Cau 2 Qua Trinh Nhan Thuc Ve Duong Loi Cnh Hdh Thoi Ki Doi Moi Cau 2 Qua Trinh Nhan Thuc Ve Duong Loi Cnh Hdh Thoi Ki Doi Moi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Câu 2: Quá trình nhân thức về đường lối CNH-HĐH thời kì đổi mới?

 

1.      Khái niệm về CNH-HĐH:

CNH-HĐH  là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến lao động kĩ thuật cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến ,hiện đại, dựa trên cơ sở phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2.      Quá trình nhận thức (quá trình đổi mới tư duy):

Đại hội 6(12/1986):

-          Đảng chỉ ra những nhận thức sai lầm về chủ trương CNH thời kì trước đổi mới : về mục tiêu; bước đi, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế.

-          Xác định nội dung CNH cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là thực hiện 3 chương trình mục tiêu: lương thực thực phẩm, hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, đây là sự thay đổi căn bản bước đi CNH chuyển trọng tâm từ công nghiệp nặng sang thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn. Đây là chủ trương phù hợp với thực tiễn và thế mạnh của nước ta.

-          Về cơ cấu kinh tế: sắp xếp cơ cấu kinh tế hợp lý, cơ cấu kinh tế trong chặng đường đầu tiên là: nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ (Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu phù hợp với quy luật về phát triển các ngành sản xuất vật chất, điều kiện thực tiễn và khả năng của đất nước ,phân công lao động và hợp tác quốc tế).

-          Về tốc độ CNH: trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ chưa thể đẩy mạnh CNH mà chỉ tạo tiền đề để đẩy mạnh CNH ở chặng đường theo.

-          Về phương thức tiến hành CNH: từ quan niệm bao trùm đó về nội dung và bước đi, phương thức tiến hành CNH được đổi mới như sau:

·         Quá trình CNH phải được tiến hành từng bước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

·         Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ chưa thể đẩy mạnh CNH mà chỉ tạo tiền đề để đẩy mạnh CNH ở chặng đường tiếp theo .

·         Phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn coi trọng tính khả thi và hiệu quả của các chương trình CNH .

·         Tồn tại lâu dài nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế .

·         Bước đầu chuyển sang nền kinh tế mở.

Đại hội 7(tháng 6/1991): “ phát triển lực lượng sản xuất CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm…”

-          Tiến hành CNH theo hướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.

-          -Điểm then chốt ở đây là bước đầu nhấn mạnh CNH theo hướng hiện đại. Đây là điểm rất quan trọng trong tư duy về CNH của Đảng là bước ngoặt trong lịch sử trong tư duy phát triển làm cơ sở cho việc thay đổi mô hình phát triển.

Hội nghị TW 7 ( khóa 7/1994):

-          Đưa ra nghị quyết về phát triển công nghiệp công nghệ “CNH-HĐH  là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế ,xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến lao động kĩ thuật cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến ,hiện đại , dựa trên cơ sở phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Đại hội 8:

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996) đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội chúng ta đã có điều kiện để chuyển mạnh sang thời kỳ CNH-HĐH , đại hội 8 đã tổng kết khẳng định các chủ trương về CNH được nêu ra ở các đại hội và nghị định trước đó.

-          Đại hội 8 đã nêu ra 6 quan điểm về CNH-HĐH:

·          quan điểm 1: giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc đi đôi với mở rộng đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ đối ngoại .

·          quan điểm 2: CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

·         quan điểm 3 :phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững .

·          quan điểm 4 : khoa học công nghệ được coi là động lực của sự phát triển.

·          quan điểm 5: lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản cho sự phát triển đầu tư và công nghệ.

·         quan điểm 6: kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006): Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:

-          Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngăn thời gian.

-          Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH, HDH.

-          Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

-          Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.

-          Đẩy nhanh CNH, HDH nông nghiệp nông thôn với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

-          Đẩy mạnh CNH, HDH phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.

3.      Đặc trưng CNH thời kì đổi mới:

-          Có 7 đặc trưng là:

-          Từ CNH gắn với quan niệm xây dựng quan hệ sản xuất XHCN đi trước mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất chuyển sang ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng 1 quan hệ sản xuất phù hợp.

-          Từ CNH với cách làm nóng vội bỏ qua các bước đi trung gian cần thiết đã chuyển sang thực hiện CNH vừa có bước đi tuần tự. Giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau vừa cho phép phát triển rút ngắn đi tắt đón đầu những thành tựu nhảy vọt về khoa học công nghệ của thế giới.

-          CNH-HĐH gắn với sự phát triển kinh tế thị trường.

-          Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đưa nước ta sang năm 2020 về cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp theo bước hiện đại.

-          CNH-HĐH bằng 1 nền kinh tế mở ,đa dạng hóa ,đa phương hóa phù hợp với thông lệ quốc tế hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập khẩu.

-          CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

CNH-HĐH phải tuân theo thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới thành 1 chỉnh thể hữu cơ có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip