Số Bốn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Hôm sau, tôi mang sẵn một quyển vở mới tinh. Ngay buổi tối ngày tôi bảo Khuê sẽ kèm cặp nó học, khi về tới nhà là tôi vứt xe đạp dưới nhà để nhảy lên lầu tìm đồ. Từ trong ngăn kéo hộc bàn học, tôi lôi ra quyển vở kẻ ngang thừa hồi mới nhập học. Dù đã quá nửa học kỳ nhưng được tôi cất ký nên ở mép giấy không đóng một hạt bụi, giấy vẫn trắng tinh khôi.

Tôi lại lôi ra trong chiếc tủ đầu giường một tập bọc vở và nhãn dán. Tập bọc trong suốt không được may mắn như người bạn đồng hành của nó, dù vẫn xuyên thấy nhưng trông đục đục bẩn bẩn. Thấy vậy, tôi đem nó xả dưới vòi nước rồi dùng khăn lau khô. Dòm nó trở lại với vẻ sạch sẽ như khi vừa mua, tôi mới hài lòng tròng vào quyển vở rồi bóc nhãn dán lên. Sau một hồi loay hoay cẩn thận dán sau cho sát mép vở, tôi lấy bút nắn nói điền tên trường lớp và dòng "Thôi Phạm Khuê" ngay ngắn trên tờ nhãn.

Buổi chiều khi thằng Khuê đã yên vị trên xe, tôi phóng một mạch ra cái thư viện cũ kỹ gần trường. Ngay lúc nó còn đang trố mắt ra, tôi dúi vào tay nó quyển vở và ngoắc nó vào trong.

Tôi đến thành phố này cũng được dăm nửa năm nếu tính cả kỳ nghỉ hè, nếu không đếm trường và nhà bác Hậu với nhà thằng Khuê thì đây là nơi tôi thường xuyên lui tới nhất. Khi chưa vào học, anh Tú có nhắc tới thư viện: nơi chứa nhiều sách để đọc mà không tốn tới một đồng, thậm chí còn được phép mượn mang về. Tôi nghe mà râm ran hết cả người, vội vàng vớ giấy bút xin anh Tú ghi đường đi. Anh Tú ghét thư viện ra mặt, anh nói tôi "chán ơi là chán", nhưng vẫn tặc lưỡi ghi lại địa chỉ với hướng dẫn cho tôi. Anh chỉ nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu khi tôi tỏ ra hứng thú với những quyển sách dày chữ hơn là các buổi tối xập xình nhạc nhẽo trên sàn nhảy mà anh mê.

Ở làng tôi không có thư viện. Nơi đó chỉ có một cửa hàng cho thuê sách truyện nhỏ của ông Tô. Miễn cưỡng lắm mới gọi là cửa hàng, chứ thực ra đó là cái chòi được tạo thành từ cây cột gỗ cao kều được phủ một mảnh vải khổng lồ lên. Mấy hôm trời mưa, sách bốc lên một cái mùi ẩm mốc do bị nước vào vì vải thấm. Trong sạp sách không có lấy một quyển lành lặn, tất cả đều sách đều rách chỗ này chỗ kia một ít, cái nào không rách thì cong queo nhăn nhúm. Bao nhiêu sách ở đó tôi đều đã đọc qua, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn ghé qua đọc lại mấy quyển tâm đắc.

Ở thư viện thì số sách không chỉ gấp đôi, gấp ba, mà nhiều đếm không xuể. Tôi khoái đạp ra thư viện lắm, hôm nào bận thì tôi ngồi hai ba tiếng, còn rảnh là tôi cắm rễ cả ngày.

Thi cấp ba xong, bác Hậu dễ tính hẳn. Bác căn dặn tham gia giao thông phải nhìn trước ngó sau, nói xong bác lại quay vào nhà còn tôi thì phóng ù đi. Đi liền tù tì tám tiếng đồng hồ bác cũng không nói gì, miễn tôi ngoan ngoãn về giúp bác chuẩn bị cơm tối.

Có tới hai cái thư viện lận. Một cái đã có từ lâu, một cái mới xây năm ngoái. Nơi mới thì sách cũng mới hơn, nhưng tôi thường tới cái cũ vì nó nhiều sách và yên tĩnh hơn. Chỗ này toàn người già, thỉnh thoảng là người lớn đã đi làm nên không gian văn minh lắm. Bên kia toàn trẻ em với học sinh cấp một cấp hai nên ồn ào kinh.

Trở về với thằng Khuê, nó có vẻ chưa tới đây bao giờ nên điệu bộ lóng nga lóng ngóng. Tôi phải cầm cổ tay nó dắt ra cái bàn nhỏ cạnh cửa sổ.

Cả buổi, tôi giảng bài cho nó mà trông nó như người trên mây. Quyển vở mới tôi tặng, nó không viết vào một chữ. Khi lật tấm bìa xanh lá ra chỉ để ngắm trang giấy trắng tinh, tôi bỗng thấy hụt hẫng.

Tệ hơn nữa, từ dạo tôi kèm nó học, chẳng những điểm chác không khá hơn mà thậm chí lại còn tệ đi. Con năm sáu chuyển dần thành ba bốn. Điều này vừa làm tôi nghi ngại trình độ học vấn của mình, vừa làm tôi buồn Khuê.

Đáng lẽ tôi nên buồn vì số điểm tệ hại của nó, nhưng trong đầu tôi chỉ có hình bóng lúc nó ngơ ngẩn khi học chung. Phải chăng nó không nghe tôi lấy một lời?

Cả ngày đầu tôi chỉ quanh quẩn cạnh môi hàng kẻ ngang trống trơn.

Chỉ tới khi thấy một quyển vở vàng khè lạ hoắc lòi ra từ ngăn bàn Khuê và rơi bẹp xuống đất, tôi mới hiểu. Trong đó là từng hàng chữ tẳng tắp "a e o u i" nét thanh nét đậm như tập viết chính tả. Tôi lật nhãn ra, "Thôi Phạm Khuê" chình ình trên nhãn.

Bị ánh mắt của tôi dò xét, thằng Khuê mới bẽn lẽn giải thích. Hóa ra là do nó ngay viết ngoáy, giờ chữ vừa ẩu vừa xấu nên nó không dám chép gì vào quyển vở tôi cho, đêm đêm không chịu ôn bài mà ngồi rèn chữ.

Lý do vớ vẩn của nó làm tôi không biết nên phản ứng thế nào. Giận vì nó đem những lời tôi giảng khô cả răng thành công cốc, hay mừng vì nó trân trọng món đồ tôi tặng đến vậy. Tôi cũng không rõ, nhưng hình như cảm xúc về sau trào dâng mãnh liệt hơn, vì trước khi tôi kịp nhận ra thì tôi đã ôm nó vào lòng và thủ thỉ hai chữ "cảm ơn".

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip