3A.SS vi tri, vtro QH-HDND, CP-UBND

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Bài 3A- HĐND-Ủy ban nhân dân

Câu 1: So sánh vị trí, vai trò của QH vs HĐND; CP vs UBND?

·         SS vị trí, vai trò của QH vs HĐND:

Giống nhau:

Quốc hội và HĐND đều được nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân => là cq đại diện cho nhân dân; đều trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát.

Khác nhau:

Tiêu chí

Quốc hội

HĐND

Vị trí

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cả nước.

Cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

-          Là cq duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực cấp trên => đơn nhất quyền lực thống nhất.

Vai trò

- HĐND có vai trò đại diện:

+ HĐND gồm những đại biểu do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín;

+ Các đại biểu HĐND thay mặt nhd thực hiện quyền lực Nhà nước

Chức năng

Có 3 quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp.

-Qđ những vấn đề tối cao, những vấn đề quan trọng cùa nhà nước, những vấn đề cơ bản về tổ chức, hoạt động, qđ cách giải quyết các mối quan hệ.

-Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của BMNN

Có 2 quyền:

-Qđ những chủ trương, biện pháp để thực thi: các VB Hiến pháp, luật và các VB của cơ quan quyền lực cấp trên tại địa phương.

+ Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

+ Qđ những vấn đề quan trọng ở địa phương

- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. 

+ Hình thức giám sát, trả lời chất vấn, xem xét văn bản QPPL, bỏ phiếu tín nhiệm

Căn cứ pháp lý

Điều 83 (Hiến pháp)

Điều 119(Hiến pháp)

SS vị trí, vai trò, chức năng của Chính phủ và UBND

Giống nhau:

-          Đều là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước

+ Chấp hành văn bản (nghị quyết)

+ Kiểm tra, giám sát

-          Đều thuộc cơ quan hành chính nhà nước, chức năng quản lý hành chính nhà nước (quản lý chung trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng trong phạm vi thẩm quyền của mình). Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung.

Khác nhau:

Tiêu chí

Chính phủ

UBND

Vị trí, vai trò

-Là cơ quan chấp hành của quốc hội, chịu trách nhiệm hết bằng văn bản

- Là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp

Chức năng

-Cơ quan hành chính NN cao nhất của nước CHXHCNVN = > chỉ đạo thống nhất toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước => quản lý hành chính nhà nước là quản lý vĩ mô: trên các lĩnh vực, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của BMNN từ TƯ đến cơ sở, đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; đảm bảo việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

-Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành: Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và của HĐND cùng cấp. => đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng.

- UBND chỉ đạo và điều hành hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương, đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương các cơ sở. UBND cấp trên chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp.

Căn cứ pháp lý

Điều 109 Hiến pháp:

+ “Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.

+ CP thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT_VH_XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của NN, bảo đảm hiệu lực của BMNN từ TƯ đến cơ sở, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xd và bảo vệ đất nước, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vc và văn hóa của ND.

+ CP chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác với QH, UBTVQH, CTN.”

Điều 123 Hiến pháp

+UBND do HĐND bầu cử, là cq chấp hành của HĐND, cq hành chính NN ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các VB của cơ quan NN cấp trên và nghị quyết của HĐND.”

Câu 2. So sánh vị trí pháp lý của HĐND và UBND? Nêu thực trạng và giải pháp để đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND (hoặc UBND) cấp xã (hoặc cấp huyện, cấp tỉnh) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trả lời:

 *  So sánh vị trí pháp lý của HĐND và UBND:

HĐND

UBND

Vị trí, vai trò

- HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhd đphg bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhd và cơ quan quyền lực cấp trên (Điều 119)

 HĐND là cơ quan đại diện:

+ HĐND gồm những đại biểu do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín;

+ Các đại biểu HĐND thay mặt nhd thực hiện quyền lực Nhà nước

-          HĐND là cơ quan quyền lực ở  địa phương

Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. (điều 123)

èLà cơ quan chấp hành của HĐND

-          UBND là cơ quan hành chính

Chức năng

HĐND thực hiện 2 chức năng chính: Quyết định và Giám sát. Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; và Giám sát đối với hoạt động của thường trực

HĐND, UBND, các cơ quan chuyên môn; Tòa án, Viện kiểm sát.

- UBND tổ chức và chỉ đạo việc thực thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và của HĐND cùng cấp.

- UBND chỉ đạo và điều hành hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương, đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương các cơ sở. UBND cấp trên chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp.

(Luật tổ chức HĐND, UBND 2003)

Nhiệm vụ và quyền hạn

- Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân cấp của Chính phủ;

2. Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương

- Quyết định dự toán thu – chi ngân sách, quyết toán, điều chỉnh ngân sách địa phương trong phạm vi thẩm quyền.

4.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của HĐND, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật;

2

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình HĐND thông qua để trình Chính phủ phê duyệt;

2. tham gia cùng các cơ quan chuyên môn,cơ quan nhà nước cấp trên trong việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương

- Lập dự toán thu, chi, phân bổ ngân sách trình hĐND xem xét quyết định.

Phương thức hoạt động

-          Hoạt động thông qua kỳ họp HĐND, thông qua hoạt động chuyên trách của Thường vụ HĐND, hoạt động của Đại biểu hội đồng.

-          Thông qua hoạt động tập thể của HĐND

-Hoạt động chuyên trách, liên tục.

Chịu trách nhiệm tập thể của UBND và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.

       *  Thực trạng và giải pháp để đổi mới hoạt động của HĐND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội:

     Nhìn chung, HĐND cấp xã, Phường đã cố gắng trong tổ chức hoạt động để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, tạo được chuyển biến tiến bộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Về mặt tồn tại, Hoạt động của HĐND còn hình thức, chất lượng, hiệu quả hạn chế, chưa thiết thực, chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri…

- Thực trạng:

+ Về cơ chế tổ chức: Đại biểu HĐND hầu hết là kiêm nhiệm, nhân sự và biên chế chuyên trách ít. Về cơ bản, HĐND xã trong những nhiệm kỳ qua đã tổ chức mỗi năm 2 kỳ họp như thường lệ, ban hành các nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả nhiệm kỳ và mỗi năm; nghị quyết về thu chi ngân sách hàng năm để UBND cùng cấp triển khai thực hiện. Ngoài ra, HĐND xã còn xem xét thông qua các nghị quyết theo yêu cầu của cấp trên như nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất xã; đặt, đổi tên đường; … để cấp có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn.

+ Về mặt đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân:

     Chúng ta đều biết, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước đều được tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở. Mỗi chính sách khi triển khai vào thực tế đều tác động thuận hoặc nghịch đối với quyền lợi của người dân. Với nhóm người này thì được lợi (nhiều hoặc ít), nhưng với nhóm người khác lại bị thiệt hại (nhiều hoặc ít). Người được lợi hay bị thiệt đều cần có HĐND ở cấp trực tiếp nhận biết một cách cụ thể để bảo vệ hoặc bênh vực. Nhưng HĐND xã chưa làm được điều đó. Nhất là đối với địa phương mà nông dân bị thu hồi đất để phục vụ mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp sang khu công nghiệp hay khu đô thị, vấn đề tiền đền bù đất hầu hết chưa thỏa đáng, để nông dân còn có nhiều bức xúc dẫn đến khiếu nại; vấn đề dân sinh sau khi thu hồi đất chưa đảm bảo HĐND chưa đưa được ra những chính sách về đào tạo nghề, hướng nghiệp cho bà con nông dân khi mất đất, thiếu chỉ đạo, hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn hợp lý để dẫn đến nhiều hệ lụy sau đô thị hóa.

Việc tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân chưa tốt.

Trên thực tế, qua thăm dò dư luận mới đây ở Hà Nội có tới 47,2% số phiếu cho rằng lãnh đạo tiếp thu ý kiến của nhân dân hạn chế; 16,2% thờ ơ xem nhẹ, cá biệt có 4,7% không tiếp thu, tìm cách đối phó, cứ để như cũ. HĐND, Thường trực, các Ban, đại biểu HĐND và cử tri không có quyền lực gì ngoài quyền “kiến nghị”, “yêu cầu”, “chất vấn” chung chung. Bởi thế, hiện tượng phổ biến hiện nay là nhân dân rất ít đến với HĐND để kiến nghị. Hầu như chưa có HĐND xã nào thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo phản ảnh của dân để có báo cáo lên cấp trên hoặc đưa vào chương trình kỳ họp HĐND xã để xem xét, ban hành nghị quyết để bảo vệ, bênh vực lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân. Có thể nói, HĐND xã còn xa rời cuộc sống thực tại của dân, vai trò của người đại diện, người bảo vệ cho quyền và lợi ích của dân bị mờ nhạt.

+ Về các kỳ họp của HĐND:

     Nội dung kỳ họp HĐND các cấp có rất nhiều vấn đề (ít nhất không dưới 9 nội dung theo luật định, lại còn các nội dung chuyên đề, báo cáo thẩm định của các Ban HĐND), trong khi đó thời gian của mỗi kỳ họp lại rất ít, từ 1 đến 2 ngày, cá biệt có cấp xã chỉ họp có 1/2 ngày. Điều đó dẫn tới các vấn đề cần thảo luận, quyết định và ra nghị quyết không tương xứng với thời gian kỳ họp, là một nguyên nhân làm cho kỳ họp HĐND nhiều khi chỉ là hình thức, chung chung, không đi sâu vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm, xây dựng các phương án khả thi.

+ Về cơ chế đảm bảo điều kiện hoạt động của HĐND: chưa đáp ứng được yêu cầu. Hầu hết các HĐND không có trụ sở làm việc riêng; không có văn phòng riêng; thêm khó khăn hơn bởi năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, điều kiện phục vụ công việc, chế độ phụ cấp, rất thấp.

     Qua đó thấy thêm rằng HĐND cấp xã mới chỉ chú trọng và thực hiện được chức năng quyết định, vì thực hiện chức năng này đơn giản, dễ làm; đối với HĐND cấp xã chưa chú trọng đúng mức việc thực hiện chức năng giám sát giữa hai kỳ họp.

     Tóm lại, từ cơ chế tổ chức, cơ chế giao nhiệm vụ, đến cơ chế đảm bảo điều kiện hoạt động của HĐND hiện hành, nhằm thực hiện quyền lực, thực hiện nhiệm vụ của HĐND còn nhiều vướng mắc, chưa thông thoáng, hiệu quả hoạt động của HĐND còn nhiều hạn chế, còn mang nặng tính hình thức.

- Giải pháp:

+ Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đại biểu tại kỳ họp và ngoài kỳ họp đó, đặc biệt là hoạt động chất vấn và tính khả thi của các nghị quyết.

     Cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các cấp uỷ Đảng đối với HĐND các cấp. Các đại biểu chuyên trách trong HĐND không nên kiêm nghiệm các chức danh trưởng, phó các cơ quan Nhà nước để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

     Cần nâng cao năng lực, hiệu lực giám sát của HĐND. Giám sát của HĐND phải góp phần tích cực vào việc giải quyết trả lời các kiến nghị của cử tri; các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; các vụ việc tiêu cực; các vi phạm về quản lý kinh tế, tài chính và các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

+ Cần có quy định cụ thể để HĐND quyết định có hiệu quả những mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương theo nguyên tắc phân cấp, đặc biệt là theo tinh thần Nghị quyết đại hội X về việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

+  Tiếp tục phát huy cơ chế bầu cử mới, bảo đảm cho dân để cử, ứng cử, lựa chọn các đại biểu HĐND thực sự là người đại diện cho dân.

     Cần nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Tiếp xúc cử tri là điều kiện để người đại biểu thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trước sự tín nhiệm của nhân dân.

Trên cơ sở đó, đại biểu, HĐND tiếp thu, nghiên cứu, đề xuất với cấp trên để có chủ trương, chính sách, giải pháp phù hợp; giải quyết kịp thời những bức xúc, chấn chỉnh những sai lệch, yếu kém trong quản lý Nhà nước.

Để hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND phát huy đầy đủ, đáp ứng những yêu cầu nêu trên thì những cơ chế, giải pháp cần tập trung làm tốt là:

Tiếp tục nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND dưới nhiều hình thức: tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử, ở nơi công tác, ở nơi cư trú; tiếp xúc cử tri thông qua cuộc sống sinh hoạt cộng đồng; tiếp xúc cử tri theo giới, ngành, lĩnh vực; không nên hạn chế thành phần, số lượng cử tri tham gia tiếp xúc, tránh chỉ tiếp xúc với “đại cử tri” như hiện nay.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền để nhân dân hiểu đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc tham gia xây dựng chính quyền. Sớm ban hành những quy định pháp lý về khen thưởng, về bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với đại biểu HĐND.

+  Cần nâng cao năng lực, hiệu lực giám sát của HĐND. Giám sát của HĐND phải góp phần tích cực vào việc giải quyết trả lời các kiến nghị của cử tri; các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; các vụ việc tiêu cực; các vi phạm về quản lý kinh tế, tài chính và các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động giám sát của HĐND cũng như của cử tri đối với Nhà nước hiện là khâu yếu nhất của HĐND cũng như của cử tri, vì thiếu những chế tài pháp lý và những giải pháp đủ mạnh. Để hoạt động giám sát của HĐND cũng như của cử tri được nâng cần: Cần nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu, gắn với đổi mới cơ cấu đại biểu tham gia HĐND các cấp; phải đảm bảo những quy định chặt chẽ về quyền của giám sát, không dừng lại ở “yêu cầu”, “kiến nghị”,“chất vấn”, mà phải là chế tài bắt buộc các cơ quan làm sai phải khắc phục và chịu trách nhiệm về hậu quả đã gây ra, đồng thời cũng có những chính sách động viên, khích lệ cơ quan làm tốt. Sớm ban hành các quy định để các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp kiểm tra, kiểm soát (giữa MTTQ, Hội cựu chiến binh, thanh tra Chính phủ); nâng cao kỹ năng giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, các cán bộ trong cơ quan, tổ chức này.

+ Tăng cường các điều kiện vật chất cho hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND như trụ sở, điều kiện, phương tiện làm việc cho đại biểu, đội ngũ giúp việc, điều kiện thông tin. Như: Có bộ máy giúp việc đủ mạnh về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có trụ sở, phương tiện làm việc tối thiểu, nhất là HĐND cấp xã, kinh phí hoạt động, các chế độ cho đại biểu, vấn đề thi đua, khen thưởng. Xây dựng, củng cố các cơ quan dân cử, trong đó có HĐND là vấn đề quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, là một trong những vấn đề bức xúc trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

*NẾU VIẾT VỀ THỰC TRANG UBND CẤP XÃ

 Thực trạng và giải pháp để đổi mới hoạt động của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội:

     Nhìn chung, trong nhiệm kỳ của mình, UBND xã đã quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBND và HĐND, dưới sự giám sát của HĐND xã; UBND đã tích cực chỉ đạo, điều hành, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ về tổ chức quản lý, chỉ đạo việc  thi hành pháp luật ở địa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh.

+) Thực trạng hoạt động của UBND:

-          Tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và công tác chỉ đạo điều hành  

Trong nhiệm kỳ của mình, Ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ đạo các ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện một số giải pháp tích cực để ổn định và thúc đẩy kinh tế của địa phương tiếp tục tăng trưởng và phát triển, các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng; chăm lo đến an sinh xã hội; công tác khám sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, các lĩnh vực văn hóa được tổ chức thường xuyên. An ninh chính trị, tăng cường bảo đảm trật tự an toàn xã hội, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu giao hàng năm. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo được giải quyết, hạn chế đơn, thư khiếu nại vượt cấp;

+ Tổ chức bộ máy UBND xã đúng theo quy định của pháp luật. Cơ cấu, số lượng thành viên UBND xã do HĐND xã bầu ra theo đúng quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND và các Nghị định của Chính phủ. Các thành viên UBND xã hầu hết đều có trình độ, và đã được bồi dưỡng về lý luận chính trị; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực công tác.

+ Việc thực hiện  Quy chế làm việc của UBND xã:

      Duy trì tốt chế độ họp UBND định kỳ hàng tháng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh và triển khai kế hoạch cho thời gian tới. Những nội dung quan trọng và những vấn đề bức xúc đều được thông qua tập thể lãnh đạo UBND xã thống nhất và xin ý kiến Đảng ủy nếu xét thấy cần thiết trước khi chỉ đạo giải quyết.

     Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện (quận), Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết của HĐND và tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên UBND xây dựng chương trình công tác riêng và thống nhất chương trình công tác của UBND hàng tuần, tháng; UBND đã dành thời gian đi cơ sở, làm việc với các thôn xóm (khu phố), phối hợp với HĐND, các đoàn thể đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các ban, ngành, đoàn thể ở thôn xóm trên nhiều lĩnh vực công tác nhằm kịp thời tháo gở những khó khăn vướng mắc và giúp Ban lãnh đạo các thôn xóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

     Trong điều hành, UBND xã luôn bám sát các chỉ tiêu của huyện, Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã giao hàng năm; tham gia xây dựng chương trình, Nghị quyết về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh. Kịp thời xin chủ trương của Đảng ủy và HĐND về các vấn đề quan trọng và bức xúc. Hàng tháng tại các cuộc họp Đảng ủy, UBND xã điều có báo cáo về tình hình hoạt động điều hành của UBND, từ đó các chỉ đạo điều hành của UBND xã điều được sự đồng tình của Đảng ủy và HĐND.

     Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa UBND xã với Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể, đảm bảo việc chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Về việc thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền của UBND xã trên một số lĩnh vực chủ yếu:

+ Trên lĩnh vực kinh tế:

     Ủy ban nhân dân xã chủ trương tập trung phát triển kinh tế theo cơ cấu nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Trong đó chú trọng khai thác thế mạnh của địa phương: địa phương có lợi thế về sản xuất nông nghiệp thì thực hiện  chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn: trâu bò sinh sản, lúa năng suất chất lượng cao, nhờ áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến, nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập người dân ngày càng nâng cao, giá trị tăng trưởng kinh tế bình quân đều tăng hàng năm.

     Địa phương có quỹ đất giao cho nhiều khu công nghiệp thì chú trọng việc đào tạo nghề hướng nghiệp đưa công nhân vào làm tại các nhà máy, góp phần tạo thu nhập cho người dân.

    Địa phương có thế mạnh về du lịch chú trọng đến phát triển dịch vụ; khu vực trung tâm chủ yếu phát triển thương mại, dịch vụ.

     UBND xã đầu tư xây dựng một số công trình trong lĩnh vực giao thông như làm một số tuyến đường liên xã, cùng nhân dân bê tông hóa đường làng đến từng ngõ xóm; cải tạo tu bổ và xây mới trường học, trạm y tế, nhà văn hóa …; hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, kênh mương.

     Về thu – chi ngân sách có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

+ Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội:

     Thông tin tuyên truyền được phát rộng rãi trên toàn xã thông qua hệ thống loa phát thanh hàng tuần, nội dung chủ yếu là tin thời sự tổng hợp diễn ra trong tuần, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương; tổ chức tốt các ngày lễ, hội, hội nghị.

     Tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn do cấp trên tổ chức; tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, các buổi giao lưu văn nghệ - TDTT... Tập trung tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng tủ sách công cộng bằng việc vận động mọi người cùng góp sách.

     Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa hàng năm trên 90%, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm; thực hiện các chính sách đối với người có công với Cách mạng, với người neo đơn, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Trên lĩnh vực giáo dục, y tế:

     Giáo dục: Là công tác luôn được Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học. Đầu tư thêm nhiều hệ thống máy chiếu vào dạy học, cải tạo các phòng thí nghiệm, thư viện trong nhà trường. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học, đạt kết quả tốt.

     Y tế: trạm y tế được cải tạo và trang bị tốt hơn nhằm chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân, thực hiện khám chữa bệnh định kỳ cho người già và trẻ nhỏ.

+ Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh:

     Duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nâng cao cảnh giác, chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra như thiên tai, bão lụt, phòng chống cháy nổ; làm tốt công tác huấn luyện quân sự theo đúng kế hoạch, thực hiện tốt công tác giao ban cụm an toàn làm chủ đúng định kỳ và có chất lượng; Đồng thời, chỉ đạo triển khai tốt công tác công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động thanh niên đúng độ tuổi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, đảm bảo đúng chỉ tiêu.

+ Hoạt động tư pháp:

     Số lượng đơn, thư khiếu nại, tranh chấp vẫn còn nhiều nhưng có giảm hàng năm, tỷ lệ hoà giải thành này càng. Các vụ việc tranh chấp được hòa giải thành ở thôn xóm hoặc Hội đồng hòa giải xã.

     UBND xã xây dựng Quy chế tiếp dân, có lịch phân công lãnh đạo tiếp dân định kỳ. Hàng ngày có cán bộ chuyên môn tiếp dân và trả lời các ý kiến của nhân, có mở sổ tiếp dân theo quy định. Công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tay nhân dân được thực hiện nghiêm túc. Công khai các văn bản quản lý Nhà nước về nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân, hướng dẫn nhân dân về thủ tục hành chính, đổi mới công tác cán bộ và công tác tiếp dân. Nhất là công khai danh sách người có công với cách mạng, danh sách thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, công khai các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá, ấp văn hoá, công khai văn bản quản lý hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký quyền sử dụng đất…

+ Về công tác giải quyết hành chính và thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương:

     Thường xuyên chỉ đạo các ngành chuyên môn chấn chỉnh lề lối làm việc, thực hiện cơ chế một cửa, giải quyết công việc nhanh chống, tạo sự tin tưởng trong nhân dân khi đến liên hệ công việc, giảm thiểu thời gian đi lại và thủ tục cho nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất. Đồng thời ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân, nâng cao nhận thức về Đảng, Nhà nước cho cán bộ, công chức, nhân dân, tạo mối quan hệ mật thiết giữa các cấp lãnh đạo, các ngành liên quan với các ấp và nhân dân. Qua đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cán bộ, công chức, phản ánh đến các ngành chức năng giải quyết kịp thời, thoả đáng.

+) Tồn tại hạn chế:

 - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất, phát huy hết thế mạnh, tiềm năng của địa phương.

- Công tác giải quyết các việc còn tồn động sau thanh tra, phúc tra vẫn chưa dứt điểm; tình trạng đơn thư khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp vẫn còn diễn ra.

- Công tác sửa sai hộ khẩu còn chậm; công tác tham mưu cho lãnh đạo về việc thu thuế, các quỹ và  việc thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản chưa đáp ứng.

 - Tiến độ về cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất có phần tích cực hơn song chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; việc xử lý những trường hợp lấn chiếm đất đai chưa dứt điểm; công tác giải quyết, quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc giải quyết đất dân cư vùng quy hoạch bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang khu công nghiệp và đô thị.

- Tình hình trật tự xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là nạn chơi số đề, bài bạc và gần đây là nạn trộm cắp xe máy, xe đạp và trộm chó.

- Phong trào và chất lượng xây dựng làng xã, gia đình văn hóa chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, hoạt động của HTX môi trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương.

+) Nguyên nhân:

Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra, ảnh hưởng lớn đến sản xuất,chăn nuôi cũng như sức khỏe của nhân dân.

- Trình độ, trình độ, năng lực của 1 số cán bộ còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhiệt tình. Năng lực tham mưu chưa mạnh, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình, chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương; sự kết hợp giữa các tổ chức ban ngành chưa đồng bộ, năng lực tổ chức còn hạn chế, tránh va chạm, thiếu tính năng động, sáng tạo. vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả công tác của một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai và quản lý xây dựng.

- Đội ngũ Công an viên chưa thực hiện lịch trực, lịch tuần tra canh gác, còn để đối tượng có cơ hội hoạt động.

Đội ngũ HTX môi trường tuy đã được củng cố lại song hoạt động còn thiếu đồng bộ, thiếu kiên quyết đối với các thành viên HTX.

+) Giải pháp:

- Tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, biết phát huy được tiềm năng, thế mạnh của xã nhà; tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và mọi nguồn lực để chỉ đạo các ngành, các thôn thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của các ban và cán bộ chuyên môn thuộc UBND xã trong việc thực hiện đúng những nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, đặc biệt là thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể UBND, của Chủ tịch UBND. Tiếp tục kiện toàn bộ máy của UBND.

- Xây dựng mối đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ, duy trì và thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế đã đề ra, mỗi cá nhân, tổ chức cần phát huy hết năng lực, trách nhiệm của mình

- Làm tốt công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình giải quyết công việc với người dân, tổ chức, doanh nghiệp; gắn công tác cải cách hành chính với chống  tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong công tác thanh tra, kiểm tra phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan để tránh trùng chéo. Những vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật.

- Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức của UBND. Chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hành chính và ý thức, trách nhiệm công vụ của đội ngũ công chức theo hướng gần dân, vì nhân dân phục vụ.

- Tạo điều kiện, phương tiện làm việc, nhất là tạo điều kiện cho việc chủ động về ngân sách, mở rộng các khoản thu; trang bị những phương tiện làm việc cần thiết và từng bước hiện đại hóa theo yêu cầu tin học hóa hệ thống quản lý hành chính nhà nước.

- Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, định hướng dư luận. Hướng dẫn cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác chấp hành pháp luật; đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng cùng các cấp, các ngành khắc phục mọi khó khăn để xây dựng xã ngày càng phát triển hơn

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip