Chuyen Truong Buoi Phan 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[...]

*
* *​


Khóa Đại chiến chúng tôi còn làm được ba việc đáng kể:

1. Bãi khóa chống lệnh độc tài, chống kỷ luật khắt khe làm đê nhục học sinh.
2. Tẩy chay xe điện của thực dân, vì viên Tổng kiểm soát đánh học sinh và thóa mạ dân tộc Việt Nam.
3. Thành lập Hội học sinh tương tế chống bọn Giám hiệu Giám thị sỉ nhục và bạc đãi những học sinh nghèo.

Xin kể rõ chi tiết sau dây:

Cuộc bãi khóa này là cuộc đầu tiên ở Trường Bưởi và cũng là đầu tiên ở Bắc Kỳ. Nó nổ ra khoảng tháng Mười năm 1916. Nó có nguyên nhân xa, lý do gần và thời cơ trực tiếp như một cuộc chiến tranh. Nguyên nhân xa: một là những việc áp chế, những tiếng sỉ vả của Giám hiệu, Giám thị và một số Giáo sư Tây, phạm đến danh dự dân tộc. Ví dụ: cái ngu An-na-mít, cái lười An-na-mít, cái học vẹt An-na-mít, v.v... Hai là những lệnh trừng phạt không nói lý do, không cho trình bày, ba là những sự cấm đoán không phải để bảo vệ quyền lợi học sinh mà để lợi cho một số Tây thống trị; những sự đối đãi tàn nhẫn không phải để giáo dục mà cốt để thỏa mãn cơn điên của kẻ thống trị và làm nhục người bị trị. Những sự kiện trên đã nung nấu trong mấy năm lòng căm giận của học sinh Truờng Bưởi. Nguyên nhân gần là việc bắt học sinh gác nhà xí. Việc ấy như sau:

Một đêm học sinh đương nằm trong phòng ngủ, chợt thấy Đốc Muyx chạy vào phòng, áo sơ mi bỏ ra ngoài quần, có vẻ hoảng hốt, rồi nhảy qua cửa số biến mất về phía nhà mình. Học sinh lấy làm lạ, tìm hiểu lý do thì ra ông ta lẻn vào phòng bà Măng-đừ-rông giở trò, bị chồng bà biết, ông ta nhanh chân (tuy bụng phệ) chạy thoát thân. Ông ta phải chạy tắt qua phòng ngủ học sinh cho chóng. Sáng hôm sau, tin này lan ra. Có mấy anh làm thơ đả kích. Có mấy anh vẽ giỏi, vẽ ngay "trò khỉ" ấy trong nhà xí. Các anh vẽ khéo đến mức ai xem cũng hiểu chuyện ngay. Nhà xí đã thành ra một ' phòng triến lãm tranh và thơ trào phúng". Một Giám thị "lập bô" ngay việc này. Đốc dê xồm tức giận lắm, bắt học sinh gác nhà xí. Ông ta ra lệnh này tưởng là ngăn cấm được học sinh, té ra làm cho tiếng xấu của mình lan rất nhanh chóng và thúc đẩy họ chống lại mạnh hơn. Tất cả các bức tuờng trong nhà xí đều có "tranh” đả kích. Dê xồm bắt tăng cuờng việc canh gác. Trước chỉ bắt đứng hai đầu nhà xí, sau tăng thêm người và bắt đứng ngay ở hố xí. Học sinh nhất loạt phản kháng, không ai chịu tuân theo. Dê xồm dọa đuổi, nhưng chưa dám thi hành kỷ luật ngay, vì cái lý do trừng phạt đây quá bẩn thỉu. Anh em học sinh cũng chưa dám làm to chuyện vì sợ có chỗ sơ hở mà rơi vào cạm bẫy của cáo già. vả việc đấu tranh lúc này bùng lên tự phát, chưa có ai chỉ vẽ.

Đương nhùng nhằng như vậy thì xẩy ra một việc nó làm cơ hội cho thống trị nhà trường nắm lấy để đàn áp trả thù. Việc rất tầm thường mà thành to chuyện: Trong một giờ "ê tuýt" [12] đương yên lặng bỗng có một tiêng "ủm" thật to. Học trò cười ầm. Giám thị Mùi hỏi: “Anh nao? Muốn tốt nói ngay". Không ai nói. Y nhắc lại: "Đứa nào nói ngay không thì tao…” - Vẫn không ai nói. - "Tiên sư đứa nào làm trò chó mà không dám nói". Mấy anh học sinh ngồi bàn đầu đứng dậy phản kháng, bảo Giám thị là thô tục, láo xược. Thế là cãi nhau to. Giám thị Mùi cục, nhưng dát, chạy đi gọi Giám thị Bích, một tên du côn hách dịch, hay giở võ ra đàn áp học sinh. Hắn đến với một cái bù-loong và dọa đánh chết học trò. Anh em đứng cả dậy. Mấy anh to lớn khỏe mạnh chạy lại nắm lấy Bích để hắn khỏi hành hung. Thế là ấu đả kịch liệt. Bỗng có tiếng trống báo ăn cơm. Hai bên cùng phải vào nhà ăn, nhưng vẫn còn hậm hực. Đến bàn ăn thì học sinh lại gặp phải bữa com "chết đói" mà anh em đã nhiều lần phản kháng lên bộ phận quản lý nhà trường. Cơm thuờng sống hoặc khê và lượng ít quá, ăn không đủ. Thức ăn cũng tồi. Có anh đã tả trong bài về "nhà cơm" mấy câu mộc mạc nhưng đúng sự thật:

Cơm thì bữa sống bữa khê
Cá thì có thứ cá mè ươn tanh
Rau già đem luộc làm canh
Có bót xương lợn thì ninh không nhừ
Đĩa dưa hôi khứ có dư...

Anh em cho rằng Quản lý Măng-đừ-rông đã thông lưng với nhà bếp và nhà thầu, bớt xén thức ăn của anh em, lấy tiền bỏ túi, nên đã mấy lần phản kháng bằng cách "làm reo” cơm. Lần này anh em cũng định bỏ cơm nữa. Mấy Giám thị trong đó có Bích và Mùi, nắm ngay dịp tốt lên tố cáo với Đốc Muyx là học sinh chống lại Giám thị và làm reo com. Muyx xuống ngay.

Ông ta bình tĩnh đến nếm cơm và đưa cho một Giám thị già cùng nếm. Vừa nếm ông ta vừa nói to: "Cơm không sống, cơm rất ngon, có phải không ông Chúc". Ông Chúc già đành vâng vâng, ông ta lại nếm thức ăn và nói: "Thơm lắm, ngon lắm!". Xong, ông ta tập hợp học sinh lại, mắng chửi một trận, kể tội đánh Giám thị, chê cơm. Ở nhà với bố mẹ thì đói khát, đến trường được ăn sung sướng thế mà còn chê bai phản đối, vô ơn Chính phủ, v.v... Cuối cùng ông ta kết tội là học sinh phiến loạn, sẽ bị trừng phạt thích đáng. Rồi ông ta hỏi Giám thị tên những người cầm đầu. Mùi và Bích nói tên anh Lãng và một số anh khác. Nhưng thật ra anh Lãng không cầm đầu. Anh chỉ thụi mấy cái và mắng Giám thị mấy câu mà thôi, về sau, anh bị chúng làm cho điêu đứng.

Nói xong, Đốc Muyx về ngay, không cho học sinh nói một câu nào cả.

Chiều hôm sau, Đốc Muyx ra lệnh cho học sinh họp lại ở sân trường sau buổi học. Lúc học trò đã xếp hàng đông đủ thì thấy một ông Tuần phủ đeo thẻ ngà đến trường, theo sau là anh Nguyễn Hữu Dương học sinh năm thứ 3. Viên quan vừa đến chỗ đông học sinh thì Giáo sư thể dục mà anh em vẫn gọi đùa là ông "đốc võ" ra chào đón và đưa lại chỗ Đốc Muyx. Đốc võ thông ngôn mấy câu thì thấy Đốc Muyx cười cười gật gật. Viên quan bảo anh Dương (con trai mình) lạy Đốc Muyx trước mắt hàng nghìn người. Dương cứ đứng yên. Viên quan hất cái mũ của anh xuống đất và giúi đầu anh xuống. Trong hàng ngũ học sinh có tiếng ồn ào, rồi có tiếng nói to: "Không lạy, không lạy! Anh Dương không được lạy!". Có tiếng thét lớn: "Con cháu Rồng Tiên mà chịu nhục thế à!". Viên Giám thị khổ sở lắm mới giữ được trật tự. Viên Tuần phủ không bảo được con lạy, vừa tức giận, vừa xấu hổ, đứng hậm hực ở một gốc cây. Còn anh Dương thì lẻn đâu mất.

Đốc Muyx tuyên bố tên những anh phải đuổi hẳn, những anh phải đuổi tạm thời, những anh mất học bổng, những anh phải phạt công-xinh. Rồi ông ta lại xỉ vả học sinh một lúc.

Có mấy anh đứng ở hàng đầu nói với Đốc Muyx:

- Thưa ông, việc này không phải mấy anh bị đuổi đó cầm đầu. Tất cả chúng tôi cùng suy nghĩ và hành động một lúc. Ông đuổi cả chúng tôi nữa. Ông không đuổi thì chúng tôi cũng thôi học.

Có tiềng ồn ào rồi lại có tiếng nói to: "Phải lắm! phải lắm! Chúng ta đi về cả! Không học đã chết ai!". Thế là tất cả học sinh kéo nhau ra cổng. Giám thị cản lại không đuợc. Một số học sinh lưu trú đến tối lại phải quay vào trường để lấy quần áo, sách vở và tiền túi. Các anh bị giữ lại. Đêm khuya có mấy anh trèo rào trốn ra thoát.

Thế là bắt đầu cuộc bãi khóa năm 1916 ở Trường Bưởi. Nó có ảnh hưởng tốt. Nó khêu gọi tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, nó thúc đẩy tinh thần chống áp bức, chống ngoại xâm, đã có sẵn trong tâm can. Nó báo hiệu cho những cuộc đấu tranh mấy năm sau, nhất là những cuộc bãi khóa rầm rộ từ 1925 đến 1929. Nhưng với cái xã hội còn lạc hậu lúc ấy, ảnh hưởng của cuộc bãi khóa cũng bị hạn chế nhiều. Tư tưởng về gia đình, tôn chỉ về “quân, sư, phụ” đương quá nặng, nó chèn ép, kìm hãm thanh niên. Nhiều nhà nho cho con đi học, chỉ mong con ra làm quan, làm công chức. Trái ý kiến ấy, thanh niên đã bị đưa đến cảnh nhục nhã bi ai. Ví dụ viên Tuần phủ bắt con trai lạy sống viên đốc Tây, một ông đồ khác xỉ vả con một cách tàn nhẫn, khi con bãi khóa chạy về nhà. Ông ta bắt con trở lại trường mang bức thư tạ tội của người cha van lơn cho con lại được vào học. Anh Ngô Văn Ngải (người con) không chịu đến trường và cũng không trở về nhà nữa. Anh nhảy xuống sông tự tử. Ngườơi vợ mới cưới đã có mang cũng nhảy xuống giếng chết theo chồng. Thật là một thảm kịch đau xót mà các bạn học cùng khóa, kể cả người viết mấy giòng nay, vẫn còn nhớ mãi đến ngày nay. Đành rằng việc anh Ngải tự tử có chỗ chưa đúng. Nhưng với cái xã hội tàn nhẫn đương thời, anh đã không thể làm khác được. Vả lại, một số anh em, cả những anh tương đối cấp tiến lúc đó, cũng tán thành cái chết của anh Ngải. Có anh em cho tự tử là một thái độ phản kháng gia đình và xã hội bây giờ, có hiệu quả tốt. Họ cho đó là một hành động can đảm, vì có một số học sinh bãi khóa về nhà bị bố mẹ xỉ vả, không cho ăn, đã không dám tự tử và cũng không có gan chịu cực khổ, phải trở lại trường để có chỗ "nương thân". Hành động ấy thật đáng buồn. Vì vậy mà sau một thời gian, thống trị nhà truờng đã khôn khéo, bằng cách này hay cách khác, gọi dần được đa số học sinh đã bỏ trường.

Tóm lại, mặc dù có những trường hợp không hay cho lắm, cuộc bãi khóa đã có ảnh hưởng tốt. Một chứng cớ cụ thế là 6 tháng sau, lại xẩy ra việc tẩy chay xe điện của thực dân Pháp.

[...]
______

(12) Etude: Giờ học sinh ngồi học, làm bài có Giám thị coi.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip