Chương 62

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Ngồi trên giường bệnh được mẹ mình đút từng muỗng cháo đã được thổi nguội, Khánh An ngoan ngoãn há miệng ăn hết muỗng này tới muỗng kia, dường như do không ăn uống nhiều ngày nên hiện tại cô đã đói đến sắp lã đi.

Cầm con gấu bông mới tinh được mẹ mua cho, với lý trí của một đứa bé năm tuổi nên Khánh An đang vô cùng thích thú với món đồ chơi này, tới cả việc có bạn bè, đồng nghiệp hay học trò của mình tới thăm cô cũng chẳng quan tâm. Vì căn bản, cô chẳng nhớ ai là ai, còn nếu không thì cũng chỉ là một ký ức phai nhạt, mỗi lần hỏi tới chuyện cũ là cô bắt đầu thu người rồi hét toáng lên khiến cho cả nhà phải dỗ đủ thứ đồ chơi hay bánh kẹo cô mới chịu nín.

Hôm nay là ngày bác sĩ kiểm tra sức khỏe xem thử cô có về nhà được hay chưa. Rất may kết quả sức khỏe đã ổn định, chỉ có điều là trí óc vẫn như cũ, họ nói do Khánh An bị một đả kích nào đó quá lớn làm cho cô không muốn tỉnh táo như trước nữa nên mới dẫn tới tình trạng như hiện nay. Nếu như muốn trị thì phải tìm ra nguyên do, tìm ra nguồn gốc của sự việc thì mới dễ dàng điều trị được.

Vội vàng cảm ơn bác sĩ rồi theo chân người nọ tới nơi để tiến hành giấy tờ xuất viện. Bà Liên đành giao con mình lại cho dì Trân. "Ở đây coi chừng nó, chị đi làm giấy tờ chút rồi về nhà."

"Chị đi đi, để nó em coi cho."

Dì Trân nghe chị mình nói thì gật gật đầu nói cứ giao Khánh An cho dì lo.

Nhìn gương mặt của dì Trân chỉ mới trôi qua hơn một tuần mà đã mệt mỏi thấy rõ, có lẽ dì cũng lo lắng cho Khánh An nên mới tiều tụy như vậy. Tới đứa nhỏ mà dì nhận nuôi cũng phải thuê thêm người chăm trẻ mới có thể xuể, không nhờ có người chăm trẻ chắc dì điên lên mất thôi, đêm nào cũng thức với đống tài liệu ở công ty rồi thêm lo lắng cho cháu gái của mình nên dì đã sụt gần bốn ký, nhìn người dì bây giờ y như lúc Khánh An khi trước, chẳng khác gì con ma.

Mệt mỏi tựa lưng lên ghế sofa, dì nhướng mắt tới Tiên ban sáng vừa tan học là chạy tới thăm Khánh An ngay. Trùng hợp gặp dì Trân nên là hai người hiện tại vẫn còn ngồi đây tâm tình chứ chưa ai chịu về.

"Xe hư nữa rồi hả?" dì Trân thấy con bé này tới đây mà còn cầm theo cái nón bảo hiểm trên tay là biết rồi, đời thuở nào có ai gửi xe đàng hoàng mà cầm theo nón làm chi đâu. Mà nói tới chuyện này thì nó như là một thứ gì đó mặc định mất rồi. Hiển nhiên khi nào Tiên cầm nón bảo hiểm là xe sẽ hư và đang được gửi sửa ở đâu đó.

Tiên ngậm một miếng quýt nghe dì Trân hỏi về cái xe cà giật thì trề môi kể khổ. "Cái xe con đi từ cái thời lớp chín tới giờ, hư chắc tiền sửa cũng mua được chiếc xe mới luôn rồi."

Nàng hậm hực méc dì Trân chuyện mẹ không chịu mua cho nàng cái xe mới, đi chiếc cub cũ hơn chữ cũ mà còn hư hoài, mỗi lần nó hư là dắt bộ muốn chết. Mà hễ nói ra thì mẹ nói kỷ niệm học trò, bảo là Tiên chạy đi, hư thì sửa có gì đâu khiến cho nàng muốn bung não. Nàng cũng không ngờ bản thân mình lại có thể đủ kiên nhẫn để đi chiếc xe này tới bây giờ.

Dì Trân đôi mắt lim dim nghe Tiên kể về cái xe cà thọt cũng phì cười, "Xe đó hồi xưa còn đi học ba với mẹ con hay chở nhau đi, có dì đi ké." dì Trân vừa hồi tưởng lại vừa kể. Hồi đó cái xe có chút xíu mà ba đứa đi, dì ngồi đằng trước còn ba của Tiên thì chở, mẹ Tiên thì ngồi đằng sau. Bà người được ví von như mấy con quỷ sống bởi vì quậy không thua ai. Bao nhiêu trái cây gần tới mùa chín là cái đám này vặt hết không còn thứ gì lưu lại.

"Tuần sau đợi dì thu xếp công việc, dì dẫn con đi mua xe mới. Kệ con mẹ khùng của con."

Dì Trân bá đạo phán một câu. Đúng thật là chiếc xe đó nó đã quá cũ rồi, tới dì nhìn còn muốn khóc chứ đừng nói chi Tiên. Nhà Tiên cũng thuộc dạng có của ăn của để vậy mà cũng không mua xe mới cho nàng đi học thoải mái hơn, đúng là bạn của dì điên nặng thiệt rồi.

-----

Tại Đắk Lắk, bên trong lô cao su của một người dân nào đó. Trong đêm tối mang phảng phất cái cơn lạnh của rừng núi mang lại, những con người với chiếc đèn pin được gắn trên đầu đang hì hục dùng một dụng cụ riêng cho việc cạo mủ để cạo đi lớp vỏ bên ngoài cây cao su. Sau khi lớp vỏ bên ngoài của cây cao su được cạo thì một dòng mủ trắng nhìn như sữa đang chảy dọc theo rãnh khi nãy đã được tạo ra rồi nhỏ từng giọt xuống chén đựng.

Mỗi người đều im lặng chăm chú làm việc chẳng ai nói với ai câu nào, nơi đây im lặng đến độ còn có thể nghe được âm thanh từ vỏ cây phát ra khi cạo mủ cùng tiếng dế kêu một cách đều đặng.

Sau khi kết thúc công việc thì màn đêm đã được thay vào là ánh bình minh đang len lỏi chiếu xuyên qua từng tán lá nhỏ. Những chiếc lá cao su già cằn cỗi nằm trơ trọi dưới nền đất đã khô héo từ khi nào tạo nên một khung cảnh yên bình đến lạ.

Đã hơn một tháng trôi qua từ khi nàng rời xa người mình yêu và cũng chính là người mà mình đã trao thân. Ngọc Thy hiện tại đã tìm được việc làm và đang làm công nhân cạo mủ cao su cho dân ở đây. Nàng hiện tại đã nghỉ học và đi làm, còn thằng Khang thì cũng không thèm học nữa, nó bắt đầu xin vào một tiệm làm tóc để học nghề bằng số tiền ống heo mà chị An đã cho nó mua quần áo mới.

Tự mình ăn xong bữa sáng lót dạ bằng một ổ bánh mì không thì nàng lại tiếp tục đi làm nhân viên phục vụ cho một quán cà phê.

Nàng cứ làm quần quật như vậy bất kể ngày hay đêm, tới ăn cũng qua loa bằng một gói mì hay chén cơm nguội. Đối với nàng như vậy là đã đủ cho nàng sống chứ nàng không màng đồ ăn ngon hay không ngon vì giờ đây, mọi thứ đối với nàng đều trở nên vô nghĩa. Giống như nàng sống chỉ để vui lòng người khác chứ không phải sống cho chính bản thân mình nữa.

Nhìn đứa con gái ngày nào cũng tự mình đày đọa bản thân nhất thời khiến cho bà Lý cũng phải đau lòng. Có mẹ nào mà không thương con đâu, nhưng mà vấn đề ở đây chính là hai đứa nó không thể tồn tại chuyện tình cảm đó. Thứ nhất là đồng tính luyến ái, còn thứ hai thì hai đứa lại là chị em. Vậy thử hỏi một mối tình trái với luân thường đạo lý như vậy thì làm sao có thể tồn tại. Chưa kể Khánh An lại là cô giáo, bà làm như vậy cũng chỉ muốn tốt cho cả hai đứa mà thôi.

"Thưa mẹ con đi."

Dắt chiếc xe đạp mới mua ở cửa hàng xe cũ, nàng cọc cạch tự đạp tới chỗ làm rồi dựng nó ở một góc rồi bắt đầu công việc của mình.

Làm ở đây cũng không quá cực, đa số chỉ là bưng nước cho khách, còn không thì đi rửa ly. Nhưng dẫu vậy nó cũng làm cho đôi tay của nàng chai sần đi phần nào. Đôi bàn tay trắng trẻo như búp măng non ngày nào cũng được chị ấy vuốt ve, ngày nào cũng được chị ấy hôn lên giờ đây đã trở nên thô ráp không còn mịn màng như trước nữa.

Đang trong lúc đứng lau bàn thì lại có khách vào gọi nước nên là nàng lật đật chạy đi lấy menu đưa cho họ.

Một nhóm người đa số toàn là mấy người trạc tuổi ba của nàng, họ vào đây có lẽ là đang bàn công việc gì đó.

"Dạ nước của mấy chú."

Cẩn thận đặt từng ly nước lên mặt bàn bằng kính một cách nhẹ nhàng.

Bỗng bàn tay vừa định thu về bị nắm lại, một người đàn ông trong nhóm người đó nắm lấy tay nàng và còn nở nụ cười hết sức biến thái khiến cho nàng nhất thời sợ hãi. "Anh mới hơn bốn mươi thôi, còn trẻ, em kêu anh được rồi."

Ngọc Thy bị nắm tay như vậy cũng trở nên sợ hãi, nàng giật mạnh tay lại rồi chạy vào trong, nàng nói với quản lý về việc khi nãy thì bị người đó phớt lờ, xong còn mắng nàng vì sao lại thất lễ với khách khiến cho nàng dẫu uất ức nhưng vẫn phải kìm nén đem thêm nước ra bàn đó đối mặt với những người kia.

Ngồi bệt xuống tựa lưng vào thành tường ở nhà vệ sinh, nàng nhớ lại cảnh lúc nãy tự dưng trong lòng nàng lại dâng lên một cảm giác tủi thân khi không ai chịu tin mình, không ai bênh vực mình cả. Nếu như khi trước nàng bị như vậy thì chị An sẽ ra mặt bảo vệ nàng, sẽ đứng ra làm chủ thay nàng. Còn bây giờ, chỉ một mình nàng, một mình nàng lạc lõng giữa cái xã hội này. Nàng nhớ chị ấy...

Sau khi khóc được một lúc thì nàng cũng đứng dậy. Ngọc Thy đi tới bồn rửa mặt lấy ít nước phất lên gương mặt xinh xắn để xối trôi đi những thứ khiến nàng buồn bã lúc này.

-----

"Em đã nói chị đừng bỏ em, vậy mà sao bây giờ em mới chính là người bỏ chị vậy hả Thy?"

Một dọc ký ức không rõ từ đâu cứ chạy lên trong đầu như một giấc mơ. Khánh An hai tay ôm chặt đầu để ngăn đi cơn đau như búa bổ lúc này.

Cô không biết người đó là ai, cô không nhớ gì cả. Vì sao lại có người đó trong ký ức của cô, vì sao đầu cô lại đau quá, càng cố nhớ về cái tên đó thì lại càng thấy đau.

Từ hôm mà Khánh An được đưa về nhà đến nay thì cũng đã được vài ba ngày. Bà Liên vì không muốn con gái mình ở nơi đau khổ này nữa nên mới có ý đưa cô về lại Sài Gòn để tiện chăm sóc, chứ con bà bị như vậy bà thật sự không an tâm khi bỏ nó ở đây mà không có bà ở bên cạnh.

Còn về ông Quốc, ông vẫn không dám đối mặt với vợ con mình nên cứ sáng say chiều xỉn rồi nằm gục ở trong phòng. Mỗi lần ông say lên thì lần nào ông cũng kêu trời tới thấu tận mây xanh, ông tự dằn vặt bản thân rồi gào khóc một cách dữ dội khiến cho ai nhìn vào cũng thấy xót xa cho một người con gái xinh đẹp mà số phận lại trớ trêu như vậy.



Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip