Kinh Te Chinh Tri Mac Lenin Chuong 1 Doi Tuong Phuong Phap Nghien Cuu Va Chuc Nang Cua Ktct

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Khái niệm Kinh tế: là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng, một quốc gia trong một khoảng thời gian.

I. Sự hình thành & phát triển của KTCT Mác Lê Nin

- Thuật ngữ khoa học KTCT xuất hiện ở Châu Âu năm 1615 trong tp Chuyên luận về KTCT của nhà KT người Pháp A. Montchretien. Tới TK XVIII, nhà KT học người Anh A. Smith đã đưa KTCT chính thức trở thành môn học với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành.

- Quá trình phát triển của khoa học KTCT được khái quát qua các thời kì lịch sử: Cổ đại -> XVIII sau XVIII đến nay.

- Hệ thống lý luận KTCT: tư tưởng KT thời cổ, trung đại (XV) -> trọng thương (XV- cuối XVII) -> trọng nông (XVII- nửa đầu XVIII) -> KTCT cổ điển Anh (cuối XVIII- nửa đầu XIX)

Trong đó, chủ nghĩa Trọng thương là hệ thống lý luận KTCT đầu tiên, nghiên cứu về nền sản xuất TBCN. Chủ nghĩa này coi trọng vai trò của hoạt động thương mại.

Chủ nghĩa Trọng nông là hệ thống lý luận KTCT nhấn mạnh vai trò của sx nông nghiệp, coi trọng sở hữu tư nhân và tự do KT, thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, phê phán chủ nghĩa trọng thương ( phát triển nhất ở Pháp)

KTCT cổ điển Anh: sau khi tích lũy được khối lượng tiền tệ lớn, giai cấp tư sản tập trung vào sx, công trường thủ công TBCN ra đời ngày càng nhiều

=> KTCT là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng & quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền SXXH.

Lý luận KTCT của Mác & Ăngghen được thể hiện trong bộ Tư bản, KTCT Mác Leenin dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học KTCT của nhân loại trước đó, trực tiếp là từ KTCT tư sản cổ điển Anh.

II. Đối tượng, mục đích, phương pháp nghiên cứu KTCT Mác Lênin

1. Đối tượng nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của KTCT là các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển.

- Theo nghĩa hẹp: KTCT nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định.

- Theo nghĩa rộng: KTCT là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong XH loài người

=> Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác Lê Nin là các quan hệ XH của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.

2. Mục đích nghiên cứu

- Mục đích cao nhất là phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, tạo động lực không ngừng sáng tạo, thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của XH thông qua việc giải quyết các quan hệ lợi ích.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Cần vận dụng thành thạo phéo biện chứng duy vật và nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành:  trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh,... Trong đó pp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp chủ yếu

4. Chức năng

Bốn chức năng: nhận thức, thực tiễn, tư tưởng, phương pháp luận






Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip