Suy Tuong Chuong 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
SUY TƯỞNG: THỂ LOẠI, KẾT CẤU, PHONG CÁCH

Tôi tưởng tượng Marcus sẽ rất ngạc nhiên (và có lẽ sẽ khá mất tinh thần) khi thấy cuốn sách của ông được cất giư trong Thư viện Hiện đại của Nhưng Cuốn Sách Hay Nhất Thế Giới. Trước hết, ông sẽ ngạc nhiên khi tên sách được gán cho ông. Cái tên sách tiếng Anh này được đặt tư lâu: Meditations (Nhưng Suy tưởng) không nhưng chẳng độc đáo, mà còn thật sự gây hiểu lầm, đánh lạc hướng, tạo ra một không khí âm vang giả hiệu và thẩm quyền sắp đặt ngẫu nhiên các ghi chép tạo thành cuốn sách. Trong bản thảo tiếng Hi Lạp đã bị thất lạc sử dụng cho lần xuất bản đầu tiên - bản thân nó bị nhiều thế hệ tách ra khỏi bản gốc của Marcus - tác phẩm có tên Tặng chính ông (Eisr heauton). Cái tên ấy chắc cũng giống như Suy tưởng, không phải là tên gốc, mặc dù ít ra nó còn mô tả chính xác hơn về tác phẩm.

Thật ra, có vẻ như bản thân Marcus không đặt một cái tên nào cho tác phẩm, vì lí do đơn giản là ngay tư đầu ông không nghĩ nó là một chỉnh thể có hệ thống. Chưa nói đến việc nó được viết ra để công bố hay không, nhưng bản thân Marcus rõ ràng không mong chờ có một ai đó ngoài ông đọc nó. Nhiều mục có nhắc một cách bí hiểm đến nhưng người hoặc nhưng sự kiện, mà một người đọc thời cổ chắc cũng sẽ thấy khó hiểu như chúng ta. Chẳng hạn, trong khi người thời nay có thể đã nhận ra một vài gương mặt được nhắc đến trong Suy tưởng 8.25 hay (12.27), thì không ai trong số bạn đọc thời cổ có thể biết Rusticus đã viết gì trong nhưng bức thư gửi tư Sinuessa (1.7), Antoninus đã nói gì với nhân viên thuế quan ở Tusculum (1.16), hoặc điều gì đã xảy ra cho Marcus ở Caieta (1.17). Ở nhưng chỗ khác Marcus trực tiếp suy nghĩ về vai trò của hoàng đế của mình, trong nhưng khía cạnh không thích hợp với bất kì ai khác. Chúng ta thấy ông lo lắng về nhưng mối nguy của việc trở thành hoàng đế (6.30), tự nhắc mình nói một cách đơn giản ở Viện Nguyên lão (8.30), và nghĩ về cuơng vị duy nhất mà ông giư (11.7). Tư mục này cũng như nhiều mục khác, chư "anh" trong văn bản không phải giống như "anh" khác, mà chính là bản thân hoàng đế. "Khi anh nhìn bản thân anh, anh thấy một hoàng đế bất kì" (10.31).

Chúng ta phân loại Suy tưởng như thế nào? Nó không phải là nhật kí, ít nhất theo nghĩa thông thường. Các mục không có hoặc rất ít liên hệ với cuộc sống hằng ngày của Marcus: ít tên, không ngày tháng và không nơi chốn, trư hai ngoại lệ. Nó cũng thiếu cái cảm giác về độc giả - người đọc qua vai anh - đặc trưng cho phần lớn nhưng người viết nhật kí bí mật. Một số học giả coi nó như cơ sở cho một luận thuyết lớn chưa được viết ra, như Tư tưởng (Pensées) của Pascal hoặc nhưng sổ tay của Joseph Joubert. Tuy nhiên nhưng ghi chép ấy lặp lại quá nhiều, và theo một nghĩa triết học chúng quá sơ đẳng nên khó có thể coi như thế. Các mục có lẽ có cái gì đó gần giống với ghi chép công việc, của một triết gia thực hành, như Zettel của Wittgenstein chẳng hạn, hay Vở ghi của Simone Weil. Tuy nhiên cả ở đây nưa cũng có một khác biệt quan trọng. Suy tưởng không phải là thứ thăm dò thử nghiệm, giống như nhưng ghi chép của Wittgenstein hoặc Weil, nó ít hoặc không có gì độc đáo. Nó không gợi lên một trí óc đang ghi lại nhưng nhận thức mới, hoặc thử nghiệm với nhưng luận cứ mới, nhưng là sự lặp lại đầy ám ảnh và sắp xếp lại nhưng ý tưởng đã quen thuộc tư lâu nhưng chưa được hấp thu hoàn hảo. Có lẽ mô tả tốt nhất của nhưng mục này là mô tả do học giả pháp Pierre Hadot đề xuất. Chúng là nhưng bài tập tâm linh được soạn ra để an trú trong giây lát, chống lại stress và nhưng hỗn độn rối ren của cuộc sống hằng ngày: một cuốn sách giúp tự lực theo đúng nghĩa đen. Một bình luận hé lộ bối cảnh này có trong Suy tưởng 5.9, trong đó Marcus tự nhắc mình "Đưng nghĩ về triết học như một ông thầy dạy, mà như miếng bọt biển và lòng trắng trứng để trị chứng viêm mắt - như một thứ thuốc mỡ êm dịu".

Đọc nhưng dòng này, ta thấy nhưng mục riêng lẻ được soạn không giống như Marcus ghi chép lại nhưng ý nghĩ của mình, hoặc soi sáng cho ai đó, mà chỉ để chính ông dùng, như một biện pháp để ông thực hành và củng cố nhưng niêm tin triết học của chính ông. Điều này giải thích cho nhiều khía cạnh của nhiều mục mà nếu không có nó thì cực kì khó hiểu. Nó giải thích thứ mệnh lệnh chiếm ưu thế trong văn bản, mục đích không phải là mô tả hay suy nghĩ (chưa nói đến "mặc tưởng") nhưng nó thôi thúc, dẫn dắt, và cổ vũ. Và nó cũng giải thích sự lặp lại mà bất cứ bạn đọc nào của cuốn sách cũng phải lập tức chú ý - việc liên tục quay trở lại cùng một số ít vấn đề. Các mục không đưa ra nhưng câu trả lời mới hoặc nhưng giải pháp mới cho các vấn đề này, mà chỉ có nhưng câu trả lời quen thuộc được sắp xếp lại. Marcus thấy chính quá trình sắp xếp lại, trình bày lại này là có ích.

Việc nhận thấy các mục không chỉ là kết quả mà còn là quá trình cũng cho ta hiểu rõ thêm tình trạng không có hình thù rõ ràng và thiếu trật tự của tác phẩm. Chúng ta không biết các Quyển riêng rẽ trong Suy tưởng do ai sắp xếp và trên cơ sở nào; trật tự có thể theo thời gian, có thể phần nào theo thời gian, hoặc hoàn toàn tùy tiện. Việc bố trí các mục riêng rẽ có thể do chính Marcus làm, có thể không, mặc dù chính tính tùy tiện của nó gợi ta nghĩ do chính tác giả (người biên tập sau này có lẽ đã cố gắng nhóm các mục tương tự về chủ đề lại với nhau, và nối nhưng cái kết rõ ràng là lỏng lẻo lại với nhau). Chúng ta cũng không luôn luôn biết chắc các mục riêng rẽ bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào; trong một số trường hợp câu hỏi này có lẽ bản thân Marcus cũng không thể trả lời.

Quyển 1 chiếm vị trí đặc biệt, nó khác với phần còn lại của tác phẩm, về tính chất tự truyện và gây ấn tượng mạnh hơn về bố cục có ý đồ và trật tự rõ ràng của nó. Nó bao gồm 17 mục trong đó Marcus suy nghĩ về nhưng điều ông học được tư nhưng nhân vật khác nhau trong đời ông, hoặc trực tiếp hoặc qua nhưng tấm gương của họ (vì thế cái đầu đề tôi đặt cho phần này Những Món Nợ và những Bài Học không có chứng thực trong văn bản). Nhưng mục này phản ánh gần đúng theo trật tự thời gian, thuở đầu đời của Marcus, sống với nhưng người thân, tư nhưng họ hàng lớn tuổi đến nhưng thầy giáo và cha nuôi, Antonius, và sau hết đến các vị thần. Cái sơ đồ hợp lí này, cũng như độ dài các mục ngày một tăng lên, cho thấy có sự cố ý sắp xếp, có thể bởi bản thân Marcus. Nếu vậy thì quyển này ít nhất cũng được trình bày như một chỉnh thể thống nhất. Có thể trong nhưng phần muộn nhất của văn bản, nếu các học giả nghĩ đúng (như phần lớn đã làm) rằng bức phác họa ngắn về Antoninus Pius trong Suy tưởng 6.30 là điểm khởi đầu cho phần hồi tưởng dài hơn trong 1.16.

Nhưng cố gắng đi tìm tính thống nhất trong nhưng quyển còn lại, hoặc tư quyển này sang quyển khác, đã hứng chịu thất bại. Dù mở cuốn Suy tưởng ở bất cứ chỗ nào (trư Quyển 1) chúng ta cũng thấy cùng một giọng, cùng một chủ đề, suy nghĩ của Marcus không thay đổi hoặc không phát triển đáng kể tư quyển này sang quyển khác. Trong tưng quyển riêng rẽ chúng ta cũng không nhận thấy có cấu trúc hay tính thống nhất. Có vẻ như là sự phân chia giưa các quyển chỉ là đơn thuần về vật chất. Nói cách khác, các "quyển" được truyền lại, là nhưng cuộn giấy riêng rẽ bản gốc của Marcus, hay có lẽ là một bản chép lại cuối cùng. Cứ chép hết cuộn này bắt đầu một cuộn khác.

Nếu toàn bộ các quyển là đồng nhất, thì các mục riêng lẻ tỏ ra đa dạng đáng kể về hình thức. Một số mục là nhưng tiểu luận phát triển thành, tạo nên một quan điểm triết học đơn nhất, nhiều mục trong Quyển 2 và 3 thuộc loại này. Nhiều mục khác chỉ đơn giản là nhưng mệnh lệnh ("Hãy đi con đường ngắn nhất...") hay nhưng cách ngôn ("không ai có thể cấm anh sống hài hoà với chính anh"). Đôi khi Marcus liệt kê một số nguyên tắc cơ bản theo định dạng thư mục ("hãy nhớ rằng... và rằng... và rằng..."). Ở chỗ khác ông đưa ra một tương tự, đôi khi là một điểm so sánh để suy đoán. Như vậy đời sống con người giống như "nhưng bó nhang trên cùng một bàn thờ" (4.15) hoặc giống như "một hòn đá ném lên không" (9.17). Trong nhưng trường hợp khác phép tương tự được làm rõ ràng: "Anh đã bao giờ thấy một bàn tay hay bàn chân bị chặt đứt lìa chưa? Đó là cái mà chúng ta làm với bản thân mình... khi chúng ta nổi loạn chống lại nhưng gì xảy đến với chúng ta" (8.34). Nhưng quyển khác đưa ra một bài tập thiền hình thức, khi Marcus tự răn mình hình dung thời đại của Vespasian (4.32) hoặc triều đình Augustus (8.31), rồi sau đó so sánh cảnh tưởng tượng đó với thời đại của ông. Một số phần của hai quyển đó (7 và 11) đơn giản chỉ gồm nhưng câu trích dẫn. Một số mục có vẻ như nhưng bản nháp cho các chỗ khác, nhiều đoạn trích thô tư các vở bi kịch trong Quyển 7 được nhập vào phần trau chuốt hơn của Suy tưởng 11.6. Nhiều mục vẫn còn hoàn toàn tối nghĩa. Rất ít nhà bình luận biết xoay xở ra sao với nhưng ghi chép như "Tính cách: tối tăm, đàn bà, bướng bỉnh..." (4.28) hay "người ta không nhận ra bao nhiêu được gồm trong trộm cắp, say xỉn, mua..." (3.15).

Các mục còn khác nhau nhiều ở mức độ thể hiện tính nghệ thuật. Một số mục chỉ hơn ghi chú để Marcus tự nhắc mình một chút - tương đương triết học của "Gọi Bác sĩ... Thứ Ba?" nhưng nhiều mục khác có tính văn chương cao. Marcus viết như một người đã được đào tạo về các kĩ thuật hùng biện ở thế kỉ thứ 2. Nhưng ý nghĩ của ông mang dấu ấn của đào tạo và môi trường trí thức của ông một cách tự nhiên ngay cả khi ông chỉ viết cho riêng mình.

Nhưng mục ngắn hơn thường thể hiện sự thích thú với trò chơi chư và cố viết nhưng đoản khúc trào lộng nhắc ta nhớ đến sự nhanh trí của ông và cả nhưng câu văn cô đọng đầy nghịch lí của Heraclitus nưa.

Mặt trời cố thử làm công việc của mưa à? Hay Asclepius làm công việc của Demeter? (6.43) Cái ác: vẫn là cái đồ cũ ấy (7.1)

Không phải là vũ công, mà là đô vật... (7.61)

Chấp nhận nó mà không ngạo mạn, buông nó ra một cách thờ ơ (8.33).

Truyền thống triết học có thể đã có ảnh hưởng lên yếu tố khác mà đôi khi chúng ta thấy: nhưng đoạn rời rạc đối thoại và giống như đối thoại. Như một hình thức triển khai, đối thoại triết học là tư Plato, các nhà triết học khác bắt chước ông, nhất là Aristotle (trong nhưng tác phẩm đã bị thất lạc của ông) và Cicero. Suy tưởng chắc chắn không chứa loại dàn cảnh cầu kì mà chúng ta chờ thấy trong một cuộc đối thoại thật, nhưng trong một số mục chúng ta có thấy một loại tranh biện nội tâm, trong đó nhưng câu hỏi hay nhưng lời cãi của người đối thoại tưởng tượng được trả lời bằng một giọng thứ hai bình tính, sửa hoặc tránh nhưng lỗi của nó. Giọng thứ nhất dường như thể hiện khía cạnh con người yếu đuối hơn của Marcus, giọng thứ hai là giọng của triết học.

Nhưng mục dài hơn (tất nhiên, không có cái nào quá dài) đáng chú ý bởi phong cách mạch lạc, đôi khi hơi trau chuốt. Không phải tất cả các nhà phê bình đều dành nhưng lời tốt đẹp cho văn mô tả của Marcus, và một số người có xu hướng quy nhưng thiếu sót thấy được cho việc ông kém tiếng Hi Lạp. Dù sao, sự vụng về ở đôi chỗ không hẳn là do nắm ngôn ngư chưa hoàn hảo mà quan trọng hơn là sự thô ráp trong biên soạn - Marcus nói to ý nghĩ của mình hay dò dẫm một ý tưởng. Cũng có thể giải thích theo cách này một trong nhưng nét tiêu biểu đáng chú ý trong văn của Marcus - tức là cái xu hướng xâu chuỗi nhưng tư nhưng câu gần đồng nghĩa, như thể ông không chắc đã nhắm đúng mục tiêu ngay tư đầu. Khi được kết hợp với tư vựng rất trưu tượng tự nhiên trong lối văn triết học, điều này có thể làm cho khó đọc, nhất là bằng tiếng Anh, là ngôn ngư có vốn tư vựng súc tích và cụ thể hơn tiếng Hi Lạp nhiều. Tuy nhiên trong phần hay nhất của nó, văn Marcus có thể có hiệu quả phi thường, nhất là khi nó đạt được sự cân bằng giưa hình ảnh và ý tưởng như trong đoạn mở đầu 5.23: Lưu ý mọi vật qua nhanh biết mấy - lúc này chúng ở đây, nhưng rồi chúng đi mất. Đời chảy qua ta như một dòng sông: cái "là gì" nằm trong một dòng chảy thường hằng, cái "tại sao" có hàng ngàn biến thể. Không có gì là ổn định, ngay cả cái đang có ở đây. Cái vô tận vô cùng của quá khứ và vị lai há hốc miệng trước mặt chúng ta - một vực thẳm mà độ sâu ta không lường nổi.

Chủ đề đặc biệt này - cái phù phiếm của đời người, cái vô thường định hình và thông báo cho thế giới - thường xuyên trở lại trong Suy tưởng, và như chúng ta thấy, việc xử lí chủ đề này dựa nhiều vào các mẫu mực văn chương cũng như triết học, nó phụ thuộc vào tính cách riêng của Marcus cũng như vào học thuyết Khắc kỉ nói chung.

NHỮNG CHỦ ĐỀ LẶP LẠI

Cố gắng chiết ra một lí lẽ kiên định và xuyên suốt trong toàn bộ Suy tưởng là một việc làm vô ích. Đơn giản vì nó không phải loại tác phẩm như thế. Việc đọc ra các yếu tố tự truyện trong các mục (chẳng hạn đọc mục 9.42 mà tưởng là nhắc đến cuộc nổi loạn của Avidius Cassius, hoăc mục 10.4 như một suy nghĩ về Commodus) thì cũng vô ích như thế, càng vô ích hơn vì rất ít mục xác định được ngày tháng với độ tin cậy. Đây không phải là nói rằng Suy tưởng không hề có sự thống nhất, hay không có liên hệ gì với đời sống của chính Marcus, vì nó có cả hai. Cái thống nhất nó lại là sự lặp lại của số ít chủ đề chắc chắn phản ánh nhưng mối bận tâm riêng của Marcus. Đó là nhưng điểm mà Marcus thường xuyên quay trở lại, cho chúng ta nhìn thấu tỏ vào tính cách của Marcus cũng như nhưng mối quan tâm của ông.

Một ví dụ sẽ làm hầu hết bạn đọc ngạc nhiên là cảm giác về cái chết tràn ngập tác phẩm. Marcus liên tục nhắc nhở bản thân rằng chết không đáng sợ. Đó là một quá trình tự nhiên, một phần của sự biến dịch thường hằng tạo nên thế giới. Ở nhưng điểm khác nó là sự an ủi sau cùng. "Chẳng bao lâu anh sẽ chết", Marcus tự nhủ trong một số dịp, và "sẽ chẳng có gì quan trọng" (4.6, 7.22, 8.2). Việc nhấn mạnh đến tính phù phiếm và không đáng của nhưng lo âu trần thế ở đây được liên hệ với ý tưởng rộng rãi hơn về tính phù phiếm. Mọi thứ đều thay đổi, qua đi, biến mất và bị lãng quên. Đây là trọng tâm của nhiều bài tập tư duy mà Marcus đặt ra cho bản thân: nghĩ về triều đại Augustus (8.31), hay về thời của Vespasian hoặc Trajan (4.32), về các triết gia và các nhà tư tưởng lớn trong quá khứ (6.47) - tất cả nay đã thành tro bụi.

Nhưng chủ đề này không phải của riêng phái Khắc kỉ. Chúng ta gặp nó ở mỗi bước ngoặt trong văn chương cổ. Bản thân Marcus đã trích dẫn đoạn văn nổi tiếng trong Iliad của Homer trong Quyển 6, trong đó cuộc đời của nhưng con người có sinh có tử được so sánh với lá cây mọc lên mỗi mùa xuân, sum sê một mùa rồi rụng và chết, bị nhưng lá khác thay thế (10.34). Chắc ông đã nhận ra tình cảm này trong các nhà văn khác nưa, tư nhà thơ trư tình Hi Lạp sầu muộn Mimnermus, người đã phát triển và mở rộng lối so sánh của Homer, đến luật gia người La Mã là Servius Sulpicius, viết cho Cicero nhân cái chết của người con gái ông này.

Tôi muốn chia sẻ với bạn một điều mang đến cho tôi niềm an ủi không nhỏ, hi vọng rằng nó cũng có hiệu quả như thế với bạn. Trên đường tôi tư châu Á trở về, khi đi tư Aegina đến Megara, tôi chăm chú nhìn vùng đất mà chúng tôi đi qua. Aegina ở sau lưng tôi, còn Megara thì ở trước mặt, Piraeus ở bên mạn phải, Corinth thì phía cửa tàu. Nhưng thành phố ngày xưa phồn vinh là thế, mà nay tàn tạ trong hoang phế trước mắt tôi - và tôi tự nhủ, "Chao ôi!... và này, Servius, mi sẽ không kìm chế nỗi đau mà nhớ lại rằng mi sinh ra là người là có sinh có tử chứ?". Tin tôi đi, ý nghĩ ấy là niềm an ủi không nhỏ cho tôi...

Nhưng người cho lời khuyên thời hiện đại chắc không nhấn vào điểm này, nhưng đây là điểm mà Marcus đã hiểu một cách hoàn hảo, lời nhắn gửi của nó đã tỏa ánh sáng lên cả tính cách lẫn nền tảng học vấn của ông. Marcus có thể là một nhà Khắc kỉ, nhưng ông cũng là một người La Mã, chịu ảnh hưởng không chỉ của Zeno và Chrysippus mà còn cả của Homer và Vergil. Vergil không được nhắc đến trong Suy tưởng, và trong một tác phẩm bằng tiếng Hi Lạp khó có thể trích dẫn hoặc ám chỉ tới, nhưng có một giọng buồn buồn xuyên suốt tác phẩm và người ta chỉ có thể gọi tên nó là điệu buồn Vergil.

Còn có nhưng mối quan tâm khác nổi lên. Một số mục bàn về các phương pháp xử lí nỗi đau, hoặc nhưng đau yếu khác của cơ thể. Nhiều mục mở đầu bằng câu "Khi anh thấy khó ra khỏi giường..." (5.1, 8.12). Một chủ đề dai dẳng cần để kiềm chế cơn giận và bực bội với nhưng người khác, để chịu đựng sự kém cỏi hay độc ác của họ, chỉ cho họ thấy chỗ sai của họ. Nhiều mục tập trung vào nhưng nỗi thất vọng về đời sống cung đình, thể hiện rõ nhất khi Marcus tự nhủ thôi không than phiền về chúng nưa (8.9). Ông đối lập triều đình với triết học như mẹ kế với mẹ đẻ - ta đến thăm chỉ vì bổn phận chứ không phải người mà ta thật sự yêu thương (6.12). Tuy vậy triều đình không nhất thiết là một trở ngại: nó có thể là một thử thách, thậm chí một cơ hội. Người ta có thể sống một đời sống tốt đẹp ở bất cứ đâu, ngay cả ở triều đình, như Antoninus cho thấy (5.16, 1.16). "Không có vai trò nào thích hợp với triết học như vai trò mà anh tình cờ có được lúc này", Marcus tự nhủ (11.7). Một đầu mối khó thấy hơn liên hệ đến nhân cách của Marcus là nhưng tưởng tượng mà ông ưa thích. Chẳng hạn, đáng nêu ở đây bao nhiêu hình ảnh về thiên nhiên xuất hiện trong Suy tưởng. Nhiều người đọc đã ngạc nhiên với Suy tưởng 3.2, với việc nó gợi lên "sự vô tâm của thiên nhiên" trong bánh mì nướng, nhưng quả vả chín, nhưng quả ôliu và nhưng đụn lúa mì. Nhưng ẩn dụ và nhưng so sánh hồn nhiên trong nhiều mục khác gợi lên nhưng nhịp điệu đồng quê và cảnh nông thôn của vùng Địa Trung Hải, với nhưng bầy cưu, nhưng vườn nho, nhưng mùa gieo hạt và thu hoạch, nhưng quả nho được sấy khô tư tư. Nhiều cảnh trong đó là nhưng ví dụ sẵn có, nhưng ngay cả một ví dụ sẵn có cũng có thể bộc lộ. Hiếm khi đọc một trang của Plato mà không vấp phải nhưng tài công, nhưng bác sĩ, nhưng thợ đóng giày, và nhưng thợ thủ công khác rất phổ biến trong xã hội Athens cổ; nhưng nhưng nhân vật như thể hiếm thấy hơn nhiều trong Marcus. Hình tượng xã hội như một cái cây mà nhưng cành của nó là nhưng cá nhân con người biểu thị một nguyên tắc quan trọng trong thuyết Khắc kỉ nhưng hình ảnh được phát triển xa hơn người ta có thể mong đợi và được thông báo bằng nhưng gì có thể là quan sát cá nhân. "Anh có thể thấy sự khác nhau giưa một cành cây đã có tư đầu, vẫn ở nguyên trên cây và lớn lên cùng với cây, và cái cành được cắt ra và ghép vào cây".

Tình cảm đối với thế giới tự nhiên đối nghịch với một cảm giác dai dẳng ghê tởm và khinh rẻ đời sống con người và nhưng người khác - một cảm giác khó rút ra tư (hay ngay cả hoà hợp với) Chủ nghĩa Khắc kỉ. Như P. A. Brunt diễn tả "Lí trí nói với Marcus rằng bản thân thế giới đã tốt đẹp không cần cải thiện gì thêm, thế nhưng nó thường xuyên xuất hiện trước ông như cái xấu không thể sửa chưa". Lũ triều thần xung quanh ông là nhưng kẻ vô dụng và xun xoe nịnh bợ, trong khi nhưng người dân mà ông tiếp cận trong cuộc sống hằng ngày thì "lăng xăng, vô ơn, kiêu ngạo, bất lương, ganh tị, và cáu kỉnh". Một điểm luôn trở lại trong Suy tưởng là điều nhắc nhở rằng con người là nhưng con vật xã hội, như thể đó là điểm mà Marcus cực kì khó chấp nhận. Ông tự nhủ mình: "các vị thần chăm lo cho nhưng con người sinh tử, còn ngươi - mấp mé bên bờ vực cái chết - ngươi vẫn tư chối chăm lo cho họ". Tác phẩm có một giọng bi quan dai dẳng, "nhưng cái mà chúng ta muốn trong cuộc đời thì trống rỗng, tầm thường, nhạt nhẽo. Nhưng con chó gầm gư với nhau. Trẻ con cãi cọ nhau, cười đó rồi khóc đó. Tin tưởng, hổ thẹn, công bằng, trung thực - đi tư đất lên và chỉ tìm thấy ở trên trời. Vậy sao chúng ta còn ở đây?". Nhưng hình ảnh bùn đất xuất hiện trong nhiều mục (5.33). Thế giới xung quanh ta như cái bồn tắm: "dầu, mồ hôi, bùn ghét, nước ngả màu xám xịt, tất cả nhưng thứ ghê tởm ấy" (8.24). Nếu Marcus ngắm các vì sao, thì ông làm thế chỉ để "gột rửa sạch bùn đất của trần thế". Và nhưng phân tích khách quan được Marcus coi trọng thường bị che mờ bởi thái độ yếm thế khuyển nho (theo nghĩa hiện đại của thuật ngư này). "Lòng ghê tởm đối với mọi vật được làm bởi: chất lỏng, bùn, xương, rác. Đá cẩm thạch là bùn bị nén lại, vàng bạc là chất thải, quần áo tư lông, riêng thuốc nhuộm màu tía là máu ích kỉ".

Và tất cả phần còn lại (9.36). Thân thể con người không có gì hơn là "miếng thịt ôi trong cái bao" (8.38). "Khinh miệt xác thịt của anh. Một mớ hổ lốn máu, xương, và búi dây thần kinh và mạch máu". Có lẽ đáng nản nhất trong toàn bộ tác phẩm là một trong nhưng mục mà Marcus tự thuyết phục mình thờ ơ với âm nhạc (11.2).

Một học giả đã nhận xét: "đọc Suy tưởng trong một thời gian dài có thể dẫn tới buồn nản sầu muộn". Ngay cả nhưng người yêu mến tác phẩm này cũng không thể phủ nhận rằng có cái gì đó buồn nản trong cách nhìn đời sống con người mà nó thể hiện. Matthew Arnold, trong luận văn về tác phẩm này đã thể hiện lòng kính trọng sâu sắc và yêu quý Marcus, nhận định rằng thiếu sót chủ yếu trong triết học của ông là thiếu vắng niềm vui, và tôi cho đó là một lời phê bình công bằng. Marcus không hiến cho chúng ta một phương tiện để truy cầu hạnh phúc, mà chỉ có phương tiện để chống lại nỗi đau. Chủ nghĩa Khắc kỉ của Suy tưởng về cơ bản là một triết học phòng thủ; đáng chú ý nhiều hình ảnh quân sự lặp đi lặp lại, tư việc nhắc đến linh hồn như đang được "canh gác" hoặc "đóng quân" đến hình ảnh trứ danh của trí óc như một thành trì bất khả xâm phạm (8.48). Nhưng hình ảnh như thế không phải riêng có ở Marcus, nhưng người ta có thể tưởng tượng rằng chúng có lẽ mang ý nghĩa đặc biệt đối với một vị hoàng đế mà nhưng năm cuối đời dấn thân vào "chiến tranh và một cuộc phiêu du xa nhà" (2.17). Đối với Marcus, đời là một cuộc chiến đấu, và thường thường - theo một nghĩa nào đó dường như nó luôn luôn - nhất định phải là một trận đấu thất bại.

Trong văn bản cũng có một vài điểm chúng tôi có cái nhìn lướt qua về một khuôn khổ tư duy khác, rõ nhất là khi Marcus nhắc đến thần thánh. Tất nhiên theo quan điểm Khắc kỉ, "Thượng Đế" hay "các vị thần" (nhưng thuật ngư thường bị các nhà văn thời cổ dùng lẫn) chỉ là nhưng thuật ngư quy ước để chỉ cái mà chúng ta còn gọi là "thiên nhiên" hay "logos" hay "Đấng Toàn năng" hoặc đơn giản chỉ là "Trời sinh ra thế". Marcus nhấn mạnh lòng tôn kính với quyền năng này (cái gì thuộc thần linh thì chắc chắn phải tốt, đúng không?) nhưng rõ ràng ông cũng gán cho nhưng hành động của nó tính không thể lay chuyển mà thuyết Khắc kỉ chính thống phú cho nó. Không dễ thấy tại sao người ta cầu nguyện một sức mạnh mà nhưng quyết định của nó người ta hầu như không có hi vọng ảnh hưởng tới, và thật ra Marcus đã nhiều lần thưa nhận cái khả năng người ta không thể (5.7, 6.44, 9.40).

Như vậy sẽ càng đáng ngạc nhiên hơn, khi thấy Marcus, ở đâu đó gợi ra mối quan tâm riêng tư hơn về các thần linh. Ví dụ rõ rang nhất về điều này ở trong mục cuối cùng của Quyển 1. Ở đây Marcus chỉ rõ rằng thần linh đã phù hộ ông hoàn toàn trực tiếp, "thông qua quyền năng của các ngài, qua phù trợ của các ngài, cảm hứng của các ngài" như các ngài đã giúp nhưng người khác. Sự trợ giúp của các ngài cụ thể lạ lùng. Trong số nhưng sự việc hàm ơn các ngài, có "nhưng phép chưa trị thông qua nhưng giấc mơ" trong đó có "giấc mơ ở Caieta" (1.17, văn bản ở đây không chắc chắn). Các vị thần cũng giúp nhưng người khác nưa, ông nhớ lại, "đúng như họ giúp anh - bằng nhưng dấu hiệu và nhưng giấc mơ và mọi cách khác" (9.27). Việc bản thân Marcus tin tưởng sâu sắc vào các vị thần không phải chỉ là nói cho hay, mà thật sự là một sức mạnh trong cuộc sống của ông, thể hiện ở việc ông bác bẻ nhưng kẻ không tin vào sự tồn tại của thần: "Tôi biết các vị thần có tồn tại... nhờ cảm nhận sức mạnh của các vị, hết lần này đến lần khác (12.28). Mối quan hệ riêng tư với các vị thần linh hòa hợp như thế nào với các logos phi nhân cách của phái Khắc kỉ? Câu hỏi này dường như đã được thảo luận trong cuộc đối thoại ở Suy tưởng 9.40. "Nhưng chúng là nhưng vật mà thần linh để lại cho tôi", một giọng cãi lại. Giọng khác trả lời "Cái gì làm anh tin rằng các vị thần không quan tâm đến nhưng gì tùy thuộc chúng ta?". Bản thân Marcus có thể không nhận thức đầy đủ hay hiểu hết cuộc xung đột này, nhưng sự tồn tại của nó có thể chỉ ra một nhận thức nửa vời rằng câu trả lời mà phái Khắc kỉ đưa ra không thỏa mãn hết mọi khía cạnh của vấn đề.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG VỀ SAU

Suy tưởng đã được ai giư gìn và bằng cách nào, bây giờ vẫn chưa biết. Vào cuối thế kỉ thứ 4, Historia Augusta vẽ một bức họa Marcus đang giảng về Suy tưởng trước một cử tọa say mê ở Rome - một trong nhưng cảnh tượng quyến rũ làm đề tài cho bức tranh này, nhưng chắc chắn là sáng tác hư cấu. Tuy nhiên đoạn văn gợi ý rằng văn bản được lưu hành trong thế kỉ thứ 4, khi nó được nhà hùng biện Themistius nhắc đến. Rất có thể nó quen thuộc đối với một người cùng thời của Themistius là Julian, vị hoàng đế mới theo tà đạo (mà đời sau gọi là Julian Kẻ bỏ đạo) trong tác phẩm đối thoại Các Caesars của ông này, Marcus được mô tả như một kiểu mẫu của vua-hiền triết mà bản thân Julian khao khát muốn làm.

Thế kỉ tiếp sau thế kỉ của Themistius và Julian là thời kì suy tàn, ít nhất ở phương Tây - suy tàn trong các thiết chế chính trị, và cả trong tri thức về Hi Lạp. Trong 1.000 năm tiếp sau, giống như tác phẩm của Homer và Euripides, tác phẩm của Marcus không được người đọc phương Tây biết đến. Tất nhiên trong thế giới phương Đông nói tiếng Hi Lạp vẫn còn nhưng bản được giư lại, nhưng ngay cả ở đó Suy tưởng dường như cũng ít được đọc. Trong nhiều thế kỉ nó mất hẳn mọi dấu vết, mãi đến đầu thế kỉ 10 nó mới xuất hiện trở lại trong một bức thư của học giả kiêm giáo sĩ Arethas, viết cho một người bạn: "Gần đây tôi đã có một bản cuốn sách vô giá của Hoàng đế Marcus. Nó không chỉ cũ kĩ mà thật ra còn nát. Tôi đã cho chép lại và giờ đây có thể để lại cho hậu thế dưới dạng tốt hơn". Chúng ta không biết bản của Arethas có phải thật sự giúp cho sự sống sót của tác phẩm hay không. Dù sao trong các thế kỉ sau nó đã được đọc ngày càng nhiều hơn. Một hoặc hai thế hệ sau nó được trích dẫn trong bộ Bách khoa thư Byzantine được biết dưới cái tên Suda, và có lẽ cũng trong thời kì này một nhà thơ khuyết danh Byzantine đã soạn một bài đánh giá ngắn sẽ được đi kèm với văn bản:

VỀ CUỐN SÁCH CỦA MARCUS

Nếu bạn muốn chế ngự nỗi đau

Hãy mở cuốn sách này ra và đọc cho chăm chú

Và sẽ thấy trong đó đầy nhưng kiến thức về mọi sự vật, đang có, đã có và sẽ có

Rồi bạn cũng sẽ biết rằng niềm vui hay nỗi buồn chẳng có gì khác hơn một làn sương khói.

Constantinople rơi vào tay Thổ Nhĩ Kì năm 1453, dẫn tới việc các học giả ra đi, mang theo các văn bản tiếng Hi Lạp là nguồn cảm hứng cho nền Phục Hưng Italy. Các nước ở khu vực Địa Trung Hải nằm trong số đó. Tuy nhiên, ngay đến thời gian đó sự sống sót của tác phẩm vẫn như treo trên sợi tóc. Bản thảo hoàn chỉnh duy nhất còn lại là bản chép tay thế kỉ 14 (hiện nay nằm ở Vatican), đã được sàng lọc nhiều lỗi. Mãi đến năm 1559 mới xuất hiện bản in đầu tiên khi Wilhelm Holzmann (được biết dưới tên Xylander) in ra một bản tư bản thảo được coi là đáng tin cậy nhất. Thật không may bản thảo này nay không còn nưa. Nhưng cho dù là bản tốt nhất thì nó cũng chỉ là bằng chứng không hoàn chỉnh của nhưng gì mà bản thân Marcus đã viết. Văn bản Suy tưởng của chúng tôi chứa một sô đoạn văn đã bị cắt xén, hoặc trong đó một vài tư then chốt hình như đã bị bỏ sót. Một số trong nhưng lỗi này có thể do tình trạng lộn xộn cua bản thảo gốc của Marcus. Nhưng lỗi khác có thể tình cờ bị đưa vào trong quá trình sao đi chép lại mà tác phẩm đã trải qua trong suốt 1.000 năm kể tư cái chết của Marcus. Trong một số trường hợp sự phỏng đoán của các học giả qua nhiều thế kỉ đã có thể được khôi phục theo bản gốc. Nhiều trường hợp khác vẫn còn chưa chắc chắn. Suy tưởng chưa bao giờ thu hút được sự quan tâm đặc biệt của sinh viên chuyên về khoa cổ điển, và ta có thể hiểu được lí do. Nó ít tham chiếu trực tiếp đến các sự kiện lịch sử, và cung cấp tương đối ít tài liệu cho các nhà sử học xã hội. Đối với phái Khắc kỉ sau này, nó lu mờ bên cạnh Những cuộc đàm luận đồ sộ của Epictetus. Tuy nhiên nó luôn có sự quyến rũ mạnh mẽ với nhưng ai đứng ngoài phạm vi hẹp của nghiên cứu cổ điển, có lẽ nó đặc biệt hấp dẫn nhưng ai có thể cảm thông với nhưng sức ép mà bản thân Marcus đã phải đương đầu. Suy tưởng là một trong số sách ưa đọc của Fredrich Đại đế. Một Tổng thống Mĩ gần đây nói cứ vài năm ông đọc lại nó một lần. Nhưng nó cũng lôi cuốn nhưng người khác nưa, tư các nhà thơ như Pope, Goethe, và Arnold, đến một chủ đồn điền miền nam, William Alexander Percy, người đã nhận xét trong tự truyện của mình rằng "vẫn còn lại với mỗi chúng ta vương quốc ảm đạm bất khả xâm phạm của Marcus Aurelius... Nó không ở bên ngoài, mà trong mỗi chúng ta, và khi tất cả đã tiêu tan, nó vẫn còn đứng vưng".

Tuy Marcus ít được nghiên cứu hơn các tác giả cổ đại khác, nhưng tác phẩm của ông lại được dịch nhiều hơn phần lớn người. Nhưng tư khi xuất hiện bản dịch tiếng Anh cuối cùng đến nay đã hơn một thế hệ rồi, và thời gian cũng đã chín muồi cho một cố gắng khác. Trong bản dịch của mình, ý định của tôi là thể hiện một bản tiếng Anh dễ hiểu cả về nội dung lẫn cấu trúc của Suy tưởng. Tôi đặc biệt quan tâm truyền tải đặc tính chắp vá của nguyên bản, cả sự súc tích dí dỏm trong một số mục, lẫn cái lan man rời rạc trong nhưng mục khác. Tôi hi vọng các kết quả sẽ thể hiện được niềm tin của tôi rằng nhưng gì mà một hoàng đế La Mã viết tư rất lâu chỉ để dùng riêng vẫn có thể có ý nghĩa với nhưng người sống cách xa ông cả về thời gian lẫn không gian. Chúng ta không sống trong thế giới của Marcus, nhưng nó cũng không quá xa lạ với chúng ta như đôi khi chúng ta tưởng. Không có một chứng nhân nào cho ảnh hưởng của Suy tưởng đối với người đọc hiện đại tốt hơn nhà thơ Nga Joseph Brodsky với tiểu luận "Bái phục Marcus Aurelius" khởi đầu tư pho tượng nổi tiếng của hoàng đế trên đồi Capitoline ở Rome:

Tôi thấy ông lần cuối cách đây mấy năm, trong một đêm đông ẩm ướt, có con chó đốm Dalmatian làm bạn. Tôi đi taxi về khách sạn sau một trong nhưng đêm buồn thảm nhất đời. Sáng hôm sau tôi rời Rome về Mĩ. Tôi say. Xe cộ lao nhanh như muốn xuống địa ngục. Dưới chân đồi Capitol tôi yêu cầu người tài xế dưng xe, trả tiền, rồi ra khỏi xe... Liền đó tôi phát hiện mình không một mình: một con chó đốm Dalmatian chẳng biết tư đâu hiện ra lặng lẽ ngồi cách tôi vài bước chân. Sự hiện diện đột ngột của nó làm ấm lòng lạ thường, đến nỗi ngay lập tức tôi muốn mời nó một điếu thuốc... một lúc lâu chúng tôi nhìn chăm chăm vào pho tượng người cưỡi ngựa... và bỗng nhiên, có lẽ vì trời mưa và vì hình mẫu nhịp nhàng cân xứng của nhưng trụ tường, nhưng vòm cổng của Michelangelo - tất cả mờ đi, và trên cái nền mờ ấy, pho tượng dường như đang chuyển động: không quá nhanh và không rời khỏi vị trí; nhưng đủ để con chó đốm rời khỏi bên cạnh tôi và tiến theo pho tượng đồng.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip