Q A Hoi Xoay Dap Xoay Illusory Truth

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Ảo giác sự thật và chuyện chưa kể (hết).

Mấy ngày này trong lab (lại) có dự án mới mà chưa cái nào được IRB thông qua hic. Nhưng mà, lần này dự án của mình đặt trọng tâm vào sức mạnh khủng khiếp của "sự tái diễn." Thứ gọi là hiệu ứng tái diễn (repetition effect) hoặc sự "phơi nhiễm lập lại" (repeated exposure) có sức mạnh khủng khiếp mà ta hay đùa gọi là "đổi trắng thay đen." Trong tâm lý học xã hội (social psychology) có một hiện tượng dựa trên sự lập lại được gọi là "ảo giác sự thật." "Ảo giác sự thật" như tên gọi của nó— thể hiện cái nhìn có phần trái với thực tế khi con người tiếp xúc với các vấn đề, nhân tố, hay tác động được lặp lại nhiều lần (illusory truth effect).

Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với vô vàn thông tin và những lời tuyên bố khác nhau về thế giới hoặc con người.  Những lời tuyên bố như "Ca mắc COVID-19 tại Gò Vấp" đăng và lan truyền trên mạng xã hội vài tháng 7/2020 đã được trang NCOV của Bộ Y Tế Việt Nam xác định là tin sai sự thật (https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/-ca-mac-covid-19-tai-go-vap-lan-truyen-tren-mang-xa-hoi-la-khong-chinh-xac) hay việc những người dùng FB đăng tin liên quan đến COVID-19 gây nên xáo trộn lo âu không có căn cứ (https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-1170). 

Tin sai sự thật có thể sai vì sự tìm hiểu chưa kĩ càng và chọn lọc nguồn không có tiêu chuẩn. Hoặc cũng có thể tin sai sự thật nhằm mục đích tấn công hoặc chia rẽ một nhóm người hay một xã hội. Vì vậy, mình tin rằng mọi người, nhất là giới trẻ phải xác định xem những gì họ nghe được là đúng hay sai. Dĩ nhiên mọi người sẽ cho rằng điều mình nói là thừa thãi vì đây vốn dĩ là điều phải làm. Nhưng vấn đề trở nên rối rắm khi bạn đặt chân vào thực tế, nơi mà sự tin tưởng, những cảm xúc cá nhân, khả năng suy luận và dùng não có hạn đều được lên bàn cân. Với quan sát của mình ở một thời điểm trong quá khứ, mình có thể nhận thấy rằng những người anh chị và cả mình trong lúc tham gí fandom thường quên mất thứ gọi là fact-check nghĩa là kiểm nguồn tin và đánh giá tính xác thực. Một trong những lí do chính yếu, tuy không là lí do duy nhất của  việc tin vào thông tin sai sự thật có phần đến từ tính lập lại/tái diễn của những thông tin này.

Theo bằng chứng hiện tại dựa trên thí nghiệm ở tâm lí học, các nhà khoa học cho thấy rằng: mọi người sử dụng một vài "dấu hiệu" khác nhau để đánh giá "đâu" là sự thật (Brashier & Marsh, 2020). Một dấu hiệu cơ bản nhất là dựa vào kiến thức mà một người đã lĩnh hội trước đó (prior knowledge). Những người có kiến thức, ví dụ về địa lý hoặc sinh học sẽ có khả năng chấp nhận rất thấp— đối với những thông sai trái hiển nhiên (ví dụ: "Con voi nặng hơn con kiến"). Sự chấp nhận một mệnh đề, một tuyên bố hay một nhận định có thể sẽ dễ lung lay hơn khi họ tiếp tục đọc những câu khác như : "Oslo là thủ đô của Phần Lan") (Fazio, Brashier, Payne  & Marsh, 2015; Fazio, Rand & Pennycook, 2019).  Con người cũng có thể dựa vào nguồn của thông tin (source) để đánh giá tính khách quan và sự thật. Mọi người nhìn chung đều khá ít tin vào những tuyên bố đến từ những nguồn không đáng tin cậy (báo mạnh là ví dụ) (Begg, Anas, & Farinacci, 1992; Unkelbach & Greifeneder, 2018).  Tuy nhiên, việc đánh giá và nhận định nguồn không hoàn toàn là dấu hiệu tích cực giúp con người thoát khỏi sức mạnh kinh khủng của sự lập lại. Khoa học tâm lý đã liên tục cho thấy trong nhiều năm qua: con người có khả năng cao cho rằng những tuyên bố, mệnh đề, hay một sự vật/việc vốn SAI rồi trở thành ĐÚNG đúng khi những thứ kể trên được lặp lại (Hasher, Goldstein, & Toppino, 1977; Unkelbach, Koch, Silva, & Garcia-Marques, 2019).

- [ ] Trên thực tế, mọi người thậm chí vẫn dựa vào sự lặp lại— dấu hiện nhận biết cái đúng sai, ngay cả khi họ có khả năng đối diện hoặc tiếp xúc với thông tin trực tiếp hơn, bằng cách dựa vào trí nhớ về kiến thức của mình hoặc nguồn gốc của thông tin. của sự thật như kiến ​​thức trước đây và độ tin cậy của nguồn (Fazio et al., 2015; Fazio et al., 2019; Fazio  & Sherry, trên báo chí; Unkelbach & Greifeneder, 2018). Tóm lại, cả khi mọi người chú ý đến các yếu tố ổn định hơn như kiến ​​thức trước đó họ lĩnh hội và độ tin cậy của nguồn khi đánh giá "đâu" sự thật, con nguời vẫn bị ảnh hưởng bởi sự lặp lại. Trong một ví dụ điểm hình của thí nghiệm về sự "lặp lại", người tham gia nhận được lời khuyên từ một vị cố vấn về tính đúng hay sai của nhiều tuyên bố/nhận định (Unkelbach & Greifeneder, 2018). Những người tham giá chú ý đến độ tin cậy (reputation) của cố vấn. Họ cũng có nhiều khả năng làm theo lời khuyên của vị cố được mô tả là chính xác 100% so với lời khuyên của một cố vấn được mô tả là chính xác 50%. Tuy nhiên, với cả hai cố vấn, hiệu ứng lặp lại vẫn ảnh hưởng đáng kể đến phán đoán về đâu là sự thật của người tham gia. Những tuyên bố hay lời nói hay mệnh đề lặp đi lặp lại được đánh giá là ĐÚNG ở mức cao hơn so với những tuyên bố/mệnh đề hay lời nói mới lạ — chưa lặp đi lặp lại (Unkelbach & Greifeneder, 2018).

Qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tâm lý giả định rằng "ảo giác sự thật" đến từ việc sự lặp lại tạo nên cảm giác quen thuộc  hơn đối với đối tượng họ đang đánh giá. Nói cách khác sự trôi chảy hay dễ dàng suy nghĩ về một hiện tượng/ yếu tố là một trong những dấu hiệu cho sự thật (khi con nguời không thể dựa vào hay sở hữu các tín hiệu đáng tin cậy hơn (Dechêne, Stahl, Hansen, & Wänke, 2010). Tuy nhiên, trái với mô tả (ở trên) về việc thiếu dấu hiệu đáng tin để nhận định đúng sai, mọi người vẫn bị ảnh hưởng bởi sự lặp lại kể cả khi họ có thông tin về độ tin cậy của nguồn. Tương tự, con người bị ảnh hưởng bởi sự lặp lại ngay cả khi họ có kiến ​​thức và hiểu biết liên quan. Fazio và các đồng nghiệp (2015) lần đầu tiên chứng minh rằng sự lặp lại làm tăng đánh giá về "đâu" là sự thật đối với những sai lầm hoặc mệnh đề sai lầm mà con người vốn dĩ đã biết rất rõ trước đó. Trong nghiên cứu của họ về "ảo giác sự thật", người tham gia trước hết đánh giá sự thật của một loạt các sự kiện hay kiến ​​thức chung mới và lặp đi lặp lại (ví dụ: "Mận khô là trái cây"). Sau đó, người tham gia bước vào vòng "kiểm tra kiến thức" bằng cách trả lời một loạt câu hỏi trắc nghiệm về kiến ​​thức (ví dụ: "Tên của quả mận khô là gì?"). Theo sau đó, các nhà khoa học đã sắp xếp những câu trả lời từ người tham gia thành "những câu nói hay phát biểu/nhận định mà người tham gia đã biết trước đó bằng cách chia hai nhóm: thông tin nhiều người biết (người tham gia trả lời đúng câu hỏi trong phần kiểm tra kiến ​​thức) và những thông tin người tham gia vẫn chưa biết (họ trả lời sai hoặc đáng dấu "Tôi không biết"). Việc lặp lại, vì thế làm đánh giá "đâu" là sự thật của con người tăng cao đáng kể, không chỉ đối với sự sai lệch mà chúng ta  có kiến thức hạn hẹp, mà còn cả với thông tin giả đã biết rõ.

Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã cho rằng sự lặp lại làm tăng tính "đúng" và "xác thật"  của một mệnh đề  được lặp lại, ngay cả  những tuyên bố trên mâu thuẫn với kiến ​​thức trước đây lĩnh hội của con người. Sự lặp lại làm tăng cảm giác nhận định việc, vật, hay nhân tố mà con người gặp lại lần thứ hai (và nhiều hơn) là điều đúng đắn (De keersmaecker et al., 2019; Pennycook, Cannon, & Rand, 2018). Sự lặp lại cũng tăng đánh giá cá nhân về sự  "đâu là đúng đâu là sai" đối với kiến thức mà con người học qua và từng lĩnh hội. Điều này cũng được chứng minh trong bối cảnh so sánh sự lặp lại của những nhận định/kiến thức sai VÀ những sự thật mâu thuẫn với kiến ​​thức sai đó (Brashier, Eliseev, & Marsh, 2020; Brashier, Umanath, Cabeza,  & Marsh, 2017; Fazio & Sherry)

- [ ] Phải nói rằng điều quan trọng nhất trong thí nghiệm khám phá "ảo giác sự thật" dựa trên sức mạnh của sự lặp lại (của Fazio và đồng nghiệp) đến từ việc lặp thông tin một cách vô thức và phảng phất. Trong thí nghiệm cơ bản này, người tham gia trước hết đọc một số mệnh đề/tuyên bố về một vật, việc, hay hiện tượng thực tế, rồi sau đó họ cho đánh giá là những điều này "thú vị" hay "không thú vị."
- [ ] Sau khi đánh giá xong họ sẽ về nhà rồi đến lab vào hai tuần sau; hoặc ở trong lab làm việc khác tầm 30 phút. Lần thứ hai vào lab, người tham gia tiếp tục được yêu cầu đánh giá những mệnh đề họ đọc được trước đó (ở màn đánh giá thú vị không thú vị bên trên) và những mệnh đề mới đan xen. Dù đã nhận được lời cảnh báo về tính đúng sai sẽ xuất hiện trong bài đánh giá lần này, hầu hết số người tham gia đều nhận định rằng mệnh đề được lặp lại có tính "thật" hơn so với mệnh đề mới, chỉ đọc qua một lần này. Điều này đúng chi cả thông tin con người từng lĩnh hội và biết rõ VÀ cả trường hợp thông tin chưa xác định tính đúng sai.

Mình kể lể hết phần khoa học khô khan trên chỉ để nói lại một điều hằn mọi người nghe cũng ngán rồi. Đó chính là thông tin giả lan tràn trên mạng xã hội và internet có thể được lặp lại một cách phảng phất hay lặng lẽ và "nhẹ nhàng" mà bạn không thể nhận thức hay ngờ được sự thâm nhập của nó. Hoặc cho dù có cảnh tỉnh với sự lặp lại, cuộc sống đã đủ bận bịu và rối rắm để khiến bạn tiếp xúc quá nhiều với thông tin sai rồi sau đó quên mất mình đã từng tiếp xúc. Thứ còn lại là cảm gì đó quen thuộc không rõ nhưng bạn cho rằng chính cảm giác này dẫn đường cho một sự thật nào đó.

Có rất nhiều người trong chúng ta sẽ tự hỏi vì sao kể cả khi có thông tin xác minh hoặc xác nhận một idol X nào đó không làm sai thì sau n năm n tháng người qua đường cơ bản vẫn không tin. Lời giải thích thường thấy vốn là "con người chỉ tin cái họ muốn tin." Đúng, nhưng vì sao những người qua đường này lại chọn tin vậy ? Có rất nhiều yếu tố để góp phần giải thích điều này, và trong số đó có sự lặp lại. Sự lặp lại với thông tin "tệ" về một idol X này đó, dù chưa biết đúng sai thì cũng sẽ "thâm nhập" lặng lẽ
vào tâm trí của ta. Cứ nghĩ tắt facebook đóng điện thoại là hết, nhưng nếu có một ngày gặp lại thông tin về idol X này, có khả năng cao mình bạn, và vô vàn người khác sẽ tin rằng "ừ đây X tệ lắm." Chính sự lặp lại làm cho ta có cảm giác quen thuộc. Cảm giác quen thuộc là dấu hiệu nổi bật giúp não ta đơn giản hoá mọi thứ khác để xử lí thông tin. Trước một thứ tin tức chưa rõ đúng sai, mờ mờ ảo ảo chúng ta bắt được dấu hiệu này và dùng chúng để nhận định sự thật.

Có thể như với hiện tại, chúng ta khó có thể kiểm soát hết thông tin và tính đúng sai, cũng như có đủ khả năng để suy luận logic ở mọi hoàn cảnh mọi thời điểm và duy trì lâu khả năng này. Nếu đây là điều chỉ có thể giảm mà không thể (ở hiện tại) tìm cách giải quyết triệt để thì một trong những cách cơ bản nhất là đánh giá nguồn tin và học cách chờ đợi lời xác nhận từ bên có tín nhiệm cao. Lý thuyết là thế, nhưng thực tế ở facebook hay phận làm fan vốn dĩ không thể đánh giá hết mọi nguồn thông tin cũng như kiểm chứng trực tiếp một câu chuyện được đăng trên Pann là sự thật hay là dối lừa để xuyên tạc idol nào đó. Một số bạn trẻ đã chỉ rằng (mình đọc được ở một số comment của fan khi nói về một thông tin vẫn chưa biết rõ đúng sai) họ sẽ "tin" câu chuyện nếu như có hình ảnh. Điều này có thể đúng nếu chính chủ đăng một tấm ảnh chụp idol X và anh/chị ta trong cùng một bức ảnh. Hoặc nếu như không có mặt idol X thì cũng phải xác định được liệu người đăng và idol có họ cùng lớp cùng khoa cùng trường không. Vì đã có nghiên cứu chứng minh rằng với thông tin mờ ảo và "mở" với tất cả các giả thuyết và lập luận, thì một tấm hình liên quan đến chi tiết nào đó trong mệnh đề có thể khiến người ta đánh giá mệnh đề đó "rất đúng." Ví dụ, khi ta nói một câu (chưa biết đúng sai) như "Chó nước Y có trí nhớ tốt mèo nước M" vào kèm theo hình con chó (cũng chẳng biết có phải của nước Y không lol) thì đa số mọi người đều có khả năng đánh giá câu nói/mệnh đề trên là "đúng." Có thể mức độ đúng sẽ mạnh yếu khác nhau, nhưng khả năng cao nó sẽ được đánh giá là "đúng" hơn so với một mệnh đề tương tự không có hình hoặc hình hoàn toàn không liên quan (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0001691813001376)

Hiện tại, một cách tạm thời giúp chúng ta chống lại sức mạnh của sự lạp lại với voi vần thông tin thực hư chưa rõ có thể nằm ở suy nghĩ bản thân có thể gặp thông giả. Việc dự đoán và "nhắm" rằng bản thân có thể nhận được thông tin sai lầm phần nào giúp chúng ta pause lại để kiểm tra mọi thứ trong câu chuyện thực hư chưa rõ này trước khi đi tiếp với quyết định của mình (Newman et al., 2020 https://www.researchgate.net/publication/346436362_Only_Half_of_What_I'll_Tell_You_is_True_Expecting_to_Encounter_Falsehoods_Reduces_Illusory_Truth)

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip