Bức thư số 4: Về nỗi sợ cái chết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Bạn thân mến!

Hãy kiên tâm với những dự định bạn đã lựa chọn cho mình (ý chỉ triết học), để một ngày bạn có thể cảm nhận được niềm vui của một tâm trí bình thản và an yên, thứ hạnh phúc rất khác biệt với những niềm vui nho nhỏ mà người bình thường có thể cảm nhận và có được trong đời.

Chắc bạn vẫn nhớ niềm vui khi bạn lột bỏ bộ đồ của một cậu nhóc và khoác lên mình bộ trang phục uy nghiêm của người trưởng thành. Tương tự như thế, niềm vui xen lẫn tự hào sẽ đến nếu bạn có thể từ bỏ tâm trí bất định dễ thay đổi của một cậu nhóc, và để triết học chính thức ghi nhận bạn như một người trưởng thành. Vì thời trẻ trâu, hay chính xác hơn (và tệ hơn), là cái tính khí trẻ con, chưa chắc đã thực sự chấm hết với rất nhiều người. Thật nguy hiểm khi một người có quyền lực của người lớn nhưng hành xử theo tâm lý của trẻ con, hay thậm chí của đứa bé mới sinh. Trẻ con sợ hãi trước những thứ tầm phào, trẻ sơ sinh sợ hãi trước những thứ chúng tưởng tượng. Trớ trêu là với rất nhiều người trưởng thành, họ sợ cả hai.

Ngẫm về nó một chút, và bạn sẽ hiểu rằng những thứ tưởng chừng như rất đáng sợ, thực ra lại là những thứ chúng ta không có một lý do gì để phải sợ cả.

Không một tai họa nào thực sự quá lớn nếu nó là sự kết thúc. Một người nói cái chết đang đến với anh ta. Anh ta có lý do để sợ nếu anh ta có thể thực sự đối mặt với nó, nhưng thực tế hoặc là nó chưa đến với anh ấy, hoặc là nó đến và đi trong khoảnh khắc (và anh ta không cảm nhận được gì hết).

Ta thường nghĩ rất khó để làm cho một người chán ghét cuộc sống tươi đẹp này. Nhưng, bạn có thấy không, nhiều khi con người hành xử một cách kỳquặc, họ muốn chết bởi những lý do trời ơi đất hỡi. Người thì treo cổ trướccửa nhà cô người yêu cũ, người khác nhảy từ tầng thượng chỉ vì khôngmuốn nghe thêm những lời phàn nàn từ sếp, hay tên nô lệ tự đâm vào bụngmình để không bị bắt trở lại. Hình như, nếu từ một góc nhìn khác, trớ trêu talại thấy họ rất dũng cảm đối diện với cái chết, thứ đáng sợ nhất với hầu hếtnhân loại, đúng không?

Mặt khác, nếu một người quá lo kéo dài đời mình, anh ta liệu có còntận hưởng được nó hay không? Và có gì tốt đẹp ở việc sống một cuộc đời (dài) dưới rất nhiều chế độ và kẻ cầm quyền khác nhau?

Hãy nghĩ đến nó (cái chết) mỗi ngày, để chắc chắn rằng bạn có thể đối mặt với nó một cách thanh thản. Nhiều người cố níu kéo sự sống giống nhưngười bị lũ kéo cố bám víu ngay cả ngọn cây khô hay cọng cỏ.

Nhưng hầu hết đều bị quay cuồng với cả hai thứ: nỗi sợ chết và những đau khổ của cuộc sống. Nhiều khi người ta không muốn sống nữa, nhưng bảo chết thì họ lại sợ.

Bỏ đi được những sợ hãi ấy (về cái chết), và bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều. Không thứ gì ta sở hữu thực sự có lợi cho ta nếu ta không tự nhủ và chuẩn bị (trong tâm tưởng) rằng ta có thể mất nó bất cứ lúc nào. Và trong mọi mất mát, cái chết là thứ dễ chịu đựng và chấp nhận nhất, vì (dường như) khi cuộc sống chấm dứt, bạn sẽ không thể nhớ đến nó nữa.

Hãy cố gắng tôi luyện bản thân để sẵn sàng đối mặt với bất cứ bất hạnh nào có thể xảy đến với bạn. Pompey bị phục kích và giết chết bởi 1 thằng nhóc và 1 tên hoạn quan; Crassus bị những kẻ hoang dã Parthia kết thúc cuộc đời (đoạn này ý nói cái chết có thể đến bởi những kẻ bạn không ngờ nhất).

Chưa ai có thể dựa vào may mắn và số mệnh để có thể bất tử và không bao giờ chết. Mặt biển đang yên bình, nhưng đừng chủ quan: bão tố có thể ập đến trong khoảnh khắc. Có những con thuyền dạo chơi trên biển vào buổi sáng và xuống thăm đáy đại dương lúc chiều về.

Hãy nghĩ về điều này: một tên trộm, hoặc một kẻ thù, có thể kề dao vào cổ bạn bất cứ lúc nào. Nếu không có một thế lực lớn hơn, ngay những người nô lệ lân cận cũng có thể dễ dàng giết bạn. Bất cứ ai chán sống, đều có thể kết liễu bạn nếu bạn không cẩn thận làm họ ngứa mắt.

Thử tính toán và bạn sẽ thấy số người bị giết bởi chính nô lệ của mình cũng nhiều như số người bị giết bởi nhà vua hoặc những người quyền lực hơn họ. Vậy tại sao phải lo lắng và sợ hãi trước những người cầm quyền, khi mà thứ bạn sợ (cái chết) ai cũng có thể đem đến cho bạn.

Giả dụ bạn rơi vào tay kẻ thù, và chúng ra lệnh giết bạn. Thực ra cũng có gì khác biệt đâu, vì đằng nào cuộc đời cũng hướng đến điểm cuối là cái chết thôi mà. Tại sao bạn phải lừa gạt bản thân mình. Hãy thẳng thắn mà nhìnvào sự thật này đi: kể từ giờ phút được sinh ra, cuộc đời bạn, từng giây từng phút, luôn hướng đến điểm cuối cùng ấy.

Những suy nghĩ như thế này sẽ mang lại cho bạn sự bình thản trong tâm tưởng để chờ đời cái chết. Vì sợ chết chính là lý do khiến thời gian quý báu của ta bị mất đi giá trị của nó.

Thay lời cuối, để tôi chia sẻ với bạn thứ tôi thu được từ việc đọc ngày hôm nay. Và vẫn từ Epicurus:

Việc nghèo đói, chính nó cũng có thể là một thứ tài sản quý giá nếu thuận theo tự nhiên!

Bạn có nhớ những giới hạn hay nhu cầu mà tự nhiên đặt ra (cho con người) là gì không? Không đói, không khát, không bị lạnh. Để tránh 2 cái đầu, bạn đâu cần phải chạy theo những quy chuẩn về cao lương mỹ vị mà người ta thường lấy làm tự hào, hay chịu đựng những lời nhạo báng của hạng tiểu nhân về những thứ bạn dùng. Bạn cũng đâu cần phải liều mạng ra khơi hay vào trại địch để tìm kiếm những thứ đó. Thứ mà tự nhiên yêu cầu (để thỏa mãn đói khát) luôn ở gần ta và dễ kiếm. Tất cả mồ hôi công sức là để có những thứ sơn hào hải vị không hề cần thiết. Ta khao khát mặc đẹp, ở trong biệt thự, tìm mọi cách tranh giành đất đai của cải của nước khác là vì cái gì, nếu ta có thể nhớ rằng tất cả những thứ ta cần đều có sẵn (từ tự nhiên)?

Một nghịch lý ít người nhận ra: Ai có thể bình thản mà cam chịu nghèo khổ thực ra lại chính là giàu có!

Tạm biệt!

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip