Beta Lan 1 Hoan Cuu Trung Tu Chi Chi Chuong 111 115

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Chương 111: Tửu lâu

Edit: heo con

nguồn: Congchuakhangiay

Hà Dục sửa sang lại áo lụa màu bạc thêu lá trúc rồi mới xuống xe ngựa, ngẩng đầu nhìn biển gỗ đen sơn son thiếp vàng viết ba chữ "Túy Tiên lâu", góc phải có một con dấu nho nhỏ khắc bốn chữ Lệ cổ "Thanh Khê Lão Nhân". Đó là biệt hiệu của nguyên viện trưởng viện Hàn Lâm - học sĩ Lâm Quan Lan.

Hộ vệ tùy tùng đi tới, nhỏ giọng bẩm:

- Công tử, có cần tiểu nhân đi theo...

- Không cần.

Không đợi hộ vệ nói xong, Hà Dục đã cắt lời hắn:

- Kỷ Kiến Minh không phải là người như vậy. Nếu hắn muốn hại ta thì thiếu gì cách.

Hộ vệ đáp lời rồi lui ra, cùng mấy người còn lại đánh xe ngựa ra bãi của tửu lâu.

Hà Dục dẫn tùy tùng thân cận vào Túy Tiên Lâu.

Tùy tùng của Kỷ Vịnh là Tử Thượng đang ở trong sảnh chờ Hà Dục, thấy hắn đi vào thì bước tới hành lễ, mời hắn lên lầu ba:

- Thiếu gia nhà tôi đang ở Thương Hải các chờ Hà công tử.

Thương Hải các là nhã phòng bậc nhất, chiếm toàn bộ lầu ba của Túy Tiên Lâu. Người có hai, ba trăm lượng bạc cũng chưa chắc có thể ăn cơm ở đó, thậm chí còn phải đặt lịch trước thì mới có bàn.

Hà Dục cười khẽ.

Kỷ Kiến Minh này phô trương như vậy, rốt cuộc muốn làm gì?

Có người tiến đến chào hỏi Hà Dục.

Hắn cũng là khách quen ở đây.

Hà Dục bất an chào hỏi lại, trong đầu lại nghĩ đến ánh mắt sáng rực như ngọn lửa của Kỷ Vịnh khi nhìn Đậu Chiêu ngày đó.

Một dự cảm bất an bỗng xuất hiện trong lòng nhưng nhanh chóng bị hắn ném ra sau gáy.

Lấy làm vợ, chạy trốn làm thiếp.* (Ý là gái dễ dãi quá, bỏ trốn được theo trai thì sau này trai nó cũng khinh, coi như thiếp mà thôi)

Chuyện cưới hỏi đương phải nghe lệnh cha mẹ, lời mối mai.

Hà Dục thoáng an lòng, mỉm cười đi lên lầu.

Kỷ Vịnh chắp tay sau lưng, đứng trước cửa sổ rộng mở, khung cửa sổ có tráng men hoa văn xinh đẹp lại nạm thủy tinh lấp lánh làm nổi bật Kỷ Vịnh trong bộ áo dài màu tím nhạt bằng vải mịn kia, càng khiến vóc dáng hắn trông cao lớn hơn.

Công nhận Kỷ Kiến Minh này cũng là người có tiếng tăm.

Hà Dục nghĩ bụng.

Kỷ Vịnh đã xoay người lại, gương mặt anh tuấn không hề mỉm cười, thần sắc lạnh lùng chào hỏi hắn.

Hà Dục thản nhiên gật đầu, lững thững, thoải mái đi tới bên cửa sổ. Mở quạt giấy đánh "xoạt" một tiếng, khẽ phe phẩy mấy lượt rồi chỉ vào một cửa hàng đối diện Túy Tiên lâu đang tấp nập người qua lại, nói:

- Đây là lần thứ mấy Kỷ huynh đến Túy Tiên lâu? Nhà họ Diêu đối diện có món đậu phộng chao đường rất tuyệt, những người đến Túy Tiên lâu uống rượu đều phải mua một túi về. Túy Tiên lâu làm thế nào cũng không ngon được như bên đó, mấy lần muốn mua đứt lại cũng không được. Mọi người đều nói rằng Túy Tiên lâu có tiếng là nhờ vào đậu phộng chao đường của nhà họ Diêu...

Trong lời nói của hắn mang theo sự tự tin của người bản địa, muốn đè ép khí thế của Kỷ Vịnh.

Kỷ Vịnh nghe vậy thì hơi bĩu môi, cười như không cười, sai Tử Thượng:

- Đi mua cho Hà công tử một túi đậu phộng chao đường đi!

Tử Thượng đáp lời mà đi.

Kỷ Vịnh xoay người vung quyền đánh vào mặt Hà Dục.

Hà Dục không tránh kịp, "Á" một tiếng rồi vội ôm mặt, lảo đảo ngã xuống ghế thái sư ở bên, ghế bành còn chưa di chuyển thì chung trà, ấm trà trên bàn lại "loảng xoảng" rơi xuống đất. Hà Dục lại "Ối" một tiếng, vịn vào tay vịn của ghế, gập cong người, cũng không ôm nổi mặt nữa, lúc này mọi người mới phát hiện mặt hắn dính máu, khiến cho người ta không nhìn rõ rốt cuộc là vì sao mà bị thương.

Từ lúc Kỷ Vịnh vung quyền, hai tên tùy tùng đi theo Hà Dục lên lầu đã kêu to "Công tử!" rồi nhào về phía Kỷ Vịnh. Đột nhiên ở bên có bảy, tám đại hán xông ra, không chỉ đè tên tùy tùng của Hà Dục lại mà còn đem hai miếng vải bố trắng đã chuẩn bị từ trước, nhét vào miệng hai người kia.

- Đây là ân oán cá nhân. Các ngươi không được nhúng tay vào!

Kỷ Vịnh hung dữ quát hai tùy tùng kia rồi lại vung quyền về phía Hà Dục.

Chơi ưng cưỡi ngựa đã lâu, thân thủ Hà Dục cũng trở nên linh hoạt hơn, hắn xoay người trốn ra sau ghế bành, cao giọng gọi hộ vệ của mình. Nhưng cũng không tự làm mất mặt mà đi hô mấy câu "cứu mạng!"

Kỷ Vịnh cười lạnh trong lòng.

Công tử thế gia chỉ được điều này là tốt, chính là chết đến nơi rồi mà vẫn cần sĩ diện.

Hắn đuổi theo, nắm áo Hà Dục rồi lại đánh một quyền vào bụng Hà Dục.

Lúc này Hà Dục đã phản ứng lại, vừa rồi Kỷ Vịnh đánh vào mặt hắn khiến cho mũi hắn đau đớn, mắt cay cay nên tầm nhìn trở nên mơ hồ. Lúc Kỷ Vịnh nắm vạt áo hắn thì theo bản năng hắn co gối thúc vào dưới bụng Kỷ Vịnh.

Hai người đều "hự" một tiếng, nghiêng ngả lảo đảo ngã xuống đất, lại không hẹn mà cùng xông lên nhào vào nhau... xông vào đánh đấm.

Kỷ Vịnh và Hà Dục trạc tuổi nhau, một người luôn nhất quán "quân tử động khẩu không động thủ", một người thân kiều thịt quý, cơm ngon áo đẹp, sức lực ngang nhau, khó phân thắng bại.

Cũng may khách ở Túy Tiên lâu đều là những người có thân phận, địa vị, lầu ba đánh nhau ầm ĩ nhưng cũng chẳng có ai chạy lên xem trò vui, cùng lắm chỉ có mấy tùy tùng phụng mệnh đứng ở bên ngoài thập thò nhìn vào mà thôi.

Đợi đến khi hộ vệ của Hà Dục ầm ầm xông vào thì hai người đều đã là nỏ mạnh hết đà.

Hộ vệ của Hà Dục muốn cứu chủ, hộ vệ của Kỷ Vịnh sớm đã được dặn dò, không được cho ai nhúng tay vào nên đương nhiên là xông đến ngăn cản, hai bên cũng bắt đầu đánh lộn.

Theo sau hộ vệ của Hà Dục là đại chưởng quỹ, cũng không biết nên cản ai thì tốt - hai người đều là con em thế gia, Kỷ công tử là cử nhân, là người đọc sách, nhã nhặn, chắc chắn không phải là do hắn động thủ trước; Hà công tử trông có vẻ là lượt, lại là người vô cùng hào sảng, không phải là loại người không biết đạo lý. Lại nhìn thấy hộ vệ hai bên cũng đánh lộn, bảo tiêu của tửu lâu định nhúng tay cũng không thể xen vào nên ông ta sai nhị chưởng quỹ: "Đóng cửa lại, bao giờ bọn họ gọi thì chúng ta lại vào."

Nhị chưởng quỹ hiểu ý, tự tay đóng cửa Thương Hải các lại.

Hà Dục thấy người của mình đã đến thì lòng cũng thoải mái, đẩy Kỷ Vịnh ra, đặt mông ngồi xuống đất rồi mới mở miệng nói:

- Con mẹ nó, Kỷ Vịnh, đánh người không đánh mặt! Tên khốn nhà ngươi lại dám đánh vào mặt ông đây!

Kỷ Vịnh cũng mệt, thấy đạt được mục đích thì không đuổi đánh Hà Dục nữa, cũng ngồi trên đất như Hà Dục, thở gấp nói:

- Ngươi có thể đánh lên mặt người khác, chẳng lẽ ta không thể đánh vào mặt ngươi?

- Con mẹ nó! Ta đánh vào mặt ai? Ngươi đừng ngậm máu phun người! Hà Dục lau máu trên mặt, căm giận phản bác.

Kỷ Vịnh vừa đánh Hà Dục được hai đấm, tâm tình bình ổn lại nhưng giờ nghe thế lại kích động.

- Ta ngậm máu phun người? Đậu Tứ tiểu thư và họ Ngụy đã có hôn ước, ngươi lại đứng giữa ngáng chân khiến Đậu Tứ tiểu thư bị người người chỉ trỏ bàn tán, thiếu chút nữa đã thắt cổ tử tự!

Đậu Tứ tiểu thư thắt cổ?

Không thể nào!

Theo trực giác Hà Dục nghĩ vậy nhưng thấy Kỷ Vịnh nói năng hùng hồn, dù sao hắn cũng chỉ gặp Đậu Chiêu mấy lần nên cũng không dám chắc chắn.

Kỷ Vịnh thấy thế thì truy kích:

- Không phải ngươi muốn tìm ngọn núi để dựa sao? Nam nhân tốt không ăn cơm được chia, nữ nhân tốt không mặc áo khi cưới*. Ngươi không thể có tiền đồ hơn chút sao? Nhờ một nữ nhi đấu với các anh trai của mình...

(*Câu nói trên xuất phát từ "Nho lâm ngoại sử", ý từ là ví von những người có chí khí thì sẽ không cần dựa bóng cha mẹ để sống qua ngày. Đàn ông có chí khí không tham, không đòi chia tài sản cha mẹ để lại, con gái có chí khí không tham lam của hồi môn. Áo mặc khi cưới cũng là đồ của cha mẹ cho)

Hà Dục xấu hổ đến độ tai đỏ bừng, cãi chày cãi cối:

- Ngươi nói bậy bạ gì đó? Đậu Tứ tiểu thư là người tốt...

- Đương nhiên! Hai gốc cây bách cổ ở trước cổng Quốc Tử Giám cũng không tồi đâu, sao ngươi không bưng về nhà mà trồng? Kỷ Vịnh khinh thường.

- Ngươi...

Hà Dục thẹn quá hóa giận.

- Chuyện Đậu gia đến lượt Kỷ gia nhà ngươi lo từ bao giờ thế?

Kỷ Vịnh ngạo nghễ đáp trả:

- Ta đâu phải như ngươi, ngoài việc là con của Hà các lão thì chẳng có thân phận gì khác. Ta là Kỷ Kiến Minh ở Nghi Hưng. Chuyện Đậu gia liên quan gì tới ta ư? Ta muốn hỏi thì hỏi, không muốn hỏi thì đó cũng chỉ là người qua đường thôi.

Thực sự là quá ngông cuồng!

Hà Dục cứng họng, lại không hiểu vì sao đột nhiên đổi ý muốn kết giao với Kỷ Vịnh.

Hắn lẩm bẩm:

- Ta mà muốn dựa vào nữ nhân thì còn đầy, đâu nhất định phải là Đậu Tứ tiểu thư, ta không có ý làm khó nàng... Ngụy gia kia cũng đâu có tốt đẹp gì...

Kỷ Vịnh thấy Hà Dục nói năng thành khẩn, biết hắn đã hiểu vấn đề, giọng nói cũng nhẹ đi:

- Ta cũng biết, chẳng qua ta giận quá nên nói thế thôi. Ngụy gia kia quả thực cũng chẳng tốt lành gì, rách nát như tổ đỉa. Nếu Đậu Chiêu gả qua đó chỉ sợ sẽ phải làm trâu làm ngựa để chống đỡ cho bọn họ, so với vào nhà ngươi thì đúng là cách biệt một trời. Nhưng vấn đề là Đậu Chiêu lại một lòng nhớ thương mẫu thân mất sớm, ngươi cũng không thể không để ý đến ý nguyện của nàng chứ?

Nói đến đây, hắn thở dài buồn bã.

- Nàng mất mẹ từ nhỏ, nơm nớp lo sợ sống dưới tay mẹ kế, còn phải nhìn sắc mặt trưởng bối bên phủ Đông, sống đã chẳng dễ dàng gì mà ngươi lại làm ầm ĩ như vậy. Ngươi nghĩ mà xem, nàng còn sống được sao! Chỉ cần đám đàn bà nhổ một bãi nước bọt cũng đủ dìm chết nàng rồi.

Hà Dục cúi đầu, mãi không nói gì.

Hắn không nỡ buông tha Đậu Chiêu sao?

Kỷ Vịnh nhìn nhìn, thầm mắng Hà Dục đến một ngàn lần thì lửa giận vô danh trong lòng mới thoáng giảm đi, nói:

- Ngươi nói đi chứ! Giờ Ngụy gia quyết định không trả tín vật cho Đậu gia cũng không giao cho Hà gia, ai đặt giá cao người đó được... Có phải ngươi sợ còn chưa đủ ầm ĩ? Đến lúc đó phụ thân ngươi cảm thấy không ổn, vỗ mông chạy lấy người thì Đậu Chiêu phải làm sao đây? Làm sao đây? Nếu không phải phụ thân nàng là môn sinh của phụ thân ngươi thì đâu cần dây phải ôn thần không thể thoát thân thế này. Ngươi còn là nam nhân không! Cùng lắm sau này ta giúp ngươi đối phó với mấy ca ca kia...

Hà Dục nghiến răng hỏi Kỷ Vịnh:

- Nếu ta rút ra, Đậu Tứ tiểu thư sẽ gả cho Ngụy Đình Du ư?

Trong giọng nói mang theo mấy phần không cam lòng, không hỏi Kỷ Vịnh sẽ giúp hắn đối phó với các ca ca thế nào, chỉ muốn biết tương lai của Đậu Chiêu.

Lòng Kỷ Vịnh thoáng khó chịu, hắn nói:

- Đương nhiên nàng sẽ gả cho Ngụy Đình Du! Chẳng lẽ còn gả cho ai khác sao?

- Được, ta nhận chuyện này!

Một câu của Hà Dục rõ ràng, dứt khoát, rất có chí khí nam nhi.

※※※※※

Lúc này Trần Khúc Thủy đã về tới Chân Định, ông đứng trong nhà kính trồng hoa của Đậu Chiêu, nhìn gốc mẫu đơn đang nở rộ trước mắt, lo lắng hỏi:

- Nếu Ngụy gia đến cầu thân, chẳng lẽ tiểu thư thực sự phải nhận mối hôn sự này sao?

Đậu Chiêu dùng bình tưới hoa tưới bụi bẩn trên lá những cây lan núi, hỏi sang chuyện khác:

- Tôi bảo tiên sinh đưa dược liệu cho Tế Ninh hầu, bọn họ nhận chứ?

- Nhận. Nhưng tôi thấy dáng vẻ của Tế Ninh hầu... trông vẫn bình thường...

Trước khi đi, Đậu Chiêu bảo ông mang theo hai cây nhân sâm ba mươi năm đưa cho Tế Ninh hầu, kết quả Tế Ninh hầu chỉ cười nói cảm ơn rồi bảo người ta nhận lấy. Ông còn tưởng Tế Ninh hầu không hiểu được dụng ý của Đậu Chiêu, cố ý nói đôi câu ám chỉ, ngược lại còn khiến Tế Ninh hầu tỏ vẻ khinh thường.

- Đưa đến là được rồi. Còn dùng thế nào là việc nhà họ.

Đậu Chiêu buông bình tưới hoa.

Chương 112: Bí ẩn

Lời Đậu Chiêu nói mơ mơ hồ hồ, Trần Khúc Thủy không đoán được nàng có dụng ý gì. Lòng tự trọng lại không cho phép ông chưa nghĩ kĩ đã hỏi nàng. Thế là vấn đề này được bỏ qua.

Sau khi tiễn Trần Khúc Thủy, Đậu Chiêu đứng ngẩn ngơ mãi ở ngoài hiên nhà chính. Kiếp trước, vào ngày mùng chín tháng năm năm Thừa Bình thứ mười ba, Tế Ninh hầu đột nhiên ốm rồi qua đời. Sau khi mãn tang Tế Ninh hầu, ngày mười chín tháng tám năm Thừa Bình thứ mười lăm chính là ngày nàng "tình cờ gặp gỡ" Điền thị đến chùa Khai Nguyên cầu siêu cho trượng phu.

Giờ là tháng ba năm Thừa Bình thứ mười ba, nếu không có gì bất ngờ thì hơn một tháng nữa Tế Ninh hầu sẽ chết bệnh, Ngụy Đình Du phải chịu tang ba năm. Đương nhiên là hôn sự này sẽ bị hoãn. Ba năm sau, ai biết lúc ấy tình cảnh sẽ ra sao.

Nàng không hề lo lắng.

Mấy ngày sau mưa phùn liên miên. Đậu Chiêu đang bận chăm sóc mấy khóm mẫu đơn thì Trần Khúc Thủy đến báo tin Tăng Di Phân ốm nặng, vừa mất.

Đậu Chiêu mời Trần Khúc Thủy ngồi xuống bên chiếc bàn đá ấm hình hoa, tự tay pha một ấm Bích Loa Xuân, cười nói:

- Cuối cùng đã trống một vị trí trong nội các. Không biết ai sẽ trở thành thủ phụ? Vị Thị lang nào sẽ được vào nội các đây? Nhất định là mấy hôm nay có người mất ngủ.

Trần Khúc Thủy nhận chén trà từ tay Đậu Chiêu, phân tích:

- Khả năng lớn là Diệp Thế Bồi và Diêu Thời Trung. Có điều, Đới Kiến được thái giám bỉnh bút Uông Uyên của Tư Lễ giám ủng hộ cũng có khả năng lắm.

Đậu Chiêu kinh ngạc.

- Hóa ra Đới Kiến đó có Uông nội thị chống lưng...

Trần Khúc Thủy nghe Đậu Chiêu gọi Uông Uyên là "Uông nội thị" thì ngạc nhiên hơn cả nàng.

- Sao tiểu thư lại biết Uông Uyên?

Sao nàng lại không biết Uông Uyên.

Kiếp trước Liêu vương đoạt quyền, Uông Uyên là thái giám tâm phúc của tiên đế mà cuối cùng lại bình yên vô sự. Sau khi Liêu vương đăng cơ, tuy không tiếp tục làm thái giám bỉnh bút nhưng lại thành đại tổng quản cung Từ Ninh. Phi tử được hoàng thượng sủng ái nhất là Giang thị chỉ vì đắc tội với Uông Uyên mà bị hoàng thượng hắt hủi, thậm chí hai người con trai của Giang thị cũng bị đưa đi nuôi dưỡng dưới danh nghĩa của đối thủ lớn nhất đời nàng là Hiền phi Tề thị. Uông Uyên ghét nhất bị người ta gọi là "công công", thế nên tất cả mệnh phụ đều gọi ông ta là "Uông nội thị". Đậu Chiêu cũng là thuận miệng gọi ra.

Nàng giả vờ không biết, nói:

- Tôi đọc trong sách thấy những người này đều được gọi là 'nội thị' thì gọi theo thôi.

Sợ Trần Khúc Thủy hỏi tiếp, nàng vội đổi đề tài:

- Diệp Thế Bồi không phải là người đứng thứ hai ở nội các sao? Bây giờ Tăng Di Phân đã qua đời, đúng lý thì ông ta sẽ tiếp nhận chức thủ phụ. Sao tiên sinh lại nói chỉ có thể thôi? Diêu Thời Trung và Đới Kiến là ai?

Đây đều là chuyện Trần Khúc Thủy thấy hứng thú, hơn nữa Đậu Chiêu giải thích cũng rõ ràng nên ông không nghĩ gì thêm, cười nói:

- Theo lý mà nói, Tăng Di Phân không còn thì Diệp Thế Bồi sẽ được nhậm chức. Nhưng lúc còn sống, Tăng Di Phân chèn ép ông ta rất kinh, một số chính sự tương đối quan trọng mà có vấn đề đều do ông ta chịu trách nhiệm. Uy tín bị tổn hại, tuổi tác thì đã cao, tinh lực không đủ. Chức thủ phụ này với ông ta rất có thể là miếng ăn đến miệng còn rơi.

- Diêu Thời Trung bắt đầu làm từ chức thị trung của bộ Hộ, là một kế tướng (kế trong kế sách) nổi tiếng. Mấy năm gần đây, Hoàng Thượng đã mượn từ bộ Hộ không ít bạc để tu sửa lăng tẩm, Giang Nam lại hai lần cháy lớn, thuế thu về ít ỏi, quân lương và lương thảo dành cho lực lượng phía nam diệt Oa thì không thể cắt xén một phần nào. Quốc khố nguy nan, có lẽ Hoàng Thượng sẽ để Diêu Thời Trung làm thủ phụ, giải quyết lỗ hổng trong quốc khố.

- Về Đới Kiến, Uông Uyên có thể đuổi đại thái giám từng hầu hạ hoàng thượng đến Thiểm Tây làm đốc quân thì biết ông ta lợi hại cỡ nào. Có lời đồn rằng Đới Kiến cho cháu mình lấy nghĩa nữ của Uông Uyên, hai bên thành thông gia. Đới Kiến có tài học, có năng lực, không để ý mặt mũi. Nói không chừng sẽ có sự bất ngờ.

Người khác chắc sẽ hoài nghi suy đoán của Trần Khúc Thủy, song Đậu Chiêu biết rõ sự lợi hại của Uông Uyên nên thấy ông ta nói rất có lý.

Triều đình trông thì uy nghiêm nhưng thực ra có thể xảy ra bất kể chuyện hoang đường nào. Từ khi lên làm hoàng đế, Liêu vương từng phong pháp sư Viêm Thông, chủ trì chùa Long Thiện làm thị lang bộ Lễ chuyên trách việc lễ Phật. Cũng chính vì thế mà chùa Long Thiện được sắc phong làm Đại Long Thiện Hộ quốc tự, từ một ngôi chùa nhỏ không ai biết tiếng trở thành ngôi chùa cổ kính bậc nhất...

Có một lần nàng vô tình nghe hoàng hậu nương nương trách khéo với thái hậu nương nương rằng pháp sư Viêm Thông xúi giục hoàng thượng ban ngói vàng trên điện Kim Loan cho chùa Đại Long thiện để xây bảo điện trong tòa đại điện, thế mà Hoàng Thượng không phản đối. Thái hậu nương nương lúc ấy giận đến độ mắng pháp sư Viêm Thông linh hoạt khéo léo là "Kỷ tặc"...

Nghĩ đến đây, Đậu Chiêu giật mình, nhất thời biến sắc.

Pháp sư Viêm Thông tục họ Kỷ, tên Minh Giám, hiệu Bất Nhị. Lẽ nào Kỷ Vịnh... Không, không, không thể nào!

Nàng đã gặp pháp sư Viêm Thông này hai lần.

Y có thân hình cao lớn, mặt mũi trắng trẻo, ngũ quan tuấn dật, không chỉ thường tươi cười thân thiết ôn hòa mà lời nói cử chỉ còn khiêm tốn hào phóng. Nói chuyện với hắn khiến người ta có cảm giác như gió xuân lướt qua, khác hẳn Kỷ Vịnh nói năng chanh chua cay nghiệt, hành vi cử chỉ thì kiêu căng vô lễ, trông mặt đã thấy tinh ranh... Nhưng nếu bỏ qua mấy điểm đó... Những lúc Kỷ Vịnh giả vờ giả vịt thật đúng là rất giống với pháp sư Viêm Thông nọ...

Đậu Chiêu đứng bật dậy, làm đổ cả chén trà bên cạnh.

- Tứ tiểu thư, tiểu thư làm sao vậy? Có phải tiểu thư nghĩ ra ai không?

Trần Khúc Thủy bỗng biến sắc, ông cho là Đậu Chiêu đang nghĩ ai có thể vào nội các.

Việc Đậu Thế Xu có vào nội các hay không liên quan đến việc thăng chức của Vương Hành Nghi cũng như sự sắp xếp của họ tại kinh thành sau này.

- Không có gì. Tôi nghĩ tới một số chuyện trước kia, cũng không biết là thật hay giả nữa...

Nói tới đây, nàng đột nhiên hỏi Trần Khúc Thủy:

- Ngài có biết hiệu của Kỷ Kiến Minh là gì không?

Nàng giờ không có cách nào liên hệ Kỷ Vịnh và hòa thượng kia với nhau.

Trần Khúc Thủy sửng sốt.

- Tôi không để ý lắm, có cần hỏi thăm không?

Kỷ Vịnh vô thanh vô tức nắm được mọi thông tin về Trần Khúc Thủy còn ông lại chẳng biết gì về hắn. Lúc đó tuy phẩy áo bỏ đi nhưng nếu nói trong lòng Trần Khúc Thủy không kinh hãi chút nào thì là lừa mình lừa người mà thôi. Ông cũng rất muốn biết tại sao Kỷ Vịnh còn ít tuổi mà đã có thủ đoạn khiến người ta tim đập chân run như thế.

Đậu Chiêu gật đầu, trong lòng rối bời:

- Tiên sinh tra xét cả chuyện của hắn ở Nghi Hưng nữa.

Trần Khúc Thủy gật đầu.

Đậu Chiêu nghĩ tới vẻ do dự muốn nói lại thôi của Lục bá mẫu, lại nghĩ đến sự bừa bãi tùy ý của Kỷ Vịnh... Chẳng lẽ Kỷ Vịnh thật sự chính là pháp sư Viêm Thông đó?

Nhất thời, cả Trần Khúc Thủy lẫn Đậu Chiêu đều không còn tâm trạng tiếp tục trò chuyện nữa.

Ở tận kinh thành xa xôi, Đậu Thế Anh bước nhanh ra khỏi thư phòng của Đậu Thế Xu, đứng lặng dưới giàn nho bên ngoài thư phòng, thở dài thật dài.

Đậu Thế Hoành theo ra, cười hỏi:

- Sao đấy? Không nỡ xa Thọ Cô à?

Đậu Thế Anh lại thở dài, nói:

- Ừ! Làm dâu nhà người ta không chỉ cần chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng mà còn phải lo liệu việc nhà. Con bé còn nhỏ quá, sao đảm đương được đây.

Khi nãy, Ngụy gia mời bà mối chính thức cầu hôn với Đậu Thế Anh. Đậu Thế Anh đắn đo, chẳng lẽ cứ thế gả con gái đi? Hắn tới bàn bạc với Đậu Thế Xu. Đậu Thế Xu lại cười nói: "Vậy đệ muốn sao? Tổ chức kén rể à? Đệ đừng quên Hà gia biết khó mà lui đều vì hai nhà Đậu, Ngụy đã có hôn ước. Giờ Hà gia không nhắc đến chuyện kết thân nữa, đệ cũng nên làm rõ với Ngụy gia đi thôi, không thì biết ăn nói với Hà gia thế nào?"

"Đệ không có ý đó." Đậu Thế Anh nói, "Chỉ là đệ không muốn gả Thọ Cô đi sớm như này, mà cũng chẳng biết Ngụy Đình Du đó là người như thế nào."

"Hồi trước không phải các người từng đi hỏi thăm rồi à? Bất kể là Lục đệ hay Lục đệ muội đều thấy ổn." Đậu Thế Xu cười, "Hơn nữa, đính hôn không phải thành thân, đính hôn xong còn phải chuẩn bị đồ cưới, hai ba năm nữa mới gả cũng là chuyện thường. Ta nghĩ bên Ngụy gia cũng nghĩ tới rồi. Dù gì đệ cũng không thể giữ Thọ Cô ở nhà cả đời được, phải không?"

Đậu Thế Anh biết vậy nhưng vẫn khó chịu, hầm hừ đôi câu với Đậu Thế Xu, thấy Đậu Thế Hoành tới bèn đứng dậy cáo từ, không ngờ Đậu Thế Hoành lại đuổi theo.

Đậu Thế Hoành cũng đoán được khúc mắc trong lòng Đậu Thế Anh, kéo hắn vào nhà mình ngồi.

- Đi nào! Đến nhà huynh uống rượu.

Trong nhà lạnh như băng. Đậu Thế Anh không muốn về nhà, cùng Đậu Thế Hoành tới ngõ Miêu Nhi. Trên đường, hắn hỏi Đậu Thế Hoành:

- Huynh tìm Ngũ ca có chuyện gì à? Có liên quan đến chuyện vào nội các không?

Hắn lo rằng vì hôn sự của Đậu Chiêu mà hai nhà Hà, Đậu trở mặt.

- Không có gì to tát. Huynh nghe nói Ngũ ca đã về nên qua thăm thôi. - Dạo này Đậu Thế Xu đều sang Tăng gia giúp đỡ.

- Đệ đừng nghĩ nhiều. Đường mình mình đi, không dựa cả vào ai được đâu. Huynh nghĩ Ngũ ca cũng hiểu đạo lí này, bằng không ngày trước Ngũ ca đã không đồng ý để Hà gia tới Ngụy gia lấy lại ngọc bội.

Đậu Thế Anh gật đầu, hai người bước vào cửa thuỳ hoa.

Kỷ thị đang chỉ huy đám a hoàn dọn cơm, thấy hai người đi vào thì gọi người lấy nước hầu hạ họ rửa mặt rửa tay, rồi bảo quản gia đi báo nhà bếp làm thêm thức ăn.

Đậu Thế Anh cũng không khách sáo, mượn Đậu Thế Hoành một bộ y phục thay vào rồi ngồi xuống cùng dùng cơm trưa, không thấy Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương ở nhà, bèn cười hỏi:

- Hai huynh đệ bọn chúng đi đâu rồi?

Kỷ thị múc canh cho Đậu Thế Anh, đáp:

- Chúng nó đến ngõ Ngọc Kiều.

Hồ châu Hàn gia cho người đến xem mặt Đậu Chính Xương, ở lại nhà họ Kỷ tại ngõ Ngọc Kiều.

Đậu Thế Anh hỏi han hôn sự của Đậu Chính Xương:

- Khi nào thì đính hôn?

Kỷ thị mặt mày rạng rỡ đáp:

- Đã xem ngày rồi, trong tháng Sáu, tháng Bảy. Nhà muội cũng đã cho người đến thương lượng với Hàn gia, chắc sắp có hồi âm rồi.

Đậu Thế Anh tiu nghỉu nói:

- Cưới vợ vẫn tốt hơn!

Đậu Thế Hoành liếc mắt ra hiệu với Kỷ thị, bà lập tức hiểu ra, nghĩ đến việc Thọ Cô sắp phải xuất giá thì cũng rất khó chịu.

Bà cố khuyên Đậu Thế Anh:

- Tuy Ngụy gia sa sút nhưng tốt xấu gì cũng là một Hầu phủ. Ngụy Đình Du là độc đinh, sớm muộn cũng được phong thế tử. Điền thị tính tình cũng tốt, đứa bé kia tướng mạo anh tuấn, tính cách phóng khoáng, đối đãi với người khác rộng rãi, tuy bây giờ có hơi nông nổi nhưng ở tuổi đó có ai không thế? Thọ Cô nhà chúng ta là người thông minh, về sau gả sang đó từ từ chỉ bảo, hắn sẽ dần trở nên ổn trọng thôi.

Đậu Thế Anh miễn cưỡng gật đầu.

Hai người đều không nhắc tới tình hình kinh tế của Ngụy gia. Tài sản danh nghĩa của Đậu Chiêu cũng đủ cho bọn họ tiêu xài.

Chương 113: Mưa to

Tin tức hai nhà Đậu, Ngụy trao đổi canh thiếp truyền ra.

Chân Định đổ mưa rất lớn. Giọt mưa to như hạt đậu ào ào trút xuống, mau chóng làm cho huyện Chân Định trở thành một đầm nước.

Đậu Chiêu đứng dưới mái hiên, mưa rào rạt bắn lên thềm đá xanh, chẳng mấy chốc đã thấm ướt chân váy của nàng.

Tố Tâm mặc áo tơi, đi guốc gỗ bước nhanh dưới màn mưa tới chỗ nàng.

- Tiểu thư, tiểu thư về phòng nghỉ đi! Ngoài kia mưa lớn lắm, em đã thu xếp ổn thỏa bên nhà kính theo lời tiểu thư dặn rồi, còn phái hai vú hầu trực đêm bên đó. Tiểu thư cứ yên tâm.

Nàng vừa khuyên Đậu Chiêu vừa cẩn thận cởi áo tơi ra, giao cho a hoàn bên cạnh, chỉ sợ không cẩn thận sẽ làm nước mưa dính lên xiêm y của Đậu Chiêu.

Đậu Chiêu yên tâm sao được.

Mưa xuân quý như tơ lụa. Nhưng nếu cơn mưa xuân này cứ tiếp tục thì hoa màu vừa gieo sẽ úng nước hết. Nàng ngước lên nhìn bầu trời xám xịt, nhíu mày đi vào phòng.

Trần Khúc Thủy đội mưa tới, sắc mặt nặng nề.

- Tiểu thư, tôi thấy thời tiết xấu quá, bên phía nông trang có cần cho người đến kiểm tra không?

- Tiên sinh nghĩ giống tôi.

Đậu Chiêu vừa nói xong thì trời sáng bừng, chớp lóe lên, tiếng sấm vang rền vọng lại.

- Tôi thấy cơn mưa này khó mà tạnh sớm được. Hai năm nay đã sửa sang khuôn viên phía Đông và nhà chính, còn khuôn viên phía Tây và Hạc Thọ đường thì chắc phải cho người đến xem có bị dột không.

Trần Khúc Thủy thấy Đậu Chiêu hiểu biết thì cũng yên lòng.

Hồng Cô cầm ô giấy đỡ Thôi bà cô đến.

- Trần tiên sinh cũng ở đây à.

Bà chào hỏi Trần Khúc Thủy, ánh mắt đầy âu lo.

- Mưa to quá! Ta sợ hoa màu úng mất, ta phải về đó xem sao.

- Người đi thế nào được! Có gì cũng là chúng con đi, sao để người đi được chứ!

Đậu Chiêu và Trần Khúc Thủy không hẹn mà cùng lên tiếng khiến mọi người đều cười ồ lên. Không khí bỗng trở nên ấm áp hơn.

Tổ mẫu nói:

- Các người đi thì làm được gì? Chẳng ai hiểu việc đồng áng, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa thôi. Cứ để ta đi!

Nói rồi dặn Thọ Cô:

- Con chuẩn bị xe ngựa cho ta. Nếu ruộng hoa màu thật sự bị hỏng thì đợi tạnh mưa còn phải nghĩ xem cho mọi người gieo cái gì thay thế, bằng không họ chẳng thu hoạch được gì. Chúng ta miễn tô cho họ nữa, sợ là mấy hôm nay họ đã cực kỳ vất vả rồi, còn cần chuẩn bị lương thực cho họ dùng qua mùa đông kẻo sẽ có người chết đói.

Đậu Chiêu chưa từng chịu cảnh đói kém, còn Trần Khúc Thủy vào lúc mất mùa vẫn sống khá tốt, cả hai đều không có kinh nghiệm sâu sắc như tổ mẫu nên đương nhiên cũng không gấp gáp như bà. Do đó một người thì khuyên: "Mưa lớn như này, nhỡ may người bị cảm thì biết tính sao? Con sẽ phái quản gia đi." Còn một người nói: "Thôi bà cô đừng bận tâm. Mấy năm nay Chân Định mưa thuận gió hoà. Giả sử gặp nạn úng lụt thì các quan địa phương sẽ nghĩ cách, không được nữa thì triều đình sẽ cho người đến cứu tế. Người không cần phải lo đâu."

Thôi bà cô vẫn lắc đầu, kiên quyết đòi về nông trang.

Đậu Chiêu không còn cách nào khác đành nói:

- Vậy để đích thân con đi một chuyến.

Thôi bà cô tất nhiên không đồng ý:

- Một tiểu cô nương như con thì làm được việc gì.

Đậu Chiêu quan tâm Thôi bà cô thế nào, Trần Khúc Thủy đều ghi nhớ trong lòng, ông cười nói:

- Nếu bà không yên tâm thì tôi sẽ cùng Tứ tiểu thư nhé? Biết đâu trận mưa lần này sắp tạnh rồi. Ngồi xe ngựa rất vất vả, nếu bà đi thì Tứ tiểu thư ở nhà sẽ nóng ruột lắm đấy.

Vậy cũng được! Đậu Chiêu cùng với Trần Khúc Thủy phải một câu trái một câu. Tổ mẫu không biết nói gì hơn nữa, đành phải đồng ý để hai người cùng tới xem xét bên nông trang.

Tố Tâm bận thông báo cho đám Trần Hiểu Phong và Đoạn Công Nghĩa đi theo hộ tống. Tố Lan thì đốc thúc mã phu chuẩn bị xe ngựa. Cam Lộ và Tố Quyên một người chuẩn bị đồ ăn thức uống đi đường, một người lo liệu đồ che mưa. Chỉ với thời gian nửa nén hương, mọi thứ đã sẵn sàng đâu vào đấy.

Đợi hai người dưới hầu hạ Trần Khúc Thủy tới, đoàn người lập tức khoác áo tơi, che ô rồi đi vào màn mưa. Đến cửa thùy hoa thì gặp Đậu Minh vừa đi thỉnh an Nhị thái phu nhân về.

Hai vú đưa Đậu Minh về vội khom chân hành lễ với Đậu Chiêu, nịnh nọt gọi "Tứ tiểu thư" rồi ân cần hỏi:

- Mưa lớn thế này, tiểu thư định đi đâu ạ? Có cần chúng lão nô hộ tống một đoạn không ạ?

Đậu Chiêu nhận ra họ là người hầu bên cạnh Nhị thái phu nhân.

Không ngờ Đậu Minh có thể làm vui lòng Nhị thái phu nhân, Đậu Chiêu nhìn nàng với ánh mắt yên tâm, bảo Tố Tâm thưởng cho hai người kia mỗi người một phong bao đỏ. Hai người cảm ơn rối rít.

Đậu Minh bắt gặp ánh mắt của Đậu Chiêu thì mặt đỏ bừng lên. Nàng nghĩ mình mạo hiểm sang thỉnh an Nhị thái phu nhân giữa trời mưa tầm tã mà Nhị thái phu nhân cũng chỉ nhiệt tình hơn ngày thường một chút. Chẳng bù với Đậu Chiêu, nói vì mưa lớn, cho một người hầu đem mì hạt sen, bánh phục linh sang biếu thôi mà mặt mày Nhị thái phu nhân như nở hoa vậy, còn bảo với Liễu ma ma: "Con bé này tuy mẫu thân mất sớm nhưng lại có phúc, không có Ô gia thì có Hà gia, không có Hà gia lại có Ngụy gia, lại còn hoàn thành được tâm nguyện của mẫu thân, làm một phu nhân của thế tử."

"Phải đó, phải đó." Vú Liễu đó còn đứng bên cạnh hùa theo. "Về sau chính là hầu phu nhân rồi, là chính nhất phẩm đó, cô nương nhà ta thật có mặt mũi!"

Đậu Chiêu đâu có nghe thấy, đáng để nịnh nọt đến thế sao? Đậu Minh nhẫn nhịn, về tới cửa nhà lại gặp cảnh Đậu Chiêu tiền hô hậu ủng đi ra. Khác hẳn với nàng chỉ đưa theo mấy a hoàn, vú hầu. Hộ tống Đậu Chiêu có cả hộ vệ mở đường, a hoàn hầu hạ, bên cạnh còn có tiên sinh phòng kế toán chạy tới chạy lui theo nữa, giống như công tử nhà nào đó đi tuần vậy. Không, công tử bình thường đi tuần cũng không đưa theo cả đoàn người như thế.

Đậu Minh không chịu nổi, châm chọc:

- Tỷ sắp trở thành Hầu phu nhân rồi, có việc gì sao không sai hộ vệ, quản gia hay a hoàn, vú hầu đi làm mà phải đích thân xuất mã thế này, hay là hôn sự với Ngụy gia lại hỏng rồi? Nhưng tỷ cũng đâu tới mức không sai khiến nổi vú hầu trong nhà chứ? Vú hầu nhà chúng ta không phải đều rất kính sợ tỷ sao?

Đây là chuyện riêng giữa hai chị em Đậu thị, người ngoài không thể xen vào. Đám người Trần Hiểu Phong đứng im như tượng.

Hai vú hầu của Nhị thái phu nhân như hít phải khí lạnh, thầm nghĩ không hay rồi, sao lại bị phân đi làm cái việc này chứ, chẳng trách người phủ Đông đều nói Ngũ tiểu thư của phủ Tây không tử tế. Lần sau mà gặp chuyện tương tự thì thà bị vú Liễu quở trách thì cũng phải chạy cho xa.

Người hầu của Đậu Minh run như cầy sấy, thở cũng không dám thở mạnh. Vú Chu lại càng sợ hãi, bất chấp tôn ti ấn Đậu Minh cúi xuống nhận tội với Đậu Chiêu:

- Làm gì có kiểu nói chuyện với tỷ tỷ như thế này!

Đậu Minh bướng bỉnh không cúi đầu.

Đậu Chiêu cười khẽ:

- Không ngờ nhà ta cũng sinh ra được một cường hạng lệnh, ta không tác thành cho thì thật đáng tiếc.

Nói rồi bước ra cửa.

Cả bọn Trần Hiểu Phong im thin thít răm rắp nối nhau đi theo Đậu Chiêu, không dám liếc nhìn Đậu Minh một cái, như thể nàng ta là người qua đường.

Đậu Minh tức đỏ cả mặt, chờ đoàn người Đậu Chiêu đi rồi mới nhỏ giọng hỏi vú Chu:

- 'Cường hạng lệnh' là người nào? Lời tỷ ấy nói có ý gì?

Vú Chu cũng không biết, chần chờ đáp:

- Hay cô đi hỏi Tống tiên sinh xem?

Đậu Minh gật đầu.

Trong xe ngựa, Cam Lộ tò mò hỏi Đậu Chiêu:

- Tiểu thư, người định trừ tiền tiêu hàng tháng của Ngũ tiểu thư ạ?

Đậu Chiêu cho những a hoàn bên người được đọc sách nên mấy người Tố Tâm đều biết điển cố này. Cường hạng lệnh Đổng Tuyên làm người ngay thẳng thanh liêm mà gia cảnh lại bần hàn.

Đậu Chiêu thản nhiên nói:

- Tiền tiêu hàng tháng là chiếu theo quy định trong phủ, nó phạm phải điều nào mà đòi khấu trừ? Có điều trong đó có quy định rằng cô nương nào đã cập kê mà chưa xuất giá mỗi tháng được mười lăm lượng bạc tiền phấn son, cô nương chưa cập kê chỉ có hai lượng tiền phấn sáp.

Nàng nói với Tố Tâm:

- Về nhớ dặn lại Cao Hưng là Ngũ tiểu thư mới mười một tuổi, cớ gì cần dùng đến tiền phấn son. Bảo cả Uyển Nương dạy đàn tì bà cho Ngũ tiểu thư nữa, nàng ta không phải do phủ chúng ta mời về, Cao Thăng cũng không dặn gì nên chúng ta sẽ không chi tiền trang phục bốn mùa và tu sửa đồ dùng cho nàng ta.

Hiện tại nàng chỉ quan tâm đến tình hình mưa gió, đến thu hoạch hoa màu ở nông trang, đến sinh kế của những người nông dân ấy, hơi sức đâu để ý đến sự khiêu khích của Đậu Minh.

- Ta thấy còn rất nhiều những chuyện nhỏ nhặt như vậy, Tố Tâm, về sau em cần lưu ý nhiều hơn, đừng để quy củ trong phủ bị phá hoại.

Trước mặt nhiều người, Ngũ tiểu thư không nể nang làm Tứ tiểu thư mất mặt mà Tứ tiểu thư chẳng trách phạt gì. Với tính tình Ngũ tiểu thư, không biết sau này còn gây ra những phiền phức như thế nào nữa.

Bề ngoài, Tứ tiểu thư có vẻ rất nghiêm khắc với Ngũ tiểu thư nhưng thực ra lại rất thương quý.

Tố Tâm mỉm cười đáp vâng.

Đậu Chiêu quăng chuyện đó ra sau đầu, vén rèm xe ngó ra ngoài.

Cánh đồng mới đây còn tươi tốt mà nay đã trở nên trắng xóa, chỉ thấy mấy nhánh cỏ đung đưa theo gió. Gió rít luồn qua những cành cây. Từng hạt mưa rơi lộp bộp trên nóc xe nghe như mưa đá. Đến đầu đoạn đường tiến vào nông trang, trên mặt đường toàn bùn đất dính nhớp nháp, xe ngựa đi lên đó chỉ sợ sẽ mắc kẹt.

Đoạn Công Nghĩa không do dự nói:

- Thả ngựa ra, mấy người chúng ta cùng đẩy xe vào thôn.

Rồi lại nói với Trần Khúc Thủy:

- Phiền tiên sinh đợi ở đây một lát, tôi vào thôn mượn cho ngài một con lừa.

Trần Khúc Thủy lắc đầu:

- Không cần, tôi đi bộ vào được. Hành lý của tôi còn để trong nông trang, vào tới nơi thay giày là xong.

Trời đang mưa to gió lớn, Đoạn Công Nghĩa không khách sáo với Trần Khúc Thủy nữa, hắn bẻ một cành cây to đưa cho Trần Khúc Thủy:

- Tiên sinh dùng cái này làm gậy chống đi.

Nói rồi cùng Trần Hiểu Phong đẩy xe ngựa vào thôn.

Dân lao động trong thôn đều đang buồn bã đứng dưới hiên nhà nhìn cơn mưa càng rơi càng nặng hạt, thấy xe ngựa của Đậu gia tiến vào thì rất hào hứng, tiện tay cầm được gì liền đội lên đầu chạy ra đón.

- Ôi, là Tứ tiểu thư!

- Sao Thôi bà cô không về?

- Phải làm sao đây, Tứ tiểu thư? Chỗ ngô này vừa gieo hạt xong.

- Đúng đúng! Tứ tiểu thư, chúng ta có cần đào kênh thoát nước không?

Dân làng thi nhau nói.

Đoạn Công Nghĩa thấy thế thì hét to:

- Tứ tiểu thư về chính là vì chuyện này. Mưa gió bão bùng thế này, đợi Tứ tiểu thư thu xếp xong xuôi sẽ gọi mọi người đến bàn tính. Mọi người đừng gấp, để Tứ tiểu thư vào nhà nghỉ ngơi trước đã.

Dân chúng lập tức giãn ra, để đường đi vào.

Đậu Chiêu được đám người Tố Tâm vây quanh đi vào nhà chính.

Các vú hầu ở nông trang đun nước nóng, dọn chăn đệm sạch sẽ ra. Không lâu sau, Đậu Chiêu đã tinh tươm ngồi trên sập sưởi bên cửa sổ, uống trà nóng và thảo luận cách vượt qua khó khăn trước mắt với một vài nông hộ lớn tuổi trong thôn.

Chương 114: Tìm nơi trọ

Nông trang của họ Đậu có vị trí rất đẹp. Phía đông có con sông nhỏ chảy dài từ bắc xuống nam; Phía Tây là khu vực đồng ruộng thấp hơn nông trang một chút, khi hạn hán có thể dẫn nước vào ruộng, nếu úng lụt như hiện nay thì đào kênh mương ở hướng nam, nước sẽ theo hướng đó chảy về phía nông trang của nhà họ Lang.

Đậu Chiêu nghĩ đến tình cảnh nhìn thấy lúc mới đến.

- Không thể đào mương được. Cả vùng Chân Định đều biến thành ao đầm rồi, đào mương thoát nước không giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, việc làm mất miếng ăn của người ta thế này không khéo sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai nhà. Bà con xa không bằng láng giềng gần. Ruộng nhà chúng ta và của nhà họ Lang nằm sát cạnh nhau, bao nhiêu năm nay chưa từng xung đột, không thể vì việc lần này mà bị họ chỉ lưng mắng mỏ được.

Những người ngồi đây đều là bậc cha chú có uy tín trong thôn, lại hiểu rõ việc nhà nông. Lúc đầu họ e ngại Đậu Chiêu còn nhỏ tuổi, sẽ ép họ đào kênh thoát nước hoặc lấy hạt giống dành cho vụ đông ra để đối phó với nhiệm vụ tổ mẫu giao phó, giờ nghe nàng nói vậy thì thở phào nhẹ nhõm. Lúa mì vụ đông chắc chắn là mất trắng, giờ cần tính toán thiệt hại.

Một số người im lặng nhìn Đậu Chiêu.

Đậu Chiêu cũng hiểu suy nghĩ của họ, nói:

- Lúc đi, Thôi bà cô từng dặn đi dặn lại rằng mọi người đã cùng bà trồng trọt hoa màu mười mấy năm, không cần biết bao giờ tạnh mưa, có thể thu lượm được gì hay không, tô năm nay sẽ được miễn. Mọi người về hãy báo với từng nhà là không cần lo lắng nữa.

Nét mặt ai nấy đều nhẹ nhõm hẳn, hết lời ca ngợi tấm lòng Bồ Tát của Thôi bà cô, tán thưởng sự thuần phác của Đậu Chiêu, lời cảm ơn vang lên không ngớt.

Thấy không còn sớm, Đậu Chiêu mời trà rồi tiễn khách.

Trần Khúc Thủy vội vàng đi vào:

- Tứ tiểu thư, có tin từ kinh đô về. Hoàng thượng đã hạ chỉ, Lương Kế Phương nhậm chức thủ phụ nội các.

Đậu Chiêu hơi ngạc nhiên. Nàng vẫn có ấn tượng với người này. Sau cung biến, ông ta bị giết trên điện Kim Loan. Lúc ấy nàng chỉ là một phụ nhân quanh quẩn trong nhà, mối bận tâm chính là những việc củi gạo dầu muối bình thường, khi nghe người ta kể lại cũng chỉ cảm thán mấy câu chứ không biết gì về người đã chết. Nhưng có thể chết trên điện Kim Loan thì hẳn là một người cốt cách khí khái.

Nàng mời Trần Khúc Thủy ngồi xuống.

Trần Khúc Thủy than:

- Không ngờ lại là ông ta. Quả thực là bom nổ chậm, làm cho tất cả trở tay không kịp.

Đậu Chiêu hỏi:

- La lịch của ông ấy ra sao?

Nếu có quan hệ với Ngũ bá phụ thì khả năng Ngũ bá phụ được vào nội các sẽ tăng mạnh.

Trần Khúc Thủy thở dài:

- Tiến sĩ năm Nhân Thìn, thi thứ cát sĩ xong thì học việc ở bộ Hình. Về sau từng bước leo lên, từ một viên quan nhỏ thăng lên thị lang của bộ Hình, là môn sinh của tả ngự sử Đô Sát viện Phan Đồ Xương. Phan Đồ Xương bất hòa với Diệp Thế Bồi. Tăng Di Phân bị Diệp Thế Bồi bức bách đến cùng cực. Vì hận Diệp Thế Bồi nên ông ta thúc đẩy cho Lương Kế Phương vào nội các. Lương Kế Phương hiểu rất rõ bản thân, tuy vào nội các hơn mười năm rồi vẫn khép nép vâng dạ, chưa từng có chủ ý riêng. Lần nhậm chức này cũng bởi Diệp Thế Bồi đã cao tuổi, Diêu Thời Trung và Đới Kiến đấu đá lẫn nhau ngươi chết ta sống không ngừng khiến hoàng thượng bận lòng, dứt khoát để Lương Kế Phương làm thủ phụ.

Nói tới đây, ông ủ dột thở dài:

- Đúng là cái số!

Đậu Chiêu cũng thầm cảm thán.

Lương Kế Phương là tiến sĩ năm Nhâm Thìn, tuổi tác tính ra vào khoảng năm mươi sáu mươi, không hơn kém Trần Khúc Thủy là bao. Thế mà Trần Khúc Thủy sa sút thành phụ tá cho nàng, còn Lương Kế Phương lại làm một thủ phụ cao quý. Sao không cảm khái cho được!

Ngẫm nghĩ một lát, nàng an ủi Trần Khúc Thủy.

- Tôi thấy chưa chắc. Người khác thì tôi không biết, chỉ nói về mấy người ông nhắc đến thôi. Diệp Thế Bồi không cần nói nữa, có thể ép Tăng Di Phân vào đường cùng là biết thủ đoạn và mưu lược của ông ta không hề tầm thường. Đới Kiến có Uông Uyên chống lưng mà Diêu Thời Trung lại có thể đấu đá ngang sức với ông ta. Dưới trướng Lương Kế Phương có nhiều nhân vật lợi hại như thế, có trấn áp được hay không còn phải xét lại.

Quả nhiên Trần Khúc Thủy nghe xong thì mặt mũi tươi tỉnh lên nhiều.

Đậu Chiêu mỉm cười. Hai người trò chuyện vài câu rồi Trần Khúc Thủy đứng dậy cáo từ. Tố Tâm kiểm tra cửa nẻo, Tố Lan đốt hương đuổi côn trùng trong phòng, Cam Lộ buông màn hầu hạ Đậu Chiêu nghỉ ngơi.

Trời càng mưa càng to, tiếng mưa rơi rào rào. Đậu Chiêu nằm trên giường mà có cảm giác như nằm trên thuyền. Nàng nghĩ đến Kỷ Vịnh thì không thể ngủ được. Rốt cuộc hắn ta có phải pháp sư Viêm Thông không?

Nàng cứ canh cánh trong lòng, nhân vật kinh tài tuyệt diễm như hắn không thể là kẻ vô danh tiểu tốt, khả năng cao chính là vị pháp sư Viêm Thông mà ngay cả Uông Uyên cũng phải nhường nhịn vài phần đó. Nhưng vì sao hắn phải xuất gia? Một người kiêu căng tự phụ như hắn không thể bị ép bức phải xuất gia được. Hắn thích Phật Pháp ư? Hay là... Nàng nghĩ tới pháp sư Viêm Thông... Nếu Kỷ Vịnh là y thì cũng có thể lắm!

Nghĩ thế, cảm xúc trong lòng Đậu Chiêu đột nhiên rối bới. Nàng liên tục trở mình.

Bên ngoài loáng thoáng tiếng gì đó khiến Đậu Chiêu giật thót. Từ khi bị Bàng Côn Bạch bắt cóc, Đậu Chiêu đặc biệt mẫn cảm đối với mấy chuyện này. Nếu Bàng Côn Bạch không tham lam tài sản của nàng thì sao nàng có thể trở về nguyên vẹn.

Nàng ngồi dậy vén màn.

- Tố Tâm! Em đi xem thử, hình như ta nghe thấy tiếng động gì đó.

Tố Tâm cũng nghe thấy nên khi Đậu Chiêu gọi nàng đã lay Tố Lan nằm bên cạnh dậy, đang định mặc áo xuống giường.

- Tiểu thư, người đừng lo. Em đi kiểm tra ngay đây.

Nàng trấn an Đậu Chiêu.

Đậu Chiêu gật đầu.

Tố Lan ngồi xuống cạnh giường, ngáp ngủ:

- Có Đoạn đại thúc và Trần đại ca rồi, không có chuyện gì đâu.

Vừa dứt lời, Tố Tâm quay về báo:

- Tiểu thư, có người tìm chỗ trọ.

- Có người tìm chỗ trọ ư? Đậu Chiêu nhíu mày, liếc nhìn cái phễu tính giờ trên bàn.

- Giờ này lại đi tìm chỗ nghỉ sao? Đối phương có mấy người? Làm nghề gì?

Tố Tâm do dự đáp:

- Một vị công tử, xưng là thương nhân, đưa theo một tiên sinh phòng kế toán và bốn, năm tùy tùng...

Nàng vừa dứt lời, Đậu Chiêu như nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Nàng sởn gai ốc, hỏi:

- Tiếng gì vậy?

Giọng nghèn nghẹt.

Có một khoảng thời gian Đậu Chiêu thường xuyên nghe thấy tiếng trẻ con khóc, mãi đến khi sinh Nhân thư nhi rồi, tâm tư toàn bộ đều đặt vào con gái thì tiếng khóc kia mới không vang lên bên tai nàng nữa.

Trong mắt Tố Tâm, Đậu Chiêu luôn là người bình tĩnh, lý trí, cứng cỏi, kiên cường. Nàng chưa bao giờ thấy một Đậu Chiêu hoảng hốt như trẻ con bị giật mình. Nàng vội ôm Đậu Chiêu vào lòng, giọng nói cũng trở nên dịu dàng hơn:

- Vị công tử kia còn mang theo một đứa bé sơ sinh, nói đó là em trai của y, kế mẫu mắc bệnh qua đời. Y phụng mệnh phụ thân thuận đường đưa em trai về nhà.

Đậu Chiêu lập tức bình tĩnh, ngồi thẳng lưng, nghĩ một lát rồi nói:

- Mặc quần áo cho ta, phải đi xem mới được.

Đậu Chiêu thấy Tố Tâm đắn đo thì biết có chuyện lạ. Nàng trầm giọng hỏi:

- Có chuyện gì à?

Tố Tâm vội đáp:

- Đoạn đại thúc nói rằng vị công tử này tuy còn trẻ nhưng cước bộ nhẹ nhàng, trông vẻ nhàn hạ mà lại nghiêm túc, giơ tay nhấc chân tự nhiên như núi cao nước chảy, rõ ràng từng học môn võ đặc thù nào đó. Mấy tên hộ vệ đi theo trông thì tầm thường nhưng ai cũng giấu nghề, hành động nhịp nhàng, giữa màn mưa như trút nước mà không loạn. Trong đó có một người tựa như bảo kiếm giấu trong hộp vậy, liếc mắt một cái là tỏa ra sát khí dày đặc, tuyệt đối là cao thủ thượng thừa. Người như vậy thừa sức làm cấm quân ở kinh thành, sao phải hạ mình làm hộ vệ cho người khác? Còn đứa trẻ kia chưa đến trăm ngày tuổi, chưa ngẩng được đầu thì sao lại đi xa cùng anh trai? Lẽ nào nhà họ không sợ đứa bé chết trên đường ư? Vú nuôi đi cùng chắc chỉ mười tám, mười chín tuổi, da dẻ trắng trẻo, hai tay mềm mại, nhìn là biết chưa phải làm việc nặng bao giờ. Những người này ăn mặc khá bình thường nhưng phong thái thì không thể che giấu. Đoạn đại thúc dặn chúng ta cẩn thận, không được chạy lung tung. Tối nay sẽ do ông và Trần đại ca đích thân tuần đêm.

Đậu Chiêu trầm tư suy nghĩ.

Tố Lan lại ngáp một cái, trêu chọc:

- Nhỡ đâu là một đôi tiểu phu thê đang bỏ trốn! Đoạn đại thúc cẩn thận quá rồi.

- Lại nói vớ vẩn rồi! Phải như Đoạn đại thúc ấy thì mới làm người ta yên tâm được.

Tố Tâm mắng Tố Lan. Tố Lan hồn nhiên lè lười trêu.

Đậu Chiêu thấy nao nao trong lòng. Nàng xuống giường: "Ta phải đi xem." Thái độ vô cùng kiên quyết.

Tố Tâm đắn đo hồi lâu rồi nói với Đậu Chiêu:

- Vậy tiểu thư nhất định phải đi sau em.

Đậu Chiêu gật đầu. Tố Tâm hầu hạ nàng mặc quần áo, phủ thêm một tấm áo tơi rồi vẫn lấy thêm cả ô, cùng Đậu Chiêu đi xuyên qua hành lang gấp khúc đến sân trước.

Hai cỗ xe ngựa màu đen và vài con ngựa đứng giữa sân. Mặc cho trời mưa lớn, mấy hộ vệ lạ mặt vẫn bình tĩnh dùng vải dầu phủ lên xe ngựa, những con ngựa kia cũng đứng im không động đậy.

Ở hành lang của gian phía Đông, Đoạn Công Nghĩa và thiếu niên nọ đang đứng trò chuyện. Hai người hướng mặt ra phía các hộ vệ bận rộn ngoài sân.

Thiếu niên ấy đứng quay lưng về phía nàng, sắc trời mờ tối, không nhìn rõ màu sắc y phục của hắn, vóc người tầm trung, thân hình gầy gò thẳng tắp như cây tùng, lưng dài, eo nhỏ, đường nét cơ thể tuyệt đẹp.

Người đàn ông ăn vận như văn sĩ bên cạnh hắn thì hoàn toàn đối lập. Ông ta tuổi chừng bốn mươi, tướng mạo bình thường, chỉ có đôi mắt sáng như sao lóe ra ánh nhìn cơ trí. Thấy Đậu Chiêu, ông ta cúi đầu nói mấy câu với thiếu niên ấy.

Thiếu niên ấy và Đoạn Công Nghĩa đều quay sang nhìn nàng.

Một tia chớp chợt lóe, cả sân sáng bừng lên như ban ngày.

Thiếu niên ấy có đôi mày đen rậm, mắt sâu mà tĩnh, khuôn mặt trắng nõn, ngũ quan tinh xảo. Tất cả đều in vào mắt Đậu Chiêu. Nàng cảm thấy mình như bị sét đánh trúng. Tiếng nổ đùng đoàng trong đầu khiến nàng không biết mình đang ở nơi nào.

Có người hoảng hốt gọi tên nàng, một đôi tay dịu dàng mà vững chắc đỡ lấy vai nàng.

- Tống Mặc... Sao ta lại gặp Tống Mặc thế này...

Chương 115: Kiếp trước

Đậu Chiêu biết đó là Tống Mặc. Tống Mặc lúc này tuy còn ít tuổi, vóc dáng diện mạo cũng rất trẻ và thuần phác nhưng chỉ nhìn qua là nàng nhận ra ngay.

Khi ấy, Tống Mặc đã "nổi danh" khắp kinh thành, dù nàng đã đứng vững ở phủ Tế Ninh hầu nhưng lúc Thỏa Nương ốm chết, không hiểu sao nàng nhất định không để ai biết, chỉ dẫn theo đứa con gái năm tuổi âm thầm quay về Chân Định chịu tang. Trên đường về kinh gặp mưa lớn, xe ngựa mắc kẹt vào vũng lầy, trục bánh xe bị gãy, các nàng đành nghỉ lại nhà một hương thân trong thôn.

Lúc đó nàng đã kiệt sức, từng bộ phận trên người như tan ra theo cái chết của Thỏa Nương, một chút mưa gió cũng không chống đỡ được. Nàng dựa vào sập sưởi cạnh cửa sổ trong căn phòng chủ nhà nhường lại, nhắm mắt dưỡng sức, vừa mở mắt đã không thấy Nhân thư nhi đâu. Lòng nàng nóng như lửa đốt, chẳng còn hơi sức mắng mỏ ai. Nàng khoác vội áo choàng rồi chạy ra cửa đi tìm, đi một mạch đến lối rẽ hành lang ở tiền viện thì bắt gặp Tống Mặc, người cũng vì gặp mưa mà đến ngủ nhờ. Hắn đang ngồi xổm ở ngoài hiên nhà, chăm chú lắng nghe Nhân thư nhi nói: "... Cái này gọi là cỏ đuôi chó, thúc nhìn xem, có giống đuôi chó đang vẫy qua vẫy lại không?"

Mưa tầm tã như tấm rèm nước, ngăn cách chỗ hiên nhà và lối rẽ vào hành lang thành hai thế giới.

Hắn mặc một bộ đồ bằng vải thô màu đen, buộc lại bằng sợi vải gai thô màu trắng, khắp người không có phụ kiện nào, mộc mạc trang nhã. Khuôn mặt trắng trẻo với đường nét tinh tế như men sứ trắng, trong vùng sáng mờ nhạt toát lên vẻ ung dung nhàn nhã, đôi mắt sâu đen lấp lánh, sáng rực như đá quý.

Trên sân, một rừng hộ vệ mặc giáp sắt đứng im như tượng, không động đậy mặc cho nước mưa dội rửa khôi giáp trên người.

Giọng nói non nớt của Nhân thư nhi ríu rít như chim sẻ, vang rõ trong sân. Tống Mặc nghiêng tai lắng nghe những câu chuyện trẻ con của con bé, như thể đây là chuyện quan trọng nhất trong thiên hạ. Không chỉ thế, thi thoảng hắn còn gật đầu phụ họa "Vậy à", "Ta chẳng biết gì cả", "Còn có chuyện này cơ á".

Khi đó nàng ngây ngẩn cả người, lập tức ra hiệu ngăn người hầu lại, không gọi tìm nữa. Nàng đứng yên một chỗ nhìn khuôn mặt hồng rực hai má vì kích động và đôi mắt sáng bừng niềm vui của con gái, không nỡ lên tiếng như sợ sẽ phá vỡ bức tranh hoàn mỹ trước mắt rồi khiến nàng tiếc nuối khôn nguôi.

"Con và mẫu thân về quê chịu tang dì Thỏa, còn thúc về đây làm gì?" Con gái mở to mắt hỏi hắn.

Hắn cười cười, tay gẩy cọng cỏ trong tay con bé làm nó lắc lư như say rượu.

"Ta về bái tế muội muội."

"Sao thúc không đưa con gái theo? Mẫu thân con đi đâu cũng đưa con đi cùng."

"Ta không có con gái."

"Sao thúc không có con gái? Ai cũng đều có con gái mà."

"Ta không có mà."

Hắn vuốt nhẹ lên tóc Nhân thư nhi, động tác nâng niu như Nhân thư nhi là một đứa bé bằng sứ rất dễ vỡ. Sâu trong mắt toát ra sự bi thương sâu đậm. "Không phải ai cũng xứng đáng làm cha mẹ..." Đang nói, bỗng hắn nhoẻn miệng cười, nụ cười tươi sáng lấp lánh như ngày hè rực rỡ làm cả khoảng sân sáng bừng lên. Rồi hắn đứng dậy, vỗ vai Nhân thư nhi, dịu dàng nói: "Được rồi, mau về với mẫu thân đi kẻo mẫu thân không tìm thấy con thì sẽ nóng ruột đấy."

Nhân thư nhi gật đầu thật mạnh, chạy thoăn thoắt về phía hành lang hậu viện.

Hắn vẫn đứng nguyên chỗ cũ, mắt dõi theo hình bóng Nhân thư nhi dần biến mất nơi ngã rẽ rồi mới quay người đi. Khắp sân đều là hộ vệ đứng thủ, cảm giác ớn lạnh đột nhiên bao phủ cả đình viện khiến Đậu Chiêu không khỏi rùng mình.

Một người mặc mãng bào tam phẩm đỏ sẫm của Cẩm Y vệ xuyên qua hàng rào hộ vệ, quỳ một gối trước mặt hắn, cúi mặt nhỏ giọng bẩm báo gì đó, trông thái độ rất kính sợ. Nàng giật mình, phát hiện mình vừa thấy cảnh không nên thấy, cuống quít bước thật nhẹ về hậu viện.

Nàng cảm thấy có ánh mắt nhìn theo mình, rất nóng gáy nhưng không dám quay đầu lại, chỉ biết bước càng nhanh hơn như chạy trốn.

Mãi đến sáng hôm sau, nghe phu nhân nhà ấy nơm nớp bảo với nàng rằng tối qua Đô chỉ huy sử Thần Cơ doanh Tống đại nhân từng nghỉ lại một lát ở nhà họ thì nàng mới biết nam tử có tướng mạo đẹp đẽ kia lại chính là Tống Mặc vang danh tứ xứ. Từ ấy về sau, nàng chưa gặp lại hắn lần nào nhưng vẻ mặt nghiêm túc lắng nghe con gái nàng nói chuyện của hắn lại khắc sâu vào lòng nàng.

Có lúc nghĩ lại, chẳng trách có nhiều nữ nhân dù biết hắn nổi tiếng bừa bãi tùy tiện nhưng vẫn cam tâm tình nguyện theo hắn, hắn cũng có một góc cạnh khác, đối xử rất tốt với người.

Cũng có khi băn khoăn, rốt cuộc hôm đó hắn có phát hiện ra mình hay không? Nàng còn ngẫm nghĩ không biết "muội muội" mà lần đó hắn đi bái tế là ai, Anh quốc công chỉ có hai người con trai, không có con gái.

Không ngờ là đã nhiều năm trôi qua, nàng lại gặp hắn.

Đậu Chiêu xoa xoa khuôn mặt khó coi vì mất ngủ cả đêm, hỏi Tố Tâm:

- Giờ nào rồi?

Đầu tiên nàng kinh hoảng bất an, sau lại hoang mang lúng túng, rồi thì cả đêm trằn trọc, Tố Tâm thấy lòng như bị mèo cào, thấp thỏm không yên cũng chẳng ngủ được chút nào, nghe nàng hỏi liền đứng dậy nhìn đồng hồ cát, đáp:

- Mới giờ Dần ạ, tiểu thư ngủ tiếp đi.

Đậu Chiêu ngồi hẳn dậy:

- Dù gì cũng không ngủ được, dậy luôn thôi.

Nói rồi hỏi đến người khách tìm chỗ trọ:

- Bọn họ đã đi chưa?

- Đi đâu được giờ ạ! Mưa càng ngày càng to, đến vịt cũng bơi được trong sân rồi.

Tố Tâm vừa nói vừa vén màn giúp Đậu Chiêu, dùng trâm phượng Triêu Dương mạ bạc cài trướng lại.

Đậu Chiêu dỏng tai nghe ngóng. Hạt mưa vẫn như hạt đậu rơi, gõ lộp bộp lên nóc nhà.

Nàng nhớ tới có lần đi ngang qua phủ Anh quốc công, cả phủ được bao bọc bởi một cây cổ thụ to lớn có tán dày rợp như ô, rậm rạp tươi tốt, lan từ đầu tường. Tuy phủ Anh quốc công sa sút nhưng vẫn tràn đầy vẻ cổ kính, nồng đượm khắp chốn, tĩnh lặng như thiên cổ.

Nàng dặn Tố Tâm:

- Em đi nói với Đoạn Công Nghĩa và Trần Hiểu Phong, cứ để mặc những người kia muốn làm gì thì làm, hết sức chu toàn lễ nghĩa, đừng gây gổ xung đột với họ, cung kính tiễn họ đi.

Tố Tâm sửng sốt. Họ Đậu là hào môn, Tứ tiểu thư cũng không phải người sợ phiền phức, sao lần này giọng nói của tiểu thư lại có vẻ sợ hãi, muốn nhượng bộ. Nàng nghĩ đến vẻ mặt trắng bệch tái nhợt của Đậu Chiêu đêm qua. Hay là Tứ tiểu thư nhìn ra cái gì? Những người đó có lai lịch thế nào mà ngay cả Tứ tiểu thư cũng không dám đắc tội?

Đương nhiên là Đậu Chiêu biết Tố Tâm đang hoang mang nhưng nàng không thể nói ra.

Phủ Anh quốc công nằm trong một ngõ nhỏ ở phường Giáo Trung, thành Bắc, chiếm hết toàn bộ con ngõ. Phủ Anh quốc tọa lạc ở đó đã hơn trăm năm, thịnh quyến bất suy, người lớn tuổi ở kinh thành đều gọi đó là ngõ Anh Quốc công chứ rất ít người biết tên gốc của nó. Sau khi Tống Mặc giết cha giết em, nghe nói người sống ở mấy con phố bên cạnh thường nghe thấy tiếng rên khóc về đêm, mấy gia đình xung quanh đều lần lượt chuyển đi. Một nơi gần như là trung tâm của kinh thành lại dần trở nên tiêu điều hoang vu, biến thành chỗ đủ mọi hạng người lui tới. Rồi cứ như thế, không có ai dám đi vào trong phủ Anh quốc công nữa, mọi người đều trơ mắt nhìn phủ đệ lừng lẫy một thời ngày một suy tàn.

Đậu Chiêu thừa nhận mình không dám động vào người như vậy.

- Đừng hỏi gì cả, cứ làm theo lời dặn của ta là được.

Tố Tâm lễ phép đáp lời rồi đi ra thông báo với Đoạn Công Nghĩa, khi quay về thì vẻ mặt lại do dự.

- Tứ tiểu thư, hình như Trần tiên sinh cũng mất ngủ cả đêm qua. Lúc em đi ra thì gặp tên hầu bên cạnh tiên sinh hỏi tiểu thư đã dậy chưa, nói là Trần tiên sinh đã sai hắn tới xem mấy lần rồi.

Đậu Chiêu khá bất ngờ. Chẳng lẽ Trần tiên sinh cũng nhìn ra sự bất thường? Trần tiên sinh tuy không cởi mở với mình nhưng qua hai năm tiếp xúc, nghe những lời bình về các nhân vật trong triều đình của ông, nàng cũng biết Trần tiên sinh không phải người đơn giản. Đậu Chiêu vội nói:

- Mới Trần tiên sinh đến sảnh uống trà.

Tố Tâm đi ngay.

Cam Lộ qua hầu nàng rửa mặt và thay xiêm y.

Tố Lan vừa đứng một bên giúp lấy mấy thứ nhỏ nhặt như khăn tất vừa nói nhỏ với Đậu Chiêu:

- Tứ tiểu thư, người nói xem, vị công tử đến nhà ta ngủ nhờ là người nào? Y đẹp thật! Em chưa từng gặp ai đẹp như y cả. Không biết nhà y ở đâu nhỉ? Làm ăn ở vùng nào...

Đậu Chiêu nhìn đôi mắt sáng ngời của Tố Lan thì phì cười, trêu:

- Ta tặng em cho người ta làm thị nữ nhé!

Tố Lan lập tức nhảy dựng lên, kêu la bất mãn:

- Đừng mà! Tiểu thư lại trêu em rồi. Em chỉ thấy y đẹp, đẹp đến mức khiến người ta nhìn không chớp mắt nhưng đâu thể vì thế mà làm thị nữ cho y được! Em lại chẳng rõ y là ai, là người tốt hay kẻ xấu...

Đậu Chiêu thấy rất thú vị. Ở kinh thành có không biết bao nhiêu quý phu nhân thích lén lút bình luận về Tống Mặc nhưng ở nơi đông người nếu có ai nhắc tới Tống Mặc thì ai nấy đều tỏ ra nghiêm chỉnh như thể chưa nghe tới người này bao giờ. Thật chẳng bằng Tố Lan phóng khoáng hồn nhiên.

Cam Lộ mắng trêu Tố Lan:

- Muội cũng biết tiểu thư đang trêu chọc muội đấy à? Vậy muội quan tâm hắn là ai, đi đâu về đâu làm gì?

Tố Lan cười hì hì lấy lòng, đón lấy cây trâm từ tay Cam Lộ, cài lên giúp Đậu Chiêu.

Đậu Chiêu mỉm cười. Từ khi xảy ra chuyện Bàng Côn Bạch, những khoảng cách giữa Cam Lộ, Tố Quyên và tỷ muội Biệt thị đều bay biến, giờ đây họ trò chuyện làm việc với nhau thân mật như tỷ muội, không khí trong phòng Đậu Chiêu cũng ấm áp náo nhiệt hơn.

Trần tiên sinh trông xanh xao mệt mỏi, sắc mặt tiều tụy nặng nề, xem ra đêm qua ông cũng trằn trọc khó ngủ.

Ông bảo Đậu Chiêu cho a hoàn lui xuống.

- Tứ tiểu thư, sợ là chúng ta sẽ gặp phiền phức. Đám người kia lai lịch không đơn giản. Tôi nghi công tử đó chính là thế tử của phủ Anh quốc công Tống Mặc.

Một câu vạch trần tất cả của ông khiến Đậu Chiêu sửng sốt. Nàng ngập ngừng hỏi:

- Sao tiên sinh nhận ra?

Sau hồi lâu im lặng, Trần Khúc Thủy mới nói nhỏ:

- Nhờ hậu ái của tiểu thư, trước giờ không thắc mắc mấy năm tôi không ở Chân Định thì đã đi đâu... Mấy năm đó tôi ở Phúc Châu, làm phụ tá cho tuần phủ Phúc Kiến Trương Giai.

Khi nói, trong mắt ông toát ra vẻ khổ sở. Ông đoán Đậu Chiêu chắc không biết Trương Giai là loại người nào nên cố nén cảm giác xấu hổ để giải thích:

- Mười ba năm trước, giặc Oa vây thành Phúc Châu, Trương đại nhân vứt thành bỏ chạy, bị tổng binh Phúc Kiến, Định quốc công Tưởng Mai Tôn bắt lại, xử trảm. Lẽ ra đám phụ tá của Trương đại nhân là chúng tôi cũng phải xử tử để răn đe nhưng Tưởng quốc công nói kẻ địch ở trước mặt, cần chân thành đoàn kết, chỉ cần không phải chủ mưu đều có cơ hội lấy công chuộc tội. Chúng tôi được thả ra, cùng quan lại nha môn tuần phủ đi lập công chuộc tội.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip