De Cuong On Tap Cnxh Khoa Hoc De Cuong On Tap Cnxh Khoa Hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
câu 21:                        Trình bày sự ra đời của hệ thống XHCN và những thành tựu của nó ?

21.1     Sự ra đời:

-          Các nước XHCN ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 2: liên xô, cộng hòa dân chủ đức, bungari, balan,rumani, tiệp khắc, anbani, mông cổ, trung quốc, triều tiên, việt nam, cu ba.

-          Năm 1960, đảng cộng sản và công nhân các nước trên thế giới khẳng định: đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống XHCN thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của XH loài người

21.2     Thành tựu:

-          Chế độ CNXH đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ XH, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới. XHCN ra đời đánh dấu sự ra đời của chế độ dân chủ cho tuyệt đại nhân dân lao động, đãm bảo vững chắc quyền làm chủ của nhân dân.

-          Phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế với quy mô lớn với trình độ hiện đại, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

-          Đạt được những bước tiến lớn trong nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và quốc phòng hung mạnh

-          Phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do

-          Đẩy mạnh nguy cơ hủy diệt, ổn định hòa bình thế giới

-          Thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước không phải là chủ nghĩa

câu 22:                        Khái niệm tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề tôn giáo ?

22.1     Khái niệm:

-          Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, ra đời từ rất sớm và phổ biến

-          Tôn giáo bao gồm: ý thức tôn giáo và  hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang nghi thức tín ngưỡng của nó

-          Tất cả mọi tôn giáo đều là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ. là sự phản anhs trong đó lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức lực lượng siêu trần thế

-          Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể

-          Bản chất tôn giáo: là hiện tượng xã hội, phản ánh sự bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. tuy nhiên nó cũng chứa đựng những giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người. ví dụ như hướng thiện

-          Tôn giáo ra đời từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng cơ bản là từ nguồn gốc kinh tế  xã hội, nhận thức và tâm lý

22.2     Những nguyên tắc cơ bản:

Thực trạng: tôn giáo là vấn đề phức tạp, cần phải có sự quan tâm và giải quyết đúng đắn

Những nguyên tắc cơ bản:

1)      Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

2)      Khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu của một bộ phận nhan dân thì nhà nước XHCN phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công nhân

3)      Thực hiện đoàn kết với những người có tôn giáo với những người không tôn giáo. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tôn giáo

4)      Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo: mặt tư tưởng thể hiện thể hiện sự tín ngưỡng tôn giáo. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những đối tượng phản động. đấu trạnh mặt chính trị là vấn đề thường xuyên

5)      Phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong vấn đề giải quyêt tôn giáo, đánh giá đúng đán trong từng thời kỳ bở vì vấn đề tôn giáo khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau

câu 23:                        Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác – lenin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ?

23.1     Khái niệm:

Thường được dùng với 2 nghĩa:

1)      Dân tộc là cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối lien hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khácàdân tộc là bộ phận của quốc gia, cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người

2)      Dân tộc là cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ, nền kinh tế thống nhất, lãnh thổ chung, nền kinh tế chung, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nướcàdân tộc là toàn bộ nhân dân trong một nước

Khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau: dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định . nhân tố hình thành dân tộc chin muồi thường không tách rời nhân tố hình thành quốc gia

23.2     Nguyên tắc:

-          Vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. do đó giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sỏ của cách mạng XHCN, phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, vì lợi ích lâu dài của dân tộc

-          Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, và giữa các quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội

-          Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

-          Các dân tộc được quyền tự quyết: bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ hay lợi ích của nhóm người nào khác) và quyền tự nguyện lien hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

cần phải ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những âm mưu lợi dụng quyền dân tộc tự quyết để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai, chia rẽ dân tộc

-          Liên hiệp công nhân giữa các dân tộc:có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức dưới chủ nghĩa đế quốc

câu 24:                        Nội dung nền văn hóa XHCN ?

-          Văn hóa luôn trong xu hướng vận động và phát triển từ thấp tới cao

-          Sự ra đời của nền văn hóa là một tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử, hợp quy luật khi phương thức tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất mới CNXH hình thành

-          Chế độ XHCN được xác lập trên 2 tiền đề: tiền đề chính trị (sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành lại được chính quyền) và tiền đề kinh tế (chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập). từ 2 tiền đề đó, tiến trình cách mạng XHCN tiếp tục phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa tinh thần

-          Nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động

-          Cách mạnh XHCN là cuộc cách mạng toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng

câu 25:                        Trình bày khái niệm và đặc trưng của nền văn hóa XHCN ?

25.1     Khái niệm:

-          Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định

-          Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất

-          Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng lý luận và giá trị sang tạo ra  trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người

-          Nói tới văn hóa là nói tới con người, là nói nói tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. do đó văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực của đời sống

-          Sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, chính trị của mỗi chế độ xã hội nhất định. Văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp. điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội và của mỗi giai cấp khác nhau quyết định hình thành các nền văn hóa khác nhau

-          Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành trên cơ sở kinh tế của mỗi thời kỳ. trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định các hệ thống chính sách pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa. Văn hóa có tính chất kế thừa và gắn liền với giai cấp

-          Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hóa thì chính trị là yếu tố quy định khuynh hướng phát triển của nền văn hóa, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hóa

-          Trong xã hội có giai cấp và quan hệ giai cấp, các giai cấp thống trị của mỗi thời kỳ đều in dấu ấn của mình trong lịch sử phát triển của văn hóa và tạo ra nền văn hóa của xã hội đó, tạo ra những giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của văn hóa

25.2     Đặc trưng:

1)      Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cố lõi quyết định phương hướng phát triển của nền văn hóa XHCN

2)      Nền văn hóa XHCN có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

3)      Được hình thành và phát triển một cách tự giác dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thong qua sự lãnh đạo của đảng, có sự quản lý của nhà nước XHCN

câu 26:                        Tính tất yếu của xây dựng nền dân chủ XHCN và phương xây dựng nền văn hóa XHCN ?

26.1     Tính tất yếu:

-          Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa mac và lenin thì động lực của phát triển xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân chủ. Dân chủ phải được mở rộng để phát huy cao độ tính tích cực sáng tạo của nhân dân, để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội

-          Như vậy, thực hiện dân chủ rộng là một yêu cầu khách quan, một động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, CNXH chỉ có thể có được bằng phương pháp thực hành dân chủ một cách rộng rãi, trong mọi lĩnh vực của đời sống. bởi vì, nên dân chủ XHCN bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN. Xây dựng nền dân chủ XHCN là quy luật của sự hình thành và phát triển cuat chuyên chính vô sản

-          Xây dựng nền dân chủ là quá trình vận động và thực hành dân chủ, là quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống, là quá trình đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn xây dựng cuộc sống mới. là cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực thực sự về tay nhân dân với mục đích lôi cuốn nhân dân vào quá trình sang tạo mới

-          Xây dựng nền dân chủ là quá trình tất yếu diển ra nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân

-          Xây dựng nên dân chủ XHCN cũng là quá trình xây thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thong qua đảng cộng sản

-          Tóm lại, xây dựng nền dân chủ XHCN là một quá trình tất yếu của công cuộc XHCN, là quá trình vận động, biến dân chủ, từ khả năng thành hiện thực

26.2     Phương thức xây dựng nền văn hóa:

-          Giữ vững vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội

-          Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng và vai trò quản lý của nhà nước dối với hoạt động văn hóa

-          Phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại

-          Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sang tạo văn hóa

câu 27:                        Những nét đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN ?

-          Sự hình thành và phát triển của nền dân chủ XHCN là một quá trình lâu dài. Cách mạng XHCN đã tạo ra những điều kiện cần thiết để giải phóng quần chúng nhân dân lao động, để mở rộng dân chủ, lôi cuốn nhân dân lao động và công cuộc cải tạo và xây dựng nền dân chủ mới

-          Dân chủ vừa là động lực, vừa là mục tiêu của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ XHCN sẽ hình thành và phát triển dần dần, từng bước phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

-          Những đặc trưng cơ bản:

·         Dân chủ đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thong qua chính đảng của nó, nhà nước đảm bảo ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Điều đó cho thấy dân chủ vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tình nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

·         Có cơ sở là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội: đây là đặc trưng kinh tế. đặc trưng này hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và hoàn thiện của nền kinh tế XHCN

·         Có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sang tao, tính tích cực xã hội của nhân dân: mọi công dân đều được tham gia vào những công việc chung của nhà nước, được bầu cử, ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước cao cấp

·         Cần có và phải có điều kiện tồn tại với tư cách là nền dân chủ rộng rãi nhất nhưng vẫn là nên dân chủ mang tính giai cấp

câu 28:                        Đặc trưng của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân ?

28.1     Đặc trưng:

1)      Xét về phương thức lao động dưới CNTB: là tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp hóa ngày càng hiện đại và tính xã hội hóa ngày cang cao

2)      Xét về quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản: là những người không có tư liệu sản xuất và trở thành vô sản, để tồn tại, họ bắt buộc phải bán sưc lao động cho nhà tư bản

28.2     Nội dung sứ mệnh:

-          Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của PTSX tương lai. Do vậy, về mặt khách quan, GC công nhân có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân lao động xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột và xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

-          Nội dưng sứ mệnh được thực hiện qua 2 giai đoạn: GĐ 1 là chiếm lấy chính quyên nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu nhà nước (giành chính quyền). GĐ 2 là giai cấp vô sản tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản, xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và đối kháng giai cấp. nó lãnh đạo nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ về mọi mặt, xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn

-          2 giai đoạn đều quan trọng, nhưng giai đoạn 2 quan trong hơn, vì nó giúp giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

-          Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó, tiến hành xóa bó xã hội cũ xây dựng xã hội mới về mọi mặt. đó là quá trình lịch sử hết sưc lâu dài và khó khăn

câu 29:                        Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

29.1     Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa:

-          Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thế trực tiếp, vừa là con đẻ của nền sản xuất đó.

-          Điều kiện lao động buộc công nhân phải không ngừng học tập vươn lên sao cho đáp ứng được với yêu cầu của nền sản xuất ngày càng hiện đại, nhất là trong nền văn minh tin học, kinh tế chi thức

-          Công nhân là những người không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, là lao động làm thuê, vì thế người công nhân phải chịu hết mọi sự rủi ro của cạnh tranh, sự lên xuống của thị trường với mức độ khác nhau. Bởi vậy công nhân có lợi ích căn bản đối lập với giai cấp tư sản

-          ĐK làm việc, ĐK sống à giai cấp công nhân có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau. Khả năng này, giai cấp nông dân và thợ thủ công không thực hiện được

-          Có lợi ích căn bản thống nhất với quần chúng nhân dân lao độngàcó thể kết được cac tầng lớp khác nhau tham gia vào quá trình giải phóng xã hội, giải phóng chính mình

29.2     Đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN:

1)      Là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt đề:

-          Là giai cấp tiên phong cách mạng vì giai cấp công nhân là đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, cho xu hướng của phương thức sản xuất tương lai. Là giai cấp được trang bị lý luận khoa học, cách mạng và luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, vì mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội cũ lạc hậu, thiết lập xã hội mới tiến bộ hơn

-          Có lợi ích căn bản đối lập với quần chúng  nhân dân nhưng lại thống nhất với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động

2)      Là giai cấp có ý thức tổ chức kỹ thuật cao:

-          Do công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp có tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương

-          Được tăng cường khi phát triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh

3)      Có bản chất quốc tế: nhà tư bản không chỉ bóc lột ở chính quốc gia của họ mà còn bóc lột ở các nước khác. Phong trào công nhân phải gắn bó chặt ché giữa các nước, có như vậy, phong trào công nhân mới dành được thắng lợi

câu 30:                        Trình bày khái niệm và khái lược dân chủ trong lịch sử:

-          Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. ngay từ xã hội công xã nguyên thủy. để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã biết tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng. các thành viên công xã đều bình đẳng. việc cử ra những người đứng đầu hay bãi miễn những người đứng đầu do mọi thành viên công xã quyết định thong qua đại hội nhân dân. Đây là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những cộng đồng xã hội tự quản chưa có giai cấp

-          Ngay từ buổi đầu sơ khai, dân chủ được hiểu là quyền lực của nhân dân

-          Khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời. giai cấp và bất bình đẳng xuất hiện, các chế độ tự quản trước đây không còn thích hợp. xã hội cần có tổ chức chính trị đóng vai trò là công cụ bạo lực, điều chỉnh hoạt động của xã hội. và nhà nước được hình thành. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, tổ chức đó là nhà nước dân chủ đối với chủ nô, nó ra đời để bảo về lợi ích của chủ nô và duy trì trật tự xã hội

-          Sự thành công của cách mạng tháng 10 nga đã mở ra một thời kỳ mới: lần đầu tiên trong lịch sủ nhân dân giành được quyền lực thật sự của mình. Nhà nước XHCN đã trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân lao động

-          Những quan niệm cơ bản về dân chủ:

·         Dân chủ là sản phẩm của tiến hóa lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của đấu tranh lâu dài

·         Là phạm trù chính trị gắn với bản chất giai cấp. trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho tập đoàn người này đã hạn chế việc thực hiện dân chủ cho tập đoàn người khác

·         Là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân, của cộng đồng, trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, chống bóc lột

-          Bước chuyển từ công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của dân chủ:tổ chức tự quản à nhà nước

-          Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể hiện bằng pháp luật

câu 31:                        Những đặc trưng cơ bản của XHCN ?

Cơ sở vật chất là nền sản xuất đại công nghiệp: cở sở vật chất của tiền tư bản à cở sở vật chất của tư bản à CNXH

31.1     Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất:

Khi đó tư liệu sản xuất chỉ tồn tại dưới 2 hình thức là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Người lao động làm chủ tư liệu sản xuất, không còn tình trạng người bóc lột người

31.2     Là một chế độ tạo ra được cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới:

-          Khi đạt tới XHCN, tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hóa, không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, do vậy tạo điều kiện cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội

-          CNXH cũng được tạo ra dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước

31.3     Là chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động:

-          Mỗi lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dung tương đương với số lượng sản phẩm mà người lao động bỏ ra cho xã hội, sau khi trừ đi một số khoản đóng góp chung

-          Phân phối theo phúc lợi xã hội

31.4     Là một xã hội mang bản chất giai cấp công nhan, tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc:

-          Vì nhà nước là cơ quan quyền lực tập trung tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của đảng nhàm bảo về lợi ích của công nhân và nhân dân lao động, trấn áp các thế lực phản động

-          Nhà nước này tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân tham gia ngày càng nhiều  vào công việc của nhà nước. đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân

31.5     là một xã hội đã thực hiện giải phóng con người, tạo điều kiện phát triển toàn diện:

-          xuất phát từ mục tiêu của cách mạng XHCN

-          phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo của quần chúng

câu 32:                        tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ?

32.1     tính tất yếu:

1.      CNTB và CNXH khác nhau về bản chất

2.      CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp

3.      Quan hệ XH của CNXH không thể tự nảy sinh ra từ CNTB mà phải thong qua quá trình xây dựng và cải tạo CNXH

4.      Là quá trình mới mẻ, khó khăn và phức tạp

32.2     Đặc điểm:

Tồn tại những yếu tố của XHCN bên cạnh những yếu tố mới, các yếu tố này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực

1.      Trên lĩnh vực kinh tế: tồn tại nền kinh tế nhiều nhiều thành phần. đây là bước quá độ trungg gian tất yếu, không thể dung ý trí để xóa bỏ. nhất là đối với những nước chưa trải qua phương thức sản xuất TBCN

2.      Trên lĩnh vực chính trị: tồn tại nhiều giai cấp

3.      Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông bênh cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa

32.3     Thực chất:

-          Là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản đã mất quyền thống trị, các thế lực phản động với giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong thời kỳ mà giai cấp công nhân đã nắm hầu hết tư liệu sản xuất của toàn xã hội, quản lý mọi mặt cảu đời sống.

-          Cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều nội dung, hình thức và trên nhiều lĩnh vực, bằng tuyên truyền, vận động, hành chính, luật pháp

câu 33:                        Tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ?

-          Trong xã hôi đối kháng giai cấp, con người càng chinh phục thiên nhiên , cải tạo thiên nhiên thì tình trạng người boc lột người ngày càng được mở rộng. kinh tế và xã hội của chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì sự suy đồi đạo đức của một số người có của, sự nghèo khổ của giai cấp công nhân ngày càng tăng

-          Lực lượng sản xuất phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc

-          Tính mâu thuẫn trong kinh tế biểu hiện trên lĩnh vực chính trị là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt

-          Cuộc đấu tranh ra đời ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành. Qua thực tiễn đấu tranh đã khiến cho giai cấp công nhân nhận thức được rằng, muốn giành thắng lợi thì phải tiếp thu khoa học xã hội, hình thành chính đảng của mình. Khi đảng cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của đảng đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản, hình thành nhà nươc xã hội chủ nghĩa. Việc thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự mở đầu cho hình thái kinh tế xã hội

-          Như vậy, sự xuất hiện của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa phải có những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên động đảo, mâu thuẩn gay gắt với giai cấp tư sản. mặt khác, giai cấp công nhân phải giác ngộ cách mạng, phải xây dựng chính đảng, phải kiên quyết đấu tranh giành chính quyền khi có thời cơ cách mạng. cách mạng không tự diễn ra, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ

-          Ngày nay, sự phát triển cua lực lượng sản xuất ngày càng mạnh, mâu thuẫn gay gắt với với quan hệ sản xuất. phần nào ý thức được mâu thuẫn đó, giai cấp công nhân dung nhiều biện pháp như dung nhà nước can thiệp vào nhà nước, nhưng mâu thuẫn không hề giản, mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội

-          Phong trào cách mạng cũng cần chống khuynh hướng phiêu lưu, không tính đến trình độ phát triển của hiện thực cách mạng, không xem xét đến trình độ phát triển của nhân dân, thiếu sự chuẩn bị chu đáo      

câu 34:                        Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội ?

34.1     Nội dung:

1.      Về chính trị:

-          Giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

-          Cùng nhau tham gia xây dựng chính quyền từ cơ sở đến trung ương, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và mọi thành quả cách mạng, làm cho xã hội ngày càng vững mạnh

2.      Về kinh tế:

-          Kết hợp hài hòa lợi ích giữa 2 giai cấp. hoạt động kinh tế phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội động thời phải luôn quan tâm đến lợi ích của nông dân

-          Muốn thực hiện lien minh về kinh tế, đảng và nhà nước phải thường xuyên quan tâm tới xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với nông dân, nông nghiệp và nông thôn

3.      Nội dung văn hóa xã hội:

Đây là nội dung quan trọng vì:

-          Xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền công nghiệp hiện đại, những người mù chữ, trình độ văn hóa thấp không thể tạo được xã hội như vậy. vì vậy phải thường xuyên nâng cao tri thức

-          Chủ nghĩa xã hội mong muốn xây dựng XH nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa người với người, giữa dân tộc với dân tộc và là hữu nghị, bình đẳng, hợp tác. Điều đó chỉ có thể thực hiện trên nền văn hóa phát triển của nhân dân

-          Nhà nước XHCN tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. muốn thực hiện công việc này. Nhân dân phải có trình độ văn hóa, phải hiểu biết về chính trị và pháp luật

34.2     Nguyên tắc:

1.      Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân:

-          Công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, xu hướng của phương thức sản xuất tương lai. Được trang bị kiến thức lý luận cách mạng. được tôi luyện qua thực tế đấu tranh, xây dựng và bảo vệ CNXH

-          Giai cấp nông dân đại diện cho PTSX nhỏ, cục bộ, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập

2.      Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện: đảm bảo khối lien minh vững chắc

3.      Kết hợp đúng đắn giữa các lợi ích

-          CN có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của nông dân

-          Mâu thuẫn về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất

-          Cần có sự quan tâm đúng đắn

câu 35:                        Tính tất yếu và cơ sở khách quan của lien minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ?

35.1     Tính tất yếu:

-          Liên minh là để thực hiện mục tiêu chung do giai cấp công nhân lãnh đạo

-          Trong một nước nông nghiệp mà đại đa số là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với họ là vấn đề tất yếu. qua khối lien minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của toàn thể dân tộc. đây là điều kiện để công nhân giữ vai trò lãnh đạo. đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị xã hội

-          Lien minh công-nông là nhu cầu để giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhu cầu tự giải phóng của nông dân

35.2     Cơ sở khách quan:

1.      Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, nông dân và nhiều tầng lớp khác đều bị áp bức, bóc lột

2.      Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp và nông nghiệp là 2 ngành nghề chính. Nếu không có sự lien minh chặt chẽ giữa 2 ngành nghề này thì các ngành nghề khác cũng không thể phát triển được. công nghiệp tạo ra sản phẩm phục vụ cho công nghiệp và các ngành nghề khác, nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phục vụ công nghiệp. giữa công nghiệp và nông nghiệp có mối lien hệ chặt chẽ với nhau

3.      Xét về mặt chính trị xã hội, giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng và bảo vệ chính quyền. nông dân và cac tầng lớp nhân dân lao động những người bạn tự nhiên cảu giai cấp công nhân

câu 36:                        Nội dung và mục tiêu của cách mạng XHCN ?

36.1     Mục tiêu:

-          Giải phóng dân tộc, giải phóng con người là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có thể nói CNXH mang tính nhân văn, dân tộc sâu sắc

-          CNXH không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu mà từng bước hiện thực hóa qua thực tiễn giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, “biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”

-          Mục tiêu cao cả đó phải được thực hiện qua từng bước đi, từng chặng đường, thong qua quá trình lao động đầy nhiệt huyết của nhân dân lao động thong qua quá trịnh tổ chức, lãnh đạo của các trên tất cả các lĩnh vực

-          Mục tiêu của giai đoạn thứ nhất là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, chống áp bức, bóc lột. mục tiêu của giai đoạn 2 là giai cấp công nhân phải tập hợp được quần chúng nhân dân, để XD XH mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ người bóc lột người. đến giai đoạn là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước. giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị

36.2     Nội dung:

1.      Trên lĩnh vực chính trị:

-          Nội dung trước hết là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay công nhân, nhân dân lao động, đưa người lao động từ địa vị nô lệ lên lên địa làm chủ xã hội. bước tiếp theo là làm sâu rộng them nền dân chủ, thu hút ngày càng rộng rải quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước

-          Để nâng cao hiệu quả tập hợp, tổ chức nhân dân, nhà nước XHCN và đảng cộng sản phải thường xuyên chăm lo kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là văn hóa chính trị. Phải quan tâm tới xây dựng hệ thống chính sách pháp luật hoàn thiện để giúp nhân dân lao động có thể tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước

2.      Trên lĩnh vực kinh tế:

-          Cách mạng XHCN về thực chất là có tính chất kinh tế. việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ là bước đầu. nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng XHCN là phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân

-          Thay thế chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa bằng chế độ công hữu vè tư liệu sản xuất

-          Không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện các quan hệ xã hội theo hướng hữu nghị, hợp tác

3.      Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa:

-          Dưới XHCN, công nhân cùng quần chúng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội nên họ là những người tạo ra những giá trị tinh thần

-          Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp các văn hóa của thời đại, CMXHCN thực hiện giải phóng con người, từng bước thế giới quan, nhân sinh quan cho người lao động, hình thành con người mới xa hội chủ nghĩa giàu long yêu nước thương dân, có bản lĩnh cách mạng, có hiểu biết

ü  Như vậy CMXHCN diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có quan hệ gắn bó nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển

ü  Cách mạng XHCN là quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới, kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ yếu

câu 37:                        Khái niệm, nguyên nhân và động lực của CMXHCN ?

37.1     khái niệm:

-          nghĩa hẹp: là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản-nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

-          nghĩa rộng:

cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm 2 thời kỳ: cách mạng chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản. tiếp theo là thời kỳ công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi CNXH và chủ nghĩa cộng sản

37.2     nguyên nhân:

-          nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuât mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời

-          sự phù hợp thực sự với tính chất và trình độ phát triển ngày càng cao của LLSX chỉ có thể là : thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

-          CMXHCN chỉ diễn ra khi giai cấp công nhân nhận thức, giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp được quần chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ TBCN và thiết lập XHCN

37.3     Động lực:

-          CMXHCN với mục đính là giải phóng công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi tình trạng áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân lao động, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động

-          Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong CMXHCN: giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp hiện đại, số lượng và chất lượng luôn tăng lên cùng với sự phát triển của nền công nghiệp. nó đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến tương lai, là lực lượng tiến bộ của lịch sử. giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi của CMXHCN

-          Giai cấp nông nhân có nhiều lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: tròn cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi thu hút được giai cấp nông dân đi theo mình. Về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội. về phương diện chính trị, giai cấp nông dân là lực lượng căn bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước. vì vậy nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối lien lien giữa vô sản và nông dân. Trên cơ sỏ đó mới có thể tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi của các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội

câu 38:                        Phân tích vai trò của đảng trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?

38.1     Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân:

-          Phong trào của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ran gay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển theo quy luật có áp bức, có đấu tranh. Mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng và quy mô, nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu lý luận khoa học và cách mạng soi đường

-          Khi đảng cộng sản ra đời, thong qua sự lãnh đạo của đảng, giai cấp công nhân thức thức được vài trò, vị trí và sứ mệnh lịch sử của mình, hiểu được con đường và biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động xóa bỏ áp bức bóc lột, giải phóng xã hội, giải phóng chính mình

-          Đảng muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình, phải luôn chăm lo xây dựng về tổ chức, phải luôn làm cho đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao trí tuệ, gắn bó với quần chúng nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn

38.2     Mối quan hệ giữa đảng và giai cấp công nhân:

-          Đảng là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động

-          Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của đảng cộng sản, là nguồn bổ xung lực lượng phong phú cho đảng cộng sản

-          Với một đảng chân chính thì sự lãnh đạo của đảng cũng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thong qua đảng cộng sản. tuy nhiên không thể đồng nhất đảng cộng sản với giai cấp công nhân. Đảng là tổ chức chính trị chỉ tập trung những công nhân tiên tiến, được trang bị lý luận cách mạng. do vậy đảng trở thành đội quân tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân:

-          Đảng là đội quân tiên phong: đảng có sự tiên phong trong lý luận và hành động cách mạng. đảng viên là nhứng người được trang bị lý luận, nắm bắt được đường lối của đảng

-          Đảng có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. cho nên đảng có thể giác ngộ, thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Có thực hiện được điều đó thì chủ trương, đường lối của đảng mới được thực hiện, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mới được hoàn thành

-          Đảng là bộ tham mưu chiến đấu: nghĩa là nói tới vai trò đưa ra những quyết định của đảng, nhất là trong những thời điểm lịch sử quan trọng. những quyết định đúng đứn sẽ làm cho cách mạng tiến lên. Và ngược lại có thể gây tổn thất cho cách mạng. đảng là bộ tham mưu chiến đấu vì đảng bao gồm những người tiên tiến trong giai cấp công nhân, được trang bị lý luận khoa học, cách mạng, được tôi luyện trong thực tiễn phong trào cách mạng

câu 39:                        Phân tích điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?

Tương tự câu 29

câu 40:                        Trình bày khái niệm công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?

Khái niệm: giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản là không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư.  ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác bì lợi ích chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích chính đáng cuae bản than họ

Tham khảo thêm câu 28

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip