Infp Mediator Mo Hinh 8 Chuc Nang Trong Phan Loai Tinh Cach

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Trong bài viết trước tôi đã giới thiệu các tùy chọn và chức năng – "thành phần" cơ bản tạo nên các nhóm tính cách. Giờ đây, chúng ta bắt đầu khám phá "công thức" mà các chức năng kết hợp và tương tác để mang lại cho chúng ta sản phẩm cuối cùng của một loại tính cách, gọi là "Ngăn chức năng"

Có hai yếu tố kết hợp để cung cấp cho chúng ta các kiểu tính cách độc đáo: 1) Các chức năng cấu tạo nên ngăn xếp chức năng, và 2) Thứ tự sắp xếp của các chức năng đó. Trước khi xem xét phương pháp xác định các chức năng trong ngăn xếp chức năng của mỗi loại, trước tiên chúng ta phải thảo luận về thứ tự phân cấp của ngăn chức năng.
Cấu trúc phân cấp "Ngăn chức năng"

Trong ngăn chức năng của mỗi loại tính cách, bốn chức năng được xếp hạng theo mức độ mạnh mẽ (hoặc "có ý thức") giảm dần, cụ thể: chức năng chủ đạo => chức năng bổ trợ => chức năng thứ ba => chức năng thứ cấp.
Khi mải mê trong các hoạt động có sự tham gia đầy đủ của chức năng chủ đạo, chúng ta có xu hướng cảm thấy tỉnh táo và sống động, làm những gì chúng ta "được sinh ra để làm". Chức năng bổ trợ, cũng có thể được phát triển tốt và hữu ích, có thể được xem như là người đồng hành. Nằm ở phía dưới cùng của ngăn chức năng: thứ ba thứ cấp – có ý thức và phát triển kém hơn đáng kể so với hai chức năng đầu tiên. Tuy nhiên, mặc dù ít ý thức hơn, những chức năng này, đặc biệt là chức năng kém hơn, đóng một vai trò quan trọng trong động lực của mỗi loại tính cách.

Bước 1: Xác định chức năng hướng ngoại trong hai chức năng ưu tiên

Hai chữ cái cuối J & P trong mã tính cách MBTI sẽ cung cấp chìa khóa cho việc quyết định chức năng hướng ngoại. Ví dụ: Nhóm tính cách ENFJ, chữ cái J biểu thị chức năng đánh giá (ra quyết định) và chữ cái thứ 3, F (Cảm xúc), cho biết cách thức ưu tiên để tương tác với thế giới bên ngoài (ra quyết định theo xu hướng dựa trên cảm xúc). Nói cách khác, chúng ta biết được rằng một người thuộc nhóm tính cách ENFJ có một trong hai chức năng ưu tiên đó chính là Cảm xúc hướng ngoại (Extroverted Feeling – Fe).
Áp dụng logic tương tự cho nhóm tính cách INFP, chữ cái P thể hiện chức năng nhận thức (thu nhận thông tin từ môi trường bên ngoài) và chữ cái thứ 2, N (Trực giác), cho biết cách thức ưu tiên để thu nhận thông tin là qua trực giác. Điều đó có nghĩa là nhóm này dùng chức năng ưu tiên để tương tác với môi trường bên ngoài chính là Trực giác hướng ngoại (Extraverted Intuiting – Ne).

Bước 2: Xác định chức năng hướng nội trong hai chức năng ưu tiên

Bước này chúng ta sử dụng nguyên tắc cân bằng và nguyên tắc logic đơn giản để suy luận các chức năng khác trong mã 4 chữ cái (S, N, T hay F) là hướng nội. Tiếp tục với ví dụ trên, đối với ENFJ vì chức năng Cảm xúc là hướng ngoại (Fe), nên chức năng còn lại, Trực giác, phải là hướng nội (Ni).Tương tự đối với INFP vì chức năng Trực giác là hướng ngoại (Ne) nên chức năng còn lại, Cảm xúc, là hướng nội (Fi).

Bước này dựa vào chữ cái đầu tiên của mã tính cách để xác định chức năng chủ đạo (sau khi tìm được hai chức năng hướng ngoại & hướng nội ở bước 1 & 2). Trong ví dụ đầu tiên, ENFJ, chữ cái E thể hiện chức năng hướng ngoại (ở đây là cảm xúc) là chức năng ưu tiên nhất. Do đó, cảm xúc hướng ngoại (Fe) là chức năng chủ đạo.Ở ví dụ thứ 2, chữ cái I thể hiện chức năng hướng nội là chức năng chủ đạo của INFP, tức là Cảm xúc hướng nội (Fi).


Bước 4: Xác định chức năng bổ trợ:

Bước này xác định chức năng ưu tiên thứ 2, chức năng bổ trợ. Bước này đơn giản là xác định chức năng nào không phải chức năng chủ đạo. Lấy ví dụ trên ENFJ, trực giác hướng nội (Introverted Intuiting – Ni) là chức năng bổ trợ. Đối với INFP thì trực giác hướng ngoại (Extroverted Intuiting – Ne) là chức năng bổ trợ.


Bước 5: Xác định chức năng cấp 3:

Hai chức năng sau không mạnh mẽ (không chiếm ưu thế), nằm ẩn dưới phần ý thức. Tuy nhiên, chúng vẫn hiện diện trong mỗi loại tính cách như lực đối trọng nhằm đảm bảo sự cân bằng cho một loại tính cách theo đúng lý thuyết của Carl Jung:Dựa trên chức năng bổ trợ xác định ở bước 4, ta xác định được chức năng cấp 3 làm đối trọng Ví dụ: ENFJ, chức năng bổ trợ là trực giác hướng nội (Ni) nên chức năng cấp 3 sẽ là cảm nhận tri giác hướng ngoại (Se) INFP, chức năng bổ trợ là trực giác hướng ngoại (Ne) nên chức năng cấp 3 sẽ là cảm nhận tri giác hướng nội (Si)

Bước 6: Xác định chức năng thứ cấp:

Vẫn dựa trên quy luật cân bằng giữa các chức năng, từ chức năng chủ đạo đã xác định ở bước 3 ta xác định được chức năng thứ cấp ENFJ, chức năng chủ đạo là cảm xúc hướng ngoại (Fe) nên chức năng thứ cấp sẽ là Tư duy hướng nội (Ti). INFP, chức năng chủ đạo là cảm xúc hướng nội (Fi), suy ra chức thứ cấp sẽ là Tư duy hướng ngoại (Te). Như vậy, ta có thể xác định được đầy đủ các chức năng trong ngăn xếp phân loại của các loại tính cách như sau:

Trích nguồn: https://exploreyourselfa2z.com/mo-hinh-8-chuc-nang-trong-phan-loai-tinh-cach/

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip