Chương 16: Trời cao biển rộng, thái bình nơi nao 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Chương 16: Trời cao biển rộng, thái bình nơi nao 6

"Ta nhớ ra rồi." Ánh mắt Nguyệt Nương thẳng tắp, như thể bị một sợi dây vô hình dẫn đi, vòng qua quan tài gỗ đã bị bào mòn đã lâu, đi thẳng tới cố thổ cách biệt lâu ngày.

"Ta là Thái Bình, cha là Cao Tông Húy Trị, mẹ là Tắc Thiên Võ Thị. Người trong kia, là A Uyển." Nguyệt Nương chỉ về phía quan tài trước mặt, âm thanh vẫn yếu ớt, khởi thừa chuyển hợp không chỗ chen vào.

"A Uyển?" Lý Thập Nhất không thể tin được xác nhận lại.

Nguyệt Nương gật đầu, biên độ chuyển động của cằm toát lên vẻ ngạo mạn của tử tôn hoàng thất: "Trung Tông Chiêu dung*, Thượng Quan Uyển Nhi."

Nguyệt Nương vẫn mặc bộ đồ tây vừa người, chiếc cổ cao ngạo như khổng tước tô thêm vẻ đẹp cho nàng, nhưng vẻ u sầu trên khuôn mặt lại càng sâu, khiến nàng giống như một người chậm rãi vượt con đường thời gian thong thả tới.

Nguyệt Nương nói: "Từ nhỏ ta đã được sủng ái, mặc hồ phục*, đeo trang sức nam, quấn đai ngọc, mang khăn bịt mặt. Ta lập mưu cùng cha và mẹ, tru di nhị Trương, diệt Vi Thị, quyền khuynh thiên hạ, thanh thế hiển hách. Còn A Uyển là con gái của tội thần, xuất thân dịch đình*, thân cận với mẹ ta, thông hiểu thơ văn, viết tấu, viết văn, được người gọi Căn quắc tể tướng (nữ tể tướng), vang danh thiên hạ."

Nhắc tới A Uyển, trong mắt Nguyệt Nương nổi lên những ánh sáng nhỏ bé yếu ớt, như đống tàn tro cháy lại, làm bật lên đôi môi mím lại giống như che đậy của nàng, nhìn vô cùng xinh đẹp, vô cùng lung linh.

"Ta và A Uyển xấp xỉ tuổi nhau, chí hướng tương đồng, bầu bạn thơ văn, tình cảm chân thành." Nguyệt Nương cong đôi mắt phượng ngập trong sương mù nhìn về phía A Âm như đang nghĩ ngợi điều gì, sâu xa lướt qua Tống Thập Cửu lơ mơ chưa hiểu hết, cuối cùng nhìn vào đáy mắt của Lý Thập Nhất.

Khóe môi Lý Thập Nhất động đậy, dễ dàng hiểu được hàm ý trong lời Nguyệt Nương.

Đôi mi cố chấp của Nguyệt Nương rũ xuống, cũng chỉ có một cái rũ mắt này, nàng đi tới trước quan tài của A Uyển, thò tay vào trong, nhưng bốn ngón tay lại chần chừ thu lại, xắn ống tay áo, rồi lại thò vào trong thêm lần nữa, chân thực mà bình tĩnh sờ lên lớp gỗ trầm chứa thi thể A Uyển.

Nguyệt Nương nhìn vào quan tài, khóe môi mím lại, một lúc lâu mới buông ra, nói: "Cảnh Long năm thứ tư, Đường Long chính biến, Long Cơ diệt đảng phái của Vi Hậu, chặt đứt A Uyển dưới trướng."

Giọng điệu điềm đạm ôn hòa của Nguyệt Nương thay đổi như đàn đứt dây, mang theo sự run rẩy khiến người ta không nỡ nghe tiếp, may mà cũng chỉ run rẩy trong một cái chớp mắt, khi đôi môi Nguyệt Nương mím chặt thành đường, hơi thở bình thường liền khôi phục trở lại.

Đun nước là kí ức, rút củi là thời gian. Nguyệt Nương cẩn thận lại dịu dàng vuốt ve quan tài gỗ của A Uyển, đột nhiên hiểu ra tại sao bản thân phải lựa chọn quên đi, thì ra có những chuyện đã khắc sâu trong xương cốt, nếu không vứt bỏ bản thân thì chẳng cách nào quên đi. Không có A Uyển, nàng là du hồn không nơi nương tựa, có A Uyển, nàng là ác quỷ không thể buông bỏ.

Nước mắt của Nguyệt Nương thấm ướt mi mắt, khiến nàng không nhìn rõ hình dạng quan tài gỗ, nàng cố gắng mở to mắt, nhưng hốc mắt lại càng trở nên mơ hồ, nàng muốn để nước mắt rơi xuống, nhưng cuối cùng giọt nước mắt kia không nỡ rời xa nàng, hoặc cũng có thể không nỡ nhiễm bẩn A Uyển, mãi không chịu làm theo ý của Nguyệt Nương.

Sinh sát cho đoạt, công chúa Trấn Quốc quyền thế cuồn cuộn, khi rơi vào cảm giác bất lực, cũng giống như tiểu thương lính hầu, chẳng có gì khác biệt.

"Ta vô cùng bi thương, tặng năm trăm tấm lụa, sai sứ tới lễ truy điệu, đích thân phụ trách tang lễ, tự đề bia mộ."

Tiêu Tương thủy đoạn, Uyển Ủy sơn khuynh, châu trầm viên chiết, ngọc toái hương thành. Phủ chiêm tùng giả, tịnh thính phần doanh, thiên niên vạn tuyết, tiêu hoa tụng thanh (Nước Tiêu Tương khô cạn, núi Uyển Ủy sụp đổ, ngọc châu chìm trong nước, ngọc vô giá vụn vỡ. Ngẩng nhìn trà cùng tùng, lặng yên nghe mồ mả, nguyện tới vạn năm sau, tên nàng vẫn trường tồn).

"Nhưng..." Lý Thập Nhất dựa vào bên tường, cuối cùng không nhịn được nhắc nhở, "Trong ngôi mộ này, không hề khắc chữ cô đề."

"Ngôi mộ này đâu có phải ngôi mộ ấy?" Đôi mắt Nguyệt Nương đong đầy nước mắt, lặng lẽ mỉm cười một lúc, sau đó hướng ánh mắt như đau thấu xương về phía Lý Thập Nhất, lắc đầu nói, "Ta lấy xương bò lấp vào lăng mộ vốn dĩ của A Uyển, sau đó di chuyển quan tài của nàng tới đây, dùng Kim Lũ Ngọc Y* quấn thi thể, bảo quản thi thể không thối rữa trong năm năm, chỉ chờ có một ngày, có thể làm nàng sống lại."

Ánh mắt Nguyệt Nương trở nên khổ sở lại cố chấp vì câu nói cuối cùng, những cơn gió lạnh trong mộ khiến cơ thể A Âm và Tống Thập Cửu run lên một cách rõ ràng, Đồ Lão Yêu nhích tới đứng sánh vai cùng Lý Thập Nhất, nhưng không dám dựa gần bức tường tà ma kia, cổ họng khô khốc hỏi: "Sống lại?"

Đồ Lão Yêu và A Âm quay sang nhìn nhau, nếu là trước kia, sợ là sớm đã mắng một câu nói năng bậy bạ, nhưng đối diện với vị Công chúa lá ngọc cành vàng này, đầu gối như thể nhũn ra, làm cách nào cũng không phản bác nổi một câu.

"Đúng thế." Nguyệt Nương ngẩng đầu, ánh mắt chậm chạp nhìn ngọn đèn dầu lấp lánh, lại nhìn bộ xương trên đất, "Cô từng nghe nói tới cây phản hồn chưa?"

Tống Thập Cửu lúng túng nhìn về phía Lý Thập Nhất, Lý Thập Nhất nhấc lưng khỏi bức tường đang dựa, rồi lại dính lên, nói: "Thập Châu Kí có ghi: Tây hải chi thượng, Tụ Quật Châu trung, Thân Mùi địa thượng, hữu đại thụ, dữ phong mộc tương tự, nhi hoa diệp hương văn sổ bách lý, danh vi phản hồn thụ (Vùng đất Thân Mùi nằm trong vùng biển phía tây Tụ Quật Châu có cây lớn, giống như cây phong, có thể ngửi thấy hương hoa lá trong trăm dặm, tên là cây phản hồn)."

Lý Thập Nhất nhìn đôi mắt lóe sáng như bấc đèn cực kì nghiêm túc lắng nghe, liền nói tiếp: "Vu ngọc phủ trung chử thủ trấp, chế phản sinh hương. Tương phản sinh hương trí vu thi tị hạ, tử thi văn chi, phục nãi hoạt (Dùng nồi ngọc đun lấy nước, chế thành phản sinh hương. Đặt phản sinh hương này dưới mũi của người chết, người chết ngửi được, sẽ sống lại)."

"Hóa ra còn có chuyện lạ như vậy." Tống Thập Cửu thánh thót nói, lại hỏi Nguyệt Nương, "Thế cô tìm được cây phản hồn này chưa?"

Nguyệt Nương thu tay đang vịn trên quan tài gỗ của A Uyển về, khẽ sụt sịt một tiếng, nói: "Ba năm. Một mặt ta dâng tấu cầu xin thu thập văn tập của A Uyển, một mặt huy động sức lực cả nước tìm kiếm cây phản hồn, cuối cùng tìm được trước hai xuân."

Nguyệt Nương đi tới trước bộ xương của bản thân, ngồi xổm xuống, khi đầu ngón tay đặt đối diện với đốt xương đang thò ra phía trước, như thể đang an ủi, lại như đang cảm khái, thậm chí còn phảng phất căm hờn, nàng luồn sâu ngón trỏ vào giữa xương trắng của bản thân, bên trong trống rỗng, vật báu đảo điên thiên hạ đã hóa thành đất vàng.

Nàng khẽ thở dài một tiếng, nói: "Tìm sớm trước hai năm, vì quyền thế của ta quá mạnh, Hoàng đế không thể buông tha, bị ép tự vẫn, ta ôm hận uống thuốc độc, chỉ có một tâm sự vẫn chưa hoàn thành, gắng sức chạy tới vùng núi này, đi từ sinh môn* vào trong mộ A Uyển, muốn đặt phản sinh hương lên mũi nàng."

Nguyệt Nương đưa tay ra xoa chiếc trán nổi vệt đen của mình, cười tới nỗi ngực rung lên: "Thiếu chút nữa, chỉ thiếu một chút."

Lúc này A Âm mới hiểu câu nói chưa kịp cất lên của Nguyệt Nương có nghĩa là gì, thì ra là như vậy.

"Điều ta không cam tâm nhất chính là, trước giờ ta chưa từng thổ lộ nửa câu tình ý với nàng, ta chỉ cần nàng phản hồn phục sinh, nghe ta nói một câu từ đáy lòng."

"Đôi ba bước, thiếu rồi, chính là thiếu." Nguyệt Nương ôm chặt lấy đầu lâu trong tay, dùng sức như muốn đâm vào trong, nhưng suy cho cùng đã biến thành quỷ quái, ngay cả đau đớn cũng chẳng còn quan tâm tới nàng.

Nguyệt Nương ngồi dựa vào phía trước quan tài của A Uyển, khẽ tựa đầu lên gỗ, mù mịt nói: "Câu hỏi cô vừa hỏi ban nãy, A Uyển vẫn nhớ ta, ngay tới xương cốt của ta cũng nhận ra. Như thế, cô hồn dã quỷ suốt bao năm, cũng thành công cốc."

A Âm nặng nề thở dài một hơi, nhìn vào đôi mắt giấu kín như bưng của Lý Thập Nhất, đột nhiên ngẩn ra.

"Thập Nhất?" A Âm khẽ gọi Lý Thập Nhất.

Lý Thập Nhất lật tay sờ lên mặt tường khô ráo, lắc đầu nói: "Nếu cô có phản sinh hương, tại sao không dùng cho bản thân?"

"Nếu cô dùng thì có thể ở lại Thanh Sơn, vậy đâu còn chuyện tiếc nuối này?" Âm thanh cất lên, từng chữ thấu tim, nhưng khuôn mặt lạnh lùng của Lý Thập Nhất chỉ giống như đang hỏi thời tiết thế nào, cô đi tới bên Nguyệt Nương, ngồi xổm xuống nhìn Nguyệt Nương: "Cây phản hồn kia, là giả, cô sớm đã biết rồi, đúng không?"

Mọi người ngẩn ra, Nguyệt Nương nghe xong sửng sốt, vô cùng chấn động nhìn người trước mặt. Sắc đen sắc trắng trong đôi mắt Lý Thập Nhất phân tách vô cùng rõ ràng, bên trong không có gì hết, chỉ thành thật ánh lên dáng vẻ chật vật tới độ hoảng loạn khó lòng che giấu của người trước mắt, Nguyệt Nương hé môi, cuối cùng nước mắt không chịu nghe lời cũng rơi xuống, từng giọt từng giọt to như hạt đỗ, dáng vẻ nước mắt nước mũi giàn giụa của Nguyệt Nương cực kì khó coi, chẳng hề còn vẻ chín chắn trấn tĩnh của con gái bậc Đế vương ban nãy.

Đồ Lão Yêu sợ nhất là phụ nữ khóc, đưa tay muốn kéo Nguyệt Nương dậy, nhưng thấy vành mắt hốc mũi của Nguyệt Nương đỏ ửng, lúc này túm lấy vải vóc tới nhăn nhúm, gân xanh trên huyệt thái dương lồi lên lõm xuống theo đốt sống lưng, như thể cật lực muốn khống chế trạng thái thút thít đau thấu xương, nhưng lại để lộ ra vẻ yếu ớt của bản thân không sót một tơ một hào.

Nguyệt Nương thút thít nói: "Ta... ta..."

Ấn đường Lý Thập Nhất nhíu chặt, cô không muốn chọc vào nỗi đau của Nguyệt Nương, nhưng khổ sở ẩn nấp trong kí ức giả tưởng mới là điều thực sự khó lòng buông bỏ.

Mấy ngày trước khi đọc "Cựu Đường Thư", trùng hợp thay Lý Thập Nhất đã đọc về cuộc đời của Thái Bình công chúa và Chiêu dung Thượng Quan Uyển Nhi.

"Cô dùng thuốc giả để lừa mình dối người, chỉ nói nếu cố thêm một bước là có thể làm A Uyển sống lại, như thế có thể vơi đi cảm giác ân hận. Cố chấp tới bước này, lại ngàn năm không tan. Nhưng A Uyển trong miệng cô, rốt cuộc đã chết như thế nào?"

Giọt nước mắt to bằng hạt đỗ của Nguyệt Nương rơi trên mặt đất, nện xuống bụi bặm vụn vặt, gân xanh trên trán nàng nổi lên, lượn quanh ra sau tai giống như con rắn, ráng sức tới nỗi da dẻ trên góc mặt nghiêng tím tái. Nguyệt Nương nuốt nước mắt, cắn răng nhìn về phía quan tài của A Uyển, cuối cùng nghẹn ngào nói: "Ta tưởng rằng, trong lòng nàng không có ta."

Nguyệt Nương và A Uyển, vừa là bạn vừa là địch. Bạn là khuê các hữu hảo, địch là kẻ thù trên triều đình chính sự: "A Uyển đối nhân xử thế khéo léo thỏa đáng, thuận lợi trăm bề, ai biết câu nào của nàng là thật, câu nào của nàng là giả?"

Nguyệt Nương sụt sịt đầu mũi ươn ướt, âm thanh run rẩy cười nói: "Cảnh Long năm thứ tư, Đường Long chính biến, ta và A Uyển cùng tính kế, lập Lý Trọng Mậu làm Thái tử. Sau đó, Vi Hậu tham gia triều chính, ta lại kết đồng minh với Long Cơ, tiêu diệt vây cánh của Vi Thị, phế Lý Trọng Mậu. Nhưng A Uyển lại nói với ta, Lý Long Cơ đầy ắp dã tâm, không cam tâm chịu khống chế, chắc chắn sẽ có hành động qua cầu rút ván, lại thêm triều thần trung thành với Trung Tông, dốc sức bảo vệ phe phái của Trọng Mậu."

"Nàng và ta đứng trên hai đảng phái đối lập người chết ta sống, không chịu nói một câu thỏa hiệp với ta, ta và nàng tranh cãi không ngừng, hận nàng lãnh đạm thờ ơ, lại muốn củng cố liên minh với Long Cơ, liền không nói một lời, mặc Lý Long Cơ quy nàng vào vây cánh của Vi Thị, triệt hạ quân cờ này."

"Ham muốn quyền lực làm ta mờ mắt, tự gặt quả ác." Nguyệt Nương ngẩng đầu cười một tiếng, nặng nề đập gáy lên quan tài gỗ của A Uyển.

Lý Thập Nhất thở dài một tiếng, sau đó co hai chân, đặt bắp chân lên đầu gối, khẽ hỏi Nguyệt Nương: "Nếu có nỗi hận lập trường đối lập, tại sao lại có hành động đích thân đề bia mộ, phụ trách tang lễ, cưỡng cầu phục sinh?"

"Vì, vì..." Đôi môi Nguyệt Nương run rẩy như rơi vào hố băng, ngay tới hàm răng cũng va vào nhau vang lên tiếng lập cập, nàng nói, "Khi ta sửa sang di vật của nàng, phát hiện một cuốn sách đôi ta cùng đọc thuở nhỏ."

"Cuốn sách ấy đặt trên bàn, rõ ràng mới được lật giở. Bên trong có kẹp một tờ giấy viết thư, chỉ có đúng tám chữ được viết theo thể Phi Bạch*."

Nội tâm Lý Thập Nhất ngưng trệ, nghe thấy Nguyệt Nương khẽ nói.

"Chung ngã nhất sinh, nan tầm thái bình (Suốt cả đời ta, khó tìm được bình yên)."

...

Chú thích:

1.     Chiêu dung: là một cấp bậc phi tần trong hậu cung phong kiến của các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

2.     Hồ phục: chỉ quần áo của bọn man rợ ở phía bắc Trung Quốc.

3.     Dịch đình: Căn nhà nhỏ ở cạnh cung vua, chỗ ở của các chức việc trong cung.

4.     Kim Lũ Ngọc Y: Bộ đồ liệm bằng ngọc bích của vua chúa và quý tộc thời Hán, Trung Quốc.

5.     Sinh môn: Một trong tám cửa thuộc "Kỳ Môn Độn Giáp".

6.     Phi Bạch hay Phi Bạch Thư: là một loại Thư pháp đặc biệt, giữa nét chữ có những vết trắng.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip