Lgbtq Thong Tin Co Ban

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
I-LGBT ?
1-Ý nghĩa
-LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái(Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender)
-LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên và bản dạng giới Thiên hướng tính dục của con người được chia thành ba loại chủ yếu: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới. Trong đó, LGBT là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội.
2-Giải thích thuật ngữ
-Đồng tính luyến ái

-Bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ và đồng tính luyến ái nam
- Là những người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một cách lâu dài và cố định.
- Khác với người dị tính luyến ái là sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người không cùng giới tính.

Song tính luyến ái

-Chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với cả những người cùng giới và khác giới tính một cách lâu dài.

Người chuyển giới

Là những người có bản dạng giới (nhận định, cảm nhận giới tính) khác với biểu hiện giới tính của người đólúc sinh ra
-Có hai loại gồm: người chuyển giới đã phẫu thuật và người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

III-LGBT đối với hội

Ngày kỉ niệm

Liên Hiệp quốc chọn ngày 17 tháng 5 hàng năm là "Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHO" (Tiếng Anh: International Day Against Homophobia and Transphobia). Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã "giải mã" thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Sự kiện 17/5 được tổ chức tại hơn 100 quốc gia, tại tất cả các khu vực trên thế giới từ năm 2004. Sự kiện này được công nhận chính thức bởi nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế như Nghị viện Châu Âu và rất nhiều nhà chức trách địa phương. Hầu hết các cơ quan thuộc Liên Hiệp quốc cũng đánh dấu và kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể. Các chính phủ, chính quyền các địa phương, các tổ chức nhân quyền, các doanh nghiệp và những người nổi tiếng đã có những hành động thiết thực, cụ thể ủng hộ sự kiện này.

Liên Hiệp Quốc và quyền LGBT

Liên Hiệp Quốc coi "Quyền LGBT" (các quyền đối với cộng đồng LGBT như: công nhận hôn nhân đồng giới đối với người đồng tính, cho phép chuyển đổi giới tính với người chuyển giới, công nhận hay cho phép nhận người LGBT sinh con, nhận con nuôi... trong luật pháp) là vấn đề nhân quyền (quyền con người) và cần thực hiện tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết, trong gần 80 quốc gia trên thế giới thì yêu thương một người nào đó cùng giới vẫn được coi là bất hợp pháp, và ở nhiều nước vẫn còn nhiều công dân bị từ chối quyền được sống theo bản sắc giới tính của họ. Cùng với bất bình đẳng trong trong luật pháp, hội chứng kỳ thị và phân biệt đối xử đang hàng ngày diễn ra để từ chối những phẩm giá con người căn bản của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Trong một cuộc họp vào tháng 5 năm 2012 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon phát biểu: "Trong tài liệu báo cáo của OHCHR cho thấy có một sự vi phạm đáng lo ngại ở tất cả các vùng miền. Chúng tôi thấy một hình ảnh của phân biệt đối xử, kỳ thị nhắm vào những con người chỉ vì họ là người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hay chuyển giới. Có một sự bất công phổ biến tại những nơi làm việc, trường học và bệnh viện, có cả các cuộc tấn công, bạo lực kinh khủng, bao gồm cả tấn công tình dục. Có những người LGBT đã bị bỏ tù, tra tấn, thậm chí bị giết. Đây là một thảm kịch lớn cho những người phải chịu đựng, và là một vết nhơ bẩn đối với lương tâm chung của chúng ta. Nó cũng là một sự vi phạm luật pháp quốc tế."

Một báo cáo của tổ chức GLAAD ban hành vào tháng 2 năm 2011 cho thấy, 90% số người chuyển giới phải đối mặt với nạn kỳ thị tại nơi làm việc và tỷ lệ thất nghiệp gấp đôi tỷ lệ chung của dân số.Hơn một nửa số họ đã bị sách nhiễu hoặc bị từ chối khi cố gắng tiếp cận vào các dịch vụ công cộng. Các thành viên của cộng đồng người chuyển giới cũng gặp phải sự phân biệt đối xử cao độ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ban-ki-moon nhận định:

"Hàng triệu người LGBT từ khắp mọi ngóc ngách trên thế giới đang bị ép phái sống trong vỏ bọc của mình, trong nỗi lo sợ bị bạo hành, bị phân biệt đối xử, thậm chí bị bắt nhốt, chỉ vì bản dạng giới thật của mình hoặc người mà họ yêu thương. Những gì mà cộng đồng LGBT đang phải gánh chịu chính là một sự xúc phạm trắng trợn với những giá trị mà Liên Hiệp Quốc đã từ lâu gây dựng, cũng như với lý tưởng về nhân quyền trên khắp thế giới. Tôi cho rằng mức độ khó khăn trong việc chấm dứt tệ nạn này cũng ngang bằng với những trở ngại trong phong trào đấu tranh chấm dứt nạn phân biệt đối xử với phụ nữ và phân biệt chủng tộc

Vào tháng 4 năm 2011, Liên Hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phối hợp để xuất bản một tài liệu có tựa đề "The United Nations speaks out: Talking Discrimination on Grounds of Sexual Orientation and Gender Identity" (Phát ngôn của Liên hiệp quốc về giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trên cơ sở thiên hướng tình dục và bản sắc giới"). Tài liệu được ban hành dựa trên các báo cáo thực hiện bởi các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, các chuyên gia về nhân quyền, gồm cả báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.

Tháng 12 năm 2011, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên công nhận quyền LGBT, được theo dõi và báo cáo bởi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người LGBT, bao gồm: tội ác kỳ thị, hình sự hóa đồng tính luyến ái và phân biệt đối xử. Báo cáo nhấn mạnh:

"Người đồng tính, song tính và chuyển giới thường là mục tiêu lạm dụng, hành hạ của các tổ chức tôn giáo cực đoan, các nhóm băng đảng quân sự không chính thức, các phần tử của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cũng như các hình thức bạo lực ở gia đình và cộng đồng... Bạo lực đối với người LGBT có tính chất đặc biệt nghiêm trọng so với các loại hành vi tội phạm khác, ở một mức độ cao của sự độc ác và tàn bạo. Tuy nhiên, các Chính phủ lại thường hay bỏ qua vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục."

Trưởng phụ trách các vấn đề toàn cầu - Uỷ ban nhân quyền Liên hiệp quốc Charles Radcliffe cũng cho biết: "Một trong những điều chúng tôi nhận thấy là nếu luật pháp cơ bản phản ánh tâm lý thù ghét đồng tính, thì sau đó nó sẽ tạo ra nạn thành kiến kỳ thị đồng tính trong xã hội nói chung. Nếu Chính phủ đối xử với họ như là công dân hạng hai, hoặc tệ hơn là tội phạm, thì nó sẽ dẫn đường cho dân chúng làm điều tương tự". Ông nhấn mạnh rằng tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ tuân theo Luật nhân quyền quốc tế để hợp pháp hóa đồng tính luyến ái.

Dựa trên các báo cáo được theo dõi, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia bãi bỏ các điều luật kết án đồng tính luyến ái và ban hành toàn diện pháp luật chống phân biệt đối xử với người đồng tính. Ngoài ra, các chiến dịch thông tin tới cộng đồng cần được tuyên truyền phổ biến, đặc biệt là trong các trường học để chống lại hội chứng kỳ thị. Các cảnh sát và các quan chức thực thi hệ thống pháp luật cũng cần được đào tạo để đảm bảo những người LGBT được đối xử một cách đúng đắn và công bằng.

Vào tháng 9 năm 2012, Liên hiệp quốc đã phát hành một ấn phẩm về vấn đề thiên hướng tình dục và bản sắc giới trong luật nhân quyền quốc tế, gồm 60 trang. Nó trình bày nguyên nhân và phạm vi của các quy định pháp lý cốt lõi nhằm bảo vệ các quyền con người của những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Cuốn sách được thiết kế như một cẩm nang cho các quốc gia, giúp họ hiểu rõ hơn bản chất các nghĩa vụ của mình và hướng dẫn các bước cần thiết để họ thực hiện. Đồng thời, cuốn sách cũng giúp các nước hiểu rõ hơn về bản chất của các tổ chức hoạt động xã hội dân sự, những người đang đấu tranh bảo vệ quyền con người và phía ngược lại, là những người đang tìm cách níu giữ Chính phủ vào tình trạng vi phạm pháp luật về nhân quyền quốc tế. Cuốn sách này tập trung vào 5 nghĩa vụ cốt lõi mà các quốc gia cần hành động cấp thiết, bao gồm:

Bảo vệ người LGBT khỏi nạn kỳ thị;Ngăn ngừa các hành vi bạo lực tra tấn;Xóa bỏ các hình thức kết án đồng tính luyến ái;Ngăn cấm các hình thức phân biệt đối xử;Bảo vệ quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa của tất cả những người LGBT.

Cuốn sách này cũng bao gồm hướng dẫn các hành động cần được thực hiện ở cấp quốc gia để đưa pháp luật, chính sách và thực tiễn về quyền LGBT phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhận định rằng luật hôn nhân đồng giới là "một bước tiến vĩ đại của quyền con người".Kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2014, Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, bao gồm các hình thức "hôn nhân" và "kết hợp dân sự" đồng tính đối với hơn 43.000 nhân viên thuộc tổ chức này trên toàn cầu. Trước kia, tình trạng hôn nhân của nhân viên Liên Hiệp quốc được xác định bởi pháp luật của đất nước họ, tuy nhiên kể từ đây, Liên Hiệp quốc sẽ công nhận pháp lý với việc kết hôn của tất cả các cặp vợ chồng đồng tính, không phân biệt quốc tịch của họ và tình trạng pháp lý của hôn nhân đồng giới tại đất nước họ.
Ngày 26 tháng 09 năm 2015, 25 quốc gia trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốcgồm: Hoa KỳArgentinaÁoChileCosta RicaCubaCộng hòa SécEstoniaPhápĐứcIrelandItaliaNhật BảnMexicoMontenegroPeruPhilippinesHàn QuốcNam PhiMacedoniaVương quốc AnhVenezuela và Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chống lại việc phân biệt đối xử và bạo lực nhằm bảo vệ người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Ngày 29 tháng 09 năm 2014, lần đầu tiên 12 cơ quan thuộc Liên Hợp quốc đã cùng ra tuyên bố chung kêu gọi tất cả các quốc gia kết thúc bạo lực và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (bao gồm người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em LGBT), đồng thời đặt ra các bước cụ thể để bảo vệ các quyền của những cá nhân này. Các cơ quan bao gồm: Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc(UNESCO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Chương trình chung của LHQ về HIV AIDS (/UNAIDS), Quỹ Dân số Liên hiệp quốc(UNFPA), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC), Thực thể Liên Hiệp Quốc vì Bình đẳng Giới và Nâng cao vị thế Phụ nữ (UN Women), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Tuyên bố chung nhấn mạnh:

"Trong khi nhiều nước đang nỗ lực gia tăng các biện pháp bảo vệ quyền LGBT thì hàng triệu người LGBT và gia đình của họ trên thế giới vẫn phải đối mặt với sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng... Người lớn, trẻ em LGBT phải đối mặt với sự phân biệt và loại trừ phổ biến rộng rãi trong mọi hoàn cảnh... Đây là tình trạng đáng báo động và là nguyên nhân cần phải hành động. Tình trạng vi phạm yêu cầu phải có một động thái khẩn cấp từ Chính phủquốc hội, bộ máy tư phápvà các tổ chức nhân quyền tại các quốc gia.Quyền con người là vấn đề phổ quát. Thực tiễn văn hóatín ngưỡngtôn giáođạo đứchay thái độ xã hội không được viện dẫn để biện minh cho hành vi vi phạm quyền con người chống lại bất kỳ nhóm người nào trong xã hội, bao gồm cả người LGBT.Một số chương trình hành động cần thực hiện:Điều tra, truy tố các hành vi tra tấn, ngược đãi, kỳ thị người LGBT; theo dõi, ngăn chặn và báo cáo các hành vi như vậy.Rà soát và bãi bỏ các điều luật phân biệt đối xử và ban hành luật cấm phân biệt đối xử.Chống thành kiến người LGBT thông qua đối thoại, giáo dục cộng đồng và đào tạo.Đảm bảo rằng người LGBT được tư vấn và tham gia vào việc thiết kế, thực hiện và giám sát với pháp luật, chính sách, chương trình ảnh hưởng đến họ.Các tổ chức chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ các nước thành viên và các bên liên quan khác để thực hiện và giải quyết những thách thức thông qua những thay đổi hiến pháp, lập pháp và chính sách, các biện pháp tăng cường thông qua giáo dục đào tạo và các sáng kiến khác nhằm tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện đầy đủ quyền con người của tất cả người LGBT."

Tổng thư ký Ban-ky-moon đã tuyên bố tại sự kiện:

"Khi quyền con người của người LGBT bị xâm hại, thì tất cả chúng ta đều ảnh hưởng. Cuộc sống của mỗi con người đều là quý giá, và không điều gì là có giá trị hơn nữa. Liên Hợp quốc sẽ không bao giờ trốn tránh trong cuộc chiến chống phân biệt đối xử, chúng tôi sẽ không bao giờ né tránh bảo vệ những người bị thiệt thòi nhất và dễ bị tổn thương này. Đây không chỉ là một cam kết cá nhân - đó là sự khẳng định của một thể chế.

Hiện tại có 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Liên Hợp quốc, tất cả đều dựa trên một nguyên tắc chung: Không bỏ lại một ai phía sau. Chúng tôi sẽ chỉ ghi nhận nếu chúng ta đạt được điều này với tất cả mọi người dân, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ

Đọc thêm

Trích dẫn

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã phát biểu:

Văn hóa truyền thống không nên là một trở lực đối với việc thực hiện nhân quyền cho mọi người trên cơ sở xu hướng tình dục. Vì vậy người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng nên có quyền được kết hôn như người dị tính và không thể sử dụng văn hóa, truyền thống làm lý do từ chối quyền cơ bản này đối với những người thiểu số tính dục

— Ban Ki-moon[7]

Ông cũng nói lên thông điệp:

Với những bạn là người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hay chuyển giới, cho tôi nói rằng: Các bạn không đơn độc! Cuộc đấu tranh của các bạn nhằm chấm dứt bạo lực và phân biệt đối xử là một cuộc đấu tranh chung. Bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào các bạn cũng là cuộc tấn công vào các giá trị cốt lõi của Liên hiệp quốc. Tôi thề sẽ đứng lên bảo vệ và giúp đỡ các bạn. Ngày hôm nay tôi đứng với các bạn, và kêu gọi tất cả các quốc gia, tất cả mọi người cùng đứng về phía các bạn![3].”

Quan điểm chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma với hơn 1 tỷ tín đồ trên toàn thế giới, đại diện là Tòa Thánh Vatican, phân biệt giữa khuynh hướng đồng tính và hành vi đồng tính, đồng thời đón nhận người đồng tính nhưng không chấp nhận hôn nhân đồng tính. Một mặt, Tòa thánh kêu gọi bao dung và phản đối các hành động bạo hành chống người đồng tính, "phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công",[62]nhưng mặt khác, Tòa thánh kiên quyết chống lại hôn nhân đồng giới để bảo vệ giá trị của gia đình truyền thống và đức tin Ki-tô giáo. Giáo hoàng hưu trí Biển Đức XVI khi còn tại vị đã tiếp tục quan điểm này khi cho rằng hôn nhân đồng tính cấu thành hành vi chống lại sự thật bản chất của con người. Đó là một nỗ lực không mệt mỏi của cả Vatican mà người đứng đầu là Giáo hoàng, nhằm cố gắng thức tỉnh Hoa Kỳ và một loạt các nước châu Âu đang đòi hỏi công nhận hôn nhân đồng tính trong thời gian qua. Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lên tiếng bày tỏ quan điểm rằng: hôn nhân đồng tính là phi tự nhiên và có thể gây nhiều phẫn nộ ảnh hưởng tới hòa bình và công lý trên thế giới. Giáo hoàng Biển Đức XVI từng kêu gọi:[63][64]

Chúng ta cần phải phổ cập và lan truyền kiến thức về hôn nhân tự nhiên trong sự giao hòa giữa phái nam và phái nữ nhằm gia tăng nỗ lực chống lại mọi sự dị biến hôn nhân. Những dị biến như thế làm mất ổn định tính tự nhiên của hôn nhân, che lấp bản chất vốn có của hôn nhân và làm phai nhạt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội. Nguyên tắc hôn nhân này không phải là chân lý đức tin mà đơn giản là hệ quả tất yếu của quyền tự do tôn giáo, thể hiện bản chất của con người và là một thành quả phát triển của nhân loại. [...]
Hãy biết thêm về giá trị của gia đình và hôn nhân. Là tín đồ Kitô, chúng ta có bổn phận bảo vệ nguyên tính và nhất thống của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ trước bất kỳ hình thức diễn dịch lệch lạc nào.











Bạn đang đọc truyện trên: TruyenFun.Vip