Bac Chien Bjyx Nhip Cau Tri Am Hoan Chuong 8 Vo Cu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Trời hôm qua mưa ầm ầm cả một buổi tối, lá khô rớt đầy cả sân. Bác Khải thức sớm tập thể dục, rồi gọi vào trong quân đội xin nghỉ một ngày và đợi nắng lên bác mới cầm cây chổi ráng đi quét sân.

Trong lúc dọn dẹp, bác Khải nhìn thấy cây xoài tượng đã ra trái rồi, nên hái vài trái vào để lên bàn thờ của cô Phúc.

Nhìn hình thờ của cô Phúc cười tươi, bác Khải với tay lấy khung ảnh của cô xuống để trên bàn trà, rồi lấy cái khăn dưới chân đèn đi nhúng nước lau hình thờ của cô Phúc.

Vừa lau tấm hình, bác Khải vừa rưng rưng:

- Tui hông biết tui còn thương bà hông? Chứ mỗi lần nhìn thằng ba với con út, là tui nhớ bà, chịu hông nổi. Bà còn nhớ lần đầu tui gặp bà hông, tui thì còn nhớ vanh vách luôn à nghen. Hổng có quên đâu à.

Chiến chuẩn bị đi làm, thấy bác Khải ngồi nói chuyện với hình thờ của cô Phúc, thì mới lên tiếng hỏi bác:

- Ba! Sao bữa nay ba thức sớm dị ba?

Bác Khải chậm rãi trả lời:

- Hình má bây bụi quá trời, ba phải lấy xuống lau.

Chiến 'à' lên một tiếng, rồi nói tiếp:

- Bữa nay đám giỗ má con. Trưa nay con về sớm, con rủ tụi thằng Chung tới nhà ăn cơm cho vui nghe ba.

Thấy bác Khải gật đầu, Chiến mới đi ra ngõ đón xe buýt đi làm. Chứ nếu mà để cậu đi xe đạp hay là xe gắn máy, cậu bảo đảm sẽ lủi vào gốc cây hoặc là tông vào cột đèn.

Đơn giản, là Chiến không biết sử dụng phương tiện hai bánh.

Để lại khung hình của cô Phúc lên bàn thờ, bác Khải lại đi ra sau hè hái vài trái cam, quýt đem vào để lên bàn thờ, cho có thêm màu sắc.

Lúc còn sống, cô Phúc thích hai loại này nhất. Nên giỗ nào bác Khải cũng trưng một dĩa trên bàn thờ của cô.

Bàn thờ chuẩn bị đồ cúng xong xuôi hết rồi, bác Khải ngồi một mình trong phòng phòng không biết làm gì. Nên bác đã lấy cuốn hình cưới hồi đó của hai vợ chồng ra coi cho đỡ nhớ vợ.

Đột nhiên, bác Khải nhớ lại cái ngày đầu tiên bác gặp cô Phúc.

Hôm đó là buổi chợ chiều chuẩn bị tan phiên, lúc đó bác chưa tham gia kháng chiến, nên trên đường làm thuê về thì mới gặp cô Phúc đang dắt chiếc xe đạp bị sút sên.

Trời thì mỗi lúc một tối, mà cô Phúc lại là con gái, nên bác Khải đã giúp cô gắn lại sên và đưa cô về tận nhà. Nhờ vậy, bác mới biết người con gái mình vừa giúp đỡ là một giáo viên tiểu học của một trường tình thương trong huyện.

Ấn tượng của bác Khải với cô Phúc lúc đó là một cô giáo có nụ cười má lúm đồng tiền hết sức là duyên và giọng nói thì cũng một tiếng 'anh Khải', hai tiếng cũng 'anh Khải'. Vậy là chưa đến một tháng tìm hiểu, bác đã quyết định đem trầu cau đến nhà hỏi cưới cô.

Ngó vậy mà hai người đã lấy nhau được mười mấy, hai chục năm, thì cô Phúc lại bỏ bác Khải đi theo ông bà tổ tiên. Để bác gà trống nuôi con một mình suốt mười mấy năm nay.

Đến trưa con Tâm đi học về tới, nó liền xoắn tay áo đi xuống bếp nấu đồ ăn chuẩn bị cúng đám giỗ cô Phúc. Nhưng mà không biết nó mua được ở đâu một mớ ốc gạo con nhỏ về ngâm nước vo gạo.

Thấy trời trưa trầy trưa trật, mà con Tâm nó còn ngâm ốc gạo, thì bác Khải mới rầy:

- Giờ này 10, 11 giờ trưa mà bây mới ngâm ốc, rồi chừng nào cúng má bây?

Con Tâm vừa làm đồ ăn vừa trả lời:

- Con bảo đảm với ba là trước 11 giờ là có cơm cúng má.

Nghe con Tâm bảo đám, bác Khải cũng yên tâm lấy chén đũa bới cơm dọn lên bàn để cúng từ từ.

Tới khoảng 10 giờ 5 phút, anh Vinh dẫn theo Kiệt tới nhà ăn đám giỗ cô Phúc. Bác Khải nhìn thấy bóng dáng của anh từ ngoài cửa, trên tay còn xách theo một giỏ trái cây, thì bác biết ngay là thằng quý tử lớn của mình rủ về nhà chơi rồi.

Lúc đi chất trái cây, mà Kiệt đem qua. Anh Vinh đã hiệu cho bác Khải muốn hành anh thế nào thì hành. Muốn đem cục vàng cục ngọc của cái nhà họ Tiêu này đi đâu phải là chuyện đơn giản là mua đồ ngoài chợ đâu.

Thấy con Tâm luộc ốc gạo xong rồi, bác Khải liền quay sang nói với Kiệt:

- Đồng chí phụ thằng Vinh lễ ốc gạo dùm để một lát con Tâm nó cuốn gọi cuốn.

Vì mục đích được cấp trên kiêm ba vợ đồng ý cho quen và cho cưới Chiến, nên Kiệt không ngại người ta nói mình nịnh hót, mà xoắn tay áo đi vào trong bếp phụ con Tâm và anh Vinh làm đồ ăn cúng đám giỗ.

Nhưng mà làm được một lúc, tự nhiên con Tâm vỗ đùi cái bốp:

- Chết cha rồi anh hai ơi. Em quên mua măng rồi. Hổng mấy, anh ra sau hè haái dùm em hai cái mục măng được hông.

Anh Vinh định không đi, nhưng thấy Kiệt ngồi chặt gà thì anh Vinh mới quay sang nói với anh:

- Ê, Kiệt! Mày ngồi lễ ốc dùm tao nghe. Tao chạy ra sau hè chặt hai cái mục măng đem vô cho con Tâm nó làm đồ ăn cái đã.

Kiệt không biết là mình đang bị hành, nên anh đã thật thà đồng ý:

- Ừ, để tao làm cho. Mày làm gì thì làm đi.

Anh Vinh xách theo cây dao đi ra sau hè chặt măng, Kiệt ở trong bếp một mình vật lộn với thau ốc gạo.

Nhưng mà số của Kiệt đen còn hơn cái nhọ nồi. Anh vừa mới vừa lễ được chừng một chén ốc, là con Tâm lại nhờ anh chặt giò heo, còn không thì lại nhờ anh đem đồ ăn để lên bàn thờ...làm cho anh không tài nào lễ ốc được yên.

Đến gần 11 giờ trưa, Chiến dẫn theo vài người bạn trong bệnh viện về nhà chơi, mà món gỏi cuốn tôm ốc vẫn chưa có, nên Kiệt càng phải lễ ốc nhanh tay lên để con Tâm cuốn bánh tráng.

Đến giờ cúng giỗ, cũng là lúc món gỏi cuốn được làm xong. Kiệt phụ con Tâm bưng đồ ăn đem lên bàn thờ. Đúng lúc anh nhìn thấy Chiến đang liếc mắt nhìn mình, nhưng khi anh huơ tay chào cậu, thì cậu nghuých mặt đi chỗ khác.

Anh Vinh là con trưởng, nên sau khi bác Khải thắp nhang lên bàn thờ, thì anh Vinh cũng làm tròn nghĩa vụ của một đứa con. Nhưng mà trong lòng anh Vinh hy vọng cây nhang nó mau tàn một chút.

Chứ cả đám bỏ ăn trưa ở doanh trại để về nhà anh Vinh ăn chực, mà đợi cây nhang nó tàn hết thì có mà chết đói cả bầy.

Nhà người ta thắp nhang, là đợi nhang tàn hết mới lấy đồ ăn xuống khỏi bàn thờ. Nhưng mà nhà của Chiến thì nó khác người ta hoàn toàn luôn.

Đó là không cần biết cây nhang đó lớn, nhỏ, dài hay là ngắn. Chỉ cần nhang cháy được 15 phút, là bê hết đồ ăn trên bàn thờ xuống đãi bà con là được.

Người ta hay đồn là quân nhân ăn nhanh như lũ quét, nhưng mà bà con trong xóm được bác Khải mời qua nhà ăn cơm trưa với gia đình đều khen ngợi nhóm bạn của anh Vinh hết lời. Thậm chí, có người còn nói nhiều khi lời đồn về quân nhân là sai sự thật.

Bữa cơm trưa đang rất vui vẻ, đột nhiên từ ngoài cửa rào có một người phụ nữ trạc tuổi với bác Khải, ăn mặc rất sang trọng bước vào trong nhà tìm gặp ngay bác:

- Anh Khải! Đã lâu hông gặp. Anh khỏe hông?

Nhìn người đàn bà trước mặt, bác Khải lạnh nhạt trả lời:

- Đi kháng chiến mưa đạn liên miên mà còn sống nhăn răng, còn bây giờ là thời bình. Đương nhiên là vật trâu vẫn còn được.

Người đàn bà kia sững người một lúc, rồi tiếp tục nói chuyện với bác Khải:

- Anh Khải à! Chuyện lúc đó là do em sai rồi, mình có thể...

Bác Khải nhếch môi cười mỉa mai:

- Bà nói với tui mấy lời này chi. Hồi đó bà chê tui nghèo, bà để lại cho tui năm trăm ngàn rồi đi theo người đàn ông khác. Bây giờ bà về đây tìm tui làm cái gì.

Người đàn bà kia ấp úng một hồi mới lên tiếng:

- Em muốn thăm con, hơn nữa em muốn bù đắp cho con mình. Anh cũng biết rồi đó, mẹ kế làm sao bằng mẹ ruột được.

RẦM...

Bác Khải đập mạnh tay lên bàn, rồi đứng phắt dậy quay sang nhìn thẳng mặt người đàn bà mang danh vợ cũ:

- Bà im ngay cho tui. Tui hỏi bà, từ lúc bà đẻ thằng hai ra tới giờ bà có nuôi nó ngày nào hông? HÔNG. Lúc thằng hai nó đậu sĩ quan lục quân bà có gọi điện thoại hỏi thăm chúc mừng nó ngày nào hông? CŨNG HÔNG. Rồi cái ngày thằng hai cưới vợ, cái ngày trọng đại của cuộc đời nó, vào cái lúc nó cần cái lời chúc phúc giả tạo của bà thôi, bà có mặt hông. CŨNG HÔNG LUÔN. Vậy thì tui hỏi bà...bà có tư cách gì để phân bì với má của thằng Chiến. Người đã thay bà nuôi dạy thằng hai từ lúc nó mới lọt lòng được có ba ngày thì bà bỏ đi theo người khác hả bà Tú.

Cái chén cơm bị bác Khải đập bể tan tành, tay bác cũng bị mảnh sành cắt đứt. Nhưng mà vết cắt làm sao mà đau bằng vết thương lòng suốt ba mươi năm nay tưởng chừng như đã lành lại của bác.

Lúc anh Vinh chào đời mới có ba ngày, bà Tú đã mặc kệ đứa con đỏ hỏn còn chưa cắt rốn, chưa cai sữa mà đã đi theo người đàn ông khác. Chỉ để lại một lá đơn li hôn, cùng với số tiền là gần năm trăm ngàn.

Vì thương con thiếu tình thương của mẹ, bác Khải lại mù mờ trong việc chăm sóc con nhỏ. Nên bác đã quyết định đi thêm bước nữa, cưới một cô giáo tiểu học tên là Phúc về làm vợ. Nhưng mà may mắn đến với anh Vinh và bác Khải, là người vợ sau là một người đẹp người đẹp nết, lúc nào cũng bồng bế anh trên tay.

Phải, cô Phúc là vợ sau của bác Khải, cũng tức là mẹ ruột của Chiến và con Tâm.

Chưa bao giờ cô Phúc xem anh Vinh là con riêng của chồng. Lúc nào cô cũng xem anh Vinh là con ruột, đi đâu cũng khoe anh Vinh với hàng xóm là vàng trời cho.

Bác Khải cứ tưởng cuộc sống hạnh phúc của mình với cô Phúc sẽ kéo dài được lâu, nhưng mà đến năm anh Vinh được mười chín tuổi, anh vừa cưới vợ được vài tháng, thì cô Phúc qua đời vì bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối. Vậy là, bác quyết định làm gà trống nuôi con để cô yên lòng nơi chín suối.

Hôm nay, là đám giỗ thứ sáu của cô Phúc, cả nhà đang rất vui vẻ ăn cơm gia đình, thì người vợ phụ tình năm xưa của bác Khải lại quay về.

Bác Khải tự hỏi bao nhiêu năm nay, bác đã làm gì sai, mà ba đứa con cưng của bác phải gặp cái quả báo éo le như thế này.

Tâm trạng của anh Vinh trở nên rối bời khi mà chính tai anh nghe được người phụ nữ tần tảo dịu dàng mình gọi là 'má' suốt mấy chục năm nay, thật sự không phải là mẹ ruột.

Người mẹ ruột thật sự, mới chính là người đã bỏ rơi anh Vinh khi anh chào đời chỉ mới có ba ngày tuổi. Dây rốn vẫn còn chưa cắt.

Không khí của nhà bỗng trở nên ngột ngạt, Chiến với Tâm cũng không biết nói cái gì chỉ lo lắng cho anh Vinh. Dù sự thật ba anh em không phải ruột thịt thì sao chứ, mười mấy năm qua anh Vinh cũng thay cô Phúc và bác Khải chăm sóc hai anh em chẳng thiếu thốn cái gì.

Anh Vinh thẩn thờ nhìn người đàn bà trước mặt rồi nhìn lên di ảnh của má mình trên bàn thờ liền đứng lên từ tốn nói rõ mọi chuyện:

- Ba! Cho con được nói rõ mọi chuyện, nếu như cô đã nói như vậy rồi, thì con cũng xin nói thẳng và nói thật với cô một lần. Con, chỉ có một người má, là người đang ở trên bàn thờ kia, là người phá bỏ mọi định kiến mẹ kế con chồng để nuôi dạy con tới lớn. Và cũng chính má là người đã đứng ra cưới vợ cho con. Trong lòng con chỉ biết mỗi bà ấy là má. Con không biết cô, cũng chưa từng cảm nhận được tình máu mủ từ cô nên xin cô đừng làm vong linh của má con không yên nữa. Bà mất đã được bảy, tám năm rồi cô. Chuyện cũng đã ba chục năm rồi, có lẽ ba của con cũng hông muốn nhắc lại nữa.

Lời nói của anh Vinh khiến cho tất cả mọi người ngỡ ngàng, cả người đàn bà kia cũng sững người nhìn anh vì không biết nói gì.

Anh Vinh nói đúng chứ không sai.

Ba mươi năm qua, anh Vinh chưa từng thực sự cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, anh cũng chưa bao giờ được uống một giọt sữa mẹ.

Lúc anh Vinh bệnh sốt đến phỏng cả tay, thì người mẹ ruột của anh Vinh đang sống trong giàu sang cùng người đàn ông khác. Vậy thì người đàn bà này có tư cách gì để anh Vinh nhận bà ấy là 'mẹ'.

Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ kế lại thương con chồng.

Người xưa nói là vậy, nhưng cô Phúc đã làm được cái điều mà mọi người cho là không bao giờ xảy ra.

Năm đó, nếu như không nhờ cô Phúc. Có lẽ bây giờ trong doanh trại quân đội đã không có cái tên thiếu tá bộ binh Tiêu Xuân Vinh.

Ông bà hay nói công sinh không bằng công dưỡng thì đúng là không sai chạy đi đâu được.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip