CÁC LOẠI MÓNG CỌC THÔNG DỤNG NHẤT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Móng nền là bộ phận rất quan trọng của ngôi nhà. Có rất nhiều loại làm móng nền như móng cọc, móng băng, ... mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng thích hợp cho từng loại công trình khác nhau. Với công trình có trọng tải lớn thì móng cọc rất phù hợp. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại móng này hãy theo dõi bài viết dưới đây:

Móng cọc là gì?

Định nghĩa : Móng cọc là loại cọc được sử dụng phổ biến kể cả những công trình trên nền đất yếu. Móng có hình trụ được cấu tạo từ bê tông để giúp ổn định cấu trúc bên trên nó. Giúp truyền tải trọng lực từ bên trên xuống lớp đất đá phía dưới hoặc xung quanh công trình.

Cấu tạo móng cọc

Móng cọc được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là đài cọc và cọc( hoặc một nhóm cọc )

Cọc: được đóng vào nền đất với chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang. Được cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau như cọc thép, cọc gỗ, cọc hỗn hợp, cọc bê tông cốt thép. Đây là bộ phận quan trọng giúp công trình không bị nghiêng, lún, sạt lởĐài cọc: là bộ phận giúp liên kết các cọc lại với nhau. Từ đó phân tán lực đều hơn lên từng cọc. Làm căn nhà bền vững và chịu lực đều từ mọi phía. Yêu cầu đài cọc khá phức tạp, bao gồm: độ sâu chôn cọc trong đài phải lớn hơn 2D. Nhưng không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên. Đối với cọc thẳng thì khoảng cách e giữa hai cọc là 3D, với cọc xiên là 1.5D...

Chính vì lý do đó mà móng cọc thường áp dụng cho công trình yêu cầu trọng tải lớn và dành cho nền đất yếu. Những nơi dễ bị sạt lở vì nó giúp ổn định và phân tán đều lực tải

Móng cọc được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là đài cọc và cọc

Ưu, nhược điểm của móng cọcƯu điểm Đầu tiên phải kể đến là loại móng sâu, nên khả năng chịu tải lớn, đảm bảo tuổi thọ công trình cao. Có thể thi công hàng loạt, tiết kiệm thời gian. Thi công nhanh chóng thường chỉ mất trong vài ngàyTiết kiệm chi phí tới 35% phần móng nền. Vì khối lượng đào đất móng giảm khoảng 85%, khối lượng bê tông giảm 30-40%cọc có tiết diện và chiều dài lớn do mômen uốn nứt lớnKhi sử dụng móng cọc làm móng nền sẽ dễ dàng nâng tầng nếu đáp ứng được đầy trọng tải quy mô xây dựngNhược điểm Cọc không quá sâu chỉ đạt chiều dài trung bình từ 10-60m. Tiết diện cũng không quá lớn chỉ từ 20×20 đến 45×45 cho cọc vuông và D25-D7- cho cọc trònSử dụng cho công trình không yêu cầu dài hạn, chỉ từ 40-400T/ cọcMáy ép cọc cồng kềnh và khó di chuyển. Khó khăn với những nơi diện tích mặt bằng nhỏ, ngõ hẻm đông dân cưKhông phù hợp với nền đất cứng vì rất khó đóng cọcGây ảnh hưởng tới công trình lân cận do tác động trực tiếp vào nền đất

Móng cọc phù hợp với những nơi có nền đất yếu

Phân loại móng cọc

Dựa trên đặc điểm và tính chất chịu lực có thể chia thành 2 loại móng sau đây:

Móng cọc đài thấp: có đặc điểm là nằm dưới mặt đất. Thiết kế như vậy nhằm móng cọc truyền lực ngang cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Chịu hoàn toàn tải trọng nén.Móng cọc đài cao: có đặc điểm là phần móng nhô lên, cao hơn so với mặt đất sao cho chiều cao lớn hơn chiều sâu của móng. Khác với móng cọc đài thấp, nó chịu cả trọng tải uốn và trọng tải nén. Móng chịu tải lớn hơn toàn bộ tải trọng ngang và đứngKhi nào thì nên sử dụng móng cọc

Mỗi loại cọc đều có ưu, nhược điểm rõ ràng. Chính vì vậy mỗi loại đất sẽ phù hợp với một loại cọc khác nhau nhau. Móng cọc thích hợp với nền đất có đặc điểm như sau:

Những khu vực có mực nước ngầm cao, dễ có nguy cơ sạt lởNơi có nền đất yếu yêu cầu độ chịu tải cao. Nền đất yếu dễ đóng cọc vào lòng đất, phân tán lực tải tốt hơnCông trình có trọng tải lớn nhưng không thống nhất dẫn đến sức ép lớn hơn bình thường. Những nơi gần sông suối. Do nước chảy làm nền đất rất dễ thay đổiNguyên liệu làm móng cọc phổ hiến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cọc cấu tạo từ nguyên liệu khác nhau. Tùy vào điều kiện kinh tế, đặc điểm công trình mà lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp. Sau đây là những loại phổ biến:

Cọc ma sát

Với diện tích hình trụ sẽ truyền tải tải trọng vào các lớp đất thông qua lực ma sát. Để đảm bảo sức chịu tải

Cọc gỗ

Đây là loại cọc thông dụng nhất với nguyên liệu quen thuộc. Là loại nguyên liệu đầu tiên được đưa vào sử dụng làm móng cọc. Các loại gỗ thường gặp là cừ tràm, tre, bạch đàn...Đặc điểm nổi trội là chi phí thấp, dùng được với nhiều đặc điểm đất khác nhau nhất là nền đất bùn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng cho công trình nhỏ.

Cọc thép

Đây cũng là một loại cọc thông dụng thích hợp cho cả nhà ngắn và dài hạn. Dễ dàng cắm sâu vào đất nên đảm bảo móng nền vững chắc cho căn nhà hơn. Nhưng có nhược điểm lớn là dễ bị ăn mòn nếu không không xử lý tốt

Cọc bê tông

Được cấu tạo từ khung thép và đổ bê tông. Khung thép hình tròn đổ bê tông lên trên thường dài từ 4-6m. Rất dễ thi công và nguyên liệu phổ biến nên được ưa chuộng

Cọc ép bê tông được sử dụng phổ biến

Cọc điều khiển

Là kiểu cọc khá đặc biệt, loại cọc có thể di chuyển tùy theo địa hình xây dựng

Cọc khoan

Tạo hố khoan dưới đất bằng máy khoan hiện đại và đổ bê tông vào hố. Cọc này khá chắc chắn nhưng chỉ cố định một chỗ, không di chuyển được như các cọc khác

Cọc composite

Là loại cọ khá đặc biệt, kết hợp giữa nhiều loại nguyên liệu với nhau. Thường thấy nhất là cọc thép được gia cố đáy hố bằng cọc bê tông, để thêm sự chắc chắn

Tổng Kết

Với cách thiết kết không quá phức tạp, chi phí không quá lớn nên móng cọc rất được ưa chuộng cho những nơi có nền đất yếu. Trên đây là những thông tin tổng quan về móng cọc. Hãy lưu lại và chia sẻ cho người thân, bạn bè nếu thấy có ích. Nếu bạn chưa biết đơn vị nào thi công mong cọc uy tín, chất lượng hãy đến với . Được hàng ngàn khách hàng tin tưởng và có nhiều năm kinh nghiệm. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí cũng như nhận giá tốt nhất

𝐂𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐊𝐞̂́ 𝐍𝐡𝐚̀ Đ𝐞̣𝐩 - 𝐓𝐡𝐢𝐞𝐭𝐤𝐞𝐧𝐡𝐚𝟑𝟔𝟓.𝐕𝐧Nhận thiết kế thi công trọn gói, khoan cọc nhồi, khảo sát địa chất, ép cọc bê tông.Nhận thiết kế nội- ngoại thấtHotline: 0906 840 567 - Mr. ThắngWebsite:https://khoancocnhoi.vn/cac-loai-mong-coc-thong-dung-nhat/ 𝗧𝗿𝘂̣ 𝘀𝗼̛̉ 1: 253 Trường Chinh, Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh𝗧𝗿𝘂̣ 𝘀𝗼̛̉ 2 : 45 TK2, Bà Điểm, Hóc Môn, tp HCM

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip