Chap 14

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Từ ngày Hữu Luân rời bỏ nó, con hầu vui vẻ của cậu hai ngày nào giờ đây đã là vợ của người ta. Nó chẳng còn vui vẻ như trước nữa, nụ cười hiếm khi xuất hiện trên gương mặt nó lắm.
Bây giờ làng trên xóm dưới ai nấy cũng đều biết chồng con Minh Tuệ là tên bịp bợm. Gã ta ngày ngày say khướt chằng lo lắng gì cho vợ con, đã thế còn làm ăn bất chính khiến nhiều người dòm ngó. Nhắc đến lại nhớ đến cậu hai, người gì đã thật thà lại còn giỏi giang, chịu làm chịu khó. Còn tên này thì chỉ biết ăn rồi nhậu, mặc nó nai lưng ra gồng gánh gia đình nhỏ.
Cuộc sống của nó như đi vào ngõ cụt, hằng ngày chăm con cái, lo giặt giũ cơm nước trong nhà, chịu sự hành hạ của thằng chồng tệ bạc, còn thêm phải làm hài lòng má chồng. Nó về đây còn thua lúc làm người ở của nhà bá hộ. Má chồng một mực khắt khe muốn nó sinh con trai, ngờ đâu lại ra con bé Tuệ Linh nên khiến nó sống trong nhà này như đang chôn mình dưới đòn roi.

Gia cảnh bên chồng cũng coi là khá giả, cũng đủ ăn đủ mặc. Vậy mà đến bữa cơm đàng hoàng Minh Tuệ cũng không có mà ăn, làm cho con nó phải chịu cực chịu khổ. Má chồng dày vò nó từng giây từng phút chỉ vì sinh ra con gái...

Nó đem Tuệ Linh về nhà má đẻ rồi dặn dò xin cho ở nhờ ít hôm. Rồi mất tăm mấy ngày liền, cho đến khi người ta tìm thấy xác nó dưới sông.

Chắc nó tuyệt vọng lắm nên mới đi tìm cậu hai đây mà... Chính cái xã hội phong kiến này đã đẩy nó vào bước đường cùng. Chỉ còn cách đến bên cậu hai của nó...

***
Ở đâu đó trong cuộc sống phong kiến này cũng đang tồn tại những mảnh đời đau thương như thế.
Ở làng kia cũng có một người con gái đang chịu cảnh tủi nhục giữa rừng người cổ hủ.

Ái Liên chính là người con gái đẹp nhất nhì vùng này, ba má cổ chỉ là nông dân bình thường nhưng lại sinh ra được cô con gái sắc sảo. Ái Liên càng lớn càng xinh xắn khiến cho bao nhà bá hộ lớn nhỏ trong ngoài dòm ngó. Đà này mà gả đi là gia đình cũng một bước lên tiên, khổ nỗi ba má có khuyên nhủ cỡ nào cũng không chịu lấy chồng. Hỏi ra thì mới biết cổ chỉ ưng bụng cái anh Bảo Thiên xóm trên đang còn đi lính.

Kể ra thì cũng dài, Ái Liên với Bảo Thiên chơi với nhau từ hồi còn bé xíu. Hai đứa đều cùng gia cảnh nghèo nàn nên cái gì cũn san sớt với nhau, có chuyện vui chuyện buồn thì cũng thoải mái tâm sự. Thằng nhóc đó coi vậy chứ ga lăng lắm, chơi cùng với nhau chứ nó tôn trọng Ái Liên phải nói là số một. Nó không giống mấy thằng con trai khác, đối với nó thì phụ nữ hay đàn ông cũng như nhau thôi, cũng là con người và cũng có cảm xúc. Chính vì suy nghĩ đó nên nó mới cảm thông cho Ái Liên, chơi với nhau chứ nó không bao giờ để em chịu thiệt.

Hai đứa sát cánh bên nhau từ nhỏ đến giờ, cái thời này còn chiến tranh còn khổ. Thiên phải theo lệnh ra chinh chiến phục vụ nước nhà, đành chôn vùi tình cảm nơi trái tim thô sơ. Vậy mà Liên vẫn một lòng chờ nó, bấy nhiêu thôi cũng đủ hiểu bọn nó để ý nhau.

Ở cái thời đó làm gì có chuyện đi hai năm rồi về... Nên em cứ ở nhà trông ngóng nó thôi, cũng có viết thư tay rồi gửi. Nhưng thời loạn lạc chiến tranh chứ có phải bưu điện cấp tốc như bây giờ đâu. Một bức thư có khi hơn ba bốn tháng trời mới tới tay nó, đôi lúc còn có bức được bức không. Đến liên lạc cũng khó nên nó lo chẳng thể giữ nổi tình cảm của em. Người ta nói xa mặt thì cách lòng mà sao em với nó vẫn một lòng thủy chung. Ngày nhỏ còn hứa với nhau sau này lớn lên sẽ mần một cái đám hỏi nhỏ rồi rước nhau về. Giờ kẻ một nơi người một ngã, chỉ còn hai trai tim gắn liền sợi dây nối tình cảm.

Bữa nay có cuộc họp trong làng, ba má em là người rất chính trực được nhiều người quý mến đề cử cho cái chức phó làng, em cũng đi theo để biết thêm việc phụ giúp ba má.

Cuộc họp diễn ra nhanh chóng, chủ yếu hôm nay là một bữa tiệc nhỏ của làng. Mấy chị em gái trong làng cùng nhau tụ họp lại nấu ăn rồi tiếp khách phụ cho trưởng lão.
Lúc tàn tiệc ai nấy cũng ra về, mấy chị vợ trung niên cũng được thông cảm cho về sớm để chăm con cái. Chỉ còn lại mấy cô gái bằng cỡ em, ba bốn đứa ngồi tụ lại rửa chén. Chỗ này chỉ là một căn chồi lá nhỏ cạnh cây bàng đầu làng để làm như gian bếp. Còn họp hội là sẽ diễn ra ở nhà lớn cách đó hai căn.

Rửa chén xong xuôi em cũng chào mấy chị khác rồi xin ra về, khổ cái bây giờ trời cũng tối om, nhà em là ngược hướng với mọi người nên đành lủi thủi về một mình.

Mới đây thôi em còn vui vẻ, vậy mà giờ nước mắt em ướt đẫm cả vai. Em bị chúng nó ép vào gốc cây bàng làm chuyện đồi bại. Em căm hờn nghìn năm đô hộ, lũ giặc Tàu hung ác!

Em bị từng người ép dưới thân sỉ nhục, cái quý giá nhất đời con gái  bị bọn nó cướp đi mất trong vỏn vẹn một đêm. Lòng ngực em căm phẫn lũ giặc. Tiếng la hét của em dậy sóng cả một vùng vậy mà chẳng có ai thèm đoái hoài đến. Vì sao ? Vì ai cũng sợ uy quyền của bọn này.

Sự đau đớn đan xen với tủi nhục làm em dằn vặt không thôi. Em chịu đủ loại dày vò mới kết thúc được đêm dài của ác mộng.

Đến lúc bọn nó hả hê bỏ đi em mới dám ngồi dậy tự thu gom lại quần áo.

Một tay ôm ngang vùng ngực đỏ ửng, tay còn lại với lấy chiếc áo bà ba màu trắng. Nước mắt em thi nhau rơi, uất nghẹn đến đau lòng. Em nấc lên từng cơn khi nhìn thấy dòng máu trinh tiết của mình đã khô lại trên những chiếc lá bàng úa tàn, úa tàn như cuộc đời của em...

Nhìn khắp người em chẳng thể tìm ra một địa phương lành lặn, dấu vết đánh đập hằn rõ trên nước da trắng ngần. Tóc tai rối bù, quần áo xộc xệch, quần em còn vương chút máu... Vác tấm thân tàn đi về nhà ở tận cuối làng, trên suốt đường đi em bị người người chỉ trỏ. Chỉ biết cúi đầu khóc không ra nước mắt, khi về đến nhà em gục ngay trước mái hiên.

Đến khi em được ba mẹ đưa vào nhà săn sóc rồi tỉnh lại, mọi ký ức trong em như tan biến. Em vẫn là Ái Liên vui vẻ và lạc quan, cuộc sống của em lại tiếp diễn.

Nhưng tươi đẹp thì chẳng kéo dài lâu, những ngày tháng sau đó, người trong làng luôn dùng từ ngữ nặng nề để phỉ báng em. Có người còn lăng mạ em bằng cách gọi em với cái danh xưng thô thiển là "dụ dỗ trai để được chỗ đứng trên người khác".

Đối với những lời miệt thị bủa vây thì em chọn cách im lặng, em vẫn cứ như vậy vui vẻ sống tiếp từng ngày.

Đã một tuần hơn kể từ đêm định mệnh đó. Ái Liên vẫn rất vui vẻ, lần này là vui vẻ một cách mất nhận thức. Chẳng hiểu từ khi nào mà tâm trí em như trên mây, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác

Sống dưới những nhát dao thời phong kiến khiến bao người phụ nữ phải chịu nhiều đau đớn. Ở đây nó coi phụ nữ như cỏ rác, chẳng có giá trị, chẳng có tiếng nói. Vốn dĩ những người phụ nữ thời này đã bị chèn ép, giờ đây em còn mang trên mình những điều ghê gớm, em đã đánh mất đi cái quý giá nhất của đời con gái mà em hứa dành riêng cho chồng đêm tân hôn. Em cố gắng chống chọi mỗi ngày với tủi nhục chỉ mong rằng một ngày nào đó Bảo Thiên về và em sẽ hạnh phúc, em mong chờ một cái đám cưới như bao người khác. Nhưng bố mẹ của anh lại chẳng hiểu cho em, họ cũng theo cái định kiến khốn nạn kia mà từng bước đẩy em ra xa.
Họ miệt thị ra mặt, những lời ngon ngọt khi trước cũng không còn. Em tự hành hạ bản thân mình, mỗi lần đi tắm em luôn tự lấy tay cào vào những vết hằn trên da thịt, em thấy nó gớm ghiếc và kinh tởm. Em tự cắt đi mái tóc thề của mình chỉ vì có một tên lính đã hôn lên nó lúc làm tình, dơ bẩn !
Em tự nhìn bản thân mình trong gương nhìn xem xã hội này đã hủy hoại em như thế nào.
Chiếc ly thủy tinh kia vụn vỡ dưới tay em, nó vỡ ra từng mảnh như cuộc đời em, tan nát hết rồi. Dòng máu đỏ tươi chảy dài trên những mảnh vỡ khi em nằm lên nó. Em không còn đau đớn về thể xác, em buông xuôi mọi thứ. Còn lại duy nhất trong em chính là nỗi oan ức chẳng thể nào xóa bỏ.

Một ngày mới lại bắt đầu, em dậy từ sớm và tắm rửa sạch sẽ, khi bước ra khỏi nhà tắm tay em đã không còn vết cào cấu như những lần trước. Em vui vẻ chọn một bộ đồ đẹp nhất trong tủ, một chiếc áo dài trắng nhã nhặn. Chiếc áo dài ôm sát và tôn lên những đường nét trên cơ thể em. Nét đẹp đặc trưng của dân tộc được thể hiện qua từng cử chỉ của em. Hơn mười giờ đêm, em lén ba má cửa sau rồi đi thong dong đến nơi cây bàng đó.
Ở một góc khuất, em đứng nhìn những tên lính canh nở nụ cười quái dị. Những thứ dơ bẩn sẽ là những thứ biến mất đầu tiên, miếng sắt vụn nhỏ từ từ cứa vào từng đường gân trên lưỡi, máu chảy ra chảy dài theo khóe miệng, cái lưỡi đó chẳng đứt ra mà chỉ bị rạch làm đôi... Mọi hành động đều được Ái Liên thực hiện một cách nhẹ nhàng, trên mặt em không hề hiện lên vẻ đau đớn.
Em dùng sợi dây vải mà bản thân đã chuẩn bị móc lên cành cây cao ngất ngưỡng. Cái lưỡi sắt đó lần nữa chạm vào da thịt em, nó đi ngang qua chiếc cổ trắng nõn rồi để lại đó một vết thương xấu xí. Em chật vật leo lên từ thân cây gồ ghề, hai cánh tay của em ma sát với vỏ cây làm da thịt ứa máu loang ra chiếc áo dài trắng.
Em ngồi đong đưa trên cành cây chắc chắn, cổ em rỉ máu không ngừng. Em bất ngờ buông mình đưa cổ xuống sợi dây thòng lọng.

Máu từ cổ loang theo đường sợi dây xuống tới chiếc áo dài trắng tinh khôi làm nó nhuộm một màu đỏ đáng thương.

Nơi cây bàng này Bảo Thiên từng hứa với nó sẽ trở về, cái ngày Bảo Thiên đi cò mang theo chiếc khăn kỉ vật do nó tự tay thêu lên cánh hoa hồng trắng. Hoa hồng trắng như hiện vật tình yêu của đôi trẻ, giờ đây em mang theo chiếc áo dài này cũng như mang theo tình yêu của anh. Giữa cái xã hội phong kiến đương thời này em chẳng còn mong ước gì nữa một tình yêu đẹp. Ở đây em cũng như bông hồng trắng, xinh đẹp trong trẻo nhưng mang nhiều gai góc và nỗi đau.

Ở cái tuổi 18 trăng tròn người ta có thể hồn nhiên cười nói thì em lại ôm bao nhiêu tủi nhục rời khỏi thế gian này.

Người dân tại vùng này luôn than phiền về tiếng hét oan nghiệt và tiếng khóc lóc của ai vào lúc nửa đêm được phát ra tại cây bàng. Thứ họ thấy chỉ là một bóng hình hư vô của một cô gái nhỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip