15. bí mật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Có một đứa trẻ ngay đến cả việc được sinh ra trên cõi đời này đã là một cái tội. Em là lỗi lầm do một lần sơ ý không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn của ba mẹ. Sinh em ra trong hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nhưng vì hai chữ "trách nhiệm" mà họ vẫn cố gánh ghồng từ ngày này sáng ngày khác.

Nhưng nếu đã là "trách nhiệm" thì thường sẽ không đi cùng "tình thương". Từ nhỏ em đã phải tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, đôi khi còn giúp đỡ ba mẹ việc nhà để họ có thời gian đi làm. Em thương ba lắm, ông phải đi làm mệt mỏi từ sáng đến tối không ngơi nghỉ. Em cũng thương mẹ lắm, mẹ thường lén rơi nước mắt trên nhưng tờ chi phiếu, biên lai tiền điện, tiền học đến tiền nước, ... Vì thế cậu bé nhỏ ấy luôn cố gắng ngoan ngoãn, vâng lời, chăm chỉ học tập để không làm họ phiền lòng.

Nhưng liệu ba mẹ có thương em không?

Ba có thương em không nhỉ khi những lúc về nhà thì luôn trút hết bực dọc và mệt mỏi lên đứa con trai nhỏ. Ông luôn cáu kỉnh với em, những lúc em làm sai thì phải phạt thật nặng nếu không muốn nói là nhẫn tâm. Những đòn roi, cái tát dường như đã trở thành một phần trong tuổi thơ em.

Còn mẹ, mẹ có thương em không khi bà luôn lấy lí do: "Tao mang nặng đẻ đau mày chín tháng mười ngày, sinh mày ra khó khăn biết bao, nuôi mày lớn từng này lại càng khó" để bắt em làm những việc quá sức. Một đứa trẻ đã biết tự mình giặt giũ, phơi đồ, đã biết dọn chén, bới cơm, ... chỉ có nấu ăn là em không thể làm thôi, dường như việc nhà đều do một tay em đảm nhận.

Tuổi thơ em là những lời quát mắng, những đòn roi đau điếng của bố và là những lời than vãn, nguyền rủa của mẹ.

Từ bé Beomgyu đã nhận thức một điều rằng: muốn sống yên thì phải luôn đặt hai từ "hiểu chuyện" làm đầu.

Hiểu chuyện đến đáng thương...

"Cây ơi cây, cây ơi cây!
Sao cây chứa lớn mà đã xanh lá?
Vẫn còn điều chưa giãi bày,
Do sương muối của mùa đông làm ra?
Ta thương cây, yêu cây nhiều!
Đông buốt giá, chỉ có cây điều hiêu.
Giờ nắng hồng nơi đây
Cây đừng xa lánh nữa mà cây ơi..."

-j.an-

Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi em lên lớp năm thì đứa em gái Minsu ra đời. Khác hẳn với em, sự ra đời của em gái như là phước lành, là ân huệ mà thượng đế đã ban cho gia đình. Sinh em ra, ba làm ăn khấm khá hơn hẳn, tiền tài phú quý ồ ạt như nước. Sau nhiều năm thì cuối cùng ông Choi cũng trở thành người đứng đầu một tập đoàn bất động sản lớn nhất nhì thành phố. Cuộc sống dư dả hơn, đối với mẹ Choi giờ đây những biên lai thu tiền không còn là nỗi ám ảnh nữa mà là thứ chứng minh sự giàu có, chịu chi của bản thân.

Và tất nhiên ba mẹ cưng em gái Minsu nhiều lắm, con bé chính là cục vàng cục bạc của gia đình. Và tất nhiên "đứa con mang đến vận xui" là Beomgyu chính thức ra rìa.

Không biết từ lúc nào mà cậu lại giống như ô sin hơn là một thành viên trong gia đình. Có thêm thành viên, việc nhà lại càng thêm chồng chất lên bờ vai nhỏ bé của Beomgyu. Hầu hết thời gian biểu một ngày của cậu chỉ quay quanh việc học, làm việc nhà, chăm sóc em, nghe ba mẹ mắng. Vì thế mà trường học dường như mới thực sự là nhà của Beomgyu và bạn bè mới là gia đình thực thụ của cậu.

Cay đắng làm sao!

Beomgyu ghen tị với em gái không? Tất nhiên là có chứ, có đứa trẻ nào mà không cảm thấy sợ hãi khi ba mẹ thương yêu một ai đó hơn nó đâu chứ. Nhưng Beomgyu biết, trong mắt ba mẹ cậu chả là gì đâu. Ghen ghét, ganh tị, tủi hờn chỉ có thể để trong tim mà thôi...

Cơ mà có một điều mà Beomgyu thấy cậu may mắn hơn Minsu nhiều. Đó chính là ông nội. Thuở bé, ông nội thường là người an ủi cậu, bảo vệ cậu trước cơn giận dữ vô cớ của ba mẹ. Những trận đòn roi đau rát cũng nhờ tay ông xoa thuốc mà dịu đi. Những giọt nước mắt sợ hãi cùng nhờ tay ông lau khô. Những lời nói oan ức, tủi thân cũng là ông lắng nghe.

Ông nội thương Beomgyu nhiều lắm! Nhưng ông không thể làm được gì ngoài việc mua cho cậu những cuốn sách. Ông hy vọng rằng thế giới hạnh phúc được vẽ nên bởi những câu từ sẽ xoa dịu đi phần nào nỗi đau đứa cháu nhỏ phải chịu, cũng hy vọng rằng những bài học nhân nghĩa, đạo đức mà sách mang lại sẽ dẫn lối Beomgyu trở thành con người thật tốt. Kể từ đó đọc sách đã trở thành đam mê của cậu.

À đúng rồi, ông nội chính là một nhà báo vô cùng giỏi đấy, ông viết văn rất hay và những câu văn của ông luôn chứa đựng cả một ý nghĩa sâu rộng ẩn dấu đằng sau. Nên Beomgyu ngưỡng mộ ông lắm, cậu thật sự rất muốn mình cũng có thể trở thành nhà báo tài giỏi như ông vậy.

Nhưng ước mơ cháy bỏng ấy lại luôn bị ba mẹ vùi dập. Họ ghét việc cậu học giỏi văn, họ cho rằng việc trở thành nhà báo chẳng thể bao giờ mà giàu nổi trái lại ba mẹ muốn Beomgyu phải học giỏi tiếng anh để sau này vào làm ở những công ty nước ngoài rồi kiếm bộn tiền mang về chăm sóc, phụng dưỡng công ơn sinh thành của họ.

Người ta nói cái gì có thể dễ dàng từ bỏ chứ nếu đã là ước mơ thì khó lắm. Beomgyu thật sự rất muốn trở thành nhà báo dù bị ba mẹ phản đối kịch liệt. Họ không cho cậu tiền mua sách để đọc nên Beomgyu phải tự tiết kiệm mà mua lấy. Những giải thưởng văn học mà cậu nỗ lực đạt được cũng chỉ là phù du trong mắt ba mẹ mà thôi.

Buồn không? Buồn chứ.

Tủi thân không? Tủi thân chứ.

Căm hận không? Căm hận chứ.

Vậy khóc nhé?

Không, không bao giờ.

Khóc ư? Điều đó chỉ làm ta thêm yếu đuối thôi, Beomgyu không muốn trở nên yếu đuối, cậu phải thật mạnh mẽ, thật kiên cường. Cậu không cho phép mình được bật khóc vì có khóc thì cũng có ai dỗ đâu...

***

"đừng khóc nữa,
làm ơn,
đừng khóc nữa
em đâu có chỗ dựa hay người đến dỗ dành
giữa tram ngàn nỗi u uất xung quanh
em chưa từng được ai ưu tiên hết

đừng khóc nữa, nếu không muốn thêm mệt
kết quả sẽ y hệt lúc trước kia
dù em mới là kẻ phải nước mắt đầm đìa
nhưng cánh tay đưa ra vẫn thuộc về người khác..."

-trích "Đám trẻ ở đại dương đen của Châu Sa Đáy Mắt-

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip