Chương 4.2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
  Khoác một tấm áo choàng may cực kỳ đẹp đẽ, Apônlông cầm cây đàn bước ra đĩnh đạc mà vẫn không mất đi vẻ duyên dáng, tươi tắn. Những tiếng đàn của thần bật lên thánh thót như rót vào lòng mọi người. Ngón tay của thần mềm mại, uyển chuyển lướt đi trên những dây đàn tưởng chừng như những bước chân của các nàng Muydơ đang xoay, đang lướt đi trên thềm vàng, thềm bạc của cung điện slanhpơ. Còn lão Marxiax, con người thô thiển của rừng rú, quê mùa với cây sáo, dù có trổ hết tài năng cũng không thể nào điêu luyện bằng một vị thần đã từng chỉ huy, dạy bảo cho các nàng Muydơ xinh đẹp, đầy tài năng, con của đấng phụ vương Dớt. Ban giám khảo bỏ phiếu kín để quyết định người thắng cuộc.

Các nàng Muydơ bỏ cho Apônlông, còn vua Miđax bỏ cho Marxiax. Như vậy là Apônlông thắng. Vòng lá nguyệt quế trên vầng trán cao của vị thần dường như lại thắm hơn. Marxiax quỳ xuống nộp mình trước mặt vị thần Apônlông. Mặc dù đã giành được thắng lợi vẻ vang song Apônlông vẫn không nguôi được nỗi tức giận với Marxiax đã ngạo mạn, kiêu căng dám thách thức một vị thần slanhpơ thi tài. Thần treo Marxiax lên một cây thông rồi lột da lão! Thật khủng khiếp! Tấm da của Marxiax treo trên cây ở gần vùng Kêlen đất Phrigi như để làm gương cho những kẻ dám to gan lớn mật thách thức cả với thần thánh, muốn hơn cả thần thánh. Tấm da Marxiax thật kỳ lạ. Người ta kể mỗi khi có tiếng sáo từ đất Phrigi nổi lên, bay đến thì tấm da Marxiax lại chuyển động xốn xang như rung động vì tiếng sáo. Nhưng hễ khi nghe thấy tiếng đàn kitar không biết từ đâu bay đến thì tấm da lại thẳng đưỡn ra, không mảy may chuyển động. Sau này hình như Apônlông có hối hận vì hành động trừng phạt quá tàn nhẫn của mình. Vì thế có chuyện kể, Apônlông đã biến Marxiax thành một con sông và trao chiếc sáo của Marxiax cho thần Rượu Nho Điônidôx.

Apônlông trả thù cho Axclêpiôx:

Chuyện bắt đầu từ cuộc tình duyên của Apônlông với Côrônix (Coronis), một người thiếu nữ xinh đẹp con của nhà vua Phlêgiax (Phlégias). Xưa kia ở xứ Bêôxi có một nhà vua tên là Phlêgiax sinh được một người con gái có sắc đẹp khác thường. Bữa kia, một buổi đẹp trời, nàng vào rừng chơi và như thói quen, nàng đến tắm ở một hồ nước xanh ngắt êm ả có những cây miên liễu nghiêng mình soi bóng. Chính trong khung cảnh thơ mộng này, thần Apônlông đã gặp nàng và đem lòng yêu mến. Cuộc tình duyên của họ hình như không được Phlêgiax biết, hay như một số người kể, không được vua cha ưng thuận. Nhưng dù sao thì họ cũng đã yêu mến nhau rồi.

Song Côrônix đẹp người lại không đẹp nết. Nàng đã lừa dối Apônlông. Trong lúc vắng Apônlông nàng đã buông mình theo dục vọng xấu xa, hiến dâng tình yêu của mình cho một người khác, một người trần thế, một chàng trai tên là Ixkhix (ISchis), con của nhà vua latôx trị vì ở xứ Arcađi. Và như vậy, đối với vị thần ánh sáng, vị thần của chân lý, của sự trung thực là một điều xúc phạm gớm ghê. Côrônix mất tỉnh táo đến nỗi tin chắc rằng Apônlông không thể nào biết được cuộc tình duyên ám muội của mình. Nhưng với vị thần của chân lý thì mọi việc sớm muốn cũng phải phơi bày ra trước ánh sáng. Một con quS lông trắng như tuyết, vì loài chim này ngày xưa vốn như vậy, con vật yêu quý của Apônlông, như con đại bàng của Dớt, con công của Hêra, bay đến kể lại cho Apônlông, mách cho Apônlông biết câu chuyện đau đớn và xấu xa ấy. Apônlông nổi giận, và như chúng ta đã từng biết, các vị thần khi đã nổi giận thì... thì chỉ có thể nói là không thể nào tưởng tượng được, nhất là một con người trung thực mà bị lừa dối như Apônlông. Mất cả tỉnh táo, Apônlông trút ngay nỗi căm tức, uất ức của mình vào con quạ. Chẳng rõ thần cầm cái gì ném vào con vật để đến nỗi toàn thân nó đen ngòm đi.

Và cũng từ đó trở đi loài quạ mang bộ lông đen như cái tin nó đem đến để làm đen tối cả trái tim vị thần. Sau đó nỗi tức giận của Apônlông giáng xuống người thiếu nữ không trung thực. Apônlông bắn chết Côrônix. Có người kể, không phải Apônlông bắn mà cô em gái của thần, tức giận thay cho anh, đã trừng trị bằng những mũi tên vàng của mình. Trị tội Côrônix xong, hình như Apônlông cũng cảm thấy có phần quá khắc nghiệt, tàn nhẫn. Thần cho làm lễ hỏa táng người con gái đó. Vào lúc lửa vừa bốc cháy thì Apônlông nảy ra ý định cứu lấy đứa bé trong bụng Côrônix: "...
Dù sao thì ta cũng phải cứu lấy đứa con ta vì đấy là giọt máu của ta...", Apônlông nghĩ thế và bằng tất cả tài năng siêu việt của một vị thần, Apônlông đã lấy được đứa con sắp đến ngày ra đời từ thi hài Côrônix.

Cứu được đứa bé, Apônlông đem trao cho vị thần Xăngtor Khirông tức là vị thần nửa người nửa ngựa Khirông. ở Hy Lạp xưa kia có khá nhiều Xăngtor Khirông, một vị thần tuy về thân hình thì rất gớm ghiếc nhưng về trí tuệ thì lại uyên thâm và lòng thương người thì thật là hiếm có. Khirông chịu trách nhiệm dạy dỗ nuôi nấng chú bé Axclêpiôx. Xăngtor Khirông vốn là con của thần Crônôx và tiên nữ Nanhphơ Philira (Phálpa'Philáre). Sở dĩ Khirông phải mang thân hình quái dị nửa người nửa ngựa là vì Crônôx để tránh sự theo dõi của vợ mình là nàng Rêa, đã biến mình thành ngựa mỗi khi đến tình tự ái ân với Philira. Sinh ra Khirông, thấy mình có một đứa con quái đản như thế nên Philira rất buồn rầu, chán nản. Chẳng nhẽ tự tử, nàng đành cầu khẩn các vị thần giải thoát cho nàng cảnh sống đau khổ của một người mẹ không còn niềm tin và thất vọng.

Các vị thần đã biến Philira thành cây bồ đề (Tilleul). Xăngtor Khirông khác hẳn những Xăngtor con của Ixiông và Nêphêlê, vốn là loại hoang dã, tối tăm, ngu muội và thù địch với loài người. Được thần Apônlông và Artêmix truyền dạy cho. nhiều điều hiểu biết quý báu Khirông nổi danh trong trần thế là "vị Xăngtor thông tuệ nhất và hiền minh nhất". Khirông ở trong một hang đá dưới chân núi Pêliông xứ Texxali, thường chữa bệnh cho mọi người và dạy học. Nhiều vị anh hùng xuất chúng của nước Hy Lạp đều là môn đệ của Khirông như: Akhin, Uylix, Điômend... Những người Argônôt (thủy thủ của con thuyền Argô) trước khi vượt biển sang phương Đông để đoạt Bộ Lông Cừu Vàng đã đến xin Khirông chỉ cho cách đi biển...

Có chuyện lại kể, Philira để trốn tránh cuộc tình duyên với Côrôn đã biến mình thành ngựa nhưng vẫn không thoát khỏi dục vọng của Côrôn. Vì lẽ đó nàng mới đẻ ra Xăngtor Khirông. Nàng đã sống với đứa con nửa người nửa ngựa đó ở hang đá Pêliông và cùng con dạy dỗ biết bao chàng trai ưu tú của đất nước Hy Lạp. Axclêpiôx, con trai của Apônlông, được Xăngtor Khirông dạy cho nhiều điều, đặc biệt là những hiểu biết về phép chữa bệnh bằng lá cây, pha chế, nấu các lá cây thành những phương thuốc thần diệu để cứu chữa cho con người thoát khỏi các bệnh hiểm nghèo. Có lẽ trong số những học trò của Xăngtor Khirông thì Axclêpiôx là người học trò xuất sắc nhất về Pháp thuật này. Chàng chẳng những có thể chữa lành mọi bệnh tật hiểm nghèo cho con người mà còn đi xa hơn thế nữa: cải tử hoàn sinh cho con người. Nhiều người đã được Axclêpiôx cứu sống mà chúng ta không thể kể hết tên ra được.

Chỉ xin kể một vài vị anh hùng quen biết: Glôcôx, con vua Minôx ở đảo Cret; Tanhđar, người đã sinh ra nàng Hêlen và Clitemnextơrơ; Hippôlit, chàng trai cường tráng, con của người anh hùng kiệt xuất Têdê. Danh tiếng Axclêpiôx lừng vang khắp nước Hy Lạp. Người người tìm đến Axclêpiôx để chữa bệnh ngày một đông. Đối với chúng ta, mỗi người ốm đau, bệnh tật được chữa khỏi là một niềm vui, mỗi người chết đi được cứu sống lại là một nỗi mừng, nhưng đối với vị thần Hađex thì lại không phải như thế. Thần Hađex thấy khá lâu nay vương quốc của thần không có một ai từ trên dương thế xuống. Lão già chở đò Kharông cắm sào đợi khách. Chó ngao Xerber nằm dài, ngáp vặt.

Cơ sự này không mấy nỗi mà vương quốc của Hađex vắng tanh vắng ngắt đến phải đóng cửa, giải thể. Mà đóng cửa rồi đã phải xong đâu! Hađex sẽ đi đâu, làm gì? Kharông đi đâu, làm gì? Biết bao nhiêu là chuyện lôi thôi, rắc rối đẻ ra từ cái anh chàng Axclêpiôx. Thần Hađex rất tức giận mà không biết làm gì ngoài cách tường trình với thần Dớt. Nghe Hađex tường trình cặn kẽ mọi việc, thần Dớt thấy nếu cứ để Axclêpiôx tiếp tục mãi sự nghiệp trị bệnh cứu người, cải tử hoàn sinh thì trật tự của thế giới slanhpơ do mình tốn công xây dựng từ bao thế kỷ nay sẽ bị đảo lộn rối tung lên tất cả. Thần giáng sét đánh chết Axclêpiôx. Apônlông vô cùng tức giận về hành động bạo ngược này song không thể trả thù vào thần Dớt được.

  Apônlông trả thù vào những kẻ đã rèn ra sấm sét, trao cho thần Dớt. Nếu không có thứ vũ khí vô địch trong tay thần Dớt thì đứa con trai đầy tài năng và được những người trần thế vô cùng kính yêu của Apônlông đâu đến nỗi! Apônlông đã bắn chết ba tên khổng lồ Xiclôp là Arghex, Xêtêrôpex và Bôrôngtex, những kẻ đã rèn ra sấm, chớp và sét. Thần Dớt biết chuyện bèn ra lệnh trừng phạt Apônlông, đày Apônlông xuống trần làm một gã chăn súc vật cho nhà vua A********ét trị vì xứ Texxali. 


Có người lại nói việc Apônlông bị đầy xuống trần đi chăn bò, chăn cừu cho vua A********ét không phải vì tội giết những người khổng lồ Xiclôp mà là vì tội đã giết con mãng xà Pitông. Có người cãi lại, bảo tại cả hai tội. Axclêpiôx tuy qua đời song may thay đã truyền dạy lại tài nghệ và Pháp thuật chữa bệnh cho các con trai và con gái của mình và cho nhiều người khác nữa. Chỉ tiếc rằng phép cải tử hoàn sinh là chưa truyền lại được. Hai con trai của Axclêpiôx là Makhaông (Macham) và Pôđaliriôx (Podalirios) là những thầy thuốc trứ danh đã tham gia trong hàng ngũ những chiến sĩ Hy Lạp vượt biển sang đánh thành Tơroa. Con gái của Axclêpiôx là nàng Higi (Hágie), nữ thần Sức khỏe, ngoài việc chữa bệnh cho người trần còn đem đến những lời chỉ dẫn khuyên bảo, an ủi cho người ốm đau.

Trong thời cổ những thầy thuốc tổ chức thành một "giáo đoàn" mang tên là "Con, cháu của Axclêpiôx" (Le ASclépiades). Việc chữa bệnh được kết hợp với những hình thức ma thuật cầu khấn, cúng tế vị thủy tổ của ngành Y để xin những lời truyền phán, chỉ dẫn. "Con, cháu của Axclêpiôx" giữ bí mật các bài thuốc, các phương Pháp chữa bệnh và chỉ truyền lại cho những người thân thích. Người xưa tạc tượng vị thần Axclêpiôx với một vẻ uy nghiêm như thần Dớt, tay cầm một cây quyền trượng có một con rắn đang uốn mình bò quanh. Còn tượng nữ thần Higi cũng được thể hiện với một phong thái uy nghi như cha, tay cầm một con rắn. Có khi là một thiếu nữ tay cầm một cái bát, hẳn là bát thuốc vừa pha, còn tay kia đưa ra một cử chỉ như xoa dịu, an ủi. Nhưng tại sao hai cha con vị thần Chữa bệnh và Sức khỏe này lại có con rắn đi kèm? Trước hết, con rắn thuộc phạm trù của thần thoại khtôniêng, thần thoại về loài vật. Và nó là tiêu biểu nhất trong gia tài thần thoại về loài vật của người Hy Lạp.

Thường các nam thần và nữ thần nếu truy xét kỹ "lý lịch" thì đều có một thời kỳ là rắn. Hẳn trong tình hình đó, con rắn chưa hề mang một ý nghĩa xấu xa, hay nói một cách khác, con người chưa cảm thấy kinh sợ, ghê tởm con rắn. Thần Dớt đã từng biến thành rắn để che mắt Hêra, đến ái ân với nàng Perxêphôn trong thần thoại về Điôniđôx Dagrêôx. Đền thờ nữ thần Atêna ở Aten trong khu vực Acrôphôn có thờ rắn thần. Đền thờ Đenphơ thờ thần Apônlông nhưng cũng đồng thời thờ con rắn thần Pitông. Con rắn tượng trưng cho đất hoặc sự gần gụi với đất; sức mạnh của đất richtôniôx, một người anh hùng cai quản Aten, theo truyền thuyết là con của đất. Khi mới ra đời, nữ thần Atêna đã đặt chú bé đó vào trong một cái vẽi (hoặc một cái giành) lấy rắn đệm lót ở chung quanh.

Lại có chuyện kể, thần Axclêpiôx đi chữa bệnh cho những người trần thế thường hóa thân thành rắn hoặc mang theo rắn, dùng rắn để chữa. Do "tiểu sử" như thế mà con rắn mang một ý nghĩa tốt đẹp. Nó tượng trưng cho sự trường sinh bất tử (như đất vốn trường sinh bất tử) đồng thời lại tượng trưng cho cả sự tái sinh, sự đổi mới nữa. Vì một lẽ đơn giản con rắn không chết, con rắn chỉ lột xác thôi. "Rắn già, rắn lột. Người già, người tuột vào săng" mà!

Từ đó con rắn lại tượng trưng cho sự khôn ngoan, thận trọng và mở rộng nghĩa hơn nữa con rắn tượng trưng cho sự lựa chọn, sự vĩnh hằng. Đó là ý nghĩa tốt đẹp về con rắn (biến dạng thành rồng). Nhưng con rắn còn tượng trưng cho những sức mạnh phá hoại của thiên nhiên mà người xưa chưa hiểu biết, những sức mạnh vốn thù địch với con người kể cả những thế lực xã hội cũ, lạc hậu, vì thế con rắn tượng trưng cho cái xấu xa, tai họa trong cuộc sống và mở rộng ý nghĩa, tượng trưng cho sự độc ác, nham hiểm, lừa lọc, dối trá. Cả hai ý nghĩa tượng trưng này của thần thoại cổ đại đều được thần thoại Thiên Chúa giáo tiếp thu.

Trong Kinh thánh Thiên Chúa giáo có chuyện kể: Trong cuộc hành trình của những người Ixraen rời khỏi nước Ai Cập đi tới miền đất hứa dưới sự dắt dẫn của Môidơ, người được Thượng Đế tuyển chọn và giao phó cho sứ mạng thiêng liêng, những người Ixraen có lúc đã không chịu đựng được những nỗi gian khổ, khó khăn ở dọc đường. Họ đã kêu ca, trách móc, xúc phạm đến Thượng Đế và Môidơ. Thượng Đế nổi giận phái xuống một bầy rắn lửa (les serpentạ brulantạ) trừng phạt tội phạm thượng. Rất nhiều con dân Ixraen bị rắn cắn chết. Những người Ixraen hối hận kêu van Môidơ cầu khẩn Thượng Đế tha tội cho họ, giải trừ tai họa cho họ. Và Thượng Đế, chấp nhận lời cầu xin của Môidơ, đã phán truyền cho Môidơ: làm một con rắn đồng đặt trên một cây sào để cho những người bị rắn lửa cắn đến nhìn vào con rắn đồng. Chính nhờ nhìn con rắn đồng này mà những người Ixraen bị rắn lửa cắn thoát chết. Còn trong Kinh Phúc OEm theo Matthiơ, chúa Giêsu đã "huấn thị" cho mười hai tông đồ trước khi họ lên đường đi "rao giảng" rằng: "... Hãy thận trọng như loài rắn và hiền hòa như những con bồ câu..." Đó là những dẫn chứng về ý nghĩa tượng trưng tốt đẹp của con rắn.

Còn về ý nghĩa xấu xa thì chính con rắn, cũng theo Kinh thánh, là con vật xảo quyệt nhất trong số những con vật mà Thượng Đế sáng tạo ra. Con rắn đã xui người đàn bà đầu tiên của thế gian ăn quả cấm, quả của chiếc cây của sự sống và người đàn bà này đã cho chồng ăn, vì thế họ, Ađam và Eva, tổ tiên của loài người chúng ta, bị Thượng Đế trừng phạt đẩy xuống hạ giới. Và loài người chúng ta vì lẽ đó mà phải chịu "tội tổ tông". Trong Khải thị của Giăng, con rồng lớn nuốt con của người đàn bà, được đồng nhất với con rắn xưa kia, ma quỉ, Xa Tăng, đã từng lừa dối cả thế gian và bị tống cổ xuống đất.

Lại nói về nhà vua Phlêgiax khi biết tin con gái mình bị Apônlông bắn chết, nổi giận đốt cháy sạch ngôi đền Đenphơ, ngôi đền thờ đấng phụ vương Dớt và thần Apônlông. Hành động láo xược này đã bị các vị thần trừng trị đích đáng. Apônlông bị đày bao lâu? Người nói một năm, người nói tám năm, người nói chín năm. Chẳng rõ thực hư thế nào, nhưng nói tóm lại là có bị trừng phạt đuổi xuống hạ giới đi chăn súc vật cho nhà vua A********ét (Admète). Trong những ngày phải đi chăn súc vật ở rừng xanh núi đỏ, thần Apônlông được nhà vua tiếp đãi với tấm lòng hiếu khách truyền thống của con dân đất nước Hy Lạp. Để đền đáp lại tấm lòng quý báu đó, thần Apônlông giúp đỡ vua A********ét nhiều công việc. Người xưa kể lại, mỗi khi lùa súc vật vào rừng Apônlông lại mang theo cây đàn kitar và gẩy lên những âm điệu thánh thót.

Rừng xanh hoang vắng bỗng ấm cúng hẳn lên, dường như bớt hẳn đi cái vẻ lạnh lẽo, bí ẩn. Cả những loài thú dữ như hổ, báo, chó sói... chuyên rình mò bắt gia súc của những người đi chăn khi nghe tiếng đàn của Apônlông cũng say mê. Chúng ngồi lắng nghe không nghĩ đến, không dám hoặc không nỡ bắt một con dê, con cừu, con bò, con ngựa nào trong đàn gia súc của Apônlông. Vì thế trong những ngày Apônlông làm gia nhân cho A********ét, đàn gia súc không hề bị giảm mà chỉ có tăng lên nhanh chóng. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp xưa kia còn coi Apônlông là vị thần bảo hộ cho nghề chăn nuôi. Hết hạn đi đày, Apônlông trở về với thế giới slanhpơ.

Tuy ở trên thế giới tuyệt diệu của các vị thần bất tử nhưng Apônlông vẫn không quên những ngày sống dưới trần và đặc biệt những ngày sống ở thế giới của những người Hipebôrêen. Hàng năm cứ khi thu hết đông về là Apônlông lại từ giã slanhpơ, ngồi trên cỗ xe do những con thiên nga kéo, bay về một phương trời xa tít tắp để nghỉ đông ở một vùng khí hậu ấm áp, một nơi chỉ biết có mùa Xuân và đúng một nơi của mùa Xuân vĩnh viễn. Khi ấy ở đỉnh slanhpơ cũng như ở trên sườn núi Parnax tuyết trắng như bộ lông của những con thiên nga đã trùm phủ lên dày đặc. Rừng cây trút hết bộ áo màu xanh hay màu vàng, trơ ra những cành khẳng khiu, gày guộc. Đông hết, xuân về, Apônlông lại trở về với thế giới slanhpơ của mình. Thần lại xuống trần, về ngôi đền thờ Đenphơ yêu quý để tiên đoán cho mọi người dân lành biết những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai. Thần truyền đạt lại những lời nói thiêng liêng của thần Dớt và tiếp nhận những nghi lễ tưng bừng trọng thể của ngày hội Đenphơ - Hội Pitich.

Rồi sau đó thần lại về thăm nơi chôn rau cắt rốn ở hòn đảo Đêlôx. Chính ở nơi đây, người dân Hy Lạp để tưởng nhớ tới cuộc đời và công lao của vị thần ánh sáng, đã dựng đền thờ thần và hàng năm mở hội rất to, rất linh đình không kém Hội Đenphơ. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, quê hương đích thực của Apônlông là ở vùng Tiểu á. Có những bằng chứng với đầy đủ sức thuyết phục khoa học, xác nhận "nguyên quán" của vị thần này là ở Tiểu á chứ không phải là ở Hy Lạp. Một là, trong cuộc chiến tranh Tơroa, thần Apônlông đứng về phe Tơroa bảo hộ cho quân Tơroa giáng bệnh dịch xuống quân Hy Lạp. Thần luôn luôn quan tâm theo dõi, phù hộ cho dũng tướng Héctor, người cầm đầu quân Tơroa. Hai là, người ta tìm thấy và thống kê thấy ở Tiểu á có rất nhiều đền thờ thần Apônlông, phần lớn là những ngôi đền to và quan trọng. Ba là, cái tên "Apônlông" theo một số nhà bác học, xét về mặt từ nguyên là thuộc ngôn ngữ Tiểu á, nghĩa là "cái cửa".

Và Apônlông là vị thần Cửa, đảm đương trách nhiệm ngăn cản đẩy những điều bất hạnh ra khỏi nhà và ra khỏi đô thị. Một trong những biệt danh của Apônlông là "Tuyraiôx" có nghĩa là "Cửa". Tập tục thờ cúng Apônlông từ Tiểu á chuyển sang Hy Lạp vào thời kỳ nền văn hóa Miken, thiên niên kỷ II trước Công nguyên. Những biệt danh của Apônlông cho chúng ta thấy nguồn gốc tô tem giáo của vị thần này, thí dụ Apônlông Likêen (Apollon Lácéen) là Apônlông Chó sói hoặc Apônlông Xmanhtê (Sminté) là Apônlông Chuột. Như vậy lúc đầu, rõ ràng là vị thần ánh sáng, vị thần Người Xạ thủ có cây cung bạc và những mũi tên vàng tồn tại trong hình dạng con vật. Sau này Apônlông mới được cảm thụ như một vị thần dưới hình dạng người và bảo hộ cho cuộc sống của con người, bảo vệ mùa màng và đàn gia súc của con người khỏi bị thú dữ phá hoại.

Vì lẽ đó có chuyện Apônlông phải đi chăn gia súc cho vua A********ét, chuyện Apônlông đi chăn súc vật cho Laomêđông, một vị vua của thành Tơroa... Và ngày càng mở rộng hơn nữa, Apônlông là vị thần của nhiều chức năng khác: Y học, ánh sáng thậm chí đồng nhất với thần Mặt trời Hêliôx, thần bảo vệ cho khách bộ hành, thần bảo vệ cho những người đi biển...

  Các nhà nghiên cứu cho rằng, rất có thể từ khi Apônlông trở thành vị thần của thế giới slanhpơ thì mới có thêm cái biệt danh Phêbuyx, -do đã chiến thắng một tập tục thờ cúng nữ thần Titaniđ Phoibê ở một địa phương nào đó. Do được đồng nhất với ánh sáng nên Apônlông lại thêm chức năng của một vị thần nông nghiệp, vị thần bảo hộ cho mùa màng. Nhưng chức năng này của Apônlông mờ nhạt hơn so với chức năng chiến trận, -Người Xạ thủ.

Sự thờ cúng Apônlông, tôn giáo Apônlông đối lập với tôn giáo Điôniđôx, mặc dù trong một dạng nào đó cũng là sự thờ cúng một vị thần nông nghiệp. Tôn giáo Apônlông thường phát triển rộng rãi trong giới quý tộc, còn tôn giáo Điôniđôx ở giới bình dân. Tượng Apônlông trong nghệ thuật thời kỳ Hy Lạp hóa là một chàng trai xinh đẹp ngồi đánh đàn lia. Tôn giáo Apônlông ở các thuộc địa Hy Lạp trên đất ý du nhập vào La Mã. Năm 31 trước Công nguyên La Mã xây đền thờ Apônlông rất lớn. Dưới triều đại của vị hoàng đế La Mã sguyxtơ, tôn giáo Apônlông được đề cao lên một địa vị chưa từng thấy. sguyxtơ cho khôi phục các cuộc thi đấu võ nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, những tập tục, hội hè trong sạch, lành mạnh mà đã từ lâu bị cuộc sống xa hoa, trụy lạc, hưởng thụ của giới quý tộc La Mã vứt bỏ cũng như bị cuộc sống, lối sống "lính tráng", "lê dương" của đế quốc La Mã phá hoại.

Sự khôi phục này nằm trong đường lối chính trị văn hóa của sguyxtơ muốn lành mạnh hóa xã hội La Mã, tạo ra một cuộc sống ổn định ở các đô thị để củng cố quyền lực và uy tín của mình. Người ta thường dâng cúng thần Apônlông cành nguyệt quế, cành cọ và hiến tế những con vật: chó sói, thằn lằn, chuột, diều hâu. ở Aten, trên bờ sông Ilixxôx có ngôi đền thờ Apônlông Likêen, ngoài ra còn có một trường đấu được xây dựng từ thời Pêriclex cầm quyền. Nơi đó, khu vực đền thờ và trường đấu, tên gọi là Likê, nhà triết học Arixtôt thường đến giảng trong những dãy hành lang của một ngôi nhà trong trường đấu này. ông vừa đi vừa giảng trong hành lang và học trò cũng đi theo ông để nghe giảng.

Người xưa gọi lối giảng của ông là: pêripatêtixiênnơ (péripatéticienne). Từ đó người ta gọi trường phái triết học của ông là trường phái vừa đi vừa giảng (tiêu dao). Năm 1977, một người Pháp tên là Pilatơrơđơ Rôdiê (Pilátre de -Rosier) thành lập một trường học ở Pari, dạy khoa học tự nhiên và văn học (không dạy thần học) đặt tên là Likê. Từ đó Likê mang nghĩa là: "trường trung học", mà chúng ta thường quen gọi là "trường Likê".

Nữ thần Artêmix A rtêmix, vị nữ thần con của Dớt và Lêtô, ra đời trên hòn đảo Đêlôx. Nàng là anh em sinh đại cùng với thần Apônlông cho nên cũng như anh mình nàng được Dớt ban cho một cây cung bạc và một ống tên vàng. Chỉ mấy ngày sau khi ra đời, nhờ những thức ăn thần Artêmix lớn lên như thổi và chẳng mấy chốc nàng đã đeo ống tên vào lưng cầm cung băng vào rừng săn bắn. Trong bộ áo săn gọn gàng và ngắn đến đầu gối nữ thần Artêmix trẻ tươi phơi phới, tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, lanh lợi lạ thường. Thật khó mà tìm được một thiếu nữ nào trên thế gian này lại tươi tắn, linh hoạt như Artêmix. Nàng chạy băng băng qua những khu rừng rậm, săn thú đuổi chim. Đôi mắt tinh nhanh của nàng không bao giờ để con mồi chạy thoát. Và khi nàng đã giương cung thì ít khi có chuyện phát tên tha chết cho con mồi. Lợn rừng bị đuổi cùng đường rúc vào bụi rậm há vọng thoát chết cũng không thoát được. Hươu, nai chạy nhanh đến mấy cũng không tránh khỏi bị Artêmix xua đàn chó đến bao vây.

Mỗi khi Artêmix vào rừng săn bắn lại có một đoàn tiên nữ đi theo. Những nàng Nanhphơ đó cùng săn đuổi muông thú với Artêmix. Tiếng hò reo, cười nói cùng với tiếng chó sủa, tiếng tù và rúc vang động cả núi rừng. Cuộc đi săn kết thúc, Artêmix và các nàng Nanhphơ trở về với thắng lợi rực rỡ. Và chẳng bao giờ vị nữ thần Săn bắn này lại chịu trở về tay không. Tuy nhiên chiến công lớn nhất của Artêmix lại là việc trừng trị tên khổng lồ Tixiôx (Titios), kẻ đã can tội truy đuổi nữ thần Lêtô, mẹ của Apônlông và Artêmix, với mưu đồ ám muội. Tên khổng lồ này vốn là con của Dớt và lara (élara), con gái của nhà vua xứ Orkhômen. Thần Dớt lần này để tránh con mắt soi mói của Hêra đã đưa người con gái đó vào... tận trong lòng đất đen sâu thẳm. ấy thế mà không hiểu làm sao mà Hêra cũng biết. Lại một trận đùng đùng sấm sét, giận dữ giáng xuống đứa con của cuộc ngoại tình đó.

Nhưng Hêra chỉ vừa mới truy đuổi Tixiôx thì lại được tin Lêtô sắp sinh con với Dớt. Thế là Hêra xúi bẩy anh chàng khổng lồ Tixiôx truy đuổi Lêtô. Và Tixiôx thừa hành nhiệm vụ đó với tất cả sự mẫn cán của một anh chàng vừa được hưởng lượng gia ân, khoan hồng. Apônlông và Artêmix đã trừng trị tên khổng lồ bạo ngược đó. Những mũi tên vàng của hai anh em đã rửa được mối oán hờn mà mẹ họ phải chịu đựng trước khi sinh họ. Có người kể, không phải hai anh em Apônlông giết chết Tixiôx mà là thần Dớt giáng sét thiêu chết Tixiôx. Tixiôx chết, các vị thần ném xác hắn xuống địa ngục Tartar. Thân hình nó nằm sóng sượt che kín hết cả chín mẫu đất. Hai con đại bàng ngày ngày đến mổ bụng ăn bộ gan khổng lồ của nó, bộ gan là ngọn nguồn đẻ ra thói bạo lực, hung tàn cũng như đẻ ra mọi ý chí cứng rắn, bướng bỉnh. Artêmix trừng phạt Niôbê Artêmix còn cùng với Apônlông trừng phạt nàng Niôbê về tội ngạo mạn, đã khinh thị xúc phạm đến nữ thần Lêtô.

Có lẽ từ cổ chí kim chưa từng có một cuộc trừng phạt nào quá ư khắc nghiệt, tàn nhẫn như cuộc trừng phạt này, đây là một cuộc tàn sát khủng khiếp; khủng khiếp đến nỗi tới nay chưa mấy ai quên. Niôbê là con gái của Tăngtan. Nàng lấy Amphiông (Amphion) vua thành Tebơ có bảy cổng. Hai vợ chồng nàng sinh được bảy trai, bảy gái. Niôbê rất đỗi tự hào về hạnh phúc của mình: những đứa con, đứa nào cũng đẹp đẽ, khỏe mạnh, thông minh. Nhìn chúng, người ta có thể tưởng đó là những vị nam thần hoặc nữ thần tươi trẻ của thế giới slanhpơ. Niôbê sung sướng, tự hào, mãn nguyện về hạnh phúc của mình nhưng lại không biết hạnh phúc đó chính là do các vị thần đã ban cho gia đình nàng. Sự giàu có, danh tiếng, con đàn cháu đống đông vui là đặc ân hiếm có.

Nàng lẽ ra phải biết ơn và đền đáp lại bằng những lễ hiến tế hậu hĩ và thành kính. Nhưng Niôbê hầu như quên hết cả nghĩa vụ thiêng liêng đó, nghĩa vụ mà đối với người Hy Lạp xưa kia là một đạo đức chí cao, chí tôn, chí kính, một đạo đức trước hết của mọi đạo đức. Chuyện xảy ra như sau: Một hôm con gái vị tiên tri mù danh tiếng Tirêdiax (Tirésias) là nàng Măngtô đi khắp mọi nhà trong thành Tebơ bảy cổng, truyền cho mọi người biết lễ hiến tế nữ thần Lêtô và hai người con của nữ thần là Apônlông có bộ tóc quăn vàng rượi và nữ thần Artêmix, người trinh nữ săn bắn, sắp cử hành. Mọi người hãy đem dâng cúng các vị thần những lễ vật hậu hĩ. Dân thành Tebơ bảy cổng, nghe lời khuyên dạy đó, ai nấy đều náo nức sắm sanh lễ vật.  

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip