Tthcm Cau 3 Tu Tuong Hcm Ve Dac Trung Ban Chat Muc Tieu Cua Cnxh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Câu 3: Tư tưởng HCM về đặc trưng bản chất, mục tiêu của CNXH

1. Quan niệm HCM về đặc trưng bản chất của CNXH

Trên cơ sở kế thừa, vận dụng, phát triển quan điểm sáng tạo của Mac, Angghen, Lênin, qua thực tiễn chỉ đạo công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, HCM quan niệm CNXH là một XH nhân đạo, nhân văn, tất cả vì con người, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân với những đặc trưng bản chất sau:

- Là một chế độ có LLSX phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của KHKT và văn hoá, dân giàu nước mạnh.

- Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về TLSX chủ yếu và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

- CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ. Nhà nứơc của dân, do dân, vì dân dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc, do ĐCS lãnh đạo

- CNXH có hệ thống quan hệ XH lành mạnh, công bằng, bình đẳng không còn áp bức bóc lột, bất công, không còn sự đố lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện hài hoà trong sự phát triển của XH và tự nhiên

- CNXH là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của đảng

2. Quan niệm của HCM về mục tiêu và động lực của CNXH

a. Mục tiêu:

- Mục tiêu chung: HCM xác định mục tiêu chung của CNXH là độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân

- Mục tiêu cụ thể:

+ Chính trị: CNXH là chế độ do nhân dân làm chủ. Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở đó có sự thống nhất giữa quyền làm chủ và nghĩa vụ của người làm chủ.

+ Kinh tế: Theo HCM:

* Xây dựng nền kinh tế XHCN với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được xoá bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân đựơc cải thiện

* Phát triển toàn diện các ngành mà chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó công nghiệp và nông nghiệp là 2 chân của nền kinh tế nước ta.

* Kết hợp các loại lợi ích kinh tế mà một trong những cách làm là sử dụng chế độ khoán

+ Văn hoá: Theo HCM:

* Phải xây dựng một nền văn hoá XHCN về nội dung. Đó là một nền văn hoá phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc đồng thời học tập văn hoá tiên tiến của thế giới. Phương châm xây dựng nền văn hoá mới là: Dân tộc, khoa học, đại chúng

* Nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo con người, trong đó quan tâm trước hết là mặt tư tưởng. Tư tưởng XHCN ở mỗi người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển CNM-LN, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH .

+ Xã hội: Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ. Mọi chế độ chính sách xã hội phải là chế độ, chính sách về con người, vì con người, cho con người. Xã hội có đạo đức, lối sống lành mạnh

b. Các động lực của CNXH

- Động lực bên trong:

+ Con người: Là động lực quan trọng và quyết định nhất của CNXH. Với tư cách là một động lực của CNXH, con người bao gồm toàn thể nhân dân lao động mà nòng cốt là công - nông - tri thức. Để phát huy động lực con người Bác chỉ rõ phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của họ đồng thời phải chăm lo bồi dưỡng sức dân.

+ Nhà nước: Để nhà nước trở thành một động lực mạnh của CNXH phải xây dựng nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng nâng cao hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, đức và tài của cán bộ các cấp

+ Kinh tế: HCM coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.

+ Văn hoá, khoa học, giáo dục: HCM coi đây là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.

Để phát huy những nguồn lực trên HCM chỉ rõ: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của CNXH. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của CNXH.

- Động lực bên ngoài: Bác nhấn mạnh phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, CN yêu nước gắn liền với CN quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả của KHKT.

Bên cạnh việc phát huy các động lực, Bác cũng chỉ ra cần phải đấu tranh khắc phục những trở lực của CNXH như: CNTB, CNĐQ, các phong tục tập quán không tốt, CN cá nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip