Kì 19: Lập hồ sơ tội phạm dựa trên địa lý vùng gây án

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Lưu ý: Bài viết dưới đây có đi kèm một số ảnh nhưng wattpad không kèm ảnh, nếu bạn gặp khó khăn trong việc tưởng tượng xin hãy sử dụng "liên kết ngoài" để tham khảo bản gốc của bài viết này


Nguồn: Criminal Minds by Katherine Ramsland (Geographic Profiling)

Dịch và chỉnh sửa: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Note: Mình lấy bản rút gọn của chương này ở trang crimelibrary. Mình cũng có đối chiếu với sách và bổ sung một số thứ cần thiết, nhưng do mình không có mua sách mà chỉ tham khảo mấy trang sách google hiển thị cho nên khó tránh khỏi sai sót. Hình như quyển này là chung chung về tâm lý tội phạm. Người post bài trên crimelibrary chỉ cắt phần nào liên quan đến Geographic Profiling mà đăng lên thôi.

Ờm thì đây là lần đầu mình dịch thể loại này, trước giờ mình không thích dịch những gì mình không có kiến thức về nó. Hôm bữa đang tìm đọc các vụ án liên quan đến bệnh Đa Nhân Cách thì thấy cái này. Đọc thử thì có vẻ hay hay, mà mấy bài trên fanpage thì hình như không đi sâu vào thể loại này lắm cho nên mình định dịch. Dầu gì nó cũng ngắn. Nói ngắn chớ một trang của nó cũng tầm 4 trang word chứ chả chơi. Mấy bạn đọc xong thấy hay và muốn đọc phần tiếp theo thì like và com để tiếp sức cho người dịch nhé, không thì mình lười bỏ ngang thật ấy, hu hu. 

Mình có cắt bớt một số thứ mà mình nghĩ không cần thiết khi dịch trang 1. Thế nên bạn nào đối chiếu với trang mà mình đưa cũng đừng thắc mắc nhé :D 

.

.

.

"Trong tất cả các loài động vật thì con người là loài duy nhất tàn nhẫn. Họ là người duy nhất gây ra vết thương cho kẻ khác chỉ vì sự vui sướng khi làm nó." – Mark Twain

.

.


Ngẫu nhiên hay là Sắp đặt?

Theo John Douglas, người từng lập hồ sơ tội phạm ở FBI, thì nhiều kẻ giết người hàng loạt bị thôi thúc bởi "ước mong được sáng tạo và gìn giữ thần thoại của riêng bọn chúng." Một trong những vụ án phức tạp nhất đi theo suy nghĩ này, một vụ án mà khu vực gây án có vẻ là nhân tố quan trọng chính là "Kẻ giết người cung Hoàng Đạo" (Zodiac Killer).

Tại sao lại nói vụ án này được xếp vào dạng phụ thuộc vùng gây án? Là bởi vì Zodiac đã từng gửi đến cảnh sát một bản đồ vùng núi Mount Diablo. Hắn bảo rằng họ sẽ tìm được vài điều thú vị nếu họ thử đặt một radian trên núi Mount Diablo. Radian là đơn vị đo lường góc, được dùng bởi các kỹ sư và nhà toán học. Một radian bằng góc 57 độ, 17 phút, 44 giây. (Nhìn hình).


Nếu đặt radian trên bản đồ với tâm vòng tròn nằm ở núi Mount Diablo, một cạnh của nó đi qua khu vực trấn Vallejo có hai nạn nhân bị Zodiac giết, thì cạnh còn lại sẽ đi qua khu vực Presidio Height ở San Francisco, nơi một nạn nhân khác bị sát hại (hai nơi đánh dấu X trong hình). Điều này chứng tỏ rằng nạn nhân được chọn không phải vì bọn họ là ai mà là vì bọn họ ngẫu nhiên xuất hiện đúng thời gian, đúng địa điểm mà Zodiac cần để tạo nên "thần thoại" cho hắn.


Suy nghĩ này phần nào làm chuyển hướng cuộc điều tra, bởi vì dường như nghi can vụ án có chỉ số IQ khá cao so với vẻ ngu dốt mà cảnh sát những tưởng từ trong các bức thư của hắn. Những chữ sai chính tả, ngữ pháp lộn xộn giờ đây trông giống như là trò lừa cao tay hơn là bằng chứng về năng lực có hạn của hung thủ.

Mặc dù hung thủ chưa bao giờ bị bắt nhưng ý tưởng về những kẻ có thể chọn nạn nhân dựa theo vùng địa lý vì những lý do mà chỉ có hắn mới biết đã phát triển thành một loại phân tích tội phạm đặc biệt: Lập hồ sơ dựa theo địa lý vùng gây án (Geographic profiling). Vụ án kẻ giết người cung Hoàng Đạo không phải là vụ án đầu tiên, cũng không phải là vụ án cuối cùng để nhấn mạnh một sự thật rằng hung thủ thường hay hoạt động dựa trên bản đồ trong tâm trí của hắn. Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem xem việc lập hồ sơ những tên tội phạm dạng này bắt đầu như thế nào.

Lập hồ sơ và Địa lý

Khi lập hồ sơ tội phạm thì có rất nhiều thứ các nhà điều tra cần phải quan tâm, bao gồm thông tin cá nhân của nạn nhân, thời gian và địa điểm xảy ra vụ án, cách thức nạn nhân bị bắt, loại vũ khí mà hung thủ sử dụng, và bất kỳ bằng chứng nào về việc hung thủ ra tay quá mức cần thiết (overkill – ví dụ như bắn mười mấy phát đạn, hoặc đâm mười mấy dao. Hung thủ hoàn toàn không cần nhiều đạn hoặc vết đâm như vậy để giết nạn nhân)

"Tôi dùng một công thức," John Douglas nói, "Như thế nào + Tại sao = Ai. Nếu chúng tôi có thể trả lời được phần như thế nào và tại sao trong một vụ án, thì chúng tôi đã có thể có được câu trả lời chung."

Những thứ mà các nhà điều tra cần phải tìm hiểu trước khi thật sự thẩm vấn tội phạm bao gồm:

– Loại vũ khí được sử dụng.

– Bơi xảy ra vụ án (và nơi bỏ xác nạn nhân nếu hai nơi khác nhau)

– Vị trí của xác và có khi nào vị trí ấy đã bị thay đổi

– Vết thương trên người nạn nhân

– Những thông tin chi tiết khác về nạn nhân.

– Những yếu tố nguy hiểm mà hung thủ có thể gặp phải.

– Cách thức hắn dùng để khống chế nạn nhân.

– Bằng chứng hung thủ theo dõi nạn nhân hoặc "chữ ký" của hắn.

Ý tưởng căn bản là thu thập thật nhiều thông tin có ẩn chứa những "xu hướng" của hung thủ để các nhà điều tra có thể đưa ra những mô tả chung về nghi can chưa biết mặt (unsub = unknown suspect) về trên những phương diện như các thói quen cá nhân của hắn, có nghề nghiệp hay không, tình trạng hôn nhân và những tính cách đặc điểm tâm lý. Hồ sơ về hung thủ có thể được lập từ một hiện trường gây án, và bởi vì khoảng 70-75% các vụ án giết người xảy ra tùy theo tình huống chứ không hề nhất định, thì việc phát triển ra phương thức lập hồ sơ tội phạm mà không cần phải dựa vào những xu hướng lặp đi lặp lại (có nghĩa là dựa vào nhiều nạn nhân để tìm ra xu hướng hành vi của hung thủ) mang lại lợi ích rất lớn.

Một hồ sơ tâm lý tội phạm tốt là phải cung cấp được những thông số về loại người nào hay phạm phải tội nào, dựa trên ý tưởng rằng con người thường có khuynh hướng làm nô lệ cho tâm lý của họ và sẽ khó tránh khỏi việc để lại những manh mối. Những manh mối đó thường bao gồm:

– Giới tính hung thủ

– Động cơ phạm tội

– Bất kỳ bằng chứng nào về việc hung thủ là người có tổ chức hay không có tổ chức (hành động trật tự rõ ràng, tính toán kỹ vs hành động mạo hiệm, không hề tính trước)

– Gây án trong một vùng nhất định hay là di chuyển

– Bằng chứng về việc hung thủ hành động bốc đồng hoặc không thể kiềm chế được bản thân.

– Loại "Dấu vết cá nhân" hay "chữ ký" mà hắn để lại hiện trường.

– Những loại ảo tưởng có thể có liên quan đến vụ án.

– Bằng chứng về nghi thức tôn giáo ( như giết người để tôn vinh Satan...)

– Có "chiến lợi phẩm" nào bị lấy đi hay không (có một số vụ án hung thủ lấy đi một số đồ vật trên người nạn nhân như dây chuyền, nhẫn, để làm chiến lợi phẩm. Một số kẻ còn dùng chiến lợi phẩm ấy để nhớ lại và sống lại cảm giác thích thú, vui sướng khi hắn phạm tội.)

Hồ sơ dễ dàng được lập nếu hung thủ để lại những dấu hiệu về tâm lý bất thường như hành hạ nạn nhân, tổn thương nạn nhân sau khi nạn nhân đã chết, hay là một kẻ ái nhi (thích quan hệ với trẻ con). Một số tên giết người để để lại "chữ ký", biểu lộ hành vi của hung thủ có tính cách khác lạ, ví dụ như phô bày nạn nhân với những tư thế tủi nhục nhất, hay trói nạn nhân lại rồi thắt một cái nơ cầu kỳ. Những cái này giúp kết nối các hiện trường vụ án lại và cảnh báo cho những nhà điều tra về sự hiện diện của kẻ sát nhân hàng loạt hay cưỡng bức hàng loạt. Nếu phát hiện ra được xu hướng thì có thể đoán được những cuộc tấn công tiếp theo hay nơi dễ xảy ra những cuộc tấn công nhất. Theo Douglas, "chữ ký", hay những hành vi thực hiện để thỏa mãn cảm xúc chinh là chìa khóa quan trọng, "Tôi phát hiện ra chữ ký là kim chỉ nam đáng tin cậy để tìm ra hành vi của hung thủ phạm tội hàng loạt hơn là động cơ phạm tội của bọn chúng. Đó là vì động cơ có thể thay đổi và phát triển lên bậc mới, nhưng lý do cảm tính khiến hung thủ để lại chữ ký thì không." Có nghĩa là theo ông, phương thức giết người chỉ mang tính thực hành để kết thúc, còn chữ ký thì thỏa mãn sự cần thiết nào đó, độc nhất với mỗi tên giết người.

Những nhà phác họa hồ sơ tội phạm giỏi nhất thường tăng thêm kiến thức của họ thông qua những cuộc chạm trán với các loại tội phạm và nhờ đó đã phát triển trực giác về một số loại tội ác. Trong khi một số người chỉ trích tính suy luận của việc lập hồ sơ, phần chung là dựa trên kinh nghiệm lâu năm và các thông tin cơ bản kết luận từ những bằng chất vật lý và cả bằng chứng phi vật lý. Nhìn chung, các nhà lập hồ sơ tội phạm thường dùng những thuyết tâm lý cung cấp cho họ cách thức phân tích sự bất thường trong tâm lý hoặc xu hướng suy nghĩ của tội phạm. Họ còn dùng những dữ liệu thực tế như độ tuổi và tầm quan trọng của việc không có gia đình ổn định hoặc gia đình không hạnh phúc đối với  của tội phạm.

Hồ sơ không chỉ là công cụ đánh giá tâm lý của nghi can chưa biết mặt, mà còn bao gồm cả những loại thông tin khác. Biết được tuổi, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, loại công việc và những yếu tố xã hội khác cũng quan trọng như những bằng chứng về tâm lý bất thường. Thêm vào đó là những đặc điểm của những nơi mà kẻ giết người chọn để phi tang xác, ví dụ như Ted Bundy thích quăng xác tại những khu vực núi rừng rậm rạp ngoại thành Seattle. Đó là lúc mà một loại phân tích hoàn toàn khác được sử dụng.

Gần đây, sự phát triển trong khái niệm phác họa hồ sơ tội phạm nhấn mạnh vào xu hướng chọn vùng địa lý của nghi phạm: nơi chọn nạn nhân, nơi tội ác thực sự xảy ra, đường đi đến nơi bỏ xác, nơi và cách thức phi tang xác, và sự cô lập của nơi ấy. Tất cả những thông tin này cho chúng ta biết về sự di chuyển của tội phạm, phương thức vận chuyển, nơi hắn có thể sinh sống và khả năng vượt qua chướng ngại như đi qua ranh giới tiểu bang khác hay đi qua cầu.

Sự quen thuộc là một phần của vùng an toàn và nhiều kẻ giết người thường bắt đầu tội ác ngay nơi mà chúng sinh sống và với nạn nhân, những kẻ mà chúng cảm thấy an toàn để chọn. Một số nhà lập hồ sơ cho rằng kẻ giết người thường có bản đồ tâm lý, dựa trên những thói quen và hoạt động có thể ảnh hưởng đến, nếu không muốn nói là điều khiển hành vi của hắn.

Một kẻ giết người ở miền trung Tây Mỹ được cho là đã giết ít nhất tám cô gái trẻ hóa ra sống rất gần nơi hắn bắt cóc những cô gái ấy. Hắn còn làm việc chung với một trong số họ. Trong trường hợp của hắn, có rất nhiều sự giống nhau về địa lý với những tội ác mà hắn phạm phải. Thân thể của sáu người trong số đó được tìm thấy ở vùng nông thôn, năm nơi mà hắn phi tang xác tạo thành một vòng tròn kín với bán kính khoảng vài dặm. Điều này chứng tỏ nghi can phải di chuyển hướng này tới lui, có xe, và biết rõ khu vực này. Có hai cô gái bị giết trong cùng một nơi và bị bỏ xác ở hai nơi khác nhau, nhưng rất rõ ràng rằng tên giết người này muốn dùng nơi mà hắn quen thuộc.

Ứng dụng địa lý dạng này được sử dụng ngay cả trong các vụ án riêng lẻ trên phương diện nghiên cứu tội phạm vì mỗi nơi bỏ xác kể những câu chuyện khác nhau. Trong một vụ "Hoa Thược Dược Đen" nổi tiếng năm 1947 ở Los Angeles, một thi thể phụ nữ khỏa thân bị cắt thành hai và mất hết máu bị quăng ở một bãi đất trống trong khu dân cư, chỉ cách vài bước với vỉa hè, được quăng lúc sáng sớm sau khi sương đã rơi xong. Điều này chứng tỏ rằng hung thủ là kẻ liều lĩnh táo bạo hoặc bị loạn trí, hoảng hốt bởi vì hắn có thể dễ dàng bị phát hiện. Khi những thông tin và vật dụng cá nhân của cô ấy được tìm thấy thì việc xác định đường đi cũng hung thủ sẽ dễ dàng hơn và có thể đoán được nơi cô ấy bị giết. Một số người còn để ý rằng xác cô bị bỏ lại ở một nơi trong Los Angeles mà nhìn trên bản đồ thì giống cơ quan sinh dục của phụ nữ. Điều này có thể khẳng định rằng đây là một vụ giết người có kế hoạch và hung thủ là một kẻ bạo dâm ghét phụ nữ.

Nơi gây án quan trọng nhất trong loại phân tích này là nơi mà kẻ giết người thực hiện phần nào đó các hành vi tổn hại nạn nhân sự liên kết giữa nơi và và nơi hắn phi tang xác. Khi mà tên sát nhân di chuyển, thì có rất nhiều thứ có thể học được từ các loại vùng địa lý mà hắn chọn để giết và cảnh sát có thể cảnh báo cho người dân.

Nhưng lập hồ sơ tội phạm dựa trên địa lý vùng gây án có gì khác với lập hồ sơ tâm lý tội phạm? Ở đây là một cái bắt đầu với hiện trường vụ án và đi "ngược lại". Phần tiếp theo, "Tiếp cận vụ án" sẽ giải thích rõ hơn về cách thức làm việc của loại phân tích này.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip