Chương 3: CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG THỨ HAI SAMUDAYA " Nguồn gốc của Dukkha"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chân Lý Tối Thượng Thứ Hai nói đến sự xuất hiện hoặc căn nguyên của dukkha ( Dukkha samudaya-ariyasacca). Định nghĩa phổ biến nhất về Chân Lý Tối Thượng Thứ Hai thường được tìm thấy trong các Kinh Phật như sau: 

" Nó là sự "thèm khát " (tanha) tái hiện và tái tạo hết lần này đến lần khác (ponobhavika), nó gắn liền với lòng tham (nandiragasahagata), và nó xuất hiện mọi lúc mọi nơi (tatratatrabhinandini), nó thường được gọi là (1) thèm khát niềm hạnh phúc (kama-tanha), (2) thèm khát sự tồn tại (bhava_tanha), và (3) thèm khát sự không tồn tại (vibhava-tanha).

Sự thèm khát này xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, nó tạo ra mọi hình thức đau khổ. Nhưng chúng ta không nên xem nó là căn nguyên thứ nhất, vì không thể nào có căn nguyên thứ nhất, theo Phật Pháp, vạn vật đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngay cả sự "thèm khát này, tanha, thứ được xem là căn nguyên của dukkha, cũng xuất nguồn (samudaya) từ một thứ khác là cảm giác (vedana), và cảm giác này xuất nguồn từ sự tiếp xúc (phassa), và vân vân, tạo thành một chu kỳ khép kín mà ta gọi là Paticca-samuppada.

Vì vậy tanha, sự thèm khát, không phải là căn nguyên thứ nhất và duy nhất của dukkha. Nhưng nó là căn nguyên cụ thể và dễ nhận thấy nhất của dukkha.

Ở đây sự thèm khát không những là sự khao khát, lưu luyến, ham muốn vật chất và quyền lực mà còn là sự khao khát, lưu luyến, ham muốn các ý tưởng và các lý tưởng, các khái niệm, các đức tin (dhamma-tanha). Theo Phật pháp, mọi rắc rối và xung đột trong thế gian này, từ nhỏ đến lớn đều có nguồn gốc từ "sự thèm khát " vị kỷ này. Từ quan điểm này, mọi vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị đều có căn nguyên là " sự thèm khát" vị kỷ. Đức Phật dạy Ratthapala rằng, " Thế gian luôn thèm khát, và trở thành nô lệ của sự thèm khát này". Mọi người sẽ thú nhận rằng mọi điều các hại trong thế gian này đều được tạo ra bởi sự thèm khát vị kỷ. Không quá khó để có thể hiểu được điều này.

Từ kamma trong tiếng Pali hoặc từ kamma trong tiếng Phạn có nghĩa là " hành vi", hành động". Nhưng trong Phật giáo nó mang nghĩa riêng: nó chỉ có nghĩa là hành vi thuộc ý muốn không phải là mọi hành động. Nó cũng không có nghĩa là kết quả hoặc hậu quả của một hành động như mọi người thường thầm tưởng. Trong Phật giáo karma hoàn toàn không có nghĩa là hậu quả của hành động; hậu quả của hành động được gọi là kamma-phala hoặc kamma-vipaka.

Ý muốn có thể được xem là tốt hoặc xấu, cũng giống như sự ham muốn có thể được xem là tốt hoặc xấu. Thế nên karma có thể là tốt hoặc xấu. Karma tốt (kusala) dẫn đến kết quả tốt, và karma xấu (akusala) dẫn đến kết quả xấu. " Sự thèm khát ", ý muốn, karma , dù tốt hay xấu đều có một điểm chung: sự liên tiến của nó - tốt liên tục hoặc xấu liên tục. Chúng chỉ tương đối tốt hoặc tương đối xấu, và tồn tại trong chu kỳ khép kín (samsara).

Một Arahant, qua hành vi của mình, không tích lũy karma, vì Người đã thoát khỏi mọi ý nghĩ sai lạc về bản ngã, không còn "thèm khát", không còn ô uế( kilesa, sasava dhamma) nữa .

Chúng ta không nên nhầm lẫn thuyết karma với thứ được gọi là "luân lý" hoặc " thưởng phạt". Ý tưởng về luân lý hoặc thưởng phạt có nguồn gốc khái niệm về đấng Tối cao, Thượng đế, người đóng vai trò phán xét. Hai từ "công bằng" luôn mang nghĩa mơ hồ và nguy hiểm, nó có hại cho loài người hơn là đem lại lợi ích cho họ.Thuyết karma là thuyết nhân-quả; nó là quy luật tự nhiên, nó không liên hệ gì đến sự công bằng hoặc thưởng phạt. Mọi hành vi thuộc ý muốn đều có nhân quả của nó. Hành vi tốt tạo ra kết quả tốt và hành vi xấu tạo ra kết quả xấu, nó không phải là sự công bằng, nó chỉ là một quy luật tự nhiên. Đây là điều dễ hiểu. Nhưng vấn đề khó khăn là : theo thuyết karma thì kết quả của một hành vi thuộc ý muốn có thể tái hiện ở kiếp sau.

Sau đây chúng tôi sẽ giải thích cái chết là gì theo quan điểm Phật giáo.

Chúng ta đã biết rằng bản ngã chỉ là sự kết hợp các sinh lực tinh thần và thể xác. Những gì chúng ta gọi là cái chết chính là sự chấm dứt trọn vẹn của thể xác. Các sinh lực này có hoàn toàn biến mất sau khi thể xác chết đi? Phật giáo nói rằng" Không". Ý chí, ý muốn, khao khát, vẫn còn tồn tại, vẫn còn tiếp diễn, từ kiếp này sang kiếp khác. Đây là thứ sinh lực mạnh mẽ nhất trên thế gian. Theo Phật giáo, sinh lực này không biến mất sau khi thể xác ngưng hoạt động; nhưng nó sẽ tiếp tục tồn tại ở hình thức khác, tạo ra sự tái tạo được gọi là tái sinh.

Lúc này câu hỏi được đặt ra là : Nếu không có bản ngã hoặc linh hồn trường tồn (atma) thì sự tái sinh này là gì ? Trước khi chúng ta tiếp tục nói đến sự tồn tại sau cái chết, chúng ta hãy tìm hiểu xem sự sống là gì, và nó tiếp diễn như thế nào. Những gì chúng ta gọi là sự sống chính là sự kết hợp của năm Phạm trù, là sự kết hợp của các sinh lực tinh thần và thể xác. Các sinh lực này không ngừng thay đổi; chúng không bất biến qua từng khoảnh khắc. Chúng được sinh ra và chết đi qua từng khoảnh khắc. " Các sinh lực này xuất hiện, phân rã, chết đi qua từng khoảnh khắc. Vì thế ngay tại kiếp sống này, chúng ta được sinh ra và chết đi qua từng khoảnh khắc, nhưng sự sống vẫn liên tục tiếp diễn. Nếu chúng ta hiểu rằng trong kiếp sống này chúng ta có thể liên tục tồn tại bất biến như bản ngã hoặc linh hồn, thì sao chúng ta không hiểu được rằng chính các sinh lực ấy cũng có thể liên tục tồn tại mà không cần đến bản ngã hoặc linh hồn sau khi thể xác đã chết?

Khi thể xác của chúng ta không còn hoạt động nữa, các loại sinh lực này không hề chết theo nó, trái lại chúng tiếp tục tồn tại ở một hình thức nào đó, thứ mà chúng ta gọi là kiếp sau. Một đứa bé yếu ớt vẫn mang trong mình tiềm năng trở thành một người mạnh khỏe. Sinh lực tinh thần và thể xác cấu thành thứ được gọi là linh hồn luôn ẩn tàng sức mạnh hình thành một dạng thức mới.

Vì không có thứ gì có thể trường tồn bất biến, không gì có thể tồn tại từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Do đó, rõ ràng là không gì bất biến có thể vượt qua hoặc luân hồi từ kiếp này sang kiếp sau. Đó là một chuỗi không thể phá vỡ, nhưng thay đổi qua từng khoảnh khắc. Chuỗi này thực ra là một sự vận động liên tục. Nó giống như một ngọn lửa sáng bừng trong đêm: nó không ngừng vận động nhưng vẫn là một. Một đứa bé lớn lên và trở thành một người sáu mươi tuổi. Rõ ràng người sáu mươi tuổi này không giống hệt đứa bé trước đó sáu mươi năm, nhưng ta không thể nói đây là một người khác. 

Tương tự, một người chết đi ở đây là tái sinh ở nơi khác không phải là cùng một người và cũng không phải là một người khác )na ca so na ca anno ). Sự khác biệt giữa sự chết và sự sinh chỉ là một khoảnh khắc. Theo quan điểm Phật giáo, vấn đề sự sống sau cái chết không phải là vấn đề bí ẩn, và một Phật tử không bao giờ lo lắng về vấn đề này.





Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip