Tl 487656758 Tl 487656758

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
 Câu 1: Khái niệm, thành phần, chức năng của các bộ phận trong tổ hợp tên lửa đối hải?

1. Khái niệm

Tổ hợp tên lửa (THTL) là tập hợp gồm đạn tên lửa và các khí tài làm nhiệm vụ chỉ huy, phóng, điều khiển bắn tên lửa theo yêu cầu.

            THTL thường gồm thiết bị quan sát, chỉ thị, bám sát mục tiêu; đạn tên lửa; thiết bị phóng; hệ thống máy điều khiển bắn và các thiết bị phụ trợ khác.

            Tổ hợp tên lửa đối hải trên tàu được trang bị trên các tàu mặt nước hạơc trên bờ, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển cỡ trung và cỡ lớn của đối phương nằm trong tầm bắn hiệu quả của tên lửa.

Đối tượng mục tiêu cần tiêu diệt là: tàu tên lửa, tàu pháo, tàu phóng ngư lôi, tàu tuần dương, tàu khu trục, và các tàu vận tải của địch...Ngoài ra, một số tổ hợp tên lửa trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng để tiêu diệt được mục tiêu ven bờ (kho tàng, bến cảng…) của địch.

II. Thành phần, chức năng các bộ phận chính của tổ hợp tên lửa

1. Thành phần

            Tổ hợp tên lửa đối hải thế hệ cũ trên tàu bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

            - Đạn tên lửa;

            - Bệ phóng;

            - Hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu;

- Hệ thống máy điều khiển bắn tên lửa;

- Máy kiểm tra tên lửa trước khi phóng.

- Thiết bị nguồn

Tổ hợp tên lửa thế hệ mới có các bộ phận:

- Đạn tên lửa; - Bệ phóng; - Hệ thống máy điều khiển bắn; - Các thiết bị bảo đảm khác: Phát hiện và chỉ thị mục tiêu; thiết bị đo tốc độ và hướng tàu, các góc lắc của tàu; thiết bị thông tin chỉ huy; thiết bị nguồn...

2. Chức năng các bộ phận chính của tổ hợp tên lửa

a) Đạn tên lửa đối hải

            Đạn tên lửa đối hải là loại tên lửa cánh, sử dụng phương pháp điều khiển kết hợp, dùng để tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn lõm - nổ phá khi tên lửa va chạm vào mục tiêu.

b) Bệ phóng

            Dùng để bảo quản tên lửa trên tàu không bị tác động của môi trường, chuẩn bị phóng và định hướng cho quả tên lửa khi phóng.

Bệ phóng thường được cố định trên mặt boong và hướng ống phóng hợp với trục dọc thân tàu và tạo với mặt phẳng ngang một góc xác định trước. Phần ống phóng có thể cố định hoặc tháo rời khỏi bệ phóng dưới dạng côngtennơ.

c) Hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu trên tàu

Hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu trên tàu cho tổ hợp tên lửa đối hải là các phương tiện quan sát, chỉ thị kỹ thuật, dùng để:

- Tìm kiếm, phát hiện và nhận biết mục tiêu tại vùng biển đã được xác định trong khoảng không gian và thời gian cho trước.

- Xác định các tọa độ và tham số chuyển động của mục tiêu.

- Sai số xác định toạ độ, tham số chuyển động của mục tiêu.

- Truyền các tọa độ và tham số chuyển động của mục tiêu đến đầu vào của thiết bị tính của hệ thống máy điều khiển bắn để tạo ra các phần tử chuẩn bị bắn tên lửa.

d) Hệ thống máy điều khiển bắn tên lửa trên tàu

Hệ thống máy điều khiển bắn là một tập hợp các trang thiết bị dùng để:

- Giải bài toán tên lửa gặp mục tiêu trên biển, tạo các thông tin cần thiết truyền lên tên lửa để thiết lập trạng thái ban đầu và hình thành dạng quỹ đạo bay thích hợp.

- Điều khiển quá trình phóng tên lửa, phóng huỷ tên lửa.

- Huấn luyện kíp trắc thủ

Đối với tổ hợp tên lửa mới còn có chức năng kiểm tra tình trạng của tên lửa và kiểm tra chuẩn bị tên lửa trước khi phóng. Phân phối tên lửa đến các mục tiêu trong đội hình.

đ) Máy kiểm tra trước khi phóng

Dùng để cấp điện cho quả tên lửa từ nguồn điện tàu, kiểm tra quả tên lửa trước khi phóng trên tàu hoặc kiểm tra định kỳ quả tên lửa trong quá trình bảo quản, bảo dưỡng. Ngoài ra sử dụng cùng với hệ thống máy điều khiển bắn để huấn luyện kíp trắc thủ.

Đặc điểm

Tổ hợp TL củ: tổ hợp TL củ được sản xuất từ những năm 60- 70 nên các TTB đã bị suống cấp, dẫn đến độ chính xác trúng mục tiêu giảm, tổ hợp TL cồng kềnh phức tạp, công tác chuẩn bị chiến đấu dài (60p).

Khả năng chống nhiễu kém yêu điểm, tài liệu khai thác chi tiết cho nên ta có thể can thiệp được sâu.

Tổ hợp tên lửa Uran-E:

Tổ hợp tên lửa Uran-E có hiệu quả chiến đấu cao nhờ:

- Tự động phân phối tên lửa đến các mục tiêu;

- Tên lửa Kh-35 có khả năng có kích thước nhỏ, bay ở độ cao cực nhỏ và tính bí mật cao, khả năng chông  nhiễu tốt;

- Mức độ tự động hoá cao trong quá trình điều khiển chiến đấu, đơn giản và tiện lợi trong khai thác trong nhiều điều kiện chiến đấu.

- Độ chính xác cao

- thời gian chuẩn bị chiến đấu ngắn (15p), khả năng SSCĐ cao.

Câu 2: công dụng, thành phần, chức năng của thiết bị điều khiển?

1.  Máy đo cao vô tuyến

- Dùng để liên tục đo độ cao hành trình của tên lửa (hoặc độ lệch độ cao so với độ cao định trước và tốc độ thay đổi độ cao), truyền thông tin về độ cao đến hệ thống điều khiển và ổn định (hoặc thiết bị tự lái), để bảo đảm ổn định tên lửa theo độ cao. Cùng với tín hiệu độ cao bay thực tế, máy đo cao vô tuyến còn tạo ra tín hiệu tỉ lệ với tốc độ thay đổi độ cao đưa đến thiết bị tự lái nhằm tăng tính ổn định độ cao bay của tên lửa.

2. Thiết bị tự lái

a) Công dụng, phân loại

* Công dụng

Thiết bị tự lái là một bộ phận của hệ thống điều khiển trên tên lửa, dùng để:

- Bảo đảm phóng tên lửa theo hướng đã định;

- Đưa tên lửa đến độ cao định trước và ổn định tên lửa bay trên độ cao này;

- Ổn định vị trí của tên lửa quanh trọng tâm;

- Điều khiển tên lửa tiếp cận mục tiêu.

- Đối với tên lửa có điều khiển từ xa, thiết bị tự lái còn có nhiệm vụ điều khiển tên lửa tiếp cận mục tiêu theo các lệnh từ hệ thống máy điều khiển từ xa.

* Phân loại

- Thiết bị tự lái không có hệ quán tính được trang bị trên các tên lửa thế hệ cũ. Nhiệm vụ của thiết bị tự lái là liên tục xác định vị trí góc, độ cao hành trình của tên lửa trong không gian, so sánh với các giá trị yêu cầu để tạo lệnh điều khiển nhằm ổn định vị trí tương đối của tên lửa trên quỹ đạo bay xác định trước.

- Trên các tên lửa thế hệ mới, thiết bị tự lái có hệ quán có nhiệm vụ liên tục xác định tham số chuyển động (hướng và các thành phần véc tơ vận tốc) và toạ độ (toạ độ góc và toạ độ dài) của tên lửa trong không gian, so sánh với các giá trị yêu cầu để tạo lệnh điều khiển nhằm ổn định vị trí tương đối của tên lửa trên quỹ đạo bay xác định trước. Hệ quán tính trên tên lửa còn đưa ra các lệnh cần thiết để điều khiển sự làm việc của các thiết bị khác trên tên lửa.

b) Thành phần và chức năng các bộ phận

Dối với thiết bị tự lái không có hệ quán tính, thành phần gồm ba kênh (kênh cao, hướng và liệng), trong đó có các bộ phận chính:

- Khối đo góc kiểu con quay ba bậc tự do; - Khối đo tốc độ góc kiểu con quay hai bậc tự do; - Khối tích phân (tạo tín hiệu hiệu chỉnh); - Khối khuếch đại tổng hợp tín hiệu; - Khối máy lái

Đối với thiết bị tự lái có hệ quán tính, thành phần gồm các bộ phận chính:

- Máy tính số trên khoang: dùng để thực hiện các thuật toán: thiết lập trạng thái ban đầu, định hướng, dẫn đường, điều khiển... và tạo các lệnh điều khiển sự hoạt động của các thiết bị khác trên tên lửa

- Khối thiết bị quán tính: là thiết bị đo được xây dựng trên nguyên tắc thiết bị ổn định kiểu con quay. Trong thành phần của khối có các con quay, các gia tốc kế; các cảm biến góc và các bộ phát mô men của các con quay, bộ biến đổi toạ độ;

- Khối điều khiển: dùng để trao đổi thông tin với máy tính số, tạo các tín hiệu điều khiển truyền đến khối dẫn động máy lái. Trong khối có các bộ biến đổi số - tương tự, thiết bị tạo các lệnh đơn, bộ khuếch đại - hiệu chỉnh dẫn động, mạch chia điện áp số... Khối được liên hệ với máy tính số qua kênh trao đổi thông tin;

- Khối biến đổi góc - mã và dòng - tần số - mã: dùng để biến đổi tín hiệu từ cảm biến góc và gia tốc kế và thành mã nhị phân, đọc thông tin tử bản mạch hằng số và đưa sang máy tính số;

- Khối cảm biến tốc độ góc: dùng để xác định tốc độ góc quay của tên lửa, đồng thời cũng để khuếch đại và biến đổi điện áp ra của chúng.

- Bản mạch hằng số: là nơi lưu giữ các hằng số đã được xác định.

- Khối nguồn: dùng để cấp cho các khối của hệ quán tính các nguồn điện áp một chiều và xoay chiều cần thiết.

3. Thiết bị tự dẫn

a) Công dụng, phân loại

* Công dụng

Thiết bị tự dẫn vô tuyến là một thành phần quan trọng của hệ thống điều khiển trên tên lửa, dùng để:

- Tự động sục sạo, chọn bắt và bám sát mục tiêu cần tiêu diệt;

- Liên tục xác định thông tin về tọa độ góc, cự li và tham số vận động của mục tiêu;

- Tạo lệnh điều khiển theo kênh hướng và kênh cao truyền đến thiết bị tự lái để điều khiển tên lửa tiếp cận đến mục tiêu.

* Phân loại

Dựa vào dạng năng lượng sử dụng có: TBTD vô tuyến; TBTD hồng ngoại; TBTD laser; TBTD truyền hình ảnh; TBTD siêu âm; TBTD quang học...

Dựa vào vị trí đặt nguồn năng lượng sơ cấp: TBTD chủ động, TBTD bán chủ động, TBTD thụ động.

Dựa vào mối liên kết của bộ đo tọa độ với thân tên lửa: TBTD liên kết cứng, TBTD liên kết mềm, TBTD liên kết kết hợp, TBTD không liên kết.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip