(HĐT) tính ngthuật trong hai đứa trẻ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Phân tích tính nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Nếu đọc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố ta cảm nhận được sự cay đắng nghiệt ngã của số phận chị Dậu thì đến với truyện ngắn hai đứa trẻ của Thạch Lam vẫn là hiện thực đấy nhưng chúng ta cảm nhận được sự thi vị của cuộc sống này. Văn Thạch Lam khác so với những nhà văn hiện thực khác. Không hề dữ dội và phong ba bão táp mà chỉ là sự nhẹ nhàng nhưng mang lại những bâng khuâng trầm lắng trong lòng người đọc. Hai đứa trẻ là một minh chứng điển hình cho phong cách văn chương Thạch Lam. Có lẽ thế nên tính nghệ thuật được thể hiện rất rõ trong tác phẩm này.

Hai đứa trẻ là một tác phẩm văn xuôi thế nhưng lại mang đậm chất thơ. Đó chính là sự khác biệt của tác phẩm này và nhà văn Thạch Lam so với tác phẩm và nhà văn khác. Tính nghệ thuật trong tác phẩm này là sự thi vị của thơ ca trên nền chất liệu là văn xuôi.

Thứ nhất là về cách thức tổ chức những câu văn trong bài. Những câu văn trong tác phẩm hai đứa trẻ là được tổ chức sắp xếp tương đối linh hoạt mềm mại nhẹ nhàng như những vần thơ. Hẳn trong chúng ta khi đọc tác phẩm này rồi đều không quên được những câu văn mở đầu như mang lại sự thầm nhuần không khí của bức họa đồng quê cảnh chiều tàn: "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve". Hay khi đêm mùa hạ êm về êm như nhung và thoảng qua gió mát.

Đến với những câu văn nhiều sức gợi như thế lòng ta như thấm nhuần những nghèo khổ của phố huyện nghèo nơi này. Nhưng chính sự nghèo khổ ấy lại làm nên những suy ngẫm về cuộc đời con người. Ở đây ta thấy câu văn của Thạch Lam vẫn rất sát thực thế nhưng những câu văn như có nhịp điệu khiến cho nó giống như những câu thơ dài miên man. Những câu văn ấy đọc lên khiến cho người ta trải lòng mình cùng nhịp điệu chính vì thế mà cái tình ở đây sẽ được người đọc cảm nhận một cách dễ dàng.

Thứ hai,chất liệu hiện thực ở đây là phố huyện nghèo. Rõ là một phố huyện xơ xác tiêu điều vậy mà nhà văn cho ta thấy điều đó thông qua những hình ảnh bình thường nhẹ nhàng nhưng lại mang đến sự suy ngẫm. Sức gợi của hình ảnh phố huyện nghèo không nhấn mạnh vào cảm nhận khổ cực của các nhân vật nơi đây mà chỉ để thông qua đó ta thấy được cuộc sống tù túng nghèo nàn của họ. Có thể nói tất cả những gì trong truyện ngắn của thạch Lam đều rất nhẹ nhàng. Những hình ảnh của phố huyện như cảnh buổi chiều về với tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nhỏ văng từng tiếng một ra để gọi buổi chiều, hình ảnh dãy tre làng cắt trên nền trời, rồi hình ảnh cảnh chợ tàn xơ xác, đêm tối chẳng chịt như màn đêm không đáy và những con người sống lay lắt nơi bùn lầy nước đọc ấy. Thế nhưng tất cả những thứ ấy hiện lên bằng sự nhẹ nhàng thi vị giống như cách nói lên mùi đất quê hương của phố huyện. Đó là một mùi âm ẩm bốc lên chỉ có phố huyện nghèo này mới có. Chính vì thế mà chúng ta thấy được Thạch Lam không dùng những từ cay nghiệt nhất để bày tỏ sự xót thương cho số phận của những người nghèo khổ nơi phố huyện này mà chỉ bằng những hình ảnh xác thực mà nhẹ nhàng.

PROMOTED CONTENT

Thứ ba là những mẩu đối thoại trong truyện. Nhà văn không đi vào xây dựng những đoạn đối thoại có kịch tính hay hấp dẫn li kì mà những chỉ xây dựng những mẩu đối thoại. Nó chưa thể coi là đoạn vì dung lượng rất ít. Trong tác phẩm ta thấy bắt gặp những câu hỏi như:

– Em thắp đèn lên chị Liên nhé !
– Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
– Còn cô chưa dọn hàng à?
– Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không ?
– A, cô bé làm gì thế ?
– Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?
– Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ ?

Tắt cả những câu hỏi ấy được đáp lại một cách rời rạc hoặc là không đáp. Thật ra thì dụng ý của Thạch lam không phải khiến cho bạn đọc hấp dẫn bởi sự kịch tính của câu chuyện này hay câu chuyện khác mà chỉ là thấy được sự chán nản xót xa, buồn chán trong những nhân vật mà thôi. Chính điều đó còn khó xây dựng hơn là những tác phẩm xây dựng đối thoại kịch tính hấp dẫn. Bởi không phải ai cũng làm được những đối thoại tủn mụn ít ỏi nhẹ nhàng vẩn vơ mà lại có thể hấp dẫn người đọc như Thạch Lam. Hay trong truyện có nhiều khi thấy được sự reo hò của nhân vật khi thấy gánh phở bác Siêu, chiếc đèn ghi sáng của đoàn tàu thế nhưng những tiếng reo hò ấy cũng nhanh chóng bị tắt bật đi. Điều đo cho ta thấy sự tôi nghiệp của chúng.

Thứ tư, hình ảnh thiên nhiên đã để lại cho chúng ta những ấn tượng khó phai về phố huyện nghèo. Tác giả cố tình chọn cảnh chiều tàn chợ tàn và đêm tối để làm nổi bật cuộc sống nghèo nàn nơi đây. Chiều tàn đẹp như một bức họa đồng quê với màu đỏ của ánh mặt trời đang xuống núi phía tây,màu đen của hình những rặng tre làng...nhưng lại đượm buồn. Cái buồn ấy thể hiện qua màu sắc và qua âm thanh của những tiếng trống thu không văng ra gọi buổi chiều hay tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Một nỗi buồn phảng phất sẽ được cảm nhận thấy khi ở đây.

Như vậy qua đây ta có thể khẳng định Hai đứa trẻ quả là một tác phẩm giàu tính nghệ thuật. Hiện thực cuộc sống tù túng chật hẹp lay lắt của con người sống nơi phố huyện ấy nhưng lại trở nên thi vị đượm buồn. Đó là tính lãng mạn của hai đứa trẻ. Và có lẽ đây cũng chính là sự khắc phục hạn chế văn học hiện thực của Thạch Lam.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip