏ rằng thiên sử thi trên không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học: Nó là thiên sử

thi tôn giáo - lịch sử thiêng liêng nhất của người Babylon, được xướng lên như một phần trong các nghi lễ mừng Năm Mới. Với mục đích truyền bá vị thế tối cao của Marduk, trong phiên bản sử thi của người Babylon vị thần này được coi là đấng anh hùng của câu chuyện Sáng tạo Thế giới. Tuy nhiên không phải phiên bản nào cũng vậy. Các chuyên gia có đủ bằng chứng chứng minh rằng phiên bản sử thi này của người Babylon là một bản sao mang tính chính trị - tôn giáo những phiên bản trước của người Sumer, trong đó Anu, Enlil và Ninurta mới là các đấng anh hùng.

Tuy nhiên, dù ai là vai chính trong vở kịch của thần linh và vũ trụ này thì chắc

chắn câu chuyện đó cũng có niên đại xa xưa cùng thời với nền văn minh Sumer. Đa số các chuyên gia coi đây là một tác phẩm triết học – tác phẩm cổ xưa nhất về cuộc đấu tranh không ngừng giữa cái thiện và cái ác – hoặc là một câu chuyện mang tính ẩn dụ về mùa đông và mùa hè, bình minh và hoàng hôn, cái chết và sự hồi sinh trong tự nhiên.

Nhưng tại sao chúng ta không xem xét thiên sử thi này ở giá trị bề ngoài, hay đơn giản chỉ là câu chuyện về các sự kiện có thật diễn ra ở vũ trụ mà người Sumer biết đến qua truyền đạt của người Nefilim? Lần theo hướng đi táo bạo và mới lạ này, chúng tôi phát hiện ra rằng "thiên sử thi Sáng tạo Thế giới" lý giải

một cách hoàn chỉnh những sự kiện có thể đã diễn ra trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Sân khấu nơi vở kịch Enuma Elish mở màn chính là vũ trụ nguyên sơ. Diễn viên chính là những Đấng Sáng tạo cùng các nhân vật được tạo ra. Màn 1:

Thuở ở trên cao Trời chưa có tên,

Và phía dưới, Đất chưa có tên;

Chẳng có gì ngoại trừ APSU nguyên thủy, Đấng Sáng tạo,

MUMMU và TIAMAT đều được bà sinh ra;

Những dòng nước của họ hòa vào nhau.

Chưa có cây sậy nào mọc lên, chưa có đầm lầy nào xuất hiện.

Chưa có vị thần nào ra đời,

Không ai có tên, số phận của họ chưa được định đoạt;

Rồi các vị thần được hình thành trong số đó.

Chỉ với vài nét gạch bằng cây bút sậy trên tấm đất sét đầu tiên – trong 9 dòng ngắn gọn – nhà thơ - nhà sử học cổ đại này đã đưa chúng ta đến vị trí chính giữa sân khấu, rồi vén bức màn bí mật và mở đầu vở kịch hoành tráng đầy kịch tính

nhất từ trước tới nay: Quá trình hình thành Hệ Mặt trời của chúng ta.

Trong vũ trụ mênh mông, các "vị thần" – các hành tinh – xuất hiện, được đặt tên và "số phận" – quỹ đạo – của chúng được định đoạt. Chỉ có 3 thiên thể tồn tại: "AP.SU nguyên thủy" ("người tồn tại từ thuở ban đầu"); MUMMU ("người được sinh ra") và TIAMAT ("trinh nữ ban sự sống"). Những "dòng nước" của Apsu và Tiamat hòa quyện với nhau, bản ghi chép cũng nói rõ rằng đó không phải là dòng nước nơi những cây sậy mọc lên, mà là dòng nước nguyên thủy mang lại những yếu tố cơ bản cần thiết cho sự tồn tại của vũ trụ.

Như vậy Apsu chính là Mặt trời, "người tồn tại từ thuở ban đầu".

Ở gần ngài nhất chính là Mummu. Câu chuyện này sau đó kể rằng Mummu là người trợ thủ và sứ giả tin cậy của Apsu: những mô tả này hoàn toàn phù hợp với sao Thủy, hành tinh nhỏ chuyển động rất nhanh xung quanh Mặt trời. Thực tế, đây chính là khái niệm mà người Hy Lạp và La Mã cổ đại gán cho vị thần - sao Thủy: sứ giả nhanh nhẹn của các vị thần.

Xa hơn nữa là Tiamat. Bà chính là "quái vật" mà sau này Marduk đã xẻ làm đôi – là "hành tinh mất tích". Nhưng từ thuở sơ khai, bà chính là Đức mẹ Đồng trinh đầu tiên của Bộ ba Thần linh này. Khoảng

không giữa bà và Apsu không phải trống rỗng, nó được lấp đầy bởi các nguyên tố nguyên thủy của Apsu và Tiamat. Những "dòng nước" này "trộn lẫn với nhau" và 2 vị thần – hành tinh – được hình thành trong khoảng không giữa Apsu và Tiamat.

Những dòng nước của họ trộn lẫn với nhau...

Các vị thần được hình thành ở giữa họ;

Thần LAHMU và thần LAHAMU được sinh ra đời;

Họ được đặt tên như thế.

Về phương diện từ nguyên, những cái tên

này bắt nguồn từ gốc từ LHM ("gây chiến"). Người xưa đã truyền lại câu chuyện rằng sao Hỏa là Thần Chiến tranh và sao Kim là Nữ thần Tình yêu và Chiến tranh. LAHMU và LAHAMU lần lượt là tên nam và nữ; như vậy, đặc điểm của 2 vị thần trong sử thi với 2 hành tinh sao Hỏa và sao Kim đã được xác nhận cả về phương diện từ nguyên lẫn phương diện thần thoại. Về phương diện thiên văn thì "hành tinh mất tích", Tiamat có vị trí phía ngoài sao Hỏa. Thực tế, sao Hỏa và sao Kim nằm ở khoảng không giữa Mặt trời (Apsu) và "Tiamat". Chúng ta có thể hình dung ra điều này bằng cách theo dõi bản đồ bầu trời của người Sumer. (Hình 102, 103)

Hình 102

Quá trình hình thành Hệ Mặt trời tiếp tục diễn ra. Lahmu và Lahamu – sao Hỏa và sao Kim – đã ra đời, nhưng thậm chí,

Trước khi trưởng thành

Và phát triển tới một kích thước đã định

Thần ANSHAR và thần KISHAR đã được hình thành,

Vượt qua họ [về kích thước].

Rồi ngày qua đi và hàng tỉ năm qua đi,

Thần ANU trở thành con trai họ – là đối thủ của các vị tổ tiên.

Rồi Anu, con trai cả của Anshar,

Sinh ra NUDIMMUD giống mình như đúc cả vẻ ngoài và

kích thước.

Với một sự súc tích kết hợp nhuần nhuyễn với tính chính xác của câu chuyện, Màn I thiên sử thi Sáng tạo Thế

giới đã được trình diễn nhanh chóng và ấn tượng trước mắt chúng ta. Chúng ta biết rằng sao Hỏa và sao Kim chỉ phát triển tới một kích thước hạn chế; nhưng thậm chí trước khi chúng kịp hoàn thành quá trình "tăng trưởng" của mình thì một cặp hành tinh khác đã ra đời. Đây là 2 hành tinh khổng lồ, được thể hiện qua cái tên của chúng – AN.SHAR ("hoàng tử, người đứng đầu trên trời") và KI.SHAR ("người đứng đầu trên mặt đất"). Chúng đánh bại cặp hành tinh đầu tiên về kích thước, trưởng thành "vượt qua họ". Đặc điểm, tên gọi và vị trí của cặp đôi thứ hai này được xác nhận chính là sao Thổ và sao Mộc. (Hình 104)

Thời gian qua đi ("hàng tỉ năm qua đi")

và cặp hành tinh thứ ba ra đời. Đầu tiên là ANU, có kích thước nhỏ hơn Anshar và Kishar ("con trai của họ"), nhưng lớn hơn các hành tinh đầu tiên ("là đối thủ của các vị tổ tiên" về kích thước). Rồi đến lượt Anu sinh ra một hành tinh giống mình như đúc "về vẻ ngoài và kích thước". Người Babylon gọi hành tinh này là NUDIMMUD, một tên hiệu của Ea/Enki. Một lần nữa, các mô tả về kích thước và vị trí của chúng giống với cặp hành tinh tiếp theo mà chúng ta biết trong Hệ Mặt trời, đó là sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Tuy nhiên trong số các hành tinh này còn phải tính đến một hành tinh nữa, hành tinh mà chúng ta gọi là sao Diêm Vương.

Thiên "Sử thi Sáng tạo Thế giới" đã gọi Anu là "con trai cả của Anshar", điều này ám chỉ về sự tồn tại của một vị thần/hành tinh nữa là "con" của Anshar/sao Thổ. Thiên sử thi nhắc tới vị thần này sau khi kể về việc Anshar cử sứ giả GAGA của mình đi thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến các hành tinh khác. Gaga có vẻ giống với sứ giả Mummu của Apsu về chức năng và kích thước, điều này khiến ta liên tưởng đến nhiều đặc điểm giống nhau giữa sao Thủy và sao Diêm Vương. Như vậy, có thể nói Gaga chính là sao Diêm Vương; nhưng trên bản đồ thiên văn của người Sumer, sao Diêm Vương không được đặt ngoài sao Hải Vương mà ở cạnh sao Thổ, làm "sứ giả" hay vệ tinh cho hành

tinh này. (Hình 105)

Hình 104

Hình 105

Khi Màn I của thiên "Sử thi Sáng tạo Thế giới" khép lại, chúng ta có Hệ Mặt trời gồm Mặt trời và 9 hành tinh:

MẶT TRỜI – Apsu, "Người tồn tại từ

thuở đầu".

SAO THỦY – Mummu, "Người trợ thủ và sứ giả của Apsu".

SAO KIM – Lahamu, "Nữ thần Tình yêu và Chiến tranh".

SAO HỎA – Lahmu "Thần Chiến tranh".

?? – Tiamat, "Trinh nữ ban Sự sống".

SAO MỘC – Kishar, "Người đứng đầu trên Đất"

SAO THỔ – Anshar, "Người đứng đầu trên Trời".

SAO DIÊM VƯƠNG – Gaga, "Trợ thủ

và sứ giả của Anshar".

SAO THIÊN VƯƠNG – Anu, "Đấng của Trời".

SAO HẢI VƯƠNG – Nudimmud (Ea), "Đấng Sáng tạo

khéo léo".

Còn Trái đất và Mặt trăng ở đâu? 2 hành tinh này vẫn chưa hình thành, chúng là sản phẩm của vụ va chạm vũ trụ sắp xảy ra.

Sau phần kết của vở kịch hoành tráng về sự ra đời của các hành tinh, các tác giả của thiên sử thi Sáng tạo lại bắt đầu Màn II với vở kịch về sự hỗn loạn trong vũ trụ. Tập hợp các hành tinh mới được

hình thành còn lâu mới ổn định. Các hành tinh hút lẫn nhau và cùng hướng về Tiamat để làm nhiễu loạn và gây nguy hiểm cho các thiên thể nguyên sơ.

Anh em các vị thần tụ tập lại với nhau;

Họ làm nhiễu loạn Tiamat khi họ tiến lên rồi lùi lại.

Họ quấy rầy "bụng" của Tiamat

Bằng những trò hề trong các ngôi nhà của bầu trời.

Apsu không thể làm dịu được trò ồn ào đó;

Tiamat không thốt nên lời trước hành

động của họ.

Hành động của họ thật ghê tởm...

Đường đi của họ thật rối rắm.

Chúng ta có những dẫn chứng rõ ràng về các quỹ đạo bất thường. Các hành tinh mới "tiến lên rồi lùi lại"; chúng đến quá gần nhau ("tụ tập lại với nhau"); chúng xâm phạm vào quỹ đạo của Tiamat; chúng đến quá gần "bụng" của hành tinh này; "hành động" của chúng mang tính gây rối. Tuy Tiamat mới là đối tượng bị uy hiếp chính nhưng Apsu cũng cảm thấy hành động của các hành tinh này là "ghê tởm". Ngài tuyên bố ý định "hủy hoại và đánh bại những hành động" đó. Ngài hội ý với Mummu và bí mật bàn bạc. Nhưng

"bất cứ điều gì họ trao đổi" đều bị các hành tinh khác nghe lỏm và âm mưu hủy diệt khiến họ trở nên câm lặng. Người duy nhất vẫn giữ được sự khôn ngoan là Ea. Chàng bày ra âm mưu "rót dòng chảy giấc ngủ lên Apsu". Khi các vị thần khác nhất trí với kế hoạch này, Ea "vẽ ra một bản đồ vũ trụ chính xác" và phù phép những dòng nước nguyên sinh của Hệ Mặt trời bằng một lời nguyền.

Có phải "lời nguyền" hay lực tác động được Ea (sao Hải Vương) – sau này trở thành hành tinh ở xa Mặt trời nhất – sử dụng chính là việc nó quay quanh Mặt trời và bao quanh tất cả các hành tinh khác? Có phải chính quỹ đạo của nó quanh Mặt trời đã tác động đến từ trường

của Mặt trời và sau đó là các dòng bức xạ của nó? Hay chính sao Hải Vương đã tự hình thành và phát ra những dòng bức xạ năng lượng? Dù tác động đó là gì đi chăng nữa thì thiên sử thi cũng gọi đó là "dòng chảy giấc ngủ" – một loại hiệu ứng làm dịu – lên Apsu (Mặt trời). Ngay cả "trợ thủ Mummu cũng không còn sức cử động".

Giống như câu chuyện trong Kinh thánh về Samson và Delilah, người anh hùng sau khi bị cơn buồn ngủ chế ngự đã dễ dàng bị tước đoạt quyền năng. Ea nhanh chóng di chuyển để cướp lấy vai trò sáng tạo của Apsu. Dường như, khi chặn đứng những dòng chảy vật chất nguyên sinh khổng lồ của Mặt trời, Ea/sao Hải

Vương đã "lột bỏ mũ miện của Apsu, đoạt lấy chiếc áo choàng của ngài". Apsu đã bị "đánh bại". Mummu không thể dịch chuyển được nữa. Thần bị "trói buộc và đẩy lùi", trở thành một hành tinh không có sức sống bên cạnh ông chủ của mình.

Bằng cách đoạt lấy quyền năng sáng tạo của Mặt trời – ngăn chặn quá trình phát thêm năng lượng và vật chất để hình thành các hành tinh khác – các vị thần đã mang lại hòa bình tạm thời cho Hệ Mặt trời. Chiến thắng này còn được thể hiện bằng việc thay đổi vai trò và vị trí của Apsu. Từ nay về sau tên hiệu của Apsu được dùng để chỉ "Cung điện của Ea" và bất cứ hành tinh mới nào cũng chỉ có thể

được hình thành từ vị Apsu mới – từ "Thẳm sâu" – vùng không gian vũ trụ xa xôi nơi có hành tinh ở ngoài cùng của Hệ Mặt trời.

Nền hòa bình này tồn tại được bao lâu trước khi bị phá vỡ một lần nữa? Thiên sử thi này không nói rõ. Nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn tạm dừng, câu chuyện lại tiếp tục và Màn III của vở kịch lại tiếp tục được vén lên:

Trong Cung điện Thiên mệnh, chốn của các Số mệnh,

Một vị thần được sinh ra, là vị thần tài giỏi và thông thái nhất;

Tại trung tâm của chốn Thẳm sâu

MARDUK ra đời.

Một "vị thần" mới – một hành tinh mới – đã tham gia vào cuộc chơi. Vị thần này được sinh ra trong chốn Thẳm sâu, ngoài vũ trụ xa xôi, ở khu vực mà chuyển động theo quỹ đạo – "số mệnh" của một hành tinh – được trao cho ngài. Ngài bị hút vào Hệ Mặt trời bởi hành tinh ở xa nhất: "Người sinh ra ngài là Ea" (sao Hải Vương). Hành tinh mới này là một kỳ quan đáng chiêm ngưỡng:

Vẻ ngoài của ngài rất lôi cuốn, với đôi mắt chớp lấp lánh;

Dáng đi của ngài rất đường bệ, oai nghiêm như thuở xa xưa...

Các vị thần khác không ngớt lời tán tụng khi ngài đi qua...

Ngài là vị thần cao quý nhất, vượt trội lên với chiều cao của mình;

Tùy tùng của ngài rất đông đảo, ngài cao vượt hẳn lên.

Xuất hiện từ không gian bên ngoài, Marduk vẫn chỉ là một hành tinh mới hình thành, vẫn đang phun lửa và phát bức xạ. "Khi ngài hé môi, lưỡi lửa bùng lên."

Khi Marduk tới gần các hành tinh khác, "họ choàng lên ngài những chớp lửa khổng lồ" và ngài tỏa sáng rực rỡ, "khoác lên mình vầng hào quang của

mười vị thần". Như vậy, đường đi của ngài đã châm ngòi cho những đợt phát xạ điện từ và những nguồn vật chất từ các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời. Và ở đây chỉ có một từ xác nhận cho quá trình giải mã thiên sử thi Sáng tạo này của chúng ta: Mười thiên thể đang chờ đón ngài – Mặt trời và 9 hành tinh khác.

Câu chuyện sử thi tiếp tục dẫn dắt chúng ta theo hành trình di chuyển của Marduk. Đầu tiên ngài đi qua hành tinh đã "sinh ra" mình, hành tinh đã kéo ngài vào với Hệ Mặt trời, đó là Ea/sao Hải Vương. Khi Marduk tới gần sao Hải Vương, lực hấp dẫn của sao Hải Vương tác động lên hành tinh mới này rất lớn. Nó làm uốn cong đường đi của Marduk, "để thuận

tiện cho mục đích của mình".

Chắc hẳn lúc đó Marduk vẫn đang ở giai đoạn rất nóng dẻo. Khi đi ngang qua Ea/sao Hải Vương, lực hấp dẫn khiến cho bề mặt của Marduk phình lên, như thể hành tinh này có thêm "cái đầu thứ hai". Tuy nhiên trong giai đoạn này không có bộ phận nào của Marduk bị tách ra; nhưng đến khi Marduk tới gần Anu/sao Thiên Vương thì hàng chùm vật chất bắt đầu tách rời ra, kết quả hình thành nên 4 vệ tinh của Marduk. "Anu sinh ra và tạo hình cho 4 vị này, giao phó quyền năng lãnh đạo cho ông chủ". Được gọi là "những cơn gió", 4 vệ tinh này bị đẩy vào một quỹ đạo quay rất nhanh quanh Marduk, "cuốn đi như một cơn

lốc".

Thứ tự của cuộc hành trình này – đầu tiên là sao Hải Vương, sau đó là sao Thiên Vương – cho thấy Marduk đang tiến vào Hệ Mặt trời không phải theo chiều quỹ đạo vốn có (ngược chiều kim đồng hồ) mà theo chiều ngược lại, xuôi chiều kim đồng hồ. Trong quá trình di chuyển, hành tinh này nhanh chóng bị lực hấp dẫn và lực từ mạnh mẽ của Anshar/sao Thổ khổng lồ và sau đó là Kishar/sao Mộc tóm lấy. Đường đi của nó bị dịch chuyển dần vào trong – gần hơn với trung tâm của Hệ Mặt trời, hướng thẳng tới Tiamat. (Hình 106)

Hình 106

Đường đi của Marduk nhanh chóng bắt đầu ảnh hưởng đến Tiamat và các hành tinh ở phía trong (sao Hỏa, sao Kim, sao Thủy). "Ngài phun ra những dòng suối quấy rầy Tiamat; các vị thần không còn tĩnh tại mà lồng lộn như trong cơn bão."

Tuy đến đoạn này, những dòng ghi chép của người xưa bị hủy hoại một phần nhưng ta vẫn có thể đọc được rằng các hành tinh gần đó "nín thở.... nhắm mắt." Còn bản thân Tiamat "gần như mất trí" – rõ ràng là quỹ đạo của hành tinh này đã trở nên hỗn loạn.

Lực hấp dẫn của hành tinh đang tiến lại gần bắt đầu bóc tách các bộ phận ra khỏi Tiamat. Từ nhân của hành tinh này sinh ra 11 "quái vật", một đám vệ tinh "gầm gừ và giận dữ" "tự tách mình" ra khỏi cơ thể của bà và "diễu hành bên cạnh Tiamat". Lường trước việc đối mặt với Marduk đang xông tới, Tiamat "khoác lên người chúng những vầng hào quang", khiến cho chúng có vẻ ngoài của những

"vị thần" (hành tinh).

Điểm mang lại giá trị đặc biệt trong thiên sử thi này và ngành vũ trụ học của người Mesopotamia chính là vệ tinh chính của Tiamat có tên là KINGU, "con cả trong các vị thần, người đứng đầu đội quân của bà".

Bà nâng Kingu lên cao,

Giữa đám đông bà khiến chàng trở nên vĩ đại...

Bà tin tưởng giao vào tay chàng

Quyền chỉ huy tối cao của trận chiến.

Là đối tượng bị các luồng lực hấp dẫn

trái ngược nhau hút, vệ tinh lớn này của Tiamat bắt đầu chuyển hướng về phía Marduk. Kingu được trao Tấm bảng Sinh mệnh – quỹ đạo hành tinh của riêng mình

– điều khiến cho các hành tinh bên ngoài phiền lòng. Ai trao cho Tiamat cái quyền được sinh ra những hành tinh mới cơ chứ? Ea thắc mắc. Ngài trình bày vấn đề này với Anshar, sao Thổ khổng lồ:

Ngài kể lại với thần tất cả những mưu toan của Tiamat:

"... bà ta đã lập nên Đội quân đang sục sôi giận giữ...

bà ta có thêm những vũ khí vô song, đã sinh ra những vị

quái thần...

với 11 kẻ mà bà ta đã sinh ra;

từ những vị thần lập nên Đội quân đó,

bà ta đã đề bạt Kingu, đứa con cả lên làm thủ lĩnh...

bà ta trao cho hắn Tấm bảng Sinh mệnh,

buộc chặt nó trước ngực của hắn."

Quay về phía Ea, Anshar hỏi xem liệu vị thần này có thể lên đường tiêu diệt Kingu không. Chúng ta không biết câu trả lời vì tấm bảng đất sét ghi chép đoạn này bị hư hại, nhưng rõ ràng Ea đã không làm Anshar hài lòng, vì câu chuyện tiếp diễn với chi tiết Anshar hướng về phía Anu (sao Thiên Vương) để xem liệu vị thần

này có "lên đường chống lại Tiamat" hay không. Nhưng Anu "không có khả năng đối mặt với bà ta và quay lưng lại".

Trong thế cục hỗn loạn của vũ trụ, một trận đối đầu diễn ra, lần lượt từng vị thần một bước sang một bên. Sẽ không có ai đứng ra chiến đấu với Tiamat đang nổi cơn giận dữ ư?

Sau khi vượt qua sao Hải Vương và Thiên Vương, Marduk đang tiến gần đến Anshar (sao Thổ) và vành đai của nó. Điều này khiến Anshar nảy ra ý tưởng: "Mượn sức mạnh của hắn và biến hắn thành Người báo thù của chúng ta; hắn ta là kẻ dạn dày chiến trận: Marduk, Đấng Anh hùng!" Khi chạm vào vành đai sao

Thổ ("ngài hôn đôi môi của Anshar"), Marduk trả lời:

"Nếu quả thực ta được lựa chọn là Kẻ báo thù của các người

để đánh bại Tiamat và cứu mạng các người

Hãy triệu tập Hội đồng để tuyên bố ta là Đấng Tối cao của

Số mệnh!"

Điều kiện đặt ra thật táo bạo nhưng cũng rất đơn giản: Marduk và "số mệnh" của ngài – quỹ đạo quay quanh Mặt trời – phải trở thành Đấng Tối cao của tất cả các vị thần. Rồi sau đó Gaga, vệ tinh của Anshar/sao Thổ - và tương lai là sao

Diêm Vương – được thả ra:

Anshar mở miệng,

cất lời nói với Gaga, trợ thủ của mình...

"Hãy đi đường của ngươi, Gaga,

hãy đến đứng trước các vị thần,

và hãy nói lại với họ

những gì ta bảo với ngươi sau đây."

Khi đi qua các vị thần/hành tinh khác, Gaga hối thúc họ "đưa ra quyết định về Marduk". Quyết định này đúng như dự đoán: Các vị thần cảm thấy vô cùng vui mừng khi có người đứng ra chịu trách

nhiệm giải quyết vấn đề. Họ tung hô "Marduk là Đấng Tối cao!" và thúc giục ngài đừng phí thêm thời giờ: "Hãy lên đường và kết liễu mạng sống của Tiamat đi!"

Màn IV, trận chiến trên bầu trời bắt đầu khai diễn.

Các vị thần đã quyết định "số phận" của Marduk; họ tập trung năng lượng mình lại vào việc định hướng quỹ đạo của Marduk để ngài có thể đi theo một đường duy nhất – tiến thẳng vào trận chiến, một vụ va chạm với Tiamat.

Là một chiến binh dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, Marduk tự trang bị nhiều loại vũ khí. Ngài phủ lên người "ngọn lửa

sáng chói"; "ngài chế tạo một cây cung... kèm tên... ngài phóng ra tia chớp trước ngực"; và "sau đó ngài làm một tấm lưới để chụp lấy Tiamat vào bên trong." Đó là những danh từ phổ biến dùng để mô tả các hiện tượng thiên văn – những quả cầu sét xuất hiện khi 2 hành tinh gặp nhau, hấp lực ("tấm lưới") mà chúng tác động lẫn nhau.

Nhưng vũ khí chính của Marduk là các vệ tinh của mình, 4 "cơn gió" mà Uranus đã trang bị cho ngài khi Marduk đi qua hành tinh này: Gió Nam, Gió Bắc, Gió Đông, Gió Tây. Khi vượt qua những kẻ khổng lồ, sao Thổ và sao Mộc, bị hấp lực khủng khiếp của 2 hành tinh này tác động, Marduk "sinh ra" thêm 3 vệ tinh

nữa – Gió Quỷ, Gió Xoáy và Gió Vô Song.

Dùng các vệ tinh của mình như những "cỗ chiến xa bão tố", ngài "phóng 7 cơn gió mình tạo ra". Phía đối phương cũng đã sẵn sàng cho trận chiến:

Chúa tể xông lên, theo sau là các trợ thủ của mình;

Hướng tới và đối mặt với Tiamat đang giận dữ...

Chúa tể đến gần để thăm dò nội tình của Tiamat

Để nắm được thủ đoạn của Kingu, trợ thủ của bà ta.

Nhưng khi 2 hành tinh tiến đến gần nhau hơn, quỹ đạo của Marduk trở nên bất ổn:

Trong khi quan sát, đường đi của ngài trở nên xáo trộn,

Ngài bị chệch hướng tiến, hành động trở nên bối rối.

Ngay cả các vệ tinh của Marduk cũng bắt đầu bị chệch khỏi

quỹ đạo:

Khi các các vị thần, các trợ thủ của ngài

Đang sát cánh bên cạnh ngài,

Nhìn thấy Kingu can trường, ánh mắt họ trở nên mờ ảo.

Rốt cuộc các chiến binh có đụng độ nhau hay không?

Nhưng tử khí tràn ngập, lời thách đấu đã đưa ra dẫn đến một cuộc đụng độ không thể tránh khỏi. "Tiamat gầm lên một tiếng"... "Chúa tể hô gọi bão tố, thứ vũ khí đầy uy lực của ngài". Khi Marduk tiến đến gần hơn, "cơn tức giận" của Tiamat càng tăng cao; "bà ta nhảy lên giận dữ". Bà ta bắt đầu sử dụng những "lời nguyền" với Marduk – giống như những đợt sóng năng lượng mà Ea từng sử dụng chống lại Apsu và Mummu. Nhưng Marduk vẫn tiếp tục lao tới.

Tiamat và Marduk, những vị thần thông thái nhất,

Xông về phía đối phương;

Họ chuẩn bị có một trận quyết đấu,

Họ áp sát để chiến đấu.

Đến đây thì thiên sử thi bắt đầu mô tả trận chiến này, và kết quả là Trời và Đất đã được tạo ra.

Chúa tể tung lưới để bắt lấy bà ta;

Ngài phóng Gió Quỷ tấn công bà ta.

Tiamat há miệng ra để nuốt chửng nó

Ngài tiếp thêm năng lượng cho Gió Quỷ để nó khiến bà ta không khép miệng lại được.

Sau đó những Cơn gió ầm ầm lao tới tấn công vào bụng bà ta;

Thân thể bà ta phình lên; miệng há rộng

Ngài bắn vào đó một mũi tên, nó xé rách bụng bà ta;

Nó xuyên vào bên trong, xé nát nội tạng.

Ngài đánh bại, dập tắt hơi thở cuối cùng của bà ta.

Đây chính là lý thuyết cổ xưa nhất giải thích những câu hỏi về các hiện tượng thiên văn mà đến nay chúng ta vẫn còn chưa hiểu hết. (Hình 107) Một Hệ Mặt trời chưa ổn định gồm Mặt trời và 9 hành tinh khác đã bị một hành tinh lớn giống

như sao chổi từ bên ngoài vũ trụ xâm phạm. Đầu tiên, nó chạm trán với sao Hải Vương; sau đó, khi vượt qua sao Thiên Vương, sao Thổ và sao Mộc, quỹ đạo của nó đã bị uốn cong hoàn toàn hướng vào tâm Hệ Mặt trời và sản sinh ra 7 vệ tinh. Đường đi của nó gây nên một vụ va chạm không thể tránh khỏi với Tiamat, hành tinh tiếp theo trong Hệ Mặt trời.

A. Những "cơn gió" của Marduk va chạm với Tiamat và "thuộc hạ" của bà (do Kingu cầm đầu).

Nhưng 2 hành tinh này không va chạm với nhau, một thực tế vô cùng quan trọng về thiên văn: Chính các vệ tinh của

Marduk đâm vào Tiamat chứ không phải bản thân hành tinh này. Chúng khiến Tiamat "phình ra" và tạo ra một vết cắt lớn trên bề mặt hành tinh này. Qua những vết cắt, Marduk bắn một "mũi tên", một "tia sét thần thánh", một quả cầu sét khổng lồ phóng ra như một tia chớp từ thân thể tràn đầy năng lượng của Marduk, hành tinh "sáng chói". Khi đã xuyên được vào nội tạng của Tiamat, "mũi tên" này "dập tắt hơi thở cuối cùng của bà ta"

– vô hiệu hóa điện trường, hấp lực và từ trường của Tiamat, rồi "dập tắt" chúng.



Hình 107

Lần đụng độ đầu tiên giữa Marduk và Tiamat đã khiến cho Tiamat bị thương và mất đi sự sống; nhưng số phận cuối cùng của bà vẫn phải được quyết định bằng những đợt đụng độ tiếp theo. Kingu, thủ lĩnh vệ tinh số 1 của Tiamat cũng có số phận riêng. Nhưng số phận 10 vệ tinh nhỏ hơn còn lại của Tiamat đã được định đoạt ngay tức thì.

Sau khi ngài đánh bại Tiamat, kẻ cầm đầu,

Thuộc hạ của bà ta tan tác, đội quân của bà ta tan vỡ.

Những vị thần trợ thủ vốn luôn sát cánh

bên cạnh bà,

Run rẩy trong sợ hãi,

Chúng quay lưng bỏ chạy để bảo tồn mạng sống của mình.

Chúng ta có thể xác định được đội quân "tan tác...vỡ tan" run sợ và "quay lưng bỏ chạy" – đảo ngược quỹ đạo của mình này không?

Nếu xác định được thì chúng ta có thể đưa ra lời giải thích cho một câu hỏi khác về Hệ Mặt trời – hiện tượng sao chổi. Là những khối cầu vật chất nhỏ bé, chúng thường được xem là "các thành viên nổi loạn" của Hệ Mặt trời, vì chúng xuất hiện không tuân theo một quy luật

thông thường nào diễn ra trong quỹ đạo. Quỹ đạo của các hành tinh quay quanh Mặt trời (ngoại trừ sao Diêm Vương) gần như đều là hình tròn, còn quỹ đạo của sao chổi là đường thẳng kéo dài và đa số là những đường rất dài tới mức một số sao chổi biến mất khỏi tầm quan sát của chúng ta trong hàng trăm hay hàng ngàn năm. Các hành tinh (ngoại trừ sao Diêm Vương) quay quanh mặt trời trong một mặt phẳng chung, còn quỹ đạo của các sao chổi nằm trên nhiều mặt phẳng khác nhau. Quan trọng nhất là trong khi tất cả các hành tinh chúng ta biết đều quay quanh Mặt trời ngược chiều kim đồng hồ thì nhiều sao chổi lại di chuyển theo chiều ngược lại.

Các nhà thiên văn không thể giải thích được thế lực nào hay sự kiện nào đã tạo ra các sao chổi đó và ném chúng vào những quỹ đạo bất thường này. Câu trả lời của chúng tôi là Marduk. Càn quét theo chiều trái ngược, trong một mặt phẳng quỹ đạo riêng, hành tinh này đã làm tan tác và vỡ nát đống vệ tinh của Tiamat thành những sao chổi nhỏ hơn và hút chúng bằng hấp lực, hay còn được gọi là tấm lưới, của mình.

Bị cuốn vào tấm lưới, chúng thấy mình đang rơi vào bẫy...

Toàn bộ bè lũ quái vật từng sát cánh bên cạnh bà ta

Ngài tung ra những cái cùm trói chặt tay

chúng...

Bao vây chặt chẽ, chúng không thể thoát.

Sau khi trận chiến kết thúc, Marduk tước Tấm bảng Sinh mệnh khỏi tay Kingu (quỹ đạo độc lập của Kingu) và gắn nó vào ngực mình: đường đi của ngài được nắn thành quỹ đạo riêng vĩnh viễn trong Hệ Mặt trời. Từ nay trở đi, Marduk nhất định sẽ thường xuyên quay lại nơi trận chiến đã diễn ra.

"Đánh bại" Tiamat xong, Marduk hướng vào vũ trụ, quay xung quanh Mặt trời và trở lại quỹ đạo cũ qua các hành tinh bên ngoài: Ea/sao Hải Vương "người đạt được ước vọng về Marduk", Anshar/sao Thổ, "người lập nên chiến thắng của

Marduk". Sau đó quỹ đạo mới đưa Marduk trở lại với nơi mình đã gặt hái chiến thắng, "nhằm tăng cường sức mạnh kiềm chế những vị thần đã bị đánh bại" là Tiamat và Kingu.

Khi tấm màn của Màn V trong vở kịch được vén lên, chính từ đây – tuy chưa được thừa nhận cho tới tận ngày nay – câu chuyện Sáng Thế Ký trong Kinh thánh mới bắt đầu nhập vào "Thiên sử thi Sáng tạo Thế giới" của người Mesopotamia; bởi từ đây câu chuyện về Sáng tạo Trời và Đất mới thực sự bắt đầu.

Sau khi hoàn thành vòng quay đầu tiên xung quanh Mặt trời, Marduk "quay trở

lại chỗ Tiamat, kẻ đã bị ngài khuất phục".

Chúa tể dừng lại quan sát thi thể vô hồn của bà ta.

Sau đó ngài khéo léo lên kế hoạch chặt đôi con quái vật này.

Rồi ngài xẻ bà ta ra thành 2 phần như một con trai.

Giờ đây Marduk mới thực sự tự mình chạm vào hành tinh đã bị đánh bại, chia Tiamat thành 2 phần, cắt rời "đầu lâu", hay phần thân trên của bà ta. Sau đó, một vệ tinh khác của Marduk là Gió Bắc lao vào phần thi thể bị cắt rời này. Cú va chạm lớn đã tác động mạnh vào phần

hành tinh này và đẩy nó – với định mệnh trở thành Trái Đất – vào một quỹ đạo mà chưa hành tinh nào đi vào trước đó:

Chúa tể dẫm chân lên phần dưới thi thể của Tiamat;

Ngài cắt rời chiếc đầu lâu bằng vũ khí của mình;

Ngài bóc những mạch máu của bà ta ra;

Và sai Gió Bắc mang nó đi

Tới nơi không ai biết đến.

Trái đất đã được tạo ra!

Phần thi thể phía dưới lại chịu số phận

khác: ở vòng quay thứ hai, Marduk đã đâm vào nó, nghiền nát nó thành từng mảnh (Hình 108):

Nửa (còn lại) của bà ta được ngài làm thành bầu trời:

Cố định chúng với nhau, ngài sắp xếp vị trí cho chúng như một lính gác...

Ngài uốn cong đuôi của Tiamat thành chiếc vòng trang sức Dải băng Lớn.

Những mảnh vỡ của nửa còn lại này được chế tác thành một "chiếc vòng trang sức" trên bầu trời, với vai trò là một bức màn nằm chắn giữa các hành tinh bên trong và bên ngoài. Chúng được dàn thành một "dải băng lớn". Vành đai

thiên thể đã hình thành.

Các nhà thiên văn và nhà vật lý đều thừa nhận nhiều điểm khác biệt lớn giữa các hành tinh bên trong hay còn gọi là "thế gian" (sao Thủy, sao Kim, Trái đất, Mặt trăng và sao Hỏa) với các hành tinh bên ngoài (sao Mộc và các hành tinh ở xa hơn nữa), 2 nhóm hành tinh này được phân biệt bằng vành đai thiên thể. Chúng ta có thể khẳng định rằng qua thiên sử thi này người Sumer cổ đại rõ ràng đã nhận biết được những hiện tượng thiên văn đó.

Ngoài ra, đây lần đầu tiên chúng ta có được một lời giải thích mạch lạc cả về thiên văn lẫn khoa học cho các hiện tượng thiên văn dẫn đến sự biến mất của

"hành tinh mất tích" và sự hình thành sau đó của vành đai thiên thể (cộng thêm cả sao chổi) và Trái đất. Sau khi một vài vệ tinh và quả cầu điện từ của Marduk xẻ Tiamat làm đôi, một vệ tinh khác của Marduk đẩy phần thân trên của Tiamat vào một quỹ đạo mới và trở thành Trái đất của chúng ta ngày nay; còn Marduk, ở vòng quay thứ hai của mình quanh Mặt trời đã nghiền nát phần dưới của Tiamat thành từng mảnh và rải chúng thành một dải thiên thể lớn.

B. Tiamat bị xẻ làm đôi: nửa nát vụn là Trời – Vành đai Thiên thể; nửa còn lại, Trái đất, bị vệ tinh "Gió Bắc" của Marduk đẩy vào một quỹ đạo mới. Vệ tinh chính của Tiamat, Kingu, trở thành

Mặt trăng của Trái đất, các vệ tinh còn lại trở thành sao chổi.

Mọi câu hỏi mà chúng ta đặt ra lần lượt được "Thiên sử thi Sáng tạo" trả lời trong quá trình chúng ta giải mã nó. Ngoài ra, chúng ta cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi tại sao các lục địa trên Trái đất lại tập trung về một phía và một hố sâu (đáy Thái Bình Dương) nằm ở phía đối diện. Việc "những dòng nước" của Tiamat được nhắc đi nhắc lại cũng giúp ta sáng tỏ nhiều điều. Bà được gọi là Quái vật Nước và việc Trái đất, một phần của Tiamat, được trao cho những dòng nước này là hợp lý. Thực tế, một số chuyên gia mô tả Trái đất là "Hành tinh Đại dương" – vì nó là hành tinh duy nhất

trong số các hành tinh chúng ta biết trong Hệ Mặt trời được ban cho nguồn nước làm nảy sinh sự sống.



Hình 108

Tuy các giả thiết này có vẻ mới mẻ nhưng chúng đã được các nhà tiên tri và nhà hiền triết coi là sự thật qua Kinh Cựu ước. Nhà tiên tri Isaiah nhớ lại "những ngày nguyên thủy" khi Đức Chúa hùng mạnh "tạc nên Kẻ Ngạo mạn, khiến cho con Quái vật Nước quay tròn, làm khô cạn những dòng nước của Tehom-Raba". Gọi Đức Giê-hô-va là "Đức Vua nguyên thủy của ta", Vua David đã dẫn ra trong một số đoạn Kinh thánh quan điểm về vũ trụ của thiên sử thi Sáng tạo. "Bằng quyền năng của mình, ngài làm tiêu tan những dòng nước; thủ lĩnh của những con quái vật nước cũng bị ngài làm cho tan

rã." Sách Job mô tả việc Đức Chúa đánh bại "các trợ thủ của Kẻ Ngạo mạn"; và ca ngợi Ngài với những kiến giải về thiên văn ấn tượng:

Chiếc vòm bị đập vỡ rải ra khắp chốn Tehom,

Trái đất lơ lửng trong không trung...

Quyền lực của ngài tóm lấy những dòng nước,

Năng lượng của ngài xẻ đôi Kẻ Ngạo mạn;

Ngọn gió của ngài tung ra Chiếc Vòng trang sức;

Bàn tay của ngài tiêu diệt con giao long.

Hiện nay các học giả nghiên cứu Kinh thánh công nhận rằng từ Tehom trong tiếng Hebrew ("vùng nước sâu") có nguồn gốc là từ Tiamat; rằng Tehom-Raba có nghĩa là "Tiamat vĩ đại" và rằng những kiến giải trong Kinh thánh về các sự kiện từ thuở nguyên sơ được dựa trên các sử thi về vũ trụ của người Sumer. Hơn nữa, trong số những sự tương đồng này thì thứ đầu tiên và có trước là đoạn mở đầu của cuốn Sáng Thế Ký mô tả Thần khí của Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước Tehom và tia sét của Thiên Chúa (Marduk trong sử thi Babylon) thắp sáng bóng tối của vũ trụ khi nó đánh trúng và tách đôi Tiamat, tạo ra Trái đất

và Rakia (nghĩa đen là chiếc vòng trang sức được gò"). Dải thiên thể này (ngày nay được dịch là "vòm trời") được gọi là "Trời".

Cuốn Sáng Thế Ký (1:8) ghi rõ rằng chiếc "vòm" này đã được Thiên Chúa gọi là "Trời" (shamaim). Các ghi chép của người Akkad cũng gọi phần bầu trời này là "chiếc vòng trang sức được gò" (rakkis) và kể lại việc Marduk kéo căng phần thân dưới của Tiamat đến lúc 2 đầu của nó gần chạm nhau, buộc chặt nó lại thành một vòng tròn lớn vĩnh cửu. Các ghi chép của người Sumer cũng khẳng định rằng "vòm trời" cụ thể vốn khác biệt với khái niệm thông thường về bầu trời và vũ trụ này chính là vành đai thiên

thể.

Trái đất của chúng ta và vành đai thiên thể này là "Trời và Đất" trong cả Kinh thánh và các tư liệu của người Mesopotamia, được tạo ra khi Tiamat bị vị Chúa tể đoạn thây.

Sau khi vệ tinh Gió Bắc của Marduk đẩy Trái đất sang vị trí mới, Trái đất có được quỹ đạo của riêng mình – quay quanh Mặt trời (kết quả chúng ta có các mùa) và tự quay quanh trục của mình (ngày và đêm). Các ghi chép của người Mesopotamia nói rằng một trong những nhiệm vụ của Marduk sau khi tạo ra Trái đất là "ban cho [Trái đất] ngày Mặt trời và đặt ra giới hạn giữa ngày và đêm".

Các khái niệm trong Kinh thánh cũng giống như vậy:

Và Thiên Chúa phán rằng:

"Phải có những vầng sáng trên vòm trời,

để phân rẽ Ngày với Đêm;

để chúng làm dấu chỉ

xác định các Mùa, các Ngày và các Năm".

Các học giả đương đại tin rằng sau khi Trái đất trở thành một hành tinh thì nó là một quả cầu nóng rực với những miệng núi lửa phun trào tung mây mù lên bầu trời. Khi nhiệt độ bắt đầu nguội dần, hơi

ẩm ngưng tụ thành nước, phân rẽ bề mặt Trái đất thành đất liền và đại dương.

Tấm bảng đất sét thứ 5 trong bộ Enuma Elish tuy bị hư hại nặng nhưng vẫn thể hiện những thông tin khoa học giống hệt trên. Với việc mô tả những dòng dung nham phun ra là "nước bọt" của Tiamat, thiên sử thi Sáng tạo đã mô tả chính xác hiện tượng này diễn ra trước sự hình thành bầu khí quyển, các đại dương của Trái đất và các lục địa. Sau khi "gom nước trong các đám mây", các đại dương bắt đầu hình thành và "nền móng" của Mặt đất – các lục địa – trồi lên. Khi quá trình nguội dần diễn ra, mưa và sương mù xuất hiện. Trong khi đó, những dòng "nước bọt" tiếp tục phun ra, "trải thành

từng lớp", tạo nên địa hình Trái đất.

Một lần nữa, những điều tương tự được nhắc tới rõ ràng trong Kinh thánh:

Và Thiên Chúa phán:

"Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi,

để lộ ra đất cạn."

Liền có như vậy.

Trái đất cùng với các đại dương, lục địa và bầu khí quyển giờ đây đã sẵn sàng để hình thành nên những dãy núi, sông suối, thung lũng. Việc coi tất cả những sự sáng tạo này là công lao của Chúa tể Marduk,

thiên sử thi Enuma Elish tiếp tục câu chuyện:

Sau khi đẩy đầu của Tiamat [Trái đất] vào đúng vị trí,

Ngài gọi lên những dãy núi ở trên đó.

Ngài khơi những dòng suối, những dòng nước cuốn đi.

Từ đôi mắt của bà ta ngài giải phóng dòng sông Tigris và Euphrates.

Từ đầu nhũ hoa của bà ta ngài tạo thành những rặng núi hùng vĩ,

Khơi dòng chảy của suối, để nước chảy ra.

Giống như các phát hiện đương đại, cả cuốn Sáng Thế Ký và Enuma Elish cùng các ghi chép khác có liên quan của người Mesopotamia đều cho rằng sự sống khởi đầu từ những dòng nước, tiếp đó là "những sinh vật leo trèo" và "loài chim biết bay". Chỉ đến lúc này "các sinh vật tùy loài như gia súc, các loài bò sát và súc vật" xuất hiện trên Trái đất và đỉnh điểm là sự xuất hiện của Con người – hành động Sáng tạo cuối cùng.

***

Là một phần trong trật tự thiên thể mới của Trái đất, Marduk "đã khiến cho Mặt trăng xuất hiện... và giao cho Mặt trăng nhiệm vụ đánh dấu điểm giao giữa ngày

và đêm, xác định các ngày trong tháng".

Vậy vị thần Mặt trăng này là ai? Trong ghi chép này ông được gọi là SHESH.KI ("vị Thần Bảo vệ Trái đất"). Phần trước của ghi chép này chưa hề đề cập đến hành tinh nào với cái tên này; nhưng ở phần này lại đề cập đến hình ảnh: Ông ta "bị ảnh hưởng bởi sức ép [trường hấp lực] của bà ta". Bà ta ở đây là ai: Tiamat hay Trái đất?

Theo các ghi chép này thì vai trò của Tiamat và Trái đất dường như có thể hoán đổi nhau. Trái đất là hiện thân của Tiamat. Mặt trăng được gọi là "người bảo vệ" cho Trái đất, đó chính là danh hiệu mà Tiamat đặt cho Kingu, vệ tinh

chính của mình.

Thiên sử thi Sáng tạo không gộp Kingu vào "đội quân" tan tác và bị biến thành những sao chổi có quỹ đạo ngược chiều quay quanh Mặt trời của Tiamat. Sau khi Marduk hoàn thành vòng quay đầu tiên của mình quanh Mặt trời và trở lại chiến trường cũ, ngài quyết định số phận của Kingu:

Và Kingu, kẻ từng cầm đầu bọn chúng,

Ngài làm co lại;

Ngài gọi chàng ta là thần DUG.GA.E

Ngài tước khỏi tay chàng ta Tấm bảng Sinh mệnh,

Vốn không thuộc về chàng ta.

Sau đó Marduk không phá hủy Kingu. Ngài trừng phạt chàng bằng cách tước đoạt quỹ đạo độc lập mà Tiamat đã trao khi kích thước của chàng phát triển hơn. Tuy bị co lại thành hành tinh nhỏ hơn nhưng Kingu vẫn là một "vị thần" – một hành tinh trong Hệ Mặt trời. Khi không có quỹ đạo riêng, chàng chỉ có thể trở lại vị trí một vệ tinh. Khi phần thân trên của Tiamat bị đẩy vào quỹ đạo mới (trở thành Trái đất), chúng tôi cho rằng Kingu cũng bị kéo theo. Theo quan điểm của chúng tôi, Mặt trăng ngày nay chính là Kingu, trước đây vốn là vệ tinh của Tiamat.

Bị biến thành một duggae, Kingu đã bị tước đi "nguồn sống" của mình – bầu khí quyển, nước, chất phóng xạ; kích cỡ bị thu nhỏ và trở thành "một đống đất sét vô hồn". Thuật ngữ này của người Sumer đã mô tả chính xác Mặt trăng không có sự sống của chúng ta, lịch sử mới được khám phá của nó và định mệnh xảy đến với vệ tinh vốn khởi đầu là một KIN.GU ("sứ giả vĩ đại") và kết thúc là một DUG.GA.E ("bình chì") này.

L. W. King (The Seven Tablets of Creation – tạm dịch: 7 Tấm bảng sử thi Sáng tạo) cho biết về sự tồn tại của 3 mảnh của một tấm đất sét về thiên văn, thần thoại học trình bày một dị bản về trận chiến của Marduk với Tiamat, trong

đó có những câu thơ đề cập đến cách Marduk giải quyết Kingu. "Kingu, chồng của bà ta, bị ngài cắt đứt không phải bằng một vũ khí chiến đấu... Tấm bảng Sinh mệnh bị ngài tước khỏi tay." B. Landesberger nỗ lực (năm 1923, trong cuốn Archiv fur Keilschriftforschung – tạm dịch: Nghiên cứu chữ hình nêm) chỉnh sửa và dịch đầy đủ bản ghi chép trên đã khẳng định tính hoán đổi lẫn nhau giữa 3 cái tên Kingu/Ensu/Mặt trăng.

Những ghi chép này không những xác nhận kết luận của chúng tôi rằng vệ tinh chính của Tiamat đã trở thành Mặt trăng mà còn giải thích cho những phát hiện của NASA về vụ va chạm khủng khiếp "khi thiên thể có kích thước bằng một

thành phố lớn đâm vào Mặt trăng". Cả các phát hiện của NASA và ghi chép do L. W. King tìm thấy đều mô tả Mặt trăng là "một hành tinh hoang vu".

Người ta đã tìm thấy nhiều con dấu lăn mô tả trận chiến trên bầu trời này, trong đó Marduk đang chiến đấu với một vị nữ thần dữ tợn. Một con dấu trong số đó khắc họa cảnh Marduk đang bắn tia sét của mình vào Tiamat, còn Kingu, được xác định rõ ràng bằng hình ảnh Mặt trăng, thì đang tìm cách bảo vệ Tiamat, người đã tạo ra mình. (Hình 109)

Hình 109

Những bằng chứng hình ảnh cho thấy Mặt trăng của Trái đất và Kingu là cùng một vệ tinh càng được củng cố hơn bằng hiện tượng từ nguyên rằng tên của thần SIN, sau này được gắn với Mặt trăng, có

nguồn gốc từ từ SU.EN ("chúa tể vùng đất ngập nước").

Sau khi chia cắt Tiamat và Kingu, Marduk lại một lần nữa "băng qua bầu trời và quan sát các khu vực". Lần này ngài chú mục vào "nơi ở của Nudimmud" (sao Hải Vương) để quyết định "số phận" cuối cùng của Gaga, vệ tinh trước đây của Anshar/sao Thổ đóng vai trò là "sứ giả" liên lạc với các hành tinh khác.

Thiên sử thi này cũng mô tả một trong những hành động cuối cùng của Marduk trên bầu trời là đưa vị thần này "vào một nơi bí mật", một quỹ đạo đối diện với "vùng thẳm sâu" (khoảng không vũ trụ)

mà đến nay chúng ta vẫn chưa biết tới và tin tưởng giao cho chàng "quyền cố vấn của Vùng Nước Thẳm sâu". Cùng với vị trí mới này, hành tinh đó được đổi tên thành US.MI ("người chỉ đường"), hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta, đó là sao Diêm Vương.

Theo thiên sử thi Sáng tạo, thì Marduk đã từng có lần khoe khoang rằng "Ta sẽ khéo léo thay đổi đường đi của các vị thần trên trời... chia họ thành 2 nhóm".

Và thực tế vị thần này đã làm được như vậy. Ngài loại bỏ khỏi bầu trời người đồng hành đầu tiên của Mặt trời trong quá trình Sáng tạo là Tiamat. Ngài tạo nên Trái đất, đẩy nó vào một quỹ đạo

mới gần Mặt trời hơn. Ngài gò nên một "vòng trang sức" trên bầu trời – vành đai thiên thể tách bạch nhóm các hành tinh bên trong và bên ngoài. Ngài biến phần lớn các vệ tinh của Tiamat thành sao chổi; vệ tinh chính Kingu được ngài đặt vào một quỹ đạo mới quay quanh Trái đất để trở thành Mặt trăng. Ngài tách vệ tinh Gaga ra khỏi sao Thổ, biến nó thành sao Diêm Vương, trao cho nó một số đặc điểm về quỹ đạo của chính mình (chẳng hạn như một mặt phẳng quỹ đạo mới).

Những câu hỏi về Hệ Mặt trời của chúng ta – những đại dương trên Trái đất, cảnh tàn phá trên Mặt trăng, quỹ đạo ngược chiều của các sao chổi, các hiện tượng bí ẩn của sao Diêm Vương – tất cả đều

được giải đáp một cách thỏa đáng trong thiên sử thi Sáng tạo của người Mesopotamia sau khi được chúng ta giải mã.

Khi "bố trí vị trí" cho các hành tinh khác xong, Marduk tự chọn cho mình "vị trí Nibiru", "băng qua bầu trời và quan sát" Hệ Mặt trời mới. Giờ đây Hệ Mặt trời đã bao gồm cả thảy 12 thiên thể và được 12 vị Thần Vĩ đại cai quản. (Hình 110)



Hình 110

8. VƯƠNG VỊ

CỦA THIÊN

ĐƯỜNG

Các nghiên cứu về "Thiên sử thi Sáng tạo" và những tư liệu liên quan (như cuốn The Babylonian Epic of Creation – tạm dịch: Sử thi Sáng tạo của người Babylon của S. Langdon) cho thấy vào khoảng sau năm 2000 TCN, Marduk, con trai của Enki là người giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành ngôi vị thần linh tối cao với Ninurta, con trai của Enlil. Sau đó, người Babylon đã tiến

hành chỉnh sửa "Thiên sử thi Sáng tạo" gốc của người Sumer, xóa bỏ tất cả những điều liên quan đến Ninurta và đặc biệt là Enlil, rồi đặt lại tên cho hành tinh xâm nhập là Marduk.

Sự phù hợp thực sự của Marduk với vị trí "Chúa tể của các vị Thần" trên Trái đất được đi kèm với việc gán cho vị thần này biểu tượng hành tinh của người Nefilim, Hành tinh thứ Mười hai. Ngoài ngôi vị "Chúa tể của các vị Thần trên Trời – các hành tinh", Marduk cũng là "Vua của Thiên đường".

Lúc đầu, một số chuyên gia tin rằng Marduk là sao Bắc Đẩu hoặc một ngôi sao sáng nào đó xuất hiện trên bầu trời

Mesopotamia vào thời điểm xuân phân bởi vì Marduk được miêu tả là một "thiên thể sáng ngời". Nhưng Albert Schott (Marduk und sein Stern – tạm dịch: Marduk và ngôi sao của mình) và những người cộng sự của mình đã chứng minh một cách thuyết phục rằng tất cả các ghi chép thiên văn cổ đại đều khẳng định Marduk là một thành viên trong Hệ Mặt trời.

Trong một số ghi chép khác, Marduk được gọi là "Thiên thể Vĩ đại" và "Đấng Soi sáng" nên có giả thuyết cho rằng Marduk là một vị Thần Mặt trời của người Babylon, giống như thần Ra của người Ai Cập, vị thần cũng được các chuyên gia coi là một Thần Mặt trời. Các

ghi chép mô tả Marduk là người "cai quản những đỉnh cao của bầu trời xa... khoác trên mình vầng hào quang chói sáng huy hoàng" có vẻ ủng hộ giả thuyết này. Nhưng cũng chính các ghi chép này lại cho rằng "ngài quan sát các xứ sở như thần Shamash (Mặt trời))". Nếu như Marduk về phương diện nào đó giống như Mặt trời thì dĩ nhiên vị thần này không thể là Mặt trời được.

Nếu Marduk không phải là Mặt trời thì là hành tinh nào? Các ghi chép thiên văn cổ đại không đưa ra một hành tinh nào phù hợp. Dựa vào các giả thuyết về những tên gọi nhất định (chẳng hạn như Con trai thần Mặt trời), một số chuyên gia cho rằng đó là sao Thổ. Với mô tả rằng

Marduk là một hành tinh màu đỏ cũng đưa sao Hỏa vào vị trí ứng viên. Nhưng các ghi chép này đặt Marduk ở markas shame ("trung tâm của Trời") và điều này thuyết phục đa số các chuyên gia rằng đặc điểm này phải thuộc về sao Mộc, hành tinh nằm ở chính giữa hàng các hành tinh:

sao Mộc

Sao Mộc Sao Kim Trái đất Sao Hỏa Sao Thổ Sao Thiên Vương

Sao Hải Vương Sao Diêm Vương

Tuy nhiên giả thuyết này lại chứa đựng mâu thuẫn. Chính những chuyên gia đưa ra giả thuyết này lại có quan điểm rằng người Chaldea không biết đến những

hành tinh bên ngoài sao Thổ. Họ coi Trái đất là một hành tinh, trong khi vẫn khăng khăng quan điểm rằng người Chaldea coi Trái đất là một chiếc đĩa phẳng nằm ở trung tâm của hệ hành tinh. Và họ loại trừ Mặt trăng, hành tinh được người Mesopotamia coi là một trong số các "vị thần trên trời". Quan điểm đánh đồng giữa Hành tinh thứ Mười hai với sao Mộc hoàn toàn không hợp lý.

"Thiên sử thi Sáng tạo" khẳng định rõ ràng rằng Marduk là một kẻ xâm nhập từ bên ngoài Hệ Mặt trời, vượt qua các hành tinh vòng ngoài (bao gồm sao Thổ và sao Mộc) trước khi va chạm với Tiamat. Người Sumer gọi hành tinh này là NIBIRU, "hành tinh băng qua" và dị

bản sử thi của người Babylon chứa đựng những thông tin thiên văn sau:

Hành tinh NIBIRU:

Ngài chiếm cứ Đường xuyên Trời và Đất.

Phía trên và phía dưới, không ai được băng qua;

Họ phải chờ ngài.

Hành tinh NIBIRU:

Hành tinh rực sáng trên bầu trời. Ngài chiếm vị trí trung tâm;

Họ phải tỏ lòng kính trọng ngài.

Hành tinh NIBIRU:

Ngài là đấng không biết mệt mỏi Tiếp tục băng qua giữa Tiamat.

Hãy để "BĂNG QUA" là tên của ngài Đấng chiếm giữ vị trí trung tâm.

Những dòng thơ này cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ sung đầy thuyết phục rằng sau khi phân chia các hành tinh khác thành 2 nhóm, Hành tinh thứ Mười hai "tiếp tục băng qua trung tâm của Tiamat": Quỹ đạo của nó không ngừng đưa hành tinh này trở lại chiến trường nơi trận chiến xảy ra, nơi Tiamat từng tồn tại.

Chúng tôi thấy rằng những ghi chép thiên văn phức tạp về các chu kỳ cũng như danh sách các hành tinh theo thứ tự sắp

xếp cũng cho rằng Marduk đã xuất hiện ở đâu đó giữa sao Mộc và sao Hỏa. Vì người Sumer biết đến tất cả các hành tinh này nên sự xuất hiện của Hành tinh thứ Mười hai ở "vị trí trung tâm" càng khẳng định kết luận của chúng tôi:

Marduk

Sao Thủy Sao Kim Mặt trăng

Sao

Mộc  Sao Thiên vương

Sao Thổ Trái đất Sao Hỏa

Sao

Hải vương Sao Diêm vương

Nếu quỹ đạo của Marduk đưa hành tinh này trở lại nơi Tiamat từng tồn tại, vị trí khá gần Trái đất ngày nay (giữa sao Hỏa và sao Mộc) thì tại sao chúng ta chưa từng thấy hành tinh này, vốn được cho là một hành tinh lớn và rất sáng?

Các ghi chép của người Mesopotamia cho rằng Marduk đang di chuyển tới những khu vực chưa ai biết đến trên bầu trời và những nơi xa xôi của vũ trụ. "Ngài quét qua những tri thức ẩn giấu... nhìn thấu mọi ngóc ngách của vũ trụ." Vị thần này được mô tả là "người giám sát", với một quỹ đạo cho phép ngài bao quát tất cả các hành tinh khác. "Ngài nắm hết dải băng [quỹ đạo] của họ", tạo một "chiếc vòng" bao quanh họ. Quỹ đạo của

ngài "cao hơn" và "rộng hơn" bất cứ hành tinh nào khác. Theo quan điểm của Franz Kugler (Sternkunde und Sterndienst in Babylon – tạm dịch: Thiên văn học và các chòm sao ở Babylon) thì Marduk là một thiên thể di chuyển rất nhanh với quỹ đạo hình elip rất lớn giống như một sao chổi.

Quỹ đạo hình elip lấy Mặt trời làm tâm trọng lực có một điểm cực viễn – điểm xa nhất tính từ Mặt trời, nơi hành tinh bắt đầu quay vòng lại – và một điểm cực cận

– điểm gần Mặt trời nhất, nơi hành tinh bắt đầu trở lại khoảng không vũ trụ. Chúng tôi thấy rằng 2 điểm "căn cứ" này trong thực tế gắn liền với Marduk trong các ghi chép của người Mesopotamia.

Các ghi chép của người Mesopotamia mô tả hành tinh này đi từ AN.UR ("Căn cứ của Thiên đường") tới E.NUN ("Cung điện Chúa tể"). Thiên sử thi Sáng tạo nói về Marduk như sau:

Ngài băng qua Thiên đường và giám sát các khu vực...

Chúa tể ước tính cấu trúc của vùng Thẳm sâu.

Ngài dựng lên cung điện nổi bật E-Shara

;

E-Shara là cung điện vĩ đại trên Thiên đường mà ngài lập nên.

Một "cung điện" "nổi bật" như vậy –

nằm xa xôi nơi vùng Thẳm sâu của không gian vũ trụ. Một cung điện khác được lập tại "Thiên đường", trong vành đai thiên thể, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. (Hình 111)

Hình 111

Tiếp nối những lời dạy của các tổ tiên người Sumer, Abraham của thành Ur, người Hebrew cổ đại cũng gắn vị thần

tối cao của mình với hành tinh tối cao. Giống như những ghi chép của người Mesopotamia, Kinh Cựu ước cũng mô tả về "Thiên Chúa" với cung điện trên "tầng cao Thiên đường", nơi ngài "quan sát những hành tinh đầu tiên xuất hiện"; một Thiên Chúa vô hình trên Thiên đường "di chuyển theo đường tròn". Sách Job dùng những câu thơ đặc biệt để mô tả về vụ va chạm trên bầu trời, gián tiếp khẳng định với chúng ta về hành tinh, nơi Thiên Chúa đến:

Trên vùng Thẳm sâu ngài vạch ra một quỹ đạo;

Nơi ánh sáng và bóng tối [hòa trộn]

Là giới hạn xa nhất của ngài.

Sách Thánh Vịnh cũng chỉ ra hành trình vĩ đại của hành tinh này rõ ràng không kém:

Thiên đường tượng trưng cho vinh quang Đức Chúa;

Chiếc Vòng trang sức thể hiện việc làm của ngài...

Ngài tiến đến như một quan viên từ trên vòm trời;

Như một vận động viên ngài quay lại đường chạy.

Ngài xuất phát từ cuối Thiên đường,

Và chạy theo vòng tròn đến đích.

Được coi là kẻ lữ hành vĩ đại trên Thiên đường, bay trên những tầng cao vời vợi tới nơi cực viễn và rồi "đáp xuống, vòng trở lại Thiên đường" tại điểm cực cận, hành tinh này được khắc họa là một Quả cầu Có cánh.

Với bất kỳ di tích nào của các dân tộc vùng Cận Đông được khai quật ở bất cứ đâu, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy ở đó biểu tượng Quả cầu Có cánh, nhưng chủ yếu là ở các đền thờ và cung điện, được chạm trên các tảng đá, khắc trên các con dấu lăn, vẽ trên tường. Biểu tượng này gắn liền với các vị vua và giáo sỹ, nằm trên vương miện của họ, "bay lượn" trên đầu họ trong các trận chiến, được khắc vào các cỗ chiến mã xa của họ. Các đồ

vật bằng đất sét, kim loại, đá và gỗ được trang trí bằng biểu tượng này. Các vị vua của Sumer và Akkad, Babylon và Assyria, Elam và Urartu, Mari và Nuzi, Mitanni và Canaan – tất cả đều mang biểu tượng này. Các vị vua Hittite, các pharaoh Ai Cập, các shar Ba Tư – tất cả đều tuyên bố vị thế tối cao của biểu tượng này (và ý nghĩa của nó). Biểu tượng này đã tồn tại trong nhiều thiên niên kỷ. (Hình 112)

Tâm điểm của các tín ngưỡng tôn giáo và nền thiên văn học của thế giới cổ đại là niềm tin rằng Hành tinh thứ Mười hai – "Hành tinh của các vị Thần" vẫn nằm trong Hệ Mặt trời và quỹ đạo cực lớn của hành tinh này sẽ đưa nó định kỳ quay

trở lại khu vực gần Trái đất. Ký hiệu tượng hình của Hành tinh thứ Mười hai, "Hành tinh Băng qua" là một hình chữ thập. Ký tự hình nêm của nó, cũng có nghĩa là "Anu" và "thần linh", được phát triển từ chữ cái tav, trong tiếng Semite có nghĩa là "dấu hiệu".

Thực tế, tất cả các dân tộc ở thế giới cổ đại đều coi sự xuất hiện thường kỳ của Hành tinh thứ Mười hai là một dấu hiệu của những biến cố, những thay đổi lớn và những kỷ nguyên mới. Các ghi chép của người Mesopotamia nói về sự xuất hiện thường kỳ của hành tinh này như một sự kiện có thể biết trước và quan sát được:

Hành tinh vĩ đại:

Khi ngài xuất hiện với màu đỏ thẫm. Ngài chia đôi bầu trời

và đứng đó như Nibiru.

Đa phần các ghi chép cho rằng sự trở lại của hành tinh này là lời sấm truyền dự đoán về tác động của hiện tượng này lên Trái đất và Con người. R. Campbell Thompson (Reports of the Magicians and Astronomers of Nineveh and Babylon – tạm dịch: Báo cáo của các Pháp sư và Nhà thiên văn Nineveh và Babylon) đã tái tạo lại một số ghi chép như thế, những ghi chép lần theo đường đi của hành tinh này khi nó "bao quanh vị trí sao Mộc" và tới điểm băng qua, Nibiru:

Từ vị trí của sao Mộc

Hành tinh này đi về phía tây,

Thời kỳ cuộc sống yên bình xuất hiện.

Không khí hòa bình chan hòa bao trùm xứ sở.

Từ vị trí của sao Mộc Hành tinh này sáng dần lên

và trở thành Nibiru trong Cung Cự Giải, Akkad sẽ ngập tràn trong sự sung túc, vua Akkad sẽ trở nên hùng mạnh.

Nếu Nibiru đi đến cực điểm...

Cư dân các xứ sẽ sinh sống yên bình,

Các vị vua thù địch sẽ trở nên hòa hoãn,

Các vị thần sẽ nhận những lời cầu nguyện và nghe những lời

thỉnh cầu.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của hành tinh này cũng được dự đoán là sẽ gây ra mưa và lụt lội do tác động lớn của lực hấp dẫn của nó:

Nếu Hành tinh Vương quyền trên Thiên đường

trở nên sáng hơn,

sẽ có lụt lội và mưa gió...

Nếu Nibiru đi đến điểm cực cận

các vị thần sẽ ban hòa bình

mọi rắc rối sẽ bị quét sạch,

những lời than phiền sẽ được giải quyết.

Mưa gió và lụt lội sẽ đến.

Giống như các nhà hiền triết Mesopotamia, các nhà tiên tri Hebrew cũng coi thời điểm hành tinh này tới gần Trái đất và Con người là lúc mở ra một thời đại mới. Những nét tương đồng giữa những lời sấm truyền của người Mesopotamia về hòa bình và thịnh

vượng đến cùng với Hành tinh Vương quyền trên Thiên đường với những lời tiên tri trong Kinh thánh về hòa bình và công lý được thiết lập trên Trái đất sau Ngày của Đức Chúa được thể hiện rõ nhất trong những lời sau của Isaiah:

Và nó sẽ đến để vượt qua Ngày Tận thế:

... Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia

và phân xử cho muôn dân tộc.

Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,

rèn giáo mác nên liềm nên hái.

Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau.

Đối lập với những phúc lành của thời đại mới sau Ngày của Đức Chúa, Kinh Cựu ước mô tả Ngày của Đức Chúa là ngày mưa gió, lụt lội và động đất. Nếu chúng ta coi những đoạn Kinh thánh này cũng như những lời sấm truyền của người Mesopotamia đang đề cập đến việc Trái đất đến gần một hành tinh lớn có lực hấp dẫn mạnh thì ta có thể hiểu rõ những lời của nhà tiên tri Isaiah:

Trên núi non có tiếng ồn ào nhộn nhịp,

như tiếng một đoàn người đông đảo.

như tiếng náo động xôn xao ở các vương

quốc,

khi các dân tộc họp lại cùng nhau:

Ðức Chúa các Đạo binh tiến quân ra trận.

Từ miền đất xa xăm, từ chân trời,

Ðức Chúa và những Vũ khí lôi đình của Người,

đến phá tan toàn cõi đất...

Vì thế, Ta sẽ làm cho Trời chấn động, Đất chuyển rung dời chỗ

Khi Ðức Chúa các Đạo binh băng qua,

vào ngày Người nổi cơn lôi đình.

Khi trên Trái đất "các ngọn núi sẽ tan chảy... các thung lũng sẽ nứt ra" thì trục quay của Trái đất cũng bị ảnh hưởng. Nhà tiên tri Amos đã dự đoán một cách rõ ràng:

Trong Ngày ấy,

sấm ngôn của Ðức Chúa rằng

Ta sẽ truyền cho mặt trời lặn giữa trưa

và khiến cho mặt đất tối sầm giữa lúc ngày đang sáng.

Sau thông báo "Hãy nhìn xem, Ngày của Đức Chúa đang đến!", nhà tiên tri

Zechariah nói với mọi người rằng hiện tượng vòng quay quanh trục của Trái đất bị dừng lại sẽ chỉ diễn ra trong một ngày:

Và vào Ngày đó,

sẽ không có ánh sáng mặt trời – mọi thứ sẽ đứng yên khác thường.

Và sẽ chỉ có một ngày, theo lời Đức Chúa,

không phải ban ngày, cũng không phải đêm tối,

Sang ngày mới ánh sáng sẽ trở lại.

Vào Ngày của Đức Chúa, nhà tiên tri Joel nói rằng "Mặt trời và Mặt trăng sẽ

tối sầm, các ngôi sao sẽ không còn tỏa sáng"; "Mặt trời sẽ bị biến thành bóng tối và Mặt trăng sẽ có màu đỏ của máu".

Các ghi chép của người Mesopotamia ca ngợi ánh sáng của hành tinh này và nói rằng họ có thể nhìn thấy nó vào ban ngày: "hiện lên khi mặt trời mọc, lặn đi khi mặt trời lặn". Một con dấu lăn được tìm thấy ở Nippur khắc họa một nhóm nông dân cày ruộng đang sợ hãi ngước nhìn Hành tinh thứ Mười hai (được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập) hiện lên trên bầu trời. (Hình 113)

Hình 113

Người cổ đại không chỉ đoán trước được sự trở lại thường kỳ của Hành tinh thứ Mười hai mà còn vẽ đồ thị về đường đi của nó.

Trong Kinh thánh có nhiều đoạn – đặc biệt là trong các cuốn Sách Tiên tri Isaiah, Amos và Job – liên hệ đường đi của Đức Chúa qua nhiều chòm sao khác

nhau. "Ngài độc hành qua các thiên đường và bước lên vùng Thẳm sâu cao nhất; ngài đến chòm sao Đại Hùng, Lạp Hộ và Thiên Lang cùng các chòm sao ở phía nam." Hoặc "Ngài mỉm cười hướng mặt về phía Kim Ngưu và Bạch Dương; từ vị trí của Kim Ngưu ngài đi tới Nhân Mã." Những đoạn Kinh thánh này mô tả một hành tinh không chỉ băng qua những vùng trời cao nhất mà còn đến từ phương nam và di chuyển theo chiều kim đồng hồ

– giống như những gì chúng ta rút ra được từ các dữ liệu của người Mesopotamia. Nhà tiên tri Habkkuk đã khẳng định khá rõ rằng: "Chúa tể sẽ đến từ phương nam... vinh quang của ngài sẽ bao trùm Mặt đất... và sao Kim sẽ rực sáng nhờ ánh hào quang của Chúa tể ban

cho."

Trong số các ghi chép của người Mesopotamia về chủ đề này có một bản ghi chép khá rõ ràng:

Hành tinh của thần Marduk:

Phía trên nó là Sao Thủy.

Ở góc 30° của cung bầu trời là sao Mộc.

Đứng giữa nơi diễn ra trận chiến trên Bầu trời là Nibiru.

Như phần minh họa trong lược đồ đi kèm, bản ghi chép trên không đơn giản gọi Hành tinh thứ Mười hai bằng những cái tên khác (như những gì các chuyên

gia nghĩ). Thay vào đó họ đề cập đến những chuyển động của hành tinh này và 3 điểm quan trọng nơi hành tinh này xuất hiện mà từ Trái đất người Mesopotamia có thể nhìn thấy và vẽ ra sơ đồ. (Hình 114)

Như vậy cơ hội đầu tiên để quan sát được Hành tinh thứ Mười hai khi quỹ đạo của nó đưa nó quay trở lại gần Trái đất là khi hành tinh này thẳng hàng với sao Thủy (điểm A) – nằm ở góc 30° tính từ trục tưởng tượng Mặt trời - Trái đất - điểm cực cận theo tính toán của chúng tôi. Khi đến gần Trái đất hơn và sau đó "mọc" ở phía xa hơn trên bầu trời Trái đất (chính xác là thêm 30° nữa), hành tinh này băng qua quỹ đạo của sao Mộc

ở điểm B. Cuối cùng, khi tới nơi đã diễn ra Trận chiến trên Bầu trời, điểm cực cận, hay Chốn Băng qua, hành tinh này trở thành Nibiru tại điểm C. Nếu vẽ ra một trục tưởng tượng giữa Mặt trời, Trái đất và điểm cực cận của quỹ đạo Marduk thì đầu tiên người quan sát đứng ở Trái đất nhìn thấy Marduk thẳng hàng với sao Thủy, ở một góc 300 (điểm A). Tiếp tục vạch thêm 300 nữa thì Marduk băng qua quỹ đạo của sao Mộc tại điểm B.

Hình 114

Sau đó, tại điểm cực cận (điểm C), Marduk tới được Chốn Băng qua: trở lại

nơi từng diễn ra Trận chiến trên Bầu trời, hành tinh này giờ đây ở gần Trái đất nhất và bắt đầu theo quỹ đạo của nó trở lại vũ trụ xa xăm.

Những dự đoán về Ngày của Đức Chúa trong các ghi chép của người Mesopotamia và người Hebrew cổ đại (lặp lại trong những kỳ vọng về sự xuất hiện của Vương quyền Thiên đường trong Kinh Cựu ước) được dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn của con người trên Trái đất: việc họ chứng kiến sự trở lại thường kỳ của Hành tinh Vương quyền tới khu vực gần với Trái đất.

Việc người Trái đất nhìn thấy hành tinh

này xuất hiện và biến mất theo định kỳ đã xác nhận cho giả thuyết về quỹ đạo ổn định trong Hệ Mặt trời của nó. Một số sao chổi mà chúng ta biết tới – như sao chổi Halley đến gần Trái đất 75 năm một lần – lại biến mất khỏi tầm quan sát của chúng ta trong một thời gian dài đến nỗi các nhà thiên văn gặp khó khăn để nhận ra rằng họ đang quan sát cùng một sao chổi. Có những sao chổi chúng ta chỉ nhìn thấy một lần trong đời và người ta cho rằng chu kỳ quay của chúng lên tới hàng ngàn năm. Chẳng hạn như sao chổi Kohoutek được phát hiện lần đầu tiên vào tháng Ba năm 1973, đi được khoảng hơn 100 triệu km trên Trái đất vào tháng Một 1974 và sau đó biến mất sau Mặt trời. Các nhà thiên văn tính toán rằng nó

sẽ xuất hiện lại bất kỳ lúc nào trong khoảng từ 7.500 đến 75.000 năm sau trong tương lai.

Việc con người nhìn thấy sự xuất hiện và biến mất thường kỳ của Hành tinh thứ Mười hai chứng tỏ rằng chu kỳ quay của nó ngắn hơn thời gian tính toán đối với sao chổi Kohoukek. Nếu vậy, tại sao các nhà thiên văn của chúng ta không biết về sự tồn tại của hành tinh này? Sự thật là ngay cả với một quỹ đạo bằng một nửa chiều dài ước tính ít nhất của quỹ đạo Kohoutek thì Hành tinh thứ Mười hai cũng có khoảng cách đến Trái đất dài gấp 6 lần khoảng cách đến sao Diêm Vương – một khoảng cách mà ta không thể quan sát được hành tinh này từ Trái

đất, vì nó phản xạ rất ít (nếu có) ánh sáng Mặt trời đến Trái đất. Thực tế, các hành tinh bên ngoài sao Thổ mà chúng ta biết tới đều được phát hiện lần đầu tiên không phải qua quan sát mà bằng các tính toán toán học. Các nhà thiên văn nhận thấy rằng quỹ đạo của các hành tinh mà ta biết tới chịu ảnh hưởng rõ ràng của các thiên thể khác.

Đây cũng có thể là phương thức để các nhà thiên văn "khám phá" ra Hành tinh thứ Mười hai trong tương lai. Người ta đã dự đoán rằng có một "Hành tinh X" tồn tại, tuy không nhìn thấy được nhưng có thể "cảm nhận" được qua những tác động của nó lên quỹ đạo các sao chổi nhất định. Năm 1972, Joseph L. Brady

thuộc Phòng thí nghiệm Livermore của Đại học California đã khám phá ra rằng những sai lệch trong quỹ đạo của sao chổi Halley có thể là do tác động của một hành tinh có kích thước bằng sao Mộc với chu kỳ quay quanh Mặt trời là 1.800 năm. Với khoảng cách ước tính 6 tỉ dặm thì ta chỉ có thể biết đến sự hiện diện của hành tinh này qua các phép tính toán học.

Trong khi chúng ta không thể xác định được chính xác chu kỳ quay của hành tinh đó thì các nguồn tư liệu của người Mesopotamia và Kinh thánh lại cung cấp những dẫn chứng vững chắc rằng chu kỳ quay của Hành tinh thứ Mười hai là 3.600 năm. Con số 3.600 trong ngôn ngữ

viết của người Sumer là một vòng tròn lớn. Tên gọi của hành tinh này – shar ("Đấng Cai trị Tối cao") cũng có nghĩa là "một vòng tròn hoàn hảo", một "chu kỳ hoàn chỉnh". Nó cũng có nghĩa là con số 3.600. Và sự đồng nhất của 3 thuật ngữ – hành tinh/quỹ đạo/3.600 – không thể nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Berossus, nhà hiền triết, nhà thiên văn, giáo sỹ người Babylon đã kể về 10 vị vua trị vì trên Mặt đất trước khi xảy ra trận Đại Hồng thủy. Khi tổng kết các ghi chép của Berossus, Alexander Polyhistor đã viết: "Cuốn sách thứ hai mô tả lịch sử của 10 vị vua Chaldea và thời kỳ của các triều đại, gồm 120 shar,

hay 432.000 năm thì đến thời kỳ xảy ra trận Đại Hồng thủy."

Abydenus, một môn đồ của Aristotle cũng trích dẫn lời của Berossus về 10 vị vua trước thời kỳ Đại Hồng thủy với tổng thời gian trị vì là 120 shar. Ông nói rõ rằng những vị vua này và các thành phố của họ đều ở Mesopotamia cổ đại:

Chuyện kể rằng vị vua đầu tiên của xứ sở là Alorus.

... Ngài trị vì trong 10 shar.

Giờ đây, 1 shar được coi là 3.600 năm...

Sau ngài, Alaprus trị vì trong 3 shar;

người kế vị là Amillarus từ thành Pantibiblon trị vì được 13 shar...

Sau đó Ammenon trị vì được 12 shar; ngài ở thành Pantibiblon. Sau đó, cùng ở nơi đây Megalurus trị vì được 18 shar.

Rồi đến Daos, Đấng Chăn chiên, trị vì trong 10 shar...

Sau này có thêm nhiều Vua khác và vị vua cuối cùng là Sisithrus; nên tổng số các vị vua là 10 và tổng số thời gian trị vì của họ là 120 shar.

Nhà sử học và ghi chép thần thoại, Apollodours ở Athen cũng trình bày về những tiết lộ thời tiền sử của Berossus bằng những thuật ngữ tương tự: 10 vị vua

trị vị tổng cộng 120 shar (432.000 năm) và thời gian trị vì của mỗi vị vua cũng được tính bằng đơn vị shar tương đương 3.600 năm.

Với sự ra đời của ngành Sumer học, người ta đã tìm thấy và giải mã những "ghi chép cổ" mà Berosus nhắc đến; đó là danh sách những vị vua Sumer theo truyền thuyết về 10 vị vua trị vì trên Mặt đất trước trận Đại Hồng thủy từ thời kỳ "Vương quyền được trao xuống Trái đất từ Thiên đường" cho đến khi "trận Đại Hồng thủy quét sạch Mặt đất".

Một danh sách vua Sumer có mã hiệu W-B/144 ghi lại quá trình trị vì của các vị thần ở 5 khu định cư hay còn gọi là

"thành". Thành đầu tiên, thành Eridu, có 2 vị vua. Trong ghi chép này trước tên của các vị vua được đặt ký hiệu định danh "A", có nghĩa là "tổ tiên".

Khi vương quyền được trao xuống từ Thiên đường,

ban đầu vương quyền nằm ở Eridu.

Ở Eridu,

A.LU.LIM trở thành vua, ngài trị vì 28.800 năm.

A.LAL.GAR trị vì 36.000 năm.

Hai vị vua trị vì tổng thời gian là 64.800 năm.

Sau đó vương quyền được chuyển sang những vị trí khác trong chính quyền, các vị vua ở đây được gọi là en, hay "chúa tể" (và có một trường hợp được gọi bằng danh hiệu dành cho thần linh là dingir).

Ta bỏ rơi Eridu;

và vương quyền của nó được mang tới Bad-Tibira.

Ở Bad-Tibira,

EN.MEN.LU.AN.NA trị vì 43.200 năm;

EN.MEN.GAL.AN.NA trị vì 28.800 năm.

DU.MU.ZI thần thánh, Đấng Chăn chiên,

trị vì 36.000 năm.

Ba vua trị vì nơi này trong 108.000 năm.

Danh sách này tiếp tục liệt kê các thành trì tiếp theo, Larak và Sippar cùng các vị vua thần thánh trị vì nơi đây; cuối cùng là thành Shuruppak do một vị thần linh cai quản. Đặc biệt, thời gian trị vì của các vị vua này đều là bội số của 3.600 mà không hề có một ngoại lệ nào:

Alulim – 8 x 3.600 = 28.800

Alalgar –10 x 3.600 = 36.000

Enmenluanna –12 x 3.600 = 43.200

Enmengalanna – 8 x 3.600 = 28.800

Dumuzi –10 x 3.600 = 36.000

Ensipazianna – 8 x 3.600 = 28.800

Enmenduranna – 6 x 3.600 = 21.600

Ubartutu – 5 x 3.600 = 18.000

Một ghi chép khác của người Sumer (W-B/62) thêm Larsa và 2 vị vua thần thánh khác vào danh sách các vua và thời gian trị vì trong danh sách mới này cũng là bội số của đơn vị shar 3.600 năm. Kết hợp với nhiều ghi chép khác, chúng ta có thể kết luận rằng thực tế đã có 10 vị vua ở Sumer trước trận Đại Hồng thủy, mỗi vị vua trị vì trong khoảng thời gian được tính bằng nhiều shar; và tổng thời gian trị vì của họ là 120 shar theo như ghi chép

của Berossus.

Chính kết luận này cũng cho thấy rằng các shar thời gian trị vì này có liên quan tới đơn vị shar (3.600 năm) trong chu kỳ quay của hành tinh "Shar", "Hành tinh Vương quyền"; rằng Alulim trị vì trong khoảng thời gian tương ứng với 8 vòng quay của Hành tinh thứ Mười hai, Alalgar trị vì trong 10 vòng quay...

Nếu đúng như suy đoán của chúng ta rằng các vị vua trước thời kỳ diễn ra trận Đại Hồng thủy là những người Nefilim đến Trái đất từ Hành tinh thứ Mười hai thì chẳng có gì ngạc nhiên khi thời gian "trị vì" của họ trên Trái đất có liên quan đến chu kỳ quay của Hành tinh thứ Mười

hai. Thời kỳ nắm giữ vương quyền này kéo dài từ thời gian hạ cánh đến thời gian cất cánh; khi một vị chỉ huy mới từ Hành tinh thứ Mười hai xuống Trái đất thì vị vua cũ hết thời gian tại nhiệm. Do việc hạ cánh và cất cánh liên quan tới chu kỳ đến gần Trái đất của Hành tinh thứ Mười hai cho nên thời gian nắm quyền chỉ có thể được tính bằng các chu kỳ quay này, hay còn gọi là shar.

Dĩ nhiên, mọi người có thể thắc mắc rằng liệu có người Nefilim nào từng hạ cánh xuống Trái đất có thể sống đủ lâu để trị vì trong suốt khoảng thời gian từ 28.800 đến 36.000 năm như đã định không? Đó là lý do tại sao các chuyên gia đã gọi chiều dài những khoảng thời gian trị vì

này chỉ là "chuyện cổ tích".

Nhưng một năm là gì? "Năm" của chúng ta đơn giản là thời gian Trái đất hoàn thành một vòng quay xung quanh Mặt trời. Vì Trái đất quay quanh Mặt trời trước khi xuất hiện sự sống trên nó rồi nên sự sống trên Trái đất chịu tác động của vòng quay quỹ đạo này. (Ngay cả chu trình quay nhỏ hơn giống Mặt trăng hay chu kỳ ngày – đêm cũng đủ mạnh để ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất). Vòng đời của con người kéo dài nhiều năm nhờ đồng hồ sinh học của chúng ta được cài đặt gắn liền với nhiều vòng quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.

Ta có thể tin chắc rằng sự sống trên các

hành tinh khác cũng được "hẹn giờ" theo chu trình của hành tinh đó. Nếu quỹ đạo của Hành tinh thứ Mười hai quay quanh Mặt trời lớn đến mức thời gian để nó hoàn thành một vòng quay đủ cho Trái đất hoàn thành 100 vòng quay thì một năm của người Nefilim sẽ bằng 100 năm của chúng ta. Nếu quỹ đạo của hành tinh đó lớn gấp 1.000 lần quỹ đạo hành tinh của chúng ta thì 1.000 năm trên Trái đất sẽ chỉ bằng 1 năm của người Nefilim.

Điều gì sẽ xảy ra nếu quỹ đạo xung quanh Mặt trời của họ bằng 3.600 năm trên Trái đất như chúng ta đã nghĩ? Như vậy thì 3.600 năm của chúng ta chỉ bằng 1 năm trong lịch của họ và tương ứng với 1 năm trong vòng đời của họ. Như vậy

thì các thời gian nắm giữ Vương quyền được đề cập trong các ghi chép của người Sumer và của Berossus không phải là "chuyện cổ tích" cũng không phải là điều hoang đường: Chúng chỉ kéo dài khoảng 5 đến 8 năm tính theo lịch của người Nefilim.

Trong các chương trước của cuốn sách này, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng quá trình phát triển của nền văn minh Con người – qua sự can thiệp của người Nefilim – trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn cách nhau một khoảng thời gian là 3.600 năm: thời kỳ Đồ đá giữa (khoảng năm 11.000 TCN), thời kỳ Đồ gốm (khoảng năm 7400 TCN) và nền văn minh đột ngột của người Sumer (khoảng

năm 3800 TCN). Như vậy rất có khả năng người Nefilim vẫn định kỳ xem xét (và quyết định tiếp tục) quá trình phát triển của Con người, vì họ có thể gặp mặt mỗi lần Hành tinh thứ Mười hai tiến đến gần Trái đất.

Nhiều chuyên gia (chẳng hạn như Heinrich Zimmern trong cuốn The Babylonian and Hebrew Genesis – tạm dịch : Sáng Thế Ký của người Babylon và Hebrew) đã chỉ ra rằng Kinh Cựu ước cũng có những truyền thuyết về các thủ lĩnh, hay tổ phụ trước thời kỳ Đại Hồng thủy và tổng số những người đó từ Adam cho tới Noah (người anh hùng trong trận Đại Hồng thủy) là 10 vị. Khi nói về hoàn cảnh trước khi trận Đại

Hồng thủy diễn ra, cuốn Sáng Thế Ký (Chương 6) mô tả sự thất vọng của Đức Chúa đối với Loài người. "Và Ðức Chúa hối hận vì đã làm ra Con người trên mặt đất... và Ngài phán: Ta sẽ loại bỏ khỏi Mặt đất Con người mà Ta đã sáng tạo."

Và Ðức Chúa phán:

Thần khí của Ta sẽ không tồn tại mãi mãi trong Con người;

vì Con người chỉ là xác phàm.

Và tuổi đời của chúng là 120 năm.

Nhiều thế hệ các chuyên gia đã coi câu "Và tuổi đời của chúng là 120 năm" đồng nghĩa với việc Đức Chúa trao cho

Con người 120 năm tuổi thọ. Nhưng điều này thật vô lý. Nếu đoạn Kinh thánh này nói về ý định tiêu diệt loài người của Đức Chúa thì tại sao trong cùng một câu nói ngài vừa muốn tước đi sự sống của Con người lại vừa muốn ban cho họ cuộc sống trường thọ? Và chúng tôi thấy rằng sau khi trận Đại Hồng thủy rút đi thì Noah sống lâu hơn nhiều so với mức tuổi thọ giới hạn, 120 năm và hậu duệ của ông, Shem (600), Arpakhshad (438), Shelah (433) cũng vậy.

Trong quá trình tìm cách giải thích về tuổi thọ 120 năm của Con người, các chuyên gia đã bỏ qua thực tế rằng động từ trong Kinh thánh không được chia ở thì tương lai "Tuổi đời của chúng sẽ là"

mà là ở thì quá khứ "Và tuổi đời của chúng đã là 120 năm". Vậy cuối cùng, tuổi thọ này là của ai?

Theo kết luận của chúng tôi thì con số 120 này được dành cho Đức Chúa.

Đặt một sự kiện đáng nhớ trong bối cảnh thời gian phù hợp là một đặc điểm thường thấy trong các sử thi của người Sumer và người Babylon. "Thiên sử thi Sáng tạo" mở đầu bằng những từ Enuma elish ("Thuở ở trên cao"). Câu chuyện về lần tao ngộ giữa thần Enlil và nữ thần Ninlil được đặt trong bối cảnh thời gian "khi loài người chưa được sinh ra", v.v...

Ngôn ngữ và mục đích của Chương 6

trong cuốn Sáng Thế Ký cũng gắn liền với mục tiêu chung này – đó là nhằm đặt những sự kiện đáng nhớ của trận Đại Hồng thủy vào bối cảnh thời gian phù hợp. Từ đầu tiên của đoạn đầu tiên trong chương 6 là từ khi:

Khi loài người

đông dần lên

trên mặt đất,

và sinh ra những con gái

Câu chuyện tiếp tục kể rằng đây là thời gian khi:

Các con trai của Thiên Chúa

thấy con gái loài người xinh đẹp;

họ ưng cô nào

thì chọn lấy làm vợ. Đó là thời gian khi:

Người Nefilim ở trên mặt đất

vào thời bấy giờ và cả sau đó nữa, khi các con trai Thiên Chúa

đi lại với con gái loài người, và sinh cho họ những người con.

Ðó là những anh hùng thuở xưa,

Chủ nhân của chiếc Shem.

Đây chính là thời kỳ mà Con người sắp bị trận Đại Hồng thủy quét sạch khỏi bề mặt Trái đất.

Vậy chính xác thời kỳ đó là khi nào?

Đoạn 3 trong chương 6 nói rõ rằng thời kỳ đó là khi Đức Chúa 120 năm tuổi. 120 "năm", không phải năm của Con người hay Trái đất, mà là năm của những anh hùng, của "Chủ nhân những Tên lửa", của người Nefilim. Và 1 năm của họ là một shar - tương đương 3.600 năm trên Trái đất.

Cách diễn giải này không chỉ làm rõ những đoạn Kinh thánh đầy khó hiểu trong chương 6 cuốn Sáng Thế Ký mà nó còn khẳng định những đoạn Kinh thánh này khớp với thông tin của người Sumer như thế nào: 120 shar, 432.000 năm trên Trái đất là quãng thời gian tính từ lần đầu tiên người Nefilim hạ cánh xuống Trái đất cho đến khi trận Đại Hồng thủy xảy ra.

Dựa trên những tính toán về thời điểm diễn ra trận Đại Hồng thủy, chúng tôi cho rằng lần hạ cánh đầu tiên của người Nefilim xuống Trái đất diễn ra vào khoảng 450.000 năm trước.

***

Trước khi chuyển sang nghiên cứu những tư liệu về những cuộc hành trình của người Nefilim xuống Trái đất và quá trình định cư của họ ở đây thì chúng ta cần phải trả lời được 2 câu hỏi: Liệu những sinh vật không khác mấy so với chúng ta có thể tiến hóa được trên một hành tinh khác? Liệu nửa triệu năm về trước những sinh vật đó có khả năng thực hiện những chuyến đi liên hành tinh?

Câu hỏi đầu tiên lại động chạm đến một câu hỏi khác cơ bản hơn: Sự sống như chúng ta biết tới có tồn tại ở bất kỳ đâu ngoài Trái đất hay không? Hiện nay các nhà khoa học cho rằng có vô số thiên hà giống như dải thiên hà của chúng ta với vô số những ngôi sao giống như Mặt trời,

với rất nhiều hành tinh có đủ mọi sự kết hợp giữa nhiệt độ và bầu khí quyển cùng các hóa chất để tạo ra hàng tỉ cơ hội cho Sự sống.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khoảng không giữa các hành tinh trong Hệ Mặt trời không hề trống rỗng. Ví dụ, có những phân tử nước tồn tại trong vũ trụ, hay dấu vết còn lại của những đám mây tinh thể băng bao quanh các ngôi sao trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng. Những phát hiện này ủng hộ cho quan điểm kiên định của người Mesopotamia về những dòng nước của Mặt trời trộn lẫn với những dòng nước của Tiamat.

Người ta cũng phát hiện những phân tử cơ bản của sự sống "trôi nổi" trong không gian giữa các hành tinh và quan điểm cho rằng sự sống chỉ có thể tồn tại trong những điều kiện khí quyển và nhiệt độ nhất định cũng bị phá bỏ. Ngoài ra, ý kiến cho rằng nguồn năng lượng và nhiệt lượng duy nhất cho các sinh vật sống là bức xạ của mặt trời cũng đã bị bác bỏ. Tàu vũ trụ Pioneer 10 đã phát hiện ra rằng sao Mộc tuy cách xa Mặt trời hơn Trái đất nhiều lần nhưng lại nóng đến mức chắc hẳn nó phải có những nguồn năng lượng và nhiệt lượng của riêng mình.

Một hành tinh với những nguyên tố phóng xạ phong phú trong lòng đất sẽ không chỉ

tự phát nhiệt, mà còn trải qua hoạt động núi lửa phun trào mạnh mẽ. Hoạt động phun trào này tạo ra bầu khí quyển. Nếu hành tinh đó đủ lớn để tạo ra trọng lực lớn thì nó sẽ giữ được bầu khí quyển trải ra hầu như vô hạn. Bầu khí quyển đó đến lượt mình sẽ tạo ra hiệu ứng nhà kính nhằm bảo vệ hành tinh đó khỏi giá lạnh của vũ trụ và giữ cho nhiệt lượng của hành tinh này không bị phân tán ra ngoài vũ trụ − giống như lớp quần áo giữ ấm cho cơ thể chúng ta bằng cách hạn chế sự phát tán của thân nhiệt. Ý thức được điều này, chúng ta thấy rằng các ghi chép cổ đại mô tả Hành tinh thứ Mười hai được "bao bọc bởi một vầng hào quang" không chỉ mang ý nghĩa lãng mạn thi ca. Nó luôn được mô tả là một hành tinh tỏa

sáng − "sáng nhất trong số các vị thần" − và các bức họa về hành tinh này đều thể hiện nó như là một thiên thể tỏa ra các chùm tia sáng. Hành tinh thứ Mười hai có thể tự phát nhiệt và giữ nhiệt cho mình nhờ lớp áo khí quyển bên ngoài. (Hình 115)

Hình 115

Các nhà khoa học cũng đưa ra một kết

luận bất ngờ rằng sự sống không chỉ có thể tiến hóa được trên các hành tinh bên ngoài (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương) mà có khả năng đã tiến hóa ở đó. Những hành tinh này được hình thành từ những nguyên tố nhẹ hơn của Hệ Mặt trời, với sự kết hợp nhìn chung giống như trong vũ trụ và tạo ra các loại khí hydro, heli, metan, amoniac và có cả neon lẫn hơi nước trong bầu khí quyển của chúng − tất cả những yếu tố cần thiết để tạo nên sinh vật sống.

Để sự sống như chúng ta biết có thể tồn tại và phát triển được thì nước là một yếu tố tối cần thiết. Các ghi chép của người Mesopotamia khẳng định rằng Hành tinh thứ Mười hai là một hành tinh

đầy nước. Trong "Thiên sử thi Sáng tạo", trong số 50 cái tên của hành tinh này có một nhóm tên thể hiện rằng hành tinh này có nhiều nước. Trên cơ sở tên gọi A.SAR ("Vua nước"), "Người Thiết lập Mức nước", còn nhiều cái tên dành cho hành tinh này như A.SAR.U ("Đức Vua nước sáng ngời, cao quý"), A.SAR.U.LU.DU ("Đức Vua nước sáng ngời, cao quý với độ thẳm sâu"), v.v...

Người Sumer tin chắc rằng Hành tinh thứ Mười hai là một hành tinh xanh tươi, mơn mởn sự sống; quả thật, họ gọi hành tinh này là NAM.TIL.LA.KU, "Thần gìn giữ Sự sống". Vị thần này cũng là "Đấng ban Mùa màng", "Đấng tạo ra hạt giống và cây cỏ để rau quả nảy mầm... Đấng

khơi các giếng nước, cho nước tưới tràn trề" - "Nhà Thủy lợi của Thiên đường và Mặt đất".

Các nhà khoa học đã kết luận rằng sự sống tiến hóa không phải trên những hành tinh khô cạn với những hợp chất hóa học nặng mà ở các rìa ngoài của Hệ Mặt trời. Từ những rìa ngoài của Hệ Mặt trời này, Hành tinh thứ Mười hai "chen" vào giữa, một hành tinh màu đỏ tỏa sáng rực rỡ, tự phát và bức xạ nhiệt, bầu khí quyển của nó sản sinh ra những thành phần hóa học cần thiết cho sự sống.

Sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất mới là điều đáng thắc mắc. Trái đất được hình thành vào khoảng 4,5 tỉ năm

trước và các nhà khoa học tin rằng các dạng sống đơn giản nhất đã xuất hiện trên Trái đất chỉ vài trăm triệu năm sau đó. Quá trình này diễn ra quá nhanh, ngoài sức tưởng tượng. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những dạng sống đơn giản và cổ xưa nhất có niên đại từ 3 tỉ năm trước có nguồn gốc phân tử sinh học chứ không phải phi sinh học. Việc sự sống xuất hiện rất sớm trên Trái đất ngay sau khi Trái đất hình thành càng khẳng định sự sống trên Trái đất được tiếp nối từ một dạng sống trước đó chứ không phải là sản phẩm của sự kết hợp giữa các hóa chất và các loại khí không có sự sống.

Tất cả những điều này khiến các nhà khoa học cho rằng sự sống vốn không dễ

dàng tiến hóa trên Trái đất thực sự không hề tiến hóa trên Trái đất. Trong tạp chí khoa học Icarus (tháng Mười năm 1973), 2 tác giả đã đạt giải Nobel là Francis Crick và Tiến sĩ Leslie Orgel đã phát triển một giả thuyết rằng "sự sống trên Trái đất có thể đã bắt nguồn từ những sinh vật nhỏ bé đến từ một hành tinh xa xôi".

Họ đã tiến hành các nghiên cứu xuất phát từ những băn khoăn của các nhà khoa học đối với những giả thuyết hiện có về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất. Tại sao tất cả sự sống trên Trái đất đều chỉ có một mã gen duy nhất? Nếu sự sống khởi nguồn từ một loại "nước súp" nguyên thủy theo quan điểm của đa số

các nhà sinh vật học thì các sinh vật phải phát triển với nhiều mã gen khác nhau. Tại sao nguyên tố molyden, thành phần chủ yếu trong các phản ứng enzim cần thiết cho sự sống lại là một nguyên tố rất hiếm? Tại sao những nguyên tố khác phong phú hơn trên Trái đất, chẳng hạn như crom hay niken, lại không có vai trò gì quan trọng trong các phản ứng hóa sinh?

Giả thuyết mới mẻ của Crick và Orgel không chỉ cho rằng sự sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ một loài sinh vật ở hành tinh khác mà còn cho rằng việc "gieo mầm" này là có chủ đích – rằng những sinh vật thông minh ở hành tinh khác đã đưa "mầm mống sự sống" này từ

hành tinh của mình tới Trái đất bằng một con tàu vũ trụ, với mục đích rõ ràng là khởi đầu cho chuỗi sự sống trên Trái đất.

Với những cứ liệu chưa hoàn chỉnh nên 2 nhà khoa học nổi tiếng trên chỉ mới đến gần được sự thật. Thực tế, không có việc "gieo mầm" có chủ đích nào thay vào đó là một vụ va chạm giữa các thiên thể. Một hành tinh mang sự sống, Hành tinh thứ Mười hai cùng các vệ tinh của mình đã va chạm với Tiamat, xẻ hành tinh này làm đôi và một nửa của Tiamat đã "tạo ra" Trái đất.

Trong vụ va chạm này, đất và không khí mang mầm sống của Hành tinh thứ Mười hai đã được "gieo" xuống Trái đất, tạo

thành những dạng sống sinh học sơ khai phức tạp mà sự xuất hiện sớm của chúng không thể có cách giải thích nào khả quan hơn nữa.

Nếu sự sống trên Hành tinh thứ Mười hai bắt đầu sớm hơn dù chỉ là 1% so với Trái đất thì thời gian sớm hơn này cũng tương ứng với khoảng 45.000.000 năm. Ngay cả với tỉ lệ chênh lệch nhỏ nhoi đó thì trong khi trên Hành tinh thứ Mười hai đã xuất hiện các sinh vật tiến hóa như Con người thì trên Trái đất mới chỉ xuất hiện những loài động vật có vú nhỏ bé đầu tiên.

Với giả thuyết sự sống hình thành sớm như vậy trên Hành tinh thứ Mười hai thì

con người trên hành tinh này hoàn toàn có thể tiến hành những cuộc thám hiểm vũ trụ khoảng 500.000 năm trước đây.

9. ĐỔ BỘ

XUỐNG TRÁI

ĐẤT

Con người mới chỉ đặt chân lên Mặt trăng và tiến hành thăm dò các hành tinh lân cận Trái đất bằng phi thuyền không người lái. Khoảng không bên ngoài những hành tinh lân cận này vẫn còn là một ẩn số với chúng ta bởi chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của những vệ tinh thăm dò cỡ nhỏ. Nhưng chính hành tinh của người Nefilim với quỹ đạo khổng lồ như một đài thiên văn di động đã giúp họ

bao quát quỹ đạo của tất cả các hành tinh phía bên ngoài và tạo điều kiện cho họ tiến hành những quan sát đầu tiên về hầu hết các hành tinh trong hệ mặt trờiHệ Mặt trời.

Con ngườiặ vàlân cận Trái đấtKbên ngoài những hành tinh lân cận này còn là một ẩn số với chúng ta bởi chúng nằm ngoài tầm kiểm soát củavệ tinhcỡ nhưđã giúp họ bao quát phíahệ mặt trờiThế nên việc họ đổ bộ xuống Trái đất và mang theo một lượng lớn tri thức về lĩnh vực thiên văn và toán học vũ trụ là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Người Nefilim, "Các vị Thần của Thiên đường" trên Trái đất, đã dạy Con người cách quan sát bầu trời – giống như Đức Giê-

hô-va đã thúc giục Abraham làm như vậy.

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi ngay cả các bức tượng và hình vẽ cổ xưa nhất, thô sơ nhất đều mang các ký hiệu thiên văn về các chòm sao hay các hành tinh; và rằng khi các vị thần được mô tả hay cầu khẩn, người ta dùng các biểu tượng thiên văn của họ như một ký hiệu tạo hình. Bằng cách cầu khẩn các biểu tượng thiên văn ("thần linh"), Con người không còn cảm thấy cô đơn; những biểu tượng này kết nối Nhân loại với người Nefilim, Trái đất với Thiên đường, Con người với vũ trụ.

Chúng tôi tin rằng một vài biểu tượng

trong số đó cũng chứa đựng các thông tin mà chỉ có thể liên quan đến hành trình vũ trụ tới Trái đất.

Các nguồn tư liệu cổ cung cấp cho chúng ta rất nhiều những ghi chép và danh sách về các thiên thể và các vị thần khác nhau gắn liền với chúng. Thói quen gán nhiều tên gọi khác nhau cho cả các thiên thể lẫn các vị thần của người cổ đại khiến cho việc xác định của chúng ta ngày nay gặp nhiều khó khăn. Ngay cả trong những trường hợp đã được xác minh như sao Kim/Ishtar thì bức tranh nhận thức tổng thể cũng bị xáo trộn bởi những thay đổi giữa các vị thần. Đó là lý do tại sao trước đây người ta đã từng gán hình ảnh sao Kim với vị thần Ninhursag.

Các chuyên gia đã nghiên cứu và dần có thêm những thông tin phân loại thống nhất hơn về các nguồn tư liệu cổ này như E. D. Van Buren (Symbols of the Gods in Mesopotamian Art – Biểu tượng của các vị thần trong nghệ thuật của người Mesopotamia). Ông đã thu thập và sắp xếp hơn 80 biểu tượng của các vị thần và thiên thể được tìm thấy trên các con dấu lăn, tượng điêu khắc, bia đá, phù điêu, tranh tường và đặc biệt trên các cột đá (kudurru trong tiếng Akkad). Khi việc phân loại các biểu tượng cổ hoàn tất thì người ta thấy rõ rằng ngoài việc đại diện cho một số chòm sao nổi tiếng ở phía nam hay phía bắc (chẳng hạn như biểu tượng Rắn biển cho chòm sao Thủy Xà), những biểu tượng cổ này còn đại diện

cho 12 chòm sao hoàng đạo (chẳng hạn như biểu tượng Con cua cho chòm sao Hổ Cáp), 12 vị Thần của Thiên đường và Mặt đất, hay 12 hành tinh của Hệ Mặt trời. Trên chiếc cột đá kudurru được Melishipak, vua xứ Susa, dựng lên có trình bày 12 biểu tượng cung hoàng đạo và biểu tượng của 12 vị thần gắn liền với 12 thiên thể.

Một tấm bia đá của vua Assyria, Esarhaddon mô tả vị vua này đang cầm chiếc Cốc Trường sinh đối diện với 12 vị Chủ thần của Thiên đường và Mặt đất. Chúng ta nhìn thấy 4 vị thần đứng trên các con thú, trong đó ta có thể xác định rõ ràng rằng Ishtar ở trên con sư tử và Adad giữ tia chớp trên tay. 4 vị thần

khác được thể hiện bằng các dụng cụ đặc biệt gắn liền với họ, như Thần Chiến tranh Ninurta là chiếc quyền trượng đầu sư tử. 4 vị thần còn lại được thể hiện bằng hình ảnh các thiên thể - Mặt trời (Shamash), Quả cầu có Cánh (hành tinh thứ Mười hai, cung điện của Anu), hình lưỡi liềm của Mặt trăng và một biểu tượng nữa gồm 7 chấm tròn. (Hình 116)

Hình 116

Mặc dù sau này vị thần Sin thường được gán với hình ảnh Mặt trăng với hình ảnh lưỡi liềm tượng trưng nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy ở "thời xa xưa", hình lưỡi liềm là biểu tượng của một vị lão thần râu dài và rậm, một trong những

vị "lão thần" đích thực của người Sumer. Thường được mô tả với hình ảnh những dòng nước vây quanh, vị thần này chắc chắn là thần Ea. Hình lưỡi liềm cũng gắn liền với khoa học đo lường và tính toán, lĩnh vực mà Ea là vị thần bảo trợ. Vì vậy, việc Thần Biển cả và Đại dương Ea được gán với biểu tượng Mặt trăng, thiên thể tạo nên thủy triều của đại dương là điều dễ hiểu.

Vậy biểu tượng 7 chấm tròn có ý nghĩa gì?

Có nhiều bằng chứng khẳng định rằng đây là biểu tượng thiên thể của Enlil. Bức họa Cánh cổng của Anu (Quả cầu có Cánh) với Ea và Enlil tháp tùng 2 bên

(xem Hình 87) thể hiện 2 vị thần này bằng biểu tượng hình lưỡi liềm và 7 chấm tròn. Trong số những bức họa biểu tượng thiên thể rõ ràng nhất được Ngài Henry Rawlinson (The Cuneiform Inscriptions of Western Asia – Các ghi chép chữ hình nêm của vùng Tây Á) tỉ mỉ sao chép lại thì vị trí trang trọng nhất được dành cho một nhóm 3 biểu tượng đại diện cho Anu cùng 2 người con trai tháp tùng; điều này cho thấy biểu tượng của Enlil có thể là 7 chấm tròn hoặc "ngôi sao" 7 cánh. Chi tiết đặc biệt và quan trọng trong biểu tượng thiên thể của Enlil chính là con số 7 này (Ninhursag, con gái của thần Enlil đôi khi cũng xuất hiện trong các bức họa này và được thể hiện bằng hình ảnh chiếc kéo cắt dây

rốn). (Hình 117)

Hình 117

Các chuyên gia đã không thể lý giải được lời tuyên bố của Gudea, vua xứ Lagash, rằng "số 7 trên trời là 50". Những nỗ lực về số học – sử dụng một số công thức để biểu diễn hoặc diễn giải mối liên hệ giữa số 7 và số 50 – đều thất bại. Tuy nhiên, ta có thể nhìn thấy một câu trả lời đơn giản: Gudea tuyên bố rằng thiên thể liên quan đến con số "7"

là biểu tượng của vị thần "50". Thần Enlil, vị thần có con số thứ bậc 50 có thiên thể đại diện là hành tinh thứ bảy.

Vậy hành tinh nào là hành tinh của Enlil? Chúng ta hãy nhớ lại những ghi chép nói về thời xa xưa trong phần trước của cuốn sách này, khi các vị thần đầu tiên xuống Mặt đất, khi Anu ngự trị trên Hành tinh thứ Mười hai và 2 người con trai của thần đã xuống Trái đất thông qua bắt thăm. Ea được giao "cai quản Vùng nước Sâu", còn "Mặt đất chịu sự cai quản" của Enlil. Và câu trả lời cho câu hỏi trên dần được hé lộ từ ý nghĩa của những cứ liệu cổ này:

Hành tinh của Enlil chính là Trái đất.

Đối với người Nefilim, Trái đất chính là hành tinh thứ bảy.

***

Vào tháng Hai năm 1971, Mỹ đã phóng một phi thuyền không người lái thực hiện nhiệm vụ dài hơi nhất cho đến nay. Phi thuyền này đã du hành suốt 21 tháng trong vũ trụ, đi qua sao Hỏa và vành đai thiên thể, tới địa điểm gặp gỡ đã được hoạch định chính xác với sao Mộc. Sau đó, đúng như dự đoán của các chuyên gia NASA, lực hấp dẫn cực lớn của sao Mộc đã "tóm lấy" phi thuyền này và phóng nó vào vũ trụ bên ngoài.

Với suy đoán rằng chiếc tàu Pioneer 10 này đến lúc nào đó sẽ bị lực hấp dẫn của

một "Hệ Mặt trời" khác hút vào và rơi xuống một hành tinh nào đó trong vũ trụ, nên các nhà khoa họ của tàu Pioneer 10 đã gắn vào chiếc tàu này một tấm nhôm chứa đựng "thông điệp" đi kèm. (Hình 118)

Hình 118

Thông điệp này sử dụng ngôn ngữ tượng hình - với những ký tự và ký hiệu không khác nhiều so với những ký hiệu chữ viết tượng hình đầu tiên của người Sumer. Thông điệp này sẽ cho bất cứ ai tìm thấy tấm nhôm này biết rằng Con người gồm có đàn ông và đàn bà, có kích thước liên quan tới kích thước và hình dạng của chiếc phi thuyền. Nó tượng trưng cho 2 nguyên tố hóa học cơ bản của Trái đất ngày nay và vị trí của chúng ta trong mối tương quan với một nguồn phát xạ vô tuyến nhất định giữa các vì sao. Thông điệp cũng khắc họa Hệ Mặt trời của chúng ta với Mặt trời và 9 hành tinh nhằm giám tiếp nói với người tìm thấy

tấm nhôm này rằng: "Chiếc phi thuyền mà bạn tìm thấy đến từ hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời".

Nền thiên văn học của chúng ta gắn liền với quan niệm cho rằng Trái đất là hành tinh thứ ba – đó là sự thực nếu ta bắt đầu tính từ Mặt trời, trung tâm hệ thiên văn của chúng ta.

Nhưng đối với những người ở gần Hệ Mặt trời của chúng ta tính từ bên ngoài vành đai thiên thể thì hành tinh đầu tiên mà họ gặp sẽ là sao Diêm Vương, hành tinh thứ hai là sao Hải Vương, hành tinh thứ ba là sao Thiên Vương chứ không phải Trái đất. Thứ tư là sao Thổ; thứ năm, sao Mộc; thứ sáu, sao Hỏa.

Và Trái đất sẽ là hành tinh thứ bảy.

***

Không ai ngoại trừ người Nefilim sau khi du hành tới Trái đất qua sao Diêm Vương, sao Hải Vương, sao Thiên Vương, sao Thổ, sao Mộc, sao Hỏa lại có thể coi Trái đất là "hành tinh thứ bảy" cả. Ngay cả khi có những ý kiến phản biện cho rằng chính cư dân Mesopotamia cổ đại chứ không phải những vị khách đến từ vũ trụ là người có kiến thức hay trí thông minh để tính toán vị trí của Trái đất không phải từ trung tâm Mặt trời mà từ ngoài rìa của Hệ Mặt trời thì vấn đề đặt ra là những cư dân cổ đại này phải biết về sự tồn tại của sao Diêm Vương,

sao Hải Vương và sao Thiên Vương. Bởi vì họ không thể tự mình biết được những hành tinh ở phía ngoài Hệ Mặt trời này nên chúng tôi cho rằng chắc hẳn người Nefilim đã truyền lại những thông tin này cho họ.

Dù xuất phát từ bất cứ giả thuyết nào đi chăng nữa thì chúng ta đều đi đến kết luận: Chỉ có người Nefilim mới có thể biết đến sự tồn tại của các hành tinh bên ngoài sao Thổ và vì thế Trái đất khi được tính từ bên ngoài Hệ Mặt trời sẽ là hành tinh thứ bảy.

Trái đất không phải là hành tinh duy nhất có vị trí thứ tự trong Hệ Mặt trời được thể hiện bằng ký hiệu. Nhiều bằng chứng

cho thấy rằng sao Kim được khắc họa thông qua hình ảnh một ngôi sao 8 cánh: sao Kim là hành tinh thứ tám, tiếp ngay sau Trái đất, khi được tính từ bên ngoài. Ngôi sao 8 cánh này cũng là biểu tượng của nữ thần Ishtar, vị nữ thần được gán với hình ảnh sao Kim. (Hình 119)

Hình 119

Nhiều con dấu lăn và các di vật hình ảnh khác khắc họa sao Hỏa là hành tinh thứ sáu. Một con dấu lăn thể hiện vị thần gắn liền với sao Hỏa (ban đầu là thần Nergal, sau đó là thần Nabu) ngự trên một ngai vàng bên dưới biểu tượng một "ngôi sao" 6 cánh. (Hình 120) Các biểu tượng khác trên con dấu này tượng trưng cho Mặt trời, giống như cách chúng ta khắc họa ngày nay; Mặt trăng; và hình chữ thập tượng trưng cho "Hành tinh Băng qua" − Hành tinh thứ Mười hai.

Hình 120

Thời Assyria, "thứ tự thiên văn" của hành tinh tương ứng với một vị thần thường được thể hiện bằng số lượng biểu tượng các ngôi sao tương ứng được đặt bên cạnh ngai vàng của vị thần đó. Vì vậy, trên một chiếc đĩa khắc họa thần Ninurta có 4 biểu tượng ngôi sao cạnh ngai vàng của vị thần này. Hành tinh sao Thổ của vị thần này trong thực tế là hành

tinh thứ tư theo cách tính của người Nefilim. Người ta cũng tìm thấy những hình vẽ tương tự cho phần lớn các hành tinh khác.

***

Sự kiện tôn giáo chính của người Mesopotamia cổ đại, Lễ hội Năm Mới kéo dài 12 ngày, tràn ngập những hình ảnh tượng trưng liên quan đến quỹ đạo của Hành tinh thứ Mười hai, quá trình hình thành của Hệ Mặt trời và chuyến đi của người Nefilim tới Trái đất. Tài liệu chân thực nhất ghi lại những "lời xác nhận niềm tin" này là các nghi lễ mừng Năm Mới của người Babylon; nhưng có bằng chứng cho thấy rằng người Babylon

chỉ sao chép những phong tục có nguồn gốc từ lúc khởi đầu nền văn minh Sumer.

Ở Babylon, lễ hội này được diễn ra với một nghi thức rất nghiêm ngặt, chi tiết và bài bản; mỗi phần, mỗi hành động, mỗi lời cầu nguyện đều có nguyên do phong tục và ý nghĩa nhất định của nó. Các nghi lễ bắt đầu vào ngày đầu tiên của Nisan – tháng đầu tiên của năm – trùng với thời điểm xuân phân. Trong 11 ngày đầu, các vị thần theo địa vị của mình đến gặp thần Marduk theo thứ tự định sẵn. Vào ngày thứ 12, từng vị thần lần lượt rời khỏi cung điện của Marduk và vị thần này còn lại một mình trong ánh hào quang chói lọi. Từ đây ta thấy rõ mối liên hệ về sự xuất hiện của Marduk trong Hệ Mặt trời,

"chuyến thăm" của ngài đến "nhà" của 11 thành viên khác và chia tay vào ngày thứ 12 – để vị Thần thứ 12 này tiếp tục giữ vị trí Chủ thần tách biệt hẳn với những vị thần còn lại.

Các nghi thức của lễ hội mừng Năm Mới diễn ra theo hành trình của Hành tinh thứ Mười hai. 4 ngày đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị, tương ứng với hành trình Marduk vượt qua 4 hành tinh đầu tiên (sao Diêm Vương, sao Hải Vương, sao Thiên Vương, sao Thổ). Kết thúc 4 ngày đầu tiên này, người Babylon tổ chức nghi lễ đánh dấu sự xuất hiện của hành tinh Iku (sao Mộc) trong tầm nhìn của Marduk. Lúc này Marduk đang di chuyển tới gần nơi diễn ra trận chiến; vị tư tế

cấp cao của lễ hội bắt đầu ngâm "Thiên sử thi Sáng tạo" tượng trưng kể về trận chiến trên bầu trời đó.

Đêm thứ tư của lễ hội là một đêm không ngủ đối với người dân Babylon. Khi câu chuyện về trận chiến trên bầu trời được xướng lên và giây phút chuyển giao sang ngày thứ năm, theo nghi thức, mọi người tuyên bố Marduk là "Chúa tể" 12 lần, xác thực rằng sau trận chiến đó, Hệ Mặt trời có 12 thiên thể. Tiếp đến, họ xướng tên 12 thành viên của Hệ Mặt trời và 12 chòm sao hoàng đạo.

Nhiều khi, vào ngày thứ năm, thần Nabu

– con trai và là người thừa kế của Marduk – đi thuyền từ nơi thờ cúng mình

ở Borsippa đến đây. Nhưng vị thần này chỉ bước vào khu đền ở Babylon vào ngày thứ sáu, bởi vì vào thời kỳ này, Nabu là một thành viên trong nhóm 12 vị thần của người Babylon và hành tinh gắn liền với vị thần này là sao Hỏa – hành tinh thứ sáu.

Cuốn Sáng Thế Ký kể với chúng ta rằng vào ngày thứ sáu, "Trời đất cùng vạn vật" đã được sắp xếp đâu vào đó. Các nghi thức của người Babylon kỷ niệm những sự kiện dẫn đến sự hình thành của vành đai thiên thể và Trái đất cũng kết thúc trong 6 ngày đầu tiên của năm này.

Vào ngày thứ bảy, lễ hội này hướng trọng tâm vào Trái đất. Tuy các cứ liệu chi tiết

về nghi thức của ngày thứ bảy rất hiếm nhưng H. Frankfort (Kingship and the Gods – tạm dịch: Vương quyền và các vị thần) tin rằng trong các nghi thức này có một sắc lệnh chung của các vị thần do Nabu đứng đầu tuyên bố giải phóng Marduk khỏi sự giam cầm trong "Dãy núi Đất thấp". Sau khi tìm thấy những ghi chép mô tả chi tiết những cuộc đấu tranh giữa Marduk và và các vị thần khác đòi quyền cai trị Trái đất, chúng ta có thể nhận định rằng các sự kiện diễn ra trong ngày thứ bảy là những nghi thức tái hiện lại cuộc đấu tranh giành ngôi vị tối cao trên Trái đất ("hành tinh thứ Bảy") của Marduk, những thất bại ban đầu, chiến thắng cuối cùng và việc soán đoạt được quyền lực của vị thần này.

Vào ngày thứ tám trong lễ hội mừng Năm Mới ở Babylon, theo bản sử thi Enuma Elish đã bị chỉnh sửa, Marduk sau khi giành chiến thắng trên Trái đất đã được trao các quyền năng tối cao. Sau đó, tất cả các vị thần với sự trợ giúp của nhà vua và dân chúng sẽ lên thuyền vào ngày thứ chín trong một lễ rước Marduk từ ngôi đền của mình trong khu cấm thành tới "Đền thờ Akita" nằm đâu đó bên ngoài thành. Marduk và 11 vị thần tới ở lại đó trong ngày thứ 11; vào ngày thứ 12, các thần chia tay và trở về cung điện của mình, lễ hội kết thúc.

Điểm nổi bật của lễ hội mừng Năm Mới ở Babylon có nguồn gốc xa xưa từ Sumer này chính là chi tiết về Đền thờ Akitu.

Một số công trình nghiên cứu, như cuốn The Babylonian Akitu Festival – tạm dịch: Lễ hội Akitu của người Babylon của S. A. Pallis, cho rằng ngôi đền này là nét đặc trưng nổi bật trong các nghi lễ tôn giáo của người Sumer từ thiên niên kỷ 3 TCN. Bản chất của nghi lễ này là một đám rước đưa vị thần trị vì rời cung điện hay đền thờ của mình đi qua một số điểm dừng chân để tới một địa điểm bên ngoài thành. Người ta sử dụng một con thuyền đặc biệt được gọi là "Thuyền Thần linh" trong đám rước. Sau khi vị thần này hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào ở Đền thờ A.KI.TI, ngài trở về ngôi đền cũ của mình bằng chính chiếc Thuyền Thần linh đó theo đúng tuyến đường cũ trong sự ăn mừng và hân hoan của nhà

vua và dân chúng.

Thuật ngữ A.KI.TI trong tiếng Sumer (có nguồn gốc từ từ akitu trong tiếng Babylon) có nghĩa đen là "tạo nên sự sống trên Mặt đất". Thuật ngữ trên cùng với nhiều phương diện khác nhau của cuộc hành trình bí ẩn đưa ta tới kết luận rằng đám rước này tượng trưng cho chuyến đi đầy hiểm nguy nhưng cuối cùng cũng thành công của người Nefilim từ cung điện của mình tới hành tinh thứ bảy, Trái đất.

Từ kết quả của những cuộc khai quật được tiến hành trong khoảng 20 năm trên vùng đất Babylon cổ đại kết hợp khéo léo với các ghi chép nghi thức của người

Babylon, các nhóm chuyên gia do F. Wetzel và F. H. Weissback đứng đầu (Das Hauptheiligtum des Marduks in Babylon – tạm dịch: Đền thờ của Marduk ở Babylon) đã tiến hành tái tạo lại khu đền thiêng của Marduk, các đặc điểm kiến trúc của tòa kim tự tháp cổ ziggurat và Đường Rước mà phần lớn tổ hợp này được dựng lại trong Bảo tàng Cận Đông cổ đại ở Đông Berlin.

Những cái tên mang tính biểu tượng của 7 điểm dừng chân và tên gọi của Marduk tại mỗi điểm dừng chân đều được xướng lên theo cả tiếng Akkad và tiếng Sumer – chứng tỏ nguồn gốc lâu đời của đám rước này và hệ thống biểu tượng của nó từ Sumer cổ đại.

Điểm dừng chân đầu tiên của Marduk, nơi tên gọi của vị thần này là "Đấng Trị vì Thiên đường", được gọi là "Đền Thiêng" trong tiếng Akkad và "Đền Nước Sáng" trong tiếng Sumer. Tên gọi của vị thần này ở điểm dừng chân thứ hai vẫn còn là một ẩn số, còn điểm dừng chân này được gọi là "Nơi Cánh đồng Phân chia". Tên điểm dừng thứ ba đã bị mất một phần và chỉ còn những từ đầu tiên là "Nơi đối mặt với hành tinh..."; và tên gọi của vị thần này được đổi thành "Chúa tể Phun lửa".

Điểm dừng chân thứ tư được gọi là "Thánh địa của Số mệnh" và Marduk được gọi là "Chúa tể Bão tố các dòng nước của An và Ki". Tên của điểm dừng

chân thứ năm ít gây tác động mạnh hơn. Nó được gọi là "Con đường" và tên gọi của Marduk là "Nơi Lời của Đấng Chăn chiên xuất hiện". Hành trình thuận buồm xuôi gió cũng được thể hiện qua tên gọi của điểm dừng chân thứ sáu "Con tàu Lữ khách" và tên gọi của Marduk được đổi thành "Vị thần của Lối ra".

Điểm dừng chân thứ bảy là Bit Akitu ("Đền thờ tạo nên Sự sống trên Mặt đất"). Ở đó Marduk được gọi là "Vị thần của Ngôi đền Nghỉ ngơi".

Theo chúng tôi thì 7 điểm dừng chân này trên đường rước của Marduk tượng trưng cho chuyến hành trình vũ trụ của người Nefilim từ hành tinh của mình tới Trái

đất; rằng "điểm dừng" đầu tiên, "Ngôi đền Nước sáng" tượng trưng cho sao Diêm Vương; điểm dừng thứ hai ("Nơi Cánh đồng Phân chia") chính là sao Hải Vương; điểm thứ ba, sao Thiên Vương; điểm thứ tư – điểm dừng của của Số mệnh với những trận bão – chính là sao Thổ. Điểm thứ năm, nơi "Con đường" trở nên rõ ràng, "Nơi Lời của Đấng Chăn chiên xuất hiện" chính là sao Mộc. Điểm thứ sáu, nơi chuyến hành trình chuyển sang "Con tàu Lữ khách" chính là sao Hỏa.

Và điểm thứ bảy là Trái đất – đích đến của cuộc hành trình, nơi Marduk đến được "Ngôi đền Nghỉ ngơi" ("đền thờ tạo nên Sự sống trên Mặt đất" của vị thần

này).

***

"Cơ quan Hàng không và Vũ trụ" của người Nefilim đã quan sát Hệ Mặt trời như thế nào trong chuyến hành trình tới Trái đất?

Về mặt logic – và trong thực tế – họ đã quan sát Hệ Mặt trời theo 2 phần. Phần thứ nhất là hành trình bao quanh khoảng không vũ trụ có 7 hành tinh từ sao Diêm Vương tới Trái đất. Phần thứ hai là khu vực, nằm ngoài cuộc hành trình du ngoạn bằng thuyền gồm 4 thiên thể – Mặt trăng, sao Kim, sao Thủy và Mặt trời. Trong thiên văn học và bảng phả hệ các vị thần thì 2 nhóm hành tinh này được coi là

riêng biệt với nhau.

Về phương diện phả hệ, thần Sin (gắn liền với Mặt trăng) là vị thần đứng đầu nhóm "Bộ Tứ". Shamash (Mặt trời) là con trai và Ishtar (sao Kim) là con gái của thần Sin. Người chú Adad (sao Thủy) là em trai của Sin, người luôn đồng hành với người cháu trai Shamash và (đặc biệt là) với người cháu gái Ishtar.

Trái lại, nhóm "Bộ Bảy" lại được nhóm lại với nhau trong các ghi chép về những biến cố của cả thần linh lẫn con người cùng với các sự kiện trên bầu trời. Họ là "7 vị quan tòa", "7 sứ giả của vua Anu" và từ đó con số 7 trở thành con số thiêng.

Chúng ta có "7 thành phố cổ"; các thành có 7 cửa; các cửa có 7 then cài; những lời ban phước cho 7 năm sung túc; những lời nguyền cho nạn đói và dịch bệnh kéo dài trong 7 năm; các đám cưới thần linh được tổ chức sau "7 ngày phối ngẫu", v.v....

Trong suốt thời gian diễn ra các nghi lễ trọng thể như nghi thức kèm theo những chuyến viếng thăm hiếm hoi của thần Anu và phu nhân xuống Mặt đất, các vị thần đại diện cho Bộ Bảy Hành tinh được giao những vị trí và mặc những bộ lễ phục nhất định, trong khi nhóm Bộ Tứ được đối xử riêng biệt. Ví dụ, các quy định về nghi thức cổ cho rằng: "Các thần Adad, Sin, Shamash và Ishtar được ngồi

lại trong sân điện đến tận bình minh."

Ngưởi Sumer cho rằng mỗi nhóm trên nằm ở những khu vực riêng trên bầu trời và và tồn tại một "rào chắn vũ trụ" ngăn cách 2 nhóm này với nhau. Theo A. Jeremias (The Old Testament in the Light of the Ancient Near East – Kinh Cựu ước dưới quan điểm của vùng Cận Đông cổ đại), thì "có một ghi chép dạng thiên văn, thần thoại nổi bật" về một sự kiện vũ trụ khác thường nào đó, khi Bộ Bảy "tràn qua 'Rào chắn' Vũ trụ này". Trong cuộc nổi dậy, hiện tượng 7 hành tinh sắp xếp thẳng hàng nhau một cách khác thường, "họ kết đồng minh với người anh hùng Shamash (Mặt trời) và Adad dũng cảm (sao Thủy)" – có lẽ hiện tượng này

đồng nghĩa với việc tất cả các hành tinh này cùng tạo ra hấp lực tập trung vào một hướng duy nhất. "Trong khi đó, Ishtar (sao Kim) đang tìm kiếm một "nơi trú ngụ vinh quang" và phấn đấu trở thành Hoàng hậu của Thiên đường". Người phải chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là Sin (Mặt trăng). "Bộ Bảy không sợ các điều luật... Đấng ban Ánh sáng Sin bị vây hãm dữ dội". Theo ghi chép này, sự xuất hiện của Hành tinh thứ Mười hai đã giải thoát Mặt trăng đang chìm trong bóng tối và giúp nó "tỏa sáng trên Thiên đường" trở lại.

Bộ Tứ các hành tinh này nằm trong vùng trời mà người Sumer gọi là GIR.HE.A ("những dòng nước vũ trụ nơi tên lửa

nhiễu loạn"), MU.HE ("sự nhiễu loạn của tàu vũ trụ"), hay UL.HE ("khu nhiễu loạn"). Ý nghĩa của những thuật ngữ khó hiểu này đã được phơi bày khi ta biết rằng người Nefilim quan sát vùng không gian vũ trụ của Hệ Mặt trời dưới góc độ hành trình của họ. Mới gần đây, các kỹ sư của Comsat (Tập đoàn Vệ tinh Liên lạc) mới phát hiện ra rằng Mặt trời và Mặt trăng "đánh lừa" các vệ tinh và "khóa chúng lại". Các vệ tinh của Trái đất có thể bị "nhiễu loạn" bởi cơn mưa các mảnh vụn bắn ra từ bão mặt trời hay bởi những thay đổi trong sự phản xạ các tia hồng ngoại của Mặt trăng. Người Nefilim cũng ý thức được rằng các tàu tên lửa hay tàu vũ trụ đi vào "vùng nhiễu loạn" khi vượt qua Trái đất và đến gần

sao Kim, sao Thủy và Mặt trời.

Tách biệt với nhóm Bộ Tứ bởi một chiếc rào chắn vũ trụ tưởng tượng, nhóm Bộ Bảy nằm trong khu vực mà người Sumer gọi là UB. Vùng ub này gồm có 7 phần trong tiếng Akkad được gọi là giparu ("nơi cư trú ban đêm"). Người ta có chút hoài nghi rằng đây có thể là nguồn gốc của tín ngưỡng về "7 Thiên đường" ở vùng Cận Đông.

7 "thiên thể" hay "quả cầu" của vùng ub này tạo thành kishshatu ("sự trọn vẹn") trong tiếng Akkad. Thuật ngữ này có nguồn gốc là từ SHU trong tiếng Sumer, ám chỉ rằng "đây là phần quan trọng nhất", là Khu vực Tối cao. Bởi vậy đôi

khi nhóm Bảy Hành tinh này được gọi là "7 vị Ngời sáng SHU.NU" – nhóm Bảy hành tinh này "nghỉ ngơi trong Khu vực Tối cao".

Thực tế, nhóm Bộ 7 này được mô tả chi tiết hơn nhóm Bộ Tứ. Các danh sách thiên thể của người Sumer, Babylon và Assyria đều mô tả chúng với nhiều tên gọi khác nhau và liệt kê chúng theo thứ tự chính xác. Đa số các chuyên gia với quan niệm cho rằng các ghi chép thời cổ đại không thể nào đề cập tới các hành tinh bên ngoài sao Thổ nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác các hành tinh được mô tả trong các ghi chép đó. Nhưng những phát hiện của chúng tôi đã khiến cho việc xác định và

hiểu được ý nghĩa những tên gọi đó trở nên khá dễ dàng.

Hành tinh đầu tiên mà người Nefilim gặp khi tiến vào Hệ Mặt trời là sao Diêm Vương. Tên gọi của hành tinh này trong các danh sách của người Mesopotamia là SHU.PA ("người giám sát SHU"), hành tinh canh gác lối vào Khu vực Tối cao của Hệ Mặt trời.

Như chúng ta sẽ thấy, người Nefilim chỉ có thể hạ cánh xuống Trái đất khi tàu vũ trụ của họ được phóng lên từ Hành tinh thứ Mười hai ngay trước khi hành tinh này đi vào vùng lân cận với Trái đất. Vì thế họ có thể băng qua quỹ đạo của sao Diêm Vương không chỉ với tư cách là

những cư dân trên Hành tinh thứ Mười hai mà còn là những nhà du hành trên một chiếc tàu vũ trụ đang chuyển động. Một ghi chép thiên văn mô tả hành tinh Shupa là nơi "thần Enlil định ra số phận của Xứ sở" – nơi vị thần phụ trách chiếc tàu vũ trụ này thiết lập đường đi chính xác cho Trái đất và Xứ sở Sumer.

Tiếp sau Shupa là IRU ("vòng lượn"). Ở khu vực của sao Hải Vương, có lẽ chiếc tàu vũ trụ của người Nefilim bắt đầu hành trình theo một đường cong lớn hay "lượn vòng" về phía mục tiêu cuối cùng. Trong một bản danh sách khác, hành tinh này được gọi là HUM.BA, có nghĩa là "đầm lầy tươi tốt". Liệu đến ngày nào đó khi chúng ta tiến hành khám phá sao Hải

Vương, chúng ta có thể phát hiện ra rằng hành tinh này được gán với hình ảnh đại dương là do những đầm lầy ngập nước mà người Nefilim đã từng nhìn thấy?

Sao Thiên Vương được gọi là Kakkab Shanamma ("hành tinh kép"). Sao Thiên Vương quả thật là người anh em song sinh với sao Hải Vương về kích cỡ và diện mạo. Có một danh sách của người Sumer gọi hành tinh này là EN.TI.MASH.SIG ("hành tinh của sự sống xanh tươi sáng ngời"). Phải chăng sao Thiên Vương cũng là một hành tinh được bao phủ bởi những đầm lầy xanh tươi?

Qua sao Thiên Vương là sao Thổ, một

hành tinh khổng lồ (có kích thước lớn gần gấp 10 lần Trái đất), nổi bật với vành đai có kích thước lớn gấp đôi đường kính của hành tinh thứ Mười hai này. Được trang bị lực hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ và vành đai bí ẩn, sao Thổ là hành tinh tiềm ẩn nhiều hiểm nguy đối với người Nefilim và chiếc tàu vũ trụ của họ. Điều này lý giải tại sao họ gọi hành tinh thứ tư này là TAR.GALLU ("kẻ phá hoại khổng lồ"). Hành tinh này còn được gọi là KAK.SI.DI ("vũ khí chính nghĩa") và SI.MUTU ("người ra tay vì công lý"). Khắp vùng Cận Đông cổ đại, hành tinh này là biểu tượng cho vị quan tòa công minh. Liệu những tên gọi này là biểu hiện nỗi sợ hãi hay là sự liên tưởng đến những tai nạn thực sự xảy ra trong vũ

trụ?

Như chúng ta đã thấy, các nghi thức Akitu đề cập đến "bão tố của các dòng nước" giữa An và Ki trong ngày thứ tư khi chiếc tàu vũ trụ đi đến giữa Anshar (sao Thổ) và Kishar (sao Mộc).

Một ghi chép rất cổ xưa của người Sumer trong lần xuất bản đầu tiên của nó vào năm 1912 đã được cho là "một ghi chép cổ đại kỳ diệu" chắc hẳn đã ghi lại thiệt hại của một con tàu vũ trụ và 50 người trên đó. Ghi chép này kể lại việc Marduk khi tới Eridu đã hối hả đến thăm người cha Ea của mình và thông báo những tin tức khủng khiếp:

"Nó được tạo ra như một vũ khí;

Nó phóng về phía trước như tử thần...

Nó đã đánh trúng

50 Anunnaki

Chiếc SHU.SAR hình con chim

đã bị nó đánh trúng ngực."

Ghi chép này không mô tả rõ "nó" ở đây là gì mà có khả năng phá hủy SHU.SAR (chiếc "tàu bay lớn nhất") cùng với 50 phi hành gia. Nhưng nỗi sợ hãi về hiểm nguy trong vũ trụ rõ ràng chỉ có thể liên quan đến sao Thổ.

Có lẽ người Nefilim đã vượt qua được sao Thổ và thấy sao Mộc đang hiện ra

trước mắt và thở phào nhẹ nhõm. Họ gọi hành tinh thứ năm này là Barbaru ("hành tinh sáng") cũng như SAG.ME.GAR ("Đấng Vĩ đại, nơi 'bộ quần áo vũ trụ' bị thắt chặt). Một cái tên khác của sao Mộc là SIB.ZI.AN.NA ("người dẫn đường đích thực trong không gian") cũng thể hiện vai trò của hành tinh này trong chuyến hành trình tới Trái đất của người Nefilim: Nó là "biển báo" giúp phi hành đoàn vượt qua khúc cua đầy khó khăn giữa sao Mộc và sao Hỏa và khu vực vành đai thiên thể đầy hiểm nguy. Từ những tên gọi này ta có thể thấy rằng dường như từ điểm mốc này người Nefilim mới khoác lên mình những bộ me, những bộ quần áo vũ trụ của họ.

Tên gọi thích hợp dành cho sao Hỏa là UTU.KA.GAB.A ("ánh sáng nơi cánh cổng của các dòng nước"), gợi cho ta nhớ về những mô tả của người Sumer và Kinh thánh về vành đai thiên thể, chiếc "vòng trang sức" vũ trụ chia tách "những dòng nước trên" với "những dòng nước dưới" của Hệ Mặt trời. Sao Hỏa còn được gọi chính xác hơn là Shelibbu ("kẻ ở gần trung tâm" Hệ Mặt trời).

Một bức vẽ lạ trên một con dấu lăn cho thấy khi vượt qua sao Hỏa, con tàu vũ trụ của người Nefilim lúc này liên tục kết nối đường truyền với "Trung tâm Điều khiển" trên Trái đất. (Hình 121)

Vật thể nằm ở trung tâm bức họa cổ đại

này là Quả cầu có cánh − hình ảnh mô phỏng biểu tượng của Hành tinh thứ Mười hai. Tuy nhiên trông nó cứng cáp hơn. Những chiếc "cánh" của nó trông giống hệt như những tấm pin mặt trời trên các tàu vũ trụ Mỹ được trang bị để biến năng lượng mặt trời thành điện năng. Hai chiếc ăng-ten đặc trưng gắn liền với hình ảnh Quả cầu có cánh cũng được mô phỏng trong bức họa này.

Hình 121

Chiếc tàu vũ trụ thân tròn có cánh với phần đỉnh giống một chiếc vương miện và 2 chiếc "râu" này đang ở trên bầu trời, giữa sao Hỏa (ngôi sao 6 cánh), Trái đất và Mặt trăng. Trên Trái đất, một vị thần đang giơ tay chào đón nhà du hành vẫn còn đang ở trong vũ trụ gần với sao Hỏa. Nhà du hành này đội một chiếc mũ bảo hộ có tấm che mặt và che ngực. Phần dưới của bộ quần áo trông giống như "người cá" – có lẽ đây là thiết bị bảo hộ bắt buộc trong trường hợp phải hạ cánh khẩn cấp xuống đại dương. Nhà du hành này đang cầm một thiết bị trên một tay, tay còn lại đang đáp lại lời chào đón từ Trái đất.

Trái đất, hành tinh thứ bảy đang dần hiện ra. Trong danh sách "7 vị thần trên trời", hành tinh này được gọi là SHU.GI ("chốn nghỉ ngơi của SHU"). Nó cũng có nghĩa là "nơi kết thúc của SHU", của Khu vực Tối cao trong Hệ Mặt trời – đích đến của cuộc hành trình vũ trụ dài hơi.

Trong khi ở vùng Cận Đông cổ đại, âm gi đôi khi được biến thành âm ki ("Mặt đất", "đất cạn") quen thuộc hơn thì ở thời đại chúng ta cách phát âm và âm tiết gi vẫn giữ được nghĩa gốc của nó, giống như cách hiểu của người Nefilim: geo-graphy (địa lý), geo-metry (hình học), geo-logy (địa chất học).

Ở dạng chữ viết tượng hình cổ xưa nhất, ký hiệu SHU.GI cũng có nghĩa là shibu ("thứ bảy"). Và các ghi chép thiên văn giải thích như sau:

Shar shadi il Enlil ana kakkab SHU.GI ikabbi

"Chúa tể của những Dãy núi, thần Enlil, đồng nhất với h

ành tinh Shugi"

Tương ứng với 7 địa điểm dừng chân trong chuyến hành trình của Marduk, những cái tên của các hành tinh cũng cho ta biết về một chuyến bay trong vũ trụ. Điểm dừng chân cuối cùng của chuyến hành trình này chính là hành tinh thứ bảy, Trái đất.

***

Chúng ta có thể không bao giờ biết được bao nhiêu năm nữa thì có ai đó trên một hành tinh khác sẽ tìm thấy và hiểu được thông điệp khắc trên tấm bản nhôm gắn trong tàu Pioneer 10. Và chúng ta cũng cho rằng ước muốn tìm thấy trên Trái đất một tấm nhôm như vậy – một tấm biển gửi đến cho Con người những thông tin về vị trí và đường đi của Hành tinh thứ Mười hai sẽ mãi rơi vào vô vọng.

Vậy mà bằng chứng phi thường đó lại tồn tại.

Bằng chứng này là một tấm đất sét được tìm thấy tại phế tích Thư viện Hoàng gia ở Nineveh. Giống như nhiều tấm đất sét

khác, đây là một bản sao mà người Assyria chép lại từ bản gốc của người Sumer. Tuy nhiên, không giống như những tấm đất sét khác, nó lại có dạng hình tròn; và mặc dù một số ký tự hình nêm trên chiếc đĩa này vẫn còn nguyên vẹn đến mức hoàn hảo nhưng các chuyên gia đảm nhiệm việc giải mã tấm đất sét này cuối cùng phải gọi nó là "tài liệu khó hiểu nhất của người Mesopotamia".

Năm 1912, L. W. King, sau này trở thành người phụ trách các cổ vật Assyria và Babylon ở Bảo tàng Anh đã tạo ra một bản sao chính xác đến từng chi tiết của chiếc đĩa này, vốn được chia làm 8 phần. Những phần chưa bị hư hại thể hiện những khối hình học chưa từng thấy trên

bất cứ đồ tạo tác cổ đại nào khác, được thiết kế và vẽ ra với sự chính xác đáng nể. Chúng gồm có những mũi tên, những hình tam giác, các đường thẳng giao nhau và thậm chí có cả một hình elip – một hình cong toán học mà trước đây được cho là chưa từng được biết đến trong thời cổ đại. (Hình 122)

Hình 122

Chiếc đĩa đất sét lạ thường và khó hiểu này lần đầu tiên thu hút sự chú ý của

cộng đồng các nhà khoa học trong một báo cáo được đệ trình lên Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh vào ngày 9 tháng Một năm 1880. Trong một trong những bài thuyết trình đầu tiên về chủ đề "Nền thiên văn học Babylon", R. H. M. Bosanquet và A. H. Sayce đã gọi chiếc đĩa này là một bình đồ địa cầu (mô phỏng tái hiện bề mặt của một quả cầu trên mặt bản đồ phẳng). Họ tuyên bố rằng một số ký tự hình nêm trên chiếc đĩa này "nói về các phép đo... và có vẻ như chúng chứa đựng ý nghĩa kỹ thuật nào đó".

Nhiều tên gọi của các thiên thể xuất hiện trên 8 phần của chiếc đĩa này thể hiện tính chất thiên văn của nó khá rõ ràng.

Bosanquet và Sayce đặc biệt tò mò với 7 "dấu chấm" trong một phần của chiếc đĩa. Họ nói rằng nếu không chạy dọc theo một đường thẳng gọi tên "ngôi sao của các ngôi sao" là DIL.GAN và một thiên thể có tên là APIN thì 7 dấu chấm này có thể tượng trưng cho các tuần trăng.

Các nhà khoa học này cũng cho rằng "không ai có thể nghi ngờ bức đồ hình khó hiểu này hợp với một lời giải thích đơn giản." Tuy nhiên nỗ lực của họ trong việc đưa ra một lời giải thích đơn giản như vậy lại không có gì hơn ngoài việc đọc được chính xác các ý nghĩa ngữ âm của những ký tự hình nêm này và đi đến kết luận rằng chiếc đĩa là một bình đồ

địa cầu.

Khi Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh xuất bản một bản phác thảo của bình đồ địa cầu này, J. Oppert và P. Jensen đã đạt thêm thành tựu trong việc đọc được tên của một số ngôi sao và hành tinh. Tiến sĩ Fritz Hommel trong bài báo "Die Astronomie der Alten Chaldaer – Thiên văn của người Chaldea cổ đại" đăng trên một tạp chí Đức năm 1891 đã hướng sự chú ý của mọi người tới thực tế rằng mỗi mỗi phần trong 8 phần của chiếc bình đồ địa cầu này đều tạo thành một góc 45 độ, từ đó ông kết luận rằng chiếc đĩa cổ này thể hiện bao quát toàn bộ 360° của bầu trời. Ông đưa ra ý kiến cho rằng tiêu điểm của chiếc đĩa đánh dấu một vị trí

nào đó "trên bầu trời của người Babylon".

Vấn đề không được đưa ra thảo luận cho đến khi Ernst F. Weidner trong bài báo xuất bản lần đầu vào năm 1912 (Babyloniaca: Zur Babylonischen Astronomie – tạm dịch: Babyloniaca: Thiên văn học của người Babylon) và sau đó trong cuốn giáo trình Handbuch der Babylonischen Astronomie – tạm dịch: Hướng dẫn về thiên văn học của người Babylon (năm 1915) đã tiến hành phân tích chiếc đĩa này một cách toàn diện chỉ để đi đến kết luận rằng nó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Sự bối rối của Ernst F. Weidner là do

đâu?

Chúng ta phát hiện ra rằng tuy các hình dạng hình học và tên các ngôi sao hay hành tinh được viết trong các phần của chiếc đĩa khá dễ đọc và dễ hiểu (ngay cả khi ý nghĩa hay mục đích của chúng không rõ ràng) thì những chữ khắc dọc theo các đường thẳng (tạo với nhau các góc 45 độ) lại không hề có nghĩa. Chúng luôn là một chuỗi những âm tiết lặp đi lặp lại theo ngôn ngữ Assyria. Chẳng hạn như chúng được viết như sau:

lu bur di lu bur di lu bur di

bat bat bat kash kash kash kash alu alu alu alu

Weidner kết luận rằng chiếc đĩa này được dùng cho cả mục đích về thiên văn lẫn chiêm tinh như một tấm bảng thần niệm chú, giống như những ghi chép chứa đựng các âm tiết lặp đi lặp lại khác. Với kết luận này, ông đã chôn vùi tất cả những ý định tìm hiểu thêm về chiếc đĩa độc đáo này.

Tuy nhiên, những dòng chữ được khắc trên chiếc đĩa này lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nếu chúng ta thử đọc chúng không phải theo dạng ký tự từ của người Assyria mà theo dạng âm tiết từ của người Sumer; vì chắc chắn chiếc đĩa này là một bản sao mà người Assyria chép lại từ bản gốc của người Sumer trước đó. Khi xem xét một trong số những

miếng ghép của chiếc đĩa (mà chúng ta có thể đánh số là I), những âm tiết vô nghĩa

na na na na a na a na nu (dọc theo đường thẳng đi xuống)

sha sha sha sha sha sha (theo viền đường tròn)

sham sham bur bur Kur (dọc theo đường nằm ngang)

trở nên có nghĩa dưới góc nhìn của các âm tiết từ trong tiếng Sumer. (Hình 123)

Hình 123

Chúng ta sẽ nhìn thấy một bản đồ hành trình đánh dấu con đường mà thần Enlil "đã đi qua các hành tinh" kèm theo một số hướng dẫn vận hành. Đường thẳng nằm nghiêng 45° mô phỏng đường hạ

xuống của con tàu vũ trụ từ một điểm "cao cao cao cao", xuyên qua "các đám mây hơi nước" và vùng thấp hơn không có hơi nước, hướng thẳng về điểm nằm ngang, nơi gặp gỡ giữa bầu trời và mặt đất.

Trong phần bầu trời gần với đường chân trời, các hướng dẫn dành cho phi hành đoàn rất dễ hiểu: Họ được yêu cầu "cài đặt cài đặt cài đặt" các thiết bị cho lần tiếp cận cuối cùng; sau đó, khi họ đến gần mặt đất, các "tên lửa tên lửa" được kích hoạt để giảm tốc độ của phi thuyền vốn phải tăng độ cao ("bay lên") trước khi đến điểm hạ cánh vì phải vượt qua địa hình cao hoặc gồ ghề ("núi núi").

Các thông tin được đưa ra trong miếng ghép này rõ ràng liên quan đến về một chuyến hành trình vũ trụ của chính thần Enlil. Ở miếng ghép thứ nhất này chúng ta nhìn thấy một phác họa hình học chính xác của 2 tam giác nối với nhau bằng một đường thẳng đổi hướng tại một góc. Đường thẳng này tượng trưng cho tuyến đường đi nhờ dòng chữ rõ ràng trên phác họa: "thần Enlil đi qua các hành tinh".

Điểm xuất phát của cuộc hành trình là hình tam giác ở bên trái, tượng trưng cho những nơi xa xôi bên ngoài Hệ Mặt trời; đích đến nằm ở bên phải, nơi tất cả các phần của chiếc đĩa đều hướng về điểm hạ cánh.

Hình tam giác ở phía bên trái với cạnh đáy mở ra giống như một ký tự trong chữ viết tượng hình ở vùng Cận Đông mà nghĩa của nó được dịch ra là "lãnh địa của Đấng Trị vì, Vùng Núi non". Hình tam giác ở phía bên phải được xác định bằng dòng chữ shu-ut il Enlil ("Đạo Enlil"); thuật ngữ được dùng để chỉ thiên cầu phía bắc của Trái đất.

Còn đường thẳng nằm xiên nối nơi mà chúng tôi tin là Hành tinh thứ Mười hai – "lãnh địa của Đấng Trị vì, Vùng Núi non" – với bầu trời Trái đất. Tuyến đường này đi qua 2 thiên thể là Dilgan và Apin.

Một số chuyên gia vẫn giữ quan điểm

rằng đây là tên của những vì sao hoặc vệ tinh của chòm sao xa xôi nào đó. Hiện nay các phi thuyền có người lái và không người lái hiện đại của chúng ta định hướng bằng cách lấy một "điểm cố định" trên những ngôi sao sáng định sẵn, nên không loại trừ khả năng người Nefilim cũng sử dụng phương pháp định hướng tương tự. Tuy nhiên ý kiến cho rằng 2 cái tên này là những vì sao xa xôi lại phần nào mâu thuẫn với nghĩa của chúng: DIL.GAN có nghĩa đen là "điểm dừng thứ nhất"; còn APIN có nghĩa là "nơi thiết lập đường đi đúng".

Ý nghĩa của những danh từ này thể hiện các điểm dừng chân, các mốc đi qua. Chúng tôi có xu hướng nhất trí với các

chuyên gia như Thompson, Epping và Strassmaier, những người xác định Apin chính là sao Hỏa. Nếu vậy thì ý nghĩa của bức hình phác họa này trở nên rõ ràng: Tuyến đường nối liền giữa Hành tinh của Vương quyền và bầu trời Trái đất đi qua sao Mộc ("điểm dừng đầu tiên") và sao Hỏa ("nơi thiết lập đường đi đúng").

Các thuật ngữ mà trong đó danh từ mô tả các hành tinh gắn liền với vai trò của chúng trong chuyến hành trình vũ trụ của người Nefilim này khớp với các danh từ và tên gọi trong danh sách 7 Hành tinh Shu. Dòng chữ trên chiếc đĩa nói rằng đây là tuyến đường của Enlil được viết dưới một hàng 7 dấu chấm – 7 Hành tinh

trải dài từ sao Diêm Vương cho đến Trái đất càng khẳng định thêm về kết luận của chúng tôi.

Không ngạc nhiên khi 4 thiên thể còn lại, những thiên thể trong "vùng nhiễu loạn", được trình bày riêng biệt, ở ngoài thiên cầu phía bắc của Trái đất.

Những dẫn chứng chứng tỏ rằng chiếc đĩa này là một bản đồ vũ trụ hướng dẫn bay cũng xuất hiện trên tất cả các phần chưa bị hư hại của nó. Đi tiếp theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, những gì còn đọc được của miếng ghép tiếp theo có dòng chữ sau: "nắm nắm nắm thả thả thả hoàn tất hoàn tất". Miếng ghép thứ ba với một phần hình elip khác

thường có những dòng chữ sau: "kabkab SIB.ZI.AN.NA... phái viên của AN.NA... thần ISH.TAR" và một câu gợi trí tò mò: "Thần NI.NI giám sát việc hạ xuống".

Miếng ghép thứ tư dường như cung cấp những hướng dẫn về cách xác định điểm đến theo một nhóm sao nhất định và đường đi xuống được xác định là đường chân trời: Từ trời được lặp lại 11 lần bên dưới đường thẳng này.

Có phải miếng ghép này mô tả giai đoạn bay đến gần Trái đất, gần điểm hạ cánh hơn của con tàu vũ trụ hay không? Đoạn chữ nằm phía trên đường chân trời: "đồi đồi đồi đồi đỉnh đỉnh đỉnh đỉnh thành

phố thành phố thành phố thành phố" được cho là nhằm lý giải cho giai đoạn này. Dòng chữ ở chính giữa viết rằng: "kakkab MASH.TAB. BA [Song Tử] có điểm giao cắt cố định: kabkab SIB.ZI.AN.NA [sao Mộc] trao tri thức".

Trong trường hợp này, nếu như các miếng ghép của chiếc đĩa được sắp xếp theo một quy trình tiếp cận thì ta có thể chia sẻ với người Nefilim cảm giác vui sướng khi đến gần "sân bay" Trái đất. Miếng ghép tiếp theo tiếp tục xác định đường xiên đi xuống là "trời trời trời" cũng có nội dung rằng:

đèn của chúng tôi đèn của chúng tôi đèn của chúng tôi

thay đổi thay đổi thay đổi thay đổi

quan sát đường và địa hình cao

... đất bằng...

Lần đầu tiên đường chân trời có các con số:

tên lửa tên lửa

tên lửa lên lượn

40 40 40

40 40 20 22 22

Đường phía trên của miếng ghép tiếp theo không còn ghi "trời trời" nữa, mà

thay vào đó là các chữ "kênh kênh 100 100 100 100 100 100 100 100". Chúng ta có thể nhận ra một hình vẽ trong phần bị hư hại nhiều này. Dọc theo một đường thẳng trên miếng ghép có chữ: "Ashur" ("Ngài là người quan sát" hay "đang quan sát").

Miếng ghép thứ bảy bị hư hại nặng nên chúng tôi không thể nghiên cứu gì thêm; chỉ nhận ra một vài âm tiết có nghĩa là "xa xa... tầm nhìn tầm nhìn" kèm lời hướng dẫn là "nhấn xuống". Miếng thứ 8 và thứ 9 gần như còn nguyên vẹn. Các đường chỉ hướng, các mũi tên và các dòng chữ đánh dấu một tuyến đường nằm giữa 2 hành tinh. Những hướng dẫn "vọt lên núi núi" thể hiện 4 bộ chữ thập lặp

lại 2 lần cụm từ "nhiên liệu nước ngũ cốc" và 2 lần cụm từ "hơi nước nước ngũ cốc".

Liệu miếng ghép này có phải mô tả công tác chuẩn bị cho chuyến bay tới Trái đất hay quá trình chuẩn bị nhu yếu phẩm trở về Hành tinh thứ Mười hai? Khả năng thứ hai có vẻ đúng với trường hợp này, vì đường thẳng có mũi tên nhọn chỉ về phía điểm hạ cánh trên Trái đất lại đi kèm với một "mũi tên" khác ở đầu kia chỉ theo hướng ngược lại và có dòng chữ "Trở về". (Hình 124)

Khi Ea sắp xếp cho sứ giả của Anu "dọn đường cho Adapa lên Thiên đường" và Anu phát hiện ra mưu mẹo này, ngài đã

ra lệnh được biết:

Hình 124

Tại sao Ea, lại tiết lộ kế hoạch Thiên đường - Mặt đất

với một con người vô giá trị

trao cho hắn quyền năng xuất chúng,

làm cho hắn một Shem?

Trong chiếc bình đồ địa cầu vừa mới được giải mã, chúng tôi thực sự đã nhìn ra một bản đồ tuyến đường, một "kế hoạch Thiên đường - Mặt đất". Bằng ngôn ngữ ký hiệu và lời nói, người Nefilim đã vẽ ra tuyến đường nối liền hành tinh của họ tới hành tinh của chúng ta.

***

Những ghi chép bí ẩn khác về các khoảng cách vũ trụ cũng trở nên dễ hiểu khi được xem xét theo quan điểm bám

sát vào cuộc hành trình vũ trụ từ Hành tinh thứ Mười hai. Một ghi chép như vậy được tìm thấy tại khu phế tích ở Nippur có niên đại được cho là khoảng 4.000 năm và hiện đang được bảo tồn tại Phòng sưu tầm Hilprecht thuộc Đại học Jena, Đức. O. Neugebauer (The Exact Sciences in Antiquity – Các khoa học chính xác thời cổ đại) cho rằng tấm bảng chi chép này chắc chắn là một bản sao "của một bản gốc có niên đại cổ hơn"; nó đưa ra các thông số về khoảng cách vũ trụ bắt đầu từ Mặt trăng tới Trái đất và sau đó tới sáu hành tinh khác trong vũ trụ.

Phần thứ hai của ghi chép này đưa ra các công thức toán học để giải quyết hầu hết

các vấn đề liên hành tinh với nội dung như sau (theo một số cách hiểu):

40 4 20 6 40 x 9 là 6 40

13 kasbu 10 ush mul SHU.PA

eli mul GIR sud

40 4 20 6 40 x 7 là 5 11 6 40

10 kasbu 11 ush 6½ gar 2 u mul GIR tab

eli mul SHU.PA sud

Các chuyên gia chưa hoàn toàn thống nhất được cách hiểu chính xác đối với các đơn vị đo lường trong phần ghi chép này (có một cách hiểu khác được Tiến sỹ

J. Oelsner, phụ trách Phòng Sưu tầm Hilprecht ở Jena đề xuất với chúng tôi trong một bức thư). Tuy nhiên, rõ ràng là phần thứ hai của ghi chép này tính toán các khoảng cách từ SHU.PA (sao Diêm Vương).

Chỉ có người Nefilim, những người đã đi qua nhiều quỹ đạo hành tinh khác nhau mới có thể đưa ra những công thức này và chỉ có họ mới cần đến những dữ liệu như vậy.

Xét thấy hành tinh của chính mình và mục tiêu Trái đất luôn không ngừng chuyển động, người Nefilim phải hướng phi thuyền của mình không phải tới vị trí của Trái đất tại thời điểm phóng mà là nơi nó

đi qua tại thời điểm đến đích. Ta có thể lập luận chắc chắn rằng người Nefilim tính toán đường đi cho mình giống như các nhà khoa học ngày nay lên kế hoạch cho các nhiệm vụ tới Mặt trăng và các hành tinh khác.

Phi thuyền của người Nefilim ắt hẳn phải được phóng lên từ Hành tinh thứ Mười hai theo hướng quỹ đạo của hành tinh này, ngay phía trước điểm đến của nó ở khu vực gần Trái đất. Dựa trên luận điểm này và rất nhiều yếu tố khác, Amnon Sitchin, tiến sỹ về hàng không và cơ khí đã vạch ra cho chúng ta thấy 2 đường đi khác nhau của chiếc phi thuyền này. Theo đường đi thứ nhất thì người Nefilim bắt buộc phải phóng phi thuyền từ Hành tinh

thứ Mười hai trước khi quỹ đạo của nó đến điểm cực viễn. Chỉ cần ít lực đẩy, chiếc phi thuyền sẽ không phải thay đổi hành trình nhiều khi giảm tốc. Trong khi Hành tinh thứ Mười hai (con tàu không gian khổng lồ) tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo hình elip rộng lớn của nó, thì chiếc phi thuyền sẽ đi theo một đường đi hình elip ngắn hơn và đến Trái đất trước Hành tinh thứ Mười hai. Đường đi này có thể mang lại cả những thuận lợi và bất lợi cho người Nefilim.

Quãng thời gian 3.600 năm Trái đất vốn được áp dụng cho các nhiệm kỳ trị vì và nhiều hoạt động khác của người Nefilim trên Trái đất cho chúng ta thấy rằng hẳn là họ có xu hướng sử dụng đường đi thứ

hai hơn, bởi vì đó là hành trình ngắn hơn và nằm ngay trên bầu trời Trái đất trùng với thời điểm Hành tinh thứ Mười hai đến gần Trái đất. Nếu vậy, người Nefilim phải phóng phi thuyền (C) khi Hành tinh thứ Mười hai đi được nửa đường từ điểm cực viễn trở về. Tốc độ của hành tinh này tăng lên nhanh chóng vì thế chiếc phi thuyền cần phải có động cực mạnh để vượt qua hành tinh mẹ và tới Trái đất (D) một vài năm Trái đất trước Hành tinh thứ Mười hai. (Hình 125)

Hình 125

Từ các dữ liệu kỹ thuật phức tạp, cũng như những gợi ý trong các ghi chép của người Mesopotamia, chúng ta thấy rằng dường như người Nefilim đã sử dụng cách tiếp cận Trái đất giống như cách NASA tiếp cận Mặt trăng: Khi tàu mẹ đến gần hành tinh mục tiêu (Trái đất), nó lượn vòng trong quỹ đạo quanh của hành tinh này và một phi thuyền nhỏ hơn tách

khỏi tàu mẹ và thực hiện nhiệm vụ hạ cánh.

Việc hạ cánh chính xác xuống địa điểm xác định trên Trái đất đã khó, việc rời khỏi còn khó khăn hơn. Chiếc phi thuyền con phải quay trở lại tàu mẹ, sau đó con tàu này khởi động và tăng tốc độ tối đa để bắt kịp Hành tinh thứ Mười hai đang di chuyển theo quỹ đạo, vượt qua điểm cực cận của nó ở giữa sao Hỏa và sao Mộc với tốc độ di chuyển cao nhất. Tiến sĩ Sitchin đã tính toán được rằng có 3 điểm trên quỹ đạo Trái đất mà chiếc tàu mẹ của người Nefilim có thể lựa chọn làm bàn đạp bắt kịp Hành tinh thứ Mười hai từ 1,1 đến 1,6 năm Trái đất.

Lộ trình phù hợp, sự hướng dẫn từ Trái đất và sự phối hợp hoàn hảo với hành tinh mẹ là những yếu tố cần thiết giúp con tàu vũ trụ của người Nefilim đã hoàn thành cuộc hành trình của mình một cách hoàn hảo.

10. THÀNH PHỐ

CỦA CÁC VỊ

THẦN

Câu chuyện về những sinh vật thông minh đầu tiên định cư trên Trái đất là một truyền thuyết hấp dẫn không kém việc khám phá ra châu Mỹ hay chuyến hải trình vòng quanh thế giới. Câu chuyện này còn có tầm quan trọng hơn nữa, bởi nhờ công cuộc định cư này, Con người và nền văn minh của nó tồn tại đến ngày nay.

"Thiên sử thi Sáng tạo" kể cho ta về

hành trình của các "vị thần" đến Trái đất theo lệnh của vị Chủ thần. Dị bản của người Babylon cho rằng vị Chủ thần ra lệnh là Marduk và ngài đợi cho đến khi bề mặt Trái đất đủ khô và cứng lại để phi thuyền có thể hạ cánh và kiến thiết. Sau đó, thần Marduk thông báo quyết định của mình tới nhóm phi hành gia:

Trên Thiên đường sâu thẳm,

nơi các người đang cư ngụ,

Ta đã dựng lên "Cung điện Thiên đường".

Giờ đây, ta sẽ cho xây lên ở Hạ giới

một bản sao của nó.

Sau đó Marduk lý giải mục đích của mình:

Khi từ Thiên đường

các ngươi xuống Trái đất để hội họp,

Sẽ có chỗ nghỉ ngơi qua đêm

đón tiếp tất cả các ngươi.

Ta sẽ đặt tên cho nó là "Babylon"

Cánh cổng của các vị Thần.

Trái đất không chỉ đơn thuần là đích đến của một chuyến viếng thăm hay một hành trình thám hiểm; mà là một "ngôi nhà thứ hai" vĩnh cửu.

Du hành vũ trụ trên một hành tinh – một con tàu vũ trụ khổng lồ, băng qua quỹ đạo của phần lớn các hành tinh khác, người Nefilim chắc hẳn là những người đầu tiên quan sát được các bầu trời từ chính hành tinh của mình. Tiếp theo đó là những cuộc thăm dò bằng phi thuyền không người lái. Vậy thì khả năng họ có thể đưa những phi thuyền có người lái đến các hành tinh khác chỉ là vấn đề thời gian.

Trong quá trình người Nefilim tìm kiếm nơi xây dựng một "ngôi nhà" thứ hai, Trái đất có lẽ là lựa chọn hàng đầu của họ. Màu xanh của hành tinh này chứng tỏ sự tồn tại của nước và không khí, 2 yếu tố hình thành nên sự sống; màu xám của

nền đất cứng; các loại cây cối, thực vật và động vật. Tuy nhiên khi người Nefilim du hành đến Trái đất thì cảnh tượng lúc đó chắc hẳn khác nhiều so với hình ảnh Trái đất được chụp từ vệ tinh ngày nay. Bởi khi người Nefilim lần đầu tiên đặt chân đến Trái đất thì Trái đất của chúng ta đang ở Kỷ Băng hà – thời kỳ băng giá này là một trong những giai đoạn đóng băng và tan băng của Trái đất:

Thời kỳ đóng băng đầu tiên – bắt đầu khoảng 600.000 năm trước.

Lần khí hậu ấm lên thứ nhất (thời kỳ xen băng) – 550.000

năm trước.

Thời kỳ đóng băng thứ hai – 480.000 đến

430.000 năm trước.

Khi người Nefilim đầu tiên đặt chân xuống Trái đất vào khoảng 450.000 năm trước, khoảng 1/3 phần đất liền trên Trái đất đang bị bao phủ bởi những lớp băng đá. Do phần lớn lượng nước trên Trái đất bị đóng băng như vậy nên lượng mưa bị giảm theo, tuy nhiên, không phải khu vực nào trên Trái đất cũng vậy. Do những đặc điểm khác biệt của nhiều yếu tố, trong đó có các loại gió và địa hình, có những khu vực rất dồi dào nguồn nước lúc đó nhưng ngày nay lại rất khô hạn, trái lại, một số khu vực chỉ có mưa theo mùa thì giờ đây lại có mưa quanh năm.

Mực nước biển cũng thấp hơn bởi phần lớn lượng nước đã bị các khối băng trên đất liền giữ lại. Các bằng chứng cho thấy với độ dày của lớp băng trong 2 Kỷ Băng hà chính thì mực nước biển thấp hơn khoảng 185 đến 220m so với ngày nay. Bởi vậy có những khu vực thời kỳ đó là đất liền thì nay là biển hoặc bờ biển. Một số dòng sông vẫn chảy, chúng tạo thành vực và các hẻm núi sâu khi đi qua địa hình núi đá, hoặc đi qua những khu vực đất mềm và đất sét, đến các đầm lầy và chảy ra các vùng biển băng giá.

Đến với Trái đất trong điều kiện khí hậu và địa lý như vậy, người Nefilim dựng nên "bản sao của Thiên đường" đầu tiên của họ ở đâu?

Hiển nhiên là họ sẽ tìm kiếm một địa điểm có khí hậu tương đối ôn hòa, nơi có đủ chỗ trú ẩn và là nơi họ có thể khoác lên mình những bộ quần áo nhẹ nhàng thay vì những bộ đồ giữ ấm nặng nề. Họ cũng phải tìm kiếm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, cũng như duy trì nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết. Các dòng sông vừa thuận lợi cho hệ thống tưới tiêu những khu đất rộng vừa thuận lợi cho giao thông vận tải bằng đường thủy.

Chỉ có một khu vực diện tích nhỏ có khí hậu ôn hòa trên Trái đất có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu đó, cũng như yêu cầu về một khu đất dài bằng phẳng thích hợp cho việc hạ cánh. Như chúng ta đã biết,

người Nefilim hướng sự chú ý của mình vào 3 hệ thống sông ngòi lớn và vùng đồng bằng của chúng: sông Nile, sông Indus và sông Tigris-Euphrates. Lưu vực của những con sông này đều thích hợp cho công cuộc khai hóa thuở đầu; và trong tương lai mỗi khu vực này đều trở thành trung tâm của một nền văn minh cổ đại.

Người Nefilim cũng không bỏ qua một nhu cầu thiết yếu khác đó là nguồn nhiên liệu và năng lượng. Trên Trái đất, dầu mỏ là nguồn tài nguyên đa dụng và nguồn năng lượng dồi dào để sưởi ấm và thắp sáng, cũng như là loại nguyên liệu thô quan trọng để làm ra vô số hàng hóa thiết yếu. Qua thực tế đời sống và các tư liệu

của người Sumer, chúng ta có thể thấy rằng người Nefilim đã sử dụng rộng rãi dầu mỏ và các dẫn xuất của nó; đó là lý do tại sao trong quá trình tìm kiếm nơi định cư phù hợp nhất trên Trái đất, người Nefilim lại ưu tiên lựa chọn khu vực nhiều dầu mỏ.

Với quan điểm này, người Nefilim chắc hẳn đã xếp vùng Indus ở vị trí cuối cùng, bởi đây không phải là khu vực có thể tìm thấy dầu mỏ. Thung lũng sông Nile có lẽ được xếp ở vị trí thứ hai; về mặt địa lý khu vực này nằm trên một vùng đá trầm tích lớn, nhưng dầu ở vùng này chỉ có ở những nơi xa thung lũng và nằm sâu trong lòng đất khiến việc khai thác trở nên khó khăn. Vùng hạ lưu hai con sông của vùng

Mesopotamia, hiển nhiên được xếp ở vị trí đầu tiên. Những mỏ dầu lớn nhất thế giới trải dài từ đầu vịnh Persia tới những dãy núi nơi khởi nguồn của dòng sông Tigris và Euphrates. Và trong khi ở các nơi khác người ta phải khoan sâu xuống lòng đất mới thu được dầu thô thì ở Sumer cổ đại (miền nam Iraq ngày nay), nhựa bitum, hắc ín và nhựa đường lộ thiên trên mặt đất.

(Thật thú vị khi người Sumer có thể gọi tên tất cả các loại chất bitum từ dầu mỏ, dầu thô, atfan tự nhiên, atfan đá, hắc ín, atfan hỏa thành, mát-tit, sáp cho đến nhựa đường. Họ có 9 tên gọi khác nhau cho các chất bitum khác nhau, trong khi ngôn ngữ Ai Cập cổ đại chỉ có hai và

người Sanskrit chỉ có ba.)

Cuốn Sáng Thế Ký có miêu tả cung điện của Đức Chúa trên Mặt đất – Vườn Eden

– là nơi có khí hậu ôn hòa, ấm áp và những làn gió nhẹ, vì thế Đức Chúa thường ngoạn cảnh và hóng gió ở khu vườn này. Đó là nơi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và nghề làm vườn, đặc biệt là trồng cây ăn quả. Khu vực này được bồi đắp và tưới tiêu bởi 4 con sông. "Và con sông thứ ba tên là Hidekel [Tigris]; nó là dòng sông chảy về phía đông Assyria; và con sông thứ tư là dòng Euphrates."

Trong khi các ý kiến tranh luận để xác định 2 con sông đầu tiên là Pishon

("phong phú") và Gihon ("chảy xuôi") vẫn chưa ngã ngũ thì không ai thắc mắc hay nghi ngờ gì về danh tính 2 con sông còn lại là Tigris và Euphrates. Một số chuyên gia cho rằng Vườn Eden nằm ở phía bắc Mesopotamia, nơi bắt nguồn của 2 con sông này và 2 nhánh sông nhỏ hơn; một số chuyên gia khác (như E. A. Speiser trong tác phẩm The Rivers of Paradise – Những dòng sông trên Thiên đường) lại cho rằng vì 4 dòng sông này cùng đổ về đầu vịnh Persia nên Vườn Eden không phải nằm ở phía bắc mà phải là ở phía nam Mesopotamia.

Cái tên Eden trong Kinh thánh có nguồn gốc từ tiếng Mesopotamia, có gốc từ từ edinu trong tiếng Akkad, có nghĩa là

"đồng bằng". Chúng ta hãy nhớ rằng danh hiệu "thần thánh" của các vị thần cổ đại là DIN.GIR ("các Đấng Chính nghĩa của những quả tên lửa"). Người Sumer gọi cung điện của các vị thần là E.DIN, có nghĩa là "ngôi nhà của những Đấng Chính nghĩa" – một sự mô tả thật trùng khớp.

Việc lựa chọn Mesopotamia làm nơi đặt "bản sao của Thiên đường" trên Trái đất chắc hẳn còn có một lý do quan trọng khác. Mặc dù người Nefilim vào thời kỳ đó đã xây dựng một sân bay vũ trụ trên đất liền nhưng có một số bằng chứng cho thấy ít nhất vào thời kỳ đầu, họ hạ cánh bằng cách lao thẳng xuống biển trong một khoang kín. Nếu đây là phương pháp hạ

cánh của họ thì Mesopotamia là nơi gần với không phải một mà là 2 vùng biển – Nam Ấn Độ Dương và Tây Địa Trung Hải – vì vậy, trong trường hợp khẩn cấp, việc hạ cánh không chỉ phụ thuộc vào một vùng biển duy nhất. Như chúng ta sẽ thấy, một khu vực vịnh thuận lợi để là điểm khởi hành những chuyến hải trình dài ngày trên biển cũng là một yếu tố thiết yếu.

Trong các ghi chép và tranh vẽ cổ đại, ban đầu chiếc phi thuyền của người Nefilim được gọi là những "Con tàu Thần thánh". Ta có thể hình dung ra cảnh hạ cánh của các phi hành gia này được miêu tả trong các câu chuyện sử thi cổ đại: Một chiếc tàu ngầm đột ngột xuất

hiện trên trời rồi lao xuống biển, từ con tàu đó những "người cá" nổi lên mặt nước và tiến vào bờ.

Thực tế, các ghi chép này cũng kể rằng có những AB.GAL điều khiển các con tàu vũ trụ mặc trang phục giống như cá.

Một ghi chép về những chuyến hành trình của Ishtar kể rằng vị nữ thần này tìm cách gặp được "gallu lớn" (hoa tiêu trưởng), người đã bỏ đi "trong một chiếc tàu bị chìm". Berossus truyền lại cho chúng ta những truyền thuyết về Oannes, "Người được trao trí khôn", một vị thần xuất hiện từ "vùng biển Erythrea giáp với Babylon" trong năm đầu tiên khi Vương quyền được truyền từ Thiên đường xuống Mặt đất. Berossus kể rằng

tuy Oannes có hình dạng giống cá nhưng lại có đầu người bên dưới đầu cá và có đôi chân người dưới chiếc đuôi cá.

"Giọng nói và ngôn ngữ của ông cũng rõ ràng như con người." (Hình 126)

Hình 126

Ba sử gia Hy Lạp, những người lý giải về những gì Berossus viết ra, cho rằng

người cá xuất hiện theo một chu kỳ nhất định, tiến vào bờ từ "vùng biển Erythrea" – vùng biển mà hiện nay chúng ta gọi là Biển Arab (Tây Ấn Độ Dương).

Tại sao người Nefilim lại hạ cánh xuống Ấn Độ Dương, cách xa địa điểm họ chọn ở Mesopotamia hàng trăm dặm thay vì vịnh Persia, địa điểm gần hơn rất nhiều? Các ghi chép cổ xưa đã gián tiếp xác nhận kết luận của chúng tôi rằng những lần hạ cánh đầu tiên diễn ra vào thời kỳ băng hà thứ hai khi vùng vịnh Persia ngày nay không phải là biển mà là một vùng đầm lầy và các hồ nông, nơi không thuận lợi cho việc hạ cánh theo kiểu rơi xuống nước.

Hạ cánh xuống vùng biển Arab, những sinh vật thông minh đầu tiên trên Trái đất đã tìm đường hướng về Mesopotamia. Thời kỳ đó, các đầm lầy ăn sâu vào đất liền hơn bờ biển ngày nay và họ đã dựng nên khu định cư đầu tiên của mình trên hành tinh của chúng ta ở ven những đầm lầy này.

Họ đặt tên cho khu định cư này là E.RI.DU ("ngôi nhà được xây ở nơi xa"). Đây quả là một cái tên thật phù hợp!

Cho tới ngày nay, thuật ngữ ordu trong tiếng Ba Tư vẫn có nghĩa là "khu trại". Đây là từ mà nghĩa của nó ăn sâu bám rễ vào tất cả các loại ngôn ngữ: Vùng đất

định cư được gọi là Erde trong tiếng Đức, Erda trong tiếng Đức cổ (Old High German), Jördh trong tiếng Iceland, Jord trong tiếng Đan Mạch, Airtha trong tiếng Gothic, Erthe trong tiếng Anh trung cổ (Middle English); và quay trở lại về mặt địa lý và thời gian, từ "Trái đất" (Earth) chính là Aratha hay Ereds trong tiếng Xy-ri, Erd hay Ertz trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Eretz trong tiếng Hebrew.

Tại Eridu ở phía nam Mesopotamia, người Nefilim đã lập nên Trạm Trái đất I, một tiền đồn đơn độc trên một hành tinh phân nửa là băng giá. (Hình 127)

Hình 127

Những ghi chép của người Sumer được xác nhận bởi các bản dịch bằng tiếng Akkad sau này đã liệt kê những khu định cư hay "thành phố" đầu tiên của người Nefilim theo thứ tự mà họ đã xây dựng lên. Những ghi chép này còn cho chúng

ta biết tên vị thần phụ trách từng khu định cư này. Một ghi chép bằng tiếng Sumer được cho là bản gốc của tác phẩm "Deluge Tablet" (tạm dịch: Hồng thủy ký) của người Akkad kể về 5 trong số 7 thành phố đầu tiên như sau:

Sau khi vương quyền được trao xuống từ Thiên đường,

sau khi vương miện cao quý, ngai vàng vương quyền

được trao xuống từ Thiên đường,

ngài... hoàn chỉnh các quy trình

lễ nghi thần thánh...

Lập nên 5 thành phố ở những chốn thuần khiết

đặt tên cho chúng,

đặt chúng làm trung tâm. Thành đầu tiên là ERIDU,

được trao cho Nudimmud lãnh đạo, Thành thứ hai, BAD-TIBIRA,

ngài trao cho Nugig. Thành thứ ba, LARAK, ngài trao cho Pabilsag.

Thành thứ tư, SIPPAR,

ngài trao cho anh hùng Utu.

Thành thứ năm, SHURUPPAK,

ngài trao cho Sud.

Thật không may là tên của vị thần đã trao Vương quyền từ Thiên đường xuống Mặt đất, người lên kế hoạch thành lập Eridu và 4 thành phố khác và bổ nhiệm các thủ lĩnh hay chỉ huy cho các thành phố này lại bị mờ không đọc được. Tuy nhiên, tất cả các ghi chép đều thống nhất rằng vị thần tiến từ bờ biển vào khu vực xung quanh vùng đầm lầy và ra lệnh rằng: "Chúng ta định cư ở đây" chính là Enki, vị thần trong ghi chép này được gọi là

"Nudimmud" ("Đấng Sáng tạo ra mọi thứ").

Hai cái tên của vị thần này – EN.KI ("Chúa tể Đất liền") và E.A ("Thần Nước") – là những cái tên phù hợp nhất. Eridu, thành phố luôn là nơi ngự trị và là trung tâm thờ cúng Enki xuyên suốt lịch sử Mesopotamia, được xây dựng trên nền đất san lấp từ các hồ nước nông và đầm lầy. Những thông tin này được thể hiện trong một ghi chép mà nhà khảo cổ S. N. Kramer đặt tên là "Huyền thoại Enki và Eridu":

Chúa tể của vùng nước sâu, thần Enki...

xây lên ngôi nhà của mình...

Ở Eridu ngài dựng lên Ngôi nhà bên hồ...

Thần Enki... đã dựng lên ngôi nhà:

Eridu, vững chãi như núi,

được ngài cất lên từ mặt đất;

ngài xây dựng nó tại nơi có địa thế đẹp.

Ghi chép này và nhiều ghi chép không còn nguyên vẹn khác đều cho thấy rằng một trong những mối bận tâm hàng đầu của những "người khai hóa" này trên Trái đất là giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ cạn và đầm lầy ngập nước. "Ngài khơi dòng...; tiến hành làm sạch những dòng sông nhỏ". Nỗ lực nạo vét

các lòng suối và nhánh sông nhằm tháo nước khỏi các đầm lầy và có được nguồn nước sạch hơn phục vụ sinh hoạt và tiến hành công tác thủy lợi có kiểm soát. Chuyện kể của người Sumer còn đề cập đến việc san lấp hoặc đắp đê để bảo vệ những ngôi nhà đầu tiên khỏi những dòng nước tràn lan khắp nơi.

Một ghi chép được các chuyên gia đặt tên là "Huyền thoại" của "Enki và Trật tự của Xứ sở" là một trong những chuyện kể bằng thơ của người Sumer dài nhất được chúng ta tìm thấy và được bảo tồn tốt nhất đến nay. Câu chuyện bằng thơ này dài khoảng 470 dòng, trong đó 375 dòng còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, thật không may, phần mở đầu (khoảng 50

dòng) đã bị hư hại. Những đoạn thơ tiếp theo được dành để ca tụng Enki và việc vị thần này thiết lập quan hệ với vị Chủ thần Anu (cha của Enki), Ninti (chị của ngài) và Enlil (anh trai của ngài).

Sau phần giới thiệu này là đoạn "tự sự" của Enki. Nghe lạ lùng, nhưng thực tế, đoạn thơ này sử dụng ngôi thứ nhất, Enki kể về chuyến hạ cánh của mình xuống Trái đất.

"Khi ta tới gần Mặt đất,

ở đó nước ngập mênh mang.

Khi ta tới gần đồng cỏ xanh tươi,

những gò, những đống đội lên

theo lệnh của ta.

Ta xây ngôi nhà của mình ở nơi thuần khiết...

Nhà của ta –

Nằm ven Đầm Rắn...

Những con cá chép quẫy đuôi trong đầm

giữa những cây sậy gizi nhỏ."

Bài thơ này tiếp tục với ngôi thứ ba, miêu tả những thành tự mà Enki đạt được. Sau đây là một số câu thơ chọn lọc:

Ngài chú ý tới vùng đầm lầy,

thả vào đó cá chép và... nhiều loại cá khác;

Ngài chú ý tới những bụi cây,

trồng vào đó... sậy và cây xanh.

Ngài bổ nhiệm Enbilulu,

Kiểm tra Kênh đào, phụ trách vùng đầm lầy.

Ngài làm ra chiếc lưới mắt dày, không cho con cá nào thoát,

chiếc cạm không cho... nào thoát,

chiếc bẫy không con chim nào thoát,

... con trai của... vị thần thích cá

được Enki giao phó phụ trách về cá và chim.

Enkimdu, chuyên phụ trách về mương và đập,

được Enki giao phụ trách mương và đập.

Người... hướng dẫn cách đúc,

Kulla, người làm gạch cho Xứ sở,

được Enki giao phụ trách việc đúc và làm gạch.

Bài thơ liệt kê ra nhiều thành tựu khác của Enki, trong đó có việc khơi thông và

làm sạch hệ thống sông Tigris và nối 2 dòng sông Tigris và Euphrates bằng một kênh đào. Ngôi nhà bên bờ sông của ngài nằm liền kề với một bến nước, nơi những chiếc bè và thuyền bằng sậy neo đậu và khởi hành đi khắp nơi. Bởi vậy mà ngôi nhà này được gọi là E.ABZU ("ngôi nhà của Vùng Nước sâu"). Từ đó người ta đã dùng tên gọi này để chỉ khu đền thiêng của Enki ở Eridu trong nhiều thiên niên kỷ.

Enki và các vị thần thân cận của mình đã tiến hành khai phá những vùng đất xung quanh Eridu, tuy nhiên, có vẻ vị thần này lại thích đi lại bằng đường thủy hơn. Trong một bản ghi chép, vị thần này nói rằng vùng đầm lầy "là địa điểm ưa thích

của ta; nó vươn những cánh tay của nó về phía ta". Trong những ghi chép khác, Enki mô tả việc đi lại trong đầm lầy bằng chiếc thuyền MA.GUR (nghĩa đen là "chiếc thuyền vạn dặm"), một chiếc thuyền du lịch. Vị thần này kể về việc thủy thủ đoàn của mình "sải những mái chèo nhịp nhàng", việc họ thường "hát những bài hát ngọt ngào khiến cho dòng sông cũng hân hoan". Ngài giãi bày rằng vào những lúc đó "những bài thánh ca và thần chú ngân nga, tràn ngập Vùng Nước sâu của ta". Ngay cả những chi tiết nhỏ như tên vị thuyền trưởng của chiếc thuyền này cũng được ghi lại. (Hình 128)

Hình 128

Những bản danh sách các vua của người Sumer cho thấy rằng Enki và nhóm người Nefilim đầu tiên ở lại Trái đất trong một thời gian khá dài: 8 shar (28.800 năm) trôi qua trước khi người chỉ huy thứ hai hay "trưởng khu định cư" được chỉ định mới.

Chủ đề này sẽ dần được làm sáng tỏ với

nhiều điều thú vị khi ta nghiên cứu các bằng chứng về thiên văn. Các chuyên gia đã từng rất đau đầu với sự "mơ hồ" của người Sumer trong việc xác định xem trong số 12 ngôi nhà hoàng đạo thì ngôi nhà nào gắn liền với Enki. Dấu hiệu đầu dê mình cá biểu tượng của chòm sao Ma Kết rõ ràng gắn liền với hình ảnh của Enki (và có thể giải thích cho ý nghĩa tên của người sáng lập ra Eridu, A.LU.LIM, có nghĩa là "con cừu của dòng nước lấp lánh"). Tuy nhiên hình ảnh Ea/Enki lại thường được khắc họa qua hình ảnh một bình nước tuôn chảy trong tay – hình ảnh của Người Mang nước, hay chòm sao Bảo Bình; và chắc chắn ngài là Thần của các loài cá nên phải gắn liền với chòm sao Song Ngư.

Các nhà thiên văn hiện nay khó mà giải thích được làm cách nào mà các nhà chiêm tinh cổ đại có thể thực sự nhìn thấy các hình ảnh chẳng hạn như những con cá hay một người mang nước trong một chòm sao. Câu trả lời mà ta có thể nghĩ ra đó là các ký hiệu hoàng đạo không phải được đặt tên theo hình dáng của chòm sao mà được đặt theo tên gọi hay hoạt động chính của vị thần gắn liền với thời kỳ khi điểm xuân phân nằm trong ngôi nhà hoàng đạo của họ.

Theo quan điểm của chúng tôi, nếu Enki hạ cánh xuống Trái đất vào lúc bắt đầu Thời đại Song Ngư, chứng kiến sự dịch chuyển tuế sai sang Thời đại Bảo Bình và trải qua trọn một Great Year (25.920

năm) cho tới khi Thời đại Ma Kết bắt đầu thì quả thật vị thần này là người lãnh đạo duy nhất trên Trái đất suốt 28.800 năm như đã định.

Khoảng thời gian này cũng xác nhận kết luận của chúng tôi trước đó rằng người Nefilim đến Trái đất vào giữa Kỷ Băng hà. Công việc đắp đập đào kênh đầy khó nhọc được tiến hành khi điều kiện khí hậu vẫn còn khắc nghiệt. Nhưng sau thời gian vài shar kể từ khi họ đổ bộ xuống Trái đất, thời kỳ băng giá đã nhường chỗ cho một thời kỳ khí hậu ấm áp và nhiều mưa hơn (vào khoảng 430.000 năm trước). Sau đó người Nefilim quyết định di chuyển sâu hơn vào đất liền và mở rộng các khu định cư của mình. Đó cũng

là lý do tại sao các Anunnaki (người Nefilim bình thường) gọi vị chỉ huy thứ hai của mình ở Eridu là "A.LAL.GAR" ("người yên tâm với thời kỳ nhiều mưa").

Trong khi Enki phải trải qua rất nhiều khó khăn với tư cách là người tiên phong trên Trái đất, thì Anu và người con trai Enlil vẫn đang quan sát mọi diễn biến từ Hành tinh thứ Mười hai. Các ghi chép của người Mesopotamia thể hiện rõ rằng người phụ trách sứ mệnh Trái đất thực sự chính là Enlil; và ngay khi quyết định tiếp tục sứ mệnh được đưa ra, Enlil đã tự mình đến Trái đất. EN.KI.DU.NU ("Enki đào sâu") đã xây dựng cho vị thần này một khu trại hay căn cứ đặc biệt

có tên là Larsa. Khi Enlil tiếp quản nơi này, ngài được gọi là ALIM ("Cừu Đực"), trùng tên với "thời đại" của chòm sao hoàng đạo Bạch Dương.

Việc xây dựng căn cứ Larsa đã mở ra một giai đoạn mới trong quá trình định cư trên Trái đất của người Nefilim. Nó là dấu mốc cho quyết định tiếp tục các nhiệm vụ còn dang dở trên Trái đất, nhu cầu phải vận chuyển tới Trái đất thêm nhiều "nhân lực", dụng cụ và thiết bị và để đưa những tài nguyên quý giá trở về Hành tinh thứ Mười hai.

Phương pháp hạ cánh bằng cách lao xuống biển đã không còn phù hợp cho những phi thuyền có tải trọng nặng hơn.

Hiện tượng biến đổi khí hậu khiến việc tiếp cận đất liền trở nên dễ dàng hơn; đây chính là thời điểm di chuyển khu vực hạ cánh vào trung tâm Mesopotamia. Vào thời điểm này, Enlil xuống Trái đất và cho xây dựng ở Larsa một "Trung tâm điều khiển Sứ mệnh" – một đài chỉ huy phức tạp để từ đó người Nefilim trên Trái đất có thể điều phối các chuyến bay vũ trụ đi và đến hành tinh của mình, hướng dẫn các khoang đổ bộ hạ cánh và hoàn thiện quy trình cất cánh và ghép nối với tàu mẹ đang bay trên quỹ đạo Trái đất.

Khu vực mà Enlil lựa chọn cho mục đích này được ngài đặt tên là NIBRU.KI ("băng qua Trái đất"), còn được gọi là

Nippur trong nhiều thiên niên kỷ (địa điểm nơi Hành tinh thứ Mười hai đi qua gần Trái đất nhất được gọi là: "Nơi băng qua trong vũ trụ"). Tại đây Enlil đã lập ra DUR.AN.KI, "điểm kết nối Trời-Đất".

Nhiệm vụ này vô cùng phức tạp và tốn nhiều thời gian. Enlil ở lại Larsa 6 shar (21.600 năm) trong khi Nippur đang được xây dựng. Việc xây dựng ở Nippur cũng mất rất nhiều thời gian, điều này được thể hiện qua tên gọi theo chòm sao hoàng đạo của Enlil. Tên gọi ban đầu của ngài là Cừu Đực (Bạch Dương) lúc còn ở Larsa, về sau ngài lại gắn liền với hình ảnh Bò Đực (Kim Ngưu). Nippur được dựng lên trong "thời đại" Kim

Ngưu.

"Bài thánh ca cho Enlil, đấng ban mọi phước lành" được soạn ra nhằm ngợi ca Enlil, người vợ Ninlil, thành Nippur và "ngôi nhà cao quý" E.KUR cho ta biết rất nhiều thông tin về Nippur. Thứ nhất, Enlil đã cho bố trí ở đây một số thiết bị rất phức tạp: một "con mắt trên cao" quan sát vùng đất, một "chùm sáng lia khắp mọi nơi". Bài thơ này kể rằng Nippur được bảo vệ bởi những vũ khí khủng khiếp: "Ánh nhìn của nó thật khủng khiếp"; từ "vùng ngoại vi của nó, không vị thần nào có thể đến gần". Vũ khí của nó là một "mạng lưới khổng lồ" và ở chính giữa là một "con chim chạy nhanh", một "con chim" mà những kẻ xấu

xa, ma quỷ không thể thoát khỏi "bàn tay" của nó. Phải chăng nơi này được bảo vệ bởi một loại tia sáng chết người và một trường năng lượng điện nào đó? Phải chăng chính giữa nó là một sân đỗ máy bay trực thăng, một "con chim" bay nhanh đến mức không ai có thể thoát khỏi sự truy lùng của nó?

Tại trung tâm Nippur, sừng sững trên một nền đất đắp cao là tổng hành dinh KI.UR ("nơi cội nguồn Mặt đất") của Enlil, nơi lập nên điểm "kết nối Trời-Đất". Đây chính là phòng liên lạc của Trung tâm điều khiển Sứ mệnh, nơi các Anunnaki trên Trái đất liên lạc với chỉ huy của họ, các IGI.GI ("người quan sát") ở trong tàu mẹ trên quỹ đạo.

Bài thánh ca này tiếp tục kể rằng, tại trung tâm này có một "chiếc cột cao thẳng đứng chạm đến trời". "Chiếc cột" cao ngút trời này được dựng vững chãi trên mặt đất "như một nền móng vĩnh cửu", được Enlil sử dụng để "truyền đi lời nói của mình" tới trời. Đây là cách mô tả đơn giản cho một trạm phát sóng. Một khi "lời nói của Enlil" – những chỉ thị của ngài – "truyền lên trời, sự sung túc sẽ bao trùm Mặt đất". Quả là một cách đơn giản để mô tả những dòng nguyên vật liệu, thực phẩm đặc biệt, thuốc men và công cụ được mang xuống Trái đất bằng chiếc tàu đổ bộ khi "chỉ thị" từ Nippur được ban ra!

Tại Trung tâm Điều khiển trên nền đất

cao – "ngôi nhà cao quý" của Enlil này có một căn phòng bí ẩn được gọi là DIR.GA:

Bí hiểm như những Đại dương xa xôi, như Thiên đỉnh trên bầu trời.

Giữa những biểu tượng của nó... những biểu tượng của các vì sao. Nó giúp hoàn thiện các ME.

Những lời của nó được bày tỏ... Đó là những lời tiên tri tốt lành.

Dirga này là cái gì? Những chỗ hư hỏng

trên tấm đất sét cổ xưa này hạn chế chúng ta thu thập thêm các dữ liệu, nhưng chính cái tên của nó đã nói lên tất cả, bởi dirga có nghĩa là "căn phòng tối hình vương miện", nơi cất giữ bản đồ các vì sao, nơi đưa ra những lời dự đoán, nơi các me (liên lạc giữa các phi hành gia) được thu nhận và truyền dẫn. Cách miêu tả này làm ta nhớ đến Trung tâm Điều khiển ở Houston, Texas, Mỹ nơi giám sát các nhà du hành vũ trụ thực hiện sứ mệnh Mặt trăng, khuếch đại các tín hiệu liên lạc, lập hành trình cho họ giữa bầu trời đầy sao, đưa ra những hướng dẫn "tiên tri tốt lành" cho họ.

Đến đây ta có thể nhớ đến câu chuyện về thần Zu, vị thần đã tìm đến cung điện của

Enlil và đánh cắp đi Tấm bảng Sinh mệnh, từ đó "làm đình trệ việc ban hành mệnh lệnh... căn phòng thiêng mất đi ánh hào quang của nó... sự tê liệt lan rộng khắp nơi... sự im lặng bao trùm".

Trong "Thiên sử thi Sáng tạo", "sinh mệnh" của các hành tinh chính là quỹ đạo của chúng. Thế nên ta có lý do để tin rằng Tấm bảng Sinh mệnh vốn có vai trò sống còn đối với các chức năng của Trung tâm Điều khiển của Enlil đồng thời cũng có vai trò điều khiển quỹ đạo và đường bay của các phi thuyền vốn đang duy trì "kết nối" giữa Trời và Đất. Đó có thể là chiếc "hộp đen" rất quan trọng chứa đựng các chương trình máy tính dẫn đường cho các phi thuyền mà nếu không

có nó thì liên lạc giữa người Nefilim trên Trái đất và đường truyền kết nối họ với Hành tinh mẹ sẽ bị gián đoạn.

Đa số các chuyên gia cho rằng cái tên EN.LIL có nghĩa là "chúa tể của những cơn gió" vốn phù hợp với giả thuyết rằng người cổ đại đã "nhân cách hóa" các yếu tố của tự nhiên và gán cho một vị thần quyền cai quản các cơn gió và bão tố. Tuy nhiên một số chuyên gia đã có ý kiến cho rằng trong trường hợp này từ LIL không phải có nghĩa là gió bão trong tự nhiên mà là "gió" từ miệng – một câu nói, một mệnh lệnh, một giao tiếp bằng lời. Một lần nữa, những ký tự hình vẽ cổ xưa của người Sumer đối với từ EN – đặc biệt là trong trường hợp Enlil – và

từ LIL đã soi sáng cho vấn đề này. Vì hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy là một công trình với một tháp ăng-ten cao phía trên, cũng như một thiết bị trông rất giống hệ thống ra-đa khổng lồ của chúng ta ngày nay dùng để thu và phát tín hiệu – đó chính là "mạng lưới khổng lồ" được mô tả trong ghi chép trên. (Hình 129)

Hình 129

Ở "trung tâm công nghiệp" Bad-Tibira,

Enlil đã trao quyền chỉ huy cho con trai mình là Nannar/Sin; một số ghi chép liệt kê các thành phố gọi tên vị thần này là NU.GIG ("vị thần của bầu trời đêm"). Chúng tôi tin rằng ở đây cặp song sinh Inanna/Ishtar và Utu/Shamash đã được sinh ra – một sự kiện được đánh dấu bằng việc gán người cha Nannar của họ với chòm sao hoàng đạo tiếp theo, chòm sao Song Tử (Song Sinh). Là vị thần chuyên về tên lửa, Shamash được gán với chòm sao GIR (vừa có nghĩa là "tên lửa" vừa có nghĩa là "càng cua", hay Cự Giải), tiếp theo là Ishtar và chòm sao Sư tử, con vật thường được Ishtar đứng trên lưng trong các bức họa.

Người chị của Enlil và Enki, "y tá"

Ninhursag (SUD) cũng không bị bỏ quên: Enlil đã giao cho bà cai quản Shuruppak, trung tâm y tế của người Nefilim – một sự kiện được đánh dấu bằng việc đặt tên cho chòm sao của vị nữ thần này là "Thất Nữ" (Xử Nữ).

Trong khi các trung tâm này đang được dựng lên, thì việc xây dựng sân bay vũ trụ của người Nefilim trên Trái đất đã được tiến hành ngay sau khi việc xây dựng Nippur hoàn thành. Các ghi chép cổ ghi rõ rằng Nippur là nơi mà những "lời nói" – những mệnh lệnh – được ban ra: Ở đó, khi "Enlil ra lệnh: 'Hướng lên trời!'... thì những luồng sáng vọt lên như một quả tên lửa". Nhưng hành động này diễn ra ở "nơi Shamash bay lên" và nơi

đó – một "sân bay vũ trụ Kennedy" của người Nefilim – chính là Sippar, thành phố nằm dưới quyền cai quản của Đại bàng chúa, nơi những chiếc tên lửa đa tầng được phóng lên từ những hầm chứa đặc biệt, những "khu vực cấm thần thánh".

Khi trưởng thành và đảm nhiệm chức vụ chỉ huy đội Tên lửa và đồng thời trở thành Thần Công lý, Shamash được gán với chòm sao Bọ Cạp và Thiên Bình.

Đứng cuối danh sách 7 thành phố đầu tiên của các vị thần và tương ứng với 12 chòm sao hoàng đạo là Larak, thành phố nơi Enlil trao quyền cai quản cho con trai Ninurta. Danh sách liệt kê tên các

thành phố gọi vị thần này là PA.BIL.SAG ("Người Bảo vệ Vĩ đại"); đó cũng chính là cái tên mà người ta dùng để gọi cho chòm sao Nhân Mã.

***

Thật thiếu thực tế nếu ai đó cho rằng 7 thành phố đầu tiên của các vị thần được lập nên một cách tình cờ. Những vị thần có khả năng du hành trong vũ trụ này đã xác định vị trí khu định cư đầu tiên theo một kế hoạch rõ ràng nhằm phục vụ một nhu cầu cấp thiết: khả năng hạ cánh xuống Trái đất và rời Trái đất trở về hành tinh của mình.

Vậy kế hoạch tổng thể là gì?

Trong quá trình tìm kiếm câu trả lời, chúng tôi tự đặt cho mình một câu hỏi: Đâu là nguồn gốc của biểu tượng thiên văn học và chiêm tinh học trên Trái đất – một hình tròn với một chữ thập vuông ở chính giữa, biểu tượng mà chúng ta thường dùng để biểu thị "mục tiêu"?

Biểu tượng này có nguồn gốc từ nền thiên văn và chiêm tinh học của người Sumer và giống với ký tự tượng hình trong tiếng Ai Cập có nghĩa là "địa điểm":

Đây chỉ là sự trùng hợp hay là một chứng cứ quan trọng? Phải chăng người Nefilim đã đổ bộ lên Trái đất bằng cách vẽ một ký hiệu "mục tiêu" nào đó lên trên bản đồ của mình?

Người Nefilim là những kẻ xa lạ trên Trái đất. Khi quan sát Trái đất từ ngoài vũ trụ, có lẽ họ đã đặc biệt chú ý tới những ngọn núi và các dãy núi. Những rặng núi này có thể gây nguy hiểm trong quá trình cất cánh và hạ cánh, nhưng chúng cũng có thể trở thành những cột mốc định hướng.

Giả sử như người Nefilim đang bay lượn trên Ấn Độ Dương và nhìn về Vùng đất giữa các Dòng sông, nơi họ đã lựa chọn cho nỗ lực khai phá đầu tiên của mình thì họ sẽ nhìn thấy một cột mốc bất khả xê dịch: đó là núi Ararat.

Là một dãy núi lửa không còn hoạt động, Ararat nổi bật trên vùng cao nguyên

Armenia nơi ngày nay là biên giới giao nhau giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Cộng hòa Armenia. Phía sườn đông và sườn bắc của nó có độ cao hơn 900m so với mực nước biển, còn sườn phía tây bắc có độ cao 1524m. Cả dãy núi này có đường kính khoảng 40km), quả là một mái vòm cao ngất vươn lên từ bề mặt Trái đất.

Khối núi này còn có những điểm đặc biệt khác khiến nó không chỉ nổi bật ở đường chân trời mà còn ở vị trí từ trên trời nhìn xuống. Đầu tiên, nó nằm gần như chính giữa khu vực hồ Van và hồ Se-Van. Thứ hai, khối núi này có 2 đỉnh vươn lên: đỉnh Ararat Nhỏ (xấp xỉ 3.932m) và đỉnh Ararat Lớn (xấp xỉ 5.182m) trên độ cao 5.000m. Không ngọn núi nào có thể sánh

được với 2 đỉnh núi quanh năm tuyết phủ này về chiều cao. Chúng giống như 2 ngọn hải đăng chiếu sáng hai khu vực hồ rộng lớn giống như những chiếc gương phản chiếu khổng lồ này.

Chúng ta có lý do để tin rằng người Nefilim đã lựa chọn địa điểm hạ cánh bằng cách xác định tọa độ giữa một đường kinh tuyến bắc-nam với một cột mốc dễ nhận biết cùng một địa điểm thuận tiện gần sông ngòi. Ở phía bắc Mesopotamia, 2 đỉnh núi Ararat đóng vai trò làm cột mốc. Một đường kinh tuyến kéo qua điểm giữa 2 đỉnh núi Ararat chia đôi dòng sông Euphrates. Đó chính là mục tiêu – địa điểm được lựa chọn để xây dựng sân bay vũ trụ. (Hình

130)

Hình 130

Liệu họ có thể dễ dàng hạ cánh và cất cánh ở địa điểm này?

Câu trả lời là Có. Địa điểm được chọn này nằm trong một vùng đồng bằng, nằm cách xa những dãy núi bao quanh Mesopotamia. Những ngọn núi cao nhất (về phía đông, đông bắc và bắc) đều không gây trở ngại cho con tàu đổ bộ lượn vào từ phía đông nam.

Địa điểm này có thuận tiện cho việc đi lại không – liệu có gây trở ngại cho các phi hành gia và việc vận chuyển các vật liệu đến đó không?

Câu trả lời một lần nữa lại là Có. Người ta có thể đến được địa điểm này bằng đường bộ hoặc qua ngả sông Euphrates bằng đường thủy.

Và thêm một câu hỏi quan trọng nữa: Ở

gần đó có nguồn năng lượng, hay nhiên liệu để thắp sáng hay phát điện không? Câu trả lời vẫn là Có. Khúc uốn cong của sông Euphrates nơi sắp xây dựng Sippar là một trong những mỏ bitum lộ thiên phong phú nhất trong thời kỳ cổ đại, các sản phẩm dầu mỏ phun lên qua những giếng dầu tự nhiên và có thể khai thác ngay trên bề mặt mà không cần phải đào hay khoan sâu xuống lòng đất.

Ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh Enlil đứng giữa những trợ lý của mình trên khoang chỉ huy của con tàu vũ trụ, vạch dấu chữ thập trong một vòng tròn lên bản đồ. Có thể ngài đã hỏi: "Chúng ta sẽ đặt tên cho nơi này là gì?"

"'Sippar' thì sao?", một người đề xuất.

Trong ngôn ngữ vùng Cận Đông, cái tên này có nghĩa là "chim". Sippar là địa điểm nơi những chú Đại bàng làm tổ.

Vậy những khoang tàu đổ bộ đã hạ cánh xuống Sippar như

thế nào?

Chúng ta có thể hình dung ra cảnh một hoa tiêu của tàu vũ trụ vạch ra đường bay hợp lý nhất. Phía bên trái là dòng sông Euphrates; vùng cao nguyên núi non trùng điệp ở phía tây; phía bên phải là dòng sông Tigris và dãy Zagros ở phía đông. Nếu con tàu tiếp cận Sippar theo một góc 45° so với đường kinh tuyến đi qua Ararat thì nó sẽ đảm bảo được an

toàn khi bay qua giữa 2 khu vực nguy hiểm đó. Hơn nữa, khi chuẩn bị hạ cánh ở góc độ này, con tàu sẽ vượt qua ngọn núi đá Arab ở phía nam bằng đường bay cao và bắt đầu lượn xuống mặt nước vịnh Persia. Quá trình lượn lên xuống của con tàu sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào về tầm nhìn cũng như việc liên lạc với Trung tâm Điều khiển ở Nippur.

Sau đó trợ lý của Enlil vạch ra một phác thảo sơ bộ − một tam giác với các vùng nước và ngọn núi ở mỗi cạnh, với dấu chỉ hình mũi tên hướng về Sippar. Dấu "X" ở chính giữa đánh dấu vị trí của Nippur. (Hình 131)

Hình 131

Nghe có vẻ khó tin, nhưng bản phác thảo này không phải do chúng tôi làm ra; nó

được vẽ trên một đồ vật bằng gốm tìm thấy ở Susa, trong một lớp địa tầng có niên đại khoảng từ năm 3.200 TCN. Nó khiến chúng ta nhớ đến bản bình đồ địa cầu mô tả đường bay và quy trình bay cũng được chia thành các phần 45° ở phần trên.

Việc người Nefilim xây dựng các khu định cư trên Trái đất không phải là nỗ lực được chăng hay chớ. Tất cả các phương án khác đều đã được nghiên cứu, tất cả các nguồn tài nguyên đề được đánh giá, tất cả các rủi ro tiềm năng đều được cân nhắc; hơn nữa, bản thân kế hoạch định cư cũng được vạch ra một cách kỹ càng để đảm bảo mỗi khu định cư sẽ trở thành một mảnh ghép trong bức tranh lớn,

với mục đích vạch ra đường bay tới Sippar.

Trước đây chưa từng có ai thử tìm hiểu chiến lược tổng thể trong việc xây dựng các khu định cư rải rác khắp Sumer của người Nefilim. Nhưng nếu ta nhìn vào 7 thành phố được xây dựng đầu tiên, ta sẽ thấy rằng Bad-Tibira, Shuruppak và Nippur nằm trên một đường thẳng tạo với trục kinh tuyến qua Ararat chính xác một góc 45 độ và đường thẳng đó cắt trục kinh tuyến chính tại Sippar! 2 thành phố còn lại mà chúng ta biết tới là Eridu và Larsa cũng nằm trên một đường thẳng khác giao nhau với đường thẳng đầu tiên và trục kinh tuyến cũng chính tại Sippar!

Theo cách giải thích của chúng tôi về bản phác thảo cổ đại này, thì chúng ta hãy coi Nippur là trung tâm của một vòng tròn, rồi vẽ những đường tròn đồng tâm từ Nippur qua các thành phố khác, ta sẽ thấy rằng một thành phố Sumer cổ đại khác là Lagash cũng nằm chính xác trên một trong những đường tròn đó, trên một đường thẳng cách đều với đường thẳng Eridu-Larsa-Sippar qua trục đường thẳng 45 độ. Vị trí của Lagash nằm đối xứng với vị trí của Larsa qua trục này.

Tuy vị trí của thành phố LA.RA.AK ("nhìn thấy hào quang sáng ngời") chưa được phát hiện nhưng vị trí phù hợp của nó sẽ là ở Điểm thứ 5, bởi theo logic thì phải có một Thành phố của các vị Thần

ở khu vực này để tạo thành chuỗi các thành phố trên đường bay trung tâm với khoảng cách 6 beru: Bad-Tibira, Shuruppak, Nippur, Larak, Sippar. (Hình 132)

Hai đường thẳng phía ngoài nằm cách đều đường thẳng ở giữa chạy qua Nippur một góc 6° về mỗi bên có vai trò như những đường giới hạn phía tây nam và đông bắc cho đường bay chính. Thật phù hợp khi cái tên LA.AR.SA có nghĩa là "nhìn đèn đỏ" và LA.AG.ASH có nghĩa là "nhìn hào quang ở Điểm thứ 6". Khoảng cách từ thành phố này đến thành phố kia trên mỗi đường thẳng trong thực tế cách nhau 6 beru (khoảng 60 km).

Hình 132

Chúng tôi tin rằng đây chính là chiến

lược tổng thể của người Nefilim. Trong quá trình lựa chọn địa điểm phù hợp nhất để xây dựng sân bay vũ trụ (Sippar), họ đã bố trí các khu định cư khác theo mô hình đường bay trọng yếu tới sân bay này. Ở vị trí trung tâm họ xây dựng Nippur, nơi bố trí điểm "kết nối Trời-Đất".

***

Con người ngày nay không thể nào nhìn thấy Thành phố của các vị Thần hay các di tích của chúng được nữa – tất cả chúng đều đã bị phá hủy trong trận Đại Hồng thủy quét qua Trái đất thời gian sau đó. Nhưng chúng ta vẫn có thể biết thêm được nhiều điều về chúng bởi nghĩa vụ

thiêng liêng của các vị vua Mesopotamia là tái tạo lại các khu đền thiêng ở đúng các vị trí cũ và tuân thủ theo bản thiết kế gốc. Trong các ghi chép đầy sùng kính còn lại mô tả việc các vị vua tiến hành tái thiết này nhấn mạnh rằng họ phải bám sát các thiết kế nguyên bản một cách tỉ mỉ, ví dụ như trong một bản khắc được tìm thấy ở Layard:

Bản sơ đồ mặt bằng vĩnh cửu,

mà công trình

quyết định cho tương lai

[ta đã tuân theo].

Đó là bản sơ đồ chứa đựng

những bản vẽ từ Thời Xa xưa

và chữ viết của Trời Cao.

Như chúng tôi nghĩ, nếu Lagash là một trong những thành phố được coi là một đèn hiệu hạ cánh thì ý nghĩa của rất nhiều thông tin mà Gudea đưa ra từ thiên niên kỷ 3 TCN sẽ trở nên rõ ràng. Gudea viết rằng khi Ninurta hướng dẫn mình xây lại khu đền thiêng, một vị thần đi cùng ngài đã trao cho ông những bản thiết kế kiến trúc (được vẽ trên một tấm bảng bằng đá) và một vị nữ thần (người đã "du hành giữa Trời và Đất" trong chiếc "khoang" của mình) chỉ cho ông thấy một bản đồ thiên văn và hướng dẫn ông cách xác định vị trí công trình theo phương pháp

thiên văn.

Bên cạnh "con chim thần" màu đen, thì còn có "con mắt khủng khiếp" của thần linh ("chùm sáng lớn chinh phục thế giới bằng năng lượng của nó") và "thiết bị kiểm soát thế giới" (với âm thanh có thể "vang dội khắp nơi") được lắp đặt trong ngôi đền thiêng này. Cuối cùng, khi công trình hoàn tất, "biểu tượng của Utu" được gắn phía trên ngôi đền, hướng về "nơi bay lên của Utu" – sân bay vũ trụ ở Sippar. Tất cả những thiết bị phát sáng này đều rất quan trọng với việc vận hành của sân bay vũ trụ, vì thế chính Utu đã "vui mừng đến nơi" để đích thân xem xét việc lắp đặt các thiết bị đó khi hoàn tất.

Các hình vẽ cổ xưa của người Sumer thường thể hiện những công trình lớn được xây dựng từ thời xa xưa nhất bằng cây sậy và gỗ, tọa lạc trên những cánh đồng giữa những bầy gia súc đang gặm cỏ. Giả thuyết hiện nay cho rằng đó là những chuồng nhốt gia súc lại hoàn toàn mâu thuẫn với những chiếc cột rõ ràng là nhô ra từ mái của những công trình đó. (Hình 133a)

Như chúng ta có thể nhận thấy, mục đích của những chiếc cột này là để chống đỡ một hay nhiều cặp "vòng" mà chức năng của chúng vẫn là một điều bí ẩn. Tuy các công trình này được dựng lên trên các cánh đồng nhưng ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu có phải chúng được xây để nhốt

gia súc hay không. Những chữ viết tượng hình của người Sumer (Hình 133b) thể hiện từ DUR, hay TUR (có nghĩa là "cung điện", "nơi tụ họp") có những nét vẽ rất giống với những công trình tương tự như vậy được thể hiện trên các con dấu lăn; nhưng chúng cho ta thấy rõ rằng đặc trưng chính của công trình này không phải là "mái lều" mà là chiếc tháp ăng-ten. Những chiếc cột với "vòng" tương tự còn được khắc trên lối vào đền thờ, trong các khu đền thiêng của các vị thần, chứ không chỉ xuất hiện trên các cánh đồng. (Hình 133c)

Phải chăng những chiếc ăng-ten này được kết nối với thiết bị phát sóng? Có phải những cặp vòng này là những thiết

bị phát sóng radar được bố trí trên cánh đồng để dẫn đường cho tàu đổ bộ? Có phải những chiếc cột hình con mắt này là những bộ quét, những "con mắt nhìn thấy mọi thứ" của các vị thần xuất hiện trong nhiều ghi chép?



Hình 133

Chúng ta biết rằng thiết bị kết nối với những dụng cụ này là loại thiết bị di động bởi vì một số con dấu của người Sumer có khắc họa những "đồ vật của thần linh" hình chiếc hộp được chất trên thuyền hoặc lưng súc vật kéo để vận chuyển vào sâu hơn trong nội địa sau khi thuyền lớn cập bến. (Hình 134)

Những chiếc "hộp đen" này khiến ta nhớ đến chiếc Hộp Pháp điển mà Moses đã đóng theo chỉ dẫn của Thiên Chúa. Chiếc hộp này được làm bằng gỗ, được dát vàng cả bên trong và bên ngoài – 2 cực điện cách nhau bằng một miếng gỗ cách điện ở giữa. Một kapporeth cũng bằng

vàng được đặt trên chiếc hộp và được cố định bởi 2 tiểu thiên sứ bằng vàng đặc. Bản chất của kapporeth ("cái nắp" theo suy đoán của các chuyên gia) không được thể hiện rõ; nhưng câu thơ sau trong Kinh Cựu ước đã nói lên mục đích của nó: "Và ta sẽ hướng dẫn cho ngươi từ trên Kapporeth, từ giữa 2 Tiểu thiên sứ".

Hình 134

Ý kiến cho rằng chiếc Hộp Pháp điển này chính là một chiếc hộp liên lạc vận hành bằng điện càng được củng cố hơn bằng những hướng dẫn về khả năng cơ động của thiết bị này. Nó được vận chuyển bằng những chiếc gậy gỗ luồn qua 4 chiếc vòng vàng. Không ai được đụng vào chiếc hộp vì thế khi một người Israel chạm vào nó, anh ta bị giết chết ngay tức thì – như thể bị giật bởi một dòng điện cao thế.

Những thiết bị siêu nhiên có khả năng liên lạc với một vị thần cho dù vị thần đó đang ở xa này đã trở thành đồ vật được tôn kính, "những biểu tượng thờ cúng thiêng liêng". Những ngôi đền ở Lagash, Ur, Mari và nhiều khu vực cổ

đại khác đều khắc họa những "con mắt thần" này trong số những đồ vật thờ cúng. Trường hợp điển hình nhất được phát hiện tại một "ngôi đền mắt" ở Tell Brak, phía tây bắc Mesopotamia. Ngôi đền 4 thiên niên kỷ tuổi này có tên gọi như vậy không chỉ bởi hàng trăm biểu tượng "con mắt" được khai quật ở đây mà chủ yếu là do khu biệt điện của ngôi đền này chỉ có một bệ thờ, trên đó trưng bày một biểu tượng "đôi mắt" lớn bằng đá. (Hình 135)

Hình 135

Chắc hẳn đây là mô phỏng của những vật thiêng thật sự - "con mắt kinh khủng" của Ninurta, hoặc con mắt tại Trung tâm Điều khiển của Enlil ở Nippur mà những

người ghi chép cổ đại từng đề cập đến: "Con mắt mở to của ngài quét khắp xứ sở... Chùm sáng của ngài lia khắp xứ sở."

Có vẻ như vùng đồng bằng bằng phẳng của Mesopotamia đòi hỏi họ phải đắp những đài cao để bố trí các thiết bị vũ trụ. Các ghi chép và hình vẽ cổ xưa khẳng định rằng các công trình này rất đa dạng, từ những chiếc lều đầu tiên trên đồng cỏ cho tới những đài cao có bậc, có cầu thang hay sườn dốc thoải dẫn từ tầng thấp và rộng lên tầng cao và hẹp hơn dẫn lối lên tới đỉnh. Trên đỉnh của ngọn tháp này họ cho xây dựng một ngôi nhà thực thụ cho thần linh, xung quanh là một chiếc sân bằng phẳng có tường bao để

chứa "con chim" và "vũ khí" của thần. Hình ảnh một ngọn tháp được khắc họa trên một con dấu lăn không chỉ thể hiện kiến trúc tầng nối tiếp tầng quen thuộc này mà còn có 2 "ăng-ten vòng" có chiều cao tương đương với 3 tầng tháp. (Hình 136)

Hình 136

Marduk cho rằng tổ hợp ngọn tháp và đền thờ ở Babylon (E.SAG.IL) đã được xây dựng dưới sự chỉ đạo của mình, đồng thời tuân thủ theo "ghi chép của Trời Cao". Một tấm bảng đất sét (được gọi là Bảng Smith sau khi được giải mã) đã được André Parrot (tác giả cuốn Ziggurats et Tour de Babel – tạm dịch: Các ziggurat và tháp Babylon) phân tích cho thấy ngọn tháp 7 tầng này là một hình vuông hoàn hảo, với mỗi cạnh của tầng thứ nhất hay phần móng có kích thước 15 gar. Những tầng tiếp theo nhỏ hơn về diện tích và thấp hơn về chiều cao, ngoại trừ tầng trên cùng (ngôi nhà của thần), có chiều cao hơn hẳn. Tuy nhiên tổng chiều cao của ngọn tháp lại là 15 gar, vì vậy, cả cấu trúc hoàn chỉnh của ngọn tháp này

không chỉ là một hình vuông hoàn hảo mà còn là một hình lập phương hoàn hảo.

Đơn vị gar được sử dụng trong các phép đo này tương đương với 12 cubit ngắn – khoảng 6m. 2 chuyên gia, H. G. Wood và L. C. Stecchini đã chỉ ra rằng con số 60, cơ sở hệ lục thập phân của người Sumer

– quyết định đến tất cả các phép đo chính của những ngọn tháp ziggurat ở Mesopotamia. Thế nên chiều dài mỗi cạnh chân đế được tính là 3 nhân với 60 cubit (15 gar) và chu vi mặt chân đế là 60 gar. (Hình 137)

Hình 137

Yếu tố nào quyết định đến chiều cao của mỗi tầng tháp? Stecchini khám phá ra rằng nếu ông nhân chiều cao của tầng thứ

nhất (5,5 gar) với 2 cubit thì kết quả là 33, gần đúng với vĩ độ của Babylon (32,5° Bắc). Với phép tính tương tự, tầng thứ hai nâng góc quan sát lên 51 độ và cứ mỗi tầng trong 4 tầng tiếp theo lại nâng góc quan sát thêm 6° nữa. Tầng thứ bảy của ngọn tháp nằm trên tầng có góc quan sát là 75° so với đường chân trời tại vĩ độ địa lý của Babylon. Tầng cuối cùng này nâng góc quan sát thêm 15° nữa

– để người quan sát nhìn lên theo chiều thẳng đứng ở góc 90 độ. Stecchini kết luận rằng mỗi tầng tháp có vai trò như một tầng quan sát thiên văn, với một góc nâng định sẵn so với cung của bầu trời.

Dĩ nhiên trong các con số này có thể còn có nhiều "ẩn ý". Tuy con số 33 không

chính xác lắm với tọa độ Babylon nhưng nó lại hoàn toàn chính xác với tọa độ Sippar. Liệu có mối liên hệ nào giữa góc nâng 6° ở mỗi tầng và khoảng cách 6 beru giữa các thành phố của các vị thần? Liệu 7 tầng tháp này có mối liên quan như thế nào với địa điểm của 7 khu định cư đầu tiên, hay vị trí của Trái đất là hành tinh thứ bảy hay không?

G. Martiny (Astronomisches zur Babylonischen Turm – tạm dịch: Thiên văn học nghiên cứu tháp Babylon) chỉ ra rằng những đặc điểm của ngọn tháp ziggurat này khiến cho nó trở nên phù hợp với việc quan sát thiên văn và rằng tầng trên cùng của tháp Esagila hướng về phía hành tinh Shupa (mà chúng ta đã xác

định là sao Diêm Vương) và chòm sao Bạch Dương. (Hình 138)

Nhưng các ngọn tháp ziggurat này được dựng lên chỉ để phục vụ mục đích quan sát các vì sao và hành tinh, hay còn để phục vụ cho các con tàu vũ trụ của người Nefilim? Tất cả các ngọn tháp này đều được định hướng sao cho các góc của chúng đều chỉ chính xác về hướng bắc, nam, đông và tây. Kết quả là các cạnh của chúng tạo thành một góc chính xác 45° so với 4 hướng chính. Điều này có nghĩa là một con tàu chuẩn bị hạ cánh có thể hướng theo những cạnh nhất định của ngọn tháp và tiến tới Sippar mà không gặp bất kỳ trở ngại nào!

Hình 138

Người Akkad/Babylon gọi các công trình này là zukiratu, có nghĩa là "ống của hồn thiêng". Người Sumer gọi những ngọn tháp này là ESH, có nghĩa là "tối

cao" hay "cao nhất" giống như đặc điểm thực tế của chúng. Nó cũng được dùng để chỉ một đơn vị số học liên quan đến khía cạnh "đo lường" của các ziggurat. Và nó còn có nghĩa là "một nguồn nhiệt" ("lửa" trong tiếng Akkad và Hebrew).

Ngay cả các chuyên gia từng tiếp cận với vấn đề này không thông qua cách diễn giải "vũ trụ" của chúng tôi đều không thể tránh khỏi kết luận rằng những ngọn tháp này phục vụ cho những mục đích nào đó thay vì là một cung điện "cao tầng" đơn thuần cho các vị thần. Samuel N. Kramer đã tổng kết ý kiến đồng thuận của các chuyên gia như sau: "Ngọn tháp ziggurat, ngọn tháp nhiều tầng vốn là tiêu chuẩn của kiến trúc đền thờ Mesopotamia...

được xây dựng lên để trở thành nơi kết nối cả về mặt thực tế lẫn biểu tượng giữa các vị thần trên Thiên đường và người trần trên Mặt đất."

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng chức năng thật sự của những công trình này là để kết nối các vị thần trên Thiên đường với các vị thần – chứ không phải người trần – trên Mặt đất.

11. CUỘC NỔI

LOẠN CỦA CÁC

ANUNNAKI

Sau khi đích thân xuống Trái đất, Enlil đã tước "Bộ Chỉ huy Trái đất" khỏi tay Enki. Có lẽ đây là thời điểm mà tên gọi của Enki được đổi thành E.A ("Chúa tể các Vùng nước") thay vì "Chúa tể Mặt đất" như trước đây.

Các ghi chép của người Sumer giải thích rằng vào giai đoạn khi các vị thần này mới đến Trái đất, họ đã đồng thuận một phương án phân chia quyền lực: Anu ở

trên Thiên đường và cai trị Hành tinh thứ Mười hai; Enlil được chỉ huy dưới Mặt đất; và Enki được giao phụ trách AB.ZU (apsu trong tiếng Akkad). Lần theo nghĩa "vùng nước" của cái tên E.A, các chuyên gia đã dịch nghĩa của AB.ZU là "Vùng Nước sâu" với giả thuyết rằng trong thần thoại Hy Lạp, Enlil đại diện cho Thần Sấm sét Zeus và Ea là nguyên mẫu của thần Poseidon, vị thần của các Đại dương.

Trong các trường hợp khác, lãnh địa của Enlil được cho là Thượng Giới và lãnh địa của Ea là Âm Phủ; các chuyên gia lại một lần nữa cho rằng các thuật ngữ này đồng nghĩa với việc Enlil kiểm soát bầu khí quyển Trái đất còn Ea là Đấng Cai trị

của "những vùng nước sâu dưới mặt đất"

– giống như Địa ngục của người Hy Lạp. Thuật ngữ abyss của chúng ta có nguồn gốc từ từ apsu có nghĩa là những vùng nước sâu thẳm, tối tăm, nguy hiểm mà con người có thể chìm xuống đó và biến mất. Bởi vậy, khi đọc được những ghi chép của người Mesopotamia mô tả về Âm Phủ này, các chuyên gia đã dịch nó thành Unterwelt ("thế giới ngầm bên dưới lòng đất") hay Totenwelt ("thế giới của tử thần". Chỉ đến gần đây một số nhà Sumer học đã giảm bớt phần nào ý nghĩa tiêu cực cho nó bằng cách sử dụng thuật ngữ netherworld (thế giới dưới thấp) khi dịch nghĩa từ này.

Những ghi chép của người Mesopotamia

dẫn đến cách diễn giải sai lầm như vậy chính là một loạt những nghi thức tế lễ khóc than sự biến mất của Dumuzi, nhân vật còn nổi tiếng hơn trong Kinh thánh và các ghi chép của người Canaanite dưới cái tên thần Tammuz. Vị thần này chính là người có mối tình nổi tiếng sâu đậm nhất với nữ thần Inanna/Ishtar; và khi ngài biến mất, nữ thần này đã xuống Âm Phủ để tìm ngài.

Cuốn Tammuz-Liturgen und Verwandtes của P. Maurus Witzel, một tác phẩm lớn về "những ghi chép liên quan đến Tammuz" của người Sumer và người Akkad, chỉ càng khắc sâu thêm quan niệm sai lầm đó. Câu chuyện sử thi về chuyến đi tìm chồng của Ishtar được coi

là một hành trình "tới vương quốc của tử thần và cuối cùng nàng đã quay trở về với xứ sở của sự sống".

Các ghi chép của người Sumer và Akkad kể về chuyến đi của Inanna/Ishtar xuống Âm Phủ cho ta biết rằng vị nữ thần này quyết định đến thăm người chị Ereshkigal, vị Chủ thần của nơi này. Ishtar tới đó không phải trong tình trạng đã chết hay trái với ý nguyện của mình – nàng đến đó đầy sinh khí và đường đột, mở đường tiến vào bằng cách đe dọa tên gác cửa:

Nếu ngươi không chịu mở cánh cổng để ta vào,

Ta sẽ phá tan cánh cửa, ta sẽ đánh nát cái

then,

Ta sẽ phá tan khung cửa, ta sẽ quẳng cánh cửa đi.

Lần lượt 7 cánh cửa dẫn tới cung điện của Ereshkigal đều mở ra trước mặt Ishtar; nhưng khi nàng vào được cung điện và khi nhìn thấy nàng, Ereshkigal liền nổi cơn giận dữ (bản ghi chép tiếng Akkad viết rằng "nổi trận lôi đình ngay khi nàng xuất hiện"). Bản ghi chép của người Sumer không nói rõ mục đích của chuyến đi này hay nguyên nhân khiến Ereshkigal tức giận và cho hay Inanna đã đoán trước được sự đón tiếp này. Nàng đã nỗ lực thu hút chú ý của các vị thần lớn về chuyến đi của mình trước khi lên

đường và đảm bảo rằng họ sẽ có những động thái giải cứu nàng trong trường hợp nàng bị nhốt dưới "Đáy sâu".

Phu quân của Ereshkigal – Chúa tể của Âm Phủ – chính là Nergal. Cách chàng đến với thế giới Đáy sâu và trở thành chúa tể chốn này không chỉ thể hiện phần "người" của các vị "thần" mà còn cho thấy rằng Âm Phủ không phải một "thế giới của tử thần".

Theo một số dị bản, câu chuyện bắt đầu từ một bữa tiệc với khách mời danh dự là Anu, Enlil và Ea. Bữa tiệc được tổ chức "trên Thiên đường", nhưng không phải ở cung điện của Anu trên Hành tinh thứ Mười hai. Có lẽ nó diễn ra trong

khoang một phi thuyền đang bay trên quỹ đạo, bởi vì khi Ereshkigal không thể lên dự tiệc cùng với họ, các vị thần này đã cử một sứ giả "đi xuống theo một chiếc thang dài, tới trước cửa nhà Ereshkigal". Sau khi nhận lời mời, Ereshkigal đưa ra chỉ thị cho Namtar, cố vấn của mình:

"Namtar, hãy trèo lên chiếc thang dài đó tới Thiên đường;

Lấy đĩa thức ăn ở trên bàn, lấy phần của ta;

Bất cứ thứ gì Anu đưa cho ngươi, hãy mang về cho ta."

Khi Namtar bước vào phòng tiệc, tất cả các vị thần ngoại trừ "vị thần trọc đầu

ngồi ở phía sau" đều đứng dậy chào đón ông ta. Namtar báo cáo việc này lại với Ereshkigal khi trở về Âm Phủ. Nàng và tất cả các vị thần cấp dưới trong lãnh địa của mình đều cảm thấy bị xúc phạm. Nàng yêu cầu đưa vị thần khiếm nhã đó tới chỗ nàng để chịu trừng phạt.

Tuy nhiên, kẻ khiếm nhã này lại là Nergal, con trai của thần Ea vĩ đại. Sau bị cha mình quở trách nặng nề, Nargal được bày cho cách xuống Âm Phủ một mình, với vũ khí trong tay chỉ là những lời khuyên của người cha về cách ứng xử. Khi Nergal tới cửa điện, Namtar nhận ra chàng là vị thần khiếm nhã kia và dẫn chàng vào "sân điện lớn", nơi chàng sẽ phải trải qua vài thử thách.

Ereshkigal đi tắm...

... nàng cởi hết xiêm y.

Việc làm bình thường đối với đàn ông và đàn bà,

chàng... trong trái tim chàng...

... họ ôm chặt lấy nhau,

họ đưa nhau vào giường trong cơn đam mê.

Họ làm tình suốt 7 ngày đêm. Ở trên Thượng Giới, báo động về sự mất tích của Nergal. "Hãy để ta đi", chàng nói với Ereshkigal. Chàng hứa: "Ta đi và sẽ quay lại". Nhưng ngay sau khi chàng

bước đi, Namtar tới gặp Ereshkigal và cáo buộc rằng Nergal không hề có ý định trở lại. Một lần nữa Namtar được cử lên gặp Anu. Thông điệp của Ereshkigal rất rõ ràng:

Ta, con gái của Người, còn trẻ;

Ta chưa trải qua niềm vui thiếu nữ...

Vị thần mà Người cử xuống

đã ăn nằm với ta.

Hãy cử chàng xuống với ta, để chàng trở thành chồng ta,

Để chàng sống cùng ta.

Vốn chưa hề có ý định kết hôn, Nergal đem một đội quân viễn chinh và khuấy đảo những cổng thành của Ereshkigal với mục đích "cắt đầu nàng ta". Nhưng Ereshkigal đã van nài:

"Hãy làm chồng thiếp và thiếp sẽ là vợ chàng.

Thiếp sẽ để chàng cai quản

xứ Âm Phủ bao la này.

Ta sẽ đặt Tấm bảng Trí tuệ vào tay chàng.

Chàng sẽ là Chúa tể, thiếp sẽ là Phu nhân"

Và tiếp theo là một cái kết hạnh phúc:

Khi Nergal nghe được lời nàng,

Chàng nắm lấy tay nàng và hôn nàng,

Gạt đi nước mắt của nàng:

«Những gì nàng ao ước

trong những tháng qua – giờ sẽ trở thành sự thật!"

Những sự kiện này không có vẻ gì là diễn ra trên Xứ sở của Thần chết. Trái lại, đó là nơi mà các vị thần có thể ra vào, nơi để yêu đương, nơi đủ quan trọng và tin tưởng để giao phó một cô cháu gái của Enlil vào tay một người con trai của

Enki. Nhận thấy rằng những thực tế này không giống với quan niệm về một chốn tối tăm ảm đạm trước đây, W. F. Albright (Mesopotamian Elements in Canaanite Eschatology – tạm dịch: Các yếu tố Mesopotamia trong thuyết Mạt thế của người Canaanite) cho rằng cung điện của Dumuzi ở Âm Phủ là "một ngôi nhà sáng sủa và nhiều cây trái trên Thiên đường dưới lòng đất và được gọi là 'cửa sông' có mối quan hệ mật thiết với ngôi nhà của Ea ở Apsu".

Chắc chắn đây là một nơi xa xôi, khó tiếp cận và phần nào mang ý nghĩa của một "khu vực cấm" nhưng lại không phải là "chốn một đi không trở lại". Giống như Inanna, nhiều vị thần hàng đầu khác

cũng được cho là đã đi đến và trở về từ Âm Phủ này. Enlil đã bị đày đi Abzu một thời gian sau khi thần cưỡng hiếp Ninlil. Ea là vị thần thường xuyên qua lại giữa Eridu ở Sumer và Abzu, mang lại cho Abzu "kỹ năng tay nghề của Eridu" và lập nên ở đó một "đền thờ cao quý" cho bản thân.

Trái ngược với quan niệm rằng đây là một nơi tối tăm hoang tàn, trong thực tế Âm Phủ này được mô tả là một nơi sáng sủa với những con sông tuôn chảy:

Vùng đất màu mỡ yêu thích của Enki;

Dư thừa của cải, hoàn toàn no đủ...

Nơi có dòng sông lớn chảy ngang qua xứ

sở.

Ta thấy rằng trong nhiều hình vẽ Ea được khắc họa là vị Thần của Dòng sông tuôn chảy. Các nguồn tư liệu của người Sumer cho thấy những dòng sông này thực sự tồn tại – không phải ở Sumer và những vùng đồng bằng của nó, mà là ở Âm Phủ. W. F. Albright chú ý tới một ghi chép nói rằng Âm Phủ chính là Vùng đất của UT.TU – "ở phía tây" của Sumer. Ghi chép này kể về một chuyến đi của Enki tới Apsu:

Tới Apsu, vùng đất thuần khiết,

Nơi những con sông lớn tuôn chảy cuộn trào,

Tới Cung điện của những Dòng sông Tuôn chảy

Chúa tể trở nên mê mẩn tâm hồn...

Cung điện của những Dòng sông Tuôn chảy

Enki đắm mình trong những dòng sông thuần khiết;

Ở vùng trung tâm Apsu,

Ngài lập nên một ngôi đền lớn.

Chắc chắn là vùng đất này nằm ngoài khơi một vùng biển lớn. Lời than khóc dành cho "đứa con trai thuần khiết", vị thần Dumuzi trẻ tuổi, nói rằng chàng

được mang tới Âm Phủ trong một chiếc thuyền. Một "Lời khóc than cho sự diệt vong của Sumer" kể lại việc Inanna tìm cách trốn lên một con thuyền đang đợi sẵn. "Nàng ra khơi bằng chiếc thuyền chiếm được này. Nàng đi xuống Âm Phủ".

Một ghi chép dài kể về cuộc tranh cãi lớn giữa Ira (danh hiệu của Chúa tể Âm Phủ Nergal) và người anh em Marduk, tuy nhiên chúng ta chưa hiểu được nhiều về nội dung vì chưa tìm thấy bản nào còn nguyên vẹn. Trong cuộc tranh cãi này, Nergal rời lãnh địa của mình và đối đầu với Marduk ở Babylon; còn Marduk thì lại đe dọa: "Ta sẽ xuống tới Apsu, dưới sự giám sát của các Anunnaki... ta sẽ

dùng những vũ khí khủng khiếp của mình chống lại bọn chúng". Để tới được Apsu, vị thần này phải rời Mesopotamia và đi qua "những dòng sông cuồn cuộn". Đích đến của ngài là Arali trong "tầng hầm" của Mặt đất và trong ghi chép này có một chi tiết về vị trí của "tầng hầm" này:

Trong vùng biển xa xôi,

qua 100 beru đường thủy...

là vùng đất Arali...

Đó là nơi Đá Xanh khiến ta phát ốm,

Nơi những người thợ của Anu

mang theo Chiếc rìu Bạc sáng lóa như

ban ngày.

Beru là đơn vị vừa đo chiều dài quãng đường vừa để đo thời gian và khi hành trình bằng đường biển thì chắc nó được sử dụng để đo thời gian. Mỗi beru là 2 giờ, như vậy 100 beru tương đương với 200 giờ lênh đênh trên biển. Chúng ta không có cách nào biết được tốc độ giả định hoặc tốc độ trung bình khi đi trên biển được sử dụng trong các phép tính quãng đường của người cổ đại. Nhưng chắc hẳn rằng họ đã đến được một vùng đất xa xôi thực sự sau một chuyến hải trình trên 3.000 đến 5.000 km.

Các ghi chép này cho thấy rằng Arali nằm ở phía tây và nam của Sumer. Một

con thuyền đi từ vịnh Persia qua 2 hoặc 3.000 dặm về hướng tây nam chỉ có thể đến một nơi duy nhất: bờ biển phía nam châu Phi.

Chỉ có kết luận này mới có thể lý giải hợp lý cho thuật ngữ Âm Phủ, ở đây ám chỉ bán cầu phía nam, nơi có Vùng đất Arali, đối lập với Thượng Giới ở bán cầu bắc, nơi có Sumer. Sự phân chia các bán cầu Trái đất này giữa Enlil (phía bắc) và Ea (phía nam) tương đương với việc phân định thiên cầu phía bắc là Đạo Enlil, còn thiên cầu phía nam là Đạo Ea.

Khả năng du hành liên hành tinh, quay quanh Trái đất và đổ bộ xuống hành tinh này của người Nefilim đã loại trừ câu

hỏi rằng liệu họ có thể nào biết đến vùng nam châu Phi ngoài vùng đất Mesopotamia. Nhiều con dấu lăn khắc họa những con vật chỉ có ở khu vực này (chẳng hạn như ngựa vằn hay đà điểu), khung cảnh rừng rậm, hay những vị vua mặc áo da báo theo phong tục châu Phi chứng tỏ rằng họ có một "mối liên hệ với châu Phi".

Người Nefilim được lợi ích gì từ khu vực này của châu Phi đến mức cử đến đó thiên tài khoa học Ea và giao cho những vị thần quan trọng phụ trách xứ sở này một "Tấm bảng Trí tuệ" độc nhất vô nhị?

Chúng ta cần có một phân tích mới mẻ mang tính phản biện đối với cách diễn

giải các chuyên gia rằng thuật ngữ AB.ZU của người Sumer có nghĩa là "vùng nước thẳm sâu". Thuật ngữ này có nghĩa đen là "nguồn sâu nguyên thủy" – không nhất thiết cứ phải là các vùng nước. Theo các quy luật ngữ pháp của người Sumer, bất kỳ âm tiết nào của tất cả các thuật ngữ có 2 âm tiết đều có thể được đặt trước âm tiết kia mà không làm thay đổi nghĩa của từ, như vậy là AB.ZU và ZU.AB đều có nghĩa như nhau. Cách phát âm thứ hai của thuật ngữ này giúp ta xác định được thuật ngữ tương đương với nó trong ngôn ngữ Semite, vì thuật ngữ za-ab từ trước tới nay luôn có nghĩa là "kim loại quý", đặc biệt là "vàng" trong tiếng Hebrew và các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi khác.

Chữ viết hình tượng của người Sumer cho thuật ngữ AB.ZU là một cái hố đào sâu xuống lòng đất, phía trên có một đường hầm. Như vậy Ea không phải là chúa tể của một "vùng nước sâu" mơ hồ nào đó mà là vị thần phụ trách việc khai thác khoáng sản trên Trái đất! (Hình 139)

Trong thực tế, từ abyssos trong tiếng Hy Lạp bắt nguồn từ chữ apsu trong tiếng Akkad cũng có nghĩa là một cái hố đào rất sâu vào lòng đất. Các ghi chép của người Akkad viết rằng "apsu là nikbu"; nghĩa của từ này và của thuật ngữ tương đương nikba trong tiếng Hebrew rất giống nhau: một vết cắt hay lỗ khoan sâu vào lòng đất do con người thực hiện.

Năm 1890, P. Jensen (Die Kosmologie der Babylonier – tạm dich: Vũ trụ học của người Babylon) đã nhận xét rằng không nên dịch thuật ngữ Akkad thường gặp là Bit Nimiku thành "ngôi nhà thông thái" mà phải dịch là "ngôi nhà của tầng sâu". Ông trích dẫn một bản ghi chép (V.R.30, 49-50ab) viết rằng: "Vàng và bạc đến từ Bit Nimiku". Ông chỉ ra rằng một ghi chép khác (III.R.57, 35ab) đã giải thích cái tên "Nữ thần Shala của Nimiki" của người Akkad được dịch ra từ danh hiệu "Nữ thần Nắm giữ Đồng Sáng ngời" của người Sumer. Thuật ngữ nimiku của người Akkad xưa nay vẫn được dịch là "trí tuệ", nhưng theo kết luận của Jensen thì nó "phải có liên quan đến kim loại". Nhưng còn lý do tại sao

thì ông lại thú nhận một cách đơn giản: "Tôi không biết".

Một số bài thánh ca của người Mesopotamia ca ngợi Ea là Bel Nimiki, được dịch ra là "Chúa tể Trí tuệ"; nhưng cách dịch đúng phải là "Chúa tể Khai mỏ". Giống như Tấm bảng Số mệnh ở Nippur chứa đựng các dữ liệu về quỹ đạo thì Tấm bảng Trí tuệ được giao cho Nergal và Ereshkigal này thực tế là một "Tấm bảng về Khai mỏ", một "ngân hàng dữ liệu" liên quan đến các hoạt động khai khoáng của người Nefilim.

Là Chúa tể của Abzu, Ea có một trợ thủ là thần GI.BIL ("người nung đất"), người phụ trách công việc đốt và nung. Vị Thợ

rèn của Trái đất này thường được khắc họa là một vị thần trẻ với đôi vai phát ra những tia sáng nóng đỏ hay các tia lửa, đang hiện lên từ trong lòng đất hoặc sắp chui xuống đó. Những ghi chép này nói rằng Gibil thấm nhuần "trí tuệ" của Ea, có nghĩa là Ea đã dạy cho vị thần này các kỹ thuật khai mỏ. (Hình 140)

Quặng kim loại do người Nefilim khai thác ở vùng đông nam châu Phi được chở về Mesopotamia bằng những con thuyền chở hàng có thiết kế đặc biệt gọi là MA.GUR UR.NU AB.ZU ("thuyền chở quặng từ Âm Phủ). Từ đây, các loại quặng này được đưa tới Bad-Tibira, thành phố mà cái tên của nó có nghĩa là "nơi sáng lập kỹ nghệ rèn đúc". Sau khi

được nấu chảy và tinh luyện, các loại quặng này được đúc thành thỏi mà hình dạng của chúng vẫn không thay đổi trong thế giới cổ đại qua hàng thiên niên kỷ. Người ta đã tìm thấy những thỏi kim loại này tại nhiều địa điểm khai quật ở vùng Cận Đông, chứng tỏ tính tin cậy của những chữ hình tượng của người Sumer thể hiện những đồ vật mà họ "viết ra"; ký hiệu Sumer của thuật ngữ ZAG ("tinh luyện") là hình vẽ của một thỏi kim loại như vậy. Trong thời cổ đại chắc hẳn các thỏi này có một cái lỗ dọc theo chiều dài qua đó người ta luồn một cái gậy để mang đi. (Hình 141)

Nhiều bức họa về vị Thần của Những dòng sông Tuôn chảy cho thấy đứng bên

cạnh vị thần này là những người mang các thỏi kim loại quý đó, chứng tỏ rằng ngài đồng thời cũng là Chúa tể Khai mỏ. (Hình 142)

Những tên gọi và tên hiệu khác nhau cho Xứ sở Khai khoáng ở châu Phi của Ea cho ta biết rất nhiều thông tin về địa điểm và bản chất của nó. Xứ sở này được biết đến với tên gọi A.RA.LI ("nơi của mạch quặng sáng"), nơi mà từ đây người ta chở đi các loại quặng kim loại. Trong khi lên kế hoạch cho chuyến đi xuống bán cầu nam, Inanna đã nhắc tới địa danh này là nơi "kim loại quý bị phủ đất" – nơi người ta tìm thấy nó ở dưới lòng đất. Theo Erica Reiner, có một ghi chép liệt kê các ngọn núi và con sông

của xứ Sumer đã khẳng định rằng: "Núi Arali: ngôi nhà của vàng"; và một bản ghi chép không còn nguyên vẹn do H. Radau mô tả lại xác nhận rằng Arali là vùng đất mà Bad-Tibira phải phụ thuộc vào để duy trì hoạt động của mình.

Các ghi chép của người Mesopotamia mô tả Xứ sở Khai khoáng là một vùng nhiều núi non, với những sườn đồi và thảo nguyên cỏ mọc xanh rờn, cây trái sum suê. Thủ phủ của Ereskigal ở vùng đất này được các ghi chép của người Sumer mô tả là GAB.KUR.RA ("giữa bụng những ngọn núi") sâu bên trong nội địa. Trong bài thơ của người Akkad kể về chuyến hành trình của Ishtar, người gác cửa đã chào đón nàng:

Xin mời vào thưa quý bà,

Hãy để Kutu hân hoan chào đón bà;

Hãy để cung điện của xứ Nugia

Mừng vui vì bà đến.

Mang nghĩa "ở vùng đất trung tâm" trong ngôn ngữ Akkad, thuật ngữ KU.TU cũng mang nghĩa "vùng cao nguyên sáng lạn" trong ngôn ngữ gốc Sumer. Tất cả các ghi chép đều viết rằng đây là một vùng đất ngập tràn ánh nắng. Thuật ngữ Sumer dùng để chỉ vàng (KU.GI – "sáng ngời khi ra khỏi mặt đất") và bạc (KU.BABBAR – "vàng sáng") vẫn thể hiện mối liên hệ với các kim loại quý ở vùng đất sáng (ku) của Ereshkigal.

Các ký hiệu hình ảnh được người Sumer sử dụng làm chữ viết đầu tiên thể hiện mối quan hệ gần gũi không chỉ với các quá trình luyện kim đa dạng mà còn với thực tế rằng nguồn gốc của các kim loại này chính là những mỏ khai thác được đào sâu vào trong lòng đất. Các thuật ngữ chỉ đồng đỏ và đồng thau ("đá sáng bóng") vàng ("kim loại quan trọng nhất khai thác được") hay "tinh luyện" ("sáng thuần khiết") đều có những hình ảnh khác nhau của một giếng mỏ ("lối mở/miệng của kim loại đỏ thẫm"). (Hình 143)

Tên của xứ sở này – Arali – được viết ra theo lối chữ hình tượng cũng là một biến thể của (đất) "đỏ thẫm", của Kush ("đỏ thẫm", nhưng có thời gian có nghĩa là

"Negro"), hay của các kim loại được khai thác ở đây; các chữ hình tượng này luôn thể hiện các giếng mỏ khác nhau. (Hình 144)

Việc các ghi chép cổ đại đề cập rộng rãi đến vàng và các kim loại khác chứng tỏ người xưa đã quen thuộc với kỹ thuật luyện kim. Việc mua bán kim loại đã diễn ra sôi động ngay từ buổi đầu của nền văn minh, thành quả của những tri thức mà con người được lĩnh hội từ các vị thần, những nhân vật theo các ghi chép cổ đại đã thực hiện việc khai khoáng và luyện kim từ rất lâu trước khi Con người xuất hiện. Nhiều nghiên cứu tiến hành đối chiếu giữa các câu chuyện thần thánh của người Sumer với danh sách các tổ phụ

thời trước Đại Hồng thủy trong Kinh thánh chỉ ra rằng, theo Kinh thánh thì Tubal-cain là một "thợ chế tác vàng, đồng và sắt" từ rất lâu trước khi diễn ra trận Đại Hồng thủy.

Kinh Cựu ước coi vùng đất Ophir, vùng đất nằm đâu đó ở châu Phi, là một nguồn cung cấp vàng thời cổ đại. Những đoàn thuyền áp tải của Vua Solomon từ Ezion-geber (Elath ngày nay) xuôi xuống Biển Đỏ. "Và họ tới Ophir và đem vàng từ đó về." Không muốn để việc xây dựng Ngôi đền Thiên chúa ở Jerusalem bị đình trệ, vua Solomon đã thỏa thuận với đồng minh của mình là Hiram, vua xứ Tyre, cho một đoàn thuyền thứ hai tới Ophir theo tuyến đường khác:

Và nhà vua có một hạm đội của Tarshish trên biển

cùng với hạm đội của Hiram.

Hạm đội của Tarshish cứ 3 năm một lần

lại mang về vàng và bạc, ngà voi, tinh tinh và khỉ.

Hạm đội của Tarshish phải mất 3 năm mới hoàn thành một hành trình vừa đi vừa về. Trừ đi thời gian cần thiết để chất hàng ở Ophir thì chuyến đi này mỗi chiều cũng phải mất đến hơn một năm. Điều này chứng tỏ tuyến đường này là tuyến đường đi vòng chứ không phải tuyến đi thẳng qua Biển Đỏ và Ấn Độ Dương – một tuyến đường vòng quanh châu Phi.

(Hình 145)

Đa số các chuyên gia đều cho rằng Tarshish nằm ở phía tây Địa Trung Hải, có khả năng nằm trên hoặc gần eo biển Gibraltar ngày nay. Đây là một địa điểm lý tưởng để tiến hành chuyến hành trình vòng quanh lục địa châu Phi. Một số chuyên gia tin rằng cái tên Tarshish có nghĩa là "nấu chảy kim loại".

Nhiều chuyên gia nghiên cứu Kinh thánh đề xuất ý kiến rằng Ophir cần được xác định là Rhodesia ngày nay. Z. Herman (Peoples, Seas, Ships – Dân tộc, Biển, Thuyền) đã tiến hành thu thập các dẫn chứng chứng minh rằng người Ai Cập cổ đại đã lấy được nhiều loại khoáng sản từ

vùng Rhodesia từ thời xa xưa nhất. Các kỹ sư khai mỏ ở Rhodesia cũng như Nam Phi thường tìm vàng bằng cách lần theo những dấu vết của việc khai khoáng thời tiền sử.

Làm thế nào để đến được cung điện của Ereshkigal ở trong đất liền? Các loại quặng được vận chuyển từ "khu trung tâm" tới các cảng ven biển bằng cách nào? Hiểu được sự tín nhiệm của người Nefilim đối với vận tải đường sông, ta sẽ không ngạc nhiên khi khám phá ra một con sông lớn tàu bè có thể qua lại được ở Âm Phủ. Câu chuyện "Enlil và Ninlil" kể với ta rằng Enlil đã chịu hình phạt lưu đày tới Âm Phủ. Khi đến xứ sở này, ngài phải đi bằng phà qua một con sông rộng.

Một ghi chép của người Babylon về nguồn gốc và số phận của loài người đã nhắc tới con sông ở Âm Phủ là Sông Habur, "Con sông của Cá và Chim". Một số ghi chép của người Sumer đặt tên cho Xứ sở của Ereshkigal là "Xứ đồng cỏ của AH.BUR".

Trong số 4 con sông lớn của châu Phi, sông Nile chảy từ phía bắc vào Địa Trung Hải, sông Congo và Niger chảy vào Đại Tây Dương từ phía tây và sông Zambezi chảy từ trung tâm châu Phi theo hình bán nguyệt hướng về phía đông cho đến khi vươn tới bờ biển phía đông. Dòng sông này tạo ra một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn với những địa điểm thuận lợi để làm bến cảng và tàu bè

có thể đi trên dòng sông này vào sâu trong nội địa trên hàng trăm dặm.

Phải chăng dòng sông Zambezi này là "Con sông của Cá và Chim" ở Âm Phủ? Phải chăng thác nước Victoria hùng vĩ chính là thác nước được đề cập trong một bản ghi chép như là nơi định đô của Ereshkigal?

Ý thức được rằng nhiều mỏ khai khoáng "mới phát hiện" đầy tiềm năng ở phía nam châu Phi từng là những mỏ khai khoáng trong thời cổ đại, Tập đoàn Bristish - American đã kêu gọi các nhóm khảo cổ xem xét các khu vực này trước khi các thiết bị san ủi đất hiện đại quét sạch mọi dấu vết khai mỏ cổ xưa này.

Trong bài báo về các phát hiện của mình trên tạp chí Optima, Adrian Boshier và Peter Beaumont nói rằng họ đã khám phá ra các hoạt động khai khoáng thời tiền sử và cổ đại trong hết địa tầng này đến địa tầng khác. Bằng phương pháp giám định carbon, Đại học Yale và Đại học Groningen (Hà Lan) đã xác định niên đại của các đồ tạo tác này khoảng từ năm 2000 TCN tới năm 7690 TCN.

Được tiếp thêm sức mạnh bởi những khám phá cổ xưa đến không ngờ này, nhóm khảo sát đã tiến hành mở rộng khu vực tìm kiếm. Tại chân một mặt vách đứng trên những sườn dốc dựng đứng phía tây đỉnh Lion, người ta đã tìm thấy một khối quặng sắt đỏ nặng 5.000 kg lấp

kín lối vào một chiếc hang lớn. Dấu vết than củi để lại thể hiện rằng các hoạt động khai khoáng trong chiếc hang này đã diễn ra vào khoảng từ năm 20000 TCN tới 26000 TCN.

Liệu người ta có khả năng khai thác kim loại trong thời kỳ Đồ đá Cũ? Với nghi ngờ này, các chuyên gia đã đào một giếng mỏ tại nơi có khả năng các thợ mỏ cổ đại đã bắt đầu các hoạt động của mình. Một mẫu than tìm thấy ở đó đã được gửi tới phòng thí nghiệm Groningen. Kết quả cho thấy nó có niên đại từ năm 41250 TCN, cộng trừ 1.600 năm!

Sau đó các nhà khoa học Nam Phi đã

tiến hành thăm dò các khu vực khai mỏ thời tiền sử ở miền nam Swaziland. Trong những chiếc hang khai mỏ chưa từng được phát hiện, họ tìm thấy các cành cây, lá, cỏ và thậm chí là lông vũ – có thể tất cả những vật dụng này đã được các thợ mỏ cổ đại đưa vào đây để làm chỗ ngủ. Ở lớp địa tầng có niên đại từ năm 35000 TCN, họ tìm thấy những khúc xương có vạch khấc, "chứng tỏ khả năng đếm của con người ở thời kỳ xa xưa này". Các dấu tích khác cho thấy niên đại của các đồ tạo tác này là vào khoảng năm 50000 TCN.

Với niềm tin rằng "niên đại thực sự của hoạt động khai mỏ đầu tiên ở Swaziland có nhiều khả năng là vào khoảng năm

70000 đến 80000 TCN", hai nhà khoa học này cho rằng "miền nam châu Phi... rất có thể là nơi khởi nguồn của các phát minh và sáng kiến công nghệ trong thời kỳ sau năm 100000 TCN".

Bình luận về những khám phá này, Tiến sỹ Kenneth Oakley, trước đây là nhà nhân chủng học hàng đầu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London, lại thấy rằng chúng có một ý nghĩa khác. "Nó soi rọi ánh sáng lên nguồn gốc của Loài người... giờ đây ta mới thấy có khả năng miền nam châu Phi chính là chiếc nôi tiến hóa của Loài người", chiếc "nôi" của người Homo sapiens.

Như chúng tôi sẽ chỉ ra, đây thực sự là

nơi Người Hiện đại xuất hiện trên Trái đất, qua một chuỗi sự kiện được khơi mào bởi hoạt động tìm kiếm kim loại của các vị thần.

Cả các nhà khoa học nghiêm túc lẫn các tiểu thuyết gia giả tưởng đều cho rằng lý do để chúng ta định cư trên các hành tinh hay tiểu hành tinh khác là vì trên các thiên thể này có các loại khoáng sản quý, những loại khoáng sản quá hiếm hoặc khai thác quá tốn kém trên Trái đất. Liệu đây có phải là mục đích khai hóa Trái đất của người Nefilim?

Các chuyên gia đương đại phân chia quá trình hoạt động của Con người trên Trái đất thành Thời kỳ Đồ đá, Thời kỳ Đồ

đồng, Thời kỳ Đồ sắt, v.v...; còn trong thời cổ đại, chẳng hạn như nhà thơ Hesiod của Hy Lạp đã liệt kê năm thời kỳ - Vàng, Bạc, Đồng, Anh hùng và Sắt. Ngoại trừ Thời kỳ các Anh hùng, tất cả các truyền thuyết cổ đại đều thừa nhận chuỗi thời kỳ vàng-bạc-đồng-sắt. Nhà tiên tri Daniel trong một giấc mộng đã nhìn thấy "một bức tượng vĩ đại" với đầu bằng vàng ròng, ngực và tay bằng bạc, bụng bằng đồng thau, chân bằng sắt và bàn chân bằng đất sét.

Các câu chuyện thần thoại và dân gian chứa đựng rất nhiều ký ức mơ hồ về một Thời kỳ Vàng, chủ yếu gắn liền với thời kỳ khi các vị thần còn hiện diện trên Mặt đất, sau đó là Thời kỳ Bạc, rồi sau đó là

các thời kỳ mà thần linh và con người cùng chung sống trên Mặt đất – Thời kỳ các Anh hùng, Thời kỳ Đồng đỏ, Đồng thau và Sắt. Phải chăng tất cả các truyền thuyết này trong thực tế chính là những ký ức mơ hồ về các sự kiện có thật đã diễn ra trên Trái đất?

Vàng, bạc và đồng đều là những nguyên tố tự nhiên của nhóm vàng. Chúng cùng nằm trong một nhóm trong bảng tuần hoàn về trọng lượng và số lượng nguyên tử; chúng có đặc tính cấu trúc tinh thể, hóa học và vật lý tương tự nhau – tất cả đều là những kim loại mềm, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Trong tất cả các nguyên tố mà chúng ta biết tới, chúng là những nguyên tố dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất.

Trong 3 loại nguyên tố này, vàng là nguyên tố bền vững nhất, gần như không thể bị phá hủy. Tuy công dụng phổ biến nhất của nó là được sử dụng làm tiền, đồ trang sức hay đồ tạo tác tinh xảo nhưng nó lại là chất liệu vô giá trong ngành công nghiệp điện tử. Một xã hội phát triển tinh vi cần có vàng dùng cho các bộ phận vi điện tử, cho các mạch dẫn đường và cho các "bộ não" máy tính.

Sự mê đắm của con người dành cho vàng đã có từ buổi đầu của nền văn minh và tôn giáo – thể hiện ở những mối liên hệ của con người với các vị thần cổ đại. Các vị thần Sumer yêu cầu họ phải cúng tế thức ăn trong những chiếc khay bằng vàng, nước và rượu đựng trong những

chiếc bình bằng vàng và các vị thần phải được khoác lên người trang phục bằng vàng. Tuy người Israel rời khỏi Ai Cập vội vàng đến mức họ không có thời gian để ủ men cho bánh mỳ nhưng họ vẫn được ra lệnh yêu cầu người Ai Cập trao cho mình tất cả vật dụng bằng vàng hoặc bạc mà họ có. Như chúng tôi tìm hiểu ra, mệnh lệnh này cho thấy trước nhu cầu đối với các vật liệu này để tạo nên bàn thờ Tabernacle và các thiết bị điện tử của nó.

Vàng, vua của các kim loại, thực tế là kim loại của các vị thần. Trong khi nói chuyện với nhà tiên tri Haggai, đề cập đến sự trở lại để phán xét các quốc gia của mình, Đức Chúa đã nói rõ rằng:

"Bạc là của ta và vàng cũng là của ta".

Có bằng chứng cho thấy rằng sự đam mê đối với những kim loại này của con người bắt nguồn từ nhu cầu lớn của người Nefilim đối với vàng. Có vẻ như người Nefilim xuống Trái đất là vì vàng và các kim loại có liên quan với nó. Họ cũng có thể đến vì các kim loại hiếm khác, chẳng hạn như platinum (có rất nhiều ở miền nam châu Phi), thứ có thể chế tạo thành thùng chứa nhiên liệu đẩy theo cách đặc biệt. Và có một khả năng không thể loại trừ đó là họ đến Trái đất vì các nguồn khoáng chất phóng xạ, chẳng hạn như uranium hay cobalt – loại "đá xanh khiến ta phát ốm" của Âm Phủ được đề cập trong một số ghi chép. Một

số bức họa thể hiện vị Thần Khai mỏ Ea đang phát ra những tia phóng xạ mạnh mẽ khi ra khỏi một hầm lò đến mức các vị thần đi cùng ngài phải sử dụng những tấm khiên che chắn; trong tất cả các bức họa này, Ea đều được thể hiện đang cầm trong tay một chiếc cưa đá của thợ mỏ. (Hình 146)

Hình 146

Tuy Enki là vị thần phụ trách nhóm đổ bộ đầu tiên cũng như sự phát triển của Abzu nhưng những thành quả này – giống như trường hợp những vị tướng khác – không phải do công lao một mình ngài gây dựng nên. Những người đã thực sự ngày ngày bỏ công bỏ sức lao động chính là những thành viên cấp thấp hơn của nhóm đổ bộ, các Anunnaki.

Một ghi chép của người Sumer mô tả quá trình xây dựng thủ phủ của Enlil ở Nippur: "Những vị thần của Thiên đường và Mặt đất Annuna đang làm việc. Với những chiếc rìu và gùi nắm chắc trong tay, họ đặt nền móng cho các thành phố."

Các ghi chép cổ đại mô tả Anunnaki là

những vị thần bình thường tham gia vào quá trình định cư ở Trái đất – những vị thần "thực hiện nhiệm vụ". Thiên sử thi Sáng tạo của người Babylon coi Marduk là người giao nhiệm vụ cho các Anunnaki. (Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng trong bản gốc của người Sumer, Enlil mới là vị thần ra lệnh cho các phi hành gia đó.)

Được giao cho Anu, lắng nghe những chỉ dẫn của ngài,

Ngài lập một trạm gác trên Thiên đường gồm 300 vị;

Và trên Mặt đất,

Ngài bố trí 600 vị.

Ngài ban ra những chỉ dẫn cho tất cả họ,

cho những Anunnaki của Thiên đường và Mặt đất

Ngài phân công nhiệm vụ cho họ.

Các ghi chép này cho thấy rằng 300 vị "Anunnaki của Thiên đường" hay Igigi này là những phi hành gia thực thụ ở lại trên con tàu vũ trụ mà không đổ bộ xuống Trái đất. Con tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo Trái đất này phóng đi và tiếp nhận những phi thuyền đi xuống và quay về từ Trái đất.

Là trưởng nhóm "Đại bàng", Shamash là một vị khách anh hùng được chào đón nồng nhiệt trên chiếc "khoang lớn vĩ đại

trong Thiên đường" của các Igigi. Một "Bài hát ngợi ca Shamash" kể về việc các Igigi quan sát Shamash tiến đến gần trong chiếc phi thuyền của mình:

Khi ngài xuất hiện, tất cả các hoàng tử đều vui mừng;

Tất cả các Igigi hân hoan chào đón ngài...

Dưới ánh sáng rực rỡ của ngài, đường đi của họ...

Họ không ngừng tìm kiếm tia sáng của ngài...

Cánh cửa được mở rộng hoàn toàn...

Bánh mỳ cúng tế của tất cả các Igigi [đang đợi ngài].

Rõ ràng là những Igigi ở trên cao này không bao giờ gặp Con người. Một số ghi chép viết rằng họ "ở quá cao đối với Con người" và kết quả là "họ không quan tâm đến Con người". Trái lại, những Anunnaki đã đổ bộ và sinh sống trên Trái đất thì lại được Con người biết đến và tôn sùng. Ghi chép thể hiện "số Anunnaki trên Thiên đường... là 300" và "số Anunnaki trên Mặt đất... là 600".

Tuy nhiên, nhiều ghi chép vẫn gọi các Anunnaki này là "50 hoàng tử vĩ đại". Tên gọi của họ theo cách phát âm phổ biến trong tiếng Akkad, An-nun-na-ki, đã

mang nghĩa là "50 vị đến từ Thiên đường xuống Trái đất". Liệu có cách nào để khỏa lấp thực tế có vẻ trái ngược này không?

Chúng ta hãy nhớ lại ghi chép kể về việc Marduk hối hả lao tới cung điện của người cha Ea để báo cáo về việc thiệt hại mất một con tàu vũ trụ chở "50 Anunnaki" khi nó đến gần sao Thổ. Một bản ghi chép các câu thần chú có từ thời triều đại thứ ba của Ur có nói về anunna eridu ninnubi ("50 Anunnaki của thành Eridu). Điều này có thể chứng tỏ rằng số người Nefilim lập nên Eridu dưới sự chỉ huy của Enki là 50. Có lẽ nào 50 là số người Nefilim trong mỗi nhóm đổ bộ?

Chúng tôi tin rằng việc người Nefilim xuống Trái đất theo từng nhóm 50 người là khá hợp lý. Khi các chuyến viếng thăm Trái đất trở nên thường xuyên hơn, trùng với thời gian phóng tàu vũ trụ từ Hành tinh thứ Mười hai, nhiều người Nefilim hơn sẽ đổ bộ xuống Trái đất. Trong mỗi lần như thế, một số người đã xuống Trái đất trước đó sẽ bay lên bằng một mô-đun từ Trái đất và trở lại tàu mẹ để quay về nhà. Nhưng trong những lần đó lại càng có thêm nhiều người Nefilim ở lại Trái đất và con số phi hành gia của Hành tinh thứ Mười hai ở lại để khai hóa Trái đất từ một nhóm 50 thành viên đổ bộ ban đầu tăng lên thành "600 người định cư trên Trái đất".

Làm thế nào mà người Nefilim hy vọng hoàn thành được sứ mệnh của mình – khai thác các loại khoáng sản mong muốn trên Trái đất và đưa các thỏi kim loại này trở về Hành tinh thứ Mười hai – chỉ với vỏn vẹn 600 lao động?

Hiển nhiên là họ dựa vào các tri thức khoa học của mình. Lúc này giá trị của Enki mới trở nên rõ ràng nhất – đây là lý do tại sao chính vị thần này chứ không phải Enlil là người đầu tiên đổ bộ xuống Trái đất và cũng là lý do để vị thần này được phân công tới Abzu.

Một con dấu lăn nổi tiếng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre khắc họa Ea với những dòng nước quen thuộc

của mình, ngoại trừ việc những nước này dường như bắt nguồn từ, hoặc được lọc qua, một loạt các bình thí nghiệm. (Hình 147) Cách diễn giải của người xưa về việc Ea gắn liền với những dòng nước này khiến ta nghĩ rằng hy vọng ban đầu của người Nefilim là thu được các loại khoáng sản từ biển cả. Các vùng nước đại dương chứa đựng một lượng lớn vàng và các loại khoáng sản quan trọng khác, nhưng loãng đến mức cần phải có những kỹ thuật vừa rẻ vừa phức tạp để tiến hành việc "khai mỏ trong nước" này. Chúng ta cũng biết rằng dưới các đáy biển chứa lượng lớn khoáng sản dưới dạng những hòn nhỏ cỡ quả táo và chỉ thu được nếu ai đó có thể lặn sâu xuống đáy biển và múc lên.

Hình 147

Các ghi chép cổ đại liên tục nhắc đến một loại thuyền được các vị thần sử dụng có tên gọi là elippu tebiti ("thuyền chìm"

– thứ mà ngày nay chúng ta gọi là tàu ngầm). Chúng ta đã thấy những "người cá" dưới quyền lãnh đạo của Ea. Đây có phải là minh chứng cho những nỗ lực lặn xuống đáy các đại dương và thu hoạch

những nguồn khoáng sản ở đó của họ? Như chúng tôi đã đề cập, Vùng đất Khai khoáng ban đầu được gọi là A.RA.LI – "xứ sở của những dòng nước có những mỏ quặng sáng ngời". Điều này có thể ám chỉ rằng đây là một vùng đất nơi vàng được vận chuyển bằng đường sông, cũng có thể thể hiện những nỗ lực khai thác vàng từ các vùng biển.

Nếu đây là các kế hoạch của người Nefilim thì rõ ràng là họ đã không gặt hái được gì. Bởi vì ngay sau khi lập nên những khu định cư đầu tiên, vài trăm Anunnaki đã được cử đi thực hiện một nhiệm vụ khó khăn ngoài dự kiến: đi sâu xuống lòng đất ở khu vực châu Phi và khai thác những khoáng sản cần thiết ở

đó.

Những hình ảnh được tìm thấy trên các con dấu lăn khắc họa các vị thần ở nơi có vẻ như là lối vào của những giếng mỏ; một bức họa cho thấy Ea đang ở vùng đất nơi Gibil đang ở trên Mặt đất còn một vị thần khác đang chống tay, quỳ gối lao động ở bên dưới. (Hình 148)

Hình 148

Ở các thời kỳ sau này, các ghi chép của người Babylon và Assyria cho hay rằng đàn ông từ già tới trẻ đều bị buộc phải lao động khổ sai trong các khu mỏ ở Âm Phủ. Lao động trong bóng tối và coi bụi bặm là thức ăn, số phận không cho họ cơ hội quay trở về quê nhà. Đây là lý do tại sao cái người Sumer đặt tên cho vùng đất này là KUR.NU.GI.A, có nghĩa bóng là "xứ sở một đi không trở lại", còn nghĩa đen của nó là "xứ sở nơi các vị thần lao động, trong các hầm sâu (quặng mỏ) chất đống". Tất cả các nguồn tư liệu cổ đại đều khẳng định rằng thời kỳ người Nefilim định cư trên Trái đất thì con người chưa xuất hiện; và khi không có con người, một số Anunnaki phải lao động cực nhọc trong các hầm mỏ. Trong

chuyến đi xuống Âm Phủ của mình, Ishtar kể rằng các Anunnaki khổ sai này phải ăn thức ăn lẫn bùn đất và uống nước đầy cặn bẩn.

Với bối cảnh này, ta có thể thấu hiểu đầy đủ một câu chuyện sử thi dài với cái tên được đặt theo câu thơ mở đầu như thường lệ là "Khi các vị thần phải lao động như con người".

Sau khi chắp ghép nhiều mảnh ghi chép bằng cả tiếng Babylon và tiếng Assyria, W. G. Lambert và A. R. Millard (Atra-Hasis: The Babylonian Story of the Flood – tạm dịch Atra-Hasis: Câu chuyện Hồng thủy của người Babylon) đã có được một bản ghi chép liền mạch. Họ

đi đến kết luận rằng câu chuyện này dựa trên các dị bản của người Sumer trước đó và có khả năng còn có nguồn gốc xa xưa hơn nữa từ những truyền thuyết truyền miệng về các vị thần viếng thăm Trái đất, về việc tạo ra Con người và việc Con người bị hủy diệt trong trận Đại Hồng thủy.

Trong khi nhiều câu thơ trong tác phẩm này chỉ có giá trị văn học đối với các dịch giả thì chúng tôi nhận thấy chúng có ý nghĩa rất lớn, bởi chúng xác thực cho những phát hiện và kết luận mà chúng tôi đưa ra ở các chương trước. Chúng cũng lý giải cho những điều kiện hoàn cảnh dẫn tới cuộc nổi loạn của các Anunnaki.

Câu chuyện bắt đầu vào thời kỳ khi chỉ có các vị thần ở trên

Trái đất:

Cũng như con người, các vị thần

phải làm việc và chịu đựng vất vả

Các vị thần lao động rất khó nhọc,

Công việc của họ rất nặng nề,

Nguy hiểm luôn cận kề.

Vào thời kỳ này, các vị thần đứng đầu đã phân chia quyền chỉ huy giữa họ:

Anu, cha của các Anunnaki, là Đức vua trên Thiên đường của họ;

Quan Chưởng ấn của họ là chiến binh Enlil.

Chỉ huy trưởng của họ là Ninurta, Và Cảnh sát trưởng của họ là Ennugi. Các vị thần cùng nhau vỗ tay,

Tiến hành rút thăm và phân chia nhiệm vụ.

Anu lên Thiên đường,

[Để lại] Mặt đất cho các thần dân của mình.

Biển cả bao quanh như một chiếc vòng lớn

Họ trao cho hoàng tử Enki.

7 thành phố đã được lập ra và bản ghi chép này nói rằng 7 Anunnaki đã được cử làm chỉ huy của thành phố. Kỷ luật ở đây chắc hẳn phải nghiêm khắc, vì ghi chép này nói với chúng ta rằng "7vị Anunnaki Vĩ đại đang khiến cho các vị thần thấp hơn chịu lao động khổ sai".

Có vẻ như trong tất cả các loại công việc của họ thì đào bới là công việc phổ biến nhất, nguy hiểm nhất và bị căm ghét nhất. Các vị thần địa vị thấp hơn nạo vét các lòng sông để thuyền bè có thể đi lại được; họ đào những con kênh để tưới tiêu; và họ đào lò ở Apsu để khai thác khoáng sản của Trái đất. Mặc dù họ có

một số loại dụng cụ phức tạp – các ghi chép có nói về "chiếc rìu bạc sáng loáng như ban ngày", ngay cả khi ở dưới lòng đất – thì công việc này cũng đòi hỏi rất nhiều sức lực. Trong một thời gian dài – chính xác là 40 "thời kỳ" – các Anunnaki "phải lao động khổ sai"; và rồi họ thét lên: Đủ rồi!

Họ đang kêu ca, nói xấu sau lưng,

Càu nhàu trong các hố đào.

Thời cơ nổi loạn xuất hiện khi Enlil tới thăm khu vực khai mỏ. Nắm bắt cơ hội, các Anunnaki bảo nhau:

Chúng ta hãy đối đầu với... Chỉ huy trưởng,

Để ông ta giảm bớt công việc nặng nhọc này.

Vua của các vị thần, người anh hùng Enlil,

Hãy để ông ta bất an trong ngôi nhà của mình!

Người lãnh đạo hay người đứng ra tổ chức cuộc nổi loạn nhanh chóng bị phát hiện. Ông là "cựu chỉ huy trưởng thời trước", người chắc hẳn đã nuôi lòng hận thù với vị chỉ huy trương đương chức. Thật đáng tiếc là tên của người này không đọc được; nhưng bài diễn văn kêu gọi của ông thì khá rõ ràng:

"Nay, hãy tuyên bố chiến tranh;

Chúng ta hãy kết hợp lòng thù hận với chiến đấu."

Cuộc nổi loạn này được mô tả sinh động đến mức khiến ta liên tưởng đến cảnh tượng bão tố của cuộc tấn công pháo đài Bastille:

Các vị thần nghe theo lời kêu gọi của ông.

Họ châm lửa vào các dụng cụ của mình;

Họ châm lửa lên những chiếc rìu;

Họ gây chiến với vị thần khai mỏ trong các đường hầm;

Họ bắt giữ vị này trên đường tiến tới

cánh cổng của người anh hùng Enlil.

Những căng thẳng và kịch tính của các sự kiện sắp diễn ra được thể hiện trong một bài thơ cổ:

Lúc đó là ban đêm, vào nửa phiên canh phòng.

Ngôi nhà của ngài bị bao vây

nhưng thần Enlil không hề hay biết.

Sau đó người quan sát Kalkal giật mình tỉnh giấc.

Anh ta kéo then cửa và quan sát...

Kalkal đánh thức Nusku;

họ lắng nghe âm thanh ồn ào của...

Nusku đánh thức Chúa tể dậy

anh ta kéo ngài dậy khỏi giường [và nói]:

"Thưa chúa tể, nhà của ngài đang bị bao vây,

chiến sự đã kéo đến ngay trước cổng."

Phản ứng đầu tiên của Enlil là lấy vũ khí chống lại những kẻ nổi loạn. Nhưng quan chưởng ấn Nusku khuyên ngài nên triệu tập Hội đồng các vị Thần:

"Hãy chuyển một thông điệp để Anu xuống nơi này;

Để Enki xuất hiện trước mặt ngài."

Ngài chuyển thông điệp và Anu được đưa tới;

Enki cũng xuất hiện trước mặt ngài,

Enlin đứng lên... mở miệng

Và phát biểu trước các vị thần vĩ đại.

Khi bàn về cuộc nổi loạn với tư cách cá nhân, Enlil yêu cầu

được biết:

"Có phải những hành động này là chống lại ta?

Phải chăng ta có liên quan tới sự thù

địch này...?

Chính mắt ta đã nhìn thấy những gì?

Đó là chiến sự đã đến ngay trước cổng nhà ta!"

Anu đề nghị tiến hành điều tra. Được vũ trang bằng quyền năng của Anu và các chỉ huy khác, Nusku đến gặp những kẻ nổi loạn đang đóng trại. Ông ta hỏi: "Ai là kẻ xúi giục trận chiến này? Ai là kẻ kích động sự thù địch?"

Các Anunnaki sát cánh cùng với nhau:

"Tất cả mọi người chúng tôi đều là người tuyên bố chiến tranh!

Chúng tôi có... của mình ở các khu khai mỏ;

Lao động khổ sai quá mức giết chết chúng tôi,

Công việc của chúng tôi quá nặng nhọc, nguy hiểm luôn cận kề."

Khi Enlil nghe Nusku báo cáo về những lời bất bình này, "nước mắt của ngài tuôn chảy". Ngài đưa ra một tối hậu thư: hoặc là người lãnh đạo cuộc nổi loạn bị hành hình hoặc là ngài sẽ từ chức. "Hãy giải tán trụ sở, hãy lấy lại quyền năng của ngài", Enlil tâu với Anu, "và ta sẽ theo ngài lên Thiên đường". Nhưng Anu, người đến từ Thiên đường, lại đứng về phe các Anunnaki:

"Chúng ta đang buộc tội họ vì cái gì?

Công việc của họ nặng nhọc, họ gặp nhiều nguy hiểm!

Mỗi ngày...

Lời than khóc thật thống thiết thấu tận trời."

Được khuyến khích bởi những lời nói của cha, Ea cũng "mở miệng" và lặp lại kết luận của Anu. Nhưng ngài đưa ra một giải pháp: Hãy tạo ra lulu, "Nhân công Nguyên thủy"!

"Nhân Nữ thần sinh sản cũng có mặt ở đây,

Hãy để nàng tạo ra Nhân công Nguyên thủy;

Hãy để hắn mang trên vai gánh nặng...

Hãy để hắn thực hiện công việc nặng nhọc của các vị thần!"

Đề xuất tạo ra một "Nhân công Nguyên thủy" để gánh vác công việc nặng nhọc của các Anunnaki được chấp thuận ngay. Các vị thần nhất trí biểu quyết việc tạo ra "Nhân công". Họ nói "Con người sẽ là tên của hắn":

Họ triệu tập và hỏi ý kiến vị nữ thần

Bà mụ của các vị thần, Nữ thần Thông thái Mami,

[và nói với bà:]

"Nàng là Nữ thần sinh sản, hãy tạo ra Nhân công!

Hãy tạo ra một Nhân công Nguyên thủy,

Để hắn mang lấy gánh nặng!

Hãy để hắn đảm đương gánh nặng mà Enlil giao cho,

Hãy để Nhân công thực hiện công việc nặng nhọc của các vị thần!"

Mami, Nữ thần Mẹ, nói rằng bà cần sự giúp đỡ của Ea, "người có nhiều kỹ năng". Trong Ngôi nhà Shimti, một nơi giống như bệnh viện ngày nay, các vị

thần đang chờ đợi. Ea giúp chuẩn bị hỗn hợp để Nữ thần Mẹ tạo ra "Con người". Các nữ thần sinh sản đã có mặt. Nữ thần Mẹ tiếp tục công việc trong khi những câu thần chú không ngừng được xướng lên. Sau đó bà kêu lên đắc thắng:

"Ta đã tạo ra!

Bàn tay ta đã làm ra nó!"

Bà "triệu tập các Anunnaki, các vị Thần Vĩ đại... bà mở miệng nói với các vị Thần Vĩ đại":

"Các vị giao cho ta một nhiệm vụ

Ta đã hoàn thành...

Ta đã loại bỏ cho các vị công việc nặng nhọc

Ta đã đặt công việc nặng nhọc của các vị lên vai Nhân công, 'Con người'

Các vị hãy kêu lên với kẻ Nhân công này:

Ta đã trút được gánh nặng,

Ta đã cho ngươi tự do."

Các Anunnaki lắng nghe thông báo của bà đầy hào hứng. "Họ ùa tới và hôn chân bà." Từ nay trở đi, Nhân công Nguyên thủy – Con người – "sẽ nhận lấy gánh nặng".

Người Nefilim trong quá trình đổ bộ xuống Trái đất để lập nên các thuộc địa của mình đã tạo ra một loại nô lệ, không phải nô lệ được đưa từ lục địa khác tới, mà là những Nhân công Nguyên thủy do chính người Nefilim tạo nên.

Một cuộc nổi loạn của các vị thần đã dẫn tới sự ra đời của Con người.

12. QUÁ TRÌNH

SÁNG TẠO CON

NGƯỜI

Thoạt đầu, tuyên bố được người Sumer ghi chép và truyền lại rằng "Con người" được tạo ra nhờ bàn tay của người Nefilim dường như đã dội một gáo nước lạnh vào cả Thuyết Tiến hóa lẫn các giáo lý Do thái-Cơ đốc giáo dựa trên Kinh thánh. Nhưng thực tế, những thông tin chứa đựng trong các ghi chép của người Sumer – và chỉ có những thông tin đó – mới có thể chứng nhận cho giá trị của

Thuyết Tiến hóa và tính xác thực của các câu chuyện trong Kinh thánh và chỉ ra rằng giữa Kinh thánh và Thuyết Tiến hóa không hề tồn tại bất cứ một mâu thuẫn nào.

Trong thiên sử thi "When the gods as men" (Khi các vị thần như con người), trong một số ghi chép khác và trong những tư liệu ngẫu nhiên, người Sumer đều mô tả Con người vừa là một sản phẩm có chủ đích của các vị thần vừa là một mắt xích trong chuỗi tiến hóa bắt đầu bằng các sự kiện diễn ra trong vũ trụ được thể hiện trong "Thiên sử thi Sáng tạo". Với niềm tin vững chắc rằng Con người xuất hiện sau thời kỳ chỉ có người Nefilim ở trên Trái đất, nên các ghi chép

của người Sumer ghi lại hết sự kiện này đến sự kiện khác (chẳng hạn như vụ việc giữa Enlil và Ninlil) diễn ra "khi Con người còn chưa được tạo ra, khi chỉ có các vị thần ngự trị ở Nippur". Đồng thời, các ghi chép này cũng mô tả quá trình hình thành Trái đất và sự phát triển của đời sống động thực vật trên hành tinh này hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết tiến hóa đương đại.

Các ghi chép của người Sumer khẳng định rằng khi những người Nefilim đầu tiên đổ bộ xuống Trái đất, các kiến thức về trồng lúa, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc vẫn chưa xuất hiện trên Trái đất. Tương tự, Kinh thánh cũng đặt sự xuất hiện của Con người vào "ngày" hay

giai đoạn thứ sáu trong quá trình tiến hóa. Cuốn Sáng Thế Ký cũng khẳng định rằng vào giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa:

Chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên Mặt đất,

Chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên...

Và không có người canh tác đất đai.

Tất cả các ghi chép của người Sumer đều khẳng định rằng các vị thần làm ra Con người để làm việc cho họ. Lý giải nguyên do bằng những lời nói của Marduk, Thiên sử thi Sáng tạo kể lại quyết định đó như sau:

Ta sẽ tạo ra một sinh vật Nguyên thủy thấp kém;

"Con người" sẽ là tên của hắn.

Ta sẽ tạo ra một Nhân công Nguyên thủy;

Hắn sẽ đảm đương công việc của các vị thần,

để họ nghỉ ngơi.

Thuật ngữ mà người Sumer và Akkad dùng để gọi "Con người" đã thể hiện vị trí và mục đích của anh ta: Anh ta là một lulu ("sinh vật nguyên thủy"), một lulu amlu ("Nhân công Nguyên thủy"), một awilum ("lao công"). Việc Con người được tạo ra để làm nô bộc cho các vị

thần không hề khiến người cổ đại cảm thấy có gì khác thường. Trong Kinh thánh, vị thần đó được gọi là "Đức Chúa", "Đấng Tối cao", "Vua", "Đấng Cai trị", "Ông chủ". Thuật ngữ avod thường được chúng ta dịch ra là "thờ phụng" trong thực tế lại là "lao động". Con người cổ đại và Con người trong Kinh thánh không phải "thờ phụng" thần linh mà là làm việc cho thần linh.

Ngay sau khi Thiên Chúa trong Kinh thánh cũng như các vị thần trong những câu chuyện của người Sumer tạo ra Con người, ngài làm ra một khu vườn và giao nhiệm vụ cho họ làm việc ở đó:

Và Thiên Chúa đem Con người

đặt vào vườn Eden

để cày cấy và canh giữ đất đai.

Tiếp đó, Kinh thánh mô tả cảnh Đức Chúa "đi dạo trong vườn những lúc gió thổi nhè nhẹ", khi đó "sinh vật mới" này đã thực hiện sứ mệnh canh giữ Vườn Eden. Câu chuyện này liệu có khác biệt gì so với những ghi chép của người Sumer mô tả những vị thần cai quản nhân công của mình làm việc, còn họ có thể nghỉ ngơi thư giãn?

Trong các câu chuyện của người Sumer, chính Hội đồng các vị Thần đã đưa ra quyết định tạo ra Con người. Và đáng chú ý là cuốn Sáng Thế Ký với chủ ý ca ngợi những thành tựu của một vị thần duy

nhất đã sử dụng danh từ số nhiều Elohim (nghĩa đen là "các vị thần") để biểu thị cho Đức Chúa và đưa ra một lời nhận xét đáng kinh ngạc:

Và Elohim phán:

"Chúng ta hãy làm ra Con người theo hình ảnh chúng ta,

giống như chúng ta."

Ai là đối tượng đang cùng bàn bạc với vị Thần duy nhất nhưng ở dạng số nhiều này và ai là "chúng ta" được lấy làm khuôn mẫu để tạo ra Con người? Cuốn Sáng Thế Ký không đưa ra câu trả lời. Nhưng sau đó, khi Adam và Eve ăn quả trên Cây Nhận thức, Elohim đã đưa ra

lời cảnh báo đối với những người đồng sự vô danh: "Nhìn xem, Con người đã trở thành như một phần trong giới chúng ta, chúng đã biết điều thiện điều ác."

Vì câu chuyện Sáng tạo Thế giới trong Kinh thánh, cũng như các câu chuyện về sự khởi đầu của vạn vật trong Sáng Thế Ký đều có nguồn gốc từ Sumer nên câu trả lời rất rõ ràng. Với việc gộp nhiều vị thần lại thành một vị Thần Tối cao duy nhất, thì câu chuyện Kinh thánh chỉ là một bản tổng hợp và chỉnh sửa các câu chuyện của người Sumer về những cuộc thảo luận của Hội đồng các vị Thần.

Kinh Cựu ước phải rất cố gắng để giải thích rõ rằng Con người không phải là

thần linh cũng không đến từ Thiên đường. "Thiên đường là Thiên đường của Đức Chúa, còn Ngài đưa Con người xuống Mặt đất". Sinh vật mới này được gọi là "Adam" bởi vì anh ta được tạo ra từ adama, cát bụi của Mặt đất. Nói cách khác, anh ta là "người trần".

Về mọi phương diện, Adam được tạo ra dựa trên hình ảnh (selem) và ngoại hình (dmut) của (những) Đấng Sáng tạo, ngoại trừ một phần nhỏ "nhận thức" và tuổi thọ của thần linh. Việc sử dụng hai thuật ngữ này trong Kinh thánh giúp ta khẳng định rằng Con người giống với (các) vị Thần cả về ngoại hình lẫn nội tâm.

Trong tất cả các bức họa cổ đại về thần

linh và con người, sự giống nhau này được thể hiện rõ ràng. Tuy Kinh thánh phản đối việc thờ cúng những bức tượng tà đạo thể hiện quan điểm rằng Đức Chúa của người Hebrew không có hình ảnh và dung mạo nhưng cả Sáng Thế Ký lẫn các câu chuyện Kinh thánh khác đều khẳng định điều ngược lại. Người Hebrew cổ đại có thể nhìn thấy Đức Chúa trực diện, có thể vui đùa cùng Ngài, có thể nghe thấy tiếng nói và trò chuyện trực tiếp với Ngài; Đức chúa có hình hài và hành động như con người – bởi vì Con người được tạo tác từ nguyên mẫu các vị thần.

Nhưng sự đơn giản này lại chứa đựng một điều bí ẩn lớn. Làm thế nào mà một

sinh vật mới có thể là bản sao về hình thể, tinh thần và tình cảm của người Nefilim? Thực tế, Con người đã được tạo ra như thế nào?

Trong một thời gian dài, người phương Tây gắn bó với quan niệm rằng sau khi được tạo ra có chủ đích, Con người được đưa xuống Trái đất để chinh phục hành tinh này và thống trị tất cả các loài sinh vật khác. Tháng Mười một năm 1859, Charles Darwin, nhà tự nhiên học người Anh đã xuất bản một luận thuyết về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng đặc ân thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Tổng kết gần 30 năm tiến hành nghiên cứu, cuốn sách đã bổ sung vào hệ thống

các quan điểm trước đây về tiến hóa tự nhiên một khái niệm mới về chọn lọc tự nhiên, kết quả của cuộc đấu tranh sinh tồn của các chủng loài động thực vật.

Năm 1788, việc các nhà địa chất học nổi tiếng bày tỏ quan điểm rằng Trái đất được hình thành từ cổ xưa, xưa hơn rất nhiều so với quãng thời gian chừng 5.500 năm theo lịch của người Hebrew đã gây xôn xao trong thế giới người Công giáo. Tiến hóa cũng không phải là một khái niệm quá mới mẻ bởi vì các học giả trước đó đã từng có rất nhiều nhận định và phát biểu về quá trình tiến hóa này, đặc biệt ngay từ thế kỷ IV TCN, các học giả Hy Lạp đã thu thập rất nhiều dữ liệu về quá trình tiến hóa trong đời

sống động thực vật.

Còn Darwin đã giáng một đòn mạnh vào những niềm tin lâu đời trước đó của Giáo hội bằng kết luận rằng tất cả mọi sinh vật – bao gồm cả Con người – đều là sản phẩm của quá trình tiến hóa và không được sinh ra một cách tự phát.

Phản ứng đầu tiên của Giáo hội rất dữ dội. Nhưng khi các phát hiện khoa học về tuổi thực sự của Trái đất, về quá trình tiến hóa, di truyền học, cùng các nghiên cứu sinh vật học và nhân chủng học khác được đưa ra ánh sáng, thì những chỉ trích của Giáo hội cũng yếu dần. Cuối cùng, chính những câu chữ trong Kinh Cựu ước đã khiến cho câu chuyện về Kinh Cựu

ước bất khả biện hộ; vì làm thế nào mà một vị Chúa Trời "vô hình" và độc nhất trong vũ trụ lại có thể phán rằng "Chúng ta hãy tạo ra Con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta"?

Nhưng phải chăng chúng ta thực sự chỉ là "những con khỉ trần trụi" không hơn không kém? Phải chăng loài khỉ là một nhánh tiến hóa khác của chúng ta và loài thú leo cây tree-shrew (loài động vật có vú nhỏ ở vùng Đông Nam Á) mới là con người tuy vẫn chưa rụng đuôi và đứng thẳng?

Như chúng tôi đã chỉ ra ở phần đầu của cuốn sách này, các nhà khoa học đương đại đã tiến hành xem xét lại các lý thuyết

đơn giản. Thuyết Tiến hóa có thể giải thích cho chuỗi các sự kiện chung hình thành nên sự sống và các dạng sống phát triển trên Trái đất, từ những sinh vật đơn bào đơn giản nhất cho tới Con người. Nhưng Thuyết tiến hóa không thể giải thích được sự xuất hiện của người Homo sapiens, sự xuất hiện diễn ra chỉ qua một đêm nếu so với hàng triệu năm tiến hóa đáng ra phải có và không có dấu hiệu của quá trình chuyển đổi từ người Homo erectus ở thời kỳ trước đó.

Chi Homo của họ Người là một sản phẩm của quá trình tiến hóa. Nhưng người Homo sapiens lại là sản phẩm của một sự kiện tiến hóa đột ngột nào đó. Chủng người này xuất hiện một cách bí

ẩn vào khoảng 300.000 năm trước đây, quá nhanh so với quy trình tiến hóa hàng triệu năm.

Các chuyên gia không thể nào lý giải nổi điều này. Nhưng các ghi chép của người Sumer, người Babylon, Kinh Cựu và chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy nguồn gốc thực sự của người Homo sapiens.

Homo sapiens – Người hiện đại – đã ra đời nhờ bàn tay của các vị thần cổ đại.

Thật may mắn khi các ghi chép của người Mesopotamia có đưa ra một tuyên bố rõ ràng về thời gian Con người được tạo ra. Câu chuyện về quá trình lao động khổ sai và cuộc nổi loạn của các Anunnanki kể với chúng ta rằng: "trong

cả 40 thời kỳ họ phải chịu lao động nặng nhọc cả ngày lẫn đêm"; những năm tháng khổ sai đằng đẵng của họ được kịch tính hóa bằng những câu thơ lặp đi lặp lại:

Trong 10 thời kỳ họ phải chịu lao động khổ sai.

Trong 20 thời kỳ họ phải chịu lao động khổ sai.

Trong 30 thời kỳ họ phải chịu lao động khổ sai.

Trong 40 thời kỳ họ phải chịu lao động khổ sai.

Bản ghi chép này sử dụng thuật ngữ ma để biểu thị cho "thời kỳ" và đa phần các

chuyên gia dịch nghĩa từ này là "năm". Nhưng thuật ngữ này lại có nghĩa gốc là "thứ gì đó hoàn thành chính nó và sau đó lặp lại chính nó". Một năm Trái đất tương đương với một vòng quay hoàn chỉnh của nó xung quanh Mặt trời. Như chúng tôi đã chỉ ra, quỹ đạo hành tinh của người Nefilim là một shar, tương đương với 3.600 năm Trái đất.

40 shar, hay 144.000 năm Trái đất sau khi đổ bộ, các Anunnaki kêu lên phản đối: "Đủ rồi!" Nếu như người Nefilim hạ cánh lần đầu tiên xuống Trái đất khoảng 450.000 năm trước theo như tính toán của chúng tôi thì việc tạo ra Con người được tiến hành khoảng 300.000 năm trước đây!

Người Nefilim không tạo ra các loài động vật có vú, các loài linh trưởng hay các sinh vật giống người. "Adam" trong Kinh thánh không thuộc chủng Homo mà là sinh vật tổ tiên của chúng ta – người Homo sapiens đầu tiên. Anh ta chính là Người Hiện đại như chúng ta biết và được tạo ra bởi bàn tay của người Nefilim.

Chìa khóa để hiểu rõ được thực tế quan trọng này nằm trong câu chuyện về một Enki đang mơ màng bị đánh thức và được thông báo rằng các vị thần đã quyết định tạo nên một adamu và nhiệm vụ của vị thần này là tìm ra phương thức thực hiện. Ngài đã trả lời như sau:

"Sinh vật mà các ngài vừa nhắc tên đó

NÓ ĐANG TỒN TẠI!"

và ngài nói thêm rằng: "Hãy trao cho nó"

– sinh vật đang tồn tại này – "dung mạo của các vị thần".

Như vậy người Nefilim không "sáng tạo" ra Con người từ hư không, mà họ chọn một sinh vật đang tồn tại và "trao cho nó dung mạo của các vị thần".

Con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa, nhưng Người hiện đại Homo sapiens lại là sản phẩm của "các vị thần". Vì cách đây khoảng 300.000 năm trước, người Nefilim đã trao cho những con khỉ hình người (Homo erectus) hình

hài giống họ.

Thuyết Tiến hóa và những câu chuyện vùng Cận Đông về việc sáng tạo ra Con người không hề xung đột với nhau. Thay vào đó, chúng giải thích và hoàn thiện lẫn nhau. Bởi vì nếu không có hành động sáng tạo của người Nefilim thì Con người phải mất thêm hàng triệu năm nữa trên hành trình tiến hóa để đạt được đến cột mốc hiện tại.

***

Chúng ta hãy cùng trở về thời kỳ này và tìm cách minh họa những điều kiện hoàn cảnh và sự kiện đã diễn ra.

Giai đoạn gian băng lớn bắt đầu khoảng

435.000 năm trước cùng với sự ấm lên của khí hậu đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của các nguồn thức ăn và các loài động vật. Nó cũng đẩy nhanh tiến trình xuất hiện và phổ biến của một loài khỉ giống người tiến bộ Homo erectus.

Khi người Nefilim chú ý tới loài khỉ giống người này, họ coi chúng không chỉ là loài động vật có vú ưu việt mà còn là loài thuộc bộ linh trưởng – trong bộ này có loài khỉ giống người. Liệu có khả năng những nhóm người Homo erectus lang thang đã bị thu hút bởi những vật thể phụt lửa bay lên trên bầu trời? Liệu có khả năng người Nefilim đã nhìn thấy, chạm trán và thậm chí bắt một vài con

linh trưởng thú vị này?

Việc người Nefilim gặp gỡ những loài khỉ giống người này được thể hiện trong một số ghi chép thời cổ đại. Một câu chuyện của người Sumer về thời kỳ sơ khai kể rằng:

Khi Con người được tạo ra,

Họ chưa biết cách ăn bánh mỳ,

Không biết cách mặc quần áo;

Họ ăn cây cỏ giống như loài cừu;

Uống nước trong mương rãnh.

Loài "người" giống động vật này cũng

được mô tả trong "Sử thi Gilgamesh". Thiên sử thi này kể về hình dáng của Enkidu, "người" được "sinh ra trên thảo nguyên", trước khi được khai hóa:

Toàn bộ cơ thể của anh ta phủ đầy lông lá,

tóc trên đầu dài như phụ nữ...

Anh ta không có ý niệm về dân tộc và xứ sở;

Trang phục của anh ta hòa vào đồng cỏ xanh;

Anh ta gặm cỏ cùng bầy linh dương;

Anh ta chen lấn với những con thú hoang

ở nơi uống nước;

Đầm mình với những sinh vật khác trong làn nước

thỏa thuê tận hưởng.

Câu chuyện này của người Akkad không chỉ mô tả về một con người mang hình hài động vật mà còn kể về cuộc chạm trán của họ với một sinh vật như vậy:

Giờ thì một thợ săn đi đặt bẫy

chạm trán anh ta tại dòng suối.

Khi người thợ săn nhìn thấy anh ta,

gương mặt anh ta trở nên lạnh lùng...

Tâm can người thợ săn rối loạn, gương mặt u ám,

vì nỗi sợ hãi cuộn lên trong lòng.

Đây không chỉ đơn thuần là nỗi sợ hãi sau khi người thợ săn nhìn thấy "kẻ hoang dã", "gã đồng loại man di ở sâu trong thảo nguyên" này; bởi vì "kẻ man di" này cũng đã can thiệp vào cuộc săn của người thợ săn:

Anh ta lấp lại những hố bẫy mà tôi đã đào,

anh ta gỡ những chiếc bẫy mà tôi đã cài;

anh ta khiến những con thú và loài vật trên thảo nguyên

vuột khỏi tay tôi.

Bức tranh mô tả sinh vật nửa người nửa khỉ này rất rõ ràng: tóc tai rậm rạp, lông lá, một kẻ lang thang "không biết gì về dân tộc và xứ sở", mặc trang phục bằng lá cây "giống như đồng cỏ xanh", gặm cỏ và sống chen chúc giữa các loài vật. Tuy nhiên anh ta không phải là kẻ không có trí thông minh, bởi vì anh ta biết cách gỡ bỏ những chiếc bẫy cài và lấp những hố bẫy thú. Nói cách khác, anh ta bảo vệ những người bạn động vật của mình khỏi những người thợ săn xa lạ. Người ta đã tìm thấy nhiều con dấu lăn khắc họa hình ảnh loài khỉ hình người lông lá này giữa những bạn bè động vật của mình. (Hình 149)

Sau đó, khi phải đối mặt với nhu cầu về nhân lực và quyết tâm tạo ra Nhân công Nguyên thủy, thì người Nefilim đã tìm ra một giải pháp sẵn có: thuần hóa một loài vật thích hợp.

"Loài vật" này đã có sẵn nhưng có một vấn đề nảy sinh đối với người Homo erectus. Đầu tiên, loài vật này quá thông minh và hoang dã để có thể trở thành một loài vật lao động thuần túy giản đơn. Mặt khác, cấu tạo cơ thể của loài này cần phải thay đổi – chúng phải có khả năng cầm nắm và sử dụng công cụ của người Nefilim, đi lại và cúi xuống được để thay thế các vị thần cáng đáng công việc đồng áng và khai mỏ. Chúng cũng cần có "bộ não" thông minh hơn – tuy không cần

giống y hệt như não bộ các vị thần nhưng phải đủ để hiểu được lời nói và mệnh lệnh cũng như những nhiệm vụ được phân công. Chúng cần có sự hiểu biết sơ khai để trở thành một amelu – đầy tớ biết vâng lời và hữu dụng.

Nếu đúng như các bằng chứng cổ đại và khoa học đương đại mô tả rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ sự sống trên Hành tinh thứ Mười hai thì quá trình tiến hóa trên Trái đất phải diễn ra giống như trên Hành tinh thứ Mười hai. Đương nhiên, 2 sự sống này có những đột biến, biến dị, những hiện tượng phát triển nhanh và chậm khác nhau do các điều kiện cục bộ gây ra; nhưng chúng có cùng loại mã gen, cùng "hóa chất sự sống"

giống như tất cả các động thực vật trên Trái đất, chính việc này định hướng cho sự phát triển của các dạng sống trên Trái đất theo đúng quy trình chung đã diễn ra trên Hành tinh thứ Mười hai.

Sau khi quan sát các dạng sống khác nhau trên Trái đất, người Nefilim và Ea, nhà khoa học hàng đầu của họ không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng trong vụ va chạm giữa các thiên thể, hành tinh của họ đã gieo mầm sự sống xuống Trái đất. Bởi vậy, loài khỉ hình người đang sinh sống ở đây thực sự giống như người Nefilim tuy rằng ít tiến hóa hơn.

Quy trình thuần hóa dần dần qua nhiều thế hệ bằng cách tuyển chọn, thuần hóa

và chăn nuôi không phát huy được tác dụng. Thứ họ cần ở đây là một quy trình nhanh chóng, một quy trình cho phép "sản xuất hàng loạt" những nhân công mới. Công việc này được giao cho Ea, người đã ngay lập tức đưa ra giải pháp "in dấu" hình ảnh của các vị thần lên những sinh vật đang tồn tại.

Chúng tôi tin rằng quy trình mà Ea đưa ra để đạt được thành tựu tiến hóa nhanh chóng cho loài Homo erectus chính là quy trình can thiệp gen.

Hiện nay nhờ bộ mã gen chúng ta có thể tiến hành quy trình sinh học phức tạp trong đó một cơ thể sống tự tiến hành sinh sản tạo ra thế hệ con cái giống bố

mẹ. Tất cả các cơ thể sống – từ loài giun kim, cây dương xỉ cho đến Con người – đều chứa đựng trong tế bào của mình các nhiễm sắc thể, những cấu trúc hình que cực kỳ nhỏ bé chứa đựng những thông tin di truyền hoàn chỉnh cho cơ thể sống đó. Khi tế bào giống đực (phấn hoa, tinh trùng) thụ thai với tế bào giống cái, 2 bộ nhiễm sắc thể kết hợp lại với nhau và sau đó phân chia thành các tế bào mới giữ nguyên những đặc tính di truyền của các tế bào bố mẹ.

Hiện nay người ta đã có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo, ngay cả với trứng của con người. Thử thách thực sự nằm ở việc thụ tinh chéo giữa các họ khác nhau trong cùng một loài và thậm chí là giữa các

loài khác nhau. Khoa học đương đại đã tiến được một bước dài từ việc phát triển những giống ngô lai đầu tiên, hay việc lai tạo giữa chó Alaska với chó sói, hay việc "sáng tạo" ra loài la (kết quả của việc thụ tinh nhân tạo giữa ngựa cái với lừa đực) cho tới khả năng can thiệp vào quá trình sinh sản của Con người.

Quy trình nhân bản vô tính (có từ gốc trong tiếng Hy Lạp là klon – "chồi") áp dụng trên động vật theo nguyên tắc tương tự như việc cắt lát thân cây để nhân giống cây con. Kỹ thuật áp dụng trên động vật này được thực hiện lần đầu tiên ở Anh, khi Tiến sỹ John Gurdon thay thế nhân của một quả trứng ếch đã được thụ tinh bằng nhân một tế bào khác của con

ếch đó. Việc những con nòng nọc nở ra thành công chứng tỏ rằng trứng ếch vẫn tiếp tục phát triển và phân chia để tạo thành nòng nọc bất kể nó nhận được bộ nhiễm sắc thể phù hợp từ đâu.

Các báo cáo thí nghiệm do Viện Xã hội, Đạo đức và Khoa học Sự sống tại Hastings-on-Hudson chỉ ra rằng chúng ta đã có những kỹ thuật cần thiết để tiến hành nhân bản vô tính người. Hiện nay người ta đã có thể lấy được nhân của bất kỳ tế bào nào trong cơ thể người (không nhất thiết phải là tế bào của cơ quan sinh sản) và bằng cách cấy 23 bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh vào trứng của người phụ nữ nhằm thụ thai và sinh ra một cá thể "định trước". Trong điều kiện thụ thai

bình thường, các bộ nhiễm sắc thể "bố" và "mẹ" trộn lẫn với nhau và sau đó phân chia để duy trì mức 23 cặp nhiễm sắc thể, hiện tượng này dẫn đến những sự kết hợp ngẫu nhiên. Nhưng trong kỹ thuật sinh sản vô tính, cá thể con là một bản sao y hệt của nguồn nhiễm sắc thể không phân chia. Tiến sỹ W. Gaylin chia sẻ trên tờ New York Times rằng chúng ta đã sở hữu "thành tựu diệu kỳ có khả năng tạo ra những bản sao Con người chính xác" – vô số những Hitler, Mozart hay Einstein (nếu chúng ta vẫn còn giữ được nhân tế bào của họ).

Nhưng công nghệ kiến tạo di truyền không chỉ giới hạn trong một phương pháp. Các nhà nghiên cứu trên nhiều

quốc gia đã hoàn thiện một quy trình gọi là "hợp nhất tế bào" giúp ta có khả năng hợp nhất các tế bào lại với nhau thay vì kết hợp các nhiễm sắc thể trong cùng một tế bào. Kết quả của quy trình này là các tế bào từ nhiều nguồn khác nhau có thể được hợp nhất thành một "siêu tế bào" có 2 nhân bên trong và 2 bộ nhiễm sắc thể theo cặp. Khi tế bào này phân chia, hỗn hợp giữa nhân tế bào và nhiễm sắc thể sẽ phân chia thành các mẫu vật khác với mẫu vật nguyên bản của từng tế bào trước khi hợp nhất. Kết quả thu được có thể là 2 tế bào mới hoàn chỉnh về mặt di truyền, nhưng mỗi tế bào có một bộ mã gen hoàn toàn mới và hoàn toàn khác so với các tế bào ban đầu.

Điều này có nghĩa là những tế bào của các cơ thể sống từ trước đến nay vốn được coi là không tương thích – ví dụ, tế bào của một con gà và một con chuột – có thể được hợp nhất lại để tạo thành những tế bào mới với những đặc điểm di truyền hoàn toàn mới, từ đó tạo ra những loài động vật mới không phải là gà cũng không phải là chuột như chúng ta vẫn thấy. Nếu được tinh lọc thêm, quá trình này cũng có thể giúp ta lựa chọn những đặc điểm theo ý muốn của một dạng sống để đưa vào trong tế bào kết hợp hay "hợp nhất" này.

Điều này đã dẫn tới sự phát triển của lĩnh vực "cấy ghép di truyền" rộng lớn. Con người hoàn toàn có thể lựa chọn một

gen nhất định từ loài vi khuẩn nhất định và cấy gen đó vào một tế bào của động vật hay của con người để bổ sung thêm đặc tính mới cho cá thể con.

Giả sử, thời kỳ này người Nefilim – những người đã thực hiện các chuyến du hành vũ trụ cách đây 450.000 năm – cũng có trình độ phát triển tương đương như chúng ta hiện nay trong lĩnh vực các ngành khoa học sự sống (life sciences), liệu họ có biết kết hợp 2 bộ nhiễm sắc thể theo ý muốn để tạo ra kết quả di truyền định trước theo nhiều cách khác nhau; và liệu quy trình này có giống với quy trình nhân bản vô tính, hợp nhất tế bào, cấy ghép di truyền hoặc các phương pháp chúng ta chưa biết tới hay không để

có thể tiến hành kỹ thuật nhân bản không chỉ trong bình thí nghiệm mà còn trên cả các cơ thể sống.

Chúng tôi tìm thấy một tư liệu về sự pha trộn 2 nguồn sống trong các ghi chép cổ. Theo sử gia Berossus, vị thần Belus ("Chúa tể") – hay còn được gọi là Deus ("Thần") – đã cho ra đời "những sinh vật gớm guốc được tạo ra theo nguyên tắc nửa nọ nửa kia":

Những sinh vật ra đời với 2 cái cánh, một số có 2 hoặc 4 khuôn mặt. Chúng chỉ có một thân nhưng 2 đầu, một đầu là nam, một đầu là nữ. Tương tự, một số bộ phận trên cơ thể chúng cũng nửa nam nửa nữ.

Người ta nhìn thấy những sinh vật có phần thân người với chân và sừng dê. Một số có chân ngựa, số khác có thân dưới là ngựa, còn thân trên là hình người

– nhân mã. Những con bò cũng được sinh ra với đầu người; chó có 4 chân kèm đuôi cá; ngựa đầu chó, người và các loài động vật khác có đầu và thân ngựa, đuôi cá. Tóm lại, ở đó hầu hết các sinh vật đều có một số bộ phận của những loài động vật khác nhau...

Hình vẽ của tất cả những sinh vật này được lưu giữ tại đền thờ Belus ở Babylon.

***

Những chi tiết đầy rắc rối trong câu

chuyện này có thể chứa đựng một sự thật quan trọng. Có thể, trước khi dùng đến phương sách tạo ra loài sinh vật giống mình, người Nefilim đã thử tiến hành "sản xuất nô bộc" bằng cách thực hiện nhiều phương án khác nhau: tạo ra loài động vật lai giữa khỉ-người-động vật. Một số sinh vật nhân tạo này có thể sống được một thời gian nhưng hiển nhiên không thể sinh sản được. Loài nhân ngưu và nhân sư đầy bí ẩn được trang trí trong các ngôi đền ở vùng Cận Đông cổ đại có thể không chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của người nghệ sỹ mà là các sinh vật có thực bước ra từ phòng thí nghiệm sinh học của người Nefilim – những thí nghiệm thất bại được ghi nhận bằng hội họa và điêu khắc. (Hình 150)

Hình 150

Các ghi chép của người Sumer cũng kể về những sinh vật dị dạng do Enki và Nữ thần Mẹ (Ninhursag) tạo ra trong quá trình nỗ lực làm ra một Nhân công Nguyên thủy hoàn hảo. Một bản ghi chép kể rằng Ninhursag, vị thần có nhiệm vụ "áp khuôn mẫu của các vị thần lên hỗn hợp", đã say rượu và "gọi tên Enki":

"Cơ thể Con người tốt xấu thế nào rồi?

Trái tim ta mách bảo rằng,

Ta có thể làm cho số phận nó tốt hay xấu."

Sau đó, kết quả không như ý muốn nhưng là một phần tất yếu của phương pháp thử sai – Ninhursag đã tạo ra một người đàn ông không thể kiểm soát được khả năng tiểu tiện của mình, một người đàn bà không thể có con, một sinh vật có những bộ phận chẳng phải là nam cũng không phải là nữ. Ninhursag đã cho ra đời tổng cộng 6 người dị dạng hoặc khuyết tật. Enki cũng sáng tạo không thành công một người đàn ông với đôi mắt hỏng, bàn tay run rẩy, lá gan ốm yếu, trái tim bệnh tật; người thứ hai với những bệnh tật của tuổi

già, v.v...

Nhưng cuối cùng họ cũng tạo ra được Con người hoàn hảo – con người mà Enki đặt tên là Adapa; Kinh thánh gọi là Adam; còn các chuyên gia của chúng ta gọi là Homo sapiens. Sinh vật này giống các vị thần đến mức một bản ghi chép cổ còn sót lại chỉ ra rằng Nữ thần Mẹ đã trao cho sản phẩm sáng tạo của mình, Con người, "làn da như các vị thần" – một cơ thể láng mịn, khác hoàn toàn so với loài khỉ.

Với sản phẩm cuối cùng này, người Nefilim giờ đây đã tương thích về mặt di truyền với con gái của Loài người và có thể kết hôn rồi sinh con đẻ cái cùng với

họ. Nhưng sự tương thích này chỉ tồn tại nếu Loài người phát triển từ cùng một loại gen hay "mầm mống sự sống" như người Nefilim. Và điều này đã được các ghi chép cổ đại xác thực.

Theo quan niệm của người Mesopotamia cũng như trong Kinh thánh, Con người được tạo thành từ hỗn hợp giữa một nguyên tố thần thánh – máu hoặc "tinh hoa" của một vị thần – với "đất sét" của Trái đất. Thực tế, thuật ngữ lulu vừa có nghĩa là "Con người" vừa mang nghĩa "nguyên thủy" và "kẻ được nhào nặn". Khi được yêu cầu nặn ra một con người, Nữ thần Mẹ đã "rửa tay, véo một cục đất sét, nhào nặn và đặt nó trong thảo nguyên". (Thật thú vị khi biết rằng vị nữ

thần này cũng giữ các nguyên tắc vệ sinh thể hiện qua việc "rửa tay" trước khi thực hiện nhiệm vụ. Chúng tôi cũng thấy các quy trình và biện pháp lâm sàng này trong nhiều bản ghi chép về sự sáng tạo ra con người khác.)

Việc sử dụng "đất sét" của Trái đất trộn với "máu" của thần linh để tạo ra nguyên mẫu của Con người được khẳng định chắc chắn trong các ghi chép của người Mesopotamia. Một ghi chép đề cập đến việc Enki được triệu tập để "truyền lại một công trình Trí tuệ nào đó" – công trình tri thức khoa học – với nội dung rằng Enki không gặp khó khăn gì với nhiệm vụ "nặn ra những kẻ nô bộc cho các vị thần". Ngài tuyên bố: "Ta có thể

làm được!". Sau đó ngài hướng dẫn cho Nữ thần Mẹ:

"Nhào nặn phần cốt bằng đất sét

lấy từ Mặt đất,

ngay phía trên Abzu

và nặn nó thành hình cốt.

Ta sẽ cử những vị thần trẻ tuổi giỏi giang

chuyển cục đất sét vào điều kiện phù hợp".

Chương 2 của Sáng Thế Ký cũng đề cập đến quy trình kỹ

thuật này:

Và Ðức Giê-hô-va, Elohim, nặn ra Adam,

từ đất sét trên mặt đất;

và Ngài thổi sinh khí vào lỗ mũi của chàng,

biến Adam thành một Linh hồn sống.

Trong tiếng Hebrew, nephesh thường được dịch ra là "linh hồn", một loại "tinh thần" khó nắm bắt tạo sinh khí cho sinh vật sống và mất đi khi sinh vật đó chết. Thật trùng hợp, năm cuốn Kinh Cựu ước đầu tiên (Pentateuch) không ngừng hô hào chống lại sự đổ máu của con người và việc ăn uống máu động vật "bởi vì máu là nephesh". Như vậy, các

câu chuyện về sáng tạo Loài người trong Kinh thánh đã đánh đồng nephesh ("tinh thần", "linh hồn") với máu.

Kinh Cựu ước cũng đưa ra một dẫn chứng khác về vai trò của máu trong quá trình sáng tạo Loài người. Thuật ngữ adama (tên Adam được đặt theo thuật ngữ này) có nghĩa gốc không phải là bất cứ loại đất nào mà là đất màu đỏ thẫm. Giống như thuật ngữ tương đương adamatu ("đất đỏ thẫm") trong tiếng Akkad, thuật ngữ adama trong tiếng Hebrew và danh từ chỉ màu đỏ trong tiếng Hebrew (adom) đều bắt nguồn từ các từ chỉ máu: adamu, dam. Việc gọi tên sinh vật được Đức Chúa tạo ra là "Adam" trong cuốn Sáng Thế Ký chính

là việc vận dụng hiện tượng đa nghĩa này trong ngôn ngữ Sumer. Từ "Adam" vừa có nghĩa là "con người của cát bụi" (Người trần), "con người được làm từ đất màu đỏ thẫm", và "con người được làm từ máu".

Mối quan hệ tương tự giữa thành phần cơ bản của các sinh vật sống và máu cũng được thể hiện trong các câu chuyện về sự sáng tạo ra Con người của người Mesopotamia. Ngôi nhà giống như bệnh viện nơi Ea và Nữ thần Mẹ tạo ra Con người được gọi là Ngôi nhà Shimti; đa phần các chuyên gia dịch từ này thành "ngôi nhà nơi quyết định các số phận". Nhưng thuật ngữ Shimti lại có nguồn gốc rõ ràng từ thuật ngữ SHI.IM.TI trong

tiếng Sumer, được dịch nghĩa theo âm tiết là "hơi thở-gió-sự sống". Bit Shimti có nghĩa đen là "ngôi nhà nơi ngọn gió sự sống được thổi vào". Đây cũng là ý tưởng được thể hiện trong Kinh thánh.

Trong thực tế, từ Akkad được sử dụng trong tiếng Mesopotamia để dịch nghĩa từ SHI.IM.TI của người Sumer là napishtu – chính là từ tương đương với thuật ngữ nephesh trong Kinh thánh. Và nephesh hay napishtu này là một "thứ gì đó" rất mơ hồ có ở trong máu.

Trong khi Kinh Cựu ước chỉ đưa ra được những dẫn chứng sơ sài thì các ghi chép của người Mesopotamia lại trình bày chủ đề này khá rõ ràng. Các ghi chép cổ còn

sót lại không những khẳng định rằng máu là yếu tố cần thiết cho quá trình nhào nặn hỗn hợp đất sét-máu thành Con người mà còn chỉ rõ rằng đó phải là máu của một vị thần, dòng máu thần thánh.

Khi các vị thần quyết định tạo ra Con người, vị thần đứng đầu tuyên bố: "Ta sẽ thu thập máu để biến xương cốt thành sinh vật". Cho rằng dòng máu này phải được lấy ra từ một vị thần cụ thể, Ea lên tiếng: "Hãy để những sinh vật nguyên thủy đó được nhào nặn theo khuôn mẫu của vị thần này". Sau khi lựa chọn được vị thần theo ý muốn,

Từ dòng máu của ngài họ nặn nên Con người;

đặt lên vai nó gánh nặng công việc nhằm giải phóng các vị thần...

Đó là một công việc vượt xa tầm hiểu biết.

Theo thiên sử thi "When the gods as men", các vị thần đã triệu tập Nữ thần Sinh sản (Nữ thần Mẹ, Ninhursag) và yêu cầu bà thực hiện nhiệm vụ:

Khi Nữ thần Sinh sản có mặt

Hãy để Nữ thần nặn ra một đứa con.

Trong khi Mẹ của các vị Thần có mặt,

Hãy để Nữ thần nặn ra Lulu;

Hãy để nhân công này đảm đương gánh nặng công việc cho các

vị thần.

Hãy để bà tạo ra một Lulu Amelu,

Hãy để hắn mang trên vai gánh nặng.

Trong một ghi chép tương tự của người Babylon cổ có tên "Nữ thần Mẹ tạo ra Con người", các vị thần triệu tập "Bà mụ của các vị thần, Mami thông thái" và bảo bà:

Mẹ Sinh sản

Người có khả năng tạo ra Con người.

Vậy hãy tạo ra Lulu, để hắn mang lấy

gánh nặng!

Đến đây, thiên sử thi "When the gods as men" và các ghi chép tương tự khác đều hướng tới mô tả chi tiết quá trình sáng tạo Con người. Sau khi nhận lời thực hiện "công việc" này, vị nữ thần này (NIN.TI – "nữ thần mang lại sự sống") đưa ra một số yêu cầu, trong đó có một số hóa chất như "bitum của vùng Abzu" được dùng để "tẩy rửa" và "đất sét của vùng Abzu".

Dù các nguyên liệu này là gì đi nữa thì Ea cũng không mấy khó khăn để đáp ứng được các yêu cầu này; sau khi chấp thuận, ngài phán:

"Ta sẽ chuẩn bị một bồn tẩy rửa.

Hãy lấy máu của một vị thần...

Từ máu thịt của vị thần này,

hãy để Ninti nhào trộn với đất sét."

Để tạo hình một con người từ phần đất sét đã nhào trộn, cần phải có sự trợ giúp của một số trợ lý nữ và cần phải trải qua các giai đoạn mang thai và sinh nở. Enki đề nghị giao công việc này cho vợ mình:

Ninki, phu nhân của ta,

sẽ là người phụ trách việc đó.

7 nữ thần Sinh sản

sẽ ở bên để giúp đỡ nàng.

Sau giai đoạn nhào trộn "máu" với "đất sét", thì giai đoạn sinh nở sẽ hoàn tất việc trao "dấu ấn" thần linh lên sinh vật đó.

Các vị thần sẽ tuyên bố số phận của đứa trẻ mới sinh;

Ninki sẽ định hình ảnh của các vị thần lên nó;

Và nó sẽ trở thành "Con người".

Các bức họa trên con dấu của người Assyria có thể nhằm mục đích minh họa cho các ghi chép này bằng việc thể hiện Nữ thần Mẹ (với biểu tượng là chiếc kéo cắt dây rốn) và Ea (biểu tượng hình trăng lưỡi liềm) đang chuẩn bị các hỗn hợp,

xướng các câu thần chú, hối thúc nhau tiến hành công việc. (Hình 151, 152)

Hình 151

Hình 152

Vai trò tham gia của Ninki, vợ Enki trong quá trình sáng tạo ra mẫu vật Con người thành công đầu tiên này khiến cho ta nhớ đến câu chuyện về Adapa ở chương trước:

Trong những năm tháng đó,

Ea, Đấng Thông thái của Eridu,

tạo ra chàng ta là hình mẫu của con người.

Các chuyên gia đã phát hiện ra rất nhiều tư liệu thể hiện Adapa là "con trai" của Ea, điều này chứng tỏ rằng thần Ea yêu quý con người này đến mức ngài đã nhận chàng làm con nuôi. Nhưng trong bản ghi chép khác Anu lại gọi Adapa là "đứa con loài người của Enki". Dường như việc vợ Enki "mang nặng đẻ đau" Adapa hay "Adam hình mẫu" đã hình thành nên mối quan hệ phả hệ bền chặt giữa Con người mới được tạo ra này và vị thần mẹ của mình!

Ninti chúc phúc cho đứa trẻ mới ra đời và đưa nó đến trước mặt Ea. Một số con

dấu lăn thể hiện cảnh một vị nữ thần đứng bên cạnh Cây Trường sinh và những bình thí nghiệm đang giữ một đứa trẻ sơ sinh trên tay. (Hình 153)

Sinh vật vừa được tạo ra và thường được nhắc tới như là "Con người hình mẫu" hay "khuôn mẫu" trong các ghi chép của người Mesopotamia này rõ ràng là một sinh vật chuẩn mực và phù hợp, bởi sau đó, các vị thần đã yêu cầu tiếp tục tạo ra các bản sao của nó. Chi tiết dường như không mấy quan trọng này không chỉ làm sáng tỏ quy trình "tạo ra" con người mà còn lý giải cho những thông tin trái ngược trong Kinh thánh.

Chương đầu tiên của Sáng Thế Ký viết

rằng:

Elohim sáng tạo con người theo hình ảnh mình,

Ngài sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,

Ngài sáng tạo con người có nam có nữ.

Còn Chương 5, hay còn được gọi là Sách Phả hệ của Adam, lại viết rằng:

Ngày Elohim tạo ra Adam,

giống hệt Elohim.

Ngài tạo con người có nam có nữ,

Ngài ban phước lành cho họ

và đặt tên cho họ là "Adam".

Cùng một lúc, chúng ta thấy Thiên Chúa tạo ra một sinh vật duy nhất là "Adam" theo khuôn mẫu của ngài và rồi lại thấy một nam một nữ được tạo ra đồng thời. Nghịch lý này được khắc sâu hơn trong chương 2 của cuốn Sáng Thế Ký, với nội dung cụ thể rằng Adam chỉ có một mình trong một thời gian cho đến khi Thiên Chúa khiến chàng ngủ thiếp đi và tạo ra đàn bà từ xương sườn của chàng.

Nghịch lý vốn làm đau đầu các chuyên gia và các nhà thần học này sẽ được xóa bỏ khi chúng ta nhận ra rằng Kinh thánh là một bản rút gọn từ các tư liệu có

nguồn gốc Sumer. Những nguồn tư liệu này cho ta biết rằng sau khi tìm cách tạo ra một Nhân công Nguyên thủy bằng cách "pha trộn" khỉ hình người với các loài động vật khác, thì các vị thần rút ra kết luận rằng cách pha trộn giữa khỉ hình người với chính người Nefilim có hiệu quả nhất. Sau vài nỗ lực bất thành, một "mẫu hình" – Adapa/Adam – được tạo ra. Ban đầu chỉ có duy nhất một Adam.

Sau khi Adapa/Adam chứng tỏ được mình là sinh vật phù hợp, chàng được sử dụng làm "mẫu hình" di truyền hay "khuôn mẫu" để tạo ra các bản sao khác và các bản sao này không đơn thuần chỉ là đàn ông mà có cả đàn bà. Như chúng tôi đã chỉ ra, "chiếc xương sườn" tạo ra

Đàn bà trong Kinh thánh chính là một phép chơi chữ từ chữ TI ("xương sườn" và "sự sống") trong tiếng Sumer – chứng tỏ Eve được tạo ra từ "tinh chất sự sống" của Adam.

Các ghi chép của người Mesopotamia kể cho chúng ta nghe về trường hợp "mắt thấy tai nghe" quy trình sản xuất các bản sao của Adam.

Người ta tuân thủ theo các chỉ dẫn của Enki. Trong Ngôi nhà Shimti – nơi hơi thở của sự sống được "thổi vào" – Enki, Nữ thần Mẹ và 14 nữ thần sinh sản khác tập hợp lại. Họ lấy ra "tinh chất" của một vị thần, chuẩn bị "bồn tắm tẩy rửa". "Ea cùng với bà rửa sạch đất sét; ngài

không ngừng xướng lên câu thần chú".

Ea, vị thần tẩy rửa cho Napishtu cất tiếng.

Ngồi trước mặt bà, ngài chỉ dẫn cho bà.

Sau khi xướng lên câu thần chú,

Bà đặt tay mình lên đống đất sét.

Giờ thì chúng tôi đã được bật mí về quy trình sản xuất Con người hàng loạt khá chi tiết này. Với sự tham gia của 14 vị nữ thần sinh sản,

Ninti véo ra 14 mẩu đất sét;

Bà đặt 7 mẩu phía bên phải,

7 mẩu bà đặt phía bên trái.

Ở chính giữa bà đặt cái nôi.

...lông tóc bà...

...cái kéo cắt cuống rốn.

Rõ ràng là những vị nữ thần sinh sản này được chia thành 2 nhóm. "2 nhóm, mỗi nhóm 7 nữ thần thông thái và uyên bác có mặt", bản ghi chép này tiếp tục giải thích. Nữ thần Mẹ đặt vào trong tử cung của họ lần lượt những phần "đất sét đã được nhào trộn". Có thể đã có một cuộc phẫu thuật bởi lông tóc được cạo đi và dụng cụ phẫu thuật là chiếc kéo đã sẵn sàng. Giờ họ không phải làm gì ngoài việc chờ đợi:

Các nữ thần sinh sản được giữ lại gần nhau.

Ninti ngồi đếm các tháng trôi qua. Tháng thứ mười định mệnh đang đến gần; Tháng thứ mười cuối cùng cũng đã đến; Thời kỳ mở tử cung đã trôi qua.

Mặt bà sáng bừng:

Bà trùm đầu, thực hiện công việc bà đỡ.

Bà vòng tay quanh bụng, miệng ban lời cầu phúc.

Bà tạo hình hài; nằm trong nôi là sự

sống.

Dường như hiện tượng sinh muộn khiến quá trình tạo ra Con người trở nên kịch tính hơn. "Hỗn hợp" giữa "đất sét" và "máu" được sử dụng để thụ thai cho 14 vị nữ thần sinh sản. Nhưng 9 tháng trôi qua và tháng thứ mười đã tới. "Thời kỳ mở tử cung đã trôi qua." Hiểu được tình thế lúc đó, Nữ thần Mẹ "thực hiện công việc bà đỡ" – thực hiện phẫu thuật để đưa em bé ra, điều này được thể hiện rõ ràng hơn trong một bản ghi chép tương tự (tuy có một số phần bị mất):

Ninti...đếm số tháng...

Đếm đến tháng thứ mười định mệnh;

Bà Đỡ đã đến.

Với cái... bà mở tử cung ra. Mặt bà rạng ngời hân hoan. Đầu của bà được trùm lại;

... thực hiện một cuộc mổ mở; lấy ra ... từ tử cung.

Ngập tràn niềm hân hoan, vị Nữ thần Mẹ này kêu lên.

"Ta đã tạo ra!

Bàn tay ta đã làm được!"

***

Quá trình tạo ra con người được hoàn tất như thế nào?

Thiên sử thi "When the gods as men" có một đoạn giải thích tại sao "máu" của một vị thần phải được trộn với "đất sét". Yếu tố "thần thánh" ở đây không còn đơn thuần là yếu tố huyết thống của một vị thần nữa mà là điều gì đó cơ bản và bền vững hơn. Vị thần được lựa chọn là TE.E.MA – thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu hàng đầu (W. G. Lambert và A. R. Millard thuộc Đại học Oxford) dịch là "nhân tính". Nhưng ý nghĩa của thuật ngữ cổ xưa này cụ thể hơn nhiều với nghĩa đen là "thứ chứa đựng những kết nối ký

ức". Thêm nữa, thuật ngữ tương tự trong dị bản của người Akkad là etemu, được dịch là "tinh thần".

Cả 2 trường hợp này đều đề cập đến "thứ gì đó" có liên quan đến máu của vị thần và chứa đựng những đặc tính cá nhân của vị thần đó. Chúng tôi tin chắc rằng đây là cách nói vòng vo nhằm khẳng định những gì mà Ea đang tìm kiếm khi ngài đưa máu của vị thần qua một loạt các "bồn tẩy rửa" chính là gen của vị thần này.

Mục đích của việc trộn lẫn "yếu tố thần linh" này với đất sét cũng được trình bày trong một ghi chép cổ như sau:

Trong đất sét, thần linh và Con người hòa quyện,

thành một thực thể thống nhất; Để đến ngày cuối cùng

Xác thịt và Linh hồn

chín muồi trong hình hài một vị thần

Linh hồn hòa quyện trong mối quan hệ máu mủ;

Khi dấu hiệu sự sống của nó xuất hiện. Để điều này không rơi vào quên lãng,

Hãy để "Linh hồn" hòa quyện trong mối quan hệ máu mủ.

Các chuyên gia cũng chưa thể hiểu hết

được ý nghĩa của những ngôn từ mạnh mẽ này. Đoạn ghi chép mô tả việc máu của vị thần được trộn lẫn với đất sét để thần linh và Con người gắn kết lại với nhau về mặt di truyền "cho đến ngày cuối cùng" để cả xác thịt và linh hồn của các vị thần được in dấu lên Con người thông qua mối qua hệ máu mủ không bao giờ bị chia lìa.

Thiên sử thi Gilgamesh kể rằng khi các vị thần quyết định tạo ra một bản sao của á thần Gilgamesh, Nữ thần Mẹ đã trộn "đất sét" với "tinh chất" của thần Ninurta. Trong phần sau của sử thi này, sức mạnh phi thường của Enkidu được truyền cho thần qua "tinh chất của Anu" mà thần có trong người, một yếu tố mà

thần có được từ Ninurta, cháu trai của Anu.

Thuật ngữ kisir của người Akkad chỉ một loại "tinh chất", một "chất cô đặc" mà các vị thần trên Thiên đường có được. E. Ebeling đã tổng kết những nỗ lực tìm hiểu ý nghĩa đích thực của từ kisir bằng cách khẳng định rằng "Tinh chất, hay một số sắc thái của thuật ngữ này đều có thể vận dụng để chỉ các vị thần cũng như những tên lửa từ trên Thiên đường." E. A. Speiser nhất trí rằng thuật ngữ này cũng ám chỉ "thứ gì đó từ trên Thiên đường xuống". Chúng tôi trở lại với cách dịch đơn giản chỉ một từ duy nhất: gen.

Các bằng chứng trong những ghi chép cổ

đại của cả người Mesopotamia lẫn Kinh thánh đều cho ta thấy rằng quy trình trộn lẫn 2 bộ gen thần linh và người Homo erectus được thể hiện qua việc sử dụng yếu tố thần linh là gen giống đực và đất sét là gen giống cái.

Với việc liên tục khẳng định rằng Thiên Chúa sáng tạo ra Adam theo hình ảnh của ngài và giống như ngài, sau đó cuốn Sáng Thế Ký mô tả sự ra đời của con trai Adam là Seth như sau:

Adam sống được 130 năm,

và có một con trai

theo hình ảnh ngài và giống hệt ngài;

và ngài gọi nó là Seth.

Hệ thống thuật ngữ chuyên biệt đã được vận dụng tối đa để mô tả về quá trình Thiên Chúa sáng tạo ra Adam. Nhưng ắt hẳn Seth được Adam sinh ra bằng quy trình sinh học – tinh trùng của Adam thụ tinh với trứng, sau đó là thụ thai, mang thai và sinh nở. Thuật ngữ tương tự thể hiện quy trình tương tự, vậy thì rất có thể Adam cũng được Thiên Chúa tạo ra bằng một quy trình thụ tinh trứng với tinh trùng của một vị thần.

Nếu như "đất sét" được sử dụng để trộn lẫn với yếu tố thần linh này là một yếu tố thuộc mặt đất theo như tất cả các ghi chép đề cập thì chúng ta chỉ có thể đưa

ra kết luận duy nhất là tinh trùng của một vị thần – vật chất di truyền của vị thần này – đã được kết hợp với trứng của một con khỉ hình người!

Thuật ngữ tiếng Akkad – tit dùng để chỉ "đất sét" hoặc "đất sét làm khuôn". Nhưng cách phát âm ban đầu của thuật ngữ này là TI.IT ("thứ đi cùng sự sống"). Trong tiếng Hebrew, tit có nghĩa là "bùn"; nhưng từ đồng nghĩa của nó là bos, có chung nguồn gốc với từ bisa ("đầm lầy") và besa ("trứng").

Câu chuyện Sáng tạo Thế giới đầy rẫy những phép chơi chữ. Chúng ta đã chứng kiến trường hợp nghĩa đôi, nghĩa ba của Adam-adama-adamtu-dam. Biệt hiệu của

Nữ thần Mẹ, NIN.TI, vừa có nghĩa là "Nữ thần Sự sống" vừa có nghĩa là "Nữ thần Xương sườn".

Vậy thì tại sao bos-bisa-besa ("đất sét-bùn-trứng") lại không phải là một phép chơi chữ để chỉ trứng của người phụ nữ?

Trứng của một Homo erectus cái được thụ tinh bằng gen của một vị thần và sau đó được cấy vào trong tử cung của vợ Ea; sau khi có được "khuôn mẫu", các bản sao của nó được cấy vào trong tử cung của các nữ thần sinh sản khác để họ trải qua quá trình mang thai và sinh đẻ.

Hai nhóm nữ thần sinh sản thông thái và uyên bác

Mỗi nhóm 7 vị được tập hợp lại; 7 người sinh ra con trai,

7 người sinh ra con gái. Nữ thần Mẹ sinh ra

Ngọn gió mang Hơi thở Sự sống. Chúng được hoàn thiện theo từng cặp,

Chúng được hoàn thiện theo từng cặp trước mặt bà.

Những sinh vật này là Con người Những sinh vật của Nữ thần Mẹ.

Người Homo sapiens đã được tạo ra.

Các truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa, những thông tin trong Kinh thánh cùng khoa học hiện đại đều có chung tiếng nói trên một phương diện nữa. Giống như các phát hiện của các nhà nhân chủng học đương đại rằng Con người tiến hóa và xuất hiện ở vùng đông nam Phi, các ghi chép của người Mesopotamia cho rằng sự sáng tạo ra con người diễn ra ở Apsu, vùng Âm Phủ nơi có Xứ sở Hầm mỏ. Tương tự như Adapa, "hình mẫu" của Con người, thì "Amama linh thiêng, người phụ nữ của Mặt đất" có cung điện ở Apsu cũng được đề cập đến trong một số ghi chép.

Trong bản ghi chép "Sử thi sáng tạo Con người", Enki đã đưa ra những chỉ dẫn sau cho Nữ thần Mẹ: "Nhào nặn phần cốt bằng đất sét lấy từ Mặt đất ngay phía trên Abzu". Một bài hát ca ngợi ơn sáng tạo của Ea, đấng "xây dựng tại Apsu nơi trú ngụ cho mình", được mở đầu bằng lời ca khẳng định:

Thần Ea ở Apsu

véo một mẩu đất sét,

tạo ra Kulla để khôi phục các đền thờ.

Bài thánh ca này tiếp tục kể tên các chuyên gia xây dựng cũng như những người phụ trách "các sản vật dồi dào của núi và biển", những người mà rất có thể

đã được Ea tạo ra từ những mẩu "đất sét" được véo từ Abzu – Xứ sở Hầm mỏ ở Âm Phủ.

Các ghi chép này cũng đưa ra nhiều cứ liệu chứng minh rằng trong khi Ea xây dựng một ngôi nhà gạch cạnh đầm nước ở Eridu thì ở Abzu ngài cho xây một ngôi nhà trang trí bằng đá quý và bạc. Đây cũng chính là nơi ngài sáng tạo ra sinh vật giống mình, Con người:

Chúa tể của AB.ZU, đức vua Enki...

Xây dựng ngôi nhà của mình bằng bạc và đá xanh;

Bạc và đá xanh với những tia sáng lấp lánh,

Đức Cha dựng nên sự hoàn mỹ ở AB.ZU.

Những Sinh vật với diện mạo sáng lạn,

Ra đời từ AB.ZU,

Tất cả đều đứng quanh Chúa tể Nudimmud.

Từ những ghi chép khác nhau, chúng ta còn có thể kết luận rằng việc tạo ra con người đã gây nên mối bất hòa chia rẽ các vị thần. Dường như lúc đầu những Nhân công Nguyên thủy này chỉ được sử dụng ở Xứ sở Hầm mỏ. Vì vậy, các Anunnaki đang phải lao động ở Sumer không được hưởng lợi từ nguồn nhân lực mới này. Một tư liệu đầy bí ẩn được các chuyên gia đặt tên là "Huyền thoại về chiếc cuốc

chim", thực tế là bản ghi chép những sự kiện đã diễn ra mà nhờ đó các Anunnaki ở Sumer dưới quyền của Enlil đạt được quyền lợi công bằng về vấn đề Người Đầu Đen.

Trong nỗ lực lập lại "trật tự bình thường", Enlil đã thực hiện một hành động cực đoan nhằm cắt đứt những mối liên hệ giữa "Thiên đường" (Hành tinh thứ Mười hai hoặc tàu mẹ) với Mặt đất và thực hiện một số hành động quyết liệt chống lại nơi "khởi nguồn mầm mống xác thịt":

Chúa tể,

Điều thích đáng mà ngài sắp mang lại.

Chúa tể Enlil,

Với những quyết định không thể nào thay đổi,

Thực sự thúc đẩy quá trình chia rời Thiên đường khỏi Mặt đất

Để những Kẻ Được tạo ra có thể ra đời;

Thực sự thúc đẩy quá trình chia rời Mặt đất khỏi Thiên đường.

Ngài cắt một vết sâu vào "Kết nối Thiên đường-Mặt đất"

Để những Kẻ Được tạo ra có thể đứng lên

Từ Nơi Khởi nguồn của Xác thịt

Để chống lại "Xứ sở của Cuốc chim và Giỏ đựng", Enlil đã tạo ra vũ khí kỳ diệu AL.A.NI ("chiếc rìu tạo ra năng lượng"). Vũ khí này có một chiếc "răng" "giống như con bò một sừng" có thể tấn công và phá hủy những bức tường lớn. Theo tất cả các bản miêu tả thì nó là một mũi khoan lớn được gắn trên đầu một phương tiện giống như xe ủi phá tan mọi vật cản phía trước nó:

Ngôi nhà chứa những kẻ nổi loạn chống lại Chúa tể,

Ngôi nhà không phục tùng Chúa tể,

AL.A.NI khiến nó phải quy phục Chúa

tể.

Với... tồi, nó nghiền nát các ngọn cây;

Bật tung gốc cây, xé toác thân cây.

Trang bị một "máy xẻ đất" cho vũ khí của mình, Enlil phát động cuộc tấn công:

Chúa tể ra lệnh cho AL.A.NI tiến lên.

Ngài đặt chiếc Máy xẻ đất trên đỉnh của nó,

Và lái nó vào Nơi Khởi nguồn của Xác thịt.

Trong hố là đầu của một người đàn ông;

Từ trên Mặt đất, mọi người đang đột phá

về phía Enlil.

Ngài nhìn những Kẻ Đầu đen với ánh mắt kiên định.

Các Anunnaki đầy cảm kích đã đề đạt nguyện vọng cử các Nhân công Nguyên thủy đến và buộc họ bắt tay ngay vào công việc:

Các Anunnaki bước về phía ngài,

Giơ tay chào đón ngài,

Rót vào tim Enlil những lời thỉnh cầu.

Họ đề nghị ngài cử tới những Kẻ Đầu

đen.

Họ giao những chiếc cuốc chim

Cho những Kẻ Đầu đen nắm giữ.

Cuốn Sáng Thế Ký cũng chứa đựng những thông tin rằng "Adam" được tạo ra ở đâu đó thuộc tây Mesopotamia, sau đó được mang tới đông Mesopotamia để làm việc trong Vườn Eden:

Và Đức Giê-hô-va

Trồng một vườn cây ăn quả ở Eden, về phía đông...

Và Ngài đưa Adam tới

Đặt vào vườn Eden

Để cày cấy và canh giữ đất đai.

13. GIỜ TẬN SỐ

CỦA MỌI XÁC

PHÀM

Niềm tin bất diệt về một Thời kỳ Vàng nào đó từng tồn tại trong thời tiền sử không thể nào bắt nguồn từ ký ức của Con người, bởi sự kiện này diễn ra đã quá lâu và Con người lúc đó còn quá nguyên sơ để có thể ghi lại bất cứ thông tin xác thực nào cho các thế hệ tương lai. Nếu bằng cách nào đó Con người có tiềm thức tốt đẹp về những ngày xa xưa nhất khi Nhân loại đã trải qua một thời

kỳ yên bình và hạnh phúc thì có lẽ là bởi vì Con người không phải được nghe những câu chuyện về thời kỳ do các bậc tiền nhân kể lại mà do chính người Nefilim truyền thụ.

Câu chuyện về Adam và Eve ở Vườn Eden trong Kinh thánh chính là câu chuyện hoàn chỉnh duy nhất về các sự kiện xảy ra với Con người sau khi được đưa tới Cung điện của các vị Thần ở Mesopotamia:

Rồi Ðức Giê-hô-va trồng một vườn cây

Ở Eden, về phía đông;

Và đặt vào đó,

Adam, con người do chính Ngài nặn ra. Và Ðức Giê-hô-va

Khiến từ đất mọc lên Đủ mọi loại cây

trông đẹp mắt, nếm ngon miệng; Với Cây Trường sinh ở giữa vườn Và Cây nhận biết Thiện – Ác... Ðức Giê-hô-va đem Adam

Đặt vào vườn Eden,

Để cày cấy và canh giữ đất đai.

Ðức Giê-hô-va truyền lệnh cho Adam rằng:

"Ngươi có thể nếm bất kỳ trái cây nào trong vườn;

nhưng trái Cây nhận biết Thiện - Ác,

thì không được nếm;

nếu không tuân lệnh

chắc chắn ngươi sẽ phải chết."

Tuy trong vườn có 2 loại cây ăn quả nhưng Con người chỉ bị cấm đụng đến quả Nhận thức và dường như Đức Chúa không quan tâm đến việc họ có đụng đến Quả Trường sinh hay không. Tuy nhiên,

Con người đã không thể tuân theo điều cấm kị duy nhất này và bi kịch đã xảy ra.

Khung cảnh nên thơ của khu vườn Eden nhanh chóng nhường chỗ cho những diễn biến kịch tính mà các nhà nghiên cứu Kinh thánh và các nhà thần học gọi là Sự Sụp đổ của Loài người. Đó là câu chuyện với những chuỗi sự kiện như việc không tuân lệnh thần linh, những lời nói dối thần thánh, một Con rắn xảo quyệt (nhưng nói sự thật), sự trừng phạt và trục xuất.

Con rắn không biết từ đâu xuất hiện đã thử thách những cảnh báo nghiêm khắc của Đức Chúa:

Và Rắn... hỏi người đàn bà:

"Có phải Thiên Chúa bảo

'Các ngươi không được ăn bất kỳ loại trái cây nào trong vườn không?'"

Người đàn bà đáp:

"Trái các cây trong vườn,

chúng tôi được phép ăn.

Còn trái trên cây giữa vườn,

Thiên Chúa đã bảo:

'Các ngươi không được ăn, không được động tới, nếu không sẽ

phải chết.'"

Và Rắn nói với người đàn bà: "Chẳng có chết chóc nào cả! Nhưng Thiên Chúa biết rằng

ngày nào các người ăn trái cây đó, mắt các người sẽ mở ra và sáng tỏ giống như Thiên Chúa

biết được những điều thiện điều ác."

Người đàn bà thấy trái cây đó trông đẹp mắt,

ăn lại ngọt mát,

Và đặc biệt là làm mình tinh khôn.

Bà liền hái trái ăn,

Rồi mời chồng cũng ăn.

Ngay sau đó, mắt 2 người mở ra,

Và họ thấy mình trần truồng;

họ kết lá lại

để làm khố che thân.

Đọc đi đọc lại câu chuyện ngắn gọn mà tỉ mỉ này, chúng ta không thể không tự hỏi về điểm mâu thuẫn ở đây. Ban đầu hai Con người này bị cấm đoán với lời đe dọa sẽ chết ngay cả khi đụng vào Trái

Cây Nhận thức, nhưng rồi lại bị con rắn thuyết phục làm tới và ăn quả đó để "nhận thức" được như Thiên Chúa. Tuy nhiên, cuối cùng tất cả "nhận thức" mà họ có được chỉ là biết được mình đang trần truồng.

Tình trạng trần truồng thực chất là một khía cạnh chủ chốt của toàn bộ câu chuyện này. Câu chuyện về Adam và Eve ở Vườn Eden trong Kinh thánh bắt đầu bằng câu: "Adam và vợ mình đều trần truồng trước mặt nhau mà không xấu hổ". Theo như cách hiểu của chúng tôi, họ đang ở giai đoạn phát triển thấp hơn so với người hiện đại: Họ không chỉ trần truồng mà còn không ý thức được ý nghĩa của việc trần truồng đó.

Khi nghiên cứu sâu hơn câu chuyện trong Kinh thánh này chúng tôi thấy rằng nó đã đề cập đến chủ đề chính là việc con người đạt được khả năng liên quan đến tình dục và sinh sản. Những "nhận thức" mà con người bị cấm đoán không phải là những thông tin khoa học mà là điều gì đó liên quan đến vấn đề giới tính giữa nam và nữ; bởi vì ngay sau khi Con người và vợ mình biết được "nhận thức" này thì "họ biết mình đang trần truồng" và tìm cách che đậy các bộ phận sinh dục.

Diễn biến tiếp theo trong Kinh thánh xác nhận mối liên hệ giữa tình trạng trần truồng và sự thiếu hiểu biết này bằng việc Thiên Chúa đã không hề mất nhiều

thời gian để gọi hai người lại: Nghe thấy tiếng Ðức Giê-hô-va

Đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày,

Adam và vợ mình trốn vào các bụi cây trong vườn,

để khỏi giáp mặt Ðức Giê-hô-va. Ðức Giê-hô-va cất tiếng gọi Adam hỏi: "Ngươi ở đâu?"

Adam thưa:

"Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn,

nhưng con trần truồng,

nên lẩn trốn."

Và Ngài hỏi:

"Ai đã cho ngươi biết là mình trần truồng?

Có phải ngươi đã ăn trái cấm không?"

Sau khi thú nhận sự thật, người Nhân công Nguyên thủy này đổ lỗi cho vợ mình và đến lượt người vợ đổ lỗi cho Con Rắn. Giận dữ cực độ, Thiên Chúa trút những lời nguyền lên Con rắn và hai Con người này. Nhưng cũng thật ngạc nhiên, sau đó "Ðức Giê-hô-va làm cho vợ chồng Adam những chiếc áo bằng da

thú và mặc cho họ".

Chúng ta không thể hồ đồ cho rằng mục đích của toàn bộ câu chuyện dẫn tới việc trục xuất Con người ra khỏi Vườn Eden này nhằm lý giải một cách kịch tính lý do Con người biết mặc quần áo. Việc mặc quần áo chỉ đơn thuần là biểu hiện bên ngoài của "nhận thức" mới. Việc đạt được "nhận thức" đó và những nỗ lực của Thiên Chúa nhằm tước đi nhận thức này của Con người mới chính là những chủ đề trung tâm của các sự kiện.

Trong khi chưa tìm ra câu chuyện nào của người Mesopotamia tương đương với câu chuyện trong Kinh thánh này thì chúng ta vẫn có thể cho rằng nó có nguồn

gốc từ Sumer giống như tất cả những tư liệu khác trong Kinh thánh liên quan đến sự Sáng tạo và Thời Tiền sử của Con người. Trong câu chuyện này, chúng ta cũng tìm thấy địa điểm xảy ra sự việc: Cung điện của các vị thần ở Mesopotamia. Chúng ta nhận ra phép chơi chữ qua cái tên Eve ("người đàn bà của sự sống", "người đàn bà từ xương sườn") và hai loại cây quan trọng, Cây Nhận thức và Cây Trường sinh, giống như trong cung điện của Anu.

Ngay cả những lời phán truyền của Thiên Chúa cũng phản ánh nguồn gốc Sumer, bởi vì vị Thiên Chúa duy nhất của người Hebrew lại bị nhầm lẫn sang ngôi số nhiều qua cuộc nói chuyện với những

đồng sự thần linh của mình, câu chuyện này tuy không được thể hiện trong Kinh thánh nhưng lại được mô tả trong các ghi chép của người Sumer:

Ðức Giê-hô-va nói:

"Nhìn xem, Adam đã trở thành một kẻ trong chúng ta,

biết điều thiện điều ác.

Bây giờ, đừng để nó

hái quả ở cả trái cây Trường sinh

mà ăn để sống mãi"

Vì thế Ðức Giê-hô-va đuổi Adam

ra khỏi vườn Eden.

Theo những hình vẽ cổ xưa của người Sumer, thì đã từng có thời kỳ Con người (Nhân công Nguyên thủy) phục vụ các vị thần trong trạng thái "Adam". Anh ta trần truồng ngay cả khi phục vụ thức ăn, đồ uống cho các vị thần lẫn khi lao động trên cánh đồng hay các công trình xây dựng. (Hình 154, 155)

Hình 154

Hình 155

Qua đây, chúng ta có thể khẳng định rằng trong con mắt của các vị thần, con người không khác nhiều so với những loài vật được thuần hóa. Các vị thần chỉ đơn thuần "nâng cấp" một loài động vật có sẵn thích hợp với nhu cầu hiện tại của mình. Vậy phải chăng với tình trạng thiếu "nhận thức", loài sinh vật mới được tạo ra và còn trần truồng như động vật này cũng có quan hệ tính dục như các loài động vật khác hoặc quan hệ liên loài? Một số bức họa cổ còn sót lại đã cho thấy thực tế đã diễn ra đúng như vậy. (Hình 156)

Hình 156

Các ghi chép của người Sumer như "Sử thi Gilgamesh" cho rằng cách thức quan hệ tình dục trong thực tế là đặc điểm phân biệt giữa Người hoang dã với Người nhân tính. Khi người dân thành Uruk muốn khai hóa cho Enkidu hoang dã – "gã đồng loại man di ở sâu trong thảo nguyên" – họ đã vận động một "gái làng chơi" tham gia và đưa cô ta tới gặp

Enkidu tại hồ nước nơi anh ta từng kết bạn với nhiều loài động vật khác và tại đó dâng hiến cho anh ta "sự chín muồi" của mình.

Trong bản ghi chép này, bước ngoặt của quá trình "khai hóa" Enkidu chính là việc anh ta bị những loài động vật khác từng là bạn bè chối bỏ. Người dân thành Uruk nói với cô gái như vậy để cô ta tiếp tục thực hiện "nghĩa vụ đàn bà" với anh ta đến khi "những con thú hoang trên thảo nguyên chối bỏ anh ta". Việc làm này giúp Enkidu dần đoạn tuyệt với các hoạt động thú dâm, tạo bước tiền đề biến anh ta thành người.

Cô gái đuổi những con vật khác đi và

khoe bầu ngực của mình,

anh ta hưởng thụ sự chín muồi của cô ta...

Cô chiều chuộng anh ta, kẻ man di

với tất cả nghĩa vụ đàn bà.

Rõ ràng là thủ đoạn này đã phát huy hiệu quả. Sau 6 ngày và 7 đêm, "sau khi bị sự quyến rũ của cô gái mê hoặc hoàn toàn", anh ta chợt nhớ đến những người bạn cùng chơi đùa trước đây.

Anh ta quay mặt về phía những con thú hoang;

thế nhưng khi nhìn thấy anh ta,

những con linh dương bỏ chạy.

những con thú hoang của thảo nguyên

lánh xa người anh ta.

Mọi chuyện khá rõ ràng. Việc giao hợp với con người đã khiến Enkidu có sự thay đổi sâu sắc đến mức những con thú từng là bạn giờ "lánh xa người anh ta". Chúng không chỉ đơn giản là bỏ chạy mà còn tránh tiếp xúc thân thể với anh ta.

Quá đỗi ngạc nhiên, Enkidu đứng như trời trồng "vì những con thú hoang đã rời bỏ mình". Nhưng sự thay đổi đó không phải là điều gì đáng hối tiếc, bởi bản ghi chép cổ đại này ngay lập tức giải thích rằng:

Giờ anh ta đã có tầm nhìn, đầu óc được mở mang...

Cô gái làng chơi nói với Enkidu:

"Chàng đã biết nhận thức, Enkidu;

Chàng giống như một vị thần!"

Bản ghi chép này của người Mesopotamia có nội dung khá gần gũi với câu chuyện về Adam và Eve trong Kinh thánh. Đúng như dự liệu của con Rắn, sau khi cùng ăn trái Cây Nhận thức, họ trở nên "giống Thiên Chúa – biết được điều thiện và điều ác" hay có thêm "nhận thức" về phương diện tình dục.

Nếu như điều này chỉ mang ý nghĩa duy

nhất là Con người đã nhận thức được rằng giao hợp với động vật là hành động không văn minh và tội lỗi, thì tại sao Adam và Eve lại bị trừng phạt vì đoạn tuyệt với hành vi thú giao? Kinh Cựu ước đầy rẫy những điều răn chống lại hành vi thú giao khiến chúng ta không thể nào hiểu được tại sao việc tuân theo một hành vi đạo đức như vậy lại khiến các vị thần nổi giận.

Vốn "Nhận thức" Con người có được trái ngược với mong muốn của Đức Chúa – hoặc một trong các vị thần này – chắc hẳn phải có nguyên do sâu sắc hơn. Có thể, đó là một dấu hiệu tốt cho Con người, nhưng lại là thứ mà các Đấng Sáng tạo không muốn Con người nắm

giữ.

Chúng tôi đã nghiên cứu rất tỉ mỉ ẩn ý trong các lời nguyền đối với Eve để nắm bắt được ý nghĩa của sự việc:

Với người đàn bà, Chúa phán:

"Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều

khi thai nghén,

hay lúc sinh con.

Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi"...

Và Adam đặt tên cho vợ là "Eve",

vì bà là mẹ của chúng sinh.

Đây quả là một sự kiện đáng nhớ mà Kinh thánh truyền lại cho chúng ta: Khi chưa biết đến "nhận thức", Adam và Eve sống trong Vườn Eden mà không có con cái. Sau khi có được "nhận thức", Eve có được khả năng (đi kèm với nỗi cực nhọc) có thai và sinh con. Chỉ sau khi đôi vợ chồng này có được "nhận thức" đó thì "Adam mới biết Eve là vợ mình còn bà có thể thụ thai và sinh ra Cain".

Xuyên suốt trong Kinh Cựu ước, thuật ngữ "biết" được dùng để chỉ quan hệ tình dục, chủ yếu là giữa người đàn ông và vợ anh ta với mục đích có con. Câu chuyện về Adam và Eve trong Vườn

Eden là câu chuyện về một bước phát triển quyết định của Loài người: việc có được khả năng sinh sản.

Việc những đại diện đầu tiên của người Homo sapiens không có khả năng sinh sản không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Dù người Nefilim có sử dụng bất cứ phương pháp nào để cấy một số vật chất di truyền của mình vào cấu trúc sinh học của các con khỉ hình người mà họ lựa chọn cho mục đích nhân giống thì loài sinh vật mới này cũng chỉ là một loài sinh vật lai. Sự pha tạp giữa 2 loài dù có liên quan nhưng vẫn tồn tại rất nhiều điểm khác nhau, ví dụ như con la (loài tạp giao giữa ngựa cái và lừa đực), những loài động vật có vú lai tạp này

đều không có khả năng sinh sản. Bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và thậm chí là các phương pháp can thiệp sinh học phức tạp hơn, chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu con la tùy ý, nhưng không có con la nào có thể sinh sản và đẻ ra một con la khác.

Phải chăng ngay từ đầu, người Nefilim chỉ đơn giản sản xuất ra "những con la người" để phục vụ cho nhu cầu của mình?

Sự tò mò của chúng tôi càng tăng lên bởi một bức họa khắc trên đá được tìm thấy trong những ngọn núi phía nam Elam. Nó thể hiện một vị thần đang ngồi và giữ trong tay chiếc bình "thí nghiệm" rót ra

chất lỏng – hình ảnh quen thuộc của Enki. Một Nữ thần Vĩ đại ngồi cạnh ngài, một cảnh tượng chứng tỏ bà là một trợ thủ hơn là vợ; vị nữ thần này không phải ai khác mà chính là Ninti, Nữ thần Mẹ hay Nữ thần Sinh sản. Bên cạnh 2 vị Chủ thần này là các nữ thần có địa vị thấp hơn, gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những nữ thần sinh sản trong câu chuyện về Sáng tạo Con người. Đối diện với các Đấng Sáng tạo này là những hàng người nối tiếp nhau và đặc biệt, họ giống nhau như đúc – giống như các sản phẩm lấy ra từ một khuôn mẫu. (Hình 157)

Hình 157

Chúng tôi cũng hướng sự chú ý của mình vào câu chuyện của người Sumer kể về những người đàn ông và đàn bà khiếm khuyết được Enki và Nữ thần Mẹ tạo ra lúc đầu, những sinh vật phi tính dục hoặc khiếm khuyết về bộ phận sinh sản. Phải chăng câu chuyện này kể về giai đoạn tồn tại đầu tiên của Người lai – sinh vật được tạo ra dựa trên hình ảnh các vị

thần, ngoại trừ khiếm khuyết về mặt sinh dục: biểu hiện của việc thiếu "nhận thức"?

Sau khi Enki tìm cách sản xuất được một "hình mẫu hoàn chỉnh" là Adapa/Adam, các ghi chép của người Sumer bắt đầu mô tả về các kỹ thuật "sản xuất hàng loạt": quy trình cấy trứng vào "dây chuyền sản xuất" của các nữ thần sinh sản đã được xử lý về di truyền với tri thức tiên tiến rằng một nửa số các vị nữ thần sẽ cho ra đời con đực và một nửa cho ra đời con cái. Điều này không chỉ thể hiện kỹ thuật "sản xuất" Người lai mà nó còn ám chỉ rằng Con người không thể tự mình sinh sản được.

Gần đây, người ta khám phá ra rằng việc các giống lai không có khả năng sinh sản là do một khiếm khuyết trong các tế bào sinh sản. Mặc dù tất cả các tế bào chỉ chứa một bộ nhiễm sắc thể di truyền nhưng Con người và các loài động vật có vú khác có khả năng sinh sản bởi vì các tế bào sinh dục (tinh trùng của giống đực, trứng của giống cái) có chứa 2 bộ nhiễm sắc thể, trái lại các giống lai lại không có đặc trưng độc đáo này. Hiện nay người ta đang tiến hành các thí nghiệm thông qua kỹ thuật can thiệp di truyền nhằm tạo ra 2 bộ nhiễm sắc thể như vậy trong các tế bào sinh sản và hỗ trợ khả năng sinh sản "bình thường" cho các loài giống lai.

Liệu đây có phải là điều mà vị thần có tên hiệu "Con Rắn" đã thực hiện đối với Loài người?

Con Rắn trong Kinh thánh chắc chắn không phải là một con rắn tầm thường theo nghĩa đen – bởi vì nó biết nói chuyện với Eve, biết sự thật về vấn đề "nhận thức" và có địa vị cao đến mức không ngần ngại nói thẳng ra rằng Thiên Chúa là "kẻ nói láo". Chúng ta biết rằng trong tất cả các câu chuyện truyền thuyết cổ đại, vị thần đứng đầu luôn chiến đấu chống lại một con Mãnh Xà – vì thế câu chuyện này có nguồn gốc rõ ràng từ các vị thần của người Sumer.

Kinh thánh thể hiện nhiều dấu tích về

nguồn gốc Sumer của nó, bao gồm sự hiện diện của các vị thần khác: "Adam đã trở thành một kẻ trong chúng ta". Khả năng hình ảnh Thiên Chúa và Con Rắn trong Kinh thánh đại diện cho 2 vị thần Enlil và Enki hoàn toàn thuyết phục chúng ta.

Như chúng ta đã biết, sự đối địch giữa 2 vị thần này bắt nguồn từ việc quyền chỉ huy Trái đất được chuyển giao cho Enlil, mặc dù Enki mới là người tiên phong đích thực. Trong khi Enlil ngự trị tại Trung tâm Điều khiển đầy tiện nghi ở Nippur thì Enki lại phải chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động khai mỏ ở Âm Phủ. Cuộc nổi loạn của các Anunnaki là nhằm chống đối Enlil và con trai vị thần

này, Ninurta; còn vị thần cất tiếng nói bênh vực cho những kẻ nổi loạn lại là Enki. Chính Enki là người đề xuất và tiến hành việc tạo ra Nhân công Nguyên thủy; còn Enlil phải sử dụng vũ lực để có được một số sinh vật hữu ích kỳ thú này. Trong các ghi chép của người Sumer về các sự kiện diễn ra đối với con người, Enki là một đấng cai trị nổi bật với vai trò là vị thần bênh vực Con người, còn Enlil là người thi hành kỉ luật cứng nhắc, nếu không muốn nói là thù địch với Con người. Một vị thần muốn ngăn chặn khả năng sinh sản của những con người mới được tạo ra trong khi vị thần còn lại sẵn lòng và có khả năng trao cho Con người quả ngọt của "nhận thức" hoàn toàn phù hợp với Enlil và Enki.

Một lần nữa, phép chơi chữ của người Sumer và trong Kinh thánh lại cần được đưa ra phân tích. Thuật ngữ nahash trong Kinh thánh để chỉ "Serpent" có nghĩa là "con rắn". Nhưng thuật ngữ này lại có nguồn gốc từ thuật ngữ NHSH, có nghĩa là "giải mã, tìm ra"; vì vậy thuật ngữ nahash cũng có thể được hiểu theo nghĩa "ngài là đấng có khả năng giải mã, đấng tìm ra mọi thứ", một cách gọi phù hợp đối với Enki, nhà khoa học hàng đầu, vị thần Tri thức của người Nefilim.

Khi đúc rút được những nét tương đồng giữa câu chuyện về Adapa (người đạt được "nhận thức" nhưng không có được cuộc sống bất tử) của người Mesopotamia với số phận của Adam, tác

giả S. Langdon (Semitic Mythology – Thần thoại Semite) tái hiện lại một bức họa được khai quật ở Mesopotamia, bức họa này có khả năng liên quan đến câu chuyện trong Kinh thánh: hình ảnh một con rắn quấn quanh một thân cây, hướng ánh nhìn về phía trái cây. Các ký hiệu thiên văn trong bức họa này cũng gây được chú ý: phía trên là Hành tinh Vượt qua, đại diện cho Anu, gần con rắn là hình lưỡi liềm của Mặt trăng, đại diện cho Enki. (Hình 158)

Điều hợp lý nhất trong các phát hiện của chúng tôi là thực tế rằng trong các ghi chép của người Mesopotamia, vị thần thực sự đã trao "tri thức" cho Adapa không phải ai khác mà chính là Enki:

Ngài hoàn thiện vốn hiểu biết rộng lớn cho chàng...

Ngài trao cho chàng Trí tuệ...

Ngài trao cho chàng Tri thức;

Nhưng không trao cho chàng Cuộc sống Bất tử.

Một câu chuyện bằng tranh khắc trên một con dấu lăn được tìm thấy ở Mari có thể là hình ảnh minh họa cổ xưa cho câu chuyện trong cuốn Sáng Thế Ký phiên bản Mesopotamia. Bức họa này mô phỏng một vị thần vĩ đại ngồi trên một nền đất cao giữa bốn bề sóng nước – một hình ảnh rõ ràng tượng trưng cho Enki. Từ hai bên chiếc "ngai vàng" này thò ra

những con rắn đang phun nước.

Tháp tùng nhân vật trung tâm này là hai vị thần hình cây. Vị thần ở phía bên phải với những nhánh cây vươn ra có đầu hình dương vật, trong tay cầm một chiếc bát có lẽ là đựng Quả Trường sinh. Vị thần ở bên trái với những nhánh cây vươn ra có đầu hình âm đạo đang dâng lên một cành đầy quả, thể hiện cho Cây Nhận thức – món quà sinh sản của thần linh.

Bên cạnh vị Chủ thần của bức họa này là một vị Thần Vĩ đại khác; chúng tôi cho rằng vị thần này là Enlil. Vẻ giận dữ của thần đối với Enki rất rõ ràng, thể hiện qua nét mặt. (Hình 159)

Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được

nguyên cớ gây nên "xung đột ở khu vườn Eden" này. Nhưng dù động cơ của Enki có là gì đi chăng nữa thì ngài cũng đã thành công trong việc hoàn thiện Nhân công Nguyên thủy và tạo ra người Homo sapiens, những người có thể sinh sản thông qua các hoạt động giao phối cùng loài.

Sau khi Con người có được "nhận thức", Kinh Cựu ước không còn gọi anh ta là "loài Adam" nữa mà gọi là Adam, một người cụ thể, tổ phụ đầu tiên của phả hệ loài người được đề cập trong Kinh thánh. Nhưng bước ngoặt này của Con người cũng đánh dấu sự chia rẽ giữa Thần và Người.

Với việc Con người không còn là nô bộc si đần của các vị thần mà trở thành người làm chủ được bản thân đã dấy lên những câu hỏi về nguồn gốc của sự chia lìa đôi ngả này. Theo cuốn Sáng Thế Ký thì sự chia rẽ giữa Thần và Người được cho là không phải do Con người tự quyết định mà là do việc áp dụng biện pháp trừng phạt của Đức Chúa: lo sợ Con người cũng có thể đạt đến khả năng bất tử như mình nên Ngài đã quyết định đuổi hắn khỏi Vườn Eden. Theo nguồn tư liệu này thì Con người bắt đầu tồn tại độc lập không phải ở phía nam Mesopotamia, nơi người Nefilim lập nên những thành phố và vườn cây ăn quả của họ, mà là ở phía đông, thuộc dãy núi Zagros: "Ngài trục xuất loài Adam và cho hắn ngụ tại

phía đông vườn Eden".

Vậy là một lần nữa thông tin trong Kinh thánh lại trùng khớp với các phát hiện khoa học: Văn hóa nhân loại khởi nguồn từ vùng đồi núi giáp với vùng đồng bằng Mesopotamia. Thật đáng tiếc vì thông tin về cuộc sống văn minh đầu tiên của Con người trên Trái đất này lại được đề cập quá ít ỏi trong Kinh thánh.

Bị trục xuất ra khỏi Cung điện của các vị Thần, mất đi cuộc sống bất tử nhưng lại có khả năng sinh sản, Con người đã tiếp tục hình thành như vậy. Vị Adam đầu tiên được các thế hệ sau lưu truyền lại trong Kinh Cựu ước đã "ăn ở" với vợ mình, Eve và bà hạ sinh một người con trai,

Cain, người cày cấy đất đai. Sau đó Eve sinh ra Abel, làm nghề chăn chiên. Ám chỉ rằng do nguyên nhân tình dục đồng giới, "Cain xông đến bên Abel, em trai mình và giết Abel".

Hình 158

Hình 159

Lo sợ bị mất mạng, Cain được Đức Chúa ban cho một dấu hiệu bảo vệ và ra lệnh cho ông đi về phía đông. Sau khi trải qua cuộc sống lang thang phiêu bạt, cuối cùng Cain định cư ở "Xứ sở Di cư, phía đông Eden". Tại đây ông có một con trai và đặt tên là Enoch ("sự mở đầu"). "Ông

xây dựng một thành trì và đặt tên thành trì này theo tên con trai mình". Đến đời Enoch cũng có con, cháu và chắt. Đến đời thứ sáu tính từ thời Cain, Lamech được sinh ra; 3 người con trai của ông được Kinh thánh ghi nhận là những người góp phần xây dựng nền văn minh: Jabal là "ông tổ dân du mục"; Jubal "là ông tổ nhạc cụ"; Tubal-cain là "ông tổ nghề rèn".

Nhưng cũng giống như ông tổ Cain của mình, Lamech cũng vướng vào một vụ giết người – lần này là giết một người đàn ông và một đứa trẻ. Chúng ta có thể cho rằng những nạn nhân này không phải là những kẻ xa lạ tầm thường, bởi Sáng Thế Ký lặp đi lặp lại sự việc này và coi

đó là một bước ngoặt của dòng dõi Adam. Kinh thánh kể rằng Lamech đã gọi 2 bà vợ của mình, mẹ của 3 người con trai và thú nhận với họ rằng mình đã giết 2 người, rồi tuyên bố "Nếu như Cain bị báo thù gấp 7, thì Lamech sẽ bị gấp 77". Ta có thể coi tuyên bố khó hiểu này liên quan đến việc nối dõi; qua lời thú nhận của Lamech và các bà vợ ta thấy được rằng niềm hy vọng lời nguyền giáng lên đầu Cain sẽ được chuộc lại bởi thế hệ thứ bảy (thế hệ con cái của ông) đã tan thành mây khói. Giờ đây một lời nguyền mới kéo dài hơn rất nhiều đã giáng lên ngôi nhà của Lamech.

Những câu thơ sau xác nhận sự kiện liên quan đến dòng dõi này và cho chúng ta

thêm thông tin về việc thiết lập ngay lập tức một dòng dõi thuần chủng mới:

Và Adam lại ăn ở với vợ

bà sinh một con trai

và đặt tên là Seth ["nền tảng"]

bà nói: "Thiên Chúa đã sắp đặt cho tôi

một dòng dõi khác thay cho Abel, vì Cain đã giết chết nó."

Đến đây, Kinh Cựu ước không còn nhắc gì đến dòng dõi đã bị vẩn đục của Cain và Lamech. Từ đây trở đi diễn biến câu chuyện về các sự kiện của con người chỉ xoay quanh dòng dõi của Adam thông

qua con trai Seth và con cả của Seth là Enosh, trong tiếng Hebrew cả 2 tên này đều có nghĩa là "con người". Sáng Thế Ký kể với chúng ta rằng "Lúc bấy giờ, người ta bắt đầu kêu cầu danh Ðức Chúa".

Dòng chữ đầy bí ẩn này đã làm đau đầu không biết bao nhiêu thế hệ các nhà nghiên cứu Kinh thánh và các nhà thần học. Tiếp nối dòng chữ này là chương về gia phả của Adam đến Seth và Enosh qua 10 thế hệ và kết thúc là Noah, người hùng trong trận Đại Hồng thủy.

Các ghi chép của người Sumer mô tả các thời kỳ đầu tiên khi chỉ có các vị thần ngự trị ở Sumer cũng mô tả cuộc sống

của người Sumer thời kỳ sau, trước khi diễn ra trận Đại Hồng thủy với độ chính xác tương đương. Nhân vật "Noah" trong câu chuyện Đại Hồng thủy phiên bản gốc Sumer chính là "một Người đàn ông của Shuruppak", tòa thành thứ bảy do người Nefilim dựng lên khi họ đổ bộ xuống Trái đất.

Đến thời điểm nào đó, sau khi bị đuổi khỏi Vườn Eden, Con người đã được phép quay lại Mesopotamia để sống bên cạnh các vị thần, phục vụ và thờ phụng họ. Khi nghiên cứu Kinh thánh, chúng tôi nhận thấy rằng điều này xảy ra vào thời Enosh. Đó là lúc các vị thần cho phép Con người quay trở lại Mesopotamia để phục vụ các vị thần "và kêu cầu danh

Ðức Chúa".

Bởi quá háo hức chuyển sang sự kiện sử thi tiếp theo của huyền thoại loài người là trận Đại Hồng thủy nên cuốn Sáng Thế Ký chỉ đưa ra rất ít thông tin ngoài tên gọi của các vị tổ phụ sau thời Enosh. Nhưng ý nghĩa tên gọi của từng vị tổ phụ có thể cho ta thấy rằng các sự kiện này diễn ra trong thời kỳ Enosh còn sống.

Con trai của Enosh, Cainan ("Cain nhỏ") là người tiếp nối dòng dõi thuần chủng, một số chuyên gia dịch nghĩa cái tên này là "thợ rèn". Con trai của Cainan là Mahalal-El ("người cầu nguyện thần linh"). Đời sau của El là Jared ("người giáng xuống"); con trai của Jared là

Enoch ("người được phong thánh"), người được Thiên Chúa đưa lên trời ở tuổi 365. Nhưng 300 năm trước đó, ở tuổi 65, vợ Enoch hạ sinh ra một người con trai đặt tên là Methuselah; nhiều chuyên gia đã học theo Lettia D. Jeffreys (Ancient Hebrew Names: Their Significance and Historical Value – Tên gọi Hebrew cổ: Tầm quan trọng và giá trị lịch sử) và dịch nghĩa tên Methuselah là "người của tên lửa".

Con trai của Methuselah có tên là Lamech, có nghĩa là "người khiêm tốn". Và Lamech sinh ra Noah ("nghỉ ngơi") với ý nghĩa rằng: "Khi tay chúng ta phải làm lụng cực nhọc, thì đứa trẻ này sẽ đem lại cho chúng ta niềm an ủi phát xuất

từ đất đai Ðức Chúa đã nguyền rủa."

Có vẻ như nhân loại đang phải chịu những mất mát lớn vào thời Noah được sinh ra. Việc làm lụng cực nhọc không mang lại kết quả, bởi đất đai để canh tác đã bị nguyền rủa. Bối cảnh này được dựng lên cho trận Đại Hồng thủy – sự kiện đáng nhớ quét sạch không chỉ nhân loại mà còn tất cả các sinh vật sống trên Mặt đất và bầu trời.

Và Ðức Chúa thấy rằng sự gian ác của Con người

tràn lan trên Mặt đất,

và trong tâm can nó,

chỉ toàn những toan tính và ý nghĩ xấu xa.

Ðức Chúa hối hận vì đã làm ra Con người trên Mặt đất

Người buồn rầu trong lòng.

Và Ngài phán:

"Ta sẽ xoá bỏ khỏi Mặt đất

Con người mà ta sáng tạo ra."

Đó là những lời nguyền rủa có sức ảnh hưởng rất lớn, được đưa ra như lời biện hộ cho hành động quyết liệt nhằm "xóa sổ mọi xác phàm" của Đức Chúa. Nhưng những lời nguyền rủa này lại thiếu tính thuyết phục và các chuyên gia cũng như

các nhà thần học không thể tìm ra câu trả lời nào liên quan đến những tội lỗi hay "lỗi phạm" của Con người mà có thể làm phiền lòng Đức Chúa đến vậy.

Việc sử dụng nhiều lần từ xác phàm cả trong những câu thơ buộc tội và trong những lời tuyên bố phán xét cho thấy rằng những sự tha hóa và lỗi phạm này đều liên quan đến xác phàm. Đức Chúa rầu lòng trước "những toan tính xấu xa của Con người". Liệu có phải lúc đó Con người đã khám phá ra tình dục và trở nên điên cuồng về tình dục?

Nhưng khó có thể chấp nhận rằng Đức Chúa quyết định xóa sổ loài người khỏi Mặt đất chỉ đơn giản là do người đàn

ông "quan hệ" quá nhiều với vợ mình. Các ghi chép của người Mesopotamia thường đề cập một cách tự do và ấn tượng về tình dục và việc làm tình giữa các vị thần. Có những bản ghi chép mô tả tình yêu nhẹ nhàng giữa các vị thần và vợ của họ; tình yêu bất chính giữa một thiếu nữ và tình nhân; hay tình yêu bạo lực (Enlil cưỡng bức Ninlil). Có rất nhiều bản ghi chép mô tả về hoạt động tình dục và giao hợp giữa các vị thần – với những người vợ chính thức hay nàng thiếp, với chị gái hay con gái và thậm chí là cháu gái của họ (quan hệ với hậu nhân là một trò tiêu khiển ưa thích của Enki). Những vị thần như vậy không thể nào trở mặt chống lại loài người vì có những hành xử như họ được.

Chúng tôi thấy rằng động cơ của Đức Chúa không chỉ đơn thuần liên quan đến đạo đức của Con người. Sự khó chịu chồng chất của ngài là do sự đồi bại ngày càng phổ biến do chính các vị thần gây ra. Dưới cách nhìn này, ý nghĩa của những câu thơ khó hiểu trong chương 6 cuốn Sáng Thế Ký trở nên rõ ràng hơn:

Thời gian trôi đi

Khi loài người bắt đầu thêm đông

trên Mặt đất,

và sinh ra những con gái,

thì các con trai của các vị thần

thấy con gái Loài người xinh đẹp;

những cô họ ưng ý

thì họ lấy làm vợ.

Các câu thơ đã chỉ rõ cho chúng ta bít rằng đây là thời kỳ con trai của các vị thần bắt đầu có quan hệ yêu đương và tình dục với con cái của Loài người nên Đức Chúa đã kêu lên "Đủ rồi!"

Và Ðức Chúa phán:

"Thần khí của ta sẽ không ở lại mãi mãi trong con người,

vì con người lầm lạc chỉ là xác phàm."

Tuyên bố này đã từng là một bí ẩn trong nhiều thiên niên kỷ. Dưới góc nhìn theo các kết luận của chúng tôi về phương pháp can thiệp di truyền được sử dụng để tạo ra Con người, những câu thơ này truyền tải một thông điệp cho chính các nhà khoa học ngày nay. "Thần khí" của các vị thần ở đây chính là sự hoàn hảo về mặt di truyền của Con người và "thần khí" này đang dần thoái hóa. Con người đã "lầm lạc", bởi thế mà họ bắt đầu quay trở về tình trạng "xác phàm" gần hơn với nguồn gốc loài khỉ hoang dã của mình.

Bây giờ, chúng ta có thể hiểu được việc Kinh Cựu ước nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Noah "con người công chính... hoàn hảo về dòng dõi" và "toàn

bộ Mặt đất đầy hư hỏng". Với việc kết hôn với loài người không còn thuần chủng về mặt di truyền, các vị thần cũng là đối tượng của sự thoái hóa. Với việc chỉ ra rằng Noah là người duy nhất tiếp tục được dòng dõi thuần chủng về mặt di truyền, Kinh thánh đã lý giải cho mâu thuẫn của Đức Chúa: Tuy vừa quyết định quét sạch mọi sự sống khỏi bề mặt Trái đất, Ngài lại quyết định cứu Noah cùng hậu duệ của ông và "tất cả những loài vật thanh sạch khác "để giữ gìn giống nòi trên Mặt đất".

Đức Chúa đã hủy bỏ mục đích ban đầu của chính mình bằng việc cảnh báo cho Noah biết về thảm họa sắp tới và hướng dẫn ông đóng một con thuyền chống thấm

nước để chở người và những sinh vật đáng được cứu. Lời cảnh báo được đưa ra cho Noah trước 7 ngày, một khoảng thời gian quá ngắn ngủi cho việc chuẩn bị đối đầu với một trận Đại Hồng thủy hủy diệt. Bằng cách nào đó, Noah đã đóng được con thuyền và trám nhựa cây xung quanh, thu thập tất cả các sinh vật, đưa chúng cùng gia đình mình kèm thực phẩm dự trữ lên thuyền đúng thời gian mà Đức Chúa truyền đạt. "Và rồi 7 ngày sau, nước hồng thủy tràn ngập Mặt đất." Diễn biến tiếp theo được mô tả rất rõ ràng trong Kinh thánh:

Vào ngày đó,

tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ

đại nổ tung,

các cống trời mở toang...

Cơn hồng thủy kéo dài 40 ngày trên Mặt đất,

nước dâng lên cao và nâng thuyền lên khỏi Mặt đất.

nước tràn ngập Mặt đất,

và thuyền lênh đênh trên biển nước. Nước dâng càng ngày càng cao,

và mọi núi cao khắp gầm trời đều bị phủ lấp.

Nước dâng lên cao hơn núi 7 thước khiến các ngọn núi bị phủ lấp.

Mỗi xác phàm trên Mặt đất đều tắt thở...

Từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất

và chim bay trên trời

đều bị xoá sổ khỏi Mặt đất, chỉ còn lại Noah

và những gì trên thuyền.

Mặt đất ngập nước suốt 150 ngày, đến tận khi Đức Chúa:

cho một cơn gió thổi ngang qua Mặt đất, và nước bắt đầu hạ xuống.

Các mạch nước của vực thẳm và các cống trời đóng lại; trời tạnh mưa.

Nước bắt đầu rút dần khỏi Mặt đất; Và sau 150 ngày

thì nước rút hoàn toàn;

và chiếc thuyền đậu lại trên vùng núi Ararat.

Theo Kinh thánh thì sự phán xử nhân loại này bắt đầu vào "Năm 600 đời ông Noah, tháng Hai, ngày 17 tháng ấy". Chiếc thuyền đậu lại trên Núi Ararat "vào tháng Bảy, ngày 17 tháng ấy". Như vậy, thời kỳ nước dâng lên và "rút xuống" dần – đủ thấp để con thuyền có thể đậu lại trên đỉnh Ararat – kéo dài đúng 5 tháng. Sau đó "nước tiếp tục rút xuống, cho đến khi các đỉnh núi" – không chỉ là đỉnh núi Ararat sừng sững – "hiện ra vào ngày 11 tháng Mười", gần 3 tháng sau đó.

Noah đợi thêm 40 ngày nữa. Sau đó ông thả một con quạ và một con bồ câu "để xem nước rút đến đâu rồi". Lần thứ ba, con bồ câu quay lại với một nhành lá ô-

liu ngậm trên mỏ, điều này chứng tỏ rằng nước đã rút xuống đủ để nhìn thấy các ngọn cây. Sau đó, Noah tiếp tục thả con bồ câu ra một lần nữa, "nhưng nó không trở về với ông nữa". Trận Đại Hồng thủy thực sự đã qua.

Ông Noah dỡ mái thuyền

nhìn và thấy:

Mặt đất đã khô ráo.

"Tháng Hai, ngày 27 tháng ấy, đất đã khô." Đó là năm 601 đời Noah. Trận lụt này kéo dài 1 năm 10 ngày.

Sau đó Noah cùng gia đình và các loài vật ở cùng ông ra khỏi thuyền. Ông dựng

một bàn thờ rồi dâng lễ toàn thiêu cho Đức Chúa.

Ðức Chúa ngửi mùi thơm ngon,

và Ngài tự nhủ:

"Ta sẽ không bao giờ nguyền rủa đất đai

vì Con người nữa;

bởi vì những toan tính xấu xa đó là do chúng còn bồng bột."

Cái kết đẹp này cũng đầy mâu thuẫn giống như câu chuyện về trận Đại Hồng thủy. Nó bắt đầu với một bản cáo trạng dài về những tội lỗi ghê tởm của Loài người, trong đó có việc làm ô uế sự

thanh sạch của các vị thần trẻ. Đức Chúa đã đưa ra một quyết định quan trọng nhằm xóa sổ mọi xác phàm và quyết định này có vẻ hoàn toàn đúng đắn. Thế rồi cũng chính Đức Chúa lại là người mong muốn bảo tồn giống nòi Loài người và các sinh vật khác trong 7 ngày ngắn ngủi. Khi cơn sang chấn qua đi, Đức Chúa bị hấp dẫn bởi mùi thịt nướng và quên hết ý định xóa sổ loài người ban đầu với lời bào chữa rằng những toan tính xấu xa của Loài người là do trẻ người non dạ.

Tuy nhiên, những nghi vấn về tính xác thực của câu chuyện này biến mất khi chúng ta biết rằng Kinh thánh là một bản biên tập từ các câu chuyện của người Sumer. Giống như các trường hợp khác,

Kinh thánh với Thuyết Đơn thần đã tổng kết và tập hợp vai trò của nhiều vị thần và thể hiện thông qua hình ảnh một vị Đức Chúa duy nhất tuy các vị thần này không giống nhau hoàn toàn và không phải lúc nào cũng hòa hợp với nhau.

Trước khi các nhà khảo cổ học khám phá ra nền văn minh Mesopotamia và các chuyên gia giải mã được nền văn học Akkad và Sumer thì câu chuyện về trận Đại Hồng thủy trong Kinh thánh chỉ là một câu chuyện riêng lẻ, được củng cố bằng những chuyện thần thoại nguyên thủy rải rác khắp nơi trên thế giới. Việc phát hiện ra "Sử thi Gilgamesh" của người Akkad đã đặt câu chuyện Đại Hồng thủy trong Sáng Thế Ký vào vị trí

người đồng hành cao niên và đáng kính, được hậu thuẫn bằng những khám phá sau này với các tư liệu cổ xưa hơn có nguồn gốc Sumer.

Người anh hùng trong trận Đại Hồng thủy phiên bản Mesopotamia là Ziusudra ở Sumer (Utnapishtim trong tiếng Akkad), người đã được đưa tới Thiên Cung của các vị Thần sau trận Hồng thủy để sống hạnh phúc ở đó mãi mãi. Trong hành trình tìm kiếm sự bất tử, khi Gilgamesh đến được nơi này, ông xin lời khuyên của Utnapishtim về sự sống và cái chết. Utnapishtim tiết lộ với Gilgamesh – và thông qua ông truyền đạt tới loài người sau trận Đại Hồng thủy – bí quyết tồn tại của mình, "một điều giấu kín, một bí mật

của các vị thần" – một câu chuyện thực (ta có thể nói như vậy) về trận Đại Hồng thủy.

Bí mật mà Utnapishtim đã tiết lộ mang nội dung rằng trước khi tiến hành chiến dịch Hồng thủy, các vị thần đã thành lập một hội đồng và biểu quyết về vấn đề hủy diệt loài người. Kết quả biểu quyết và quyết định đưa ra được giữ bí mật. Nhưng Enki đã tìm Utnapishtim, Vua xứ Shuruppak, để thông báo cho ông biết về tai họa sắp tới. Bằng phương pháp bí mật, Enki đã cảnh báo cho Utnapishtim từ phía sau một tấm màn sậy. Ban đầu lời cảnh báo của Ngài rất khó hiểu. Sau đó lời cảnh báo và chỉ dẫn được thể hiện rõ ràng hơn:

Vua của Shuruppak, con trai của Ubar-Tutu:

Hãy dỡ nhà, đóng một con thuyền!

Bỏ lại tài sản, cứu lấy mạng sống!

Đừng màng của cải, hãy giữ linh hồn!

Hãy mang giống của mọi sinh vật sống lên thuyền;

Con thuyền mà người đóng

kích thước của nó sẽ được đo đạc.

Những nét tương đồng của câu chuyện này với câu chuyện trong Kinh thánh được thể hiện rất rõ ràng: Một trận Hồng

thủy sắp đến; một người được cảnh báo trước; ông ta tự cứu lấy mình bằng cách đóng một con thuyền đặc biệt; ông ta mang theo và cứu lấy "giống của mọi sinh vật sống". Tuy nhiên câu chuyện của người Babylon nghe có vẻ hợp lý hơn. Quyết định hủy diệt loài người và nỗ lực cứu rỗi không phải là những hành động trái ngược đầy mâu thuẫn của một vị Đức Chúa, mà là hành động của những vị thần khác nhau. Hơn nữa, quyết định báo trước và chỉ dẫn cách thức cứu lấy giống nòi của Loài người chính là hành động thách thức của một vị thần (Enki) được tiến hành bí mật, trái ngược với quyết định chung của các vị Thần Vĩ đại khác.

Tại sao Enki lại liều lĩnh thách thức các

vị thần khác như vậy? Phải chăng ngài chỉ quan tâm đến việc gìn giữ "công trình nghệ thuật kỳ diệu" của mình hay đó là một hành động trong bối cảnh sự cạnh tranh, thù địch giữa ngài và người anh em Enlil ngày càng được đẩy lên cao trào?

Mối xung đột như thế giữa 2 người anh em này được tô đậm trong câu chuyện về trận Đại Hồng thủy.

Utnapishtim đã hỏi thẳng Enki rằng làm thế nào mà mình có thể giải thích cho các công dân khác của thành Shuruppak về việc đóng một con thuyền hình dáng kỳ lạ và từ bỏ tất cả mọi của cải của bản thân, lênh đênh cùng con thuyền? Enki đáp lại:

Ngươi hãy nói với họ rằng:

"Ta vừa biết được rằng Enlil đang chống lại ta,

vì vậy ta không thể ở lại trong thành này nữa,

cũng không thể đặt chân lên lãnh thổ của Enlil được nữa.

Ta sẽ đi về hướng Apsu,

để sống cùng Chúa tể Ea của ta."

Như vậy theo cách biện hộ này thì Utnapishtim, một môn đồ của Enki, không thể cư ngụ ở Mesopotamia được nữa, ông ta đóng một chiếc thuyền với ý

định xuôi xuống vùng Âm Phủ (thuộc miền nam châu Phi ngày nay theo như phát hiện của chúng tôi) để trú ngụ ở đó cùng Chúa tể Ea/Enki của mình. Những câu thơ tiếp theo nói rằng khu vực này sắp phải chịu một trận lụt hoặc nạn đói lớn; Utnapishtim (theo lời khuyên của Enki) sẽ thuyết phục người dân trong thành tin rằng nếu Enlil nhìn thấy ông ra đi, "xứ sở sẽ lại tràn đầy những vụ mùa bội thu". Lời biện hộ này nghe rất hợp lý với cư dân trong thành.

Trước những lời biện hộ này, người dân không chất vấn mà còn xắn tay giúp ông đóng thuyền. Bằng cách thết đãi người dân bằng thịt bò, cừu với "rượu nho, rượu vang, dầu và rượu trắng hàng

ngày", Utnapishtim động viên họ làm việc nhanh hơn. Thậm chí cả trẻ con cũng được khuyến khích đi lấy nhựa bitum để trám chống ngấm nước xung quanh con thuyền.

"Vào ngày thứ bảy, con tàu được đóng xong. Việc hạ thủy gặp rất nhiều khó khăn, thế nên họ phải tháo rời những tấm ván sàn ở phía trên và phía dưới đến khi 2/3 con thuyền được hạ thủy" xuống sông Euphrates. Sau đó Utnapishtim đưa toàn bộ gia đình dòng tộc lên thuyền, mang theo "bất cứ sinh vật sống nào có thể" cũng như "các loài động vật trên đồng, các loài thú hoang trên thảo nguyên". Câu chuyện này với câu chuyện trong Kinh thánh có những điểm tương đồng

khá rõ ràng, ngay cả với thời hạn 7 ngày để đóng thuyền. Tuy nhiên Utnapishtim còn tiến xa hơn Noah một bước, đó là ông còn đưa lên thuyền tất cả những người thợ thủ công đã giúp ông đóng con thuyền.

Còn ông chỉ lên thuyền khi nhận được một tín hiệu cụ thể, tín hiệu mà Enki đã tiết lộ với ông trước đó – một "thời điểm định trước" được quy định bởi Shamash, vị thần phụ trách những quả tên lửa. Sau đây là mệnh lệnh của Enki:

"Khi Shamash tạo ra trận rung chuyển lúc trời nhá nhem

một cơn mưa lửa sẽ trút xuống

Hãy lên thuyền, trám kín lối vào!"

Chúng ta chỉ có thể suy đoán về mối liên hệ giữa việc Shamash phóng lên một con tàu vũ trụ và thời khắc Utnapishtim lên thuyền và chốt chặt lối vào. Nhưng thời khắc đó đã đến; tên lửa đẩy của con tàu vũ trụ tạo ra một "trận rung chuyển lúc chạng vạng" và một cơn mưa tro bụi rơi xuống. Lúc này Utnapishtim "đóng kín toàn bộ con thuyền" và "giao con thuyền cùng những thứ chứa bên trong" cho "Thủy thủ Puzur-Amuri".

Cơn bão ập đến "lúc tia sáng bình minh đầu tiên ló rạng". Những tiếng sấm rền vang. Một đám mây đen ùn ùn kéo lên từ phía đường chân trời. Cơn bão cuốn

phăng cột trụ của các ngôi nhà và bến phà, rồi sau đó các con đê bị vỡ. Bóng tối bao trùm Mặt đất, "nuốt chửng tất cả vào màn đêm" và "cả xứ sở rộng lớn vỡ tan như một chiếc bình".

"Cơn bão từ phía nam" này hoành hành 6 ngày và 6 đêm.

Nó di chuyển với tốc độ càng lúc càng nhanh và mạnh,

nhấn chìm những đỉnh núi,

ập đến với chúng sinh như một trận chiến...

Đến ngày thứ bảy,

Cơn bão từ phía nam mang theo lụt lội tàn phá tất cả Mặt đất

dần tan

Biển cả trở nên yên ả, Cơn bão dần lặng yên,

nước lụt không còn dâng lên. Ta ngắm nhìn bầu trời.

Sự tĩnh lặng đã trở lại.

Và tất cả nhân loại đều trở lại thành đất sét.

Ý định của Enlil và Hội đồng các vị Thần đã được thực hiện.

Nhưng họ không biết rằng kế hoạch mà Enki vạch ra cũng có hiệu quả: Con thuyền chở theo đàn ông, đàn bà, trẻ em và các sinh vật khác đã nổi được trong dòng nước lũ.

Khi cơn bão qua đi, Utnapishtim "mở một cánh cửa; ánh sáng ngập tràn trên gương mặt của ta". Ông nhìn quanh, "quang cảnh xung quanh mênh mang bằng phẳng như mái nhà". Cúi xuống thấp hơn, ông bàng hoàng, ngồi thụp xuống và khóc, "nước mắt lã chã trên khuôn mặt". Ông đưa mắt tìm kiếm bến bờ của đại dương rộng lớn nhưng không thấy gì. Rồi

sau đó:

Một ngọn núi hiện ra;

Con tàu dừng lại ở núi Nisir;

Núi Nisir ("Cứu thế") giúp con thuyền đứng lại

không còn lênh đênh.

Trong suốt 6 ngày Utnapishtim quan sát xung quanh từ trên con thuyền bất động bị mắc kẹt lại trên đỉnh Nisir, đỉnh Ararat trong Kinh thánh. Sau đó, cũng như Noah, ông thả một con chim bồ câu ra để tìm nơi đậu, nhưng nó quay về. Một con chim nhạn được thả ra và nó cũng quay về. Sau đó một con quạ được thả

ra, bay đi và tìm được nơi đậu. Tiếp đó Utnapishtim thả tất cả các loài chim và động vật trên thuyền ra, rồi tự mình bước ra. Ông dựng một bàn thờ và "làm lễ hiến tế" – giống hệt những gì Noah đã làm.

Nhưng đến đây sự khác biệt giữa Thuyết Đơn thần và Thuyết Đa thần lại xuất hiện một lần nữa. Khi Noah dâng lễ toàn thiêu, "Đức Giê-hô-va ngửi thấy mùi thơm ngon"; nhưng khi Utnapishtim dâng lễ hiến tế, "các vị thần ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Các vị thần tụ tập xung quanh lễ hiến tế."

Trong câu chuyện Sáng Thế Ký, chính Đức Giê-hô-va đã thề sẽ không bao giờ

hủy diệt Loài người nữa. Còn trong phiên bản Babylon, chính Nữ thần Vĩ đại đã thề: "Ta sẽ không quên... Ta sẽ ghi nhớ những ngày này, không bao giờ quên".

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề. Bởi vì khi Enlil tới nơi này, ngài không màng đến đồ tế lễ. Ngài vô cùng giận dữ khi thấy còn người sống sót. "Có sinh vật nào thoát được ư? Không kẻ nào có thể sống sót sau trận hủy diệt đó!"

Ninurta, con trai và là người kế vị của ngài, ngay lập tức chỉ tay về phía Enki. "Có ai ngoài Ea có thể nghĩ ra được kế hoạch như thế cơ chứ? Chính Ea là kẻ biết mọi chuyện." Không chỉ chối bay chối biến, Enki còn đưa ra những lập

luận bào chữa thuyết phục nhất. Sau khi tán tụng sự thông thái của Enlil và cho rằng Enlil không thể nào "vô lý" như thế được – hay ngài là một người có đầu óc thực tế – Enki vừa chối vừa thú nhận. "Ta không phải là người tiết lộ bí mật của các vị thần"; ta chỉ để một Người, một kẻ "vô cùng thông minh" đã lĩnh ngộ được bí mật của các vị bằng chính trí thông minh của mình. Và Enki đề xuất với Enlil rằng nếu quả thật Con người này thông minh như thế, thì đừng bỏ qua những khả năng của hắn. "Giờ thì hãy bàn bạc về số phận của hắn!"

Theo "Sử thi Gilgamesh", thì tất cả những điều này là "bí mật của các vị thần" mà Utnapishtim kể với Gilgamesh.

Sau khi bị lý lẽ của Enki thuyết phục, Enlil bước lên thuyền.

Ngài nắm tay ta và dắt ta lên thuyền. Ngài đưa vợ ta lên thuyền,

để cho nàng quỳ cạnh ta. Ngài đứng giữa hai ta,

chạm vào trán chúng ta và ban phước:

"Từ nay trở đi Utnapishtim không còn là con người nữa;

từ giờ về sau Utnapishtim và vợ

sẽ đến với chúng ta như những vị thần.

Utnapishtim sẽ được ở tại vùng Xa Xăm,

nơi Ngọn nguồn của những Dòng nước!"

Và Utnapishtim kết thúc câu chuyện kể với Gilgamesh. Sau khi được đưa tới vùng Xa Xăm, ông được Anu và Enlil

trao cho cuộc sống như một vị thần,

Ban cho ông cuộc sống bất tử như một vị thần.

Nhưng điều gì đã xảy ra với loài người nói chung? Câu chuyện trong Kinh thánh kết thúc với sự khẳng định rằng Đức Chúa đã cho phép và ban phước cho con

người "sinh sôi nảy nở gấp bội lần". Câu chuyện Đại Hồng thủy phiên bản Mesopotamia cũng kết thúc với những câu thơ nói về quá trình sinh sôi nảy nở của con người. Một số ghi chép cổ đại không còn nguyên vẹn kể về quá trình phân chia Loài người thành nhiều "loại":

... Hãy thêm một loại thứ ba giữa Loài người:

Hãy để giữa loài người

Đàn bà có thể sinh đẻ và đàn bà không thể sinh đẻ.

Và rõ ràng là đã có những hướng dẫn mới đối với việc giao hợp của con người:

Quy định đối với loài người:

Hãy để đàn ông... với phụ nữ trẻ...

Hãy để thiếu nữ trẻ...

Thanh niên đối với phụ nữ trẻ...

Khi giường được trải ra

hãy để vợ và chồng ngủ với nhau.

Enlil đã thua keo này. Loài người đã được cứu và được phép sinh sôi. Các vị thần đã mở cửa Trái đất cho Loài người.

14. KHI CÁC VỊ

THẦN RỜI KHỎI

TRÁI ĐẤT

Trận Đại Hồng thủy với những dòng nước lụt tràn ngập Trái đất này là gì?

Một số chuyên gia giải thích trận Hồng thủy này liên quan đến những trận lụt lội diễn ra hàng năm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Tigris-Euphrates. Họ phỏng đoán rằng đã có một trận lụt như thế với mức độ hủy diệt nghiêm trọng trước đây. Những cánh đồng, làng mạc, con người

và động vật đều bị nước lụt cuốn trôi; và người nguyên thủy coi sự kiện này là sự trừng phạt của các vị thần và bắt đầu truyền tai nhau về truyền thuyết Đại Hồng thủy.

Trong cuốn sách Excavations at Ur (Những cuộc khai quật ở thành Ur), Ngài Leonard Woolley kể về sự kiện diễn ra năm 1929, khi việc khai quật Nghĩa trang Hoàng gia ở thành Ur sắp kết thúc, các công nhân đã đào một hố nhỏ trên một quả đồi cạnh đó và chạm đến lớp mảnh gốm và gạch vụn. Đào sâu thêm gần 1m nữa, họ bắt gặp một lớp bùn cứng – tầng đất đánh dấu vị trí nơi nền văn minh bắt đầu. Nhưng một đô thị trải qua hàng ngàn năm lịch sử mà chỉ để lại 1m địa tầng

khảo cổ thôi sao? Ngài Leonard hướng dẫn các công nhân của mình đào sâu thêm. Họ đào thêm 1m nữa, rồi thêm 2m nữa. Nhưng những gì họ đào được vẫn chỉ là đất thô không hề có dấu tích của đời sống con người. Nhưng sau khi đào xuống độ sâu hơn 3,3m qua lớp bùn khô, các công nhân gặp một lớp địa tầng chứa nhiều mảnh gốm vỡ màu xanh và dụng cụ đánh lửa. Một nền văn minh lâu đời hơn đã bị chôn vùi dưới hơn 3,3m bùn đất!

Ngài Leonard nhảy xuống chiếc hố và bắt đầu xem xét, nghiên cứu những gì đào được. Ông triệu tập các trợ lý và tham khảo ý kiến của họ. Không ai đưa ra được một giả thuyết nào thuyết phục. Sau đó vợ của Leonard vô tình cất tiếng: "Ồ,

dĩ nhiên đấy là do trận Đại Hồng thủy rồi!"

Tuy nhiên, các đoàn khảo cổ khác tới Mesopotamia lại nghi ngờ nhận định mang tính trực giác này. Những địa tầng bùn đất không có bất kỳ dấu vết nào của đời sống con người rõ ràng thể hiện sự lụt lội; nhưng trong khi các lớp bùn lắng ở Ur và al-Ubaid cho thấy trận lụt này diễn ra vào khoảng từ năm 3500 tới 4000 năm TCN thì một lớp bùn lắng tương tự được khám phá ở Kish lại có niên đại ước tính vào khoảng năm 2800 TCN. Đây cũng là niên đại ước tính (năm 2800 TCN) của địa tầng bùn đất được tìm thấy ở Erech và Shuruppak, tòa thành nơi có nhân vật Noah của người

Sumer. Tại Nineveh, các nhà khảo cổ tìm thấy 13 địa tầng bùn đất và cát ven sông khác nhau, có niên đại từ năm 4000 đến 3000 TCN ở độ sâu khoảng 20m so với mặt đất.

Bởi vậy đa số các chuyên gia đều tin rằng những gì mà Woolley phát hiện được chỉ là dấu vết của nhiều trận lụt cục bộ khác nhau thường xuyên xảy ra ở Mesopotamia, nơi những cơn mưa như trút cùng nguồn nước của 2 con sông lớn và dòng chảy thay đổi của chúng gây ra sự tàn phá đó. Các chuyên gia kết luận rằng tất cả những tầng bùn đất khác nhau này không phải là một thảm họa thiên tai trên diện rộng hay sự kiện đáng nhớ thời tiền sử như trận Đại Hồng thủy.

Kinh Cựu ước là một kiệt tác về tính súc tích và chính xác của văn học. Từ ngữ luôn được chọn lọc để thể hiện các sự kiện một cách chính xác; các câu thơ đều rất vừa vặn, cách sắp xếp chúng có mục đích; độ dài vừa phải. Điều đáng chú ý là toàn bộ câu chuyện từ lúc Sáng tạo Thế giới cho tới khi Adam và Eve bị trục xuất khỏi Vườn Eden nằm trọn trong 80 câu thơ. Toàn bộ hồ sơ về Adam và phả hệ của ông, ngay cả với việc Cain và dòng dõi của ông cùng Seth, Enosh và các hậu duệ cũng chỉ gói gọn trong 58 câu thơ. Còn câu chuyện về trận Đại Hồng thủy lại được kể bằng 87 câu. Xét theo bất cứ tiêu chuẩn biên tập nào thì đó là một "câu chuyện lớn". Nó không chỉ đơn thuần là một sự kiện cục bộ mà là

một thảm họa ảnh hưởng tới toàn bộ Trái đất, toàn thể Loài người. Các ghi chép của người Mesopotamia mô tả rõ rằng "cả bốn phương, 8 hướng Mặt đất" đều bị ảnh hưởng.

Nếu như vậy thì đó là một điểm đáng chú ý trong thời kỳ tiền sử của vùng đất Mesopotamia. Có những sự kiện, những thành phố và con người trước trận Hồng thủy, đi kèm những sự kiện, những thành phố và những con người sau trận Hồng thủy. Có những chiến công của các vị thần và Vương vị được trao xuống từ Thiên đường trước trận Hồng thủy và những sự kiện liên quan đến các vị thần và con người khi Vương vị lại được trao xuống Mặt đất sau trận Hồng thủy. Trận

Hồng thủy này đóng vai trò là một mốc phân chia thời gian vĩ đại.

Không chỉ có bản danh sách các vị vua mà cả các ghi chép riêng lẻ về dòng dõi của họ đều đề cập đến trận Hồng thủy.

Chẳng hạn như một ghi chép cổ khác mô tả về Ur-Ninurta đã kể lại trận Hồng thủy như một sự kiện thời xa xưa:

Vào ngày đó, vào ngày xa xưa đó,

Vào đêm đó, vào đêm xa xưa đó,

Vào năm đó, vào năm xa xưa đó

Khi trận Đại Hồng thủy diễn ra.

Vua Ashurbanipal của Assyria, người

bảo trợ các môn khoa học, người đã dựng lên thư viện khổng lồ toàn những tấm đất sét ở Nineveh, đã tuyên tố trong một bài văn tưởng niệm rằng ông đã tìm thấy và có thể đọc được "những bản khắc trên đá có từ thời trước Hồng thủy". Một ghi chép của người Akkad về các tên gọi và nguồn gốc của chúng cũng liệt kê tên gọi "các vị vua sau Hồng thủy" và rất nhiều ghi chép khoa học cũng ghi nguồn từ "những nhà hiền triết cao niên thời trước Hồng thủy".

Câu chuyện Kinh thánh và những ghi chép của người Mesopotamia mà chúng ta nghiên cứu đến giờ vẫn còn chứa đựng nhiều bí ẩn cần giải đáp. Thách thức mà Loài người phải chịu đựng là gì mà từ

đó, Noah được đặt tên là "Nghỉ ngơi" với hy vọng rằng sự ra đời của ông sẽ đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ khó khăn? "Bí mật" mà các vị thần thề sẽ giữ kín và Enki bị cáo buộc đã tiết lộ là gì? Tại sao việc phóng một con tàu vũ trụ ở Sippar lại là tín hiệu cho Utnapishtim bước lên và đóng kín con thuyền để chờ đón trận Đại Hồng thủy? Các vị thần đã ở đâu trong khi nước lụt ngập nhấn chìm cả những đỉnh núi cao nhất? Và tại sao họ lại thích món thịt nướng mà Noah/Utnapishtim hiến tế đến vậy?

Trong quá trình tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác nữa, chúng tôi phát hiện ra rằng trận Đại Hồng thủy không phải là một biện pháp

trừng phạt định trước được thực hiện theo ý chí của các vị thần. Chúng tôi khám phá ra rằng tuy trận Đại Hồng thủy là một sự kiện có thể đoán trước được nhưng lại không thể tránh khỏi, một thảm họa tự nhiên mà trong đó các vị thần không phải ở thế chủ động mà hoàn toàn bị động. Chúng tôi cũng sẽ chỉ ra rằng bí mật mà các vị thần thề sẽ giữ kín chính là một âm mưu chống lại Loài người – nhằm bưng bít không cho Loài người biết những thông tin mà họ có được liên quan đến trận lụt sắp tới nhằm xóa sổ Loài người trong khi người Nefilim vẫn tự cứu được mình.

Phần lớn những tri thức mà chúng tôi thu thập được ngày càng nhiều về trận Đại

Hồng thủy và các sự kiện diễn ra tiếp theo đều đến từ thiên sử thi "When the gods as men". Trong thiên sử thi này người anh hùng của trận Hồng thủy có tên là Atra-Hasis. Trong đoạn kể về Hồng thủy của "Sử thi Gilgamesh", Enki đã gọi Utnapishtim là "kẻ vô cùng thông minh"

– trong tiếng Akkad là atra-hasis.

Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng các ghi chép kể về người anh hùng Atra-Hasis đều có thể là các phần của một câu chuyện Hồng thủy từ thời xa xưa hơn của người Sumer. Đến nay, người ta đã tìm thấy đủ những tư liệu của người Babylon, Assyria, Canaanite và thậm chí là các bản gốc của người Sumer để chắp nối thành một thiên sử thi Atra-Hasis lớn,

một công trình kỳ công với sự đóng góp lớn lao của W. G. Lambert và A. R. Millard (Atra-Hasis: The Babylonian Story of the Flood – tạm dịch: Atra-Hasis: Câu chuyện Hồng thủy của người Babylon).

Sau khi kể lại những tháng ngày lao động cực nhọc của các Anunnaki, cuộc nổi loạn của họ, nguyên nhân dẫn đến việc sáng tạo ra Nhân công Nguyên thủy, thiên sử thi này đề cập đến việc Con người (như chúng ta cũng đã biết trong Kinh thánh) bắt đầu sinh sôi nảy nở và gia tăng về số lượng. Đến lúc đó, Loài người bắt đầu làm rầu lòng Enlil.

Đất đai được mở mang, con người sinh

sôi lên gấp bội;

Trải khắp xứ sở như những con bò hoang.

Thần linh khó chịu trước sự cấu kết của họ;

Thần Enlil nghe được những tuyên bố của họ,

và nói với các vị thần vĩ đại rằng:

"Những tuyên bố của Con người đang trở nên ngạo mạn;

Sự cấu kết của chúng khiến ta mất ăn mất ngủ."

Lại một lần nữa Enlil buộc tội Con người và sau đó ra lệnh thi hành biện pháp trừng phạt. Chúng ta đang chờ đợi thông tin về một trận Hồng thủy sắp đến nữa. Nhưng, trái với sự mong đợi của chúng ta, lần này Enlil không đề cập đến Hồng thủy hay bất cứ thử thách lụt lội tương tự nào. Thay vào đó, ngài yêu cầu tiêu diệt loài người bằng bệnh tật và dịch bệnh.

Phiên bản Akkad và Assyria của thiên sử thi này kể về những "cơn đau đớn, choáng váng, ớn lạnh, sốt cao" cũng như "bệnh tật, ốm đau, ôn dịch và dịch hạch" hành hạ con người và súc vật theo yêu cầu trừng phạt của Enlil. Nhưng kế hoạch của Enlil đã không có hiệu quả. "Kẻ

thông minh vượt bậc" Atra-Hasis tình cờ lại là người thân cận đặc biệt của Enki. Khi kể về câu chuyện của mình trong một số dị bản, ông nói rằng: "Ta là Atra-Hasis; Ta sống trong ngôi đền của chúa tể Ea." Với "chủ tâm cảnh báo với Chúa tể Enki", Atra-Hasis đã khẩn cầu ngài phá hoại kế hoạch của người em Enlil:

"Hỡi Chúa tể Ea, Loài người đang rên xiết;

cơn giận dữ của các vị thần đang tàn phá xứ sở.

Mà ngài là đấng đã tạo ra chúng con!

Xin hãy chấm dứt những cơn đau đớn, choáng váng

những cơn ớn lạnh và sốt cao!"

Vì chưa tìm ra những mảnh bị vỡ của các tấm bảng ghi chép này nên chúng ta không biết được lời khuyên Enki đưa ra là gì. Ngài đã nhắc đến điều gì đó "... để xuất hiện trên xứ sở". Dù đó là điều gì đi nữa thì nó cũng đã phát huy hiệu quả. Ngay sau đó, Enlil phàn nàn một cách cay đắng với các vị thần rằng: "Loài người không hề bị tiêu diệt; chúng còn đông đúc hơn trước kia!"

Sau đó ngài tiếp tục vạch kế hoạch hủy diệt Loài người bằng nạn đói. "Hãy cắt các nguồn tiếp tế cho Con người; hãy để bụng dạ của chúng luôn thèm muốn rau quả!" Nạn đói được tiến hành thông qua

các thế lực tự nhiên như việc thiếu mưa và khô hạn.

Hãy để thần Mưa giữ lại mưa ở trên cao;

Hãy để nước không chảy ra khỏi nguồn dưới Mặt đất.

Hãy để gió thổi làm khô cằn đất đai;

Hãy làm cho mây mỏng đi và mưa không trút xuống.

Ngay cả nguồn hải sản cũng biến mất: Enki nhận được lệnh phải "cài then, đóng cửa biển" và "canh gác" nguồn thực phẩm không cho con người tiếp cận.

Đợt hạn hán này nhanh chóng tàn phá

Mặt đất trên diện rộng.

Từ trên cao, sức nóng không...

Ở dưới đất, nước không chảy ra từ nguồn.

Mặt đất không còn sinh sôi;

Rau quả không chịu mọc...

Những cánh đồng phì nhiêu trở thành bạc trắng;

Cả đồng bằng rộng lớn ngập đầy muối.

Nạn đói do trận hạn hán gây ra đã hủy hoại con người. Càng ngày điều kiện sống càng trở nên tệ hại hơn. Các ghi

chép của người Mesopotamia kể về 6 sha-at-tam ngày càng kinh khủng, thuật ngữ này được một số người dịch là "năm", nhưng nghĩa đen của nó là "vượt qua" và theo như dị bản của người Assyria thì nó có nghĩa là "một năm của Anu":

Đến sha-at-tam thứ nhất họ phải ăn cỏ.

Đến sha-at-tam thứ hai họ chịu đựng sự trả thù.

Sha-at-tam thứ ba đến;

Nạn đói đã làm thay đổi nét mặt của họ,

Khuôn mặt họ trở nên sần sùi...

họ đang sống trên bờ vực tử thần.

Khi sha-at-tam thứ tư đến,

khuôn mặt họ trở nên bủng beo;

lom khom đi lại trên đường phố;

[Đôi vai] rộng của họ chùng xuống.

Đến kỳ "vượt qua" thứ năm, nhân sinh bắt đầu suy đồi. Những bà mẹ chốt chặt cửa trước mặt những đứa con gái đói khát. Những đứa con gái dò xét mẹ mình có giấu đồ ăn không.

Đến kỳ "vượt qua" thứ sáu, nạn ăn thịt người lan tràn.

Khi sha-at-tam thứ sáu đến

họ làm thịt con gái để ăn;

họ lấy trẻ con làm thực phẩm...

Nhà này cắn xé nhà kia.

Các bản ghi chép kể về lời cầu khẩn kiên trì của Atra-Hasis với thần Enki. "Bước chân ông in dấu trong ngôi đền của thần... hàng sáng ông đều than khóc khi dâng đồ cúng lễ... ông gọi tên vị thần của mình" với hy vọng Enki sẽ giúp họ chấm dứt nạn đói.

Thế nhưng có lẽ Enki cảm thấy bị ràng buộc bởi quyết định của các vị thần khác nên ban đầu ông không có phản hồi. Rất

có thể ông đã náu mình khỏi "kẻ thờ phụng trung thành" này bằng cách rời bỏ ngôi đền và đi vào vùng đầm lầy quen thuộc. "Khi mọi người ở trên bờ vực của cái chết", Atra-Hasis đã "đặt chiếc giường của mình hướng về dòng sông". Nhưng không có sự hồi đáp nào.

Cảnh tượng loài người đói khát, chia rẽ, bố mẹ ăn thịt chính con đẻ của mình cuối cùng đã dẫn tới điều không thể tránh khỏi: một cuộc đối đầu nữa giữa Enki và Enlil. Đến kỳ "vượt qua" thứ bảy, khi những người đàn ông đàn bà còn sót lại "dật dờ như những bóng ma tử thần", họ nhận được một thông điệp từ Enki. Ngài phán: "Hãy tạo ra tiếng động lớn trên xứ sở". Ngài cử các sứ giả đi hiệu triệu mọi

người: "Đừng tôn sùng các vị thần nữa, đừng cầu nguyện cho các vị nữ thần nữa". Một hành động thể hiện sự bất tuân hoàn toàn!

Dưới vỏ bọc của sự náo loạn này, Enki lên kế hoạch cho một hành động chắc chắn hơn. Bản ghi chép không còn nguyên vẹn đúng đoạn này kể rằng ngài triệu tập một hội đồng "bô lão" bí mật tại ngôi đền của mình. "Họ bước vào... họ tiến hành bàn bạc trong Ngôi đền của Enki." Đầu tiên Enki tự bào chữa cho mình, kể với họ việc ngài đã chống lại hành động của các vị thần khác như thế nào. Sau đó ngài vạch ra một kế hoạch hành động; có vẻ như kế hoạch này có liên quan đến quyền chỉ huy các vùng

biển và vùng Âm Phủ của ngài.

Chúng ta có thể lượm lặt những chi tiết bí mật của kế hoạch này từ những câu thơ đã bị vỡ một phần: "Trong đêm... sau khi ông ta...", ai đó phải có mặt "cạnh bờ sông" vào một thời gian nhất định, có lẽ là để đợi Enki trở về từ Âm Phủ. Từ đây Enki "mang theo các chiến binh nước" – có lẽ là một số Nhân công Nguyên thủy trong các hầm mỏ trước đây. Vào thời điểm đã định, mệnh lệnh được ban ra: "Tiến lên!... thứ tự..."

Tuy một số dòng và một số chữ bị mất nhưng ta vẫn có thể đoán được điều gì đã xảy ra qua phản ứng của Enlil. "Ngài bừng bừng phẫn nộ". Ngài triệu tập Hội

đồng các vị Thần và cử Quan Chấp pháp tới giải Enki về. Sau đó ngài đứng lên và buộc tội anh mình đã phá vỡ kế hoạch giám sát-và-ngăn chặn:

Tất cả chúng ta, những Anunnaki Vĩ đại,

đã đi tới một quyết định...

Ta đã ban hành quyết định đó trên Chim Trời

rằng Adad canh giữ những vùng phía trên

rằng Sin và Nergal canh giữ

những khu vực Mặt đất;

và rằng còn nhiệm vụ chốt chặn vùng cửa

biển

thì ngươi [Enki] phải đảm nhiệm cùng sự hỗ trợ của những quả tên lửa.

Nhưng ngươi đã nới lỏng nguồn cung cấp cho Con người!

Enlil cáo buộc anh mình đã phá vỡ "hàng rào ngăn biển". Nhưng Enki chối rằng việc đó không phải do chủ ý của mình:

Chốt chặn, hàng rào ngăn biển

Ta đã cho canh gác bằng tên lửa của mình.

[Nhưng] khi... thoát khỏi tay ta...

Rất nhiều cá... biến mất;

Chúng phá vỡ chốt chặn...

chúng đã giết những người canh biển.

Ngài tuyên bố rằng mình đã bắt được thủ phạm và đã trừng phạt chúng, nhưng Enlil vẫn chưa thỏa mãn. Ngài yêu cầu Enki "ngừng việc cung cấp thực phẩm cho loài người", rằng Enki không được "cung cấp các khẩu phần ngô mà nhờ đó loài người phát triển được". Phản ứng của Enki thật đáng ngạc nhiên:

Ngài chán ngấy chiếc ghế

trong Hội đồng các vị Thần,

ngài cất tiếng cười vang dội.

Chúng ta có thể mường tượng ra cảnh tượng hỗn loạn này. Enlil nổi cơn giận dữ. Đã có những lời qua tiếng lại đầy tức giận giữa hai anh em và Enki hét lên: "Ngươi đang vu khống!" Khi Hội đồng các vị Thần rốt cuộc cũng vãn hồi được trật tự, Enlil lại tiếp tục cất tiếng. Ngài nhắc nhở các đồng sự và và thuộc cấp nhớ rằng đó đã là một quyết định được toàn thể mọi người nhất trí. Ngài nhắc lại những sự kiện dẫn tới việc tạo ra Nhân công Nguyên thủy và khăng khăng rằng Enki "đã phá luật".

Nhưng vẫn còn một cơ hội nữa để xóa sổ Loài người, ngài nói tiếp. Một "trận lụt

tử thần" đang ở ngoài khơi. Các vị thần phải giữ kín bí mật về thảm họa sắp xảy đến này để không cho Con người biết.

Ngài yêu cầu Hội đồng phải thề giữ bí mật và quan trọng nhất là để "ràng buộc hoàng tử Enki bằng một lời thề".

Enlil mở miệng cất tiếng nói

và hướng đến tất cả các thành viên trong Hội đồng:

"Tất cả chúng ta hãy đến đây và đưa ra lời thề

về Trận lụt Tử thần!"

Anu thề đầu tiên;

Enlil thề, các con trai của ông cũng thề cùng.

Đầu tiên, Enki từ chối. "Tại sao các người lại ràng buộc ta bằng một lời thề?", ngài chất vấn. "Ta sẽ cất tay chống lại những con người mà chính ta đã tạo ra ư?" Nhưng cuối cùng ngài cũng bị ép phải tuyên thệ. Một ghi chép viết rằng: "Anu, Enlil, Enki và Ninhursag, các vị thần của Thiên đường và Mặt đất đã đưa ra lời thề".

Cái chết đã giáng xuống.

Lời thề này ràng buộc Enki những việc gì? Khi diễn giải ra, Enki đã thề rằng sẽ không tiết lộ bí mật về trận Đại Hồng thủy sắp xảy ra với con người, nhưng

ngài có thể nói với một bức tường được không? Sau khi gọi Atra-Hasis tới ngôi đền, ngài cho ông đứng đằng sau một bức mành. Sau đó Enki giả vờ như đang nói chuyện với bức tường chứ không phải với người tôi tớ trung thành này. "Hỡi bức mành sậy", ngài nói:

Hãy lắng nghe những chỉ dẫn của ta.

Một cơn bão sẽ quét qua

Tất cả những khu dân cư, tất cả các thành phố.

Giống nòi của Con người sẽ bị nó hủy hoại...

Đây là quyết định cuối cùng,

phán quyết của Hội đồng các vị Thần,

phán quyết của Anu, Enlil và Ninhursag.

(Mánh khóe này biện hộ cho lý lẽ của Enki sau này, khi các vị thần phát hiện ra kẻ sống sót là Noah/Utnapishtim, ngài không hề phản bội lời thề mà chỉ do "con người vô cùng thông minh" [atra-hasis] nên đã tự mình khám phá ra bí mật về trận Hồng thủy bằng cách diễn giải chính xác các dấu hiệu.) Nhiều bức họa khắc trên dấu lăn thể hiện một người hầu giữ tấm mành trong lúc Ea – vị Thần Rắn – đang tiết lộ bí mật cho Atra-Hasis. (Hình 160)

Lời khuyên của Enki dành cho người tôi tớ trung thành của mình là đóng một con

tàu chống nước; nhưng người tôi tớ này đáp lại rằng: "Con chưa từng đóng một con tàu nào... xin ngài cho con bản thiết kế để con xem qua" và Enki trao cho ông những hướng dẫn chính xác về kích thước và cách đóng con tàu này. Từ câu chuyện trong Kinh thánh, ta có thể hình dung được rằng đó là một "con tàu" rất lớn có nhiều khoang và tầng. Nhưng thuật ngữ teba được sử dụng trong Kinh thánh lại có từ gốc là "chìm" và ta có thể kết luận rằng Enki đã hướng dẫn cho Noah của mình đóng một con tàu có thể lặn được – một chiếc tàu ngầm.

Hình 157

Bản ghi chép của người Akkad ghi rằng Enki yêu cầu đóng một chiếc tàu "kín cả trên lẫn dưới", được trét kín bằng "hắc ín thô". Chiếc tàu đó không có boong, không có cửa mở "để bên trong không nhìn thấy ánh mặt trời". Đó là một chiếc tàu "giống như tàu Apsu", chiếc tàu sulili; đây chính là thuật ngữ ngày nay

được sử dụng trong tiếng Hebrew (soleleth) để chỉ tàu ngầm.

Enki phán rằng: "Hãy đóng một con tàu MA.GUR.GUR" – "một con tàu có thể đổi hướng và quay tròn". Quả thật, chỉ có một con tàu như vậy mới có thể sống sót được trước những đợt sóng kinh hoàng.

Giống như các dị bản khác, câu chuyện Atra-Hasis cũng nhắc lại rằng tuy thảm họa này chỉ còn 7 ngày nữa là ập tới nhưng mọi người đều không ý thức được hiểm họa đang đến. Atra-Hasis đã mượn cớ rằng ông đóng "con tàu Apsu" để rời bỏ cung điện của Enki và điều đó mới làm nguôi đi cơn giận dữ của Enlil. Cái

cớ này được mọi người chấp nhận. Cha của Noah đã từng hy vọng rằng sự ra đời của đứa trẻ này sẽ kết thúc một thời kỳ dài khổ đau. Vấn đề của người dân ở đây là nạn hạn hán, đã lâu trời không mưa và họ đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước trầm trọng. Ai mà ngờ được rằng họ sắp bị hủy diệt trong một biển nước cơ chứ?

Trong khi Con người không hiểu được các dấu hiệu của thảm họa thì người Nefilim lại có thể. Đối với họ, trận Đại Hồng thủy này không phải là một biến cố bất ngờ; tuy không thể tránh khỏi, nhưng họ biết trước được diễn biến của nó. Trong kế hoạch hủy diệt Loài người thì các vị thần không đóng vai trò chủ động

mà hoàn toàn bị động. Họ không gây ra trận Đại Hồng thủy; mà chỉ âm mưu bưng bít thông tin không cho Loài người biết rằng thảm họa này sắp diễn ra.

Tuy nhiên, ý thức được thảm họa sắp diễn ra và tác động toàn cầu của nó, người Nefilim đã tiến hành các bước tự cứu mình. Vì Trái đất sắp bị bao phủ bởi nước nên cách duy nhất để họ có thể bảo vệ mình là bay lên trời. Khi cơn bão trước trận Hồng thủy bắt đầu gào thét, người Nefilim đã nhanh chóng lên các khoang tàu vũ trụ và ở lại trên quỹ đạo Trái đất cho đến khi nước bắt đầu rút xuống.

Chúng tôi sẽ chỉ ra rằng ngày diễn ra trận

Đại Hồng thủy cũng là ngày các vị thần rời khỏi Trái đất.

Dấu hiệu để Utnapishtim nhìn thấy và cùng những người khác bước lên con tàu của mình và đóng kín lại là:

Khi Shamash,

tạo ra trận rung chuyển vào lúc nhá nhem

một cơn mưa lửa sẽ trút xuống

Hãy lên tàu, trám kín lối vào!"

Như chúng ta đã biết, Shamash là vị thần phụ trách sân bay vũ trụ ở Sippar. Chúng tôi tin chắc rằng Enki đã hướng dẫn cho Utnapishtim quan sát dấu hiệu đầu tiên

của vụ phóng tàu vũ trụ ở Sippar vào thời điểm đó. Shuruppak, nơi Utnapishtim sinh sống, chỉ cách Sippar 18 beru (khoảng 180 km) về phía nam. Do những vụ phóng tàu vũ trụ này được tiến hành lúc trời tối nên việc nhìn thấy "cơn mưa lửa" mà các con tàu tên lửa "trút xuống" không mấy khó khăn.

Tuy người Nefilim đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với trận Đại Hồng thủy nhưng đó vẫn là một trải nghiệm đầy hãi hùng đối với họ: "Âm thanh của trận Hồng thủy... khiến các vị thần run rẩy". Nhưng đến thời khắc rời khỏi Trái đất, các vị thần "lùi lại và bay lên Thiên đường của Anu". Dị bản câu chuyện Atra-Hasis của người Assyria kể rằng các vị thần sử

dụng rukub ilani ("cỗ xe của các vị thần") để thoát khỏi Trái đất. "Các Anunnaki bay lên", những phi thuyền tên lửa của họ như những bó đuốc "đốt cháy mặt đất bằng chùm lửa phụt ra từ đuôi".

Trong khi bay vòng quanh Trái đất, người Nefilim thực sự ấn tương sâu sắc khi nhìn thấy cảnh tượng tàn phá của trận Đại Hồng thủy. Sử thi Gilgamesh kể với chúng ta rằng khi cường độ cơn bão mạnh lên, "không ai có thể nhìn thấy nhau" mà "cũng không ai từ trên trời cao nhìn thấy con người". Đứng chen chúc trong phi thuyền vũ trụ, các vị thần căng thẳng quan sát những gì đang diễn ra trên hành tinh của mình.

Các vị thần co rúm mình lại,

thu mình vào tường.

Ishtar khóc rống lên như người đàn bà trong cơn đau đẻ:

"Chao ôi những ngày xưa đang biến thành bùn đất"...

Các Anunnaki khóc cùng với nàng;

môi họ mím chặt... tất cả mọi người.

Các ghi chép về câu chuyện Atra-Hasis cũng lặp lại chủ đề này. Các vị thần đang quan sát sự hủy diệt diễn ra phía dưới. Nhưng tình hình trong các phi thuyền vũ trụ của họ cũng không được sáng sủa cho

lắm. Rõ ràng họ được chia ra để di tản bằng nhiều phi thuyền vũ trụ khác nhau; tấm bảng thứ ba của sử thi Atra-Hasis mô tả về tình hình trên phi thuyền vũ trụ nơi một số Anunnaki đang ở chung với Nữ thần Mẹ:

Các Anunnaki, các vị thần vĩ đại...

đang ngồi trong đói khát...

Ninti nức nở, không kìm nén được cảm xúc của mình;

nàng khóc lóc cho dịu bớt.

Các vị thần khóc than tiếc thương xứ sở cùng nàng.

Tâm hồn nàng tràn ngập nỗi buồn đau,

nàng muốn uống rượu.

Nơi nàng ngồi, các vị thần cũng khóc;

cúi gằm như những con cừu cạnh máng ăn.

Môi họ khô nẻ vì cơn khát,

cơn đói khiến cho họ bị co rút.

Chính Nữ thần Mẹ Ninhursag cũng bị sốc với sự tàn phá khủng khiếp này. Bà khóc than trước những gì đang chứng kiến:

Nữ thần nhìn thấy quang cảnh xung quang và bà khóc...

môi bà trở nên khô nẻ...

"Những sinh vật của ta giờ như bầy ruồi

chúng tràn ngập dòng sông như những con chuồn chuồn,

tình phụ tử đã bị sóng biển cuốn trôi."

Làm sao bà có thể tự cứu mình trong khi Loài người, những sinh vật mà bà góp phần tạo ra đang bị hủy diệt? Làm sao bà có thể rời bỏ Trái đất, bà kêu lên:

"Làm sao ta có thể đành lòng bay tới Thiên đường,

tới ở trong Ngôi nhà Ban phát,

nơi Chúa tể Anu đã ra lệnh di tản?"

Mệnh lệnh ban ra cho người Nefilim trở nên rõ ràng: Rời bỏ Trái đất, "bay lên Thiên đường". Đó là thời kỳ khi Hành tinh thứ Mười hai đến gần Trái đất nhất, phía trong vành đai thiên thể ("Thiên đường"), với bằng chứng là Anu đã có thể tham gia các cuộc hội họp quan trọng chỉ một thời gian ngắn trước khi trận Hồng thủy xảy ra.

Có lẽ Enlil và Ninurta cùng với những tinh hoa trong số các Anunnaki, những người từng điều hành Nippur đang ở trên một phi thuyền và chắc chắn là đang bàn tính việc quay trở lại tàu mẹ. Trong khi các vị thần khác lại không có được quyết

tâm đó. Khi bị buộc phải rời bỏ Trái đất, họ chợt nhận ra rằng mình đã gắn bó với hành tinh này và cư dân nơi đây đến nhường nào. Trong một phi thuyền, Ninhursag và nhóm Anunnaki của mình đang cân nhắc lẽ phải trái trong mệnh lệnh của Anu. Trong một phi thuyền khác, Ishtar gào lên: "Chao ôi những ngày xưa đang biến thành bùn đất"; các Anunnaki ở trong cùng phi thuyền này đều "khóc cùng nàng".

Còn Enki rõ ràng là ở trong một phi thuyền khác, hoặc giả ngài đã tiết lộ với các vị thần khác rằng mình đang tìm cách cứu lấy dòng giống của loài người. Chắc hẳn ngài có lý do để cảm thấy bớt đau buồn hơn, vì có bằng chứng cho thấy

ngài đã lên kế hoạch hội ngộ với con người tại Ararat.

Các câu chuyện cổ xưa này có vẻ như muốn ám chỉ rằng con tàu của Utnapishtim được những con sóng lớn đẩy về vùng Ararat; và một "cơn bão lớn từ phía nam" sẽ đẩy con tàu trôi về phía bắc. Nhưng ghi chép của người Mesopotamia nhắc lại rằng Atra-Hasis/Utnapishtim mang theo một "Thủy thủ" có tên là Puzur-Amurri ("người phương tây biết các bí mật"). Vị Noah của người Mesopotamia đã "giao phó cả con tàu cùng tất cả những gì bên trong" cho người thủy thủ này ngay khi cơn bão bắt đầu. Sao phải cần đến một hoa tiêu dày dạn kinh nghiệm trên tàu nếu không

phải đưa nó đến một địa điểm nhất định?

Người Nefilim đã sử dụng các đỉnh của núi Ararat làm cột mốc ngay từ thời kỳ đầu tiên. Là những đỉnh núi cao nhất ở khu vực này, chúng có thể là những điểm nổi đầu tiên trên Mặt đất ngập nước khi cơn bão đi qua và mực nước rút dần. Vì Enki, "Đấng Thông thái, đấng biết hết thảy mọi thứ" chắc chắn biết điều này nên chúng ta có thể phỏng đoán rằng ngài đã hướng dẫn cho người tôi tớ của mình hướng con tàu về núi Ararat và lên kế hoạch cho ngày tái ngộ ngay từ đầu.

Theo lời kể của sử gia Hy Lạp Abydenus thì câu chuyện Hồng thủy của Berossus viết rằng: "Kronos tiết lộ cho Sisithros

biết rằng sẽ có một trận Đại Hồng thủy vào ngày 15 của Daisios [tháng Hai] và ra lệnh cho ông cất giấu mọi tư liệu hiện có ở Sippar, thành phố của Shamash. Sau khi Sisithros hoàn thành tất cả những nhiệm vụ đó, ông lập tức lên tàu tới Armenia và mọi chuyện đã xảy ra đúng như vị thần này cảnh báo."

Berossus cũng nhắc lại các chi tiết liên quan đến việc thả các con chim. Khi Sisithros (dạng đảo ngược của atra-asis) được các vị thần đưa tới cung điện của mình, ông giải thích với những người trong con tàu rằng họ đang "ở Armenia" và hướng dẫn họ quay lại (bằng đường bộ) về Babylon. Trong câu chuyện này chúng tôi không chỉ nhận ra mối liên hệ

tới sân bay vũ trụ Sippar mà còn có sự xác thực rằng Sisithros đã được hướng dẫn "lập tức lên tàu tới Armenia" – tới xứ sở Ararat.

Ngay sau khi Atra-Hasis bước xuống Mặt đất, ông đã làm thịt một vài con vật và nổi lửa nướng chúng lên. Đó là lý do tại sao các vị thần kiệt sức và đói khát "bu lại như bầy ruồi quanh đồ hiến tế". Đột nhiên họ nhận ra rằng Con người và những thực phẩm mà họ trồng cấy cùng súc vật mà họ chăn nuôi quả là cần thiết. "Khi Enlil tới nơi và nhìn thấy con tàu, ngài vô cùng tức giận." Nhưng logic của hoàn cảnh và lời biện minh của Enki đã thắng thế; Enlil giảng hòa với những người sống sót và đưa Atra-

Hasis/Utnapishtim vào phi thuyền của mình bay lên Cung điện Vĩnh hằng của các vị Thần.

Một yếu tố khác góp phần làm nên quyết định hòa giải nhanh chóng của các vị thần với Con người có thể là việc nước lụt rút nhanh để lộ ra vùng đất khô ráo và cỏ cây trên đó. Chúng tôi đã từng chỉ ra rằng người Nefilim đã biết trước được thời gian diễn ra thảm họa; nhưng đó là trải nghiệm đầu tiên mà họ gặp phải nên họ sợ rằng Trái đất sẽ vĩnh viễn trở thành nơi không thể cư ngụ được nữa. Nhưng khi hạ cánh xuống Ararat, họ nhận thấy rằng Trái đất vẫn là chốn có thể dung thân và để tiếp tục sống ở đây, họ phải cần đến con người.

Vậy thảm họa biết trước nhưng không thể tránh khỏi này là gì? Một chìa khóa quan trọng để mở ra câu đố về trận Đại Hồng thủy đó là nhận thức rằng trận Đại Hồng thủy không phải là một sự kiện đơn lẻ, đột ngột mà là đỉnh điểm của một chuỗi sự kiện.

Những bệnh dịch bất thường ảnh hưởng đến con người và gia súc cùng một đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra trước thảm họa lụt lội – một quá trình diễn ra trong 7 lần "vượt qua", hay 7 sar – theo các nguồn tư liệu của người Mesopotamia. Những hiện tượng này chỉ có thể là kết quả của những biến đổi lớn về khí hậu. Trong lịch sử Trái đất, những biến đổi này gắn liền với chu kỳ tuần hoàn giữa

các kỷ băng hà và các giai đoạn gian băng đã từng thống trị Trái đất. Lượng mưa giảm, mực nước biển và sông ngòi hạ thấp kéo theo sự khô cạn của các nguồn nước ngầm là những dấu hiệu của thời kỳ băng hà sắp diễn ra. Vì sau trận Đại Hồng thủy kết thúc một cách đột ngột, những hiện tượng này là dấu hiệu khởi đầu của nền văn minh Sumer và nền văn minh của chúng ta hiện nay, thời kỳ hậu băng hà, vì vậy ta có thể khẳng định rằng đó là thời kỳ băng hà cuối cùng.

Kết luận chúng tôi đưa ra bao gồm những sự kiện diễn ra trong trận Đại Hồng thủy có liên quan tới thời kỳ băng hà cuối cùng của Trái đất và kết cục thảm họa của nó.

Sau khi tiến hành khoan xuống các dải băng ở Bắc Cực và Nam Cực, các nhà khoa học có thể tính toán được lượng khí oxy được giữ lại trong các dải băng khác nhau, để từ đó đánh giá được kiểu khí hậu phổ biến trên Trái đất hàng thiên niên kỷ trước. Những lõi đá được lấy lên từ đáy các vùng biển, chẳng hạn như vịnh Mexico, thể hiện mức độ sinh sôi nảy nở hoặc giảm bớt của các loài sinh vật biển, đồng thời cho phép các nhà khoa học ước tính được nhiệt độ của từng thời kỳ trong quá khứ. Dựa trên những phát hiện này, hiện nay các nhà khoa học có thể chắc chắn rằng thời kỳ băng hà cuối cùng bắt đầu cách đây khoảng 75.000 năm và trải qua giai đoạn ấm dần lên vào khoảng 40.000 năm trước. Khoảng 38.000 năm

trước, một thời kỳ khắc nghiệt hơn, lạnh hơn và khô hơn đã diễn ra. Rồi sau đó, cách đây khoảng 13.000 năm, kỷ băng hà đột ngột kết thúc và hình thái khí hậu ôn hòa như hiện nay của chúng ta bắt đầu.

Sau khi sắp xếp các thông tin của Kinh thánh và người Sumer, chúng tôi thấy rằng thời kỳ khó khăn, thời kỳ "đất đai bị nguyền rủa", bắt đầu vào thời Lamech, cha của Noah. Hy vọng của ông rằng sự ra đời của Noah ("nghỉ ngơi") đánh dấu điểm mốc kết thúc của thời kỳ khó khăn này đã trở thành hiện thực theo cách thức không ngờ tới, thảm họa Đại Hồng thủy.

Nhiều chuyên gia tin rằng 10 vị tổ phụ trước Hồng thủy trong Kinh thánh (từ

Adam tới Noah) có sự tương đương nào đó với 10 vị vua trước Hồng thủy trong danh sách các vua của người Sumer.

Những bản danh sách này không sử dụng thần hiệu DIN.GIR hay EN cho hai vị vua cuối cùng trong số 10 vị và coi Ziusudra/Utnapishtim và người cha Ubar-Tutu của ông là con người. Hai người này tương đương với Noah và người cha Lamech của mình; và theo danh sách các vua của người Sumer thì tổng thời gian trị vì của hai vị vua này là 64.800 năm cho đến khi trận Hồng thủy xảy ra. Thời kỳ băng hà cuối cùng từ 75.000 năm tới 13.000 năm trước đây kéo dài trong 62.000 năm. Vì thời kỳ khó khăn bắt đầu khi Ubartutu/Lamech đã trị vì cho nên con số 62.000 năm này hoàn

toàn khớp với con số 64.800 năm.

Hơn nữa, theo sử thi Atra-Hasis thì thời kỳ đặc biệt khó khăn kéo dài 7 shar, tương đương 25.200 năm. Các nhà khoa học đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy đã có một thời kỳ đặc biệt khó khăn xảy ra vào khoảng thời gian 38.000 đến 13.000 năm trước – quãng thời gian này là 25.000 năm. Một lần nữa, các bằng chứng của người Mesopotamia và các phát hiện khoa học hiện đại lại chứng thực cho nhau.

Từ đây nỗ lực của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn của trận Đại Hồng thủy tập trung vào các hiện tượng biến đổi khí hậu của Trái đất và sự kết thúc

đột ngột của kỷ băng hà vào khoảng 13.000 năm trước đây.

Điều gì gây nên sự biến đổi khí hậu đột ngột ở quy mô lớn như vậy?

Trong nhiều giả thuyết do các nhà khoa học đưa ra, chúng tôi rất thích thú với giả thuyết của Tiến sỹ John T. Hollin thuộc trường Đại học Maine. Ông cho rằng dải băng Nam Cực thường định kỳ tách ra và trượt xuống biển, tạo nên một cơn sóng thần khủng khiếp và bất ngờ!

Giả thuyết được nhiều nhà khoa học chấp nhận và nghiên cứu kỹ này cho rằng khi dải băng này ngày càng mỏng dần, nó không chỉ giữ lại nhiều nhiệt lượng của Trái đất bên dưới dải băng hơn mà còn

tạo ra (bằng áp suất và ma sát) một lớp tuyết lầy trơn trượt ở đáy băng. Đóng vai trò như một lớp bôi trơn giữa dải băng dày phía trên và nền đất rắn phía dưới, đến một lúc nào đó lớp tuyết lầy này sẽ khiến cả dải băng trượt xuống đại dương xung quanh.

Hollin tính toán rằng chỉ cần nửa dải băng hiện tại của Nam Cực (có độ dày trung bình hơn 1.609m) trượt xuống vùng biển phía nam thì cơn sóng thần khổng lồ mà nó tạo ra sẽ tăng mực nước của tất cả các vùng biển trên toàn cầu lên khoảng 18,3m, nhấn chìm các thành phố và các vùng đồng bằng ven biển.

Năm 1964, A. T. Wilson thuộc Đại học

Victoria New Zealand đưa ra một giả thuyết rằng các kỷ băng hà thường kết thúc một cách đột ngột với những vụ băng trượt như vậy, không chỉ ở Nam Cực mà còn ở cả Bắc Cực. Những tư liệu và dữ kiện thực tế mà chúng tôi thu thập được chứng minh cho kết luận rằng trận Đại Hồng thủy này là kết quả của việc một khối băng nặng hàng tỉ tấn trượt xuống các vùng biển Nam Cực, chấm dứt một cách đột ngột kỷ băng hà cuối cùng.

Sự kiện bất ngờ này đã châm ngòi cho một cơn sóng thần khổng lồ. Bắt đầu từ vùng biển Nam Cực, nó lan lên phía bắc tới Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ chắc hẳn đã tạo ra những cơn

bão dữ dội kèm theo mưa lớn. Di chuyển với tốc độ nhanh, các cơn bão, mây đen và bầu trời tối sầm này là tín hiệu báo trước của thảm họa sóng thần.

Đó chính là những hiện tượng đã được miêu tả trong các ghi chép cổ đại.

Nhận được sự chỉ đạo của Enki, Atra-Hasis đưa mọi người lên tàu, còn ông vẫn đứng bên ngoài chờ đợi tín hiệu đóng kín cửa. Nhấn mạnh vào "khía cạnh tâm lý" của nhân vật, bản ghi chép cổ xưa này kể với chúng ta rằng tuy được lệnh phải chờ đợi bên ngoài con tàu nhưng Atra-Hasis "hết ra lại vào; ông không thể ngồi, không thể cúi... trái tim ông tan nát; lòng ông cay đắng". Nhưng

sau đó:

... Mặt trăng biến mất.... Tình hình thời tiết thay đổi;

Mưa gào thét trong những đám mây... Những cơn gió lồng lộn...

... trận Hồng thủy ập tới,

nó đổ ập xuống đầu dân chúng như một trận chiến;

Người ta không nhìn thấy nhau,

không thể nào nhận ra họ trong cơn hủy diệt.

Trận Hồng thủy gào rống như một con bò;

Những cơn gió hú lên như lừa hoang.

Bóng tối đặc quánh;

Mặt trời bị che phủ.

"Sử thi Gilgamesh" còn đề cập chi tiết hướng bão: Nó ập tới từ phía nam. Những đám mây, gió, mưa và bóng tối xuất hiện trước khi cơn sóng thần phá hủy "các căn cứ của Nergal" ở Âm Phủ:

Khi tia sáng đầu tiên của bình minh ló rạng

một đám mây đen dâng lên ngùn ngụt từ

phía chân trời;

Thần Bão tố phóng ra sấm chớp trong đám mây...

Cảnh vật đang sáng sủa bỗng trở nên đen kịt...

Cơn bão từ phía nam quần thảo suốt một ngày,

Nó di chuyển với tốc độ càng lúc càng nhanh,

nhấn chìm những đỉnh núi... Gió gào thét suốt 6 ngày đêm

khi Cơn bão Phía nam quét qua xứ sở.

Đến ngày thứ bảy,

Nước lụt dần rút xuống.

Những chi tiết về "cơn bão phía nam", "gió nam" chỉ rõ hướng đến của trận Hồng thủy khi những đám mây, cơn gió, "những tín hiệu báo trước của cơn bão" tràn qua "những ngọn đồi và vùng đồng bằng" để tới Mesopotamia. Trong thực tế, một cơn bão và trận sóng thần xuất phát từ Nam Cực sẽ đến Mesopotamia qua Ấn Độ Dương, sau khi nhấn chìm những ngọn đồi ở Arabia rồi tràn ngập vùng đồng bằng châu thổ sông Tigris-Eupharates. "Sử thi Gilgamesh" cũng kể với chúng ta rằng trước khi người dân và

đất đai của họ bị nhấn chìm, "những con đập của vùng đất khô" và các con đê đều bị "xé toang": vùng duyên hải cũng bị sóng thần tràn qua và quét sạch mọi thứ.

Câu chuyện Hồng thủy trong Kinh thánh viết rằng "các mạch nước của Vực thẳm Vĩ đại bật tung" và sau đó là "các cống trời mở toang". Đầu tiên, các mạch nước của "Vực thẳm Vĩ đại" (cách gọi hoa mỹ cho các vùng biển lạnh giá ở tận Nam Cực) thoát khỏi sự giam hãm của các tầng băng; chỉ sau đó thì mưa mới bắt đầu trút xuống. Sự xác thực cho cách hiểu này của chúng ta về trận Hồng thủy một lần nữa được lặp lại khi nước lụt rút đi. Đầu tiên là "các mạch nước của Vực thẳm được đóng lại"; rồi sau đó "trời

tạnh mưa".

Sau cơn sóng thần khổng lồ đầu tiên, các đợt sóng lớn vẫn tiếp tục "tràn vào và rút đi". Sau đó nước bắt đầu "rút bớt" và "nước xuống" sau 150 ngày, khi con tàu đậu giữa các đỉnh núi của ngọn Ararat. Cơn sóng thần đến từ vùng biển phía nam đã trở về nơi nó bắt đầu.

***

Làm sao mà người Nefilim có thể dự đoán được thời điểm bùng nổ của Nam Cực?

Các ghi chép của người Mesopotamia khẳng định rằng các biến đổi khí hậu xảy ra trước trận Hồng thủy 7 kỳ "vượt qua"

chắc chắn có liên quan đến thời gian Hành tinh thứ Mười hai đi qua vùng lân cận Trái đất. Chúng ta biết rằng ngay cả Mặt trăng, vệ tinh nhỏ của Trái đất, cũng tạo ra lực hấp dẫn đủ để gây nên thủy triều. Các ghi chép của người Mesopotamia và Kinh thánh đều mô tả việc Trái đất rung chuyển khi Hành tinh Chúa tể đi ngang qua vùng lân cận. Có thể nào người Nefilim trong khi quan sát những biến đổi khí hậu và tính bất ổn định của dải băng Nam Cực đã nhận ra rằng kỳ "vượt qua" thứ 7 tới sẽ châm ngòi cho thảm họa sắp xảy ra?

Các ghi chép cổ xưa đã chỉ ra đúng như vậy.

Ấn tượng nhất phải kể đến một ghi chép khoảng 30 dòng được viết bằng chữ hình nêm thu nhỏ trên 2 mặt của một tấm đất sét dài khoảng 2,5cm). Tấm đất sét này được khai quật ở Ashur, nhưng những từ ngữ Sumer được sử dụng trong bản ghi chép tiếng Akkad này khiến ta tin rằng nó có nguồn gốc từ Sumer. Tiến sỹ Erich Ebeling cho rằng nó là một bài thánh ca được xướng lên trong Đền thờ Thần chết, bởi vậy ông đã đưa bản ghi chép này vào tác phẩm Tod und Leben – Cái chết và sự sống ở Mesopotamia cổ đại của mình.

Tuy nhiên, khi xem xét cặn kẽ hơn, chúng tôi thấy rằng tác phẩm này "gọi tên" Chúa tể Thiên đường, Hành tinh thứ Mười hai. Nó đề cập tỉ mỉ ý nghĩa những

tên hiệu khác nhau bằng cách đặt chúng trong mối liên hệ với sự trở lại nơi đã diễn ra trận chiến ngày xưa giữa Tiamat và hành tinh này – sự trở về gây nên trận Đại Hồng thủy!

Bản ghi chép này bắt đầu bằng việc thông báo rằng hành tinh này ("Đấng Anh hùng") tuy có sức mạnh và kích thước khổng lồ nhưng vẫn quay theo quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Hồng thủy chính là "vũ khí" của hành tinh này.

Vũ khí của Ngài là trận Hồng thủy;

Vũ khí của Chúa tể mang lại chết chóc cho những kẻ xấu xa.

Đấng Tối cao, Đấng Tối cao, Đấng Cứu

thế...

Rực rỡ như Mặt trời, Ngài băng qua xứ sở;

Thần Mặt trời cũng phải khiếp sợ Ngài.

Sau khi xướng lên "tên gọi đầu tiên" của hành tinh này – thật không may là phần này không đọc được – bản ghi chép mô tả nó băng qua sao Mộc, hướng về nơi đã xảy ra trận chiến với Tiamat:

Tên gọi đầu tiên:....

Đấng đã dát nên chiếc vòng trang sức;

Đấng đã xẻ đôi và thổi bay Kẻ chiếm cứ.

Chúa tể, vào thời Akiti

Đã đem lại hòa bình sau trận chiến với Tiamat...

Hạt giống của ngài là những người con Babylon;

Ngài không bị chệch đường bởi sao Mộc;

Ngài phát ra ánh sáng rực rỡ.

Tiến vào gần hơn, Hành tinh thứ Mười hai được gọi là SHILIG.LU.DIG ("người lãnh đạo đầy quyền lực của các hành tinh vui mừng"). Hiện hành tinh này đang ở gần nhất với sao Hỏa: "Thần [hành tinh] Anu khoác lên thần [hành tinh] Lahmu

[sao Hỏa] ánh sáng rực rỡ". Sau đó hành tinh này gây ra trận Đại Hồng thủy trên Trái đất:

Đây là tên của Chúa tể

Từ tháng Hai tới tháng Addar

Ngài dâng nước lên cao.

Việc đề cập đến hai tên gọi của Hành tinh thứ Mười hai trong ghi chép này chứa đựng nhiều thông tin đáng kể về lịch. Hành tinh thứ Mười hai đi qua sao Mộc và đến gần Trái đất "vào thời Akiti", khi Năm Mới của người Mesopotamia bắt đầu. Đến tháng Hai hành tinh này ở gần sao Hỏa nhất. Như vậy là "từ tháng Hai tới tháng Addar"

(tháng Mười hai), hành tinh này đã gây ra trận Đại Hồng thủy trên Trái đất.

Kết luận này hoàn toàn phù hợp với khẳng định trong Kinh thánh rằng "các giếng trời mở toang" vào ngày thứ bảy của tháng Hai. Con tàu đến đậu trên đỉnh Ararat vào tháng Bảy; các vùng đất khô khác xuất hiện vào tháng Mười; và trận Đại Hồng thủy kết thúc vào tháng Mười hai – vì vào "ngày đầu tiên của tháng Một" của năm tiếp theo, Noah mở cửa con tàu này để ra ngoài.

Bước sang giai đoạn hai của trận Đại Hồng thủy, khi nước bắt đầu rút xuống, bản ghi chép gọi tên hành tinh này là SHUL.PA.KUN.E:

Đấng Anh hùng, Chúa tể Giám sát Người thu thập những dòng nước; Người được tạo nên từ những dòng nước

Những dòng nước công chính quét sạch mọi xấu xa;

Giữa ngọn núi 2 đỉnh Neo đậu một...

... cá, sông, sông; nước lũ dừng lại.

Giữa núi non, một con chim nghỉ chân trên cây.

Ngày mà... nói.

Tuy một số dòng không thể đọc được, nhưng ta vẫn có thể thấy rõ những điểm tương đồng giữa Kinh thánh và các câu chuyện Hồng thủy của người Mesopotamia: Nước lụt dừng lại, con tàu "neo lại" giữa 2 đỉnh của một ngọn núi; các dòng sông lại bắt đầu chảy từ ngọn nguồn trên núi và đưa nước trở về đại dương; cá đã xuất hiện; một con chim được thả ra từ con tàu. Thảm họa kết thúc.

Hành tinh thứ Mười hai đã băng qua "điểm vượt qua" của nó. Nó đã đến gần Trái đất và bắt đầu cùng các vệ tinh của mình di chuyển ra xa:

Khi Đấng Thông thái kêu lên: "Lũ lụt!"

Đó là thần Nibiru ["Hành tinh Vượt qua"];

Đó là Đấng Anh hùng, hành tinh 4 đầu.

Vị thần với vũ khí là Bão tố Lụt lội,

sẽ quay lại;

Ngài hạ xuống nơi nghỉ ngơi của mình.

(Ghi chép này khẳng định hành tinh này trên đường trở ra sẽ lại cắt qua đường đi của sao Thổ vào tháng Ululu, tháng Sáu của năm.)

Kinh Cựu ước thường nhắc tới thời kỳ khi Đức Chúa còn làm cho mặt đất bị bao phủ bởi nước của vực thẳm. Bài

Thánh Vịnh thứ 29 mô tả về "tiếng gọi" cũng như sự "quay lại" của "nước lũ mênh mông" của Đức Chúa:

Hãy dâng Chúa, hỡi chư thần chư thánh, dâng Chúa quyền lực và vinh quang...

Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước, Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, ngự trị trên nước lũ mênh mông...

Tiếng Chúa thật hùng mạnh,

Tiếng Chúa thật uy nghiêm;

Tiếng Chúa đánh gãy ngàn hương bá... Người làm cho [dãy] Lebanon thành như bê nhảy nhót,

[Đỉnh] Sirion khác nào nghé tung tăng.

Tiếng Chúa phóng ra ngàn tia lửa,

Tiếng Chúa lay động vùng sa mạc... Còn trong Thánh điện của Người, tất cả cùng hô: "Vinh danh Chúa!"

Chúa [nói] với cơn Hồng thủy: "Hãy quay lại!"

Chúa là Vua ngự trị muôn đời.

Trong bài Thánh Vịnh thứ 77 đầy hoành tráng – Tôi cất lời kêu lên cùng Chúa – Vua David đã hồi tưởng lại sự xuất hiện và biến mất của Đức Chúa thời xa xưa:

Tôi hồi tưởng lại bao ngày xa cũ, Những năm tháng của Olam...

Con tưởng nhớ bao việc Ngài làm,

Tưởng nhớ những kỳ công của Ngài thuở trước.

Lạy Thiên Chúa, đường lối Ngài quả là thánh thiện,

Có thần nào cao cả như Thiên Chúa...

Nước đã thấy Ngài, lạy Thiên Chúa, nước rùng mình khiếp sợ,

Ngang dọc khắp trời, tên lửa Ngài bay.

Tiếng sấm của Chúa ầm ầm vang dội, Ánh chớp chói loà soi sáng thế gian, Khắp địa cầu lung lay rung chuyển.

Ðường của Chúa băng qua biển rộng, Lối của Ngài rẽ nước mênh mông, Mà chẳng ai nhận thấy vết chân Ngài.

Bài Thánh Vịnh thứ 104 ca ngợi những chiến công của Thiên Chúa hồi tưởng lại thời kỳ khi các đại dương ngập tràn lục địa và sau đó phải rút lui:

Chúa lập địa cầu trên nền vững,

Khôn chuyển lay muôn thuở muôn đời!

Áo đại dương Ngài choàng lên trái đất, Khối nước nguồn tụ lại đỉnh non cao.

Khi Ngài cất tiếng, nước bỏ chạy; Sấm Ngài mới rền vang, chúng kinh hoàng trốn đi.

Chúng băng qua núi qua đồi, chảy xuôi ra đồng nội

về nơi Chúa đã đặt cho.

Ngài vạch đường ranh giới ngăn cản chúng vượt qua,

Không còn cho trở lại dâng lên ngập địa cầu.

Những lời của nhà tiên tri Amos thậm chí còn rõ ràng hơn:

Khốn cho những kẻ khát mong ngày của Ðức Chúa.

Ngày của Ðức Chúa sẽ là gì cho các ngươi?

Ngày đó sẽ là tối tăm, chứ không phải ánh sáng...

Ðấng đổi ánh sáng ra bóng tối chết chóc,

Biến ngày thành đêm tối tăm,

Ðấng gọi nước biển lên

rồi tưới chúng xuống Mặt đất.

Như vậy đây chính là những sự kiện đã diễn ra trong "những ngày xưa cũ". "Ngày của Đức Chúa" chính là ngày diễn ra trận Đại Hồng thủy.

Chúng tôi đã từng chỉ ra rằng sau khi đổ bộ xuống Trái đất, người Nefilim đã gắn những thời gian trị vì đầu tiên ở các thành phố đầu tiên với các thời đại hoàng đạo – nghĩa là đặt tên cho các cung hoàng đạo theo tên của các vị thần khác nhau. Giờ đây chúng tôi phát hiện ra rằng bản ghi chép do Ebeling tìm thấy chứa

đựng những thông tin không chỉ về lịch của con người mà còn về lịch của người Nefilim. Nó cho chúng ta biết rằng trận Đại Hồng thủy diễn ra vào "thời đại của chòm sao Sư tử":

Đấng Tối cao, Đấng Tối cao, Đấng Cứu thế;

Chúa tể với vương miện sáng ngời gây bao nỗi kinh hoàng.

Hành tinh Tối cao: Chiếc ghế mà ngài tạo nên

Đối diện với quỹ đạo nhỏ bé của hành tinh đỏ [sao Hỏa].

Ngày ngày ngài rực cháy trong cung Sư

tử;

Vương vị rực rỡ của ngài chiếu sáng trên toàn cõi đất đai.

Giờ thì chúng ta cũng có thể hiểu được một câu thơ bí ẩn trong những bài ca mừng Năm Mới rằng chính "chòm sao Sư tử đánh giá những dòng nước của vực thẳm". Những tuyên bố này đặt thời kỳ diễn ra trận Đại Hồng thủy vào một khuôn khổ rõ ràng, vì tuy rằng hiện nay các nhà thiên văn không thể xác định chính xác nơi người Sumer bắt đầu một ngôi nhà hoàng đạo, nhưng thời gian biểu sau đây của các thời đại hoàng đạo được coi là chính xác.

Năm 60 TCN đến năm 2100 sau CN -

Thời đại Song Ngư

Năm 2200 TCN đến 60 TCN - Thời đại Bạch Dương

Năm 4380 TCN đến 2220 TCN - Thời đại Kim Ngưu

Năm 6540 TCN đến 4380 TCN - Thời đại Song Tử

Năm 8700 TCN đến 6540 TCN - Thời đại Cự Giải

Năm 10860 TCN đến 8700 TCN - Thời đại Sư Tử

Nếu như trận Đại Hồng thủy diễn ra trong Thời đại Sư tử hay khoảng thời

gian nào đó từ năm 10860 TCN đến 8700 TCN thì thời gian diễn ra trận Đại Hồng thủy này nằm chính ngay trong thời gian biểu của chúng ta: Theo khoa học hiện đại, kỷ băng hà cuối cùng kết thúc một cách đột ngột ở bán cầu nam vào khoảng 12.000 đến 13.000 năm trước và ở bán cầu bắc vào 1.000 hoặc 2.000 năm sau đó.

Hiện tượng tuế sai hoàng đạo còn củng cố thêm một cách toàn diện hơn cho kết luận của chúng tôi. Chúng tôi đã cho rằng người Nefilim đổ bộ xuống Trái đất 432.000 năm (120 shar) trước khi trận Đại Hồng thủy diễn ra vào Thời đại Song Ngư. Theo chu trình tuế sai, 432.000 năm tạo nên 16 chu trình hoàn

chỉnh, hay còn gọi là Năm Lớn (Great Year) và quá nửa một Năm Lớn nữa vào "thời đại" của chòm sao Sư tử.

Giờ đây chúng tôi có thể dựng lại thời gian biểu hoàn chỉnh cho các sự kiện gắn liền với các phát hiện của mình.

Số năm

trước SỰ KIỆN đây

Người Nefilim do Enki lãnh đạo từ Hành tinh thứ Mười hai

445.000 đến Trái đất. Eridu – Trạm Trái đất I – được xây dựng ở miền nam Mesopotamia

Các dải băng lớn bắt đầu tan 430.000 bớt. Khí hậu ôn hòa ở vùng

Cận Đông.

415.000 Enki di chuyển vào trong nội địa, lập nên Larsa.

Thời kỳ gian băng lớn diễn ra

400.000 trên toàn cầu. Enlil tới Trái đất, lập Nippur làm Trung tâm Điều

khiển Sứ mệnh.

Người Nefilim lập Bad-Tibira làm trung tâm luyện kim để nấu

360.000 chảy và tinh luyện kim loại. Sân bay vũ trụ Sippar cùng các thành phố của các vị thần khác được xây dựng.

Cuộc nổi loạn của các

300.000 Anunnaki. Con người – "Nhân công Nguyên thủy" – được

Enki và Ninhursag tạo ra.

Những người "Homo sapiens" 250.000 đầu tiên sinh sôi nảy nở trên

khắp các lục địa.

200.000 Sự sống trên Trái đất suy thoái

trong thời kỳ băng hà mới.

Khí hậu ấm áp trở lại.

100.000 Con trai của các vị thần cưới con gái của Loài người làm vợ.

Ubartutu/Lamech, con trai của

77.000    thần, được trao vương vị ở Shuruppak dưới sự bảo trợ của

Ninhursag.

Thời kỳ "Mặt đất bị nguyền rủa" – một kỷ băng hà mới – 75.000  bắt đầu. Những giống người

thoái hóa lang thang khắp Mặt

đất.

Thời kỳ trị vì của Ziusudra 49.000 ("Noah"), "tôi tớ trung thành"

của Enki bắt đầu.

Thời kỳ khí hậu khắc nghiệt "7 kỳ vượt qua" bắt đầu hủy diệt loài người. Người Neanderthal ở châu Âu biến mất, chỉ có Người Cro-Magnon (sinh sống

38.000    ở vùng Cận Đông) tồn tại được.

Enlil quá thất vọng với Loài người và tìm cách xóa sổ Loài

người.

Người Nefilim biết được trận sóng thần sắp xảy ra sẽ được châm ngòi bởi việc Hành tinh thứ Mười hai đang đến gần nên

13.000 đã âm mưu để Loài người bị hủy diệt.

Trận Đại Hồng thủy tràn qua Trái đất, kết thúc kỷ băng hà một cách đột ngột.

15. VƯƠNG VỊ

TRÊN TRÁI ĐẤT

Đại Hồng thủy, một trải nghiệm kinh hoàng đối với Loài người và cũng không phải là điều gì tốt đẹp đối với "các vị thần" – những người Nefilim.

Đại Hồng thủy và đối vớiTheo lời kể trong những bản danh sách các vị vua của người Sumer, "trận Đại Hồng thủy đã tràn qua" và bao công sức xây dựng suốt 120 shar đã đổ xuống sông xuống bể chỉ trong một đêm. Những khu mỏ ở miền nam châu Phi, những thành phố ở

Mesopotamia, trung tâm điều khiển ở Nippur, sân bay vũ trụ ở Sippar – tất cả đều bị chôn vùi dưới nước lũ và bùn. Ngồi trong những chiếc phi thuyền bay lượn trên Mặt đất tan hoang, người Nefilim sốt ruột chờ đợi nước rút để có thể đặt chân lên nền đất cứng một lần nữa.

Sau này họ sẽ sống như thế nào trên Trái đất khi các thành phố và các cơ sở biến mất và ngay cả nguồn nhân lực của họ – Loài người – cũng bị hủy diệt hoàn toàn?

Cuối cùng khi những nhóm người Nefilim sợ hãi, kiệt sức và đói khát hạ cánh xuống những đỉnh núi của ngọn "Núi Cứu thế", họ thực sự cảm thấy nhẹ

nhõm hơn khi phát hiện ra rằng Loài người và các loài động vật không hoàn toàn bị xóa sổ. Ngay cả Enlil, tuy ban đầu rất tức giận khi biết rằng mục đích của mình không được trọn vẹn như ý muốn nhưng sau đó đã nhanh chóng thay đổi cách nghĩ.

Quyết định mà các vị thần đưa ra là một quyết định đầy tính thực tế. Đối mặt với những điều kiện kinh khủng hiện tại, người Nefilim phải gạt sang một bên những tham vọng đối với Loài người, xắn tay áo lên và không bỏ phí thời gian truyền lại cho con người những kỹ thuật cày cấy và chăn nuôi gia súc. Bởi vì sự sinh tồn rõ ràng phụ thuộc vào tốc độ phát triển nền nông nghiệp và thuần

dưỡng súc vật nhằm duy trì sự sống cho bản thân các vị thần và loài người đang sinh sôi nảy nở nhanh chóng, nên người Nefilim đã ứng dụng những tri thức khoa học tiên tiến của mình để thực hiện nhiệm vụ này.

***

Vì không ý thức được rằng những thông tin này có thể đúc rút từ Kinh thánh và các ghi chép của người Sumer nên nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc ra đời của nông nghiệp đã đưa ra kết luật rằng việc con người "khám phá" ra cách thức sản xuất nông nghiệp vào khoảng 13.000 năm trước đây có liên quan tới hiện tượng khí hậu "vừa ấm lên" diễn ra

sau khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc. Tuy nhiên, trước các nhà khoa học hiện đại ngày nay một thời gian dài, Kinh thánh cũng đã đặt sự khởi đầu của nền nông nghiệp trong mối tương quan với thời kỳ hậu Hồng thủy.

"Mùa gieo và Mùa gặt" được Sáng Thế Ký mô tả như là món quà của thần linh ban cho Noah và con cái của ông trong giao ước hậu Hồng thủy giữa Đức Chúa và Con người:

Bao lâu Đất này còn,

Sẽ không ngừng đắp đổi

Mùa gieo và Mùa gặt,

Trời lạnh và Trời nóng,

Tiết hạ và Tiết đông,

Ban ngày và ban đêm.

Sau khi được truyền lại kiến thức về nông nghiệp, "Noah làm nghề nông, ông là người đầu tiên trồng nho": Ông trở thành người nông dân đầu tiên sau trận Hồng thủy tham gia vào nhiệm vụ trồng cấy thâm canh đầy phức tạp.

Các ghi chép của người Sumer cũng mô tả việc các vị thần truyền lại cho con người cả kiến thức về nông nghiệp và cách thuần hóa các loài vật.

Trong quá trình lần theo thời kỳ đầu tiên

của nền sản xuất nông nghiệp, các chuyên gia đương đại đã phát hiện ra rằng có vẻ như nền nông nghiệp xuất hiện đầu tiên ở vùng Cận Đông, nhưng không phải trên những vùng đồng bằng và thung lũng màu mỡ, dễ trồng cấy. Thay vào đó, nền nông nghiệp bắt đầu trên những rặng núi dọc theo những vùng đồng bằng thấp tạo thành hình bán nguyệt. Tại sao các nông dân thời cổ đại không lựa chọn vùng đồng bằng mà lại giới hạn việc gieo trồng và gặt hái trong địa hình đồi núi khó khăn hơn nhiều?

Câu trả lời hợp lý duy nhất cho câu hỏi trên là những vùng đất thấp này vẫn chưa có bóng người vào thời kỳ nền nông nghiệp xuất hiện; 13.000 năm trước các

khu vực thấp trũng này vẫn chưa đủ khô ráo sau trận Hồng thủy. Phải mất nhiều thiên niên kỷ thì các đồng bằng và thung lũng này mới đủ khô ráo để con người từ những dãy núi bao quanh Mesopotamia di chuyển tới đây và định cư trên các vùng đồng bằng thấp trũng này. Quả thực đây chính là những gì mà Sáng Thế Ký nói với chúng ta: Sau nhiều thế hệ kể từ trận Đại Hồng thủy, Con người đến "từ phía đông" – từ những khu vực đồi núi phía tây Mesopotamia – "tìm thấy một vùng đồng bằng ở xứ Shin'ar [Sumer] và định cư ở đó".

Các ghi chép của người Sumer khẳng định rằng ban đầu Enlil rải hạt ngũ cốc "ở vùng đồi núi" – không phải đồng bằng

– và rằng ngài có thể thu hoạch được ở vùng đồi núi bằng cách giữ cho nước lụt không dâng lên. "Ngài chặn các quả núi bằng một cánh cửa." Tên của vùng đất đồi núi ở phía đông Sumer này, E.LAM, có nghĩa là "ngôi nhà nơi cây cối nảy mầm". Sau đó, hai trợ thủ của Enlil là thần Ninazu và Ninmada đã mở rộng việc trồng ngũ cốc xuống các vùng đồng bằng trũng thấp để cuối cùng "Sumer, xứ sở không biết đến thóc lúa, rồi cũng biết thóc lúa là gì".

Các chuyên gia với quan điểm hiện tại cho rằng nền nông nghiệp bắt đầu với việc thuần dưỡng lúa emmer hoang để làm lúa mỳ và lúa mạch lại không thể giải thích được làm thế nào mà những

giống lúa cổ xưa nhất (như giống lúa được tìm thấy trong chiếc hang Shanidar) đều đồng nhất và mang tính chuyên biệt cao. Tự nhiên phải mất hàng ngàn thế hệ chọn lọc gen để đạt được một mức độ phức tạp dù là khiêm tốn nhất. Vậy mà chúng ta không hề tìm thấy dấu vết về thời kỳ, thời gian hay địa điểm diễn ra quá trình lâu dài và chậm chạp đó trên Trái đất. Kỳ tích về di truyền thực vật này không thể nào giải thích nổi, trừ phi đó không phải là quá trình chọn lọc tự nhiên mà là có sự can thiệp nhân tạo.

Lúa mỳ Spelt, một loại lúa mỳ hạt nhỏ, còn là một bí ẩn lớn hơn nữa. Nó là sản phẩm của "một hỗn hợp khác thường của gen thực vật", không phải là sự phát triển

hay biến đổi từ một nguồn gen nhất định. Rõ ràng nó là kết quả của việc trộn lẫn các gen của một số loài thực vật. Còn việc con người thay đổi các loài động vật thông qua quá trình thuần hóa chỉ trong vài ngàn năm cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Các chuyên gia đương đại không có câu trả lời cho những vấn đề này và cũng không giải thích được cho câu hỏi chung rằng tại sao vùng bán nguyệt đồi núi ở vùng Cận Đông cổ đại trở thành nơi cung cấp liên tục các giống ngũ cốc, thực vật, cây trồng, cây ăn quả, rau và động vật thuần hóa mới.

Nhưng người Sumer lại biết câu trả lời.

Họ cho rằng, những hạt giống này là món quà được Anu từ trên Thiên Cung gửi xuống Trái đất. Lúa mỳ, lúa mạch và cây gai dầu được đưa xuống Trái đất từ Hành tinh thứ Mười hai. Nền nông nghiệp và việc thuần hóa động vật là những món quà theo thứ tự được Enlil và Enki trao cho Con người.

Không chỉ sự xuất hiện của người Nefilim mà những lần Hành tinh thứ Mười hai đến gần Trái đất dường như cũng đóng một vai trò quan trọng trong 3 giai đoạn phát triển chủ yếu diễn ra cách nhau 3.600 năm của văn minh nhân loại hậu Hồng thủy: văn minh nông nghiệp vào khoảng năm 11000 TCN, thời kỳ Đồ đá mới vào khoảng năm 7500 TCN và

nền văn minh đột ngột vào năm 3800 TCN.

Có vẻ như người Nefilim đã truyền thụ kiến thức cho Con người theo mức định sẵn, theo chu trình trùng với chu kỳ Hành tinh thứ Mười hai trở lại gần Trái đất. Như thể trước khi ban ra mệnh lệnh "tiếp tục", giữa các "vị thần" đã có một số hoạt động xem xét thực địa, tham vấn trực tiếp vốn chỉ có thể tiến hành trong thời kỳ "cửa sổ", thời kỳ có thể thực hiện các chuyến bay giữa Trái đất và Hành tinh thứ Mười hai.

"Sử thi Etana" cho ta cái nhìn tổng quát về những cuộc tranh luận đã diễn ra. Thiên sử thi này kể rằng trong những

ngày tháng hậu Hồng thủy:

Các Anunnaki vĩ đại quyết định số mệnh

ngồi trao đổi ý kiến của mình về xứ sở.

Họ đã lập nên 4 vùng,

những đấng góp tay dựng nên các khu định cư, trông nom toàn

xứ sở,

họ quá cao quý so với Con người.

Câu chuyện kể rằng người Nefilim đã đi đến kết luận rằng họ cần có một đối tượng trung gian giữa họ và đám đông người phàm kia. Họ quyết định rằng mình phải là các vị thần – các elu trong

tiếng Akkad, có nghĩa là "những Đấng Cao quý". Để tạo nên chiếc cầu nối giữa họ, những chúa tể, với Loài người, họ đã tạo nên "Vương vị" trên Trái đất: bổ nhiệm một con người làm vua để đảm bảo sự phụng sự của Con người đối với các vị thần và đóng vai trò là kênh truyền đạt tri thức và luật pháp của các vị thần tới cho Con người.

Một bản ghi chép về chủ đề này mô tả tình hình trước khi Con người được trao vương miện hay được ban quyền trượng, tất cả những biểu tượng của Vương vị này – cộng thêm cả chiếc gậy của Đấng Chăn chiên, biểu tượng của công bằng và chính nghĩa – đều "được đặt trước mặt Anu trên Thiên đường". Tuy nhiên, sau

khi các vị thần đi đến quyết định này, "Vương vị đã được trao từ trên Thiên đường" xuống Trái đất.

Các ghi chép của cả người Sumer và người Akkad đều khẳng định rằng người Nefilim đã giữ lại "Địa vị Chúa tể" trên các vùng đất và để con người lần đầu tiên xây dựng lại những thành phố từ thời trước Hồng thủy đúng tại nơi mà chúng từng tồn tại và theo đúng như kế hoạch: "Hãy đặt những viên gạch của tất cả các thành phố vào những vị trí đã định, hãy để tất cả [những viên gạch] này nằm trên các thánh địa." Sau đó, Eridu là thành phố đầu tiên được xây dựng lại.

Sau đó người Nefilim đã giúp con người

lên kế hoạch xây dựng kinh thành đầu tiên và họ ban phước cho nó. "Thành này sẽ là chiếc nôi nơi Con người nghỉ ngơi. Đức Vua là Đấng Chăn chiên."

Các ghi chép của người Sumer cho ta biết rằng kinh thành đầu tiên của Con người chính là Kish. "Khi Vương vị một lần nữa được trao xuống từ Thiên đường, Vương vị nằm ở Kish." Tuy nhiên bản danh sách các vua của người Sumer lại bị vỡ ngay tại nơi khắc tên vị vua đầu tiên của Loài người. Nhưng chúng ta vẫn biết rằng ông ta đã bắt đầu một triều đại kéo dài qua nhiều đời với kinh thành được dời từ Kish tới Uruk, Ur, Awan, Hamazi, Aksak, Akkad, sau đó tới Ashur và Babylon và các kinh thành sau này.

"Bảng danh sách các Nước" trong Kinh thánh cũng coi Nimrud – vị tổ phụ của các vương quốc Uruk, Akkad, Babylon và Assyria – là người đến từ thành Kish. Nó ghi lại quá trình mở rộng của Con người, xứ sở và Vương vị của họ, cũng như kết quả của việc Loài người được chia thành 3 nhánh sau trận Đại Hồng thủy. Được đặt tên theo tên gọi của các ông tổ là 3 người con trai của Noah, họ gồm có người dân và xứ sở của Shem, những người sinh sống ở Mesopotamia và vùng Cận Đông; người Ham, những người định cư ở châu Phi và một số khu vực của Ả-Rập; và người Japheth thuộc hệ Ấn-Âu ở vùng Tiểu Á, Ấn Độ và châu Âu.

Hiển nhiên 3 nhánh này là 3 "vùng" định cư đã được các Anunnaki vĩ đại bàn bạc. Mỗi vùng được giao cho một trong số các vị thần đứng đầu phụ trách. Dĩ nhiên một trong 3 vùng đó là Sumer, khu vực của người Semite, nơi nền văn minh lớn đầu tiên của con người nở rộ.

Hai khu vực còn lại cũng trở thành nơi chứng kiến sự phát triển của các nền văn minh thịnh vượng. Vào khoảng năm 3200 TCN – khoảng nửa thiên niên kỷ sau sự bùng nổ của nền văn minh Sumer – một quốc gia với Vương vị và nền văn minh lần đầu tiên xuất hiện trong thung lũng sông Nile và trở thành nền văn minh Ai Cập vĩ đại thời kỳ đó.

Mãi đến 50 năm trước đây chúng ta mới biết về sự tồn tại của nền văn minh Ấn-Âu lớn đầu tiên. Đến nay chúng ta có thể khẳng định rằng đã có một nền văn minh tiến bộ với những thành phố lớn, nền nông nghiệp phát triển, giao thương thịnh vượng tồn tại ở thung lũng sông Ấn thời kỳ cổ đại. Các chuyên gia tin rằng nền văn minh này hình thành khoảng 1.000 năm sau khi nền văn minh Sumer bắt đầu. (Hình 161)

Các ghi chép cổ đại và những bằng chứng khảo cổ đã chứng minh cho mối liên hệ gần gũi về văn hóa và kinh tế giữa các nền văn minh ở lưu vực 2 con sông này với nền văn minh Sumer có từ trước. Hơn thế nữa, đa số các chuyên gia

đều bị thuyết phục bởi các bằng chứng trực tiếp và gián tiếp rằng các nền văn minh của sông Nile và sông Ấn không chỉ có liên hệ mà thực sự là sản phẩm của nền văn minh Mesopotamia lâu đời hơn.

Người ta đã phát hiện ra rằng dưới lớp "da" bằng đá của các kim tự tháp, những lăng mộ hùng vĩ nhất của Ai Cập mô phỏng theo kiểu tháp ziggurat của người Mesopotamia; và chúng ta có lý do để tin rằng kiến trúc sư thiên tài tạo ra các bản thiết kế và giám sát việc xây dựng các kim tự tháp vĩ đại này là một vị thần được người Sumer sùng kính. (Hình 162)

Hình 161

Người Ai Cập cổ đại đặt tên cho xứ sở của mình là "Xứ sở được Nâng lên" và trong ký ức tiền sử của họ có "một vị thần vĩ đại đến đây từ thời xa xưa nhất" phát hiện ra vùng đất này nằm ngập dưới nước và bùn lầy. Ngài đã tiến hành những công việc cải tạo vĩ đại để "nâng" vùng đất Ai Cập từ dưới nước lên. "Huyền thoại" này mô tả chính xác vùng thung lũng thấp trũng của sông Nile thời kỳ hậu Hồng thủy; và ta có thể chỉ ra rằng vị lão thần đó không ai khác chính là Enki, kỹ sư trưởng của người Nefilim.

Hình 162

Cho đến nay tuy nền văn minh châu thổ sông Ấn vẫn còn rất nhiều bí ẩn nhưng chúng ta biết rõ rằng nền văn minh này cũng tôn sùng con số 12 là con số thần thánh tối cao; rằng họ khắc họa các vị thần của mình có hình dáng như con

người với những chiếc mũ có sừng; và rằng họ sùng kính biểu tượng chữ thập – ký hiệu của Hành tinh thứ Mười hai. (Hình 163, 164)

Nếu cả 2 nền văn minh này đều bắt nguồn từ Sumer, thì tại sao ngôn ngữ viết của chúng lại khác nhau? Các nhà khoa học khẳng định rằng các loại chữ viết này không hề khác nhau. Điều này được công nhận lần đầu tiên vào năm 1852, khi Reverend Charles Foster (The One Primeval Language – tạm dịch: Một ngôn ngữ nguyên thủy) chứng tỏ rằng tất cả các ngôn ngữ cổ đại được giải mã cho đến thời bấy giờ, bao gồm cả tiếng Trung Quốc cổ và các ngôn ngữ Viễn Đông khác đều bắt nguồn từ một ngôn ngữ

nguyên thủy – và ngôn ngữ đó được chỉ ra là tiếng Sumer.

Hình 163

Một số loại chữ tượng hình không chỉ đơn thuần là có nghĩa giống nhau, vốn có thể là kết quả của sự trùng hợp, mà

chúng còn có nhiều nghĩa khác giống nhau và có cùng âm thanh ngữ âm – điều chỉ xảy ra khi chúng có cùng một nguồn gốc. Gần đây, các chuyên gia đã chỉ ra rằng những bản khắc đầu tiên của Ai Cập sử dụng một loại ngôn ngữ biểu thị sự phát triển từ trước về mặt chữ viết; nơi duy nhất có ngôn ngữ viết với trình độ phát triển trước chính là Sumer.

Vậy là chúng ta có một ngôn ngữ viết không hiểu vì lý do nào đó đã phân tách thành 3 ngôn ngữ khác nhau: tiếng Mesopotamia, tiếng Ai Cập/Hamitic và tiếng Ấn-Âu. Sự phân tách này có thể là quá trình tự diễn ra theo thời gian, không gian và khoảng cách địa lý. Tuy nhiên các ghi chép của người Sumer nói rằng

nó là kết quả của một quyết định do các vị thần đưa ra và lại là do Enlil khởi xướng. Những câu chuyện của người Sumer về chủ đề này cũng xuất hiện trong câu chuyện Kinh thánh nổi tiếng về Tháp Babel với nội dung: "mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau". Nhưng sau khi những người này đến định cư ở Sumer, biết được kỹ thuật làm gạch, xây dựng thành phố và dựng lên những tòa tháp cao (ziggurat), họ đã lên kế hoạch tự chế tạo cho mình một chiếc shem và một chiếc tháp để phóng nó. Vì lẽ đó "Ðức Chúa đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên Mặt đất".

Việc Ai Cập được nâng lên từ vùng nước lầy lội đi kèm với những dẫn chứng về

ngôn ngữ và các ghi chép của người Sumer cùng với Kinh thánh càng củng cố vững chắc cho kết luận của chúng tôi rằng 2 nền văn minh vệ tinh kia đã không phát triển một cách ngẫu nhiên. Ngược lại, chúng đều được lên kế hoạch và được thực hiện theo quyết định mà người Nefilim đưa ra.

Rõ ràng là do lo sợ Loài người thống nhất về văn hóa và mục đích, người Nefilim đã áp dụng chính sách đế quốc: "Chia để trị". Vì khi Loài người đạt đến trình độ văn hóa có thể chinh phục được bầu trời và từ đó "chẳng có gì chúng định làm mà không làm được" thì vị thế của chính bản thân người Nefilim sẽ bị giảm sút. Đến thiên niên kỷ 3 TCN,

những vị thần con cháu, chưa kể các vị á thần, đang gây áp lực lớn lên các vị thần già cả vĩ đại.

Cuộc đối đầu đầy cay đắng giữa Enlil và Enki được truyền lại cho những người con trai của họ và những cuộc đấu đá dữ dội tranh giành địa vị tối cao nổ ra liên miên không dứt. Ngay cả các con trai của Enlil – như ta đã thấy ở các chương trước – cũng lao vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn và các con trai của Enki cũng vậy. Đúng như những gì được ghi chép lại trong lịch sử Loài người, các đấng chúa tể tìm cách giữ hòa khí giữa các con của mình bằng cách phân chia lãnh địa cho từng người thừa kế. Ít nhất trong một trường hợp mà chúng ta biết,

một người con trai (Ishkur/Adad) đã được Enlil cố ý đẩy đi làm vị thần địa phương ở Xứ sở Đồi núi.

Thời gian trôi qua, các vị thần trẻ này rồi cũng trở thành chúa tể, mỗi vị bảo vệ lãnh thổ, lĩnh vực hay ngành nghề mà mình được trao quyền cai quản trong sự đố kỵ. Các vị vua con người là mối liên hệ trung gian giữa các vị thần và loài người đang phát triển lan rộng khắp nơi. Chúng ta không nên phớt lờ tuyên bố của các vị vua cổ đại rằng họ tiến hành chiến tranh, chinh phục những vùng đất mới hay khuất phục những dân tộc xa xôi "theo mệnh lệnh của thần linh". Nhiều ghi chép đã khẳng định rằng điều đó hoàn toàn đúng đắn theo nghĩa đen. Các

vị thần nắm giữ quyền tiến hành các hoạt động đối ngoại, bởi các hoạt động này liên quan đến các vị thần khác ở những lãnh thổ khác. Bởi vậy, họ có quyền đưa ra tiếng nói quyết định trong các vấn đề về chiến tranh và hòa bình.

Với sự phát triển nhanh chóng của con người, bang thành, đô thị và các làng quê, việc tìm ra những cách thức để nhắc nhở con người nhớ về chúa tể hay "Đấng Cao quý" của họ càng trở nên bức thiết. Kinh Cựu ước cũng đề cập đến vấn đề con người cần trung thành với Đức Chúa của họ và không "bán rẻ mình theo các vị thần khác". Giải pháp được đưa ra là xây dựng thật nhiều nơi thờ cúng và đặt vào trong mỗi đền thờ những biểu tượng

và hình ảnh của những vị thần "xứng đáng".

Kỷ nguyên của tôn giáo đa thần bắt đầu.

***

Các ghi chép của người Sumer cho ta biết rằng, sau trận Hồng thủy, người Nefilim đã tiến hành những buổi bàn bạc trong thời gian dài về tương lai của các vị thần và con người trên Trái đất. Kết quả của những cuộc tranh luận đó là họ đã "tạo ra 4 vùng". Ba vùng trong số đó

– Mesopotamia, thung lũng sông Nile và thung lũng sông Ấn – đã được con người đến định cư.

Vùng thứ tư là "vùng thiêng" – một thuật

ngữ có nghĩa gốc là "chuyên biệt, hạn chế". Đây là một "xứ sở thuần khiết" chỉ dành riêng cho các vị thần, một vùng đất chỉ đến được khi được phép; việc xâm nhập có thể dẫn đến những cái chết nhanh chóng bởi những "vũ khí khủng khiếp" được những người lính canh dữ dằn sử dụng. Xứ sở hay vùng đất này được gọi là TIL.MUN (nghĩa đen là "nơi của những tên lửa"). Đó là khu vực cấm nơi người Nefilim xây dựng lại căn cứ vũ trụ của mình sau khi căn cứ tại Sippar bị trận Đại Hồng thủy cuốn trôi.

Một lần nữa khu vực này được đặt dưới quyền chỉ huy của Utu/Shamash, vị thần phụ trách những quả tên lửa. Những vị anh hùng cổ đại như Gilgamesh đã tìm

cách đến được Xứ sở Trường sinh, được một chiếc shem hay một Đại bàng đưa tới Thiên Cung của các vị thần. Chúng ta hãy nhớ lại lời khẩn cầu của Gilgamesh hướng tới Shamash:

Xin hãy để con bước vào Xứ sở, hãy cho con phóng chiếc Shem

của mình...

Bằng cuộc sống của vị nữ thần đã sinh ra con,

với vị vua trung thành thuần khiết, người cha của con

con thẳng bước tới Xứ sở!

Những câu chuyện từ thời cổ đại – và

thậm chí là lịch sử được ghi chép lại – đều nhắc đến những nỗ lực không ngừng nghỉ của con người để "đến được xứ sở này", tìm thấy "Cây Trường sinh", có được niềm hạnh phúc vĩnh cửu giữa các vị thần của Thiên đường và Mặt đất. Khát vọng này là cốt lõi của tất cả các tôn giáo với cội rễ bắt nguồn từ Sumer: Niềm hy vọng rằng công lý và chính nghĩa mà con người theo đuổi trên Trái đất sẽ đưa đến một "kiếp sau" ở nơi Thiên đường nào đó.

Nhưng xứ sở xa vời của thần linh này nằm ở đâu?

Câu hỏi này có thể trả lời được. Các bằng chứng đều ở đó nhưng lơ lửng phía

trên nó lại là những câu hỏi khác. Từ bấy đến nay Loài người đã chạm trán với người Nefilim chưa? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta lại chạm trán với họ lần nữa?

Và nếu như người Nefilim là những "vị thần" đã "sáng tạo" ra Con người trên Trái đất thì phải chăng người Nefilim được tạo ra trên Hành tinh thứ Mười hai chỉ thông qua quá trình tiến hóa?

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip