(CP) gt hiện thực, gt nhân đạo trong CP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
I/Mở bài:

-Giới thiệu tg, tp

II/Thân bài:

-Trong tác phẩm nghệ thuật chân chính nào, giá trị hiện thực bao giờ cũng đi liền với giá trị nhân đạo
-Chí Phèo được Nam Cao phân tích trên loại mâu thuẫn: Đó là mâu thuẫn giai cấp đổi kháng, một bên là cường hào thống trị, một bên là nhân dân lao động.

Giá trị hiện thực:Chí Phèo- con người bị tha hóa:
-Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một con người bị xã hội tha hóa"Hắn về lớp này trông khác hẳn..""Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế"

=>Nhân hình bị phá hủy

-Sau khi bị tha hóa, Chí Phèo lúc nào cũng say, chưa bao giờ là hết say:

"Hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ hắn có ở đời.""Những cơn say của hắn tràn cơn này qua cơn khác"
=> Con người luôn tìm đến cái say lúc không còn là chính mình

-Chí Phèo là một con người nhưng không được sống dưới thân phận là một con người, xã hội ruồng bỏ, mọi người xa lánh

"Hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đập đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu nước mắt của bao nhiêu người lương thiện... Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua..."
=>Nhân tính bị mất đi, không còn là chính mình

-Bản chất là một con người lương thiện, bởi hắn "thèm lương thiện", Chí Phèo cũng có ước muốn như bao người khác:

"Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ"; "Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì""Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm"

-Chí Phèo bản chất là một con người lương thiện, bị tha hóa, làm mất đi nhân tính của chính mình -> lên án bộ mặt giả dối của xã hội, bóc trần bản chất giai cấp địa chủ => Hiện thực tố cao sâu sắc

Từ đó thấy được số phận khốn khổ, bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ qua hình tượng Chí Phèo.Nhân vật Bá Kiến- nguyên nhân dẫn đến quá trình tha hóa của Chí Phèo:

-Chí Phèo bị phá hủy nhân tính lẫn nhân hình, nhưng Nam Cao đã không miêu tả dông dài về qua trình tha hóa ấy, mà kể về cội nguồn, nguồn gốc của nó

-Bá Kiến, con người đại diện cho bọn cường hào thống trị, là nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt giai cấp thống trị:

Ngoại hình độc đáo: "Giọng quát rất sang"Lời nói ngọt nhạt: cụ thay đổi giọng liên tục tùy theo đối phương "Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi"; "Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng"

– Bản chất của Bá Kiến: khôn ngoan, gian hùng, xảo quyệt

Đối với dân: "Mềm thì nắn, rắn thì buông"Đối với kẻ thù: "Dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò"Đối với Chí Phèo: vì ghen tuông, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù -> là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa của Chí PhèoBá Kiến vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái bi kịch đau đớn nhất của người lao động nghèo trong xã hội cũ của Chí Phèo.Tóm lại: Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn người nông dân lao động. Lên ánh hành vi vô nhân đạo. Phản ánh những tội ác trong xã hội.Giá trị nhân đạo:

-Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện tập trung nhất ở cách nhìn nhận của nhà văn đối với nhân vật bị tha hóa đến tận cùng: cái nhìn thương cảm, trân trọng của Nam cao đối với người nông dân lao động nghèo

-Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn dĩ, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết

-Sự xuất hiện của Thị Nở đã làm sống dậy bản chất lương thiện vốn có của Chí Phèo mà đằng sau đó chính là những tình yêu thương ấm áp mà Chí Phèo chưa từng có

-Chính cái con người dở hơi, xấu đến mức "ma chê quỷ hờn" như vậy đã soi sáng mọi ngóc ngách tối tăm trong con người Chí Phèo, giúp Chí nhận ra cuộc sống xung quanh, đặc biệt đó là cảm nhận được tính người từ trong bản thân mình

"Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!""Có tiếng cười nói của những người đi chợ""Anh thuyền gõ mái chèo đuổi cá.""Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!"

– Từ một con quỉ dữ, nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có

-Bi kịch và đau đớn chính là ngay khi Chí đã tìm thấy con đường trở về làm người lương thiện thì lại bị từ chối, ruồng bỏ một lần nữa. Chút hi vọng cuối cùng cũng bay mất

-Xã hội đã cướp đi quyền làm người của Chí và vĩnh viễn không trả lại

-Và, như Đỗ Kim Hồi nói, "một khi người được nếm trải chút ít hương vị làm người thì cái xúc cảm người sẽ không thể mất... Đấy là mối bi thảm tột cùng mà cách giải quyết chỉ có thể là cái chết"

-Nam Cao đã miêu tả số phận bất hạnh và sự cảm thông chia sẻ sâu sắc với người nông dân; khẳng định phẩm chất tốt đẹp ở họ; lên án hành vi vô nhân đạo

Tóm lại: Phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ. Khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình nhân tính.Nghệ thuật:

-Nghệ thuật xâu dựng cốt truyện; cách miêu tả tâm lí nhân vật, lối kể chuyện đặc sắc của tác giả

-Cách vào truyện độc đáo, tập trung chú ý người đọc vào nhân vật, nhằm để gây ấn tượng mạnh

-Xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hữu. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.

III/Kết bài:

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip