Q A Hoi Xoay Dap Xoay Topic 1 Parenting

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Q: chị N ơi học tâm lí mà không muốn nghiên cứu thì làm gì ạ ?

A: cơ bản nhất là sau này em sẽ làm cha làm mẹ. Vậy nên biết về tâm lí học cũng là để nuôi dạy, giáo dục con cái em.

Bài viết được viết bởi Sher/N.

{ Điểm danh các kiểu nuôi dạy con cái cơ bản cùng film "Sky Castle." }

Nhân ngày 8/3 mình xin nói một chút về 4 kiểu parenting hay 4 kiểu dạy dỗ nuôi nấng con cái của bậc là mẹ (cha) theo nghiên cứu của Baurind. Và đặc biệt, nếu các bạn coi Sky Castle, sẽ thấy các kiểi nuôi dậy này tương đối phổ biến qua các nhân vật trong film.

🏰 Về cơ bản thì nghiên cứu của Baurind có hai chỉ tiêu:

   💭 Demandingness: hay còn gọi là mức độ của các quy tắc phương châm, kiểu cách nuôi dạy liên quan đến kiểm soát, có nhiều quy tắc và tươi đối khắt khe.

=> Nếu mẹ bạn là người cao ở mức độ kiểm soát, sử dụng các quy tắc thì mẹ bạn thường có nhiều yêu cầu và thiết lập những luật lệ, cũng như mong bạn chấp hành nguyên tắc của mẹ.

=> Nếu mẹ bạn thấp ở mức độ kiểm soát, thì mẹ bạn thường để bạn tự chọn con đường của mình và không khắt khe trong việc kiểm soát hay thiết lập quy tắc chặt chẽ, cũng như đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt.

   💭 Responsiveness: hay còn gọi là mức độ của sự sẵn sàng trả lời, đáp ứng hay "react" với con cái của cha mẹ.

=> Nếu mẹ bạn cao ở mức độ responsiveness thì mẹ bạn là người luôn sẵn sàng lắng nghe, đối thoại và phản ứng với những giao tiếp, câu hỏi của bạn. Nói chung mẹ bạn là người quan tâm đến đối thoại giữa đôi bên và cảm nhận của đôi bên.

=> Nếu mẹ bạn thấp ở responsiveness thì mẹ bạn có khả năng là người không để tâm hoặc quan tâm lắm đến chuyện giao tiếp, lắng nghe và đối thoại giữa đôi bên với bạn.

🏰 Dựa vào hai tiêu chí và mức độ này ta có 4 kiểu nuôi dạy con cái tương đối phổ biến:

1) Authoritarian: một người mẹ/cha chuyên quyền, cao ở mức độ kiểm soát nhưng thấp ở mức độ "phản ứng" (responsiveness). Đây là người mẹ chỉ muốn con cái mình răm rắp làm theo, không càu nhàu, không hỏi ngược lại vì sao có luật này. Nói cách khác, phương chám của họ là "không bàn gì nhiều, luật là luật."

Trong Sky Castle, đây chính là điển hình của nhân vật giáo sư Cha của đôi anh em song sinh. Giáo sư Cha yêu cầu sự hoàn mỹ và ông có luật của mình. Ví dụ hạng nhất thì phải là hạng nhất => nếu anh em nhà này về hạng hai thì đại ý chính là phá luật. Giáo sư Cha hoàn toàn không chấp nhận điều này và gần như cũng không cho con cái hoặc hiếm cho con cái mình quyền được thắc mắc tại sao phải luôn là hạng nhất mới được ? Với giáo sư Cha, luật là làm gì cũng phải top, không cần nói nhiều.

2) Authoritative: khác với authoritarian, người mẹ/cha kiểu authoritative là một người mẹ cao ở mức độ kiểm soát và cao ở cả mức độ "phản ứng" với con cái. Đây là người mẹ yêu cầu con mình chấp hành luật và đồng thời giải thích lí do vì sao họ đặt ra những luật lệ này. Ngoài ra, họ cũng sẵn sàng lắng nghe, trả lời con cái và có thể trong vài trường hợp, cho con mình vượt qua một vài nguyên tắc. Ví dụ như các bạn cần học bài qua đêm ở nhà bạn và bạn biết mẹ bạn là người không bao giờ chấp thuận việc ngủ qua đêm ở nhà một người bạn. Nhưng khi bạn giải thích, nói đó là bài tập nhóm và gần thi cử thì mẹ bạn lắng nghe, tương đối thấu hiểu nên bảo bạn rằng: chỉ có duy nhất lần này. Tóm lại, với người mẹ authoritative thì nếu yêu cầu của bạn hợp lí, và họ thấy điều đó cũng phù hợp trong khả năng chấp nhận, thì sẽ ngoại lệ chấp thuận cho bạn.

Điểm hình này thì mình tin nhân vật người mẹ Han Suh Jin có lẽ thể hiện tương đối phù hợp. Tuy không hiện rõ trong film nhưng bà ấy có vẻ có những luật lệ riêng và yêu cầu con mình phải tuân theo, ví dụ như đạt kết quả trong top hay làm gì đó oustanding nhất có thể kiểu vậy. Nhưng đây cũng là một người mẹ sẵn sàng lắng nghe, trò chuyện cùng con cái và chấp nhận yêu cầu đó nếu bà ta thấy hợp lí với cả hai mẹ con. Ví dụ như chuyện thuê lại bà gia sư Kim, dù ban đầu Suh Jin phản đối vì thấy cô Kim dẫn đến sự tử vong của mẹ Yong Jae. Nhưng con gái bà ta chất vấn liệu rằng không có cô Kim thì con gái bà ta có sống nổi với hạng nhất và đjat kết quả tốt không ?). Cuối cùng, sau khi lắng nghe con mình nói và đánh giá một lần nữa vấn đề, Han Suh Jin đã phải quỳ xuống xin cô Kim kèm cặp cô bé chính là điển hình của việc lắng nghe và nếu thấy hợp lí sẽ "cố gắng thực hiện."

3) Permissive: đây là người mẹ kiểu không có quy tắc nào dành cho con. Họ cao ở mức đọ oharn ứng, lắng nghe con nhưng thấp ở mức độ kiểm soát. Họ cho con cái quyền lựa chọn bước đi của con, và động viên con cái làm điều con thấy thoải mái nhất. Họ có thể sẽ nói :" ôi không có luật gì cả, cứ làm theo ý thích con thôi." Họ yêu con mình hết mực và không câu nệ chuyện luật lệ.

Có thể nói người mẹ Sue Lim chính là điển hình của kiểu nuôi dậy này. Bà không kiểm soát gắt gao con cái hay khắt khe chuyện luật lệ gia đình. Nhưng bà vô cùng yêu con, lắng nghe Woojoo và tâm sự, thấu hiểu cậu. Bà cũng để Woojoo tự chọn con đường và quyết định chuyện học miễn là con mình thoải mái.

4) Disengaged hay Neglected: kiểu người mẹ bận túi bụi và dĩ nhiên thấp ở mức độ kiểm soát lẫn mức độ lắng nghe phản ứng. Họ không có luật lệ nào và họ để mặc con mình muốn làm gì thì làm. Họ cũng không lắng nghe hay tìm hiểu con mình đang làm gì.

Kiểu này thì trong film không có nhưng hẳn bạn nào coi film Hàn sẽ biết đây là tuýp nhân vật cha/mẹ hoặc rất giàu và chỉ lo kiếm tiền, không màng quan tâm con cái lắm. Hoặc ngược lại là lo rượu chè và không đủ tính táo, sức khoẻ để mà quan tâm, nói chuyện cùng con mình. Dù kiểu nào thì cha mẹ nuôi con theo cách này đều không kiểm soát hay gắt gao chuyện quy tắc.
_______________________

🏰 Theo Baurind và nhiều nghiên cứu khác về parenting, authoritative parents hay cha mẹ cao ở mức độ phản ứng lẫn cao ở mức kiểm soát nuôi dậy con cái thành công nhất. Lưu ý, đây là nghiên cứu dựa trên trùng bình số đông nên như trong film, có thể Han Suh Jin lại không thành công nhất với kiểu nuôi dạy này.

🏰 Tuy nhiên từ kinh nghiệm thực tế mà mình học được từ người mẹ authoritative của mình và từ nghiên cứu k: học thì authoritative parents/mom là những người nuôi dậy con tươi đối thành công hơn hẳn. Một phần lí do là vì với trẻ em, và cả với thiếu niên đều cần những quy tắc, khuông phép cơ bản làm người. Vì cha mẹ cần "ép" một chút để con mình sống có nề nếp từ bé, nhưng cũng đồng thời giải thích lí do vì sao và sẵn sàng lắng nghe để đôi khi thay đổi nhằm nuôi con tốt hơn.

Về điểm này, mình tin đây chính là những người làm cha, và đặc biệt là người mẹ tuyệt vời nhất !

P/S: hãy luôn yêu mẹ, chị và những người phụ nữ đã làm nên cuộc đời tuyệt vời của bạn nhiều nhất, và mỗi ngày nhé.

By N.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip