Đổi mới lãnh đạo và quản lý đế tự do phát triển vận chuyển hàng đu Mỹ Úc Canada

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Omni- Channel tại thị trường Việt Nam

 Đã có nhiều dự báo cho rằng, omni-channel sẽ trở thành xu hướng của thị trường bán lẻ Việt Nam (VN) bởi những lợi ích mà giải pháp bán hàng đa kênh tích hợp này mang lại. Thực tế, omni-channel tại VN đang phát triển đến đâu?

Nhà cung cấp giải pháp

Hai tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất trong các bài viết về omni-channel chính là Haravan và Bizweb. Đây cũng là hai đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tích hợp các sàn thương mại điện tử để tăng cường hiệu quả của hoạt động kinh doanh dựa trên kết nối API (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng).

Điểm mạnh của hai nhà cung cấp này là sự kết nối của các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Sendo.vn, Lazada.vn, Adayroi.vn,... bên cạnh đó là một số các trang mạng xã hội được khai thác như: Zalo, Facebook. Thay vì việc người bán hàng phải tự liên hệ và làm việc với từng sàn giao dịch thì nhà cung cấp như Bizweb, Haravan làm việc đó. Hơn nữa, với kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử, Bizweb và Haravan cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung về phần mềm quản lý nội bộ cũng như truyền thông mạng xã hội qua Facebook hoặc truyền thông trên internet qua website.

Các tính năng cơ bản mà nhà cung cấp chào bán là:

(1) Kết nối đồng nhất các kênh bán hàng dựa trên công cụ quản lý;

(2) Quản lý tập trung các kênh bán hàng và tiếp nhận, xử lý đơn hàng với thời gian và chi phí hiệu quả nhất;

(3) Hỗ trợ hoàn tất đơn hàng với đối tác vận chuyển, thanh toán;

(4) Hỗ trợ quản lý nội bộ, truyền thông tích hợp. Mức giá mà đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp omni-channel này đưa ra dựa vào nguyên tắc "chia đều", tức là thay vì trả phí trọn gói cho dịch vụ sử dụng thì người bán hàng trả phí thuê theo tháng.

Khai thác Omni-Channel của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ giải pháp website omni-channel là điều tất yếu, không chỉ tăng hiệu quả bán hàng cho các đơn vị mà còn làm cho sự xuất hiện thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn trong đánh giá của người tiêu dùng cũng như công chúng. Tuy nhiên, các giải pháp về omni-channel không phải dành cho tất cả mọi loại hình DN. Vì loại hàng hóa mà các DN kinh doanh là khác nhau. Theo khảo sát của tác giả, chủ yếu các đơn vị sử dụng giải pháp website omni-channel là những DN đang chào bán hàng hóa tiêu dùng, đã được quy chuẩn theo các thông số chung. Như vậy, đối với DN sản xuất những mặt hàng đặc thù sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tạo danh mục sản phẩm để quản lý.

Đối với các siêu thị và công ty phân phối – những đơn vị đã có kênh phân phối truyền thống, giải pháp omni-channel, đặc biệt là trên internet sẽ hỗ trợ cho việc tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn trong điều kiện thói quen và hành vi mua hàng đang thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là việc số hóa hàng hóa và dịch vụ. Việc số hóa này không chỉ đơn thuần là chụp ảnh sản phẩm, mà còn cần hiểu rõ về thông số sản phẩm, lợi ích và công dụng của sản phẩm. Với vai trò là thành viên phân phối, việc tăng doanh số bán hàng là trách nhiệm của nhà phân phối, song việc hiểu rõ sản phẩm, cùng các quy cách của sản phẩm lại là trách nhiệm chủ yếu của nhà sản xuất. Nếu đó là sản phẩm công nghiệp và được sẵn sàng chia sẻ thông tin từ phía nhà sản xuất thì những thông tin sẽ có khả năng số hóa dễ dàng hơn. Song, thực tế thì số lượng sản phẩm được số hóa lại quá ít và không nhiều DN sản xuất, phân phối quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh đó, giải pháp omni-channel đòi hỏi sự định hướng mang tính chiến lược từ phía DN sử dụng, từ việc đầu tư cơ sở vật chất (đặc biệt là hệ thống máy chủ đối với các DN phân phối lớn) cho tới việc đầu tư nguồn lực con người (như đào tạo trình độ nhân viên).

Đối với các chủ cửa hàng nhỏ, giải pháp website omni-channel được xem là sự hỗ trợ cần thiết để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng. Song, một điểm hạn chế lớn nhất mà các chủ cửa hàng này sẽ gặp phải đó là sự đầu tư. Nếu chỉ đơn thuần là một cửa tiệm tạp hóa bán các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu thì omni-channel không dành cho họ. Nếu là một nhà phân phối nhỏ thì để cạnh tranh, sản phẩm phân phối phải độc quyền – một quyền lợi mà nhà sản xuất sẽ luôn đi kèm khá nhiều điều kiện khắt khe hoặc phải là một sản phẩm có mức giá cạnh tranh – yếu tố có thể giúp tăng doanh thu trong ngắn hạn nhưng lại giảm lợi nhuận trong dài hạn.

Đối với các DN sản xuất, giải pháp omni-channel sẽ giúp cho DN tối ưu hóa bán hàng từng kênh và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Ngoài việc sử dụng các kênh bán hàng truyền thống, những DN này mở rộng khai thác trên internet để giúp cho khách hàng "dễ dàng" đến với sản phẩm hơn (ví dụ như: Vinamilk, Cầu Đất Farm). Việc này giúp cho DN không chỉ giảm sự phụ thuộc vào các đơn vị phân phối mà còn giúp cho sức ảnh hưởng của thương hiệu đối với người tiêu dùng và công chúng lớn hơn – thứ mà sẽ là lợi thế cạnh tranh trong dài hạn của doanh nghiệp.

Omni-channel: xu hướng của tương lai?

Không thể phủ nhận sự cần thiết của thương mại điện tử trong bán lẻ hiện đại đối với các nhà bán hàng. Song, có 3 vấn đề lớn cần lưu ý đối với omni-channel khi DN, tổ chức định khai thác, đặc biệt là đối với thị trường VN.

Hãy hiểu khách hàng

Luôn đặt câu hỏi: Ai là người chi tiền mua sản phẩm của DN? Ai là người tác động đến quyết định mua? Và Ai là người tiêu dùng sản phẩm của DN? Bởi vì đối với omnichannel thì thử thách lớn nhất là khách hàng và sự hợp tác của họ trên các kênh bán hàng mà DN khai thác. Hiểu rõ đặc điểm cũng như nắm bắt bức tranh tổng quát về sở thích, nhu cầu, khả năng thanh toán,... từ đó từng chiến dịch marketing sẽ là "trúng đích" nhất. Để làm được điều đó, DN cần hiểu rằng: Không phải tự dưng hiểu khách hàng. Đó là cả một quá trình thu thập, phân tích dữ liệu từ các kênh bán hàng mang lại. Đó chính là Big Data.

Hãy sẵn sàng cho Big Data

Đã có rất nhiều người sử dụng thuật ngữ Big Data với ý nghĩa đơn giản rằng đó là một kho dữ liệu. Thực tế, Big Data là thứ nhiều hơn thế. Chắc hẳn đã có từng cá nhân thắc mắc rằng tại sao Facebook hay Google có thể gợi ý rất chính xác về những nội dung thông tin, về những sản phẩm quan tâm mà người dùng mong muốn. Đó là bởi quá trình thu thập lượng thông tin khổng lồ cùng với những thuật toán phân tích dữ liệu đã giúp cho Facebook và Google xác định được gần như chính xác "người dùng muốn gì?

Big Data không chỉ là việc lấy dữ liệu, đó còn là chiến lược tư duy để sử dụng nguồn dữ liệu sao cho mang lại kết quả tốt nhất với các chiến dịch marketing (đối với khách hàng), đối với việc lựa chọn đối tác (phân tích đối tác tiềm năng), đối với việc tuyển dụng nhân viên (phân tích khả năng và đặc điểm của ứng viên),...

Hãy đầu tư cho thương hiệu

Không chỉ là bán hàng, đó còn là xây dựng thương hiệu. Bởi khách hàng không chỉ tương tác với nhà bán hàng một lần, họ sẽ còn quay trở lại. Câu nói kinh điển trong marketing "Chi phí giữ khách hàng trung thành chỉ bằng 20% chi phí thu hút khách hàng mới". Chưa kể, đối với một số sản phẩm đặc thù, lòng trung thành của khách hàng là tài sản quý giá nhất của DN.

Nguyễn Thu Hương - Hoàng Thị Anh Thơ

Công ty vận chuyển LIÊN KẾT MỸ( AMERICA LINK LOGISTICS GROUP-ALL)

30- Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, Tp. HCM, VN

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

SCSC BUILDING

30-Phan Thuc Duyen St.,FL 4, Ward.4, Tan Binh Dist.,

Ho Chi Minh City, Viet Nam

Tel: (028) - 39.48.0909 (18 lines)

Fax: (028) - 39.48.0869( 2 lines)

Email :[email protected] ; [email protected]

Skype:giangphan1021; Zalo/Viber:0983898788/ 0989390769

Website đường biển : www.lienketmy.com; www.guivanchuyenhangduongbien.com ; www.allcvn.com; website hàng không:www.allvnexpress.com

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip